Register
Results 1 to 4 of 4
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Hải nữ đảo Jeju






    Đi lặn cùng với Hải Nữ (Haenyeo)

    Họ có thể lặn không đeo bình hơi bốn phút, mò hải sản bằng tay và có tuổi từ 60 đến 80. Những người hải nữ vẫn còn là hình tượng thu hút của đảo Jeju ở Nam Hàn.

    Bài viết của Katherine Rydlink



    Trước khi nhìn thấy họ đã nghe tiếng họ rồi: cùng với tiếng huýt sáo một bà lão chui lên mặt nước trong bộ đồ người nhái, bám vào cái phao màu cam và lấy hết sức hớp dưỡng khí vào phổi.

    Khuôn mặt nhăn nheo được che khuất bởi cái kiến lặn xưa cổ che cả mắt lẫn mũi. Bà trầm mình xuống nước, huýt sáo vài bận rồi lại lặn xuống. Bà biến mất cả mấy phút rồi lại nghe tiếng huýt sáo, và bà thợ lặn trồi nhẹ nhàng lên bờ sỏi. Bà giơ lên một con bạch tuộc lớn với nụ cười hài lòng.

    Bà lão là một Haenyeo, một "hải nữ". Từ hàng trăm năm nay những người Haenyeo đã sống trên đảo Nam Hàn Jeju và lặn mò hải sản. Hiện họ đã trở thành chứng nhân sống của hòn đảo du lịch. Unesco đã đưa những Haenyeo vào danh sách di sản văn hóa phi vật chất. Thông thường khách du lịch đứng chờ ở bờ biển để xem những hải nữ của đảo Jeju.


    đảo Jeju

    Các hải nữ không muốn bị chụp ảnh

    Ký giả José Jeuland đã đến thăm họ. Anh ta nói, "các nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã kể tôi nghe trước rồi là không cách gì chụp được hình ảnh của họ". Những người phụ nữ này không thích chụp hình, "đừng tốn thời gian vô ích". Thêm nữa là anh ta không nói được Hàn ngữ nên càng khó gần gũi họ hơn, Jeuland cho biết. Nhưng vì anh quá ngưỡng mộ những bà thợ lặn nên anh ta không chịu buông tha. Anh này đã ra đảo Jeju nhiều lần cho đến khi được chụp hình mới thôi.




    Nhiếp ảnh gia



    José Jeuland, 36 tuổi, xuất thân từ Bretagne, Pháp và hiện sống ở Tân Gia Ba. Anh không những là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà còn là vận động viên ba môn phối hợp. Anh đã ghi lại hình ảnh đời sống của những người Haenyeo trên đảo Nam Hàn Jeju.




    Jeuland nói, "Chỉ còn ít trăm người Haenyeo trên đảo Jeju". "Đa số tuổi họ từ 60 đến 80". Nhưng năng lực thể thao của họ thật là ấn tượng, vì những người phụ nữ này lặn không có bình hơi.

    Họ có thể nín thở đến bốn phút và vừa mò nhặt hải thảo, ốc sò và cá con. Lúc họ trồi lên thì họ huýt sáo theo nhịp, âm thanh tạo ra do cách thổi hơi. Họ gọi kỹ thuật thở này là "Sumbisori" đã giúp họ sau đó dễ dàng lại lặn xuống sâu. Âm thanh cao vút cũng còn có tác dụng là ám hiệu cho nhau gặp lúc khó thấy trong nước.

    Jeuland cho biết, "Họ thường ở dưới biển từ ba đến năm phút". "Họ phải sống bằng nghề này và nuôi gia đình mà". Các hải nữ đem bán các hải sản thu hoạch được cho các nhà hàng danh giá hoặc là ở thành phố lớn, ví dụ như Busan, thành phố lớn ở Nam Hàn ở bờ Nam của Đại Hàn. Jeuland nói, "Họ có thể bắt được các con vật khác hơn các tàu đánh cá có lưới lớn. Thu hoạch của họ được gọi là thượng phẩm và đặc biệt".

    Họ bắt đầu học nghề từ lúc sáu tuổi, đến 13 tuổi thì bắt đầu hành nghề. Thông thường họ học tập các căn bản quan trọng nhất từ mẹ mình. Những bà mẹ này chỉ cho các nơi lặn bí mật và chỉ dạy họ làm sao cạy hải sản bằng dao và các lưỡi sắt ra khỏi đá.

    Thân thể các phụ nữ thợ lặn này là một điều sinh hóa thần kỳ. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng hải nữ thành thạo các kỹ thuật có thể làm tăng thể tích phổi. Họ xử dụng lá lách để giữ dưỡng khí và có thể ở sâu dưới nước vài phút. Tuy nhiên dù cho đó là các nữ thợ lặn chuyên nghiệp vẫn không phải là không nguy hiểm. Lúc trồi lên mặt nước có thể bị bất tỉnh, cho nên các Haenyeo luôn luôn làm việc chung ít nhất là hai người.

    Jeuland cho biết, "Ngày xưa đàn ông và đàn bà cùng đi lặn, nhưng đến thế kỷ 17 thì do đàn ông bị đánh thuế nặng nên họ đã nghỉ lặn". Cái nghề đó không dễ kiếm tiền nữa. Còn đàn bà do không phải trả thuế nên họ tiếp tục làm việc này.

    Và như vậy mà có chuyện những người phụ nữ ở đảo Jeju là gia trưởng - ngược lại với các nền văn hóa Đông Á khác có chế độ phụ quyền. Phụ nữ lo mưu sinh, còn đàn ông thì lo cho con cái. Trong những năm thập niên 70, các nữ thợ lặn từng là năng lực kinh tế chủ lực trên đảo Jeju.

    Những hải nữ vẫn có niềm tự hào và độc lập cho đến ngày hôm nay. Đa số những người họ nay đã lên chức bà, nhưng họ vẫn luôn đi biển lặn mò hải sản. Jeuland nói, "Người trẻ không còn ai theo nghề này nữa. Họ muốn ra thành phố lớn để đi học và theo học đại học".

    Tương lai của những người hải nữ thì vô định. Jeuland nói, "Có thể họ còn tồn tại đến 20 năm rồi cái truyền thống này cũng sẽ bị khai tử."



    (* dịch lại từ nguồn: "Auf Tauchgang mit den Haenyeo" - Spiegel ONLINE)


    Last edited by Triển; 02-08-2018 at 05:18 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Hình ảnh và chú thích của Spiegel Online:



    Một người phụ nữ Nam Hàn trong bộ đồ người nhái đang đứng trên bờ đảo Jeju. Bà quấn tóc lại trước khi nhảy xuống nước.




    ...và trong nước bắt đầu làm việc: Những phụ nữ này mệnh danh là Haenyeo, có nghĩa là "hải nữ". Chỉ còn vài trăm người họ sống trên đảo ở phía Nam Đại Hàn.




    Họ lặn đến 20 thước sâu mò hải sản rồi đem bán. Nhưng họ không hề đeo bình hơi. Văn hóa này của Haenyeo đã được ghi nhận vào danh sách UNESCO di sản thế giới phi vật chất năm 2016.




    Họ nuôi sống cả gia đình bằng những gì họ bắt được. Đôi khi họ phải ngâm mình trong nước từ ba đến năm giờ đồng hồ cho đến khi mò nhặt đủ mới thôi.




    Nhiếp ảnh gia Pháp José Jeuland đã chụp ảnh các hải nữ trên đảo Jeju. Anh ta gặp may mắn vì những người phụ nữ này rất e dè.




    Jeuland thích chụp hình trắng đen nhất. Anh ta nói, "Đơn giản là tôi thích hình trắng đen hơn cả". Đảo Jeju có thể đi thuyền từ dất liền ra. Chính vào những tháng hè đảo này là nên được yêu chuộng du ngoạn và được mệnh danh là "Hạ Uy Di của Nam Hàn".



    Đa số các nữ thợ lặn có tuổi từ 60 đến 80. Họ đã mò hải sản từ thời thơ ấu.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Hình ảnh và chú thích của Spiegel Online:




    Jeuland nói khoảng 20 năm nữa chắc sẽ không còn các Haenyeo. "Vì người trẻ không tiếp nối nữa"





    Trang bị của hải nữ đã xưa cũ nhưng vẫn còn tốt. Hầu hết các bộ đồ lặn đã được vá đi vá lại, kính lặn khiến người ta liên tưởng tới các vòng cửa sổ trên thuyền xưa.





    Những gì không thấy do màu đen trắng trên hình của José Jeuland là các bộ đồ người nhái màu đen cam để họ có thể nhìn nhau được trong nước.





    Hải sản thu hoạch được họ đem bán ở thành phố lớn, ví dụ như ở Busan phía Nam Đại Hàn, đôi khi cũng đem sang Nhật bán.






    Các hải nữ thường bắt được ốc sò và cá mà các tàu lớn không lưới được.





    Với bao tay đặc biệt họ có thể nhặt các con vật nhỏ xíu một cách dễ dàng





    Đôi khi cũng bắt được bạch tuộc lớn như con này.





    Jeuland cho biết, "Các hải nữ sống khỏe". Họ có việc làm, họ vẫn còn được trọng dụng.






    Mặc dù công việc của họ đôi khi vất vả và nguy hiểm.





    Jeuland cho biết, "Người già cả không được kính trọng ở nhiều quốc gia Châu Âu". Ở Đại Hàn thì khác, ở đó họ là gia trưởng.



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Hình ảnh và chú thích của Spiegel Online:




    Jeuland nói khoảng 20 năm nữa chắc sẽ không còn các Haenyeo. "Vì người trẻ không tiếp nối nữa"





    Trang bị của hải nữ đã xưa cũ nhưng vẫn còn tốt. Hầu hết các bộ đồ lặn đã được vá đi vá lại, kính lặn khiến người ta liên tưởng tới các vòng cửa sổ trên thuyền xưa.





    Những gì không thấy do màu đen trắng trên hình của José Jeuland là các bộ đồ người nhái màu đen cam để họ có thể nhìn nhau được trong nước.





    Hải sản thu hoạch được họ đem bán ở thành phố lớn, ví dụ như ở Busan phía Nam Đại Hàn, đôi khi cũng đem sang Nhật bán.






    Các hải nữ thường bắt được ốc sò và cá mà các tàu lớn không lưới được.





    Với bao tay đặc biệt họ có thể nhặt các con vật nhỏ xíu một cách dễ dàng





    Đôi khi cũng bắt được bạch tuộc lớn như con này.





    Jeuland cho biết, "Các hải nữ sống khỏe". Họ có việc làm, họ vẫn còn được trọng dụng.






    Mặc dù công việc của họ đôi khi vất vả và nguy hiểm.





    Jeuland cho biết, "Người già cả không được kính trọng ở nhiều quốc gia Châu Âu". Ở Đại Hàn thì khác, ở đó họ là gia trưởng.



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:11 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh