Register
Page 3 of 51 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 506

Thread: Nhạc tám

  1. #21
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Nà, vẫn hít hơi dải rồi bỏ nhỏ từng chút hơi một cho nó nẩy. Khả năng này trong thanh nhạc kêu là colortura hay gì đó.

    Thí dụ staccato ở 2:18
    Anna Moffo, trà hoa nữ hát hay nhất và xinh đẹp nhất.

    Nó hổng cho coi, cái ni lúc 3:53
    có dvd này ở nhà
    Nhớ Tower Records, luôn luôn lượm được đồ hay trong đó mà nó đóng cửa mất tiêu.
    Last edited by angie; 11-19-2011 at 11:18 PM.

  2. #22
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Nà, vẫn hít hơi dải rồi bỏ nhỏ từng chút hơi một cho nó nẩy. Khả năng này trong thanh nhạc kêu là colortura hay gì đó.
    Nghĩa là không phải ăn nhập gì lơ ga tô hay sắc cả tô gì cả, mà do sợ hụt hơi phải hít sâu phải không ? Nội cái vụ tô bát đã mệt rồi, còn "giục" ra món co lo tú rà, nhiều món quá sao biết ăn gì ?
    Phải đi tìm anh Diệp, khu Rừng, chị Góc vào hỏi .... xem hát vọng cổ, ở lò dạy lấy hơi, có nhiều âm hưởng nhà bếp như phát biểu của Ăn Gì không ? hihihi )) j/k j/k
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #23
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Chắc chắn người ta phải luyện lấy hơi làm sao cho nó không có nghe tiếng hớp vô một cái như bị ngộp thở.

    Thanh Nga với Thanh Sang thỉnh thoảng cũng hít mạnh hớp vô bằng miệng, lồng ngực phồng lên vậy.

    Bên opera có bà ni http://www.youtube.com/watch?v=E0o9ku8yw4U lấy hơi lộ liễu như bị ngộp, bả bị the Met đuổi vì hống hách.

    Còn vụ colortura gì đó thì có lần đầu nghe CD Thái Thanh trước ca 75 bản Giòng Sông Xanh phần Á a à luyến ăn gian một cách kỳ cục, hổng giống như bên Tây nó á a à là nó nhấn mạnh nẩy từng nốt, bản Thái Thanh này tui có bỏ lên vào kho ĐT mà nó đâu mất tiêu. Hồi nãy coi youtube có Ánh Tuyết là nghệ sĩ HN cũng luyến thiếu note như vậy, coi lại phần Thái Thanh hải ngoại hồi còn nhuộm tóc nghe lại thấy luyến đỡ kỳ cục hơn Ánh Tuyết.

    .....

    hổng giống như bên Tây nó á a à là nó nhấn mạnh nẩy từng nốt
    Cái phần này người ta kêu la co lo tu ra, khả năng đó vừa phải làm thật nhanh ca thật mạnh, top of the voice chỉ có rất ít người làm được, còn đám còn lại đi làm ca sĩ nô tì giống nhạc công nô tì của Paganini, bên cải lương thì đi bưng nước, làm lính vô Dạ, Tuân Lịnh.

    .............

    Lê-ga-tô, tiếng Ý Đại Lợi chứ không phải tiếng Phú Lăng Sa, lơ gà tồ
    Last edited by angie; 11-20-2011 at 08:32 AM.

  4. #24
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729

    Phân tích một âm thanh

    Như vậy, muốn có một âm thanh, ta phải có vật rung, hộp cộng hưởng, môi trường dẫn và cuối cùng là tai nghe.
    Tại sao tôi lại nhắc đến tai nghe ? Vì tai của các động vật tiếp nhận âm thanh rất khác nhau. Thằng bé quăng báo sẽ có cái "còi hù chó" thổi lên để dọa chó, tai bọn chó nghe được những âm thanh với "tần số" này nhưng tai người thì không. Cũng vậy, tai người nghe được những âm trầm mà bọn chó chẳng nghe thấy gì.

    Bạn thắc mắc "tần số là gì? "

    Tần số là chu kỳ rung của một vật trong một giây. Thử nhìn một sợi dây đàn Contrebass (đại hồ cầm) đang rung, ta thấy nó có một cái "bụng" to, nghĩa là sợi dây văng từ phía bên này qua bên kia rồi trở về. Đi qua đi về 1 lần là một chu kỳ rung và tần số được tính trong một giây đồng hồ, sợi dây đi qua đi lại được bao nhiêu lần.
    Nhìn qua sợi dây La của đàn Violon, ta thấy khi rung, bụng của sợi dây bé hơn nhiều (vì chạy qua chạy lại nhanh quá) và so sánh giữa hai âm thanh, một cái có chu kỳ thấp sẽ là âm thanh trầm (có chu kỳ rung nhỏ, 125 Hz chẳng hạn ) và âm thanh của sợi dây La của violon cao hơn, vì có chu kỳ rung lớn hơn (440Hz)

    Nhưng sự rung động của một vật thể không đơn giản có thế, nếu ta quay lại nhìn sợi dây của cái đại hồ cầm kia khi rung, ta sẽ còn thấy sợi dây đó trong khi rung toàn bộ để phát ra một âm nền (fundamental) thì nó còn tự chia ra làm hai phần, ba phần, bốn phần....và tùm lum phần để rung nữa.
    Và khi những phần nhỏ của sợi dây lớn kia rung , chúng nó cũng có những âm thanh riêng, cao hơn âm nền kia rất nhiều, được gọi là bồi âm (overtones) cùng đóng góp vào âm nền nọ và cùng âm nền tạo ra một âm thanh.




    Nhìn vào biểu đồ trên đây, ta sẽ thấy khi một sợi dây rung, nó sẽ rung thế nào, phần một sẽ cho ta âm nền, các phần sau hai ba bốn.....sẽ cho ta các bồi âm từ thấp lên cao.

    Thí dụ âm La chuẩn với âm nền 440 Hz (chu kỳ rung trong một giây đồng hồ) thì nó sẽ có các bồi âm sau đây đi theo

    1 · f = 440 Hz fundamental tone (âm nền)
    2 · f = 880 Hz 1st overtone (bồi âm 1)
    3 · f = 1320 Hz 2nd overtone (bồi âm 2)
    4 · f = 1760 Hz 4 3rd overtone (bồi âm 3)
    Vân vân.....

    Vì các bồi âm sẽ cách âm nền theo các quãng nhất định để tạo nên một âm thanh dễ nghe nên vật rung phải đồng nhất về chất liệu cũng như hình dáng để các bồi âm được chính xác và làm tai nghe dễ chịu.

    Một đứa chơi đàn nghèo không có tiền mua dây đàn tốt, đành phải dùng những sợi dây cũ, méo, mòn không đều, đầu to đầu nhỏ vân vân....thì hậu quả là nó phải nghe những âm thanh có âm nền đúng đi kèm với các bồi âm tầm bậy, sai lạc và nó phải ngẩn người ra suy nghĩ mãi mà không hiểu vì sao cái nốt này nghe chẳng ra làm sao.....
    Bởi thế, dây đàn tốt từ các nhà làm dây đàn danh tiếng luôn được yêu chuộng và người chủ đàn cũng nên thay dây đúng ký hạn để bảo vệ cái tai âm nhạc của mình





    dĩ nhiên là còn nữa ...............
    Last edited by gun_ho; 11-20-2011 at 05:42 AM.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  5. #25
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Anh Triển và cô ăn gì cứ tự nhiên tám về kỹ thuật thanh nhạc nhe, tui rất kém vụ này, chỉ biết gân cổ lên hát bậy bạ thôi chứ không rành gì cả .
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  6. #26
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Bị giờ là những ví dụ nhạc chôm chỉa

    Là nguồn gốc của bài ni mà không có trong credit

    Phát hiện khi nghe CD chơi trên đàn dương cầm của Jane Austen, mượn thư viện, bài gì nghe quen quá.

  7. #27
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355

    Tuổi già của các chân dài
    Last edited by angie; 11-20-2011 at 06:58 AM.

  8. #28
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Quote Originally Posted by angie View Post
    Bi giờ là những ví dụ nhạc chôm chỉa

    Phát hiện khi nghe CD chơi trên đàn dương cầm của Jane Austen, mượn thư viện, bài gì nghe quen quá.


    ) hah ha, quá thảm, mắc cỡ thiệt chứ. Sao anh Phil không ghi cái nguồn vô cho đỡ quê ?
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  9. #29
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355

    Chai kop ki chôm dân ca Pháp

  10. #30
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Dò theo cái link của cô angie cho, tôi đọc được đoạn này viết về ông Vĩnh Lạc, có đoạn như sau

    "....Ông mở đầu bằng câu hỏi "âm nhạc là gì?" Một cái nhập đề hơi xa. Định nghĩa của ông cũng thật ngắn gọn, "Nhạc bắt đầu từ âm thanh. Âm thanh là tiếng động Ông bất chợt trích dẫn Âu Dương Tu, "xúc nhi minh chi" sờ đến thì nó ngân nga lên, kêu lên....."

    Thì tôi suy đoán rằng ông Vĩnh Lạc đang nói chuyện với đa số quần chúng , những người đến nghe hát , mua vui chốc lát rồi về mà chẳng hề quan tâm đến nhạc, âm thanh hay tiếng động là gì cả. Vì thế ông MC cũng nói nhanh cho qua, cho dễ hiểu chứ nếu rạch ròi ra thì âm thanh là âm thanh, tiếng động là tiếng động , hai thứ khác nhau xa lắm lắm chứ.

    Một âm thanh sẽ có một âm nền và các bồi âm bên trên theo đúng trật tự, âm thanh luôn có sự rung động đâu vào đấy và tuân theo quy luật vật lý còn tiếng động thì không.
    Tiếng động thường phát ra từ những vật thể có cấu trúc lộn xộn, chất liệu không đồng nhất nên âm nền và các bồi âm không ăn khớp, vì thế, rất khó mà xác định được cao độ của tiếng động chứ không dễ dàng như xác định độ cao của âm thanh.












    Thử nhìn vào hai biểu đồ trên đây, hình một là biểu đồ của tiếng đóng cửa.Ta thấy ban đầu là một sự rung mạnh sau đó nó nhỏ dần với sự rung động chẳng theo quy luật nào, đường biểu diễn chạy tùm lum chẳng ra làm sao.

    Hình hai là biểu đồ của âm thanh khi gảy đàn guitar, ban đầu cũng là một sự rung mạnh (khi ngón tay gảy lên dây đàn) và sau đó là một sự rung động nhỏ dần đều theo một quy luật và thứ tự chứ không bậy bạ lôm côm như tiếng động, đó là sự khác nhau cơ bản về âm thanh và tiếng động mà ta nên phân biệt.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

 

 

Similar Threads

  1. Góc Khế : Âm Nhạc Là Hơi Thở
    By MưaPhốNúi_ in forum Âm Nhạc
    Replies: 710
    Last Post: 07-20-2020, 05:45 PM
  2. [TPDT] Chương Trình Nhạc Giựt I
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 1
    Last Post: 01-24-2012, 06:39 PM
  3. [TPDT] Chương Trình Nhạc Mùi I
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:08 PM
  4. [TPDT] Chương Trình Thơ Và Nhạc I (2/2008)
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 2
    Last Post: 10-12-2011, 08:05 PM
  5. [TPDT] Chương Trình Nhạc Ngoại Quốc I & II (7/2008, 7/2009)
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:31 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:52 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh