Register
Results 1 to 1 of 1
  1. #1

    Nhìn Lại Mình – TRÍCH ĐOẠN 2: NHÌN RA BÊN NGOÀI

    Nhìn Lại Mình – TRÍCH ĐOẠN 2: NHÌN RA BÊN NGOÀI
    (Đăng lại)


    Như đã nói ở Chương 1, lịch sử của Trung Quốc được bắt đầu bằng truyền thuyết với những nhân vật như Pan Cu, Tien Huang, Ti Huang, Jen Huang, v.v. Những điều trên về nguồn gốc dân tộc Trung Quốc không thực tế mà bao trùm bởi thần thoại và huyền bí, và những nhân vật đó không có thật. Những nhân vật như Fu Hsi, Shen Nung, hoặc Ngũ Ðế có thể có thật, có thể họ đã từng là thủ lãnh của những nhóm người ngày xưa bên Trung Quốc và được người dân tôn thờ, tạo nên truyền thuyết, và qua nhiều thời đại mà có câu chuyện như trên.

    ……………..


    Mặc dầu vậy vì là truyền thuyết nên mức độ phát triển xã hội không thể biết được thực hư như thế nào. Thời gian những sự kiện xảy ra cũng không rõ ràng và không thể tin cậy được. Ðể xác định được thời gian và mức độ phát triển của một nền văn minh cho tới lúc này cách hữu hiệu nhất có lẽ vẫn là khoa học qua việc nghiên cứu khảo cổ mà thôi. Nếu một ngày nào đó khoa học xác định được tính chính xác của những sự kiện trong truyền thuyết Trung Quốc thì đó là điều đáng mừng cho họ.


    Văn hoá và văn minh Trung Quốc được mô tả quá nhiều trong văn học, trong truyền thuyết, và trong dã sử của họ mà bằng chứng khoa học thì không đủ để ủng hộ sự to lớn của nó. Sự thực văn minh Trung Quốc cũng lớn mạnh mà kinh đô Trường An, thế kỷ thứ 7 AD, với hệ thống hạ tầng to lớn, và xã hội phức tạp là một ví dụ. Nhưng sự vĩ đại và huy hoàng của văn minh Trung Quốc qua khảo cổ không ở mức độ mà truyền thuyết và dã sử đã mô tả.


    Người Trung Quốc thường nói họ có 5000 năm văn hiến. 5000 năm văn hiến ở đây có ý nghĩa là tổ chức chính quyền, hoặc triều đại đầu tiên ở Trung Quốc đã được dựng nên cách đây 5000 năm (Ðương nhiên là sự hiện diện của con người trên đất nước Trung Quốc đã có từ trước đó và dấu vết về đời sống của con người thời đồ đá cũ, đời sống nông nghiệp đã được tìm thấy ở Trung Quốc). Nhưng tôi tin tưởng con số 5000 năm đó của Trung Quốc chỉ là một con số do người dân đặt nên với nhiều trí tưởng tượng mà thôi. Người Trung Quốc tin tưởng vào 5000 năm văn hiến, và niềm tin này rất phổ biến mặc dầu không có điều gì chứng minh được tại sao họ có được con số đó.


    Bên cạnh đó, người Trung Quốc đã dùng truyền thuyết để giải thích một phần lịch sử của họ. Qua thời gian và qua nhiều thế hệ, truyền thuyết này đã được truyền đi truyền lại nhiều lần trong dân chúng và trở nên chắc chắn và đôi khi trở thành một niềm tin. Những chi tiết hoang đường có thể không được tin tưởng, nhưng sự lâu đời cũng như sự vĩ đại của nền văn minh gói ghém trong truyền thuyết thì có lẽ được tiếp nhận một cách d
    dãi hơn (hoặc người dân thích tiếp nhận hơn), hoặc được áp đặt lên mọi người một cách vững chắc hơn.

    Niềm tin mạnh mẽ vào truyền thuyết của người Trung Quốc là một tính chất của nền văn hoá của họ. Trong khi nghiên cứu khoa học (theo phương cách Tây phương) trước đây không phát triển ở Trung Quốc thì vấn đề thần thoại, siêu thường cũng như việc thần thoại hóa những sự việc, nhân vật bình thường lại quá phổ biến, và được chấp nhận và yêu thích. Sự thực văn minh Ai Cập, Trung Ðông, và văn minh Hy Lạp, La Mã cũng có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại, nhưng bên cạnh đó họ cũng có những chứng cớ khảo cổ để ủng hộ cho sự vĩ đại của họ. Vì chú trọng việc nghiên cứu khoa học với sự nhấn mạnh về dữ liệu, bằng chứng, chứng minh, và “logical reasoning”, v.v. của phương Tây nên những xác định về sự lâu đời và tính phong phú của một nền văn minh đúng đắn hơn, chính xác hơn và có tính khoa học hơn. Kết quả là sẽ có nhiều sự tin tưởng và chấp nhận từ mọi người hơn.


    Người Trung Quốc nói rằng ba triều đại đầu tiên của họ là Xia, Shang, Chu (Hạ, Thương, Chu), và ba triều đại này được nói tới rất nhiều trong văn chương và sử Trung Quốc. Thương và Chu có thể được chứng minh một cách chắc chắn và thực tế. Tuy nhiên sự tồn tại của Hạ lâu nay vẫn là một mối nghi ngờ và là đề tài bàn cãi. Những chứng tích khảo cổ mới được phát hiện sau này cho thấy có sự phát triển của một triều đại trước Thương, và được kết luận đó là Hạ. Và triều đại Hạ đầu tiên của Trung Quốc này chỉ được xác định vào khoảng 2200 BC – 1700 BC, tức là cách đây khoảng trên dưới 4000 năm mà thôi. Con số 2200 BC – 1700 BC là một con số được những nhà khoa học Tây phương và Trung Quốc công nhận. Niềm tự hào với 5000 năm văn hiến của người Trung Quốc có lẽ không chính xác, hoặc chưa được chứng minh.


    Hơn nữa, lâu đời là một chuyện, mà mức độ phát triển lại là một chuyện khác. Những dấu vết khảo cổ vào thời đại Xia 4000 năm trước cũng không nhiều, không phong phú và không phức tạp. Căn cứ vào những hiện vật này thì sự vĩ đại và sự phát triển xã hội của Trung Quốc chưa hẳn là đã cao lắm, ít ra là so với văn minh Ai Cập, Trung Ðông (Iraq, Turkey, etc.), hoặc văn minh Indus ở Ấn Ðộ.


    Chắc chắn trước triều đại Hạ, con người đã sống ở Trung Quốc rồi. Trung Quốc là nơi đã tìm thấy di tích của người Homo erectus gần Pekin (Bắc Kinh) nên thường được gọi là Pekin Man. Từ đó ta có thể kết luận con người đã hiện diện trên mảnh đất Trung Quốc từ lâu. Cuộc sống của con người thời đồ đá, trước triều Hạ cũng đã có trên đất Trung Quốc và điều này được chứng minh rõ ràng qua khảo cổ học. Tuy nhiên chỉ tới thời nhà Hạ thì con người ở đây mới dựng nên được một “civilization” tương đối to lớn với một số đặc điểm cần thiết của một “civilization” như tổ chức xã hội, hệ thống chính trị. Chứng minh khoa học cũng không cho thấy vào đời nhà Hạ, Trung Quốc đã có chữ viết. Hệ thống chữ viết đầu tiên ở Trung Quốc thực sự chỉ xuất hiện vào đời Thương, 1600 BC. Ngay cả những di tích tìm được vào thời Hạ tuy khá đặc sắc về kỹ thuật nhưng nếu so sánh với những nền văn minh khác thì còn kém xa.


    Trong khi đó thì người Trung Quốc đã không biết gì về thế giới bên ngoài và những nền văn minh khác. Họ tự hào về nền văn hoá và văn minh của họ (một phần dựa trên căn bản một truyền thuyết), và sự tự hào quá lớn đó đã kéo dài và ảnh hưởng sâu đậm trong đầu óc người Trung Quốc. Khi xã hội phát triển hơn và người Trung Quốc biết thêm về thế giới rộng lớn bên ngoài người Trung Quốc vẫn cho là họ có nền văn minh cao nhất trên thế giới. Họ nghĩ thế giới không có gì để cho họ học hỏi cả và họ hoàn toàn không cần biết đến thế giới. Họ cho rằng Trung Quốc là trung tâm của vũ trụ, và những nước ở ngoài Trung Quốc đều là man di, chậm phát triển. Khi xưa họ không biết đến thế giới. Sau đó họ đã biết thêm về một phần của thế giới thì họ lại không cần thế giới và coi thường những giống dân khác.


    Ðiều đáng buồn ở đây là Việt Nam trước kia cũng chẳng biết gì về thế giới. Chúng ta chỉ biết đến một vài nước lân bang, và cũng chỉ biết đến và khâm phục một nền văn minh to lớn từ phương bắc mà thôi. Người Trung Quốc thiển cận, và chúng ta thì cũng chỉ biết đến Trung Quốc và khâm phục. Chúng ta cũng thiển cận. Tôi nghĩ đó cũng là một lý đó làm cho chúng ta chậm phát triển. Tầm nhìn và suy nghĩ của người Việt lâu nay bị giới hạn quá nhiều. Chúng ta chỉ biết đến Trung Quốc và sống dưới cái bóng văn minh của Trung Quốc mà thôi, và không biết về những nền văn minh khác. Khi biết thì có lẽ vì nhiều lý do mà chúng ta cũng e dè trong việc học hỏi từ những nền văn minh này.


    (Ðiều đáng mừng là mặc dầu chúng ta phục văn hoá người Hán và bị ảnh hưởng của văn hoá người Hán, chúng ta cũng vẫn duy trì được bản sắc riêng và luôn đấu tranh để gìn giữ những bản sắc văn hoá Việt của mình. Nhìn từ một góc độ khác thì có lẽ cũng nhờ chiến tranh với người Hán mà chúng ta đã phát triển nên một tinh thần bất khuất trong việc gìn giữ văn hoá của mình. Chúng ta trở nên có lòng tự hào dân tộc cao độ và lòng yêu nước sâu đậm. Tuy nhiên đôi lúc tôi tự hỏi là với lòng tự hào dân tộc cao, tôi có quên đi ... vô tình hay cố ý ... cái hay cái đẹp của những nền văn hoá khác không để rồi để trượt mất những điều đáng học. Nếu như vậy thì thật là tai hại.)


    Xin được trở lại vấn đề Trung Quốc. Người Trung Quốc đã quên đi và không biết gì về thế giới bên ngoài. Họ đã quên đi thế giới và từ chối học hỏi từ thế giới, và họ đã phải trả một giá rất đắt cho sự biết ta mà không biết người này.

    Thực sự thì Trung Quốc có một nền văn minh lớn mạnh và là một trong những nền văn minh lớn tuổi nhất trên thế giới. Những thành quả thời xưa của Trung Quốc đã chứng minh được điều đó……….. Xưa kia Trung Quốc đã là một đế quốc hùng mạnh. Cho đến khoảng thế kỷ 14, 15 Trung Quốc tiến xa hơn nhiều nước khác về một số lãnh vực như quân sự và kỹ thuật.

    ...............

    Vì quá tự hào về nền văn minh của mình mà người Trung Quốc đã quên đi thế giới bên ngoài. Trong khi người Trung Quốc đóng kín cửa và tự hào với chính mình thì ở ngoài thế giới rộng lớn bao nhiêu nền văn minh khác đang nở rộ, phát triển và vĩ đại hơn của Trung Quốc rất nhiều. Hai trong số những nền văn minh đáng chú ý và xuất hiện trước Trung Quốc mấy ngàn năm là Ai Cập và Mesopotemia ở Iraq ngày nay.

    Cách đây trên 7000 năm dọc theo bờ sông Nile ở đông bắc Phi châu đã từng hiện hữu một nền văn minh tối ư ưu việt và vĩ đại. Ðó là văn minh Ai Cập. Chính ở khu vực này những khám phá về khảo cổ học đã cho thấy con người đã sống tập trung ở đây và xây dựng một xã hội tiến bộ có tổ chức. Họ đã có một cơ cấu luật pháp chặt chẽ, một nền tôn giáo phát triển, một nền nghệ thuật rực rỡ, và một hệ thống ngôn ngữ viết tượng hình tượng ý phong phú sáng tạo. Chữ viết tượng hình của người Ai Cập (Hieroglyph) hết sức phong phú đã được sử dụng một cách rộng rãi vào khoảng 3200 BC tức là cách nay trên 5000 năm. Ðể so sánh, chữ viết sớm nhất ở Trung Quốc - được chấp nhận bởi các nhà khoa học cho tới lúc này - là những chữ tượng hình viết trên xương thú vật được tìm thấy vào đời nhà Thương mà thôi (1600 BC - cách nay hơn 3500 năm).


    Có lẽ chứng minh hùng hồn nhất cho sự vĩ đại của nền văn minh này là những Kim Tự Tháp khổng lồ còn đứng sừng sững đến ngày hôm nay. Ðây là những công trình kiến trúc với kỹ thuật xây dựng cao đến kinh ngạc. Ðể tạo được những tác phẩm phi thường như vậy không những đòi hỏi con người phải có một khả năng toán học, kiến trúc, thẩm mỹ, kỹ thuật, nghệ thuật hết sức cao độ mà còn cần phải có khả năng tổ chức quản lý, tinh thần kỷ luật chặt chẽ và khoa học. Sự kỳ diệu của người Ai Cập ngày xưa đã được chứng minh qua những Kim Tự Tháp này và biết bao nhiêu công trình kiến trúc, đền thờ, pho tượng khác với kích thước và sự tinh vi không tưởng. Một số công trình khác của người Ai Cập là tượng Nhân Sư (the Sphinx) khổng lồ (2600 BC), hay đền thờ xây trên vách núi tại Abu Simbel.


    Ngoài sự vĩ đại về kích thước và tiến bộ về khoa học, những công trình này với cách trang trí, hoạ tiết, và sự thiết kế phức tạp bên trong cùng với kỹ thuật ướp xác có một không hai và l
    nghi tôn giáo phức tạp còn cho chúng ta thấy được là người Ai Cập cổ xưa đã rất tiến bộ trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị, triết học, xã hội, y học, v.v. Chúng ta phải tự hỏi sự phát triển trí tuệ của người Ai Cập ngày xưa đã đạt tới mức độ cao như thế nào để họ có thể làm được những điều như vậy. Chỉ tính riêng nền văn minh cổ Ai Cập thôi cho tới khi Ai Cập bị thôn tính bởi đế quốc La Mã, những triều đại hùng mạnh ở đất nước này đã tồn tại một cách liên tục trong gần 5000 năm.

    Một điều cần nói tới ở đây là Kim Tự Tháp cổ nhất đã được xây cách đây trên 4500 năm (vào khoảng 2700 BC), và Kim Tự Tháp to nhất tại Giza được xây dựng vào khoảng 2600 BC. Lúc này là khoảng thời gian mà văn minh Trung Quốc chỉ mới trong thời kỳ bắt đầu mà thôi. Văn minh Ai Cập được xác định khoảng 7000 – 8000 năm. So sánh Trung Quốc và Ai Cập ta có thể thấy 2000 – 4000 năm cách biệt là một cách biệt rất lớn. Ðể thấy được sự lớn lao của sự khác biệt này ta chỉ cần suy luận là khoảng thời gian 2000 – 4000 năm đó có thể là lịch sử của cả một đất nước hoặc một giống dân. Khi người Trung Quốc xây dựng công trình kiến trúc to lớn nhất của họ là Vạn Lý Trường Thành hơn hai ngàn năm trước (200s BC) thời vua Tần Thuỷ Hoàng thì 2500 năm trước đó người Ai Cập đã có Kim Tự Tháp rồi. So với Kim Tự Tháp thì Vạn Lý Trường Thành kém xa về tính phức tạp và kỹ thuật xây dựng. Sự khác biệt về thời gian và kỹ thuật xây dựng giữa Kim Tự Tháp và Vạn Lý Trường Thành là một điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Thực sự thì từng phần nhỏ của Vạn Lý Trường Thành đã được xây trước thời Tần Thuỷ Hoàng. Tần Thuỷ Hoàng có công nối kết và kéo dài Vạn Lý Trường Thành thêm ra. Tuy nhiên Vạn Lý Trường Thành to lớn và vững chắc như chúng ta thấy ngày nay là kết quả của nhiều trăm năm tu bổ và khuyếch đại sau này, đặc biệt là vào thời Minh thế kỷ 15 - 17 mà thôi. Vào thời Tần Thuỷ Hoàng, Vạn Lý Trường Thành không to lớn, đồ sộ, và vững chắc như chúng ta thấy hiện nay.


    Trước cả nền văn minh Ai Cập ở bắc Phi Châu thì tại Mesopotemia nơi tiếp giáp giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Iraq ngày nay và những nơi phụ cận một nền văn minh ưu tú khác đã phát triển với tính cách riêng của nó. Dấu tích khảo cổ cho thấy khoảng 10.000 năm trước con người đã bắt đầu sống tập trung thành những làng nông nghiệp nhỏ ở đây, và chính điều này đã khuyến khích cho sự phát triển đời sống tập trung ở Ai Cập. Vào khoảng 8000 BC tại một nơi tên Jericho thuộc Jordan ngày nay, đô thị đầu tiên của loài người đã được hình thành. Một di tích tương tự cùng thời kỳ cũng được tìm thấy tại Turkey. Chính tại khu vực này nền văn minh của người Summerian đã được phát triển (trước 6000 BC), và thành phố cổ Ur của họ đã được khám phá và được xác định vào khoảng trên 5000 tuổi. Người Summerian đã phát minh ra chữ viết Cuneiform (3500 BC), một cách viết trên đất sét nung, hệ thống chữ viết đầu tiên của nhân loại. Thư viện và trường học đã được thiết lập ở đây từ 2500 BC. Cũng chính nơi đây tác phẩm trường ca Gilgamesh đã được sáng tác. Ðặc biệt nhất là người Summerian đã có một phát minh được coi là dấu mốc quan trọng trong quá trình tiến hoá của nhân loại. Ðó là chiếc bánh xe (khoảng 6300 BC, cách nay trên 8,000 năm). Qua những hiện vật khảo cổ, các nhà nghiên cứu có thể xác định được khoa học đã rất phát triển ở đây và thương nghiệp, kế toán đã bắt đầu hình thành.

    Sau người Summerian chúng ta còn thấy những nền văn minh tiên tiến khác nữa ở đây như Minoan civilization (6000 BC, đạt tới đỉnh cao vào khoảng 2000 BC) ở Crete xây dựng những lâu đài to lớn, Mycenaean civilization (2000 BC) ở Hy Lạp nơi phát xuất của truyện The Trojan Horse đã được nói tới trong trường ca Iliad và Odessey của nhà thơ Hy Lạp Homer. Ðịa điểm thành Trojan được tin là thuộc lãnh thổ Turkey ngày nay. Văn minh của người Phoenicians (1200 BC) cũng phát triển tại đây với những người được coi là những nhà hàng hải tài giỏi nhất của thế giới cổ xưa, và là nơi phát minh ra hệ thống chữ cái bắt nguồn cho sự ra đời của chữ Latin.

    Sau đó chúng ta còn thấy được sự lớn mạnh của những nền văn hoá khác ở khu vực này như Arab đã đẩy mạnh việc phát triển Toán học, Thiên Văn học. Chính khu vực này đã sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới là Công Giáo và Hồi Giáo. Rất nhiều những công trình kiến trúc, điêu khắc, xây dựng to lớn, đẹp đẽ, và tinh vi của những nền văn minh này vẫn còn lại tới ngày nay để chứng minh cho sự phát triển của họ. Biết bao nhiêu nền văn minh đã được hình thành và phát triển tại khu vực này (Trung Ðông và Hy Lạp) với tốc độ và sự mãnh liệt cao độ. Sự giao tiếp thông thương của những giống dân ở đây cũng như sự hình thành và biến mất của những nền văn minh này cho thấy đặc tính “dynamic” của họ. Nhiều nền văn minh xuất hiện để rồi biến mất một cách liên tục cho tới thời đại Babylonian ở Iraq (1800s BC) thì nhà Hạ ở Trung Quốc cũng đang được phát triển.


    Ðặc biệt nhất trong sự phát triển loài người ở khu vực này là sự phát triển của văn minh Hy Lạp (thuộc châu Âu) với tất cả sự phong phú, cái đẹp, sự to lớn, và mức độ tinh vi của nó. Nền nghệ thuật Hy Lạp, nền văn học Hy Lạp, nền triết học Hy Lạp, tổ chức xã hội Hy Lạp, tổ chức chính trị Hy Lạp là những thành tựu cao siêu và cống hiến to lớn cho nhân loại. Ðây là điều ai cũng phải công nhận. Hy Lạp cũng là nơi sản sinh ra Alexander The Great, người mà cho tới lúc chết (32 tuổi) vào 323 BC đã có trong tay một lãnh thổ kéo dài từ Hy Lạp, Trung Ðông, Ai Cập tới Tây Bắc Ấn Ðộ.


    Nền văn minh La Mã tiếp theo với ảnh hưởng lớn của Hy Lạp lại còn rực rỡ và hùng mạnh hơn nữa. Người La Mã đã đem lại những công trình xây dựng to lớn cho nhân loại và đưa kỹ thuật xây dựng, kiến trúc tới đỉnh cao nhất vào thời đại đó. Những hệ thống hạ tầng xã hội, những công trình kiến trúc của họ như Colosseum vẫn còn đứng sừng sững tới ngày nay trải qua gần hai ngàn năm mưa nắng và chiến tranh. Cũng như người Hy Lạp trước đó, người La Mã đã chinh phục gần hết châu Âu, bắc Phi và Trung Ðông.


    Sự xuất sắc và thành công của những nền văn minh này có thể được chứng minh một cách d
    dàng qua kho tàng vô tận của họ về văn học, triết học, thần học, toán học, vật lý, hoá học, thiên văn học, y học, kinh tế, chính trị, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, và bao nhiêu lãnh vực khác nữa. Nền văn minh Tây Âu được phát triển trên căn bản này cùng với sự áp dụng triệt để của khoa học, tính sáng tạo và lòng chinh phục thiên nhiên đã đem đến nhiều thành công như chúng ta thấy ngày nay.

    Ðáng chú ý về sự thành công của văn minh Âu châu là sự bùng nổ của khoa học, kỹ thuật, kiến thức, phát minh, và nghệ thuật từ thế kỷ 15 cho tới thế kỷ 19 trong thời kỳ “Renaissance,” thời kỳ “Enlightenment,” và cuộc Cách Mạng Công Nghiệp. Chính nhờ sự phát triển này mà châu Âu đã nhanh chóng vượt qua các nước khác, nhất là Trung Quốc để trở thành những quốc gia tiên tiến nhất (Trước đó, trong thời kỳ Trung Cổ “Middle Ages” trước thế kỷ 15, thì Âu châu vẫn chậm tiến hơn Trung Quốc trong một số lãnh vực).

    Có lẽ tôi cũng không cần phải liệt kê ra đây những phát minh và cống hiến của Châu Âu vào mọi lãnh vực trong cuộc sống loài người vì tôi nghĩ đó điều quá rõ ràng rồi. Tôi xin mở ngoặc nơi đây để nói thêm là ngoài những cống hiến cho thế giới, châu Âu cũng là nguyên nhân và là nơi phát sinh ra hai cuộc Thế Chiến giết hại hàng triệu triệu người. Ðây là một điều tàn ác và vô nhân, nhưng cũng một phần nào đó nói lên được sự phát triển và sức mạnh quân sự của họ.


    Thành công của văn minh Châu Âu là điều mọi người phải thấy và chấp nhận. Người Trung Quốc đã không thấy và khi thấy thì họ không chấp nhận sự lớn mạnh của thế giới. Trung Quốc đã quá tự mãn về sự vĩ đại của họ để rồi một khi nhận ra rằng thế giới không nhỏ như miệng giếng, không nhỏ như họ nghĩ thì quá đau đớn và muộn màng. Sự kiện các đế quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học đã dạy cho Trung Quốc một bài học đích đáng vào đời nhà Thanh khi lãnh thổ của họ bị cắt ra từng phần như một miếng bánh để các cường quốc chia nhau, vào thế chiến thứ hai, và cho đến tận ngày nay (nên nhớ là Hong Kong và Ma Cao chỉ mới được trao trả về cho Trung Quốc cách nay không lâu). So với các nước Âu, Mỹ, và Nhật Bản thì Trung Quốc vẫn còn là một nước đang phát triển trong nhiều phương diện. Là một nền văn minh khá mạnh nhưng nếu nhìn lại thì ngoài tư tưởng triết học của đạo Khổng với ảnh hưởng rộng ở các nước Ðông Á, ảnh hưởng về khoa học, kỹ thuật, triết học, lý thuyết chính trị, kinh tế, thương mại, v.v. của Trung Quốc trên thế giới không thể nào bằng các nước Tây phương được.


    Xin quay trở lại để trả lời là nền văn minh Việt Nam có ưu việt so với thế giới không. Câu trả lời chắc sẽ rất đơn giản và ngắn gọn mà thôi. Không. “Không” so với nhiều nền văn minh khác, đặc biệt là với châu Âu, Nhật, và Mỹ. Chứng minh cho kết luận này cũng d
    dàng thôi và nhiều người cũng đã biết điều đó. Chúng ta không cần phân tích, chứng minh gì cả mà mọi việc sẽ rõ ràng hơn nếu ta tự hỏi: Việt Nam có Plato không?, có Socrates không?, có Galileo không?, có Decartes không?, có Newton không?, có Shakespear không?, có Mozart không?, có Beethoven không?, có Voltaire không? có Micheal Angelo không?, có Vincent Van Gogh không?, có Leonardo De Vinci không? có Adam Smith không?, có Rodin không?, có Louis Pasteur không?, có Charles Darwin không?, có Albert Einstein không?, có Max Planck không?, có Leo Tolstoy không?, có Rockefeller không?, có Thomas Edison không?, có Stephen Hawking không?, có Bill Gates không?, có Colosseum không?, có Kim Tự Tháp không?, có Space Shuttle không?, có Space Station không?, có Space Telescope không?, có Computer Chips không? có Nanotechnology không?, có Superconducting Technology không?, có Genes Mapping không? Có máy Gia Tốc Hạt Particle Accelerator không? ... Danh sách sẽ còn tiếp tục kéo dài nhiều hơn nữa. Câu trả lời là “Không.” Kết luận của tôi là nền văn minh Việt Nam không ưu tú lắm, nếu không muốn nói là còn yếu kém lắm, và chúng ta còn cần phải học hỏi nhiều.

    (Một câu hỏi nữa rất xứng đáng cho người Việt, những người hay khinh thường, cười ngạo một số dân tộc khác, suy gẫm là Việt Nam có Angkor Wat không?)


    Tôi xin được nhấn mạnh kết luận trên đây không phải là kết luận của một người nhiều mặc cảm hoặc có ý chê bai. Phần lớn những đất nước khác trên thế giới đều không đạt được trình độ phát triển của châu Âu, Nhật, và Mỹ. Mục đích của tôi là chúng ta phải nhìn thấy rõ mình và vì vậy mà cố gắng học hỏi hơn. Chúng ta còn nhiều giới hạn, chúng ta hãy cố gắng nhiều hơn nữa, và đừng vội quá tự hào với “Bốn nghìn năm văn hiến” hoặc trở nên kiêu ngạo (với nhau hoặc với bất cứ ai) vì một vài thành công bé nhỏ.


    Theo tôi sự hiểu lầm nền văn minh ưu việt, cao cấp là một lý do làm Việt Nam chậm phát triển.
    Mặc dầu vì chiến tranh liên tục nên lòng tự hào dân tộc được phát triển và ca ngợi; đồng thời văn hoá chúng ta có những điều đáng tự hào; và tôi đồng ý tự hào dân tộc là đức tính quý. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta đã quá tự hào và quá tự kiêu về nền văn minh của mình; chúng ta cũng quá tự hào và quá tự kiêu về một sự khôn ngoan hoặc thông minh nào đó của mình; trong khi đó chúng ta chẳng biết gì về thế giới bên ngoài cả (Tôi nghĩ khôn ngoan chỉ tốt khi nó đi kèm với thông minh, sáng suốt mà thôi. Khôn ngoan nhiều nhưng thông minh ít thì có nhiều tác hại. Không thông minh, sáng suốt nhiều mà lại quá khôn ngoan một cách bé nhỏ thì trở thành ngu ngốc. Thế nào là thông minh và thế nào là khôn ngoan là những khái niệm chủ quan tùy thuộc vào mỗi cá nhân).

    Sự hiểu lầm và suy nghĩ chúng ta có nền văn minh ưu việt, cao cấp, dân tộc thông minh, tài giỏi đã ăn sâu vào đầu óc con người và tạo nên hai tác hại ghê gớm. Tác hại thứ nhất là làm cho toàn dân tộc nghĩ rằng dân tộc Việt Nam ưu việt, tài giỏi. Tác hại thứ hai là làm cho từng cá nhân con người ai cũng thấy mình tài giỏi, thông minh. Cả dân tộc nghĩ mình là dân tộc thông minh, ưu việt, và ở “trên cao”, và mỗi một cá nhân con người ai cũng thấy mình “cao”, ai cũng “tưởng” mình “ngon.” Sự quá tự hào và tự kiêu nền văn minh và sự “thông minh” đó đã làm mờ mắt người Việt. Vì mờ mắt mà cái nhìn vào bản thân và dân tộc không rõ ràng, chính xác, mà không rõ ràng, chính xác thì mọi người lại tiếp tục tự hào. Vì mờ mắt, hiểu lầm, tự hào mà chúng ta không chịu, không cần, không muốn, không dám cố gắng nhìn cho rõ ràng hơn. Đôi khi chúng ta thấy được sự yếu kém, khờ ngốc của mình nhưng chúng ta cũng không dám và không có khả năng, không có sức mạnh, can đảm chấp nhận sự thực đó, mà lại tiếp tục lừa dối chính mình với suy nghĩ dân tộc tài giỏi. Và chúng ta sống trong sự tự lừa dối đó.


    Từ lâu nay chúng ta đã đánh giá chính mình một cách không chính xác, nếu không muốn nói là sai trật, và đánh giá sự lớn mạnh và thông minh của các dân tộc khác một cách sai trật. Chúng ta có cái nhìn nhỏ hẹp về chính dân tộc mình và thế giới. Quá tự hào nên chúng ta khó, hoặc không, chấp nhận cái sai, cái dở, và sự thất bại của mình; chúng ta không thấy đuợc cái dở của mình và không thấy được, không chấp nhận được cái hay của các dân tộc khác. Vì quá tự hào và hiểu lầm văn minh siêu
    việt mà chính sách đường lối, ví dụ như chính sách giáo dục, tuyên truyền, của chính phủ trở nên sai trái, lầm lạc, không thực tế. Vì sự tự hào này, hiểu lầm này mà việc cư xử và làm việc hàng ngày giữa người với người không tốt đẹp, văn minh. Vì sự tự hào và hiểu lầm này mà bao nhiêu thói hư, tật xấu, bao nhiêu điều tệ hại không được loại bỏ, sửa chữa mà tiếp tục tồn tại trong hàng ngàn năm.

    Tâm lý tự hào đó cộng với lòng hay tự ái, tự ti, cái “tôi” quá lớn, lỳ lợm, cứng đầu, v.v. lại còn tai hại hơn.
    Quá tự hào về nền văn minh và sự “thông minh” nào đó của mình nên chúng ta trở nên kiêu ngạo. Chúng ta coi thường nhau. Chúng ta coi thường những giống dân khác. Chúng ta không coi ai ra gì cả. Chúng ta tự thấy mình cao siêu. Chúng ta không chịu học hỏi, từ chối học hỏi, khó có thể học hỏi, hoặc không thể học hỏi hết sức mình được từ các dân tộc khác, cũng như không chịu học hỏi lẫn nhau. Quá tự hào nên chúng ta không biết lắng nghe, không chịu lắng nghe, hoặc không “thèm” lắng nghe, và khó sửa đổi hoặc không chịu, không cần, không “thèm” sửa đổi. Chúng ta tự mãn. Chúng ta khó làm việc được với nhau vì ai cũng muốn “cao” và không ai chịu “thấp”. Chúng ta ai cũng thấy mình "đúng" và "hay", còn người khác là "sai" và "dở". Chúng ta ai cũng thấy mình “ngon”. Chúng ta trở nên láu cá và láo lếu. Chúng ta không chịu nhận lỗi, từ những việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn trong chính quyền. Chúng ta không phục ai cả. Chúng ta khó đồng ý với nhau, và không chịu “compromise”; sợ vấn đề “compromise” hoặc chấp nhận ý kiến người khác là đồng nghĩa với “thua cuộc” hoặc “giở hơn.” Chúng ta sợ bị “mất mặt,” sợ “xấu hổ,” sợ “quê.” Kết quả là bất hợp tác, là rối loạn, là không hiệu quả. Quá tự hào nên khi nhận ra sự yếu kém của mình thì d trở nên tự ti, tự ái, và vọng ngoại. Quá tự hào về nền văn minh, văn hiến ưu việt và hiểu lầm dân tộc thông minh, tài giỏi, cao siêu mà chúng ta không thấy là chúng ta là dân tộc còn nhiều khờ ngốc.

    Kết quả của sự hiểu lầm về sự cao siêu của nền văn minh, văn hiến, hoặc “trí thông minh” là chúng ta ngạc nhiên khi thành quả không như mong đợi, chúng ta tìm lý do để biện minh cho sự yếu kém, và chúng ta đổ lỗi. Kết quả của sự hiểu lầm về sự cao siêu của nền văn minh, văn hiến, hoặc “trí thông minh” là chúng ta có những đòi hỏi quá cao, nhưng khả năng thực tế của nền văn hóa, văn minh và sự thông minh của dân tộc và từng cá nhân con người chưa thể thực hiện được.
    Tác hại của sự hiểu lầm nền văn minh ưu việt và tự hào sai trái này thì nhiều lắm, không thể kể ra hết được.

    Tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng sự tự hào quá mức về nền văn minh, tính tự kiêu, niềm tin sai trật về khả năng, và sự hiểu lầm thảm hại về sự thông minh là một lý do quan trọng làm đất nước chậm phát triển. Mọi cách làm việc, sinh hoạt, suy nghĩ, học hỏi, thiết lập chính sách dựa trên niềm tự hào quá lớn và niềm tin không thực tế, sai trái này sẽ không hữu hiệu, sai trật, và có tác hại.


    Còn điều gì tai hại hơn dở mà không biết mình dở, khờ ngốc mà không biết mình khờ ngốc? (Đúng vậy, tôi đã dùng chữ “khờ ngốc” cho dân tộc Việt Nam, và dân tộc Việt Nam dĩ nhiên có tôi trong đó. Tôi nhận thấy và dám chấp nhận thực tế này).


    Tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay (sự nghèo nàn lạc hậu về nhiều mặt, yếu kém trong đầu óc con người, bất công trong xã hội, băng hoại về đạo đức, yếu kém trong khoa học, kinh doanh, giáo dục, âm nhạc, dân trí, v.v.) chính là kết quả của khả năng làm việc và trí óc của toàn dân tộc Việt Nam, trong nền văn hoá Việt Nam, trải qua nhiều ngàn năm và qua nhiều thể chế chính trị.
    Last edited by LeKhoi; 11-14-2011 at 04:47 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 12-09-2014, 09:17 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2011, 10:02 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 11-04-2011, 08:46 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:33 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh