Giáo sư Phật học Jan Nattier -- khoa Tôn giáo học, Đại học Indiana (Department of Religious Studies, Indiana University Bloomington), Hoa Kỳ -- có một bài biên khảo rất công phu về nguồn gốc Bát-nhã Tâm kinh:

Jan Nattier. 1992. The Heart Sūtra: a Chinese apocryphal text? Journal of the International Association of Buddhist Studies. Vol. 15 (2), p.153-223.


Theo bà Nattier, Tâm kinh có lẽ được viết ra bằng Hán văn tại Trung Quốc, vào thế kỷ 7 TL, dựa theo các kinh liệu Phạn ngữ và các kinh liệu mới khác. Sau đó, bản Tâm kinh (Hán văn) nầy được dịch ngược trở lại sang tiếng Phạn.

Tải về để đọc toàn văn bài biên khảo (Anh ngữ): Nattier_Heart_Sutra.pdf (4.8 Mb)

*

Trích Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Heart_Sutra):

... based on textual patterns in the Sanskrit and Chinese versions of the Heart Sūtra and the Mahaprajnaparamita Sutra, scholar Jan Nattier has suggested that the earliest (shortest) version of the Heart Sūtra was probably first composed in China in the Chinese language from a mixture of Indian-derived material and new composition, and that this assemblage was later translated into Sanskrit (or back-translated, in the case of most of the sūtra).

She argues that the majority of the text was redacted from the Larger Sutra on the Perfection of Wisdom, which had originated with a Sanskrit Indian original, but that the "framing" passages (the introduction and concluding passages) were new compositions in Chinese by a Chinese author, and that the text was intended as a dharani rather than a sūtra. The Chinese version of the core (i.e. the short version) of the Heart Sūtra matches a passage from the Large Sutra almost exactly, character by character; but the corresponding Sanskrit texts, while agreeing in meaning, differ in virtually every word.

Furthermore, Nattier argues that there is no evidence (such as a commentary would be) of a Sanskrit version before the 8th century CE, and she dates the first evidence (in the form of commentaries by Xuanzang's disciples Kuiji and Wonch'uk, and Dunhuang manuscripts) of Chinese versions to the 7th century CE. She considers attributions to earlier dates "extremely problematic". In any case, the corroborating evidence supports a Chinese version at least a century before a Sanskrit version...

Niêm hoa vi tiếu: Một giai thoại thiền
*
Niêm hoa vi tiếu (拈花微笑 - j: nenge-mishō - nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm cười) - rút gọn từ câu "Thế tôn niêm hoa, Ca-diếp vi tiếu" - là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện trên núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu gì, duy chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca-diếp (Mahākāśyapa) mỉm cười. Đức Phật tuyên bố với các thầy tỳ khưu: “Ta có chánh pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tỳ khưu, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”.

Câu chuyện trên chỉ thấy ghi trong Tục tạng Trung Hoa, không thấy ghi trong Chánh tạng Nam truyền lẫn Bắc truyền.

Đây chỉ là một huyền sử của Phật giáo Trung Hoa. Theo ông Dumoulin (Zen Buddhism: A History, 2005), giai thoại này đầu tiên được ghi trong quyển Thiên thánh quảng đăng lục (天聖廣燈錄 - T’ien-sheng k’uan-t’eng lu, Tiansheng guangdeng lu) do cư sĩ Lí Tuân Úc (李遵勗 - Li Zunxu) của tông Lâm Tế, đời Tống, biên tập năm 1036.

Về sau, ngài Hối Ông Ngộ Minh (晦翁悟明 - Huiweng Wuming) ghi thêm chi tiết trong quyển Liên đăng hội yếu (聯燈會要 - Liandeng huiyao) vào năm 1183. Quyển này ghi lại hệ thống truyền thừa của Thiền tông, từ 7 vị Phật quá khứ, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, 28 vị tổ Ấn Độ, truyền đến 6 vị tổ Trung Hoa, và khoảng 600 vị thiền sư Trung Hoa khác.

NGUỒN: http://phatphapchanthat.blogspot.com