Vì sao gần như không còn ai sống ngoài đường ở Phần Lan nữa

bài của Uschi Jonas

Lino nói, "Mỗi ngày lại là một sự bắt đầu mới". "Có đêm tôi bị bọn trẻ uống rượu và hút thuốc ở đây liệng chai vào người". "Phòng khách" của Lino nằm trực tiếp bên dòng Isar ở Munich. Ông đã sống không có cái mái che trên đầu ở đây năm năm rồi.

Người vô gia cư có khắp nơi trên thế giới - cũng có ở Phần Lan. Tuy nhiên đây là quốc gia duy nhất ở Châu Âu mà số lượng người vô gia cư giảm xuống trong những năm gần đây. Nhờ chương trình "An cư trước đã" - "Housing First", đến nay gần như không còn ai sống ngoài đường nữa.

Nghĩa là, người ta không phải giải quyết các vấn đề của họ trước khi họ có nhu cầu nhà ở.

Juha Kaakinen cho HuffPost biết, "Tôi luôn luôn từng khó hiểu rằng tại sao chúng ta không thể lo được chu toàn cho mỗi người dân có được một nơi cư ngụ trong xã hội thịnh vượng".
Ông là giám đốc của tổ chức phi chính phủ Y-Foundation, là hiệp hội tạo nơi ở cho người vô gia cư.

Mỗi người nên có được một nơi ở cố định

Ông Kaakinen cho biết rằng việc lo lắng cho tất cả thành viên của xã hội đã thấm sâu trong xã hội người Phần Lan từ nhiều thập niên. Nhưng mà việc hội nhập những người vô gia cư quá lâu trở lại nơi ăn chốn ở mới là việc khó hơn. Ví dụ như những người vô gia cứ sống tại các công viên trong các "làng lều" ở thủ đô Helsinki.

Tuy nhiên từ năm 2008 có chương trình "Housing first" (An cư trước đã) được chính phủ Phần Lan hỗ trợ. Mục tiêu là mỗi cư dân ở Phần Lan có được một nơi ăn chốn ở vững chắc.
Kaakinen cho biết, "Đó là điều thiết yếu giúp người ta đứng dậy. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng người có nơi ở chắc chắn sẽ tự giải quyết được các vấn đề như nghiện ngập ma túy, rượu chè, mất ý chí và trầm cảm tốt hơn".

Chương trình "An cư trước đã" đã tạo ra được 4600 căn nhà trong 10 năm qua. Năm 2017 tuy vẫn còn 1900 người không có nơi định cư ở Phần Lan. "Nhưng mà cũng đã có đầy đủ giường chiếu trong các chỗ cư ngụ khẩn cấp chờ đến khi có thêm nhà mới", Kaakinen lạc quan cho biết. Ngoài ra số người vô gia cư giảm liên tục trong vòng năm năm gần đây.

Chính phủ làm việc chung với các tổ chức phi chính phủ và các hội đoàn xã hội

Theo ông, chìa khóa thành công đặc biệt do hai việc:

"Thứ nhất chúng tôi biết rất rõ có bao nhiêu người ngủ ngoài đường ở Phần Lan. Ngoài ra Housing-first là một chương trình mở ra trên toàn quốc, được hỗ trợ và tài trợ của chính phủ làm việc chung với các tổ chức phi chính phủ, các hội đoàn xã hội và các chủ nhân bất động sản. Cách làm việc này tạo ra một mô hình đặc biệt của chúng tôi."

Một phần là các nơi cư trú khẩn cấp được xây dựng thành nhà ở. Các cơ sở bỏ trống, các ngôi nhà mới xây hoặc là bất động sản được mua về từ thị trường tư đều được xử dụng cho chương trình "An cư trước đã".

Tất cả những ai chỉ trích là mô hình này khiến nhà nước tốn kém quá nhiều, được Kaakinen phản biện: "Chương trình này không những có cái giá rẻ hơn trên phương diện đạo đức phải trả mà cũng rẻ hơn trên bình diện tài chánh". Cho đến nay kế hoạch này đã có phí tổn 270 triệu euro để trả tiền nhà, tân trang và lương hướng cho nhân viên xã hội. Nếu đem so sánh con số này thì nhà nước đã trả ít hơn 15 ngàn euro cho mỗi người vô gia cư so với năm trước.

Ví dụ như các tình trạng khẩn cấp vì nghiện ngập ma túy và rượu chè phải đưa nhưng người vô gia cư này đến bệnh viện chữa trị xảy ra ít đi. Mà phí tổn cho bên hành pháp và các ca cảnh sát can thiệp cũng giảm xuống.

Ngoài ra cư dân phải tự lo trả tiền mướn nhà. Ai thất nghiệp thì nhận được tiền trợ cấp nhà cửa và tiền trợ cấp xã hội từ nhà nước.

"Một chương trình tương tự cũng có thể thành công ở Đức"

Tuy vậy không phải người vô gia cư nào cũng tự nguyện vô ở ctrong các căn nhà như vậy. Kaakinen cho hay, "Mỗi một số phận lại khác nhau. Mỗi người cần có một điều kiện khung cảnh khác nhau để có thể dựa vào mà sống cũng như tìm lại được động lực để làm việc lại. Vì vậy việc chúng tôi có nhiều nhân viên xã hội chăm sóc những người sa cơ này cũng rất quan trọng".

Kiểu mẫu này có thể thành công ở Đức không?

Theo ước lượng năm 2017 có khoảng 860 ngàn người ngủ ngoài đường ở Đức. So sánh với năm 2014 con số này đã tăng hơn gấp đôi. Con số thiếu nhà và con số người vô gia cư ở Đức đã đến hồi báo động.

"Chúng tôi đã chứng minh việc giảm thiểu nạn vô gia cư làm được. Cho dù thị trường địa ốc khác hơn nhuüng tôi tin chắc rằng một mô hình tương tự cũng có thể sẽ thành công ở Đức, Kaakinen cho biết. Quan trọng trong chuyện này là nhận được sự hỗ trợ bên chính trị.

Thống kê cần nơi cư ngụ khẩn cấp và các biện pháp ngăn ngừa

Ở Đức cũng có thể chống lại nạn vô gia cư bằng các biện pháp này. Theo các chuyên gia việc đầu tiên là phải dẫn nhập một loại thống kê thiếu nhà ở khẩn cấp. Đây là điều kiện cần để có số liệu tin được, hiệp hội Caritas Đức cho Huffpost biết. Và như vậy thứ nhất là thu thập được số nhu cầu nhà ở cụ thể và đồng thời tạo nên việc xử dụng các nhà ở còn trống nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

Cần thiết nữa là các biện pháp phòng ngừa, để ngăn cản kịp thời trường hợp người sa cơ mất luôn chỗ ở. Hiệp hội Caritas cho hay, "Để làm việc này cần đẩy mạnh thiết lập các đội ngũ cố vấn giải nợ, tiền mướn nhà hoặc trợ giúp. Trên bình diện tiểu bang và liên bang phải tận dụng hết khả năng, khuyến khích các trung tâm đa hợp xã hội mà những người thiệt thòi vẫn có thể có nhà vừa túi tiền".
Trong chuyện này Phần Lan cũng đã tìm ra giải pháp. Những "cựu" vô gia cư tuy phải tự trả tiền thuê nhà của họ, nhưng mà phải trả ít hơn nhiều so với dân chúng khác. Ví dụ ở Helsinki tiền thuê mỗi mét vuông hơn 20 euro. Cho người vô gia cư thì tiền thuê mỗi mét vuông chỉ có giá từ 11 đến 13 euro.

Ông vô gia cư Lino không muốn rời khỏi cái nhà dưới gầm cầu bên dòng Isar ở Munich. Trừ phi ông gặp may mắn thiệt lớn. Lino kể, "tui chơi lô-tô mỗi tuần 3 lần". Nếu ở Phần Lan thì để có nhà ông ta không cần chơi lô-tô. Hi vọng rằng ở Đức sắp sửa cũng sẽ không phải chơi lô-tô để có nhà vậy nữa.



(* chuyển ngữ theo http://www.huffingtonpost.de/entry/i...0683?ncid=yhpf )