Register
Page 9 of 10 FirstFirst ... 78910 LastLast
Results 81 to 90 of 96
  1. #81
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Nếu gọi là "giúp việc" thì không chính xác, tại vì hoàn cảnh bắt buộc phải làm chứ ai rảnh mà "giúp việc" người dưng cả ngày, cả đời? Nhiều khi bạn bè thân thiết vẫn gọi nhau với chữ "con" áp với tên.
    Nếu không phải giúp việc thì chẳng lẽ là ban việc? Cái "thái độ" được biểu lộ qua ngôn ngữ. Ví dụ: di dân lậungười di dân bất hợp pháp là hai cách nói cùng ám chỉ một loại người nhưng biểu hiện hai thái độ khác nhau.

    Bạn bè thân thiết không coi nhau như người giúp việc. Chữ con đó để phân biệt với thằng, chỉ nêu lên vấn đề giống đực cái.
    Last edited by Triển; 08-12-2018 at 11:44 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #82
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,421
    *
    Quotẹ
    Chữ con đó để phân biệt với thằng, chỉ nêu lên vấn đề giống đực cái.

    Thày năm ôi.
    Tiếng diệc mình vốn phong phú thày năm à. Tui đọc sách và biết được chữ "con" có hai nghĩa theo văn phạm. Nó là loại từ (article trong pháp ngữ)
    Gọi là con khi nó đụng đây. Thí dụ con người, con thú, con... chim.
    Gọi là cái khi nó tự ên hổng nhúc nhích. Thí dũ vật dụng hàng ngày (bàn ghế xe cộ..v.v)

    Trong danh xưng con chỉ giống cái, để phân biệt với thằng là giống đực.
    Đối thoại hàng ngày, con dùng cho người nhỏ tuổi hơn mình, con Hoa, con nhỏ này,
    Bằng như sàn sàn thì con còn mang tánh thân mật (con Lú...)
    Thường trong xưng hô người nam xài nghĩa chữ như vậy, hổng phân chia "sâu rộng sâu sắc" như người bắc.

    Để chỉ chuyện đực cái, bắc kỳ gọi đờn bà trẻ (thua tuổi) và đám bé gái là cái, cái Hoa cái Lựu cái Phấn...
    Khi xài chữ con là đã nhiều ít coi thường : con ranh, con giậc, cái con Hoa ấy.
    Chừng đối diện trực tiếp thì con biến thành cô (lịch sự) hay lắm khi còn biến luôn thành chị (hổng thèm lịch sự vì đã có ý coi thường) "tôi báo cho cô biết" có nuance khác với "tôi báo cho chị biết".
    Khi chị biến thành nhà chị (tôi báo cho nhà chị biết) thì đã hàm ý gây hấn rồi.

    Sen là chữ người bắc (và chỉ người bắc thôi thày mộc à) chỉ người ở đợ, ở mướn, và vì là người làm người giúp việc nên đã là (phải là) con sen chớ hổng cô sen chị sen đặng. Nguồn gốc chữ sen theo tự điển ốc phọt là từ tiếng tàu heng.
    Chủ thì người miền nào cũng có người này người nọ, nhưng có lẽ vì sách vở tự lực văn đoàn đã nêu lên những bất công xã hội giữa chủ tớ, thành ra những áng văn chương nọ đã để lợi trong lòng độc giả các thành kiến giai cấp nặng chịch chăng ?

    Tui nói vậy là vì... má dạy tui học tiếng việt bằng tiểu thuyết TLVĐ.
    Tối tối má ngồi khâu vá bên đèn (hổng đèn dẩu heng, thời tui đã bắt đầu có đèn măng xông) Và tui ngồi sát bên uýnh vần đọc chữ. Chừng lớn dọng dọng tui phải đọc truyện hầu bà, đọc miết tới nhuyễn nhừ luôn - những chuyện bà cũng nhuyễn nhừ y chang mà hổng hiểu sao cứ thích nghe đi nghe lợi - Nói vầy rồi thinh không nhớ má hết biết !

    *

    Xin phép thày mộc cho tui leo rào chuyện ni luôn.
    Thày năm. Di dân là người dân di cư từ xứ khác tới. Di dân hợp pháp là di dân có giấy tờ công nhận đàng hoàng. Lậu hay chui hổng có miếng giấy lận lưng, nghĩa là trên nguyên tắc hành chánh, họ không hề, chưa hề hiện hữu. Tui không nghĩ không thấy có dị biệt giữa term di dân bất phợp pháp và di dân lậu di dân chui, thày năm à.Thành chuyện di biệt ni có lẽ cũng là... xấu đẹp tuỳ người đối diện.
    Di dân, bất kể hợp pháp hay không hợp pháp đều là người cực chẳng đã mới phải bỏ xứ ra đi đậng tìm cuộc sống mới, an lành ơn về kinh tế chánh trị an sanh xã hội v.v.

    Di dân lậu là chuyện có từ thời nẳm, đã hổng thành, chưa hề thành vấn đề. Mãi cho tới thời này thì mọi việc trở thành rối rắm, từ tình trạng bất ổn xảy ra trên toàn thế giới. Di dân lậu trở thành phong trào, tràn đại qua biên giới. Các xứ hàng xóm thinh không phải tiếp nhận "quá tải" (từng đợt), gây khó khăn cho chánh quyền sở tại trong tổ chức điều hành tiếp nhận di dân. Thế là có màn thanh lọc rất là... vô nhơn đạo !
    Tui hổng nói cho xứ Đức của thày năm và xứ mẽo của thày ốc, là những xứ giàu có và đông dân. Tui nói cho xứ diên là đất tui đang tạm trú (hợp pháp) vửa nhỏ vừa nghèo hơn rất nhiều. Tới đông nên đã sanh rất nhiều lúng túng bất ngờ không tính toán nổi. Vấn đề nó là như vậy và chỉ như vậy. Xin đùng nói tui đang cổ xúy cho phòng trào bài thị di dân thì tội cho tui lắm lận..
    Mới tuần trước đây thôi, truyền thông báo giới loan tin việc trục xuất một di dân, hổng rõ trục vì tội lậu hay vì phạm pháp. Ra tới phi trường thì sanh ẩu đả với nhơn viên di trú áp tải ông ta. Rồi thì... ông ấy tắc thở tại chỗ (hổng rõ tại phi trường hay trong máy bay nữa lận. Cách nào đi nữa thì đây cũng là chuyện thương tâm. Chỉ vì muốn ở lợi mà rồi mất mạng !.

    Tui hiểu cái nguyên tắc của thày năm và thày ốc về vấn để di dân, và đây là chuyện rất đúng, đầy chánh nghĩa là khác.
    Thành ra rồi... ai nói khác là hai thày nóng mật liền. Nhưng cái tưởng rằng khác ấy, thiệt ra nó rất fit với nguyên tắc của hai thày, khác nếu có chỉ là cách trình bày và giải thích sự việc.
    Xin hết chuyện di dân luôn heng. Trận trọng.
    Make the long story... short !

  3. #83
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Em biết có hai chữ "sen" trong tiếng Việt. Một chữ "sen" có từ ngàn xưa, và một chữ "sen" khác mới góp mặt khoảng hai trăm năm nay. Chữ "sen" xưa cũ có mặt trong câu ca dao "bỏ quên cái áo trên cành hoa sen";

    Còn chữ "sen" tân thời thì có cội nguồn từ chữ "sen đầm". "sen đầm" là lối đọc trại âm từ chủ "gendarme'. "Sen đầm" là hiến binh, là cảnh sát là "đầy tớ của nhân dân". Thì như làm vậy, người ở đợ, đầy tớ cư trú trong nhà nhân dân cũng là "sen đầm'. Goi "sen đầm' thì dài giòng văn tự và khiến nhà nước bảo hộ hiểu nhầm là có thái độ chế nhạo chánh quyền.Việc hiểu sai này chắc chắn sẽ gây rắc rối. Thành ra chữ "sen đầm'' vào một ngày đẹp giời đă biến thành 'sen' cho ngắn gọn nhanh.

    Nhạc "sến" có cội nguồn từ cây Đờn sến. Đờn sến có hai giây. Mặt thùng đờn là hình hoa mai sáu cánh. Nom không giống ai và rất sến. Kỹ thuật chơi đờn sến đặt nặng ở nét luyến lấy nhấn vuốt.

    Nhạc "sến" cũng nặng về luyến láy, sau này còn có phần lơi nữa. Hát nhạc sến mà không luyến láy thì coi như hỏng một nửa. Hát hỏng chừng dăm bận thì chả còn ai mời hát sô nữa .
    Đỗ thành Đậu

  4. #84
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *
    Thày năm ôi.

    Trong danh xưng con chỉ giống cái, để phân biệt với thằng là giống đực.

    Ngẫm nghĩ lợi thấy cũng trật. Hồi đó học đệ tam có "3 con nhỏ" trong lớp, tui kêu chúng nó bằng "con Thành, con Tú và con Hùng". Thật ra tụi nó là nam giới, ít ra là cha mẹ chúng tưởng vậy, nên xin vô trường nam, nhưng mà hình như chúng nó lại cái hay giới thứ 3 như ngày nay phát hiện không chừng, ăn mặc diêm dúa, đi đứng ẹo ẹo, nói chuyện như thái giám trong phinh tàu. Trong lớp tụi tui kêu chúng bằng 3 con nhỏ đó.
    Bây giờ mới biết mình sai, vì tính ra có thể theo khoa học cơ thể chúng nó không biết là con hay thằng. Mình nói bậy vậy chắc chúng nó buồn tới bây giờ há.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #85
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Quote Originally Posted by ntđl View Post

    Sen là chữ người bắc (và chỉ người bắc thôi thày mộc à) chỉ người ở đợ, ở mướn, và vì là người làm người giúp việc nên đã là (phải là) con sen chớ hổng cô sen chị sen đặng. Nguồn gốc chữ sen theo tự điển ốc phọt là từ tiếng tàu heng.
    Chủ thì người miền nào cũng có người này người nọ, nhưng có lẽ vì sách vở tự lực văn đoàn đã nêu lên những bất công xã hội giữa chủ tớ, thành ra những áng văn chương nọ đã để lợi trong lòng độc giả các thành kiến giai cấp nặng chịch chăng ?

    Tui nói vậy là vì... má dạy tui học tiếng việt bằng tiểu thuyết TLVĐ.
    Tối tối má ngồi khâu vá bên đèn (hổng đèn dẩu heng, thời tui đã bắt đầu có đèn măng xông) Và tui ngồi sát bên uýnh vần đọc chữ. Chừng lớn dọng dọng tui phải đọc truyện hầu bà, đọc miết tới nhuyễn nhừ luôn - những chuyện bà cũng nhuyễn nhừ y chang mà hổng hiểu sao cứ thích nghe đi nghe lợi - Nói vầy rồi thinh không nhớ má hết biết !
    Vậy chữ "sen" coi như là đa số người miền Bắc dùng rồi. Còn nó có gốc từ servante hay sên, sển, sến, thẩm, thím gì cũng NO CELERY ALUMINIUM.
    Đọc Phi Việt, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc cũng có nhiều đoạn nặng nề giữa chủ và người làm (nữ), chứ không hẳn chỉ từ TLVĐ với mục đích đả cái cũ và phong kiến. Vả lại, con người từ sinh ra vốn đã có khác biệt về tánh nết, cách cư xử. Nhìn theo gia đình của một vài thì không thể quy kết là tất cả đều thế. Có ai đã sống hoặc từng ở trong 100 gia đình khác nhau chưa? Để mà biết "tất cả như một"? Nếu cho rằng Bắc kỳ thì vạ đâu cũng tham cũng đểu, Nam kỳ thì vạ đâu cũng nhậu, cũng chửi thề, phun nước bọt ra đường phèn phẹt, thì rất sai lầm. Không ai có thể làm research cho sự khác biệt cá tánh và cư xử được. Chỉ nên đại khái, đại khái thôi .... Gia đình tôi chính hiệu Bắc kỳ, mà tôi coi như Nam kỳ 99.9% ngoại trừ cách phát âm (mà có lẽ tôi sống ở miền nam VN còn nhiều hơn anh TC và chị Lú nữa). Tôi cũng đâu biết chính xác "mother" gì!

    BTW, chị Lú, cứ coi thread này như khu vực Xóm Mới, Bình Triệu, Gò Vấp mùa loạn đi. Xả tỉnh và tự nhiên. IT IS NOT MINE. It belongs to all. Xin phép làm tui nhột!
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  6. #86
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Nhà tui gọi chị giúp việc bằng tên. Chị Lánh, chị Hồng khi nói trực tiếp. Còn gọi ở ngôi từ nhân xưng thứ ba thì nói là người giúp việc. Cả chữ "người ở" người ta vẫn tránh dùng. Gia đình có khả năng mướn (thuê) người miền Nam ít khi miệt thị người có hoàn cảnh kinh tế thấp.

    Ví dụ khác là tá điền. Các vựa lúa miền Nam phì nhiêu, màu mỡ. Chế độ chủ - tớ không hà khắc, cách biệt nhiều như ngoài Bắc cho nên giới "tiểu nông" không dễ bị Việt cộng giật dây như ngoài Bắc. Nếu mướn người giúp việc vô nhà để giữ con thì gọi là "chị giữ em" chứ cũng không gọi là "chị vú" như ngoài Bắc. Chữ "con" áp với sen hay là bày tỏ thái độ khinh miệt của người làm chủ. Ở miền Nam người ta nhẹ nhàng hơn. Ít có chuyện cay cú, phân biệt rạch ròi như ngoài Bắc.
    Đã đọc. Cảm ơn anh.
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  7. #87
    Biệt Thự SauDong's Avatar
    Join Date
    Nov 2013
    Posts
    1,460
    thấy mấy bác bàn lựng về Sen mà tui nhớ bài thơ về Sen học được thuở nào. Bây giờ qua xứ Mẽo thấy càng đúng hơn nữa

    "trong nhà gì đẹp bằng Sen
    Mắt xanh da trắng lại chen tóc vàng"

  8. #88
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Sen này chắc chắn là "Sen đầm"
    "Tóc vàng da trắng mắt xanh
    Gần lò mà chả hôi tanh mùi lò"


    * lò = bếp lò

  9. #89
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Ở bên Cam bu chia thì Sen không phải làm đầy tớ mà cưỡi trên đầu trên cổ người ta. (https://en.wikipedia.org/wiki/Hun_Sen)

    - đầy: từ chữ ĐÀI (儓) nghĩa là người hầu, nô tỳ
    - tớ: từ chữ TÁ (借) nghĩa là giúp đỡ, nhờ vả

    (còn tiếp)

  10. #90
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Bên Hàn Quốc có chữ O-Sin để chỉ người giúp việc nữ. Có nhẽ chữ này mượn từ Việt Nam vì nghe rất giống chứ "O Sen" của người Huế mình thường nói.

 

 

Similar Threads

  1. Dịch tiếng Anh sang tiếng Việt
    By tearose in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 74
    Last Post: 12-05-2016, 11:46 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-02-2015, 08:19 AM
  3. Thử viết đôi dòng tiếng Việt
    By loverhythm311 in forum Thử Chữ Việt
    Replies: 1
    Last Post: 11-01-2014, 11:26 AM
  4. Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt
    By Thứ Lang in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 9
    Last Post: 07-26-2013, 10:55 AM
  5. Các dấu trong văn bản tiếng Việt
    By Tuấn Nguyễn in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 104
    Last Post: 08-27-2012, 02:24 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:09 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh