Register
Results 1 to 6 of 6
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Văn hóa ở - "An cư trước đã"




    Vì sao gần như không còn ai sống ngoài đường ở Phần Lan nữa

    bài của Uschi Jonas

    Lino nói, "Mỗi ngày lại là một sự bắt đầu mới". "Có đêm tôi bị bọn trẻ uống rượu và hút thuốc ở đây liệng chai vào người". "Phòng khách" của Lino nằm trực tiếp bên dòng Isar ở Munich. Ông đã sống không có cái mái che trên đầu ở đây năm năm rồi.

    Người vô gia cư có khắp nơi trên thế giới - cũng có ở Phần Lan. Tuy nhiên đây là quốc gia duy nhất ở Châu Âu mà số lượng người vô gia cư giảm xuống trong những năm gần đây. Nhờ chương trình "An cư trước đã" - "Housing First", đến nay gần như không còn ai sống ngoài đường nữa.

    Nghĩa là, người ta không phải giải quyết các vấn đề của họ trước khi họ có nhu cầu nhà ở.

    Juha Kaakinen cho HuffPost biết, "Tôi luôn luôn từng khó hiểu rằng tại sao chúng ta không thể lo được chu toàn cho mỗi người dân có được một nơi cư ngụ trong xã hội thịnh vượng".
    Ông là giám đốc của tổ chức phi chính phủ Y-Foundation, là hiệp hội tạo nơi ở cho người vô gia cư.

    Mỗi người nên có được một nơi ở cố định

    Ông Kaakinen cho biết rằng việc lo lắng cho tất cả thành viên của xã hội đã thấm sâu trong xã hội người Phần Lan từ nhiều thập niên. Nhưng mà việc hội nhập những người vô gia cư quá lâu trở lại nơi ăn chốn ở mới là việc khó hơn. Ví dụ như những người vô gia cứ sống tại các công viên trong các "làng lều" ở thủ đô Helsinki.

    Tuy nhiên từ năm 2008 có chương trình "Housing first" (An cư trước đã) được chính phủ Phần Lan hỗ trợ. Mục tiêu là mỗi cư dân ở Phần Lan có được một nơi ăn chốn ở vững chắc.
    Kaakinen cho biết, "Đó là điều thiết yếu giúp người ta đứng dậy. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng người có nơi ở chắc chắn sẽ tự giải quyết được các vấn đề như nghiện ngập ma túy, rượu chè, mất ý chí và trầm cảm tốt hơn".

    Chương trình "An cư trước đã" đã tạo ra được 4600 căn nhà trong 10 năm qua. Năm 2017 tuy vẫn còn 1900 người không có nơi định cư ở Phần Lan. "Nhưng mà cũng đã có đầy đủ giường chiếu trong các chỗ cư ngụ khẩn cấp chờ đến khi có thêm nhà mới", Kaakinen lạc quan cho biết. Ngoài ra số người vô gia cư giảm liên tục trong vòng năm năm gần đây.

    Chính phủ làm việc chung với các tổ chức phi chính phủ và các hội đoàn xã hội

    Theo ông, chìa khóa thành công đặc biệt do hai việc:

    "Thứ nhất chúng tôi biết rất rõ có bao nhiêu người ngủ ngoài đường ở Phần Lan. Ngoài ra Housing-first là một chương trình mở ra trên toàn quốc, được hỗ trợ và tài trợ của chính phủ làm việc chung với các tổ chức phi chính phủ, các hội đoàn xã hội và các chủ nhân bất động sản. Cách làm việc này tạo ra một mô hình đặc biệt của chúng tôi."

    Một phần là các nơi cư trú khẩn cấp được xây dựng thành nhà ở. Các cơ sở bỏ trống, các ngôi nhà mới xây hoặc là bất động sản được mua về từ thị trường tư đều được xử dụng cho chương trình "An cư trước đã".

    Tất cả những ai chỉ trích là mô hình này khiến nhà nước tốn kém quá nhiều, được Kaakinen phản biện: "Chương trình này không những có cái giá rẻ hơn trên phương diện đạo đức phải trả mà cũng rẻ hơn trên bình diện tài chánh". Cho đến nay kế hoạch này đã có phí tổn 270 triệu euro để trả tiền nhà, tân trang và lương hướng cho nhân viên xã hội. Nếu đem so sánh con số này thì nhà nước đã trả ít hơn 15 ngàn euro cho mỗi người vô gia cư so với năm trước.

    Ví dụ như các tình trạng khẩn cấp vì nghiện ngập ma túy và rượu chè phải đưa nhưng người vô gia cư này đến bệnh viện chữa trị xảy ra ít đi. Mà phí tổn cho bên hành pháp và các ca cảnh sát can thiệp cũng giảm xuống.

    Ngoài ra cư dân phải tự lo trả tiền mướn nhà. Ai thất nghiệp thì nhận được tiền trợ cấp nhà cửa và tiền trợ cấp xã hội từ nhà nước.

    "Một chương trình tương tự cũng có thể thành công ở Đức"

    Tuy vậy không phải người vô gia cư nào cũng tự nguyện vô ở ctrong các căn nhà như vậy. Kaakinen cho hay, "Mỗi một số phận lại khác nhau. Mỗi người cần có một điều kiện khung cảnh khác nhau để có thể dựa vào mà sống cũng như tìm lại được động lực để làm việc lại. Vì vậy việc chúng tôi có nhiều nhân viên xã hội chăm sóc những người sa cơ này cũng rất quan trọng".

    Kiểu mẫu này có thể thành công ở Đức không?

    Theo ước lượng năm 2017 có khoảng 860 ngàn người ngủ ngoài đường ở Đức. So sánh với năm 2014 con số này đã tăng hơn gấp đôi. Con số thiếu nhà và con số người vô gia cư ở Đức đã đến hồi báo động.

    "Chúng tôi đã chứng minh việc giảm thiểu nạn vô gia cư làm được. Cho dù thị trường địa ốc khác hơn nhuüng tôi tin chắc rằng một mô hình tương tự cũng có thể sẽ thành công ở Đức, Kaakinen cho biết. Quan trọng trong chuyện này là nhận được sự hỗ trợ bên chính trị.

    Thống kê cần nơi cư ngụ khẩn cấp và các biện pháp ngăn ngừa

    Ở Đức cũng có thể chống lại nạn vô gia cư bằng các biện pháp này. Theo các chuyên gia việc đầu tiên là phải dẫn nhập một loại thống kê thiếu nhà ở khẩn cấp. Đây là điều kiện cần để có số liệu tin được, hiệp hội Caritas Đức cho Huffpost biết. Và như vậy thứ nhất là thu thập được số nhu cầu nhà ở cụ thể và đồng thời tạo nên việc xử dụng các nhà ở còn trống nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

    Cần thiết nữa là các biện pháp phòng ngừa, để ngăn cản kịp thời trường hợp người sa cơ mất luôn chỗ ở. Hiệp hội Caritas cho hay, "Để làm việc này cần đẩy mạnh thiết lập các đội ngũ cố vấn giải nợ, tiền mướn nhà hoặc trợ giúp. Trên bình diện tiểu bang và liên bang phải tận dụng hết khả năng, khuyến khích các trung tâm đa hợp xã hội mà những người thiệt thòi vẫn có thể có nhà vừa túi tiền".
    Trong chuyện này Phần Lan cũng đã tìm ra giải pháp. Những "cựu" vô gia cư tuy phải tự trả tiền thuê nhà của họ, nhưng mà phải trả ít hơn nhiều so với dân chúng khác. Ví dụ ở Helsinki tiền thuê mỗi mét vuông hơn 20 euro. Cho người vô gia cư thì tiền thuê mỗi mét vuông chỉ có giá từ 11 đến 13 euro.

    Ông vô gia cư Lino không muốn rời khỏi cái nhà dưới gầm cầu bên dòng Isar ở Munich. Trừ phi ông gặp may mắn thiệt lớn. Lino kể, "tui chơi lô-tô mỗi tuần 3 lần". Nếu ở Phần Lan thì để có nhà ông ta không cần chơi lô-tô. Hi vọng rằng ở Đức sắp sửa cũng sẽ không phải chơi lô-tô để có nhà vậy nữa.



    (* chuyển ngữ theo http://www.huffingtonpost.de/entry/i...0683?ncid=yhpf )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Nhà in (Printed house)

    3D-printed homes turn sludge into shelter

    http://www.bbc.com/news/technology-43411581

    Dùng máy in hiệu 3 Dê để xây căn nhà 35 mét vuông trong khoảng 48 tiếng và chỉ tốn 10 nghìn tiền tươi.

    The El Salvador project will see Icon and New Story aim to build 100 homes, financed by mostly Silicon Valley-based donors.
    "The families agreed to a no-interest, no-profit mortgage that they will pay over about 10 years," explained Mr Hagler.






  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Nhà in như vậy là tạm cư thôi chớ làm sao an cư được.

    Anh chị em coi người Đức làm nhà container cho người tị nạn ở nè, nhìn thấy tội nghiệp lắm. Với một số lượng lớn như vậy họ giải quyết không xuể, toàn là nhà container:



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365





    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Ông bà mình nói: "an cư lập nghiệp". Nếu không an cư thì khó lòng mà sống để còn lo chuyện khác. Bài viết bên dưới này cho thấy rõ điều này.





    Cư dân mobile home Green Lantern vẫn hoang mang dù đã thành lập hội đại diện




    Cựu Thiếu Tá Lưu Huỳnh Mai, 82 tuổi: "Tôi không dám nghĩ tới chuyện đen tối này." (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)


    WESTMINSTER, California (NV) – Câu chuyện xoay quanh khu mobile home Green Lantern vẫn tiếp diễn. Dù đã thành lập hội đại diện, các vị cao niên vẫn sống trong nơm nớp lo âu cho cuộc sống bấp bênh của mình.

    Để bảo vệ quyền lợi cư dân, một nhóm người, cả gốc Việt lẫn da trắng, thành lập hội đại diện Green Lantern. “Trước hết, chúng tôi muốn trấn an những người lối xóm. Họ đa số là người già cả, lại thuộc thành phần nghèo khó,” ông Sơn Đỗ, thành viên hội đại diện, nói.

    Quả như lời ông Sơn, theo thống kê (Closure Impact Report) của chính chủ đất, trong số 123 gia đình sống tại đây, hơn hai phần ba là gốc Việt và có đến 98 gia đình được xếp là cực nghèo.

    Bà Lưu Huỳnh Mai, 82 tuổi, nói: “Tôi ở đây 30 năm rồi. Hiện giờ tôi vừa đủ tiền thuê đất. Tôi không dám nghĩ đến chuyện sẽ phải đi chỗ khác sống. Nghĩ tới là tôi ngã bệnh nên phải cố gắng tạm quên đi, không dám suy nghĩ đến chuyện đen tối này.”

    Bà Mai trước là Thiếu Tá nữ quân nhân QLVNCH và từng bị tù cải tạo. “Vậy mà chưa bao giờ tôi thấy hoang mang, sợ sệt như bây giờ. Tôi chỉ mong được sống những năm cuối đời yên ổn mà thôi, nhưng sao khó khăn quá,” bà thở dài sườn sượt, mắt long lanh ướt.

    Vẫn biết cho ở nữa hay không là quyền của chủ đất, và cư dân tại Green Lantern không hề phủ nhận điều này. Nhưng theo luật, một căn mobile home trên 10 tuổi thì không được kéo đi đâu.


    Cụ Michael Trần, 91 tuổi, mọi việc phải nhờ lối xóm. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)


    “Mà để lại, chủ đất chỉ trả cho tôi có $25,000 thôi. Tiền này, tôi không thể nào mua căn khác. Mua một căn tương tự như căn nhà tôi đang ở, phải tốn ít nhất là $75,000. Đuổi tôi, tôi không biết đi đâu để ở cả,” bà Mai than. “Tuổi già sống bằng kỷ niệm. Mà bao nhiêu kỷ niệm của tôi là ở đây.”

    Bà Mai cho biết hiện bà sống vui nhờ mấy đứa cháu. Mọi sinh hoạt, bà đều nhờ các cháu. Nhưng khi hỏi rõ thì mới biết đây không phải là thân nhân của bà.

    “Mấy đứa cháu, con mấy người hàng xóm của tôi đó,” bà nhỏ nhẹ nói. “Đuổi tôi đi là tôi mất mấy cháu.”

    Cũng vậy, bà Huệ Nguyễn, 76 tuổi, hết sức hoang mang trước dự định đòi lại đất của chủ.

    “Chả lẽ mình đang là chủ nhà mà bị thành người ‘homeless’ sao? Cháu tôi mới vô đại học năm đầu, cũng không tập trung đầu óc mà học hành được. Nó sợ phải ra đường sống,” bà kể. “Ban ngày, tôi cười nói cho quên chuyện này, chứ ban đêm, ngủ không được vì căng thắng đầu óc quá.”

    Bà thắc mắc: “Tại sao trước khi mua nhà ở đây, tôi hỏi ông ‘manager’ là tôi được ở tới bao giờ, ông ấy nói, ‘Long time. Very long time.?’”



    Mảnh vườn nho nhỏ của cư dân. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)


    Mới đây, năm 2016, vẫn có người mua nhà mới trong xóm Green Lantern và cũng không được thông báo gì về dự tính sắp giải thể khu này. “Với tôi, đây là một sự lừa bịp trắng trợn,” ông Sơn nói.

    Xa nơi chôn nhau, cắt rốn, cư dân tại Green Lantern cố tạo cho mình một chút gì đó Việt Nam trên khu xóm trên quê hương thứ hai này.

    Sống quây quần với nhau bao nhiêu năm nay, chuyện lớn, chuyện nhỏ đều có nhau để chia sẻ. Cần mượn chút đường, hay mấy muỗng nước mắm, họ bước vào sân nhà và ơi ới gọi tên hàng xóm một cách hết sức thân thiện, y như hồi ở quê nhà.

    Ông Sơn nói: “Đó, cái tình nghĩa xóm giềng Việt Nam của tụi tôi là cái sẽ giết chết tụi tôi khi phải rời khỏi xóm này. Mất nhà, mất cửa một lần rồi. Bây giờ, ở tuổi xế bóng, tụi tôi sắp phải mất tất cả thêm lần nữa.”

    Có những người trong xóm, được người lân cận chăm sóc, giúp đỡ như người nhà. “Ông Michael Trần, năm nay 91 tuổi, bệnh nặng tai, không làm gì được. Tụi tôi phải để ý giúp ông, chứ đâu bỏ mặc ông được,” ông Sơn cho biết.

    Bà Hoàng Thị Loan, 76 tuổi, nói với nỗi lo: “Chồng tôi bị bệnh đãng trí, nếu phải dọn đi, ông ấy sẽ đi lạc ngay. Vì tôi không thể bắt ông ấy ở nhà mãi được. Tôi già rồi, đâu có giữ được ông ấy.”

    Như số đông các vị cao niên không nói được tiếng Anh, bà Trinh Nguyễn, 76 tuổi, sợ khi phải dọn đi, bà không được đi nhà thờ có giảng kinh tiếng Việt, hay gặp bác sĩ Việt Nam. “Già rồi, cái gì cũng làm tôi sợ hãi. Mà tôi bị bệnh thận, mắt thì lòa, tim thì gắn ‘valse’, phải đi bác sĩ thường xuyên,” bà lo lắng.

    Giới chức thành phố đang cẩn thận xem xét vụ việc này sao cho hợp tình, hợp lý.

    Ông Tony Bùi, thành viên​ Ủy Ban Quy Hoạch Thành Phố Westminster, nói với phóng viên Người Việt: “Chúng tôi đã lắng nghe nguyện vọng của cư dân khu Green Lantern.”

    Nhưng đây chỉ là bước đầu.

    Ông tiếp: “Hiện giờ, chúng tôi đang lắng nghe lý lẽ từ phía chủ nhân khu đất này. Chúng tôi đang chờ họ giải đáp một số thắc mắc để tận hiểu vấn đề. Sau đó, chúng tôi sẽ đợi bản tường trình (environmental impact report) từ tiểu bang. Sau khi có đủ mọi yếu tố, chúng tôi mới có quyết định. Rồi chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ để Hội Đồng Thành Phố bàn thảo.”

    Sống trong hoang mang chờ người khác quyết định số phận mình, cư dân xóm Green Lantern coi thời gian này như đang bị tù.

    Bà Nga Waugamen, người được lối xóm gọi là “con gái ông Văn Phụng (nhạc sĩ),” nói: “Tôi thấy chúng tôi như đang sống trong tù vì chúng tôi không được làm gì cả. Nhà mình, mình không được bán. Muốn bán, thì phải bán cho chủ đất. Mà chủ đất thì trả giá không ai bán được cả.”

    Vừa lo cho thân phận mình, ông Sơn vừa nghĩ đến những chuyện không hay có thể xảy ra cho cư dân mobile home quanh đây. “Họ nên thành lập một hội đại diện để đương đầu với chủ đất,” ông đề nghị.

    Ông nói, chủ đất cho mướn đất vì thấy có lợi. “Nhưng khi thấy điều khác có lợi hơn, họ không thèm nghĩ cho cư dân nữa,” ông lắc đầu. “Chỉ vì quyền lợi cá nhân, họ không quan tâm cho đời sống của hơn 300 con người.”

    Ông thêm: “Họ có quyền. Họ đuổi thì mình phải đi. Nhưng hội đại diện Green Lantern chỉ dám kêu gọi sự cảm thông vì tình người mà thôi.”

    Bây giờ, ông mong tiếng nói tập thể sẽ có đủ sức mạnh để chủ đất lắng nghe.


    Ông Sơn Ðỗ: “Đoàn kết lại, chúng tôi sẽ có một tiếng nói chung rất đáng kể.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)


    Ông Sơn tiếp: “Sau nữa, chúng tôi mong có cơ hội kết nối với những đại diện của những khu mobile home khác ở quanh đây. Đoàn kết lại, chúng tôi sẽ có một tiếng nói chung rất đáng kể.”

    Chỉ tại Westminster, có 17 khu mobile home. “Nếu Green Lantern bị giải tỏa thì trước sau gì, những khu khác cũng sẽ cùng chung số phận thôi,” ông kết. (Đằng-Giao)



    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...an-hoang-mang/ )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Tổng thống đòi đuổi người di dân thì chủ đất cũng bắt chước đòi đuổi người cư dân cho nói hợp thời thế. Thượng ác đức thì hạ a dua.

 

 

Similar Threads

  1. "KHOÁN THỦ" hay "HOÁN THỦ?"
    By Việt Hạo Nhiên__ in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 3
    Last Post: 01-05-2016, 08:24 AM
  2. Ngả mũ trước "tấm lòng bồ tát" của phu nhân Bill Gates
    By hienchanh tran in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 01-09-2015, 12:36 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 10-11-2013, 12:58 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 03-05-2013, 07:44 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-13-2012, 12:11 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:54 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh