Register
Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 29 of 29
  1. #21
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619


    Tình Mẹ






    Dù băng tuyết có phủ đầy
    Mẹ luôn ấp ủ con dưới cánh


    Photo cuoc si
    2018-03-02




    NrHỮNG MẤT MÁT TỪ CUỘC CHIẾN
    (tập cuối)
    CD

    Bài sưu tầm trên NET
    Chân thành tạ ơn tác giả.



    Em hỏi anh bao giờ trở lại?
    Anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa
    Anh trở về bằng chiếc băng ca
    Trên trực thăng sơn mầu tang trắng

    Bài hát Kỷ Vật cho Em
    nhạc Phạm Duy - Thái Thanh hát

    Rồi thì chúng tôi cũng phải gạt nước mắt để đi nhận xác anh về, buổi trưa hôm ấy trời nắng thật gắt, hai chị em tôi lên đường hướng về Rừng Sát trên một chiếc xe được thuê bao riêng.

    Người ta báo tin đang chở xác anh về Saigon và khuyên chúng tôi cứ chờ ở nhà xác bệnh viện Cộng Hòa, nhưng chúng tôi không thể chờ, trên xe hai chị em cứ trông ngóng xem có chiếc xe camion quân đội nào chở xác anh về không?

    Đi mãi, đi mãi, Rừng Sát cách Saigon chẳng bao xa mà sao con đường chúng tôi đi hôm đó như dài dằng dặc. Khi chúng tôi sắp tới nơi thì thấy một chiếc xe quân đội trên có một quan tài phủ quốc kỳ, chị Thu tôi gào lên “anh ơi, có phải anh đó không”.

    Chúng tôi ra hiệu cho chiếc xe ngừng lại và cùng nhau bỏ xe, khó khăn trèo lên xe camion quân đội với sự giúp đỡ của vài người lính Hải Quân, có lẽ là thuộc cấp của anh. Chị đòi mở nắp quan tài ra xem mặt anh nhưng người ta không cho, nói phải về đến nhà xác mới được đó là lệnh cấp trên.

    Chúng tôi ngồi trên xe camion, hứng trọn hơi nóng của mùa hè Saigon vì chẳng có gì che chắn, chị ôm chiếc quan tài anh như một vật báu sắp tuột khỏi vòng tay mình.

    Chiếc xe lao đi vun vút, hình như anh quân nhân lái xe cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi những giây phút đau khổ của gia đình đồng đội, gió đôi lúc tốc mạnh làm lá cờ phủ trên quan tài phất lên phầm phập như sắp sửa bị cuốn bay theo sức gió.
    Chúng tôi phải dùng tay chận hai mép cờ phủ hai đầu quan tài anh cho gió khỏi bật lên. Trong nắng, trong gió anh còn biết gì không anh?

    Rồi sau những than khóc của người thân và gia đình, anh cũng được lau chùi sạch sẽ để mặc lên người bộ quân phục sĩ quan Hải Quân trắng bóc, bộ quân phục đẹp mà mọi ngày tôi rất yêu thích sao hôm nay trông đến rợn người.

    Tôi không dám nhìn kỹ khi chị và mọi người giúp tẩm liệm anh, hình như một miếng bông gòn thật to đã được phủ lên ngực anh để tránh máu không thấm ra ngoài chiếc áo Hải Quân trắng. Mợ Năm tôi khóc ngất bên quan tài đứa con trai duy nhất của bà, đó là đứa con duy nhất bà có với bố tôi dù sau này bà cũng lập gia đình khác nhưng không có con thêm nữa.

    Anh Chính được quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm vì nhà anh ở tận Khánh Hội quá xa cho mọi người thăm viếng, cả gia đình mang một màu tang trắng xóa, hai thằng bé con anh vẫn bi bô đùa giỡn và đòi ăn, chẳng biết rằng cuôc đời chúng từ đây sẽ bước sang trang khác.

    Mới tết vừa qua thôi, anh còn mang hai cháu đến chơi và khoe rằng hai thằng con trai đã đủ “vốn”, bây giờ chờ cho hai đứa hơi lớn lớn anh sẽ kiếm thêm một cháu gái cho đủ nếp tẻ. Mới đây thôi, anh còn bàn với chị chuyện xây lại căn nhà cho khang trang, làm một góc vui chơi cho các con…thế mà tất cả đã sụp đổ chỉ bởi một họng súng vô tình.

    Sau những cuộc thăm viếng của người quen, của các anh bạn cùng khóa 17 Hải Quân, ngày thứ hai vị phó Đề Đốc Hải Quân cùng một đội quân nhạc của binh chủng Hải Quân ghé chùa để làm lễ truy điệu anh.

    Tất cả mọi người đều mặc trang phục trắng toát trang trọng, những lời nói ghi nhận công trạng vì nước vì dân, lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và sau cùng là lễ thăng bậc anh lên Thiếu Tá.

    Tất cả những trân trọng đó có đáng gì để đổi lấy mạng sống của một người đàn ông đang tràn đầy sức sống, đang hạnh phúc cùng vợ trẻ và con thơ trong ngôi nhà nhỏ, chúng tôi đâu cần những thứ đó, chỉ cần trả lại người con, người chồng, người anh, người cha mà chúng tôi hằng yêu dấu về lại với gia đình.

    Ngày tiễn anh ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, cả đoàn người đông đúc, hầu như rất đông bạn bè của anh có mặt. Chị dâu tôi thuê chiếc xe tang 4 ngựa thật đẹp để tiễn đưa anh về cõi vĩnh hằng, chọn mua một phần đất chôn cất trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi mà lúc đó cũng chẳng hề rẻ. Hình như còn bao sức tàn lực kiệt chỉ đều dồn hết cho đám tang anh, chẳng hề màng tới một tương lai mù mịt đang chờ mẹ con chị phía trước.

    Tôi gặp lại bao nhiêu bạn bè của anh, những người ngày nào từng vui vẻ ghé nhà tôi chơi, ăn uống đàn hát cùng anh, vậy mà giờ đây ai cũng còn đó, chỉ anh tôi là thành một thần xác vô hồn.

    Những tiếng vó ngựa gõ nhịp nhàng trên con đường nhựa, dưới ánh nắng chói chang của hè Saigon, trong buổi tiễn đưa anh tôi về nơi an nghỉ cuối cùng nghe sao xót xa lạ thường.

    Hàng trăm người hiếu kỳ hai bên đường xì xào bàn tán và tỏ lòng xót thương khi thấy di ảnh quá trẻ của anh cùng thân hình xác sơ gầy gò của người vợ trẻ cùng hai đứa bé trong mầu tang trắng, tôi liếc thấy vài người đưa tay chùi mắt.

    Hai đứa bé đều được bế trên tay bởi người thân lầm lũi đi theo chiếc xe tang, chị dâu tôi đang rũ rượi gào khóc cố bám lấy cái quan tài chứa thân xác vô hồn của anh vì chỉ vài giờ nữa thôi là muôn đời không còn nhìn thấy người chồng yêu dấu của mình.

    Nỗi đau đớn như dâng cao hơn khi chị gặp lại những người bạn cùng khóa 17 với anh, họ an ủi chị, ôm hôn những đứa con bé bỏng của anh, không biết họ có nghĩ rằng với cuộc chiến tiếp diễn như hiện nay một ngày nào đó vô tình họ cũng trở thành một trong những người nằm xuống như anh tôi không? chưa bao giờ tôi thấy cuộc chiến phi lý như vậy, người Việt giết lẫn nhau, cho ai và vì ai? Trả lại anh tôi cho tôi ông trời ơi, ông đất ơi….

    Những ngày sau đám tang anh, hầu như ngày nào tan học về tôi cũng ghé nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để thăm mộ anh và đốt cho anh một nén nhang. Tôi ghé đều đặn đến nỗi những người gác nghĩa trang nhầm tưởng tôi là người yêu của anh, mặc kệ tôi muốn anh tôi không cảm thấy cô đơn khi nằm xuống.

    Rồi nỗi đau nào cũng dần phai mờ theo năm tháng, nếu không làm sao con người có thể tồn tại được trước những khổ đau. Chị dâu tôi phải gắng gượng dậy để bắt đầu cuộc sống của người góa phụ trẻ, không có người đàn ông bên cạnh, chị vừa làm việc như con thoi để kiếm sống vừa đưa đón nuôi dậy hai đứa con trai nên người.

    Ngày 29/4/1975, gần hai năm sau ngày anh tôi mất, chị đã can đảm một nách hai con, lên tầu ở khu Khánh Hội để ra Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi Vũng Tàu thoát khỏi Việt Nam, có lẽ chị đã tiên đoán được cái số phần sẽ dành cho hai đứa con trai chị với lý lịch “đen”, có bố là cấp tá quân đội. Chị ra đi không hề báo cho mẹ chồng ruột chị lẫn gia đình tôi, chúng tôi chỉ biết chị đã rời khỏi nhà và lên tàu cùng đoàn người di tản nhưng không biết mẹ con chị sống chết ra sao.

    Rồi nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi nơi an nghỉ của ông anh tôi cũng bị giải tỏa để xây dựng công viên, nghe tin này chị vội liên lạc nhờ người đến di dời xương cốt của anh về chùa.

    Từ đó chúng tôi liên lạc lại được với chị và biết được một câu chuyện thương tâm về chị ở nước ngoài, hình như cái vận xấu nó vẫn không buông tha chị, một người đán bà nhỏ bé, mảnh mai yếu đuối.

    Chị viết một bức thư cho bố mẹ tôi mà không hề biết rằng bố tôi vì buồn khổ đã mất năm 1976

    “Thưa cậu mợ,
    Con và các cháu bây giờ hiện đang ở tiểu bang California, Mỹ. Các cháu đều khỏe mạnh và giống y hệt anh Chính, cậu mợ xem hình con gởi kèm, chúng nó không khác gì anh ngày xưa từ cặp mắt, cái miệng cười cho đến dáng đi đứng cậu mợ ạ. Câu mợ cũng thấy trong hình có hai cháu gái nữa, đó là hai đứa con gái của con với người chồng sau. Con viết thư này để xin tạ lỗi với cậu mợ vì đã không ở vậy để thờ anh Chính con, nhưng đất lạ quê người, hai đứa con còn nhỏ dại, con phải nương tựa vào người ta mà sống. Đã từ lâu con muốn viết thư thăm cậu mợ và các em nhưng vẫn ngần ngại, hôm nay con mạnh dạn viết thư này vì biết rằng cậu mợ và các em sẽ vui nếu biết con và các cháu vẫn khỏe và có cuộc sống ổn định ở xứ người. Con vẫn nhớ ơn cậu mợ là người đã đứng ra nuôi dưỡng và gầy dựng cho anh Chính con, một lần nữa xin cậu mợ nhận nơi đây lòng biết ơn và tạ lỗi của con. Nếu cậu mợ không giận con xin cậu mợ và các em hồi âm cho con theo địa chỉ trên thư này, con mong tin cậu mợ và các em”

    Nhận được bức thư của chị tôi vui mừng khôn xiết, chị ơi, chị cũng phải nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình, có ai độc ác thì mới bắt chị phải ở vậy nuôi con . Thế kỷ này là thế kỷ 21 rồi đâu phải là thời xưa của ông bà mình mà chị vẫn còn suy nghĩ “thiển cận” như vậy. Tôi vui vì ít nhất chị tôi cũng tìm được người đàn ông để chia xẻ cuộc đời còn lại của mình.

    Rồi thư qua thư lại, càng về sau tôi càng thấy chị ít nói về người đàn ông này, chỉ nhắc tới sự trưởng thành đỗ đạt của các con mình. Cuối cùng thì tôi cũng đặt chân đến Mỹ trong một chuyến công tác nước ngoài, khi dang lảm cho một tổ chức dưới sự tài trợ của bộ Ngoại Giao Mỹ, việc đầu tiên tôi làm là lần theo địa chỉ để tìm gặp chị.

    Theo lời kể của chị, sau khi sang Mỹ, chị đã đi học ngay nghề tóc, sau một thời gian làm thợ cho một số tiệm, với vốn liếng dành dụm được chị giờ đã là chủ một tiệm làm tóc. Nhờ nghề này chị đã nuôi các con ăn học nên người, đứa con trai lớn nay đã hơn 40 tuổi, làm Giám Đốc Tài Chính cho một công ty lớn của Mỹ. Đứa thứ nhì giống ông anh tôi như đúc là “freelance photographer”, chị vẫn than phiền với tôi là cháu không chịu học đại học mà chỉ thích làm những gì cháu thích, cú điện thoại mới nhất chị gọi cho tôi, vui mừng báo tin cháu đang ở Anh, đã mua được nhà, lập gia đình và đang sống hạnh phúc với vợ và hai con. Còn hai đứa con gái với người đàn ông chị gặp sau này thì học nghề gõ đầu trẻ, một cháu đã được bầu chọn là “Teacher of the Year” của một trường trung học khá danh tiếng ở Mỹ.

    Khi hỏi về người đàn ông mới của chị, bố của hai đứa con gái, chị tôi khóc và nói “hết rồi em ạ!”, tôi muốn ôm chầm lấy chị để chia xẻ những nỗi đau mà chị đã gặp trong đời nhưng tôi phải làm ra vẻ bình tĩnh để ngăn cho chị khỏi xúc động.

    Chị kể tôi nghe, ngày đó mới sang Mỹ năm 1975 đâu phải như bây giờ có nhiều người VN, cái gì cũng phải tự học và tự tìm hiểu, tiếng Mỹ của chị thì chẳng giỏi lắm nhưng chị cũng lo chạy đây chạy đó xin trợ cấp của chính phủ nuôi con. Trong tình thế đó, chị gặp anh, một người sĩ quan cũng trong quân đội cũ, di tản một mình sang Mỹ không kịp mang theo vợ con.

    Chị nói anh đã giúp đỡ chị rất nhiều trong cuộc sống và trong việc nuôi dậy các cháu nên người, việc gì đến cũng phải đến, trong những ngày cô đơn trên đất khách quê người, và vì ai cũng nghĩ từ nay không còn gặp lại người thân ở VN nữa, anh và chị đã nương nhau mà sống và kết quả là họ có với nhau hai người con gái.

    Anh rất tử tế với chị nhưng gánh nặng vợ con còn kẹt lại VN luôn làm anh trăn trở. Anh đi làm dành dụm tiền gởi về nuôi vợ con trong những ngày khốn khó đó, còn chị cũng chung tay góp sức với anh.

    Ngày anh báo tin chính phủ Mỹ cho người di tản bảo lãnh người thân sang Mỹ, anh đã nói với chị ý định muốn làm giấy bảo lãnh cho vợ con sang cho có tương lai.

    Chị nghe xong thì lặng người, tiên đoán trước một ngang trái, nhưng chị không thể vì quyền lợi của riêng mình mà khuyên anh từ bỏ việc bảo lãnh vợ con anh, những người đang sống khốn khổ ở Việt Nam.

    Rồi chuyện gì phải đến cũng đến, ngày vợ anh sang đến Mỹ, anh phải thú nhận tất cả, người đàn bà nào cũng ích kỷ và ghen tuông, vợ anh đã ra tối hậu thư cấm anh không được đến thăm chị và các đứa con chung nữa.

    Anh cũng cố đến thêm vài lần để thăm hai đứa con gái của mình, sau đó thì chính chị yêu cầu anh, vì sự yên ổn của cả hai bên, đừng ghé chị nữa. Từ đó chị sống một mình, ăn chay trường và nuôi dạy các con nên người.

    Mỗi khi có dịp sang Mỹ, tôi lại được chị chở đi ăn cơm chay ngon tuyệt. Chị nói với tôi “em ơi bao giờ mình hết có tình cảm với đàn ông là lúc ấy mình mới thật sự thanh thản em a!”. Nhìn chị bây giờ thật thong dong, chị chẳng than vãn về cuộc đời mình, chẳng oán trách ông trời bắt chị phải hứng chịu nhiều trái ngang, và cũng chẳng trách móc người đàn ông đã có với chị hai đứa con gái.

    Bây giờ tâm hồn chị nhẹ nhàng như một bà tiên, không hờn giận, không oán trách vẫn ngày ngày lái xe đến tiệm tóc của mình để làm việc kiếm sống, được thêm đồng nào lại bù cho các con.

    Với mẹ chồng ruột chị, chị vẫn gởi tiền đều đều về nuôi cụ và vẫn hỏi thăm mỗi khi gặp tôi “em ơi, em về VN xem mợ Năm có khỏe không? Sao chị gởi tiền cho mợ mà chẳng thấy mợ nói gì, chẳng biết có nhận được không?. Thế đấy chồng chết đã hơn 40 năm mà chị vẫn lo chăm sóc mẹ chồng vì biết bà hiện giờ bơ vơ vì chỉ có người con duy nhất đã mất.

    Đêm nay, gần đến ngày giỗ anh Chính tôi, tôi đang tự hỏi các cuộc chiến đang diễn ra trên thế giới có lại sắp vô tình cướp đi người thân của bao nhiêu gia đình nữa? Có lại đẩy những người phụ nữ yếu đuối vào những hoàn cảnh éo le ngang trái?

    Tôi căm ghét những cuộc chiến đã mang lại nhiều mất mát cho con người, còn cuộc chiến nào đã mang anh tôi đi thật xa, mãi mãi….. dù đã gần nửa thế kỷ mà vẫn như một giấc chiêm bao chưa tỉnh dậy. ....

    Share this video
    https://youtu.be/fP161FR_BP0

    Cali Feb 28th 2018
    Last edited by cuocsi; 03-02-2018 at 01:54 PM. Reason: Thêm hình

  2. #22
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Đôi Bờ Chiến Tuyến

    Mũ Xanh Hắc Long, Lê Văn Nguyên

    Tác giả là sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO-20. Bài viết của ông được một cựu đồng ngũ chuyển tới, với ghi chú đây là câu chuyện thật. Thật nhưng khó tin: một cựu nữ chiến binh Việt Cộng, nhiều năm sau chiến tranh, đi vào tận trại tù tìm thăm người sĩ quan VNCH cô từng gặp trên chiến trường, và rồi......


    ***


    Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với địch quân, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu, đơn vị chủ lực miền của VC, thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xóa sổ, nhưng tiểu đoàn của chúng tôi cũng bị thiệt hại khá caọ Trung đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của VC. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đây. Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ. Chợt Kính nói nhỏ:

    - Ông thầy! Coi chừng hình như có người trong lùm cây đàng kia.
    - Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng đồ chơi của tụi nó.

    Tôi ra lệnh cho Kính xong là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất, khẩu M16 lên đạn sẳn sàng, Kính theo kế bên hông.Tiếng rên nho nhỏ của phụ nữ văng vẳng ra từ trong lùm cây rậm rạp.

    - Một đồng chí nữ nhà ta đấỵ Kính reo nho nhỏ

    Kinh nghiệm chiến trận cho tôi biết không bao giờ hấp tấp trước mọi tình huống, có thể địch gài mìn bẫy xung quanh, hoặc giả vờ bị thương để dẫn dụ đối phương tới gần rồi sát hại. Dơ ngón tay ra hiệu lệnh và chỉ vào lùm cây, tôi quan sát lần nữa rồi rón rén bước nhẹ, đằng kia thằng Kính lăm le khẩu súng trên tay trông chừng. Tôi lấy mũi súng vạch đám lá, một cô gái trạc độ 18,19 tuổi nằm gối đầu lên chiếc ba-lô mầu “cứt ngựa”, vai trái bị trúng đạn máu tuôn ra ướt đẫm, mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẩn không ngớt rên rỉ:

    - Nước...Nước..cho tôi miếng nước”.

    Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của “cô” địch quân sau khi ngừng tiếng súng, việc đầu tiên là phải cầm máu, tôi lấy băng cá nhân lau nhẹ trên vết thương, đoạn dùng lưỡi lê cắt khoảng áo trên vai, đỡ cô ngồi dựa vào người tôi đoạn bảo Kính:

    - Mày băng dùm cho tao, nhớ nhẹ taỵ
    - Ông nhân từ quá, gặp em con nhỏ này tiêu đời.

    Kính vừa băng vừa cằn nhằn.

    Tôi im lặng không nói gì, Kính nói đúng, những người lính của tôi đã ngã xuống, máu của họ đổ ra cho sự tự do, người Cộng Sản có nhân từ với người anh em của tôi không?

    - Nước... Cho tôi xin miếng ..... nước.
    - Đ. Mẹ ... Câm miệng mày lạị

    Kính quát tháo giận dữ, tôi lừ mắt nhìn người đệ tử ra vẻ không hài lòng.

    - Mày đừng nói như vậy, với một người sắp sửa chết mình đừng nuôi thù hận nữa. Thôi mày ra ngoài trông chừng cho tao đi.

    Tôi lấy cái khăn màu tím cột trên vai áo, dấu hiệu nhận diện của đơn vị, thấm chút nước rót từ bình tông lau nhẹ trên mặt cô gái. Tôi ngẩn người trong giây lát vì sắc đẹp của cô, khuôn mặt thanh tú với hàng mi cong vút nhất là sống mũi cao nom cô phảng phất như minh tinh màn bạc dù trắng xanh vì mất máu nhưng cô ta vẫn có nét thu hút đặc biệt. Ghé bình tông nước vào miệng cô gái, tôi nói nhỏ:

    - Cô uống đi, nhớ từ từ từng chút một

    Cô ngoan ngoãn nghe lời như một em bé. “Cám ơn ông nhiều”. Giọng nói yếu ớt và mệt mỏị

    - Tôi sẽ tiêm cho cô 2 mũi thuốc trụ sinh và cầm máu, cố chịu đau nghe.
    - Không cần đâu, làm phiền ông nhiều rồi, vả lại tôi cũng sắp chết đến nơi.
    - Bậy bạ, vết thương này đâu có gì nguy hiểm.
    - Đừng an ủi như vậy, hồi nãy ông nói tôi sắp chết đừng nuôi hận thù nữa.
    - Tại vì...Tại vì...Tôi không muốn lính của mình ăn nói kỳ cục như vậy.

    Cô gái mở mắt nhìn tôi với vẻ cám ơn, trong đáy mắt chứa nhiều điều muốn nói, lâu lắm cô nói thều thào:

    - Bây giờ ông sẽ làm gì với tôi. Bắn một phát súng có lẽ nhẹ nhàng hơn là giao tôi cho cơ quan điều tra.

    Thật tình tôi không biết trả lời sao với cô, chưa kịp phản ứng thì cô tiếp:

    - Tôi sinh ra ở miền đất mênh mông sông nước, hãy để thân xác này vùi dập nơi đây. Xin ông đừng giao cho ai hết. Tôi van xin ông.
    - Thôi được rồi, tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của cô. Nhưng trước nhất hãy để tôi tiêm thuốc cái đã đừng bướng bỉnh như vậy.

    Cô gật nhẹ đầu mà không nói lời nào. Kéo ống tay áo lên, lộ làn da trắng nõn nà, tôi chăm chú chích mũi Penicilline mà không thấy má của cô thoáng đỏ vì hổ thẹn mà chỉ thấy cô nhăn nhó suýt soa vì đau, tôi bật cười:

    - Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ có mũi kim bé tí tẹo mà cô nhăn nhó, rên rỉ như….
    - Sao không đau, ông ăn nói… như khỉ chứ gì?

    Cô cướp lời, tôi cười trừ, đỡ cô gái nằm xuống ngay ngắn trên mấy tầu lá chuối rồi tôi đứng dậy cầm cây súng lên đạn .. rồi lấy trong ba-lô mấy hộp lương khô, bình nước đầy và cuộn băng cứu thương, tất cả đặt bên cạnh cô rồi nghiêm nghị nói:

    - Đơn vị tôi sẽ di chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào để tìm các đồng chí của cô, nhưng những thứ nầy cần thiết cho cô, tôi hy vọng người của cô sẽ trở lại tìm và cứu sống đồng đội của mình.

    Tôi lấy khăn nhúng nước lau mặt cho cô đoạn cẩn thận lấy mấy tàu lá dừa che kín lại.

    - Này... Ông tên là gì vậy.
    - Có quan trọng lắm không?
    - Ít ra sống hay chết tôi còn biết tên người đã đối xử tốt với mình chứ.
    - Vậy thì cô nói với Diêm Vương gã đó là Lam, Trần Hoài Lam và cô xin với ổng cho tôi tai qua nạn khỏi trong chiến tranh nàỵ

    Tôi nghe tiếng cô cười nhỏ cùng tiếng nói thật nhẹ:

    - Dạ, Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi.

    Quyên, người con gái mà tôi gặp gỡ một lần, và chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời kế từ đó.

    Bước chân người lính như tôi đã qua mọi đoạn đường đất nước, những trận đánh đẫm máu bằng cái chết của đôi bên lên rất cao. Vài lần bị thương nặng nhẹ nhưng tính mạng vẫn còn giử được, phải chăng Quyên hằng đêm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi như nàng đã hứa.

    Đất nước thanh bình, tiếng súng lặng im, nhưng những người được gọi là sĩ quan QLVNCH như tôi và bạn bè khác không được thở hít không khí hòa bình ấy, sau bao năm trăn trở với chiến tranh, tất cả đi vào trại “cải tạo”, một danh từ mỹ miều nhưng thực chất là đầy đọa, là giết lần mòn chúng tôi. Tôi bất lực nhìn bạn bè ngã xuống, đói, bệnh hoạn, đày đọa, khủng bố, đánh đập!

    Thân xác anh em chúng tôi bị vùi dập ở nơi núi rừng hiu quạnh, ở hốc núi đen tối ngàn trùng. Tôi lặng lẽ sống như cái bóng tinh thần vững vàng, nhưng thể xác thì suy sụp nặng nề, bám víu ý nghĩ duy nhất “Trả nợ oan gia binh nghiệp”. Phải, sinh ra người lính thì chấp nhận mọi gian nguy may rủi về mình.

    Ngày hôm ấy, trại Bù Gia Mập, nơi tôi đang “lao động là vinh quang” có cơn bão rừng rất lớn, mọi người được phép nghỉ tại lán. Anh Đan, khối trưởng nhận thư từ quản giáo phân phát cho anh em. Là một kẻ không thân nhân, không họ hàng, tôi lảng đi nơi khác cho đỡ tủi thân.

    - Trần hoài Lam có thư.

    Cả phòng xôn xao ngạc nhiên vì ai cũng biết tôi là thằng “mồ côi”, là “con bà Phướ'c”, danh từ ám chỉ những kẻ không có ai thăm viếng lẫn thư từ. Rất ngạc nhiên tôi nghĩ thầm trong bụng có lẽ trùng tên với một người nào đó nên im lặng.

    - Trần Hòai Lam có thư.

    Người khối trưởng lập lại với vẻ khó chịu.

    Tôi dè dặt bước tới trong trạng thái hoang mang.

    - Có thật là của tôi không anh Đan?
    - Tên anh rành rành trên phong bì làm sao sai được, thôi nhận đi cho tôi cịn làm việc, nếu có sai thì cho tôi biết.

    Cầm lá thư tôi lật qua lật lại, xem kỹ có phải đúng tên mình không. Hoàn toàn đúng nhưng tuồng chữ lạ hoắc và cái tên cũng chưa bao nghe qua, nhưng một điều chắc chắn người viết là phái nữ, nét chữ mềm mại thẳng đứng nhưng rõ ràng. Trần Hoài Quyên, thật là lạ, trùng họ, trùng chữ lót, chỉ khác tên. Tôi tứ cố vô thân làm gì có họ hàng. Tôi đọc:

    “Anh Lam !

    Có lẽ anh ngạc nhiên lúc nhận thư của Quyên, người con gái xa lạ gởi đến cho mình, nhưng khi em nói câu này chắc chắn anh hình dung Quyên là ai:

    “Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ mủi kim bé tí teo này mà nhăn nhó rên rỉ như...”.

    Đọc mấy dòng chữ trên, tôi lặng người rất lâu, bàng hoàng và xúc động hơn bao giờ hết khi nhớ lại trong trận đánh ấy, một nữ VC khuôn mặt bê bết sình đất, tóc tai rũ rượi gối đầu trên ba lô nhỏ, ánh mắt thất thần khi tôi đến gần rồi nhẹ nhàng lấy khăn lau cho cô, khuôn mặt thiên thần trong sáng hiện ra.

    Cô viết tiếp:

    - Đúng như anh nói, đêm hôm ấy đồng đội đã mang em ra khỏi nơi mù mịt khói lửa và chữa trị ở bệnh viện Trung Ương, sau khi rời khỏi bệnh viện, em xin về đơn vị ngành để họat động, không còn muốn tham gia vào nơi lửa đạn nữa. Từng là chiến sĩ xuất sắc trong khu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vậy mà thoái lui về hậu phương, kỳ lạ quá phải không anh Lam? Chính anh đã làm thay đổi lập trường của em. Những người đối đầu không hẳn đều tàn ác, bằng chứng là anh. Anh đối xử thật tốt, thật nhân đạo với kẻ thù, dù rằng thuộc hạ của anh không biết bao người đã ngã xuống vì những viên đạn của kẻ địch, mà có thể trong đó có cả em bắn ra.

    Hòa Bình tái lập em không vui vì còn hận thù, vay nợ máu phải trả, phương châm của bạn bè, cấp lãnh đạo đề ra. Em rất buồn vì biết anh đang đi vào ngõ cụt, không lối thoát, con đường đi đến cái chết. Như đã nói, từ sau ngày bị thương, em ra khỏi cuộc chơi, không muốn dính líu đến thù hận nữa, bàng quan trước mọi việc nhưng không thể nào quên anh, em đã cậy cục, tìm kiếm tin tức của anh qua các trại học tập. Trời không phụ lòng người, rốt cục em cũng tìm ra anh. Anh Lam! Còn nhớ những gì em đã nói trước khi anh từ giã ra đi không?

    “Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi.”

    Em đã cầu nguyện như vậy mỗi đêm để ơn trên ban mọi điều lành đến cho anh tai qua nạn khỏi đúng như lời đã hứa. Em đang thu xếp công việc để đến thăm anh kỳ tới. Mong được găp lại anh. Hy vọng đừng làm mặt lạ với Quyên.

    . . .
    Từ đó tôi không còn là người cô độc nữa, Quyên thăm đều đặn, lần nào cũng khóc, giọt nước mắt long lanh trên má làm tôi xúc động muốn khóc theo. Ân tình của em làm sao tôi báo đáp cho nổi! Thôi thì chỉ còn cách là...

    *
    Trên đất tỵ nạn, Quyên bây giờ là mẹ của bầy con 3 đứa kháu khỉnh, xinh đẹp. Em chu toàn nhiệm vụ của người vợ hiền, người mẹ nhân ái. Sống ở xứ người văn minh tân tiến nhưng Quyên vẫn là của tôi dạo nào, áo bà ba và sợi thung buộc trên tóc. Những đêm con cái ngon giấc, em qua nằm kế bên tôi thủ thỉ trò chuyện tâm sự:

    - Quyên à, em thương anh từ lúc nào.
    - Kỳ cục, ai mà nhớ, hỏi bậy bạ không à”. Em mắc cở phụng phịu.
    - Vậy thì thôi anh không hỏi nữa.

    Tôi làm bộ giận dỗi quay mặt đi nơi khác. Cô lật đật nắm lấy tay tôi năn nỉ:

    - Thôi đừng giận nữa, em nói, nhưng cấm không được cười à nha.

    Quyên bắt tôi thề thốt đủ mọi điều rồi mới nói:

    - Em yêu từ lúc anh kéo tay áo lên để tiêm thuốc. Mắc cở muốn chết, đã vậy còn ghẹo người ta này nọ. Anh biết không, cái khăn màu tím ngày đó anh lau mặt cho em, em giữ mãi trong người, đi đâu cũng xếp lại bỏ vào túi áo, lâu lâu mở ra xem sợ rớt mất.

    Cảm động tôi hôn lên trán vợ, không ngờ cô yêu thương tôi đến như vậỵ

    - Anh biết không, có một hôm em giặt xong phơi ở hàng rào gió thổi mất tiêu. Trời đất, em khóc mấy ngày trời, bỏ ăn, bỏ ngủ, đi tìm nó. Không hiểu sao nó lại về với em, đứa bạn nhặt được mang trả lại. Nó nói cái khăn này bay tới tận khu ủy, cách đó gần 5 cây số. Em tin rằng anh luôn luôn bên cạnh để giúp em vượt qua nguy hiểm. Hôm bị thương nếu gặp người khác có lẽ cuộc đời của em không biết ra sao? Có lẽ bị chết không chừng.

    Quyên ngủ say bên vai tôi, tiếng thở nhẹ nhàng êm ái. Một điều huyền diệu khó tin nhưng thật sự là vậy. Phải chăng duyên số đưa đẩy để tôi gặp em trong hoàn cảnh đó. Đúng như Quyên nói, nếu gặp người khác em có thể bị bắn chết hoặc chết vì vết thương. Hôn lên trán vợ, tôi thì thầm:

    - Duyên nợ trời định em ạ”.

    Bên vai tôi, Quyên ngủ ngon lành khuôn mặt thiên thần không gợn chút bụi trần...!.

    ( Mũ Xanh Hắc Long, Lê Văn Nguyên )

    ******


    photo cuoc si 2017






    Last edited by cuocsi; 03-06-2018 at 11:38 PM. Reason: Thêm hình

  3. #23
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619
    Cha !

    Bất chợt một giọt lệ
    Chảy quanh viền mi mỏng
    Rơi xuống má nhăn nheo
    Dường như bởi hạt bụi
    Của thời gian còn lạc
    Trong tận cùng góc nhớ

    Hoaiviet




    "BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

    Hải Lê



    Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân.

    Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

    Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

    Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh đến Mỹ theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế.

    Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi chung với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.

    Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì.

    Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim v.v…

    Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc.

    Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình. Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi.

    Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”.

    Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.

    Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu.

    Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem.

    Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.

    Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc.

    Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.

    Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng.

    Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố.
    Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.

    Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.

    Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt.

    Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.

    Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.

    Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu. “Này Tammy” Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?” “Bố thương con nhiều.” “Con cũng thế. I Love You!”

    Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắt là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)

    Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước.

    Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v…

    Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm.

    Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.

    Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê.

    Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn.

    Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.

    Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được.

    Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến.

    Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!” Ngày lễ cha, Father’s Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này. Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn. Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng.

    Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa. Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.

    Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”

    Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian.

    Có gì bên trong?

    Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong.

    Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72… với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh…

    Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.

    Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương. Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi.

    Ông thật là người cha tuyệt vời Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ!

    Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!” Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa. Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi. Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

    Happy Father’s Day! Mừng Ngày Của Bố!
    Mừng ngày Quân Lực 19/6/2011.

    Hải Lê
    Last edited by cuocsi; 03-14-2018 at 07:57 PM. Reason: Dán hình

  4. #24
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    BAY TRÊN MIỀN QUÁ KHỨ



    (Truyện ngắn - ThaiNC)
    (Phần 1/2)




    (Hình minh họa do ThaiNC)


    Quê tôi vốn ở Huế, nhưng tôi lại được sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ba tôi đã làm việc, gặp mạ tôi ở đây, và nhận quê hương của vợ làm quê hương của mình.
    Năm đó tôi được 11 tuổi, và đang học lớp 5. Chiến sự leo thang mãnh liệt nơi vùng địa đầu giới tuyến nên ba mạ tôi gởi tôi về lại quê nội ở Huế trước.
    Quả nhiên vài tuần sau chiến cuộc bùng nổ. Dòng ngưòi di tản từ Quảng Trị về Huế sau đó đã để lại trong lịch sử một đại lộ kinh hoàng của mùa hè đỏ lửa 1972.
    Nhưng tôi đã được an toàn ở Huế, tại nhà nó.
    Nó cùng tuổi, chỉ kém tôi 2 tháng. Tính theo vai vế thì phải gọi tôi là Chú. Ba tôi là em con Chú con Bác gì đó với ông nội nó. Cho nên theo lẽ thì tôi là chú, bên nội. Không hiểu sao tụi cháu lại gọi là Cậu theo như bên ngoại.
    Tôi là con một, trong khi nó là chị cả của một đàn em 5 đứa.
    Và tôi tuy là cậu, nhưng nhập gia phải tùy tục nên bị coi như đứa thứ 6 nhập bọn với lũ em của nó.
    Anh Quản (tức là ba nó) là quân nhân được cấp một đơn vị gia cư trong trại gia binh này. Chị thì tần tảo bán rau trái ngoài chợ từ sáng sớm đến tối, tất bật cả ngày nuôi đàn con Cho nên nó làm chị cả có uy lắm. Mỗi ngày ngoài giờ học, đều thay mặt ba mạ chăm sóc lũ em.
    Nó cai quản lũ chúng tôi theo khuôn phép của lính, nhất là vào giờ ăn.
    Nó bắt lũ em đứng xếp hàng từ nhỏ đến lớn, mỗi đứa cầm một cái dĩa tới nó xúc cơm và bỏ đồ ăn vào. Thường là chỉ có một, hai món khô. Có cơm rồi, tự động xách dĩa kiếm một góc ngồi ăn.
    Dĩ nhiên là tôi cũng vậy mà thôi.
    Tối ngủ nhà hẹp, tụi tôi 4 đứa lớn nằm sát nhau trên nền xi măng giăng chung một cái mùng.
    Hai đứa nhỏ nhất được ngủ với ba mạ trong phòng.
    Đêm đầu tiên tôi ngủ không được, nằm sụt sùi khóc nhớ nhà, và vì chưa bao giờ ngủ trên nền xi măng như vậy.
    Ở nhà tôi ngủ trên giường đã quen rồi.
    Thấy tôi khóc, nó quàng tay qua vỗ nhè nhẹ lên vai dỗ dành “Cậu ơi, cậu ngủ đi cậu. Cậu ơi. cậu ngủ đi cậu”
    Chắc là nó từng ru em đã quen.
    Nhưng tôi vẫn khóc và không ngủ.
    Nó hỏi tại sao?
    Tôi thú thật là ở nhà, mỗi tối mạ tôi phải xoa lưng cho tôi ngủ. Bây giờ không có mạ xoa và gãi lưng , tôi không ngủ được.
    Nó bèn thò tay vào sau lưng tôi vừa xoa vừa gãi.
    Tay nó cũng dịu dàng và êm ái như tay của mạ tôi.
    Tôi mới chịu ngủ.
    Từ đó trở về sau, cả mấy tháng trời, tôi hôm nào cũng dành với mấy đứa kia để được nằm cạnh cho nó gãi lưng.
    Được 3 hay 4 tháng gì đó,
    Mùa hè đỏ lửa rồi cũng qua. Mạ tôi đến đón tôi về nhà.
    Từ giã Huế. Từ giã nó. Tôi mang theo một chút nước sông Hương hiền hòa về mong tưới dịu những vùng máu lửa quê tôi.
    Hôm tôi bước lên xích lô với mạ chuẩn bị đi, nó chạy tới đưa miếng giấy có ghi địa chỉ nhà và nói
    -Cậu nhớ viết thư cho tui.
    -Ừ, Tau sẽ viết thư cho mi.
    Nó gọi cậu xưng tui. Còn tôi thì tau mi rất kẻ cả.

    ***
    Biền biệt 7 năm trời tôi miệt mài vui chơi quên mất nó. Và dĩ nhiên là không viết lá thư nào cả.
    Đầu năm lớp 12, ba mạ tôi lại cho tôi ra Huế học để chuẩn bị thi vào đại học.
    Trọ học ở nhà nó.
    Ngày đầu tiên gặp lại, tôi giật mình vì nó đẹp quá. Đẹp hơn sự tưởng tượng của tôi khi đang ngồi trên xe Đò từ Quảng Trị vào Huế nhiều.
    Nó cũng nhìn tôi ngạc nhiên.
    Ngày xưa con gái trổ mả sớm nên tôi chỉ đứng ngang mũi nó.
    Bây giờ thì nó chỉ đứng ngang mũi tôi.
    Nhưng mà nó thiệt là đẹp.
    Tôi nghe tim mình rộn rã, quên mất nó là vai cháu.
    Là họ hàng,
    Là máu mủ,
    Là… không được.
    Nó vẫn kêu tôi là cậu, nhưng lần này anh chị Quản bắt nó phải xưng con với tôi cho đàng hoàng. Chị lớn phải làm gương cho lũ em nó đều phải xưng là con với tôi.
    Cho nên từ đây nó là CON.
    Nó ngượng nhưng không nói gì được.
    Riêng tôi thì vẫn mi-tau như ngày nào.
    Bữa cơm chiều đầu tiên tôi cứ lén nhìn nó. Nhất là đôi bàn tay.
    Nó đẹp nhất không phải ở khuôn mặt, hay thể hình gọn gàng, mà là ở đôi bàn tay.
    Chắc là tôi có chút thiên vị.Bởi vì tôi vẫn nhớ đôi bàn tay năm xưa đã vỗ về, xoa lưng dỗ tôi ngủ.
    Bàn tay của bà tiên tý hon thay thế cho mạ tôi của những tháng ngày loạn lạc.
    Tôi chiêm ngưỡng nó đến nỗi nó cũng biết, nên tinh quái nhìn lại tôi, kín đáo xoè bàn tay ra cong năm ngón tay lại như móng vuốt của con Diều Hâu.
    Coi chừng. Kỳ này con sẽ cào rách lưng.
    Tôi kín đáo lè luỡi e sợ.
    Nó gật gật đầu ra vẻ khen…cậu ngoan.
    Chỉ vậy thôi là bảy năm xa cách của hai đứa tôi đã được san bằng.

    ***
    Nó ở chung phòng với mấy đứa em gái.
    Tôi thì ở chung với mấy thằng con trai.
    Nên mỗi tối gần mùa thi hai đứa tôi phải ra phòng khách ngồi học cho tới khuya.
    Nó học cũng khá, chỉ hơi bết môn toán.
    Cho nên tôi vừa học vừa kèm cho nó.
    Có những đêm bài vở chúng tôi chỉ để đó cho có.
    Hai đứa ngồi mà ngó lẫn nhau…
    Mong thời gian đừng vội qua mau.

    ***
    Một buổi tối cả nhà đi ăn kỵ.
    Nó viện cớ học thi không đi,
    Nhưng ở nhà chỉ coi TiVi .
    Nó biết là tôi cũng ở nhà một mình.
    Thấy nó ngồi ở phòng khách, tôi cũng theo ra.
    Chương trình TiVi chiếu gì tôi không nhớ.
    Nó ngồi trên ghế sa lông đắp một cái mền chung quanh thiệt là ấm cúng.
    Tôi ghé ngồi kế bên.
    Ngửi thấy mùi thơm lừng lựng.
    (Không biết là của nó hay là của cái mền.).
    Được một lúc, bỗng nó nhìn sang hỏi tôi có lạnh không
    Tôi bảo có
    Nó vén cái mền lên nói qua đây ngồi với con.
    Tôi chui qua ngay.
    Vậy là hai đưá tôi cuộn chung trong một cái mền.
    (TV đang chiếu gì tôi thực không biết)
    Chỉ biết rằng cái mùi lừng lựng này là… của nó.
    Có mùi xà bông tắm,
    Mùi thơm Bồ Kết gội đầu,
    và một mùi hương đặc biệt .
    (hình như chỉ nó mới có.)
    Tôi nghe mát mát ở cánh tay.
    Té ra tôi mặc tay đùi, còn nó áo cánh.
    Nên da tôi đang chạm vào da nó.
    Tôi nghe một cảm giác lạ lùng chưa từng có.
    Vừa thích mà cũng vừa sợ.
    Tôi sợ mạch máu của tôi sẽ bể.
    Tôi sợ nó biết sẽ rút tay lại.
    Nhưng không, nó vẫn cứ để yên một cách đồng lõa.

    Má nó hồng hồng, mắt nó ươn uớt.
    Tôi có cảm tưởng nếu tôi nắm một tay nó, nó sẽ đưa nốt bàn tay kia.
    Tôi có cảm tưởng nếu tôi ôm nó, nó sẽ rút lại thật nhỏ để cho tôi ôm trọn vào lòng.
    Nhưng tôi biết, nếu lỡ mà tôi hun nó,
    Cả hai đứa sẽ sa vào bể khổ.

    ***
    Tết đến tôi phải trở về nhà với gia đình.
    Nó dặn đi dặn lại là phải trở về Huế ngay… để học cho kịp ngày thi.
    Tôi hứa,
    Nhưng về trễ hai ngày vì một việc không định trước.
    Khi tôi trở lại Huế thì hình như nó giận không thèm ra ăn cơm.
    Tôi sốt ruột nhưng không tiện hỏi.
    Hôm sau mọi người đã đi vắng hết, tôi gặp quả nhiên thấy nó có vẻ giận hờn.
    Tôi hỏi, nó nói con tưởng cậu về ăn tết, cưới vợ, rồi ở lại ngoài đó luôn không về Huế nữa.
    Không biết ai cho nó hay là kỳ nghỉ tết này quả nhiên ba mạ tôi có dàn xếp cho tôi gặp gỡ một người con gái khác ngoài ấy mà ông bà đã chấm làm con dâu.
    Tôi vâng lời đi gặp người ta cho có lệ để ba mạ vui lòng thôi, chứ mảnh bằng Trung học chưa xong, lấy chi ăn mà cưới vợ?
    Nó biết, nhưng vẫn giận tại sao không nói trước làm nó trông.
    Tôi dả lả cho qua và hứa tối nay dắt nó đi ăn chè tạ tội.
    Nó chịu, nhưng với điều kiện là nó chọn quán để đi.
    ***
    Tôi trúng kế. Nó chọn ngay cái quán mà tôi sợ nhất đời, và không ngờ nó liều lĩnh như vậy.
    Gọi là quán TÌNH NHÂN
    Vì đây là quán chỉ dành riêng cho những cặp tình nhân đến đây với khung cảnh hữu tình riêng tư, thích hợp cho những người yêu nhau tha hồ tình tự.
    Chưa hết. Sau lưng quán Tình Nhân là một con đường ngắn giới trẻ ở Huế thời đó gọi là CON ĐƯỜNG TÌNH ÁI.
    Không hiểu bắt đầu từ đâu, lúc nào, mà các bạn trẻ ở Huế bảo nhau rằng, yêu nhau mà chưa đến quán Tình Nhân để cùng nắm tay đi trên Con Đường Tình Ái thì kể như ...chưa hề yêu, và chắc sẽ không có duyên phận với nhau lâu dài.
    Cho nên những cặp yêu nhau phải một lần đến đây như một lời ước nguyện trăm năm không văn bản.
    Vậy mà nó đòi cùng tôi tới đó.
    Nó thì gan lì hết biết trong khi tôi lo đến sốt vó.
    Lỡ ai quen ngó …
    Là chết!
    Nó là cháu, tôi là cậu, là họ hàng mà.
    Họ hàng đâu được quyền yêu nhau mà tới đây?
    Nhưng nó nằng nặc đòi.
    Tôi đành nhắm mắt đưa chân.

    ***
    Hai đưá tôi cũng bắt chước họ, bước đi trên Con Đường Tình Ái.
    Tôi đã yên tâm phần nào vì ở đây rất tối tăm đâu ai thấy mặt ai trừ người bên cạnh.Vả lại cũng không ai buồn để ý đến những cặp cạnh bên để làm gì.
    Tôi và nó cùng bước song song bên nhau thật sát như những cặp tình nhân thật sự khác, chỉ có điều là không nắm tay.
    Đang đi, nó bỗng chậm lại và nói
    -Cậu ơi con ước …
    - Mi ước chi? Tôi hỏi
    -Con ước chi con có thằng bồ giống y… giống y… như cậu rưá.
    Nó nói đi nói lại chữ giống y như không còn gì giống hơn được nữa!
    Tôi nghe tim nhức nhối.
    Tau cũng ước chi tau có con bồ cũng giống y…giống y…như mi rứa.
    Tôi đành nuốt vô bụng, giả lờ nói
    -Thì mình đi như ri cũng giống như … bồ rồi.
    Nó nói không phải
    -Rứa thì răng mới là bồ?
    Nó đưa bàn tay.
    Tôi lấy một ngón ngoặc vào ngón tay của nó
    -Như ri hí?
    Nó hình như chưa vừa ý, nhưng cũng gật đầu.
    Hai đưá tôi tiếp tục rảo bước
    Sát bên nhau đến nỗi tôi ngửi đầu nó thơm ngát mùi tóc.
    Bỗng nhiên nó dừng lại, nắm trọn cả bàn tay tôi.
    Tay nó run run.
    Tôi cũng run run.
    Cặp tình nhân phía trước đang dừng lại và hôn nhau đắm đuối.
    Không cần biết hai đứa tôi đứng ngó.
    Tôi thấy mắt nó vời vợi,
    …và đôi môi đợi chờ.
    Tôi quàng tay qua âu yếm vuốt ve bờ vai nó
    Âu yếm vuốt ve bờ vai nó.
    Vuốt ve, vuốt ve bờ vài nó ,
    Từ cổ đến cánh tay.
    Rồi từ cánh tay ngược về đến cổ.
    Hương con gái từ người nó rười rượi.
    Tôi cúi xuống…
    và hôn lên mái tóc.
    Tôi sợ. Tôi không dám bước qua.
    Hình như có tiếng thở dài thật nhẹ.
    Nó nói
    -Thôi mình về cậu hí.

    ***

    (Còn tiếp phần 2/2)
    Last edited by cuocsi; 03-17-2018 at 10:03 PM. Reason: Dán hình và lỗi typo

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh cọp ! Dù sao tôi cũng có gần một ngày ở Huế mà chẳng biết Quán Tình Nhân...Con Đường Tình Ái ở mô ?

  6. #26
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Anh cọp ! Dù sao tôi cũng có gần một ngày ở Huế mà chẳng biết Quán Tình Nhân...Con Đường Tình Ái ở mô ?
    Cám ơn anh Hoài Vọng đã đọc, về câu hỏi của anh thì Cọp không trả lời được vì tui không là dân Huế làm sao biết đuợc, hơn nữa đây là Truyện ngắn của ThaiNC đăng trên Blog của anh ấy, Cọp thấy hay quá nên mượn đem về đây chia sẻ thôi.

    Bài này còn phần 2, mời anh đọc tiếp.

    TB: 2 Bài này đã dán lên 2 ngày tự nhiên bị mất tích nên phải dán lại. Xin các anh chị đã đọc và LIKE Thông cảm cho.

  7. #27
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619
    BAY TRÊN MIỀN QUÁ KHỨ




    (Truyện ngắn - ThaiNC)
    (Phần 2/2)


    ......


    ***
    Điện tín khẩn của ba tôi từ Quảng Trị nói tôi phải về nhà gấp. Mạ đau nặng lắm. Tôi bỏ nó, bỏ trường, bỏ tất cả để về nhà.
    Mạ vẫn khoẻ.
    Chuyến vượt biên sắp tới có một chỗ dành cho tôi.
    Tôi bàng hoàng và đau khổ không biết làm sao để liên lạc được với nó.
    Ngay đêm đó thuyền tôi ra khơi.
    Êm thắm.
    Ba ngày sau tôi cặp bến quần đảo của Phi.
    Tám tháng sau tôi ở Mỹ.


    ***
    Năm năm sau nó lấy chồng..
    Bảy năm nữa tôi mới trở về VN chuyến đầu tiên.
    Mười hai năm xa cách.
    Gặp lại nó, và hai đứa con gái xinh xinh.
    Chứng nó gọi tôi là ÔN.
    Ôn mới tròn ba mươi, và cũng còn lẻ bóng.
    Cho nên nó kiếm cho tôi một người vợ.
    Phương Lan thua nó ba tuổi, là bạn chí thân.
    Tôi ở Huế chơi gần một tháng
    Với gia đình nó và Lan.
    Không ai nhắc lại chuyện cũ nữa.

    Khi tôi về VN lần thứ ba là để làm đám cưới.
    Không biết tôi cưới Lan vì tôi yêu nàng, hay chỉ vì nàng là bạn của nó.


    ***
    Phương Lan và tôi đã sống bên nhau thật hạnh phúc.
    Nàng cho tôi hai đứa con trai kháu khỉnh dễ thương.
    Tôi thầm cám ơn nó đã khéo chọn cho tôi một người bạn đời.
    Nhưng khi mà cuộc sống của tôi đã an bình, đằm thắm thì cuộc đời của nó lại nổi sóng.
    Nó bệnh gì không rõ, phải nằm bệnh viện cả tháng trời chạy chữa. Ngay Lan là bạn thân hỏi cũng không nói.Rồi chồng nó bỗng sinh chứng vợ bé, vợ nhỏ khiến nó phải đau khổ và cuối cùng phải chia tay.
    Hai vợ chồng tôi cùng lo.
    Lan thì thương bạn.
    Nàng tưởng tôi thương cháu.
    Có biết đâu tôi thương mối tình đầu.


    ***
    Tôi có dịp đi công tác cho công ty tại Nhật, và may mắn là công việc tiến hành suôn sẻ nên thay vì hai tuần, tôi được bốn ngày dư không biết phải làm gì.
    Một người bạn đã từng đi chuyến trước nói có thể book vé thật mau và về VN chơi một hai ngày.
    Tôi nghe lời và xếp đặt được chuyến bay về Hà Nội, rồi từ Hà Nội đi thẳng ra Huế trong thời hạn ngắn nhất.
    Và tôi có thể ở Huế 24 tiếng, rồi về lại Nhật đúng ngày như dự định.
    Bỗng nhiên tôi nghe như tiếng nó gọi.
    Một ngày sau tôi có mặt ở Huế.
    Nó ngạc nhiên khi tôi gọi từ một khách sạn ở trung tâm thành phố..
    Lần cuối tôi về VN cùng với Lan cũng đã mười hai, mười ba năm. Rồi sau đó chúng tôi có con và lo xây dựng cuộc sống nên đã lâu không trở lại.
    Lần đó gia đình nó vẫn còn êm thắm.

    Nó đến.
    Tôi sững sờ chưa kịp hỏi tại sao đến nỗi.
    Ở lứa tuổi mới bắt đầu năm mươi của tôi và nó, cùng lắm là tóc điểm muối tiêu. Hầu hết phụ nữ đều nhuộm đen che dấu.
    Nó thì không.
    Tóc trắng như phau.
    Sương mai gầy guộc.
    Nhưng nó không để cho tôi hỏi.
    (Chắc vì tôi giang tay.)
    Nên nó chỉ la lên “ Cậu ơi!. ”, rồi chạy vào người tôi như cơn gió.
    Ôm chặt cứng như thể sợ tôi biến mất.
    Nó vẫn quen miệng gọi cậu xưng con.
    Và chỉ một giây đó thôi, tôi đã quyết định sẽ đứng bên ngoài xã hội.
    Mặc kệ những gì mà luân lý sẽ nói là có tội.

    Không biết hai đứa tôi ôm xiết nhau được bao lâu.
    Tới lúc tôi muốn ẳm nó lên.
    Thì nó lại ngồi xuống khóc.
    Bây giờ tôi mới biết.
    Nó bị ung thư mấy năm trước. Tuy may mắn cứu được mạng sống. Nhưng người ta đã giải phẫu cắt bỏ một phần thân thể của nó.
    Từ đó nó đã không thể làm một người vợ trọn vẹn.
    Nên chồng nó bỏ nó.
    Nên nó ngậm đắng nuốt sầu.
    Tóc một chiều chợt trắng như phau.
    Bây giờ nó như sống nhờ tình thương bố thí của định mệnh. Mỗi năm hai lần phải vào nhà thương thử nghiệm mầm ung thư có tái phát. Nếu không có gì trắc trở nó tạm yên tâm sống thêm sáu tháng. Mới lần sau cùng tuần trước đi khám, họ nói có vài triệu chứng hơi…bất thường nên sẽ phải thử nghiệm lại. Tuy các bác sĩ đều trấn an, nhưng nó có cảm tưởng rằng “cái ngày đó” đã gần kề. Nó biết người nó đã cắt bỏ hết rồi. Nếu bệnh tái phát thì đâu còn gì mà cắt mà xén nữa.
    Tôi thương nó quá, sụt sùi theo.
    Nó lại bỗng cười và nói: Dị chưa tề. Sống chết có số. Cậu tra như ri mà còn khóc.
    Tôi nói già thì già, vẫn khóc.
    Nó bảo tôi nằm xuống giường.
    Rồi ngồi cạnh bên…
    và bắt đầu vừa xoa vừa gãi lưng cho tôi,
    Giống như ngày xưa.
    Tay nó vẫn dịu dàng và âu yếm.
    Giống như ngày xưa…
    “Ngủ đi cậu- Ngủ đi cậu.”
    Tôi mơ màng không biết là tiếng của nó bây giờ, hay chỉ là âm thanh đồng vọng của 40 năm về trước đang lạc lõng về đây?
    Trời Huế không mưa mà sao bị dột.
    Có vài giọt nuớc rớt trên lưng…
    Tôi bỗng thấy mình bay lên trời cao
    Và thấy phía dưới
    Có thằng bé giữa buổi ly loạn của chiến tranh, phải xa lìa tổ ấm nằm khóc nhớ nhà.
    Có con bé nằm cạnh bên vỗ về ru ngủ.
    Tôi lại thấy đang bay về phía Quán Tình Nhân.
    Đôi uyên ương phía trước vẫn còn đang hôn nhau say đắm.
    Có nó còn đứng đợi
    Nên tôi dừng lại ghé môi hôn.
    Nó cười tươi như hoa nở mùa Xuân.
    Rồi cũng bay lên…
    Tóc trắng thành mây.
    Hai đứa tôi cùng bay trên con đường Tình Ái.
    ...


    Hai tháng sau nó chết.
    ./.
    (ThaiNC)

    Chân thành cám ơn tác giả

    ThaiNC

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Chết với nụ cười mãn nguyện ...cám ơn anh đã đem một chuyện tình xứ Huế

  9. #29
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Xin lỗi hoa hường

    XIN LỖI HOA HƯỜNG




    (Hình minh họa ST từ internet)


    (Truyện ngắn by ThaiNC)


    ***
    “Bánh mì đây, Bánh mì nóng đây”
    “ Aiìi mua bánh mì không ?”
    Tiếng ai kéo dài nghe như là tiếng ải lảnh lót của con nhỏ bán bánh mì đêm đã xuất hiện đầu ngõ. Thằng Cọp và thằng Thọ, hai thằng vừa là bạn cùng lớp vừa là hàng xóm kế nhà nhau, núp dưới lùm cây đưa mắt ra hiệu chuẩn bị. Đêm nay hai thằng sẽ cùng nhau một trò chơi hứa hẹn vô cùng lý thú.
    Hàng rong buổi tối là một nét đặc thù của Huế. Có tối nào mà thiếu vắng tiếng mì gõ của ông Tàu già, tiếng chè gánh, hột vịt lộn, và … bánh mì nóng mới ra lò đã trở thành những thứ quen thuộc. Chỉ có điều lạ thằng Cọp và Thọ để ý là từ hai tuần nay, tiếng rao quen thuộc của thằng bán bánh mì đã không còn nữa mà đổi thành giọng rao lanh lảnh của một đứa con gái mà hình như cũng còn nhỏ lắm cỡ Cọp và Thọ thôi. Hai đứa đang học lớp ba trường tiểu học Phú Mỹ. Tụi nó tính sẽ phá con nhỏ này một trận.
    Đêm nay là đêm thi hành kế hoạch.
    Biết giờ con bán bánh mì sắp đi qua, hai thằng hẹn nhau núp sẵn trong lùm cây. Khi tiếng rao hàng tới gần và thấy con nhỏ vác bao bánh mì trên vai gần tới, thằng Thọ bụm mũi, giả giọng khò khè như người lớn kêu “bánh mì!” Con nhỏ bán bánh mì dừng lại lắng tai nghe vì tiếng kêu bất ngờ nó chưa định được phương hướng xuất phát. Thằng Thọ lại kêu lên lần nữa “bánh mì”. Lần này thì con bé định được hướng, đi về phía cổng. Sau cái cổng chính là gần chục nóc gia với ánh đèn mờ leo lét kể cả nhà thằng Cọp, nhà thằng Thọ, biết nhà nào kêu? Con bán bánh mì dừng lại và cất tiếng hỏi
    - Nhà mô? Nhà mô kêu bánh mì rứa?
    Không có tiếng trả lời làm con nhỏ ngần ngại. Ngoài ánh đèn lờ mờ trong nhà, bên ngoài trời tối đen, vài ánh sao yếu ớt không đủ soi năm ngón tay. Nó lại hỏi lần nữa, đầy hy vọng
    -Ai rứa? Ai kêu bánh mì rứa?
    Đến lượt thằng Cọp ra tay. Nó cũng bụm mủi lại như thằng Thọ vừà hú vừa nói giọng nghe thật rùng rợn trong lúc thằng Thọ thì cố thở phì phì thiệt lớn “Hú húuuu. Ma đây!Ma đây! phhhùùùù. Mi tên chiii?”
    Mới nghe hai chữ Ma đây là con bán bánh mì đã rụng rời cả chân tay, không còn hồn vía nào mà nghĩ tới chuyện ma này sao chỉ dám đứng xa xa tự giới thiệu, chứ không dám hiện ra mà nhát!
    Thằng Cọp và thằng Thọ ôm miệng cố nhịn cười thành tiếng khi thấy con bánh mì hối hả chạy, vấp phải một rễ cây, bổ sóng soài trên mặt đất. Chắc là đau lắm, nhưng con bé không dám chần chừ, lật đật ngồi dậy xốc lại bao bánh mì móp méo rồi ù té chạy tiếp, để quên lại một chiếc dép bị văng ra lúc té xuống.
    Đợi cho con bé chạy xa rồi, hai thằng mới ôm bụng cười như nắc nẻ. Người ta nói con gái là chúa sợ ma quả nhiên là đúng thiệt. Mới phì phì mấy cái là đã vắt giò lên cổ. Đang cười khoái chí, thằng Thọ ngưng lại, lượm chiếc dép của con bán bánh mì lên giọng lo ngại
    - Chết cha. Lỡ mai hắn trở lại kiếm chiếc dép này rồi vô mét ba tao hay ôn mi là bị đòn mi ơi.
    Thằng Cọp trấn an
    - Để tao cất vô nhà. Nó khỏi kiếm được đi.
    - Rồi lỡ ôn mi thấy hỏi thì răng?
    Thằng Cọp ngần ngừ một chút, rồi cầm chiếc dép đến bên cái ao cạn đầy rác và muỗi gần đó rồi quăng xuống. Xong. Có trời mới biết.
    Thằng Thọ gật gù khen: mi giỏi thiệt.

    ***
    Đã mấy ngày rồi không thấy con bán bánh mì tới kiếm chiếc dép và cũng không thấy nó rao bán qua xóm nhà của Cọp và Thọ nữa làm cả hai thằng đều thắc mắc và ái ngại, nhất là thằng Cọp.
    Bẵng thêm vài ngày nữa, bỗng giữa một đêm mưa rả rích, thằng Cọp mừng khấp khởi khi lại nghe tiếng rao lảnh lót trộn trong tiếng mưa rơi
    “ Bánh mì đây. Bánh mì nóng đây”
    “ Aaiììi mua bánh mì không ?”
    Vẫn tiếng ai kéo dài của con bán bánh mì làm thằng Cọp bỗng thấy nao nao trong dạ. Nó nhìn ra ngoài trời đang mưa rỉ rả. Thỉnh thoảng vài cơn gió mạnh rít lên dữ tợn luồn dưới mái tôn làm rung chuyển cả mái nhà. Chắc có bão đâu đó nên mới có gió mạnh như vậy. Đang ở trong nhà mà thằng Cọp còn cảm thấy lạnh, mà ngoài kia con bé bán bánh mì đêm đang đội mưa đón gió …
    Thằng Cọp nhìn ông nội nằn nì
    - Ôn ơi con muốn ăn bánh mì.
    Ông nội Cọp ngạc nhiên. Đây là lần đầu tiên Cọp đòi ăn đêm. Đúng lúc đó, bà nội cũng lên tiếng
    -Con cái nhà ai giờ chừ mưa gió như ri mà còn đi bán.Tội quá. Kêu vô mua mấy ổ giùm nó đi ôn.
    Ông nội Cọp không nói gì, đứng dậy kiếm cây dù và cái đèn pin mở cửa bước ra. Đợi tiếng rao tới thật gần, ôn gọi
    -Bánh mì, vô đây mua.
    Con bán bành mì dừng lại hỏi câu thường lệ của nó
    -Nhà mô rứa. Nhà mô kêu bánh mì rứa?
    Ông nội Cọp căng cái dù lên, bật đèn pin dọi về phía trước và bước ra đón.
    Con bán bánh mì đã thấy ông nội Cọp với ánh đèn pin sáng chói nên nó yên tâm tiến về phía nhà Cọp. Khi ông nội và con bé bước vào, thằng Cọp bỗng thấy hồi hộp. Nó đâu có đói đúng gì mà đòi ăn. Nó cũng như bà nội chỉ muốn mua dùm cho con bán bánh này vài ổ kẻo tội nghìêp. Trời mưa bão như ri nhà người ta đóng kín cổng lo ngủ chứ ai mà ăn bánh mì. Và điều quan trọng hơn hết là tự nhiên thằng Cọp nổi tính tò mò muốn biết con bán bánh mì này là ai.
    Con bán bánh mì đêm đã bước vào nhà. Toàn thân nó được bao kín mít bằng chiếc áo tơi lính và cái nón lá. Sau lưng nó nổi u một cục của cái bao bánh mì.. Một cách từ tốn, con bé tháo cái áo mưa ra trước để xuống góc nhà, và hạ bao bánh mì xuống cạnh bên. Xong rồi nó tháo chiếc nón ra để lên cái áo mưa, dùng cả hai tay vuốt những giọt nước mưa còn đọng trên mặt, từ trước vuốt ra sau, tụm lại mái tóc cho gọn gàng.
    Thằng Cọp la lên thất thanh
    -Ê Hoa, mi bán bánh mì hả?
    Con Hoa bán bánh mì bây giờ mới thấy thằng Cọp ngồi ở góc nhà. Nó cũng kêu lên ngạc nhiên:
    -Ủa, Cọp. Mi ở đây à ?
    Thì ra là con Hoa bạn học chung trường Phú Mỹ mà. Cọp học lớp 4B con trai, còn con Hoa 4A con gái. Không chung lớp nên tụi nó chỉ biết nhau sơ sơ. Cọp là con trai đâu chịu chơi với con gái!

    ***
    Có ai đó nói rằng Huế là của quá khứ, không phải là hiện tại và càng không thể là tương lai. Hôm nay Cọp ngồi một mình trong quán vắng này để vọng về quá khứ đó.
    Bên ngoài trời vẫn đổ mưa, như là cơn mưa chưa bao giờ ngừng từ cái đêm con Hoa vô bán bánh mì ở nhà Cọp. Đêm đó sau khi con Hoa bước ra, ông nội Cọp lấy cái ly bỏ sữa đặc để Cọp chấm ăn với bánh mì. Đây là món khoái khẩu của Cọp. Vậy mà hôm đó Cọp ngồi thẫn thờ không nuốt nổi miếng nào. Cọp ráng lắng tai nghe tiếng con Hoa hòa lẫn cùng tiếng mưa “Aaìi mua bánh mì không?” mà nghe như tiếng nó đang réo rắt “Aiii mua bánh mì giùm con…mua giùm con. Trời mưa quá.” Cọp cầu sao nghe được tiếng con Hoa dừng lại hỏi “ Nhà mô? Nhà mô kêu bánh mì rứa?”… Không biết con Hoa có phải bán hết bánh mì rồi mới được về nhà? Cọp tiếc là hồi nãy không nói ông nội mua hết dùm nó. Thằng Cọp ngồi thẫn thờ. Miếng bánh mì lúc mới bẻ ra còn nóng hổi bốc khói nay đã lạnh ngắt. Vài chú ruồi đêm đánh hơi mùi sữa bay lại đậu trên vành ly chờ cơ hội nhào xuống Cọp cũng không buồn để ý. Cọp chỉ thấy lờ mờ đôi bàn chân gầy guộc của con Hoa mang hai chiếc dép khác nhau xiêu vẹo trên con đường lầy lội, và tiếng rao của nó nhỏ dần… nhỏ dần. Bỗng nhiên Cọp thấy buồn quá. Thiệt là buồn.
    Những ngày sau đó gặp nhau trong trường thằng Cọp cứ lén nhìn xuống chân con Hoa và thấy nó vẫn còn đeo hai chiếc dép khác nhau. Té ra con Hoa nghèo quá chưa đủ tiền mua đôi dép khác lại càng làm Cọp bứt rứt thêm. Cọp ước chi con Hoa là con trai. Cọp có nhiều dép dư lắm. Dép nó chưa kịp mòn thì ba mạ Cọp đã mua cho đôi khác. Ông nội Cọp thấy tiếc nên giữ lại những đôi cũ nhưng vẫn còn tốt chán. Cọp sẽ cho con Hoa một đôi. Nhưng nó là con gái thì đời nào chịu mang dép con trai? Mà nếu Cọp hỏi mua dép con gái, ai hỏi Cọp biết trả lời răng? Dị chết.
    Cứ vậy mà mỗi ngày đến giờ ra chơi là thằng Cọp lại nhìn chân con Hoa. Ngày lại ngày qua, con Hoa vẫn hai chiếc dép khác màu mà thằng Cọp vẫn chưa nghĩ ra được cách nào để đền cho Hoa đôi khác.
    Rồi tết đến. Tết Mậu Thân 1968.
    Ba Cọp quyết định đưa gia đình nó vào Sàigòn sinh sống. Cọp phải ra đi trước khi có cơ hội đền cho Hoa đôi dép. Lời xin lỗi mà Cọp ấp ủ đã không còn dịp để nói ra !

    Bây giờ cũng sắp tết. Cái tết năm 1998.
    Ba mươi năm…
    Cọp về làm khách phương xa ngay trên quê hương của mình. Rời đất Thần Kinh từ năm ấy nó chưa lần nào có dịp trở lại. Vận nước đổi thay đã đẩy đưa Cọp đi thật xa, qua tận bên kia bờ đại dương.
    Vài năm trước đây, gặp lại Thọ tại Cali, mừng mừng tủi tủi, Thọ đã kể lại cuộc đời buồn thảm của Hoa.
    Thọ sau này cũng biết con nhỏ bán bánh mì bị dọa ma chính là Hoa. Nhưng nó hoàn toàn vô tâm không để ý chuyện chiếc dép.
    Sau Mậu Thân, khi mọi chuyện đã yên, thằng Thọ, con Hoa và bao đứa trẻ khác cũng trở lại trường. Tới khi Thọ đậu đệ thất trường Quốc Học, nhưng Hoa đã không vào được Đồng Khánh như ước mơ. Thọ và Hoa không gặp nhau từ đó. Bẵng đi một thời gian khá lâu sau, Thọ tình cờ gặp một người quen cho biết Hoa không có chồng mà lại có một đứa con gái. Cuộc sống nghèo khổ cùng cực đến nỗi Hoa mang bệnh nặng, không tiền thuốc thang nên đã chết rồi. Đứa con nó lúc đó mới khoảng hai tuổi, mạ chết, ba không có, không biết lưu lạc về đâu.
    Cọp bùi ngùi nghe Thọ kể. Thực ra thì Hoa và Cọp cũng không phải là bạn thân thiết gì để mà tiếc nuối. Nhưng đã từ lâu, hình ảnh con Hoa mang hai chiếc dép khác nhau với túi bánh mì giữa một đêm mưa không hề phai nhạt trong tâm trí của Cọp. Mỗi lần cầm ổ bánh mì nóng hổi nào trong tay là ký ức Cọp như tự động quay lại khúc phim năm xưa…
    Đêm nay trời cũng mưa.
    Cọp trở về xóm cũ để tìm lại ngày xưa. Nhưng ngày xưa đâu còn nữa! Và người xưa cũng không thấy ai.Nó lang thang quanh quẩn trên con đường quen thuộc của quãng đời ấu thơ mà thấy như đang lạc loài ở một nơi xa lạ. Còn gì nữa đâu! Những bãi cỏ xanh mướt hai bên đường, những vườn cây đầy trái, những dàn bông Cẩn đỏ rực… tất cả chỉ còn là quá khứ. Thay thế vào đó là những ngôi nhà sát rịt nhau, hàng quán chi chít. Cọp lang thang quanh quẩn ở đây từ sáng đến tối, chỉ mong được nghe một tiếng “ Cọp” của một người quen biết nào đó còn xót lại, nhưng vẫn chưa ai.
    Cọp chọn quán này để ngồi đêm cuối cùng ở đây. Theo Cọp thầm tính thì nơi đây chính là cái ao cạn mà ngày xưa Cọp một lần nhẫn tâm quăng chiếc dép con Hoa xuống. Thời gian có thể làm kỷ niệm nhạt phai, nhưng sao vẫn không xoá đi được một lỗi lầm nhỏ của thời non dại.

    “ Vé số đây. Vé số đây. Aaìii mua vé số không”
    Đang bâng khuâng thả hồn về dĩ vãng, Cọp giật mình vì tiếng rao bán vé số. Cái tiếng Aì kéo dài thành tiếng Ảỉ nghe thật là quen thuộc. Cọp nhìn ra phía ngoài thấy có một con bé toàn thân kín mít trong tấm áo mưa và chiếc nón lá, nhưng bàn tay nhỏ bé đang chìa ra khỏi áo cầm một cọc vé số dược bao kín bằng bao nylon, phất qua phất lại chào mời. Như có gì thúc đẩy, Cọp đưa tay gọi con bé vào.
    Nghe tiếng gọi, con bé mừng lắm quày quả bước tới. Trước hết nó tháo cái aó mưa thả xuống nền, bỏ nón lá xuống, và lấy cả hai tay vuốt hết những giọt nước mưa trên mặt rồi kéo cả đôi tay ra phía sau túm mái tóc lại cho gọn. Cọp suýt nữa kêu lên. Ngày xưa con Hoa khi vào nhà nó bán bánh mì cũng làm những động tác như cô bé này. Và khi nó tiến lại gần thì, trời ơi, hình như là nó giống con Hoa lắm! Cọp nói “hình như”bởi vì đã ba mươi năm rồi, ký ức dù sao cũng đã nhạt phai.
    Cọp ra dấu cho con bé ngồi xuống.
    -Con còn nhiều vé số không?
    -Chừng ni. Con bé đưa hết cả bọc cho Cọp.- Mai xổ rồi chú. Dễ trúng lắm.
    Cọp đang bồi hồi trong dạ cũng suýt bật cười.
    -Mai xổ rứa con nhắm bán hết không?
    Khuôn mặt nó có vẻ đăm chiêu, thở nhẹ
    -Chắc là không mô chú ơi. Dạo ni cái chi cũng ế ẩm…
    -Vậy chú mua hết số vé này …được không?
    -Dạ được chớ- nó hí hửng- Cám ơn chú.
    -Nhưng mà chú hỏi con mấy điều này con phải trả lời thiệt nghe?
    Nó có vẻ chần chừ
    - Dạ…được.
    Cọp thấy gương mặt con bé xịu xuống như sợ Cọp sẽ không mua hết vé số nếu nó không trả lời được, làm Cọp thấy bất nhẫn, vội vàng trấn an
    -Thôi, coi như chú mua hết rồi đó. Chừ con biết thì trả lời. Không thì thôi.
    -Dạ. Chú hỏi chi ? Con bé nói như reo, sợ Cọp đổi ý.
    -Con tên chi? Mấy tuổi?
    -Tên Hường. Mười tuổi.
    - Rứa mạ con tên chi? Cọp hồi hộp chờ.
    -Con không biết!

    Câu trả lời làm Cọp thất vọng. Tại sao nó không biết? Nhìn mặt nó buồn buồn như có điều chi tâm sự.
    - Con 10 tuổi rồi mà không biết tên mạ con à?
    Hường mắt đỏ hoe ngập ngừng
    -Con nói thiệt… Mạ con chết rồi, lúc con còn nhỏ nên con không biết tên mạ con.
    Cọp bỗng thấy hối hận, khi không lại khơi dậy nỗi buồn của con bé .
    -Còn ba con mô?
    -Con không có ba. Con chỉ nhớ là mình có mạ thôi.
    Cọp hỏi thêm :
    - Mạ con làm răng mà chết?
    -Họ nói là mạ con nghèo quá, không có tiền mua thuốc nên bịnh quá chết.
    Có thể nào đây là một sự trùng hợp không? Con bé này tên là Hường, cái tên mà Cọp cảm thấy có một sự liền lạc với tên Hoa. Hoa Hường. Nó không có ba, và mạ nó nghèo bịnh không có tiền thuốc men mà chết.
    Cọp buột miệng hỏi:
    - Có phải mạ con tên Hoa không?
    Hường ngơ ngác
    -Con không biết. Mà răng chú nói mạ con tên Hoa?
    Cọp chưa kịp trả lời, con bé đã vội vàng đứng dậy.
    -Chú ơi con phải về, không thôi trễ giờ họ đóng cửa. Cám ơn chú.
    Nói xong nó lấy nắm tiền của Cọp đưa không kịp đếm, khoác vội chiếc áo mưa băng mình ra cửa thật mau.
    Cọp ngẩn ngơ trông theo và kịp thấy con Hường bị trợt chân ngã sóng soài. Như một phản xạ Cọp la lên.
    - Coi chừng Hoa …
    Và phóng mình theo. Tới ngang ngưỡng cửa Cọp thấy một chiếc dép của con Hường lúc té bị sút ra. Cọp cầm chiếc dép xỏ vào chân con Hường đang ngồi suýt soa.
    -Con có đau không?
    Con bé Hường không trả lời. Nó thân thiết dựa vào Cọp và hỏi lại.
    - Chú ơi, tại răng chú kêu con là Hoa rứa? Mạ con tên Hoa thiệt hả chú? Chú biết mạ con hả chú?
    Cọp lặng thinh. Con Hường nhìn mặt Cọp rồi hỏi
    - Răng mà chú khóc?
    Cọp chùi mặt
    - Không phải mô. Nước mưa đó.
    Con Hường bỗng đứng dậy hốt hoảng.
    -Chú ơi con phải về. Trễ rồi nhà con họ đóng cửa.
    Nó vùng đứng dậy chạy được mấy bước, chợt quay lại nói
    -Chú là bạn của mạ con thiệt hả chú? Chú có hình của mạ không? Tối mai chú tới đây nữa cho con coi hình của mạ con nghe chú?
    Nó hỏi một hơi và băng mình chạy đi không cho Cọp kịp trả lời một câu nào.
    Bóng Hường đã khuất vào màn đêm mà Cọp vẫn đứng bất động.
    Mưa vẫn rơi…
    Đứa bé này có phải là đứa con mồ côi của Hoa không? Hay nó chỉ là một trong muôn ngàn đứa bé lam lũ kiếm sống khắp nẻo đường quê hương? Cọp nhớ lại lúc xỏ chiếc dép cho con bé Hường, nó thấy một cảm giác rất ấm áp, thân tình. Cọp bỗng thấy tiếc là ngày xưa phải chi Cọp cũng biết cầm chiếc dép trả lại cho con Hoa thì biết đâu chừng mọi sự sẽ khác đi một chút, tốt hơn một chút? Phải chi cái nghèo không đeo đuổi cuộc đời của mạ con Hoa, nếu bé Hường chính là con gái của Hoa. Và, phải chi không hề có cuộc chiến để ba con Hoa không đi lính chết để Hoa không phải đi bán bánh mì mưu sinh lúc tuổi còn thơ. Phải chi Cọp có thể mua vé số cho bé Hường hằng ngày. Phải chi, phải chi…
    Suy nghĩ mông lung không làm Cọp quên rằng sớm mai Cọp phải rời Huế trở lại Sàigòn để kịp chuyến bay về Mỹ. Vợ và con đang chờ Cọp ở Cali.
    Chiều mai khi con Hường trở lại đây, chắc là nó sẽ ngồi chờ và thắc mắc cái ông tốt bụng hôm qua đi mô mà lỗi hẹn với nó? Có lẽ hôm sau, rồi hôm sau nữa…nó cũng sẽ tới đây với hy vọng thấy được hình và nghe chuyện của mạ nó. Không biết là nó sẽ chờ đến bao lâu, vì không ai nói cho nó biết rằng cái ông đó bây giờ đã ở xa, xa lắm…
    “Xin lỗi Hoa – Xin lỗi Hường”

    ./.

    ThaiNC




    Cảm ơn bạn ThaiNc nhiều lắm.
    Cuoc si
    Last edited by cuocsi; 03-26-2018 at 07:04 PM. Reason: Dán hình

 

 

Similar Threads

  1. MAI CAI HẠ (chuyện tình)
    By Kiến Hôi in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 41
    Last Post: 02-18-2017, 06:06 AM
  2. Thoại kịch truyền thanh - chuyện tình buồn
    By MưaPhốNúi_ in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 12
    Last Post: 04-21-2016, 11:05 AM
  3. Nhân đọc một câu chuyện hay...
    By 008 in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 1
    Last Post: 12-29-2015, 07:08 PM
  4. Đoạn kết một chuyện tình
    By Tuấn Nguyễn in forum Truyện
    Replies: 2
    Last Post: 10-05-2015, 08:43 AM
  5. chuyện kể ....
    By đất in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 7
    Last Post: 04-26-2013, 06:04 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:22 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh