Register
Page 7 of 8 FirstFirst ... 5678 LastLast
Results 61 to 70 of 77
  1. #61
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Đó chính là lý do tại sao bà Ford được lôi từ trong nhà kho của 35 năm trước, chùi rửa rồi mang ra trình làng. Cho dù không bằng chứng hay nhân chứng cũng không sao, vì đây không còn là chuyện pháp lý, phải chứng minh tội lỗi gì hết, mà là chuyện chính trị, đánh là đánh, không cần lý do hay lý luận.

    SỰ THẬT SAU TẤN TUỒNG ĐIỀU TRẦN


    Cuộc chiến đánh thẩm phán Kavanaugh đã leo thang mạnh trong tuần qua, cùng lúc với cuộc điều trần trước Thượng Viện của cả ông Kavanaugh và bà Ford, là người tố giác ông sách nhiễu tình dục cách đây hơn 35 năm.
    Cuộc điều trần hiện rõ như một tấn tuồng với các diễn viên cực dở.

    Tại sao là một tấn tuồng? Tại vì ai cũng biết cuộc điều trần chẳng thay đổi một ly ông cụ nào về cuộc biểu quyết. Bất kể chuyện gì xẩy ra trong cuộc điều trần, các nghị sĩ chống vẫn chống, ủng hộ vẫn ủng hộ, lừng chừng vẫn bận thăm dò cử tri.

    Câu hỏi quan trọng nhất: tại sao lại có thể có chuyện vô lý như vậy? Tại sao lại có chuyện coi thường sự thật và khinh mạn thiên hạ như vậy? Ta thử nhìn lại toàn bộ câu chuyện cho kỹ.

    CUỘC ĐIỀU TRẦN TRƯỚC THƯỢNG VIỆN
    Trước hết, phải nói ngay phe CH đã chịu thua từng bước từng bước. Liên tục dời ngày điều trần theo yêu sách của bà Ford khi bà này đòi thêm thời giờ để ‘chuẩn bị’, chấp nhận điều kiện không có đối chất với ông Kavanaugh, không dám chất vấn trực tiếp bà Ford mà phải thuê một bà công tố làm việc này, rồi hoãn ngày biểu quyết.

    Trong khi CH rét, thối lui liên tục vì sợ mất phiếu phụ nữ, thì ông Rush Limbaugh, một bình luận gia bảo thủ cực đoan nổi tiếng qua các bài nói chuyện trên radio, đã lớn tiếng cảnh giác CH tiếp tục thối lui sẽ mất phiếu của cử tri Trump trong cuộc bầu quốc hội tới. Đúng là tình trạng nhức răng, tiến thoái lưỡng nan cho các ông bà CH.

    Phần điều trần của bà Ford:
    Để tránh hình ảnh một chục ông đánh hội đồng một bà Ford, cũng như để có vẻ đây là một cuộc điều trần chuyên nghiệp, không mang tính chính trị, khối đa số 11 nghị sĩ CH đã nhường quyền chất vấn của họ cho bà Rachel Mitchell, một công tố chuyên về những tố tụng sách nhiễu tình dục.

    Bà Mitchell đã tra hỏi bà Ford như một thám tử cảnh sát điều tra một nạn nhân. Mục đích của bà Mitchell hiển nhiên không phải là tố cáo bà Ford về tội gì hết, là điều mà khối CH muốn tránh tối đa, mà chỉ là đặt những câu hỏi để bà Ford liên tục trả lời “không nhớ”, gieo mối nghi ngờ lên những tố cáo của bà Ford.

    Qua cả chục lần “không nhớ” của bà Ford, bà Mitchell coi như đã chu toàn trách nhiệm.

    Khối thiểu số 10 nghị sĩ DC tất cả đều ca đúng một bài: ca tụng bà Ford mút mùa và đòi hỏi FBI điều tra.
    Nói cách khác, tìm cách câu giờ cho qua bầu cử. Chẳng ai có một câu hỏi về câu chuyện bà Ford hết.

    Về phần bà Ford, bà diễn tuồng một nạn nhân đau khổ, bối rối, rất giỏi. CNN dĩ nhiên đăng ngay hình bà Ford đang mếu máo muốn khóc.
    Câu chuyện của bà không có gì mới lạ. Tất cả đều đã được báo chí phổ biến từ hai tuần nay. Hầu hết những chi tiết khác mà bà Mitchell hỏi thì đều chỉ có một câu trả lời: không nhớ rõ.

    Bà Ford đưa ra tên 3 người mà bà cho là có thể làm nhân chứng, nhưng cả 3 người đều cho biết họ không nhớ là đã có câu chuyện bà Ford kể lại, kể cả bà Leland Keyser mà bà Ford gọi là bạn đời –lifelong friend-.

    Trả lời câu hỏi về chuyện này, bà Ford giải thích bà Keyser “có vấn đề sức khoẻ” (ai muốn hiểu sao thì hiểu), và bà Keyser đã viết thư xin lỗi bà Ford.
    Bà Ford ‘quên’ không nói rõ là bà Keyser xin lỗi vì đã phải nói sự thật bất lợi cho bạn chứ không xin lỗi là đã nói láo.

    Phần điều trần của ông Kavanaugh:
    Ông Kavanaugh mở đầu với bài phát biểu dài gần một tiếng đồng hồ, tự bênh vực và đả kích phe DC với những lời lẽ mạnh bạo nhất.
    Đôi lúc, ông quá xúc động, nói không ra lời. Ông chấp nhận việc bà Ford có thể đã bị tấn công tình dục đâu đó, nhưng khẳng định không phải là ông.
    Ông mạnh miệng đả kích việc phe DC đã lợi dụng câu chuyện vì mưu đồ chính trị, tàn sát ông, tên tuổi ông, sự nghiệp và cả gia đình của ông, đồng thời cũng gây tổn thương cho bà Ford qua tấn tuồng điều trần này.

    Điểm quan trọng: ông Kavanaugh trình cho Ủy Ban một lịch trình sinh hoạt cá nhân trong đó ông ghi rõ việc làm mỗi ngày từ năm 1980, có ghi rõ 3 tháng mùa hè 1982, ông Kavanaugh đã không có mặt ở Maryland là nơi xẩy ra câu chuyện.

    Trái ngược hoàn toàn với phần trình bày của bà Ford, các nghị sĩ DC không có một người nào có một lời khen hay lịch sự với TP Kanavaugh. Tất cả đều chất vấn với đủ loại câu hỏi hóc búa về điều tra của FBI, về tuổi trẻ của ông, về việc ông uống bia, có bạn gái, dự party,...

    Trong khi phần lớn các nghị sĩ CH thắc mắc tại sao bà Feinstein giữ im lặng trong hai tháng, đợi đúng một tuần trước khi biểu quyết mới tung hồ sơ bà Ford ra. Có cần FBI điều tra không?

    Phần điều trần của bà Ford dĩ nhiên quan trọng hơn vì bà là người tố cáo. Nhưng tiếc thay, bà đã chẳng đưa ra được bằng chứng hay nhân chứng nào.
    Hầu hết các câu hỏi về chi tiết đều chỉ có một câu trả lời: “không nhớ”. Thế thì ai biết đường nào mà mò?

    Kẻ này vừa coi vừa ngủ gật. Cho đến khi TP Kavanaugh đăng đàn thì tỉnh ngủ hẳn với bài diễn văn mở đầu nổ đùng như bom.

    Sau khi hai ba nghị sĩ nhường phần đặt câu hỏi cho bà Mitchell, tới phiên nghị sĩ Lindsey Graham thì ông này dành lại quyền chất vấn.
    Phát biểu của ông này nổ còn hơn bom CBU, mạt sát phe DC bằng những tố cáo nặng nề hiếm thấy trong quốc hội Mỹ.
    Đây có lẽ là phần hấp dẫn nhất trong cuộc điều trần:

    https://www.youtube.com/watch?v=iKmOMOxQPB4

    Sau đó, tất cả các nghị sĩ CH đều tự phát biểu, cho bà Mitchell về hưu non. Sai lầm của bà Mitchell là hỏi như cái máy, hết sức nhàm chán, những câu hỏi chi tiết ít ai hiểu ý nghĩa của câu hỏi, khiến cả hội trường ngủ gật. Có lợi cho bà Ford.

    Dù vậy, bà Mitchell cũng khơi ra được vài điểm đáng chú ý:

    - Bà Ford cho biết hai luật sư thầy dùi ngồi bên cạnh là do bà Feinstein ‘giới thiệu’. Chứng tỏ bà Feinstein đã ‘hợp tác’ chặt chẽ với bà Ford ngay từ đầu, từ trước khi bà Feinstein tung câu chuyện ra.

    Điều này đi ngược lại cái biện giải muốn giữ bí mật cho bà Ford nên không công bố bức thư sớm hơn.
    Muốn giữ bí mật sao lại lo giới thiệu luật sư cho bà Ford?

    - Bà Ford nói bà không biết ai trả tiền bà đi thử máy đo nói thật (kiểm tra nói dối) và cũng không nói rõ lý do tại sao phải làm chuyện này.

    Trước hết, chẳng ai biết bà đi kiểm tra nói dối về chuyện gì, có liên quan đến vụ tố ông Kavanaugh hay không. Sau đó, điều lạ lùng là bà Ford không nhớ ai đã giới thiệu chuyên gia làm việc này cho bà, không biết tốn bao nhiêu và ai trả tiền (số tiền này do hai luật sư thầy dùi của bà Ford trả, có lẽ do bà Feinstein ‘thu xếp’).

    - Bà Ford khẳng định bà viết thư nặc danh vì không muốn chường mặt ra. Nếu bà nghĩ bà có thể gặp một dân biểu DC, viết thư cho bà nghị sĩ, thuê luật sư, kể chuyện cho báo Washington Post mà vẫn có thể không chường mặt ra thì hoặc là bà nói láo, hoặc là bà ngu ngơ hơn đứa con nít tiểu học chứ không phải là giáo sư đại học về tâm lý.

    Quái lạ hơn nữa, bà nghị sĩ Feinstein biện giải việc bà giữ câu chuyện bí mật vì bà tôn trọng ý của bà Ford muốn dấu tên.
    Xin lỗi, bà là ‘niên trưởng’ của DC trong Ủy Ban, đã làm chính trị Mỹ đến bát tuần mà có thể nghĩ sẽ giữ bí mật này sao?

    Trong chính trị Mỹ, giữ bí mật không khác gì lấy lưới đánh cá chặn nước. Sự thật giản dị hơn nhiều: bà Feinstein ngay từ đầu đã bàn thảo kế hoạch phục kích ông Kavanaugh với bà Ford, giới thiệu luật sư, trả tiền bà Ford đi thử máy nói thật, dìm câu chuyện, đợi đến giờ chót mới bung ra, với hy vọng sẽ là lý do chính đáng để hoãn mọi việc đến sau bầu cử.

    - Bà Ford bị vạch rõ nói láo một chuyện: ban đầu, bà từ chối ra điều trần tại Hoa Thịnh Đốn, vịn lý do bà sợ đi máy bay và đòi FBI điều tra, y chang lập luận của khối DC, tìm cách câu giờ cho đến khi TNS Grassley cho tối hậu thư thì đành phải ra điều trần.
    Bà Mitchell chứng minh bà Ford đi máy bay rất thường xuyên, rất thích đi nghỉ hè tại Hawaii và du lịch thế giới.

    Khi chủ tịch Ủy Ban nhắc lại Thượng Viện sẵn sàng cử người đi San Francisco gặp bà để bà khỏi phải đi máy bay qua thủ đô, thì bà Ford nói bà “không hay biết” đề nghị này.
    Đề nghị này, cả nước biết vì báo đăng đầy rẫy (kể cả diễn đàn này), “không hay biết“ nghiã là sao?

    - Bà Ford nói đi dự party tại một nhà gần một câu lạc bộ có hồ bơi, nơi bà đi lội trước khi đến dự party.
    Bà Mitchell đưa ra bản đồ cho thấy nhà bà Ford cách hồ bơi gần 9 miles, không thể đi bộ được.
    Bà Ford khi đó 15 tuổi, chưa được lái xe, tất nhiên có người chở đến và đưa về. Bà Ford không nhớ ai, và cũng chưa có một người nào nhận đã làm chuyện này.

    Party đó có 5 người tham dự theo bà Ford. Ngoài bà và ông Kavanaugh ra, cả 3 người kia đều ký giấy xác nhận không biết gì về cái party đó. Thế thì ai đưa bà về?
    Ý định của bà Mitchell: chứng minh cái party đó đã không xẩy ra, hay nếu xẩy ra thì bà Ford cũng đã không có mặt tại đó.

    - Chuyện lạ: bà Ford khai bà lên lầu để đi vào nhà cầu trên lầu (căn nhà không có nhà cầu dưới nhà, gần phòng khách sao?), nhà cầu trên lầu ngay cạnh một phòng ngủ, bà bất ngờ bị xô vào phòng ngủ và đè ngay lên giường, bà đánh lộn, xô ông Kavanaugh ra, chạy ra khỏi phòng.

    Trong tình huống đó mà bà lại nhớ rõ căn phòng như thế nào, có bàn ghế tủ giường như thế nào theo lời khai của chính bà.
    Những chuyện lớn như nhà nào, của ai, bà đến và đi như thế nào,... thì lại không nhớ. Trí nhớ của bà Mỹ gọi là ‘selective memory’, trí nhớ có tuyển lựa.

    (Những điểm trên, dĩ nhiên TTDC không nêu lên!)


    SỰ THẬT
    Toàn bộ câu chuyện bà Ford, thấy rõ là chuyện bá láp, vô căn cứ, mà nếu ra trước tòa án thật, quan tòa sẽ bác bỏ ngay sau hai phút coi hồ sơ.
    Thế nhưng các nghị sĩ DC lại muốn bám vào để cản việc bổ phiệm một thẩm phán vào TCPV. Câu hỏi lớn dĩ nhiên là tại sao?

    Ai cũng hiểu đây là một âm mưu lộ liễu của đảng DC để cản việc phê chuẩn TP Kavanaugh không hơn không kém.

    Việc không có bằng chứng cụ thể và không có nhân chứng đã không cho phép khối DC thẳng thắn tố giác TP Kavanaugh, nhưng những tố cáo của bà Ford đã đủ là lý do để DC kiếm cách câu giờ, đòi điều tra một chuyện không thể điều tra.

    Chỉ với chủ đích là cố trì hoãn đến sau ngày bầu lại quốc hội, hy vọng DC chiếm được đa số tại Thượng Viện là coi như ông Kavanaugh tiêu tan hy vọng vào TCPV. Chẳng những vậy, mà TT Trump và khối CH cũng sẽ tiêu tan hy vọng bổ nhiệm bất cứ một thẩm phán bảo thủ nào khác vào TCPV.

    Tại sao lại phải nghiến răng nghiến lợi, bất chấp mọi việc để cản TP Kavanaugh?

    Thật ra đây không còn là việc cản cá nhân ông Kavanaugh nữa, mà cũng chẳng còn là chuyện phá TT Trump luôn.
    Vấn đề đi xa hơn hơn cá nhân hai vị này rất nhiều. Càng không phải là chuyện sex gì đó của mấy bà vô danh.
    Trên bàn cân là hướng đi của toàn bộ xã hội Mỹ trong cả một thế hệ tới.

    Ta nhìn lại TCPV.
    Tư pháp là nhánh thứ ba của cơ cấu chính quyền Mỹ, sau hành pháp và lập pháp, mà trong ngành tư pháp, TCPV là cơ quan có tiếng nói quyết định. Cho đến nay, ít người để ý đến vai trò của TCPV, nhưng trên thực tế TCPV nắm giữ vai trò then chốt hơn cả hai nhánh kia.

    Đây là nhánh có trách nhiệm ‘bảo vệ Hiến Pháp’ trên nguyên tắc, nhưng trên thực tế, có quyền ‘diễn giải’ Hiến Pháp, nghiã là gián tiếp thay thế luôn cả Hiến Pháp, là nền tảng của thể chế chính trị Mỹ.


    Điểm cực kỳ quan trọng của TCPV là nhân sự và quyết định của TCPV là chuyện vĩnh viễn. Các thẩm phán ngồi đó cho đến chết hay tự ý từ chức với lý do chính đáng.
    Các án quyết có giá trị hầu như vĩnh viễn, không ai thay đổi được, ngoại trừ chính TCPV. Trong khi nhân sự trong hành pháp và lập pháp đến rồi đi, có thể thay đổi vài năm một lần, và những quyết định của hành pháp và những luật của lập pháp cũng vậy, có thể thay đổi liên tục.

    Hơn thế nữa, TCPV cũng có quyền hủy bỏ các quyết định của hành pháp hay các luật của lập pháp, trong khi cả hành pháp lẫn lập pháp đều không thể đụng đến một án quyết của TCPV.

    Trong cái nhìn đó, TCPV đóng vai trò cực kỳ quan trọng, như thuyền trưởng lái con tầu Cờ Hoa đi về hướng tả hay hữu. Hành pháp và lập pháp chỉ là thủy thủ đoàn.

    Trước đây, TCPV có bốn vị bảo thủ, bốn vị cấp tiến và một vị... ‘trung dung’, là TP Kennedy. Một cách thật ngắn gọn và giản dị, ông Kennedy có khuynh hướng bảo thủ về các vấn đề chính trị và kinh tế như quyền mang vũ khí, quyền tự do gây quỹ tranh cử, quyền hạn của hành pháp,... nhưng lại thiên về cấp tiến trong các quyết định mang tính xã hội, như ủng hộ phá thai, hôn nhân đồng tính, trợ cấp,...

    Khi TP Kennedy từ chức và ông Kavanaugh được bổ nhiệm thay thế thì phe cấp tiến hốt hoảng sợ những cải cách xã hội của các tổng thống cấp tiến từ thời TT Kennedy, qua thời các TT Johnson, Clinton và Obama sẽ bị thu hồi, nhất là luật cho phá thai tự do.
    Kinh hoàng hơn nữa cho phe DC là họ sẽ phải chịu đựng sự ‘thống trị’ của khuynh hướng bảo thủ, ngăn chặn bước tiến của ‘văn minh cấp tiến’ của họ trong hai ba chục năm nữa, tức là trong nguyên một thế hệ.

    Đó là chưa nói đến việc trong ngắn hạn, TP Kavanaugh có thể là người sẽ cứu TT Trump nếu ông này bị thưa kiện ra trước TCPV vì bất cứ chuyện gì.

    TP Kavanaugh trước đây là phụ tá cho công tố Kenneth Starr truy tố TT Clinton. Nhưng sau đó, ông làm phụ tá cho TT Bush và thay đổi lập trường, cho rằng sau khi làm phụ tá cho TT
    Bush thì ông khám phá ra trách nhiệm khổng lồ của một tổng thống và sự nguy hại của việc truy tố một tổng thống đương nhiệm.

    Do đó, quan điểm hiện nay của TP Kavanaugh là không truy tố tổng thống khi còn tại chức, mà phải đợi sau khi mãn nhiệm muốn truy tố gì thì truy tố.
    Đây dĩ nhiên là chuyện phe DC không chấp nhận vì họ muốn đảo chánh TT Trump càng sớm càng tốt qua việc truy tố về một tội nào đó.

    Vì hậu quả của việc bổ nhiệm ông Kavanaugh đối với họ quá lớn, quá tai hại, nên phe DC chấp nhận trả mọi giá để cản cho bằng được ông Kavanaugh.

    Đó chính là lý do tại sao bà Ford được lôi từ trong nhà kho của 35 năm trước, chùi rửa rồi mang ra trình làng. Cho dù không bằng chứng hay nhân chứng cũng không sao, vì đây không còn là chuyện pháp lý, phải chứng minh tội lỗi gì hết, mà là chuyện chính trị, đánh là đánh, không cần lý do hay lý luận.

    Ai cũng thấy chuyện bà Ford là chuyện vớ vẩn. Cả phe DC cũng thấy vậy khi bà TNS Feinstein nhìn nhận không chắc bà Ford đã nói thật, nhưng đây là cách cuối cùng không còn cách nào khác để cản ông Kavanaugh cũng như để chiếm đa số tại Thượng Viện.
    Họ hy vọng việc này sẽ khích động cử tri phụ nữ trước ngày bầu cử, khiến các nghị sĩ CH rét, phải chịu thua.

    Phe CH hiểu rất rõ vấn đề nên bằng mọi giá tìm cách phê chuẩn ông Kavanaugh trước bầu cử. Không ai biết chắc kết quả bầu cử, nếu CH mất Hạ Viện không sao, nhưng mất Thượng Viện thì sẽ là đại họa cho CH vì phe DC sẽ bác bất cứ ai được TT Trump đề cử vào TCPV (hay bất cứ chức vụ nào khác) để rồi tất cả các quyết định của các tòa phá án liên bang, phần lớn do quan tòa cấp tiến của các TT Clinton và Obama nắm, sẽ có hiệu lực (chuyện này đã bàn qua tuần rồi).

    CH hiện chỉ có đa số đúng 1 phiếu tại Thượng Viện. Chỉ cần 2 nghị sĩ CH ‘đào ngũ’ là ông Kavanaugh sẽ không được phê chuẩn. Hiện chỉ còn ba nghị sĩ CH với quan điểm chưa rõ rệt, đòi FBI điều tra trước; bù lại, cũng có ít ra là 3 nghị sĩ DC có thể bỏ phiếu thuận.

    Trong câu chuyện TP Kavanaugh, vấn đề xin lập lại để mọi người nhìn cho rõ: chẳng liên quan gì đến cá nhân ông Kavanaugh hay cá nhân TT Trump, càng không liên hệ đến chuyện sex hay bảo vệ phụ nữ hay gì gì khác.
    Quý bà trước khi la hoảng cần nhìn cho rõ họ đang bị lợi dụng làm vũ khí đánh nhau thôi.

    Tất cả chỉ vì mục tiêu của đảng DC và TTDC là bảo vệ ý thức hệ cấp tiến bằng cách cản việc ông Kavanaugh trở thành thẩm phán TCPV thôi. Cản việc nước Mỹ rẽ qua hướng bảo thủ.
    Do đó, tất cả những tranh cãi về thủ tục pháp lý và lý luận phải trái, bằng chứng hay nhân chứng, đều bằng thừa.

    Đối với phe DC, mục tiêu tối hậu biện minh cho mọi phương tiện. Chấm hết.

    Tin giờ chót: Ủy Ban Tư Pháp đã biểu quyết khuyến cáo việc phê chuẩn TP Kavanaugh, theo đúng làn ranh đảng phái, 11 thuận, 10 chống.
    Tuy nhiên, Thượng Viện đã yêu cầu TT Trump ra lệnh cho FBI điều tra thêm, với thời hạn cuối nộp báo cáo là Thứ Sáu 5/10 để TV có thể biểu quyết Thứ Ba 9/10.
    Một lần nữa, phe CH tháo lui, nhượng bộ phe DC, để cho FBI điều tra trước khi biểu quyết.

    Quý độc giả nào nghĩ sau khi FBI điều tra và bạch hóa ông Kavanaugh, phe DC sẽ vui vẻ chấp nhận, biểu quyết phê chuẩn ông Kavanaugh, xin cho biết danh tánh.
    Kẻ này sẽ trân trọng tặng giải thưởng “Người ngây ngô nhất thế giới”.

    Vũ Linh
    Sep 29, 2018 (
    http://diendantraichieu.blogspot.com/2018/09/su-that-sau-tan-tuong-ieu-tran.html)

  2. #62
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135


    Thống kê mới nhất về truyền hình Mỹ cho thấy Fox News tiếp tục thống trị các chương trình nói chuyện về chính trị Mỹ trong khi CNN tiếp tục đứng hạng bét trong tháng Chín này. Tổng số người coi Fox lớn hơn gấp 4 lần số người coi CNN.




    TIN HÀNH LANG VỤ KAVANAUGH

    Câu chuyện ông Kavanaugh có một triệu chuyện lẩm cẩm ngoài lề mà khuôn khổ bài Bình Luận không cho phép bàn tới. Đành tạm mượn trang Tin Vắn để nói thêm.

    Ngoài bà Ford ra, TP Kavanaugh đã bị hai bà khác tố.


    • Bà đầu tiên là Deborah Ramirez, bạn học năm thứ nhất tại đại học luật Yale của ông Kavanaugh. Bà này tố trong một buổi tiệc nhậu của sinh viên Yale, bà say bí tỷ, bị ông Kavanaugh khi đó 18 tuổi, cũng say không kém, đè ra, tuột quần rồi dí của quý vào mặt bà. Nhưng rồi cũng chẳng có chuyện gì khác. Ông Kavanaugh kéo quần lên rồi ra khỏi phòng.
      Báo New York Times phỏng vấn mấy chục cựu sinh viên Yale, hy vọng tìm được ra người xác nhận câu chuyện của bà Ramirez, nhưng không tìm ra ai hết. Bà Ramirez từ chối ra điều trần vì bà nói không nhớ hết chi tiết câu chuyện.



    • Bà thứ nhì độc đáo hơn, là bà Julie Swetnick, do ông Avenatti ‘giới thiệu’. Ông Avenatti là luật sư của bà đào chuyên đóng phim sex đang kiện cáo TT Trump. Bà Swetnick tố ông Kavanaugh tham gia cả chục buổi tiệc nhậu trong đó thanh niên hãm hiếp tập thể các cô. Bà này không được mời ra điều trần vì nhẩy ra tố cáo quá muộn.
      Bà Swetnick là người đầy ‘thành tích’, bị thưa kiện vì thiếu thuế, và không biết bao nhiêu chuyện tiền bạc khác. Bà đang bị một công ty bà làm việc thưa kiện. Bà cũng dính dáng vào thưa kiện tùm lum với ông kép cũ. Ông kép này đã tuyên bố bà Swetnick là chuyên gia nói láo không ai nên tin bà. Câu hỏi là tay ma giáo Avenatti đã trả bà này bao nhiêu tiền để bà tố ông Kavanaugh giờ chót.

    Cả hai bà, chẳng bà nào có bằng chứng hay nhân chứng gì hết.

    Hàng trăm sinh viên đai học Yale biểu tình bãi học phản đối ông Kavanaugh. Đây là một tin đáng lo hơn đáng buồn. Sinh viên Yale tương lai sẽ là những luật gia ưu tú nhất của Mỹ. Họ biểu tình vì cho là bà Ford đã nói sự thật trong khi ông Kavanaugh có tội và ông có bổn phận chứng minh mình vô tội.
    Luật pháp Mỹ từ trước đến giờ dựa trên nền tảng lý luận “không có tội cho đến khi chứng minh được có tội”. Đám sinh viên luật của Yale bây giờ lật ngược nền tảng đó, cho là người bị tố là có tội phải chứng minh mình vô tội.
    Đại khái, tôi có thể tố cáo bất cứ ai về bất cứ tội gì, vô tội vạ. Người bị tôi tố có trách nhiệm phải chứng minh là không có tội. Một lý luận ai đồng ý xin ghi tên gia nhập đảng DC.

    TTDC chỉ trích ông Kavanaugh.
    Vài ngày trước khi ra Thượng Viện điều trần, ông bà Kavanaugh đã lên Fox News trả lời phỏng vấn trực tiếp. Ông nghiêm trang nói chuyện từ đầu vì nói chuyện với khán giả TV và nhà báo mà ông cho là không có đính dáng gì về chuyện bôi bác ông. Ông chỉ muốn bình tĩnh trình bày câu chuyện. Bị TTDC đả kích ông là loại người máy, robot, không có đủ cảm xúc, đủ tình người để làm thẩm phán TCPV.

    Mấy ngày sau ông Kavanaugh ra trước Thượng Viện, đỏ mặt đả kích những nghị sĩ DC ngay trong Ủy Ban đang phá tan sự nghiệp và gia đình ông. TTDC phê bình ông quá xúc động, không đủ bình tĩnh làm thẩm phán TCPV.
    Cách nào thì cũng không wa-li-phai thôi. Có gì lạ?

    Bà nghị sĩ Hirino hỏi mớm bà Ford “khi bà tố cáo chuyện này, bà có động cơ chính trị nào không?” Dĩ nhiên là bà Ford trả lời “không”. Nên nhớ bà Ford là một phụ nữ trí thức, dạy học tại đại học Palo Alto, ghi danh là thuộc đảng DC. Phụ nữ trí thức của Cali là thành phần cử tri cấp tiến nồng cốt của DC, chống Trump kịch liệt nhất.

    TNS Jeff Flake là dân CH, của tiểu bang Arizona, cùng tiểu bang với cố Người Hùng McCain. Ông Flake là một trong những nghị sĩ CH chống TT Trump mạnh nhất. Ông coi thăm dò dư luận, được hậu thuẫn của chưa tới 18% cử tri CH, nên tuyên bố không ra tranh cử nữa.
    Trong cuộc điều trần của ông Kavanaugh, ông Flake ngồi im từ đầu đến cuối, phát biểu một câu chung chung chưa tới một phút.

    Sau đó ông tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Kavanaugh. Ngay sau đó, bị phe tả uy hiếp sao đó, ông de lui, cho biết sẽ chỉ ủng hộ nếu có FBI điều tra. Hai bà nghị sĩ CH khác là bà Murkowski của Alaska và Collins của Maine, mừng như bắt được vàng vì trước đây không ủng hộ ông Kavanaugh, vồ lấy cơ hội, ép đảng CH phải cho FBI điều tra, nếu không họ sẽ chống ông Kavanaugh.
    Phe CH đếm phiếu, thấy không đủ, đành phải chấp nhận để FBI điều tra, cho DC thêm một tuần câu giờ.

    Ai biết được trong một tuần sẽ có thêm bao nhiêu nạn nhân, bao nhiêu nhân chứng mới nữa, bao nhiêu người FBI cần phải phỏng vấn nữa. Biết đâu tới hạn kỳ lại tìm ra được lý do mới để trì hoãn nữa?


    ROSENSTEIN BỊ RẮC RỐI
    Báo New York Times đã xì ra một tin động trời về thứ trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein.
    Một tháng sau khi ông đưọc bổ nhiệm, tháng Năm năm 2017, ông đã có buổi họp nội bộ trong bộ Tư Pháp. Nhiều quan chức của bộ đã đả kích TT Trump, một số không nhỏ thuộc thành phần Nhà Nước Ngầm còn lại từ thời TT Obama (trong đó có bà luật sư Lisa Page, ‘mèo hai chân’ của ông Strzock; hai người này nổi tiếng đã tìm mọi cách đánh phá TT Trump ngay từ trước khi bầu cử).

    Trong cuộc thảo luận nội bộ, có tin là ông Rosenstein đã “đề nghị gắn máy thu âm trong các buổi họp nội các để lấy bằng chứng truy tố TT Trump không đủ khả năng lãnh đạo, và truất phế ông”.

    Báo NYT viện dẫn nhiều nguồn tin nặc danh, nhưng cũng viện dẫn một ký chú của ông McCabe, khi đó là quyền giám đốc FBI.
    Ông Rosenstein ban đầu đã cải chính, sau đó xác nhận có nói điều đó, nhưng không có ý đó, mà chỉ là hỏi móc mấy người chống TT Trump, kiểu như “thế mấy ông muốn tôi phải làm gì? Gắn máy thu âm… sao?”

    Ngay sau khi tin này được bung ra, báo chí đã loan tin ông Rosenstein biết sẽ bị sa thải nên đã đi gặp chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, tướng Kelly để xin từ chức. Nhưng tin này sau đó bị coi là tin sai. Ông Rosenstein đi gặp tướng Kelly với tư cách đại diện cho bộ trưởng Sessions, họp về một vấn đề khác.

    Sau đó, Tòa Bạch Ốc loan tin TT Trump sẽ gặp ông Rosenstein tại Tòa Bạch Ốc ngày Thứ Năm vừa qua. Nhưng vì trùng ngày với cuộc điều trần của ông Kavanaugh nên cuộc gặp mặt được hoãn lại đến tuần tới. Trong khi đó, TT Trump cũng đánh tiếng cho biết ông sẽ không có quyết định gì về ông Rosenstein cho đến sau khi bầu cử.

    Nhiều quan sát viên tin là sau bầu cử, TT Trump sẽ dọn dẹp nhà cửa và nhiều nhân viên nội các sẽ ra đi, trong đó có triển vọng là hai ông Rosenstein và Sessions đều sẽ bị thay thế. Hai ông tướng được chú ý nhiều là ông Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng, và Kelly, chánh văn phòng.
    Tin giờ chót, Hạ Viện đã triệu ông Rosenstein ra điều trần kín về vụ gắn máy thu âm này, và ông Rosenstein đã chấp nhận.
    Chưa rõ chừng nào thì sẽ có điều trần, nhưng chắc sẽ là sau khi ông Rosenstein gặp TT Trump. Hạ Viện đòi ông Rosenstein ra báo cáo do áp lực của khối bảo thủ trong đảng CH, đã bất mãn với ông Rosenstein từ lâu.

    Một tin đặc biệt mà hình như không báo hay đài TV nào nhắc lại: đúng một ngày sau cuộc họp nội bộ đả kích Trump đó, ông Rosenstein bổ nhiệm ông Mueller làm công tố đặc biệt điều tra TT Trump ‘thông đồng’ với Nga. Câu chuyện dường như cho thấy rõ việc bổ nhiệm công tố Mueller đã được ông Rosenstein quyết định như thế nào: do áp lực của khối Nhà Nước Ngầm trong bộ Tư Pháp.


    TT TRUMP SẼ GẶP KIM
    Tòa Bạch Ốc cho biết ngoại trưởng Mike Pompeo đang chuẩn bị cho một cuộc họp lần thứ hai giữa TT Trump và chủ tịch Bắc Hàn, trước cuối năm nay, theo lời đề nghị của chủ tịch BH.

    Tình hình BH càng ngày càng tiến triển tốt đẹp hơn mọi dự đoán. Hai vị lãnh đạo Nam và Bắc Hàn đã gặp nhau lần thứ ba, lần này tại thủ đô BH, Bình Nhưỡng, như bản Tin Vắn tuần rồi đã đề cập.


    CHUYỆN ÔNG COMEY
    Trong một buổi nói chuyện với một nhà báo, ông Eric Holder, cựu bộ trưởng Tư Pháp của TT Obama đã cho biết nếu ông còn là bộ trưởng Tư Pháp khi giám đốc Comey họp báo tuyên bố chấm dứt cuộc điều tra về emails của bà Hillary, thì ông đã sa thải ông Comey ngay khi đó rồi. Ông Holder làm bộ trưởng đến năm 2015 và được bà Loretta Lynch thay thế.

    Theo ông Holder, ông Comey trong tư cách giám đốc FBI không có quyền họp báo rồi tự quyết định chấm dứt cuộc điều tra, tố bà Hillary đủ tội nhưng lại không truy tố bà này. Toàn là những việc chéo cẳng ngỗng mà lại đi quá quyền hạn.

    Câu chuyện TT Trump cách chức ông Comey là cả một sự mỉa mai phản ảnh rõ tính giả dối phe đảng của khối DC cũng như TTDC. Toàn bộ khối này tức giận những việc làm của ông Comey mà họ cho đã là yếu tố then chốt khiến bà Hillary thất cử. Họ đòi lấy đầu ông Comey. Nhưng khi TT Trump cách chức ông Comey thì thái độ của họ quay ngược 180 độ, ca tụng ông Comey rồi chỉ trích TT Trump đã sa thải ông Comey vì ông này đã dám điều tra TT Trump.

    Cái bà dân biểu cuồng điên chống Trump, Maxine Waters, trước đó một hai đòi cách chức ông Comey. Đến khi TT Trump làm thật thì ngay sau đó, bà đổi giọng, đả kích TT Trump đã sa thải ông Comey. Được hỏi về chuyện tráo trở này, bà trả lời tỉnh bơ “Ý tôi muốn đòi bà Hillary cách chức hắn chứ Trump thì không có quyền vì Trump không phải là tổng thống của tôi”.
    Chính trị muôn mặt hay lưỡi không xương?


    HẬU THUẪN CỦA ĐẢNG CH VÀ TT TRUMP
    Theo thăm dò mới nhất của Bloomberg, một công ty con của tỷ phú Bloomberg, cựu thị trưởng New York, chỉ số đo mức lạc quan trong kinh doanh đã tiếp tục leo qua những kỷ lục mới, đưa đến việc hậu thuẫn của đảng CH leo thang theo.

    Theo Bloomberg, chỉ số lạc quan rất cao trong khối cử tri CH dĩ nhiên, nhưng cũng rất cao trong khối độc lập không đảng phái (Independents), lên tới mức gần 60 điểm:

    Nhìn vào biểu đồ, ta thấy chỉ số lạc quan đã ở mức thấp nhất trong nhiệm kỳ đầu của TT Clinton (1990-1994), hai năm cuối của Bush (2007-2008), và suốt nhiệm kỳ đầu của TT Obama (2009-2014).

    Tỷ lệ hậu thuẫn CH cũng đã leo thang theo, hiện nay đang ở mức 45%, tăng 9 điểm so với mức 36% của tháng 9 năm ngoái. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2011, cách đây hơn 7 năm, ngay sau khi CH đánh bại DC thảm thiết trong cuộc bầu cử giữa mùa đầu tiên dưới thời TT Obama khiến DC mất 63 ghế tại Hạ Viện.

    Theo một thăm dò khác của cơ quan Gallup, đảng DC đang gặp khó khăn với giới trung lưu đồng thời cũng đang mất hậu thuẫn của phụ nữ, là hai khối cử tri then chốt của đảng này.

    Cách đây một năm, DC được hậu thuẫn của 46% giới trung lưu trong khi CH chỉ được 36%. Hiện nay, con số này đã bị lật ngược khi DC được hậu thuẫn của 45% cử tri nhưng hậu thuẫn của CH leo lên tới 49%.

    Tỷ lệ hậu thuẫn cũng theo chiều hướng tương tự với phụ nữ. Cách đây một năm tỷ lệ phụ nữ hậu thuẫn DC-CH là 49%-35%. Bây giờ tỷ lệ đó đã trở thành 48%-40%.
    Những con số trên đã mang lại hy vọng đảng CH sẽ không bị thua đậm trong kỳ bầu quốc hội tới, mà trái lại, có hy vọng thắng lớn.


    TƯƠNG LAI BÀ HILLARY
    Một thăm dò mới của công ty American Barometer cho thấy nếu bà Hillary ra tranh cử tổng thống lần nữa vào năm 2020, bà sẽ thất bại vì không đủ hậu thuẫn. Theo thăm dò, bà Hillary chỉ được hậu thuẫn của 44% dân Mỹ, tức là chỉ có khối DC trung kiên còn ủng hộ trong khi bà không có phiếu của khối CH và nhất là của khối độc lập không đảng phái.

    Tin vui cho những người chống TT Trump: thăm dò cũng cho thấy TT Trump chỉ được hậu thuẫn của 36% cử tri Mỹ.
    Nói cách khác, cặp Hillary – Trump vẫn là hai ứng cử viên tổng thống được ít hậu thuẫn nhất trong lịch sử bầu tổng thống Mỹ.
    Thăm dò cũng cho thấy ngay cả trong khối DC, hai phần ba cũng bác bỏ các ứng cử viên thiên tả cực đoan của đám ông cháu Sanders – Ocasio Cortez. Nói chung cho tất cả các cử tri, gần 80% dân Mỹ không chấp nhận cặp ông cháu này.


    CNN HẠNG BÉT
    Thống kê mới nhất về truyền hình Mỹ cho thấy Fox News tiếp tục thống trị các chương trình nói chuyện về chính trị Mỹ trong khi CNN tiếp tục đứng hạng bét trong tháng Chín này. Tổng số người coi Fox lớn hơn gấp 4 lần số người coi CNN.


    FOX MSNBC CNN
    HANNITY 5,857,000

    INGRAHAM 5,369,000

    TUCKER 5,283,000

    MADDOW
    4,033,000
    HAYES
    2,791,000
    O’DONNELL
    2,750,000
    COOPER

    2,061,000
    CUOMO

    1,889,000
    TỔNG CỘNG 16,509,000 9,574,000 3,950,000

    Trong một tin liên hệ, ông Ted Turner, chồng cũ của bà Hà Nội Jane Fonda, cũng là sáng lập viên đài CNN, trong một cuộc nói chuyện với đài CBS, đã than phiền CNN đã bị chính trị hóa quá nặng nề, ít chú tâm về việc thông tin trung thực, và do đó, thiếu cân bằng. Ông Turner đã không có liên hệ gì đến CNN từ lâu rồi.


    GOOGLE GẶP DÂN BIỂU CH
    Tổng giám đốc Google, ông Sundar Pichai, sẽ gặp một số dân biểu CH trong nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa công ty Google với khối CH.
    Google là trang mạng nổi tiếng như cuốn tự điển vĩ đại nhất lịch sử, mà bất cứ ai có thắc mắc muốn tìm hiểu về bất cứ chuyện gì cũng đều có thể vào đó truy cứu, hay tìm tài liệu.

    Lúc sau này, Google đã bị tố cáo ‘phe đảng’, có khuynh hướng cấp tiến, thường hay dìm những tin tức hay tài liệu có lợi cho tư tưởng bảo thủ trong khi quảng bá mạnh mẽ các tin tức và tài liệu cấp tiến.

    Google không phải là trang mạng thông tin duy nhất bị tố phe đảng. Ngay cả Facebook cũng bị tố phe đảng, thường hay xoá hay không đăng những trang hay tin có tính bảo thủ, đặc biệt là kiểm duyệt những trang của các nhân vật bảo thủ.

    Cả Google lẫn Facebook đều bị tố là đã hợp tác mật thiết với các chính quyền các nước độc tài, kiểm soát thông tin quần chúng chặt chẽ như Trung Cộng và Việt Cộng. Tại Việt Nam, Facebook bị tố cáo đã chặn cửa cho những tiếng nói chống đối chế độ.

    Trong một tin liên hệ, Facebook cho biết vừa khám phá ra trương mục của hơn 50 triệu khách hàng đã bị tin tặc thâm nhập. Công ty còn đang điều tra và chưa biết đã có những tai hại nào.

    Vũ Linh, 29/9/2018
    Tin vắn Hoa Kỳ cuối tuần 29/9/2018 (https://baotgm.net/vu-linh-tin-van-cuoi-tuan-29-9-2018/)

  3. #63
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Bà Hillary cho biết bà theo dõi cuộc điều trần trên TV và thấy cần phải tin bà Ford. Bà nhận định phụ nữ đã bị coi thường, xử ép, không ai tin lời của họ từ quá lâu.
    Câu hỏi cho bà Hillary: thế năm xưa, trước khi cái áo đầm dính tinh khí của ông chồng bà bị lộ ra, bà tin cô Monica hay bà tin ông chồng?
    Kẻ này nhớ lại câu nói của đại triết gia Pháp Voltaire: “Chính trị là phương tiện để những chính khách không có nguyên tắc chỉ đạo, dùng để điều khiển những người không có trí nhớ”.
    Bà Hillary có nguyên tắc gì không? Có nghĩ là dân Mỹ không có trí nhớ?



    VỤ KAVANAUGH TIẾP TỤC SÓNG GIÓ


    Câu chuyện TP Kavanaugh chưa kết thúc. Hai bài bình luận hai tuần liền tưởng đã quá đủ. Nhưng rồi vẫn... chưa đủ. Xin thành thật cáo lỗi cùng quý độc giả nào cảm thấy quá nhàm chán, nhưng đây vẫn còn là câu chuyện thời sự nóng bỏng, đáng tiếc thay.
    Tuy nhiên, kẻ này xin hứa đây là bài cuối, bất kể kết quả báo cáo của FBI viết gì hay Thượng Viện biểu quyết như thế nào. Cùng lắm thì sẽ chỉ có vài mẫu tin trong trang Tin Vắn thôi.

    Trong khi mọi bên chờ FBI điều tra bổ túc thêm sau khi đã điều tra ông Kavanaugh 6 lần, thì cuộc chiến vẫn tiếp tục, với bên bênh bên chống bắn nhau loạn đả không ngừng nghỉ.

    Dưới đây là vài tin mới nhất, không theo thứ tự đặc biệt nào. Chỉ muốn giúp quý độc giả có thêm dữ kiện bàn ra tán vào.
    Trong mấy ngày qua, thiên hạ đã nhìn thấy phe cấp tiến tung ra chiến lược mới chống TP Kavanaugh, dựa trên 4 mũi tấn công mới:
    - Tố ông Kavanaugh phe đảng;
    - Chê ông Kavanaugh thiếu bình tĩnh;
    - Chỉa mũi dùi vào tội mới của ông Kanavaugh, nghiện rượu;
    - Đặt vấn đề FBI điều tra hời hợt.

    Câu chuyện tấn công tình dục bà Ford dường như lọt đài, chìm vào lãng quên phần nào vì quá lỏng lẻo.

    TTDC loan tin TT Trump giới hạn cuộc điều tra tối đa, chỉ cho FB được thẩm vấn hai người là bà Ford và bà Ramirez, ngay sau đó bị TT Trump vạch tội loan tin fake news.

    Ông cho biết FBI có quyền điều tra và thẩm vấn bất cứ ai tùy nhu cầu, kể cả bà Swetnick mà ai cũng biết chỉ là màn xiếc tự quảng cáo lếu láo của luật sư Avenatti của bà đào đóng phim sex. Tuy nhiên, không được kéo dài cuộc điều tra thành màn đi mò cua vô hạn định như công tố Mueller đang làm. Hạn chót nộp báo cáo: Thứ Sáu 5/10/2018.

    Báo cáo được FBI hoàn tất và đệ nạp TT Trump khuya Thứ Ba 2/10. FBI không phỏng vấn bà Ford và ông Kavanaugh.

    Về cuộc điều tra của FBI, ngay từ đầu, bà Feinstein đã chuẩn bị chiến trường cho trận đánh tới, viết thư cho Tòa Bạch Ốc và FBI yêu cầu làm sáng tỏ tầm mức cuộc điều tra vì bà nghi ngờ cuộc điều tra không đầy đủ và chu đáo.

    Đây là mũi dùi mới của khối DC: dàn trận để bác bỏ kết quả điều tra của FBI ngay từ khi FBI chưa bắt đầu điều tra vì biết báo cáo sẽ không thuận lợi cho phe DC. Đòi điều tra cho bằng được, đến lúc được thì đổi giọng tố điều tra không đáng tin. Cái lộ liễu của DC phảng phất mùi khinh thường cả thiên hạ.

    Thật ra, chẳng có gì để điều tra hết. Câu chuyện xẩy ra giữa 5 người, 1 người tố, 1 người bị tố đã bác bỏ toàn bộ câu chuyện, và 3 người được đưa ra làm nhân chứng thì đều cho biết không nhớ đã có buổi tiệc đó. Thế thì điều tra cái gì?
    Phe DC chỉ là muốn câu giờ trong khi phe CH chấp nhận điều tra như là cái dù che mưa, giúp cho vài nghị sĩ lừng chừng có thể biểu quyết thuận.

    Bà Rachel Mitchell, công tố đặt câu hỏi với bà Ford trong cuộc điều trần đã cho biết theo nhận định của bà, bà Ford không đủ lý do vững chắc để thưa kiện ông Kavanaugh trước một tòa án bình thường, và không có một công tố nào có thể kết tội ông Kavanaugh dựa trên tố giác của bà Ford được.

    TNS Lindsey Graham, người bênh vực TP Kavanaugh mạnh nhất trong cuộc điều trần vừa qua, lên tiếng kêu gọi FBI điều tra làm sao bức thư nặc danh của bà Ford gửi cho bà Feinstein lại bị lộ ra cho Washington Post, ai xì ra, bà Ford hay bà Feinstein? Đồng thời, FBI cũng phải truy xét vai trò của bà Feinstein trong toàn bộ câu chuyện.

    Phe cấp tiến tìm ra được chiêu võ mới tấn công ông Kavanaugh: chê ông này mang tính phe đảng quá nặng cũng như đã có vẻ quá xúc động khi ra điều trần, chứng tỏ không đủ công tâm và không đủ bình tĩnh để làm thẩm phán TCPV.

    Nói về tính phe đảng, TP Kavanaugh trong cuộc điều trần đã cố biện hộ cho mình và phơi bày ra những tấn công vô lý của các đối thủ chống ông như họ đã tố ông là ‘evil’, là hàng triệu người sẽ chết nếu ông vào TCPV, là ông đã tham gia vào các vụ hãm hiếp hội đồng,…
    Ông đả kích những người đã tung những luận điệu xuyên tạc đầy ác ý và vô lý đó. Tại vì những người tung những tố giác đó chính là vài nghị sĩ DC trong Ủy Ban Tư Pháp, nên TTDC tố ngay ông Kavanaugh đã có tính phe đảng, dám đả kích các nghị sĩ DC.

    Theo kiểu lý luận này, các nghị sĩ DC tha hồ vu cáo, nhục mạ ông Kavanaugh, nhưng nếu ông này dám than phiền mấy ông bà DC đó thì đã có nghĩa là ông Kavanaugh có tính phe đảng.
    Nôm na ra, một quan tòa công tâm không phe đảng theo định nghiã của TTDC phải là một quan tòa không đụng đến đảng DC.

    Về sự xúc động của ông Kavanaugh, quý độc giả thử đặt mình vào chỗ ông Kavanaugh: bị vu cáo và bị đánh tàn nhẫn như vậy, quý vị có thể bình tĩnh như cái tủ lạnh được không?
    Trước khi ném đá vào người khác, có nên tự soi gương không?

    Năm xưa, thống đốc DC Micheal Dukakis ra tranh cử tổng thống. Ông chủ trương chống án tử hình bất kể tội phạm nặng cỡ nào. Trong cuộc tranh luận trên TV với ông Bush cha, ông Dukakis bị hỏi “Nếu như bà vợ ông bị hãm hiếp và giết chết, ông có chấp nhận án tử hình chống hung thủ không?”.
    Ông Dukakis mặt tỉnh bơ, không đỏ mặt cũng chẳng ‘nghiến răng nghiến lợi’ gì, bình tĩnh nêu ra đủ thứ luật lệ rồi nhấn mạnh ông sẽ áp dụng luật. Ông Dukakis thất cử.
    Các chuyên gia khi đó cho rằng ông Dukakis đã chứng tỏ mình là một cái máy không có tình người, không thể làm tổng thống được vì tổng thống là người lúc nào đầu óc cũng phải tỉnh táo dĩ nhiên, nhưng cũng phải có tình người để hiểu lòng người, ý dân.

    Xin nhắc lại, vài ngày trước khi ra điều trần, hai ông bà Kavanaugh lên đài TV Fox để phỏng vấn. Ông nói chuyện bình tĩnh, nghiêm chỉnh vì nói với phóng viên đài Fox và cho khán giả nghe, là những người không có trách nhiệm gì trong vụ tấn công ông.
    Phe cấp tiến xúm vào chê ông là robot, người máy trả bài, không có tình người, có vẻ nhu nhược, không thể làm quan toà được. Không khác gì trường hợp ông Dukakis mấy.
    Vào cuộc điều trần, đối diện với những người cố tình muốn tàn sát ông, tàn sát sự nghiệp và gia đình ông, ông xúc động và nặng lời thì bị tố thiếu bình tĩnh. Nói cách khác, kiểu gì thì cũng bị đánh.

    Cụ xã nghĩa Bernie Sanders đã tung ra mặt trận mới, ồn ào lên tiếng đòi FBI điều tra cặn kẽ quá khứ của ông Kavanaugh từ ngày bắt đầu vào trung học đến hết thời sinh viên, xem ông này đã uống bao nhiêu bia, đã say xỉn mấy lần, tham dự các đêm hoan lạc bao nhiêu lần,…
    Cụ Sanders vẫn còn ‘nhân đạo’, chưa đòi điều tra xem ông Kavanaugh đã hãm hiếp bao nhiêu phụ nữ.

    Ta thấy phe DC bắt đầu chuyển hướng, nại ra cớ khác để đòi FBI điều tra tiếp. TTDC (New York Times, Washington Post, CNN, NBC,...) tiếp hơi, đổi đề tài, không viết về bà Ford nữa vì cơ sở tố cáo quá lỏng lẻo, không ăn khách, bây giờ viết về chuyện ông Kavanaugh say xỉn thời sinh viên.

    Ngoài ra, nhiều mũi tên khác cũng đang được bắn tới tấp vào ông Kavanaugh, hy vọng sẽ có một mũi bắn trúng tử huyệt.
    Bà Feinstein than phiền ông Kavanaugh đã không tôn trọng các nghị sĩ DC.
    Làm như thể các nghị sĩ DC rất tôn trọng TP Kavanaugh vậy.
    Tôn trọng là con đường hai chiều chứ không phải một chiều. Đòi hỏi người khác phải tôn trọng mình trong khi mình đạp người ta xuống bùn là một đòi hỏi lố bịch.

    Báo USA Today, có lẽ hy vọng đoạt giải Pulitzer về tin bẩn, đã đưa ra bài quan điểm kinh hồn: cần phải cấm TP Kavanaugh không được tới gần trẻ con, cấm không cho làm ông bầu đội bóng rổ của con gái ông.
    Bị phản đối quá mạnh, USA Today sau đó đã xóa đoạn này trên bài bình luận, đổ thừa đó là quan điểm cá nhân của người viết, nhưng không có một lời xin lỗi ông Kavanaugh.

    Một tờ báo khác muốn dành giải Pulitzer với USA Today, đăng hình vẽ một cô bé gái quỳ cạnh giường cầu nguyện “Xin Chúa tha tội cho ông bố nóng tánh, nói láo, say xỉn của con đã tấn công tình dục bà Ford”.
    Ngay sau đó, phản ứng của độc giả quá mạnh khiến tờ báo đã phải xóa cái hình đó. Bức hình này bôi bác việc TP Kavanaugh trong cuộc điều trần đã kể lại chuyện con gái của ông, 10 tuổi, đã cầu nguyện cho bà Ford.

    Bà Hillary cho biết bà theo dõi cuộc điều trần trên TV và thấy cần phải tin bà Ford. Bà nhận định phụ nữ đã bị coi thường, xử ép, không ai tin lời của họ từ quá lâu.

    Câu hỏi cho bà Hillary: thế năm xưa, trước khi cái áo đầm dính tinh khí của ông chồng bà bị lộ ra, bà tin cô Monica hay bà tin ông chồng?
    Kẻ này nhớ lại câu nói của đại triết gia Pháp Voltaire: “Chính trị là phương tiện để những chính khách không có nguyên tắc chỉ đạo dùng để điều khiển những người không có trí nhớ”.
    Bà Hillary có nguyên tắc gì không? Có nghĩ là dân Mỹ không có trí nhớ?

    Tổ chức cực tả ACLU (American Civil Liberties Union) so sánh ông Kavanaugh với cựu TT Clinton. Hai câu hỏi cho ACLU:

    1) Với TT Clinton, có bằng chứng cụ thể là chiếc áo đầm dính tinh khí, vụ tố ông Kavanaugh có bằng chứng gì?

    2) Hai trường hợp ‘giống nhau’, vậy tại sao ông Clinton vẫn xứng đáng làm tổng thống mà ông Kavanaugh không xứng đáng vào TCPV?

    Về phần bà Ford, Bà nói trước Thượng Viện là bà đã run sợ khi đi thử máy dò nói dối.
    Tin mới nhất: bà Ford là chuyên gia về máy dò nói dối, và trong tư cách giáo sư tâm lý, biết rất rõ cách trả lời máy nói dối cho thông, đã từng chỉ dẫn cho một người bạn xin việc với FBI cách để lách qua cửa ải phải qua máy này mới được FBI nhận vào làm.
    Đây là tiết lộ của kép cũ của bà Ford. Bà bạn của bà Ford đã chối chuyện này. Không lẽ bà ta lại nhận đã gian trá với FBI? Đúng là chuyện lẩm cẩm.

    Anh kép cũ này cũng cho biết trong suốt thời gian sống chung với bà Ford (1992-1998) anh ta không hề nghe bà Ford nói về vụ ông Kavanaugh gì hết và cũng chẳng thấy triệu chứng bà Ford bị khủng hoảng tâm thần gì.

    Tin mới lạ về bà Ford:
    Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện, bà Ford khai năm 2012 bà phải đi gặp bác sĩ cố vấn tâm thần vì bà bị khủng hoảng tinh thần dây dưa từ vụ tấn công tình dục của ông Kavanaugh.

    Bà cho biết khi đó, bà nhất định phải làm thêm một cửa ra vào ở nhà bà. Ông chồng không đồng ý, hai vợ chồng cãi cọ. Ông chồng bắt bà vợ phải giải thích cho rõ tại sao muốn làm vậy. Bà Ford đành thú tội cho ông chồng bà cần có một cái cửa ra vào thứ hai vì bà cảm thấy sợ hãi, có cảm tưởng bị đe dọa thường trực, cần phải có nhiều lối thoát.
    Là hậu quả trực tiếp của vụ tấn công của ông Kavanaugh vẫn còn ám ảnh bà từ 30 năm trước. Cuối cùng thì ông chồng đồng ý, làm thêm cửa thứ hai và mang bà vợ đi khám bác sĩ tâm thần.

    Trong cuộc điều trần, bà Feinstein hỏi mớm bà Ford “bà xây thêm cửa vì sợ hãi cảm giác tù túng?”. Bà Ford trả lời, “đúng vậy”.

    Ai nghe câu chuyện này mà không cảm thông cho bà nạn nhân tấn công tình dục đáng thương này?
    Vấn đề là có một anh nhà báo của Real Clear Politics tên là Thomas Lipscomb đã khúc mắc đi điều tra, và khám phá ra câu chuyện... ‘coi dzậy mà hổng phải dzậy’.

    Theo anh Lipscomb, nhà bà Ford mở thêm cửa vào năm 2008 theo giấy phép của thị xã, vài tháng sau khi bà mới mua căn nhà cuối năm 2007.
    Bốn năm sau, bà mới đi khám bệnh tâm thần năm 2012, tức là hai việc dường như chẳng có gì liên hệ gì với nhau.

    Vui hơn nữa, là anh chàng Lipscomb này cũng khám phá ra là trong nhà bà Ford, cái cửa mới xây đó là cửa của một phòng riêng trong nhà mà bà Ford sửa lại để cho sinh viên thuê lại.
    Khi làm thêm cửa thì bà Ford cũng làm thêm phòng tắm riêng cho căn phòng đó. Nói cách khác, đó là cửa ra vào riêng cho căn phòng bà Ford cho thuê.
    Hiển nhiên việc làm thêm cửa chẳng có liên hệ xa gần gì đến chuyện ông Kavanaugh tấn công tình dục ba chục năm trước như bà Ford tả oán.

    Trong suốt cuộc điều trần tại Thượng Viện, bà Ford không hề nói một tiếng nào về chuyện sửa nhà, làm phòng riêng với cửa riêng cho sinh viên thuê, mà chỉ nói cần làm thêm cửa thứ hai vì sợ cảm giác tù túng, hậu quả của khủng hoản tâm thần sau vụ tấn công của ông Kavanaugh.

    Bà Swetnick, người đã từng tố cáo ông Kavanaugh tham gia vào những cuộc vui hãm hiếp tập thể thời còn học ở đại học Yale, đã được mời lên đài NBC phỏng vấn.
    Trên TV, bà xác nhận ông Kavanaugh ‘có mặt’ nhưng không tham gia, cũng không có chuyện ông cởi quần áo ‘chuẩn bị tham gia’ luôn.
    Chỉ là chuyện Yale luôn có những trận hãm hiếp tập thể như vậy và ông Kavanaugh với tư cách sinh viên Yale đã có mặt. Thế thì tội của ông này tóm lại là gì?

    Bà Swetnick đưa ra tên bốn người nhân chứng. Một người đã bác bỏ ngay, cho là không biết gì về những chuyện hãm hiếp tập thể này, một người đã qua đời, còn hai người kia chưa tìm ra, không biết có thật hay không.
    Anh kép cũ của bà Swetnick công khai tố bà này là vua nói láo, đừng ai tin bà ta.
    Trong khi đó, bà cũng bị thưa kiện lung tung về chuyện tiền bạc lộn xộn và thiếu thuế, khiến nhiều người nghi ngờ bà đã được luật sư Avenatti trả tiền để tố ông Kavanaugh.

    Điều lạ lùng là cả trăm sinh viên Yale đã bãi học, biểu tình chống ông Kavanaugh. Tức là họ nhìn nhận tại Yale đã có những buổi tiệc hoan lạc ‘hãm hiếp tập thể’ vậy sao?
    Chưa nghe bán giám đốc Yale lên tiếng. Cả sinh viên Harvard cũng bắt chước theo. Khiến ông Kavanaugh đã hủy bỏ ý định đi dạy học tại Harvard trong mùa hè tới.

    Tin buồn cho nước Mỹ: đó là những sinh viên luật của các trường lớn, tức là những đại luật gia tương lai của Mỹ: bây giờ nền tảng pháp lý của chúng là “có tội cho đến khi chứng minh được là vô tội’.
    Quý độc giả muốn an toàn, nhớ đừng chọc giận ai hết vì có thể bị tố bất cứ tội gì mà không cần bằng chứng hay nhân chứng.

    Trong khi đó, hàng trăm phụ nữ khắp nước đã lên tiếng bênh vực ông Kavanaugh, chỉ trích việc ông này bị phe cấp tiến và TTDC lôi xuống bùn mà chẳng có bằng chứng hay nhân chứng gì.
    Báo cấp tiến The Atlantic gióng chuông báo động: các bà bảo thủ đang nổi giận và nhất quyết lên tiếng trong cuộc bầu cử tới khi thấy đảng DC đã đi quá xa, khai thác phụ nữ làm vũ khí chính trị.

    TT Trump đã tuýt đả kích cuộc điều trần là đáng hổ thẹn khi nhìn thấy ông Kavanaugh bị đánh một cách cực kỳ vô lý. Ông cũng tiên đoán bất kể kết quả điều tra của FBI như thế nào, DC sẽ vẫn tiếp tục tìm cách đánh ông Kavanaugh.
    Ông kêu gọi cử tri CH có hành động bằng cách tích cực tham gia đi bầu trong cuộc bầu quốc hội một tháng nữa để ngăn chặn DC phá đám thêm nữa.

    Một bình luận gia DC, Brian Dean Wright cho rằng DC tấn công ông Kavanaugh một cách quá đáng có thể sẽ gặp phản ứng ngược của cử tri, giống như năm xưa khi khối CH nghiến răng đàn hặc TT Clinton, đưa đến việc tỷ lệ hậu thuẫn của ông Clinton vọt lên đến mức kỷ lục gần hai phần ba dân Mỹ.

    Khi bài này được viết thì mới có tin FBI đã nộp báo cáo cho Tòa Bạch Ốc và Thượng Viện. Cả Tòa Bạch Ốc và Thượng Viện đều cho biết báo cáo chẳng có gì kết tội ông Kavanaugh hết. FBI phỏng vấn 10 người, không có một người nào xác nhận câu chuyện của bà Ford và bà Ramirez hết.

    Thượng Viện đã biểu quyết Thứ Sáu 5/10 gần như theo đúng làn ranh đảng phái, 51/49, với mỗi bên có một nghị sĩ ‘phản đảng’ (bà Murkowski của CH chống, trong khi ông Manchin của DC thuận), chấm dứt thảo luận, đưa vấn đề ra trước phiên họp khoáng đại để tất cả các nghị sĩ biểu quyết việc phê chuẩn TP Kavanaugh, có thể vào ngày Thứ Bẩy 6/10.
    Chưa có nghĩa đó sẽ là số phiếu cuối cùng về việc phê chuẩn TP Kavanaugh.

    Phe cấp tiến phản đối dữ đội vì ‘FBI đã không phỏng vấn bà Ford’. Phỏng vấn gì nữa?

    Cả bà Ford lẫn ông Kavanaugh mỗi người đã bị tra hỏi bốn tiếng đồng hồ trước Thượng Viện. Bà nói gà, ông nói vịt, Thượng Viện yêu cầu điều tra xem ai nói thật. FBI chỉ cần giữ những lời khai của hai người trước Thượng Viện, rồi đi tìm dữ kiện hay nhân chứng để kiểm tra.
    Đó là việc FBI đã làm và FBI đã không phỏng vấn hai người này mà phỏng vấn 10 người khác.

    Phe cấp tiến cũng tố FBI đã phỏng vấn quá ít người. Thế nào là đủ?
    Nếu báo cáo của FBI bất lợi cho bà Ford thì phỏng vấn 1.000 người vẫn chưa đủ; nếu báo cáo bất lợi cho ông Kavanaugh thì phỏng vấn một người cũng là dư thừa, đó là quan điểm của phe DC.

    Phe cấp tiến và TTDC đe dọa phê chuẩn kiểu này sẽ khiến phụ nữ nổi giận và CH sẽ thua to trong cuộc bầu cử tới. Bên nào thua, bên nào thắng chưa ai rõ vì chưa biết cử tri bên nào nổi giận mạnh hơn, nhưng chắc chắn là nếu được phê chuẩn, ông Kavanaugh sẽ ngồi trong TCPV hai ba chục năm, trong khi bầu cử quốc hội là chuyện bầu bán mỗi hai năm.
    Thua năm nay, hai năm nữa tính lại. Đường xa, bên nào thắng?

    TIN GIỜ CHÓT: Bà nghị sĩ Susan Collins đã cho biết sẽ bỏ phiếu thuận. Bên CH, chỉ còn bà Murkowski có thể bỏ phiếu, dù vậy, vẫn đủ phiếu rồi. TP Kavanaugh sẽ được phê chuẩn.

    Thông báo cùng quý độc giả: tuần này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Diễn Đàn Trái Chiều, nên có bức Thư Ngỏ mới cám ơn quý độc giả. Xin kính mời quý độc giả ghé vào trang “Thư Ngỏ 10/2018”.

    Vũ Linh Oct 6, 2018
    (http://diendantraichieu.blogspot.com...go-102018.html)

  4. #64
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Chuyện lạ vô tiền khoáng hậu: nghị sĩ DC Chuck Schumer, một trong những tiếng nói chỉ trích TT Trump hung hăng nhất, đã lên tiếng ca ngợi TT Trump vì theo ông NAFTA hết sức tệ, cần phải sửa đổi từ lâu rồi.


    NAFTA MỚI
    TT Trump lại thắng nữa

    Sau khi Mexico thỏa thuận thu hồi hiệp ước mậu dịch NAFTA (North America Free Trade Agreement), sau ít tuần kỳ kèo, trả giá, cuối cùng thì Canada cũng đã phải thỏa thuận với Mỹ và Mexico về một hiệp ước thương mại mới giữa ba xứ, để thay thế thỏa ước NAFTA của TT Clinton.

    Thỏa ước mới lấy tên là ‘Thỏa Ước Mỹ-Mexico-Canada’ (US-Mexico-Canada Agreement, USMCA) mà ta có thể gọi hiệp ước Mỹ-Mê-Canada cho dễ nhớ (!), sẽ được chính thức ký kết cuối tháng 11, trước khi tổng thống Mexico rời nhiệm sở, nhường lại cho tân tổng thống thiên tả mới được bầu.

    Tuy nhiên thỏa ước sẽ phải được quốc hội Mỹ thông qua đầu năm tới. Nếu DC đại thắng trong cuộc bầu cử tới, chưa ai rõ họ sẽ chấp nhận phê chuẩn hay không, hay sẽ lại tìm cách phá TT Trump.

    Dù sao thì đây cũng lại là một chiến thắng mới của TT Trump, sẽ giúp đảng CH phần nào trong kỳ bầu cử tới.

    Wall Street đã hoan nghênh tin này qua việc chỉ số chứng khoán Dow Jones đã tăng vọt ngay (tuy hai ngày lại rớt mạnh vì tin tăng trưởng kinh tế quá nhanh có thể đưa đến lạm phát nặng).

    Trong khi giới kinh doanh hoan nghênh hiệp ước mới, TTDC đã mau mắn tấn công ngay, cho rằng sự hồ hởi này là loại lạc quan tếu. Một lần nữa, ta lại chứng kiến thái độ của TTDC đối với TT Trump: đánh, đánh, và đánh, bất cứ chuyện gì bằng bất cứ cách nào, bất kể tin xấu tin tốt.

    Chi tiết chưa được công bố, nhưng đại cương thì Canada sẽ giải tỏa bớt những cấm đoán cũng như giảm thuế quan để sữa bò Mỹ được vào Canada dễ hơn và nhiều hơn, trong khi Canada cũng đồng ý giới hạn việc xuất cảng qua Mỹ xe hơi với quá nhiều thành tố nhôm hay thép từ Trung Cộng.

    Cũng có vài chi tiết lẻ tẻ như dễ dàng hóa việc xuất cảng rượu Cali qua Canada, hay bắt các công ty bán thuốc phải tôn trọng tác quyền của hãng bào chế thuốc Mỹ (tức là trả chi phí nghiên cứu và chế thuốc, và thuốc Canada sẽ đắt hơn) hay bắt Canada khi trình chiếu phim football của Mỹ, thuộc bản quyền của Hiệp Hội Football Mỹ (National Football League NFL) cũng phải chiếu những quảng cáo của NFL (tức là phải trả tiền cho NFL).

    Nhiều chi tiết khác chưa điều đình xong, chỉ biết là thỏa ước mới có lợi cho Mỹ nhiều hơn, mang lại tiền nhiều hơn cho các công ty Mỹ. TT Trump đã giữ thêm một lời hứa khi ra tranh cử.

    Chuyện lạ vô tiền khoáng hậu: nghị sĩ DC Chuck Schumer, một trong những tiếng nói chỉ trích TT Trump hung hăng nhất, đã lên tiếng ca ngợi TT Trump vì theo ông NAFTA hết sức tệ, cần phải sửa đổi từ lâu rồi.


    TT TRUMP BỊ THƯA KIỆN
    Một quan tòa đã phán cuộc thưa kiện TT Trump của khối dân biểu DC có thể được tiến hành.

    Một nhóm 200 dân biểu DC đã đưa đơn thưa kiện tập thể TT Trump đã vi phạm luật khi tiếp tục kinh doanh qua tổ chức Trump Organization bằng cách cho các khách sạn và sân golf tiếp tục nhận khách quốc tế. Đây là một luật bí ẩn cả trăm năm nay không được áp dụng, nhưng đã được khối DC lôi từ trong nhà kho ra sử dụng để phá TT Trump.

    Theo luật này, tổng thống không được nhận tiền của các vua quan ngoại quốc để tránh họ bị mua chuộc. Các dân biểu DC tố cho dù TT Trump đã không tham gia vào việc điều hành Tổ Chức Trump, nhưng ông vẫn hưởng lợi khi thu tiền các khách ngoại quốc.
    Vì luật này chưa khi nào được thi hành nên chẳng ai hiểu rõ nó đi xa bao nhiêu và TT Trump khi vẫn còn quyền lợi trong tổ chức Trump Organization có vi phạm luật hay không.

    Có hai điểm đáng nói:

    • Khi bà ngoại trưởng Hillary và ông chồng cựu tổng thống đi gây quỹ cho Clinton Foundation và đi đọc diễn văn có thù lao vĩ đại ở ngoài nước thì sao không thấy ông bà dân biểu DC nào nêu vấn đề chứ đừng nói thưa kiện vậy?

    • Việc tổng thống đương nhiệm có thể bị thưa kiện hay không là một khúc mắc lớn mà chưa ai có câu trả lời rõ rệt. Việc một quan tòa cấp tiến ra quyết định chấp nhận thưa kiện chống TT Trump không có gì mới lạ, tuy chưa ai biết tòa trên và TCPV sẽ xử lý ra sao. TP Kavanaugh là người chống việc truy tố tổng thống đương nhiệm. Một lý do quan trọng khiến phe DC đang chống thẩm phán này



    NYT ĐÁNH TRUMP
    Báo thiên tả New York Times mở mặt trận mới đánh TT Trump. NYT cho biết đã nhận được cả trăm ngàn trang tài liệu về các giao dịch kinh doanh của gia đình ông Trump, từ ông bố Fred Trump đến các anh em và chính ông Trump trong thập niên 50-60, cách đây nửa thế kỷ.

    Đại khái, NYT tố cả gia đình nhà Trump mánh mung, lươn lẹo sổ sách, lập công ty ma để tránh thuế,… Chẳng hạn như ông bố để lại gia tài tổng cộng một tỷ đô cho 5 người con, đáng lẽ phải đóng thuế 500 triệu, nhưng cuối cùng chỉ đóng có hơn 50 triệu.

    Anh nhà báo của NYT nổ “đây là bằng chứng Trump nói láo khi khoe đã ăn nên làm ra từ bàn tay trắng”. Fake news!
    Cả thế giới không ai biết ông Trump là con đại tài phiệt hưởng gia tài của bố để lại, chứ không có chuyện “bàn tay trắng”. “Bàn tay trắng” là chuyện NYT mới phịa ra để bôi bác TT Trump thôi. Chính NYT mới là nói láo không hơn không kém.

    Vấn đề là ông hưởng gia tài bao nhiêu, và từ đó đã làm ra thêm bao nhiêu. Trước hết, ông Trump đã là triệu phú rất lâu trước khi hưởng gia tài.
    Không ai biết rõ ông hưởng bao nhiêu, nhưng cứ cho là ông hưởng 1/5 của một tỷ, hay là 200 triệu như NYT tố, thì ngày nay ông đã ‘biến’ cái 200 triệu đó thành 5 tỷ là con số tài sản của ông hiện có, do tạp chí Fortune ước lượng, tăng gấp 25 lần.
    Có gian lận thuế thì cũng chỉ là chuyện đóng ít thuế đi, chứ không thể nhân tài sản lên gấp 25 lần.

    Luật sư của TT Trump đã bác bỏ, cho rằng bài phân tách của NYT đầy sai lầm, thiếu sót và tin phịa. Tất cả các giao dịch, sổ sách đều do các chuyên gia kế toán và luật sư lo kỹ lưỡng, không có gì là vi phạm luật pháp và gian trá hết.

    Ông luật sư này cũng nói bóng gió ông đang nghiên cứu việc truy tố NYT ra tòa về tội mạ lỵ gì đó.

    Công bằng mà nói, trong cái xứ Mỹ này, không có một người nào không tìm cách tránh trả thuế cho bác Sam, kể cả quý độc giả và kẻ này.
    Không kể những cụ cả đời ăn trợ cấp, không bao giờ phải đóng một xu thuế thì dĩ nhiên không thích những ai trốn thuế, sợ bớt phần trợ cấp của các cụ.

    Đại tập đoàn General Motors –GM, lời cả tỷ, đóng đúng zero thuế. Ông tổng giám đốc vẫn được mời làm cố vấn cho TT Obama. Chắc là cố vấn cho TT Obama cách đóng bớt thuế?

    Quỹ Clinton Foundation thu vào hai tỷ đô, nhưng lấy cớ là công ty làm chuyện từ thiện, chẳng đóng xu thuế nào. Dĩ nhiên là quỹ có làm ít nhiều chuyện từ thiện, nhưng trên căn bản, chỉ là quỹ lấy tiền để bà Hillary tranh cử tổng thống, nuôi dưỡng đàn em qua những chức vụ phịa lãnh lương trên trời, và đấm mõm các khối cử tri.
    Sao chưa thấy NYT điều tra?

    Cái nguy cho TT Trump là công tố Mueller vẵn còn đang ngồi câu cá. Có thể sẽ nhẩy vào chuyện này để vồ ông Trump cho dù chẳng dính dáng xa gần gì đến chuyện ’thông đồng’ với Nga.
    Câu hỏi: có phải là NYT đang cố tiếp mồi cho ông Mueller đi câu không?

    Chính quyền tiểu bang cắp tiến New York đã mau mắn nhẩy vào cuộc, điều tra những tiết lộ của NYT.


    NỘI BỘ MUELLER LỦNG CỦNG?

    Tin mới nhất cho biết thêm hai luật sư của nhóm công tố Mueller đã từ chức. Trước đây, đã có hai luật sư từ chức. 17 người, bây giờ còn 13.
    Việc từ chức của những luật sư này không hiểu do nguyên nhân từ đâu. Có thể đã có vài bất đồng ý kiến về cách công tố Mueller điều hành cuộc điều tra, hay có thể công tố Mueller đã làm gần xong nhiệm vụ và chuẩn bị đóng cửa tiệm.

    Nếu là gần xong thì các chuyên gia cho đây là tin mừng cho TT Trump vì cho đến nay, ngoài ông Manafort đang bị truy tố vì những tội lem nhem tiền bạc chẳng dính dáng gì đến TT Trump, ông Papadopouls bị phạt 14 ngày tù vì một tội vớ vẩn, tướng Flynn chờ ngày ra tòa vì tội khai sai ngày gặp đại sứ Nga, và LS Cohen chờ ngày ra tòa vì tội trốn thuế, thì chẳng ai thấy bất cứ bằng chứng gì về chuyện ông Trump ‘thông đồng’ với Nga.


    NEW YORK TIMES TIÊN ĐOÁN TT TRUMP TÁI ĐẮC CỬ

    Nhà báo Amy Chozick đã viết trên NYT là TT Trump sẽ tái đắc cử nếu ra tranh cử năm 2020.

    Bà Chozick lý luận dựa trên kinh nghiệm thành công của các chương trình phim bộ trên TV. Bí quyết thành công của những phim bộ là hai việc:
    thứ nhất là hấp dẫn thiên hạ phải dán mắt vào, không coi không được và lúc nào cũng tỉnh ngủ để theo dõi;
    thứ nhì là đoạn cuối của mỗi tập luôn luôn nêu lên một câu hỏi mà phải coi đoạn tiếp trong tuần tới mới có câu trả lời, khiến người coi bắt buộc phải chằm hăm đợi đến tuần sau để coi tiếp.

    Theo bà Chozick, bất kể đồng ý hay không đồng ý với TT Trump, dân Mỹ đang chăm chú theo dõi tất cả những gì TT Trump làm hay nói mỗi ngày. Chẳng những vậy mà luôn luôn có những chuyện mà dân Mỹ thắc mắc không biết sẽ được giải quyết như thế nào, cần phải theo dõi.

    Điển hình là vụ ông Kavanaugh, cả nước đang bị cuốn hút vào để theo dõi cuộc điều trần, và cả nước cũng háo hức muốn biết những ngày tới sẽ biến chuyển như thế nào. Như FBI sẽ điều tra tới đâu, DC sẽ dở trò gì khác, TT Trump sẽ phản ứng như thế nào, ông Kavanaugh sẽ được phê chuẩn hay không,…

    Hay ngay cả việc ông Rosenstein cũng vậy, cả nước đang hồi hộp chờ xem TT Trump có cách chức ông này không. Chưa kể chuyện lớn nhất là cuộc tỷ võ giữa TT Trump và công tố Mueller.

    Theo bà Chozick, TT Trump sẽ dễ dàng tái đắc cử năm 2020, và hy vọng duy nhất của phe DC là TT Trump sẽ bị đàn hặc, truất phế, hay bị công tố Mueller bắt về một đại tội nào đó.

    Kẻ này cũng nhận thấy TT Trump có một thứ ‘nghệ thuật’ rất đặc biệt, nói và làm những chuyện không ai có thể không chú ý.
    Những câu nói sóc họng hay ngay cả những phóng đại mà TTDC gọi là ‘nói láo’, cũng được tính toán để thu hút sự chú ý của thiên hạ.
    TT Trump cũng đã sử dụng một vũ khí vô cùng hữu hiệu để chống lại những tấn công của TTDC: đó là những cái tuýt rất ngắn, cô đọng, nhưng hết sức hữu hiệu vì tạo chú ý và đi thẳng vào quần chúng, không bị TTDC thanh lọc.

    Trong chính trị Mỹ, cái nguy lớn nhất là làm cho thiên hạ ngủ gật. Đó chính là lý do khiến thống đốc Jeb Bush đã thất bại mặc dù ông là người rất có tài và khả năng. Không ai có thể ngủ gật với TT Trump.


    QUAN TÒA CALI BÁC LUẬT AN TOÀN

    Một quan tòa tại quận Cam –Orange County- đã bác bỏ Luật An Toàn Cho Di Dân –Sanctuary Law- của tiểu bang Cali, cho là bất hợp Hiến vì trên căn bản, việc di dân thuộc phạm vi quyền hạn của Hành Pháp liên bang, không phải của tiểu bang.
    Chưa nghe thống đốc Jerry Brown phản ứng như thế nào.

    Trước đây, bộ Tư Pháp liên bang đã thưa kiện luật này nhưng đã bị một quan tòa Cali bác bỏ. Khi đó, nhiều quận tại Cali đã nộp đơn ủng hộ việc thưa kiện của bộ Tư Pháp. Bây giờ là lần đầu tiên một quan tòa tiểu bang công khai phán luật này bất hợp Hiến.


    BÀ WARREN ÕNG ẸO

    Bà nghị sĩ Massachusetts, Elizabeth Warren, đã lên tiếng cho biết bà đang cân nhắc việc ra tranh cử tổng thống. Dịch ra ngôn ngữ bình dân: bà sẽ ra tranh cử!
    Trước đây, cả nước đoan chắc bà sẽ ra, nhưng bà đã chối bai bải, khẳng định nhiều lần là bà sẽ không ra. Cả nước biết bà mần tuồng. Bây giờ thì đã thú nhận, tuy vẫn ẫm ờ.

    Bà Warren thuộc khuynh hướng cực tả, nếu ra tranh cử sẽ đụng độ mạnh với cụ xã nghiã Sanders, là người đã thua bà Hillary năm 2016, nhưng đang chuẩn bị ra tranh cử lại năm 2020. Bà Warren sanh 1949, nếu ra tranh cử năm 2020, sẽ vào tuổi cổ lai hy.

    Cuộc bầu cử tổng thống tới hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn bên phiá DC khi mà cho đến nay, đã có trên dưới ba chục vị tai to mặt lớn ngắm nghé, từ các lão đồng chí quen thuộc như cụ Sanders, cụ bà Hillary, các cụ ông Biden, Kerry, có thể có cả cụ Jerry Brown của Cali,…
    cho đến các mầm non hạng ngũ hay lục tuần như Kamala Harris, Cory Booker, Eric Holder, Deval Patrick (toàn là các ông bà da đen muốn theo gương TT Obama) và hàng loạt vô danh tiểu tốt khác.
    Cuộc chạy đua nội bộ sẽ sôi nổi hơn coi đấu đô vật.

    Về phiá CH, vài ông thuộc khối #NeverTrump đã thả bong bóng thăm dò, trong đó có ông nghị sĩ Jeff Flake, là người đang gây khó cho ông Kavanaugh khi đòi FBI điều tra trước rồi mới quyết định thuận hay không.
    Việc ông Flake ra tranh cử chống TT Trump là chuyện tào lao nhất. Ông Flake đã phải rút lui không ra tái tranh cử thượng nghị sĩ ngay trong tiểu bang nhà Arizona vì hậu thuẫn chưa tới 20%, làm cách nào đi xa hơn, vào tới Tòa Bạch Ốc?
    Nhưng phe #NeverTRump sẽ khuyến khích ông ra chỉ để có người ra đánh TT Trump.


    BA LAN ĐỀ NGHỊ MỸ LẬP CĂN CỨ

    Ba Lan đã chính thức mời Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại xứ này, sẵn sàng chi ra hai tỷ đô để giúp trang trải chi phí rất lớn để xây căn cứ.

    TT Andrzej Duda đã qua mặt Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO khi đưa đề nghị này thẳng với TT Trump, rõ ràng chứng minh ông không tin tưởng NATO có quyết tâm lo chuyện quốc phòng cho các nước Âu Châu.
    Ba Lan là quốc gia ‘cựu cộng sản’ nhưng bây giờ chống cộng, chống Nga mạnh nhất và thân thiện với Mỹ nhất, đặc biệt là với TT Trump.

    Trước đây, khi TT Trump viếng thăm Ba Lan, ông đã được tiếp đón nồng nhiệt nhất, từ chính phủ đến dân Ba Lan. TT Duda cũng là người có khuynh hướng bảo thủ, chống chính sách mở toang cửa đón di dân Trung Đông của Liên Âu.

    Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tướng Mattis, đã cho biết ông đang nghiên cứu lời mời này. Thật ra, tướng Mattis chỉ nghiên cứu vấn đề dưới khiá cạnh quân sự và phí tổn thôi, còn quyết định thì mang tính chính trị rõ ràng và sẽ phải do TT Trump quyết định.

    Các chuyên gia lo sợ Mỹ chấp nhận đề nghị của Ba Lan sẽ là hành động có tính trừng phạt đồng minh quan trọng nhất là Đức. Đề nghị này khiến Đức lo lắng nhất, sợ Mỹ sẽ chuyển căn cứ và lính đang bảo vệ Đức qua Ba Lan, bắt Đức sẽ phải tăng ngân sách quốc phòng lên ngay.

    Một rắc rối nữa, Ba Lan là cửa ngỏ vào Nga, Mỹ lập căn cứ quân sự tại đây sẽ không được TT Putin hoan nghênh, trong khi TT Trump đang có chính sách liên minh với Nga để kềm hãm Trung Cộng.

    Vũ Linh, 5/10/2018

  5. #65
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345
    trong bài dài ở trên , tui phái nhứt là câu này .

    Trong chính trị Mỹ, cái nguy lớn nhất là làm cho thiên hạ ngủ gật. Đó chính là lý do khiến thống đốc Jeb Bush đã thất bại mặc dù ông là người rất có tài và khả năng. Không ai có thể ngủ gật với TT Trump.
    Quá đúng . Không những dân Mỹ không thể ngủ gục mà dân thế giới (điển hình là trong fố rùm này) cũng chạy theo sát gót . hắc hắc hắc .

    đoạn đường từ chỗ "chính trị làm cho thiên hạ ngủ gục" cho đến nơi "mị dân" không xa mấy
    Last edited by TLNVN; 10-09-2018 at 11:30 AM.

  6. #66
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post
    trong bài dài ở trên , tui phái nhứt là câu này .



    Quá đúng . Không những dân Mỹ không thể ngủ gục mà dân thế giới (điển hình là trong fố rùm này) cũng chạy theo sát gót . hắc hắc hắc .

    đoạn đường từ chỗ "chính trị làm cho thiên hạ ngủ gục" cho đến nơi "mị dân" không xa mấy
    Chào bác TLNVN, chúc cuối tuần thảnh thơi lai rai ba sợi nghe bác

  7. #67
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Ngay trong bài diễn văn, TT Trump đã nói rõ “chúng tôi sẽ coi lại viện trợ của Mỹ, trong tương lai, chúng tôi sẽ viện trợ cho các nước tôn trọng chúng tôi và thẳng thắn mà nói, là bạn của chúng tôi”.



    TT TRUMP VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI


    Hạ tuần tháng Chín vừa qua, Liên Hiệp Quốc họp phiên khoáng đại với sự hiện diện của nhiều quốc trưởng. TT Trump đã tới, đọc một bài diễn văn quan trọng, phác họa ra chính sách đối ngoại mới của Mỹ.

    Cũng như tất cả những gì TT Trump làm hay nói, bài diễn văn đã gây sóng gió lớn, chỉ vì nó đã đưa ra cho cả thế giới thấy chính sách đối ngoại… không giống chính sách đối ngoại của bất cứ ông tổng thống tiền nhiệm nào.

    Bài diễn văn của TT Trump mở đầu như một báo cáo về thành quả của ông sau gần hai năm chấp chánh. Ông đã kể lại việc kinh tế đang bộc phát, với thị trường chứng khoán tăng vọt trong khi nạn thất nghiệp đang ở mức thấp nhất, kể cả cho các khối dân thiểu số.

    TT Trump cũng đã không quên nhắc lại cuộc điều đình với Bắc Hàn, việc xé thỏa ước với Iran của TT Obama, cũng như hàng loạt thành quả trong chính sách đối ngoại tại Trung Đông.

    Trong vấn đề Trung Đông, câu nói đáng lưu ý nhất là “…chính sách nhân đạo nhất là để người tỵ nạn ở càng gần quê nhà của họ càng tốt.” Đúng vậy, không ai muốn làm tỵ nạn sống xa quê nhà hết.


    Trước đại diện của gần 200 quốc gia, TT Trump đã bênh vực chính sách mậu dịch mới của Mỹ.
    Ông cho rằng nước Mỹ đã quá cởi mở đón nhận hàng hóa của cả thế giới, nhưng sự rộng rãi đó đã được hồi đáp bằng những hàng rào thuế quan quá nặng trên hàng Mỹ cũng như quá nhiều biện pháp và luật lệ ngăn cản hàng Mỹ. Đưa đến tình trạng thâm thủng cán cân ngoại thương của Mỹ lên tới cả 800 tỷ một năm, hay là 13.000 tỷ trong 20 chục năm qua, là tình trạng ai cũng thấy không thể kéo dài vô tận được.

    Khoan nói về tương lai, ngay cả trong quá khứ, chế độ mậu dịch tai hại đó đã khiến nước Mỹ gặp khó khăn kinh tế lớn như việc nhiều công ty phải phá sản, dân lao động bị mất việc, kinh tế trì trệ.

    Ngay trước sự hiện diện của đại diện TC, TT Trump đã phạng TC thẳng cánh. Từ sau khi Trung Cộng được gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO dưới thời TT Clinton, Mỹ đã mất hơn ba triệu việc làm, và 60.000 nhà máy đã bị đóng cửa.

    Không ai lạ gì TC không sòng phẳng trong mậu dịch quốc tế khi phần lớn kinh tế TC được Nhà Nước trợ cấp, chế độ bảo hộ mậu dịch TC hết sức gắt gao, và nhất là khi trị giá đồng Nguyên hoàn toàn giả tạo qua một hối suất chỉ dựa trên sắc lệnh của Nhà Nước chứ không phải do thị trường cung cầu quốc tế ấn định.

    Nói chung, TT Trump cho thế giới biết nước Mỹ đã đi vào kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại.
    TT Trump nói huỵch tẹt ra đó là chính sách ‘America first’, nghiã là lo cho nước Mỹ trước tiên, chứ không phải ‘nước Mỹ trên đầu tất cả mọi người’ như vài cụ tỵ nạn xuyên tạc để chửi ‘tân đế quốc’.
    Người ta có thể gọi đó là chính sách ‘tân cô lập’ (neo-isolationist), hay nói một cách thẳng thừng không lịch sự lắm, đó là chính sách bất cần thiên hạ.
    Các ông cần chúng tôi chứ chúng tôi không cần các ông.


    Trên thế giới này, không có một người lãnh đạo nào bất kể vua hay tổng thống, mà lại không coi dân và đất nước mình là ưu tiên số một. Ngay cả các lãnh tụ cộng sản như Xít-Ta-Lin hay Mao, hô hào thế giới đại đồng cũng chỉ là trò bịp bợm, hô hào đại đồng dưới sự lãnh đạo của chính mình, phục vụ cho quyền lợi nước mình trước. Ai cũng ngang hàng, là ‘đồng chí’ hết, nhưng sự thật là có ‘đồng chí bé’ và ‘đồng chí lớn’.

    TT Trump lo cho nước Mỹ trước hết cũng là chuyện bắt buộc trong vai trò quốc trưởng của Mỹ thôi. Điểm khác là ông Trump là lãnh đạo duy nhất đủ thành thật nói thẳng quyền lợi Mỹ là ưu tiên số một, chứ không núp sau ngôn từ hoa mỹ giả dối của các chính trị gia hay cái lừa đảo của các lãnh tụ cộng sản.

    Chính sách vuốt ve cả thế giới, mang tiền thuế của dân Mỹ đi đút lót cho mấy tay độc tài tham nhũng của các đệ tam quốc gia để mua phiếu của họ tại các diễn đàn thế giới đã cáo chung.
    Cũng cáo chung luôn là chính sách đối ngoại cong lưng lãnh đủ chi phí của cả thế giới qua những thỏa ước vớ vẩn như thỏa ước Paris về hâm nóng trái đất, hay qua những tổ chức quốc tế thiên tả như UNESCO, chuyên chi tiền thuế của dân Mỹ cho các việc trùng tu đền đài cổ lỗ của vài xứ chậm tiến (UNESCO cũng đã có lúc muốn vinh danh họ Hồ như một vĩ nhân của nhân loại!), hay OHCHR (Office of High Commission of Human Rights) với những hoạt động gọi là bảo vệ nhân quyền trên thế giới trong khi thực tế chỉ là công cụ của các xứ Ả Rập để đánh Do Thái.

    Quan trọng hơn nữa, là sự cáo chung của chính sách đi đâu tổng thống cũng phải gập người xuống xin lỗi đủ thứ chuyện, kể cả những chuyện không có, phải chế ra để có lý do xin lỗi.
    (Một cụ tỵ nạn bào chữa: khiêm tốn là thái độ của kẻ cả trưởng thành, giống như lúa chín thì cành ngả xuống; vâng thưa cụ, giống như các quan ta cúi gập người khi yết kiến Thiên Triều đó.)


    Không biết quý độc giả nghĩ sao chứ kẻ này gọi chính sách đối ngoại của TT Trump là chính sách của những người… không còn ngu.
    Không có lý do nào biện minh được chính sách đối ngoại vuốt đuôi của các chính quyền Mỹ ngay từ sau thế chiến thứ hai chấm dứt, nhất là trong thời điểm chiến tranh lạnh với khối cộng sản và trong thời gian có cuộc chiến tại VN.

    Trong những thời kỳ đó, ta còn nhớ Hoa Kỳ bỏ bạc ngàn tỷ ra viện trợ kinh tế cho cả trăm nước chậm tiến, nhưng mỗi lần ra trước Liên Hiệp Quốc là y như rằng, toàn thể khối đệ tam quốc gia đều nhất loạt bỏ phiếu chống Mỹ.
    Phần lớn các ‘đồng minh’ Âu Câu cũng biểu quyết chống luôn.

    Năm 1955, lãnh tụ 29 quốc gia gọi là đệ tam, họp tại Bandung của Indonesia dưới sự chủ trì của TT Soekarno và sự ủng hộ của thủ tướng Nehru của Ấn Độ và TT Nasser của Ai Cập, tuyên cáo là không theo Mỹ hay Liên Xô gì hết trong cuộc chiến tranh lạnh thời đó.
    Thành lập khối trung lập, gọi là ‘khối không liên kết’, tức là không theo phe tư bản Mỹ hay phe cộng sản Liên Xô, nhưng lại do Chu Ân Lai của TC giựt giây!
    Trên thực tế, hầu hết mấy xứ đó chìa tay nhận viện trợ Mỹ trong khi lại bỏ phiếu chống Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.
    Đại cường Cờ Hoa còn chính sách đối ngoại nào ngây ngô hơn không? Cả tỷ viện trợ không mua được một lá phiếu của Congo.


    Cũng trong thời điểm đó, những nước nhận được nhiều viện trợ nhất, kể cả viện trợ quân sự là các nước Trung Đông như Ả Rập Saoud, Ai Cập, Jordan,… Nhìn lại cho kỹ, Mỹ đã hưởng lợi gì?

    Ả Rập Saoud mang tiếng là đồng minh lớn nhất nhưng không bao giờ bỏ lỡ cơ hội chặt chém giá dầu thô là nguyên liệu sinh tử của Mỹ.
    Trong nước, các vua Ả Rập cổ võ cho hệ phái Hồi giáo Wahhabi cuồng tín nhất, cha đẻ tinh thần của đám khủng bố thủ phạm vụ tấn công 9/11. Ai Cập và Jordan nhận được bạc tỷ để đấm mõm cho họ đừng đánh Do Thái, cho dù ai cũng biết mấy xứ này chẳng có khả năng đánh ai hết chứ đừng nói chuyện đánh Do Thái
    .
    Từ ngày có Chương Trình Marshall ngay sau Thế Chiến chấm dứt cho đến nay, Hoa Kỳ bỏ bạc ngàn tỷ ra để tái thiết Âu Châu và nhất là lo bảo vệ Âu Châu chống một cuộc xâm lăng của Liên Xô. Đổi lại, Mỹ được gì?

    Ta nhìn lại thời chiến tranh VN, toàn thể khối Âu Châu, cầm đầu là De Gaulle của Pháp, là khối chống sự tham chiến của Mỹ mạnh nhất.
    Một phần vì đây là khối các nước thiên tả, có cảm tình với CSVN hơn, nhưng một phần cũng vì ích kỷ, sợ Mỹ chú trọng vào cuộc chiến tại VN quá nhiều, tốn kém quá nhiều, không còn sức bảo vệ Âu Châu chống Liên Xô nữa, bắt Âu Châu phải gia tăng ngân sách quốc phòng của họ.
    Ở đây, ta không nói đến chính sách ‘ăn cháo đá bát’ của Pháp, quên bẵng việc không có Mỹ can thiệp, dân Pháp đã nói tiếng Đức từ khuya rồi.

    Ngay sau vụ 9/11, thái độ của Âu Châu đối với Mỹ có thay đổi đôi chút, tiêu biểu bởi việc cả chục quốc gia Âu Châu gửi lính đi đánh Afghanistan.
    Nhưng sự thân thiện này chẳng những chỉ mang tính tượng trưng cho có –từ vài chục đến vài ngàn quân lính tham chiến- mà lại còn khá ngắn hạn.

    Qua đến cuộc chiến tại Iraq, thì ‘đồng minh’ thực sự chỉ còn lại có đúng một nước Anh. Các cường quốc Âu Châu như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha biến mất hết.
    Đến cuộc tranh chấp với Iran thì hầu như cả khối Liên Âu lo bào chữa cho Iran. Anh, Pháp và Đức đều có những quyền lợi kinh tế rất lớn tại Iran.


    Thời TT Obama là cao điểm của chính sách vuốt đuôi khi ông ta đi khắp thế giới, cúi rạp mình xin lỗi tám phương tứ hướng.
    Xin lỗi cho những chính sách đối ngoại sai lầm đã gây hại hay làm phiền lòng thế giới cũng như xin lỗi luôn cho những chuyện không có.

    Khi đó, TT Obama cũng đã nghiên cứu việc xin lỗi Nhật vì đã thả bom nguyên tử trên đất Nhật. Chỉ sau khi giới cựu quân nhân Mỹ nổi điên chống lại, hỏi có bắt Nhật Hoàng xin lỗi đã gây ra chiến tranh chết cả chục triệu người không, trong đó có cả trăm ngàn quân nhân Mỹ, thì TT Obama mới bỏ ý định nhu nhược đó.

    Nhìn kỹ vào lịch sử bang giao quốc tế từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, so sánh với chính sách đối ngoại của TT Trump và phản ứng của giới cấp tiến, ta không khỏi thấy được một cảnh tréo cẳng ngỗng quái lạ.

    Ai cũng biết phe cấp tiến, nhất là tại Âu Châu, chủ trương thiết lập một thế giới tuy không hoàn toàn là thế giới đại đồng của chủ nghiã cộng sản, nhưng rất gần với thế giới đó, qua cái gọi là toàn cầu hóa –globalization, tiêu biểu bởi việc xóa dần biên giới, biên giới kinh tế trước rồi biên giới chính trị sau.
    Xóa biên giới qua các liên minh kinh tế, chính trị, và cả quân sự. Bắt đầu bằng những liên minh địa phương rồi lan ra như vết dầu loang, với đặc điểm là không có xứ nào thống trị xứ nào. Liên Âu được coi như là mô thức mẫu mực. Cho đến khi bắt đầu sứt mẻ với sự rút lui của Anh.


    Nhưng đó là nói chuyện nguyên tắc. Trên thực tế, thế giới sau Thế Chiến là thế giới hoàn toàn thống trị bởi Mỹ. Dĩ nhiên là thống trị về kinh tế quá hiển nhiên, nhưng cũng thống trị về chính trị, quân sự, cả văn hoá luôn.

    Trong phạm vi chính trị, không ai lạ gì vai trò của CIA từ thời TT Eisenhower đến thời TT Bush cha trong việc giúp gian lận bầu cử tại các nước chậm tiến dân chủ nửa mùa, hay giúp đảo chánh như tại Iran, Phi Luật Tân, Congo, Nam VN, Chile, Argentina,...
    Sự thống trị của Mỹ lên đến cao điểm sau khi các cường địch Liên Xô và Trung Cộng xụp đổ. Có lẽ vì vậy mà vai trò khuynh đảo chính trị của CIA sau đó giảm đi nhiều vì không cần thiết nữa.

    Nói cách khác, thế giới từ sau Thế Chiến là thế giới của Mỹ trọn vẹn. Có thể gọi là toàn cầu hoá dưới sự thống trị của Mỹ. Sau đó, hạng hai là các đại cường như Trung Cộng và Liên Xô/Nga.

    Thực tế mà nói, cái gọi là ‘toàn cầu hóa’ hiểu theo nghĩa một thế giới không biên giới, không bá chủ, chưa bao giờ có thật. Thực tế, các liên minh kinh tế chỉ có mục đích không nói ra là để cản bớt sự thống trị của Mỹ.

    Bây giờ, TT Trump có vẻ như đang đi ngược chiều khuynh hướng toàn cầu hoá giả tạo, tập trung quyền lực đó với chính sách tân cô lập, lo cho Mỹ trước tiên, trong khi bất cần thế giới. Tức là giảm thiểu sự thống trị của Mỹ.

    Chẳng những vậy, TT Trump cũng có vẻ chủ trương rút ra khỏi các liên minh, kinh tế hay chính trị, như TPP hay NATO luôn.
    Như vậy có phải là ‘đế quốc Mỹ’ đang thu rút lại, ‘cởi trói’ cho thế giới, không?


    Nếu đúng vậy thì phe cấp tiến với chủ trương đại đồng, chống ‘đế quốc’, phải hoan nghênh, cổ võ cho cái trật tự thế giới mới của TT Trump đề ra mới phải, vì đó mới thật sự là chuyện ‘toàn cầu hóa’, một thế giới của hợp tác giữa những quốc gia hoàn toàn độc lập không có ‘đế quốc’ Mỹ thao túng phải không?

    Như vậy sao lại xúm lại chống? Có cái gì mâu thuẫn hay sai lầm không? Báo Washington Post đã chỉ trích TT Trump đang bỏ đồng minh.
    Mỹ vươn tay ra bị chửi là đế quốc, rút tay về thì bị gọi là phản bội đồng minh.
    Thế thì TT Trump làm chuyện gì mới không bị phe cấp tiến đả kích?

    Có một khiá cạnh nữa của toàn cầu hóa mà ít người hiểu. Ta xem báo thường thấy mỗi khi các đại cường kinh tế họp nhau tại đâu là nơi đó có những đám quá khích biểu tình phá rối. Tại sao?
    Tại vì họ chống lại khiá cạnh tiêu cực –hay chính xác hơn- khiá cạnh thật của toàn cầu hóa. Đó chỉ là cái mánh của đại tư bản, tìm chỗ sản xuất hàng với phí tổn tối thiểu, tối thiểu qua lương chết đói cho nhân công, và tối thiểu qua việc những xứ chậm tiến không có những luật lệ lao động và luật lệ môi trường quá khắt khe, quá tốn kém. Để giúp gia tăng tối đa lợi nhuận của các đại tập đoàn.

    Kết quả là các đại công ty như Nike, Apple,... hưởng lợi nhờ môi trường lao động thuận lợi cho họ tại Việt Nam, Bangladesh, Trung Cộng,... Mấy xứ này được hưởng lợi gì?

    Cái lợi đầu tiên phải nhìn nhận là dân có việc làm thật. Nhưng bù lại, đám dân lao động đó thật sự bị bóc lột đến tận xương tủy qua mức lương chết đói, qua những điều kiện làm việc cực kỳ thê thảm, nguy hại cho sức khỏe về lâu về dài.
    Không khác gì thực dân Pháp ngày xưa khoe mang công ăn việc làm cho Đông Dương qua việc khai thác tận cùng các phu mỏ đồn điền cao su trong nam hay các mỏ than ngoài bắc.

    Cái tiếu lâm trong câu chuyện là Việt Nam chẳng hạn, có thể đưa thống kê ra khoe với thế giới là đã có tỷ lệ thất nghiệp thấp, đã có tổng sản lượng cao, đã có mức xuất khẩu nhất nhì trên thế giới, đã nhận được bạc tỷ đầu tư của thế giới,...
    Ngân Hàng Thế Giới nhẩy vào, diễn giải mấy thống kê cuội đó, để ca tụng kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, có tương lai huy hoàng.
    Hình như chưa ai nghiên cứu về thảm họa của dân lao động tại VN ngày nay hết. Đây là chưa nói đến những thảm họa gây ra cho môi trường.


    Nhìn vào vấn đề dưới khiá cạnh này, toàn cầu hoá có gì tốt cho các xứ gọi là chậm tiến?
    TT Trump phá cái toàn cầu hoá đó có lợi cho những nước đó hay có hại?
    Tại sao khối cấp tiến, mang tiếng là lo cho dân nghèo, lại ủng hộ toàn cầu hóa bóc lột kiểu Nike và Apple?
    Tại sao với tư cách một người dân gốc Việt, chúng ta lại đả kích chính sách tân cô lập của ông Trump?

    Bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc của TT Trump là một bài diễn văn cực kỳ quan trọng vì nó vạch rõ hướng đi của Mỹ trong quan hệ với cả thế giới, ít nhất ngày nào TT Trump còn tại chức.

    Điều đáng nói –hay đáng buồn nếu muốn chính xác- là TTDC và dĩ nhiên truyền thông thông ngôn của ta, đã chỉ biết chúi đầu bình luận về việc TT Trump vỗ ngực quá lố bị các đại diện thế giới cười vào mũi.

    Sự thật là có thể đại sứ Trung Cộng ngồi cười khẩy trong hội trường Liên Hiệp Quốc, nhưng chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Bình lại đang lo sốt vó khi thấy TT Trump đang phá nát kế hoạch ngũ niên hay thập niên hay bách niên gì đó để phát triển kinh tế xứ ông, trong khi hàng vạn nhà kinh doanh TC trơ mắt nhìn hơn 5.000 tỷ đô trị giá của các doanh nghiệp TC bốc hơi.

    Thông điệp cho những đại diện các nước cười khẩy vào mũi Trump: “nếu anh tấn công ông ta, ông ta sẽ đánh lại mạnh gấp 10 lần”.

    Đây không phải là ý nghĩ của kẻ này đâu, mà là nhận định của bà Melania, người đã sống chung với ông Trump 13 năm rồi. Ai ghét ông Trump có thể gọi ông là “dân du côn”, sự kiện là ông thần này chưa bao giờ là người chịu thua ai.
    Thú thật, với kẻ này, một tổng thống trả đòn gấp 10 lần vẫn hơn một tổng thống suốt ngày xin lỗi.

    Ngay trong bài diễn văn, TT Trump đã nói rõ “chúng tôi sẽ coi lại viện trợ của Mỹ, trong tương lai, chúng tôi sẽ viện trợ cho các nước tôn trọng chúng tôi và thẳng thắn mà nói, là bạn của chúng tôi”.

    Muốn chửi Mỹ gì thì chửi, muốn cười khẩy tổng thống Mỹ thì cười, nhưng đừng quên là nước Mỹ trên thực tế thống trị cả thế giới qua những việc như viện trợ cho cả thế giới, mua và bán hàng với cả thế giới, kiểm soát tài chánh của cả thế giới, Wall Street chi phối thị trường chứng khoán cả thế giới, đồng đô-la là tiền của cả thế giới,...
    mà Mỹ cũng là cảnh sát mà cả thế giới cầu cứu mỗi khi có chuyện, quân lực Mỹ có thể xóa bất cứ xứ nào trên bản đồ thế giới trong vòng vài ngày. Ai là người cười khẩy cuối cùng?

    Trong bài diễn văn, TT Trump có đề cập đến một vấn đề mà dân tỵ nạn Việt nghe rất bùi tai. TT Trump lên án các chế độ gọi là ‘xã hội chủ nghiã’.

    TT Trump chỉ rõ sự thất bại và tàn ác của chủ nghiã cộng sản –communism-, cho dù được trang điểm, tô son vẽ phấn lại dưới cái tên là ‘xã hội chủ nghiã’ –socialism.
    Liên bang Xô Viết và cả Đông Âu đã tan vỡ. Trung cộng và vài anh cộng sản nhí như Việt Nam, Căm-Pu-Chia, Lào, Cuba đã biến thái thành những quái thai đầu Các Mác đuôi tài phiệt.

    Venezuela được TT Trump đưa ra làm bằng chứng không chối cãi được về sự thất bại của cái lý thuyết không tưởng đó.
    Chủ nghiã vô sản thực sự đã biến xứ giàu có nhất Nam Mỹ thành một xứ vô sản thật, trong đó cả nước trở thành nghèo mạt rệp, với hơn 2 triệu dân đã ‘vượt biên’ qua các nước láng giềng.

    Nhận xét của TT Trump về cái gọi là xã hội chủ nghĩa giải thích rõ ràng cuộc di tản trốn chạy VC của chúng ta cũng như giải thích việc tại sao cộng đồng ta vẫn kiên trì chống chế độ CSVN sau gần nửa thế kỷ lưu vong.
    Cộng đồng tỵ nạn phải vui mừng, hoan nghênh ông tổng thống đồng minh Trump, đúng không?
    Không đúng!

    Kẻ này đã nhận được email của một cụ tỵ nạn, chỉ trích TT Trump ‘lạc hậu’, giờ này còn chửi cộng sản, làm như thể các nước ‘xã hội chủ nghiã’ bây giờ là thiên đàng hạ giới hết rồi.

    Cụ này cho rằng TT Trump chỉ là có gian ý muốn đánh đối thủ ‘xã hội chủ nghiã’ để áp đặt chế độ tân đế quốc ‘America first’ lên thế giới thôi.
    Thế mới nói cái bệnh TDS (Trump Derangement Syndrome) đã ăn quá sâu vào vài cụ tỵ nạn rồi.

    Vũ Linh Oct 13, 2018

  8. #68
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135


    Trong khi đó, một cơ quan nghiên cứu, MRC cho biết họ nghiên cứu tin tức trên các đài TV từ tháng Sáu vừa qua tới nay, và nhận thấy TTDC vẫn tuyệt đối không nương tay với TT Trump.

    Theo nghiên cứu, nói chung, 92% tin trên các đài TV hoàn toàn bất lợi cho TT Trump, chú tâm vào 5 đề tài chính: điều tra thông đồng với Nga, chính sách cản di dân, việc bổ nhiệm ông bảo thủ Kavanaugh, cuộc đấu võ với Bắc Hàn và quan hệ với Putin.
    Những thành quả lớn nhất của TT Trump, kinh tế phất mạnh, thất nghiệp thấp nhất, số người lãnh trợ cấp và phiếu thực phẩm thấp nhất,… đều bị TTDC bỏ qua, loan tin rất vắn tắt và không bàn thêm gì hết.




    TTDC PHẢN ỨNG VỀ VỤ TP KAVANAUGH

    Sau những tấn công tàn bạo và vô lý nhất, cuối cùng thì công lý đã thắng, ông Kavanaugh đã trở thành thẩm phán thứ 9 của TCPV, thay thế TP Kennedy.

    TTDC phản ứng rất ý nghiã.
    Washington Post viết “Các thượng nghị sĩ đại diện chưa tới một nửa nước phê chuẩn thẩm phán mà đa số dân chống”.
    Kết quả biểu quyết tại Thượng Viện là 50-48. Thật ra, có tới 51 nghị sĩ ủng hộ, nhưng một ông CH bận đám cưới con gái đã không về Hoa Thịnh Đốn bầu vì biết đã đủ phiếu nên số phiếu thuận chỉ có 50.

    Bà Murkowski đáng lẽ bỏ phiếu chống, nhưng vì nể ông CH không đi bầu vì đám cưới con gái nên đã bỏ phiếu trắng nên phe chống chỉ có 48 phiếu. Một nghị sĩ DC, ông Manchin, ‘bỏ’ đảng DC, bỏ phiếu thuận.

    Dù sao thì cũng chẳng thể nói 50 nghị sĩ đại diện cho chưa tới một nửa nước. Một nhận định vô căn cứ chỉ phản ảnh tính phe phái và sự ấm ức của WaPo. Chưa ai thấy một thăm dò nào trong đó “đa số” dân Mỹ chống ông Kavanaugh. Cũng hoàn toàn vô căn cứ.

    Trang mạng Vox: CH bất cần ý dân. Ý dân hay ý của khối cấp tiến?
    Trang mạng Salon: CH thực sự chống phụ nữ. Chống phụ nữ chỉ vì không tin một lời tố cáo không bằng chứng, không nhân chứng của một phụ nữ?
    Theo cách suy nghĩ này, luật pháp Mỹ cần phải sửa lại: bất cứ lời tố cáo nào của phụ nữ cũng là sự thật, quan tòa không có quyền nghi ngờ lời nói của một phụ nữ.

    New York Times: Tối Cao Pháp Viện thành... tối thấp.
    CNN: miễn cưỡng nhìn nhận những thành quả liên tục của TT Trump như TCPV đi về hướng bảo thủ, thuế giảm, thất nghiệp thấp, kinh tế tăng trưởng mạnh, Trung Cộng đang bị đánh, di dân lậu đang bị cản, nhưng CNN lại cho đó là những tin kinh hoàng –terrifying news- cho nước Mỹ (?).

    Về vụ TP Kavanaugh, CNN nhận định CH thắng vì chơi trò mánh mung thẳng tay trong khi DC đối phó quá hiền lành, tử tế. Hiền lành tử tế với đòn bẩn thỉu nhất tung ra vào giờ thứ 11, khiến TP Kavanaugh xém tiêu đời.
    May là hiền lành đó, nếu không thì tung ra chiêu gì nữa? Ai muốn tin CNN xin tự nhiên.

    Một cái tựa đáng chú ý của báo The Nation: “Nếu DC thắng trong bầu cử, họ sẽ mở cuộc điều tra về những nói láo của TP Kavanaugh”.

    Thật ra, nếu DC chiếm được Hạ Viện hay Thượng Viện hay cả hai, ta sẽ thấy vài chục vụ điều tra về đủ chuyện. Các vị dân cử sẽ chẳng có thời giờ làm gì khác. Kịch bản này có nhiều triển vọng thành sự thật.
    Phe cấp tiến tức giận vỉ thua cuộc sẽ rủ nhau đi bầu cho mạnh, trong khi phe bảo thủ thỏa mãn với chiến thắng sẽ lười đi bầu hơn. CNN bình luận, cho rằng CH đã đổi, thả Hạ Viện để lấy một TCPV bảo thủ .

    Báo USA Today, một trong những tờ báo chống TT Trump tàn bạo nhất, đã bàn về việc DC qua bài viết của một bà luật sư, giáo sư tại đại học công giáo Notre Dame, mang chuyện bà Ford làm vũ khi chính trị, cho rằng đây là sai lầm lớn nhất của khối DC, sẽ gây hại vô cùng lớn lao cho phụ nữ vì phơi bày ra một hình ảnh một phụ nữ tự nhận là nạn nhân nhưng rồi cuối cùng hiện ra như một bà thiếu lương thiện, chấp nhận để DC dùng làm vũ khí chính trị, vì chẳng có bất cứ một nhân chứng hay bằng chứng gì.
    Mai này, phụ nữ nào là nạn nhân sẽ khó khiếu nại hơn vì ít người tin hơn.

    Một bài khác cũng của USA Today phán “thuốc độc Trump đã ngấm vào Tối Cao Pháp Viện”.

    Báo The Atlantic đăng một bài... điếu văn cho TCPV.
    Các tài tử, ca sĩ của thế giới loạn luân Hồ Ly Vọng cũng rất ồn ào. Nữ tài tử Molly Ringwald tuýt “Đảng CH đã trở thành Đảng Hiếp Dâm”. Tài tử John Leguizamo phán “Đảng CH toàn là đám chuyên tấn công tình dục và ấu dâm”.

    Ca sĩ Taylor Swift lên tiếng không ủng hộ ứng cử viên thượng nghị sĩ của CH tại tiểu bang của cô, Tennessee.
    Chuyện đáng nói, ứng cử viên DC là một ông ủng hộ TP Kavanaugh, trong khi ứng cử viên CH là một phụ nữ. Dù vậy cô Swift vẫn ủng hộ ông DC tuy cô ta đã từng tuyên bố ủng hộ phụ nữ trong bất cứ việc gì. Chỉ chứng minh tinh thần đảng phái mới thực sự là lý do.

    Chuyện ruồi bu là TTDC làm rùm beng và truyền thông thông ngôn vội hùa theo, phán “Taylor Swift gây bão chính trị’. Quan điểm chính trị của một cô ca sĩ nhóc mà gây bão chính trị? Hết ý.

    Ngược lại TTDC nhất là CNN đã dùng những lời lẽ rất khiếm nhã và đáng khinh bỉ tấn công ca sĩ da đen Kanye West vì đã tới Tòa Bạch Ốc cùng với ông Jim Brown, một huyền thoại da đen của môn bóng bầu dục, để gặp TT Trump và đã có buổi họp báo nhỏ ngay trong Văn phòng Bầu dục.
    Tinh thần phe đảng của TTDC hiện rõ trong cách cư xử đối với 2 ca sĩ nổi tiếng này.

    Truyền thông cánh tả cũng ồn ào không thua Hồ Ly Vọng. Nhà báo Joy Behar của đài ABC cho rằng đảng CH đã gửi thông điệp cho các cậu con trai mới lớn, tha hồ chộp bóp, lớn lên sẽ rất quyền thế.
    Bà Sarah Silverman hy vọng TT Trump sẽ có ngày bị đè ra hãm hiếp. Bà Ariel Dumas, phụ tá chuyên viết chuyện diễu cho danh hài Stephen Colbert tuýt “bất kể chuyện gì xẩy ra, tôi rất vui vì đã có dịp phá nát đời ông Kavanaugh”.

    So với đại họa phe cấp tiến sẽ trải qua trong một thế hệ tới, phản ứng của Hồ Ly Vọng và TTDC coi như vẫn còn khá nhẹ nhàng vì thật ra, họ chẳng còn làm gì khác được ngoài tức giận chửi bới lăng nhăng.
    Phe DC đã bắt đầu thả bong bóng đàn hặc TP Kavanaugh, không khác gì đòi đàn hặc TT Trump từ ngày ông chưa tuyên thệ nhậm chức.

    Như đã bàn qua, việc TP Kavanaugh vào TCPV quan trọng cho khối bảo thủ hơn xa cuộc bầu cử quốc hội tới. Với sự bổ nhiệm hai TP Gorsuch và Kavanaugh, TT Trump đã để dấu ấn vĩ đại ít nhất trong ba chục năm tới trên hướng đi về phiá hữu của xã hội Mỹ.

    Riêng đối với kẻ này, đây là chiến thắng vĩ đại thứ hai của khối bảo thủ, sau chiến thắng của ông Trump năm 2016, trong một cuộc bầu cử mà theo như TT Obama đã nói, “... có hậu quả”!
    Cụ tỵ nạn nào không vui, xin lỗi nhé.

    Báo động: nếu một thẩm phán cấp tiến nữa ra đi hay từ nhiệm, cuộc chiến phê chuẩn một thẩm phán bảo thủ mới sẽ kinh thiên động địa hơn cuộc chiến Kavanaugh rất nhiều, vì khi đó, với một cán cân nghiên về bảo thủ 6-3, phe DC sẽ bắt buộc phải đánh đến cùng, coi như chuyện sinh tử thật của đảng DC và ý thức hệ cấp tiến.
    Trừ phi TT Trump bổ nhiệm một thẩm phán cấp tiến thứ thiệt, nhưng khi đó sẽ lại đụng độ với phe bảo thủ CH.


    TT TRUMP VÀ Ô. ROSENSTEIN
    Vì câu chuyện của TP Kavanaugh nên cuộc hội kiến của thứ trưởng Tư Pháp với TT Trump đã bị hoãn lại. Thứ hai vừa qua, cuộc họp đã diễn rất tốt đẹp.
    Sau buổi họp TT Trump cho biết không có kế hoạch giải nhiệm ông Rosenstein gì hết. TT cũng cho biết cho đến nay, vẫn chẳng có bằng chứng gì về vụ ‘thông đồng’ với Nga và sự thật là chính đảng DC đã thông đồng với Nga.
    Sau buổi họp, ông Rosenstein đã cùng đi máy bay với TT Trump xuống Orlando vận động cho các ứng cử viên CH trong cuộc bầu tới.

    Đây là một thông điệp khá rõ ràng của TT Trump, xác nhận ông vẫn tin tưởng ông Rosenstein cho dù mới đây TTDC đã làm rùm beng vụ ông Rosenstein ra ý kiến mang máy thu âm vào các buổi họp nội các để có bằng chứng truất phế TT Trump. Ông Rosenstein đã từng giải thích đó là câu nói miả mai để trả lời việc ông phó giám đốc FBI McCabe khi đó cực lực chỉ trích TT Trump.

    Cuộc điều tra của công tố Mueller đang ... yên ngủ, chờ đợi qua bầu cử quốc hội mới có thể ồn ào lại, để tránh mang tiếng tạo ảnh hưởng trên việc bầu cử. Trong hậu trường, luật sư Giuliani của TT Trump vẫn đang điều đình một hình thức để ông Mueller có thể phỏng vấn TT Trump.


    BÀ HALEY TỪ CHỨC
    Trong sự bất ngờ hoàn toàn, bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, đã từ chức, có hiệu lực cuối tháng Chạp này.

    Bà Haley là một trong những ngôi sao sáng của nội các Trump, ủng hộ TT Trump rất mạnh, và được hậu thuẫn mạnh của TT Trump. Bà là dân Mỹ gốc Ấn Độ, cựu thống đốc South Carolina. TTDC mau mắn bôi bác ‘lại thêm một nhân viên nội các bỏ Trump”.
    CNN dĩ nhiên bất thình lình ca tụng bà Haley lên chín tầng mây rồi giải thích bà từ chức vì chống TT Trump.

    Nếu qúy vị muốn tìm bằng chứng thì xin miễn mất công vì CNN như thường lệ, chỉ lo đánh phá mà chưa bao giờ cần bằng chứng. Bỏ Trump hay không thì chưa ai biết. Có tin bà từ chức để tham gia vào nội các với trách nhiệm quan trọng hơn.
    TT Trump cho biết có danh sách năm người ông đang cứu xét để thay thế.


    TỶ LỆ HẬU THUẪN VÀ CHỐNG
    Real Clear Politics, một trang mạng tổng hợp tin tức của truyền thông Mỹ, đã công bố một bảng tóm lược tỷ lệ hậu thuẫn và chống của vài chính khách quan trọng nhất Mỹ hiện nay. Điều đáng nói là trong khi TTDC chê bai tỷ lệ hậu thuẫn của TT Trump thì, khi nhìn vào bảng tóm lược, ta lại thấy hậu thuẫn ông này hơn xa tất cả những người khác, tuy tỷ lệ chống cũng cao hơn đôi chút:


    Nhân vật
    Ủng Hộ %
    Chống %
    Cách Biệt
    TT Trump
    41,5
    54,5
    - 13,0
    Lãnh đạo DC Hạ Viện Pelosi
    27,3
    52,3
    - 25,0
    Lãnh đạo CH Hạ Viện Ryan
    30,3
    52,7
    - 22,4
    Lãnh đạo DC Thượng Viện Schumer
    28,7
    43,7
    - 15,0
    Lãnh đạo CH THượng Viện McConnell
    20,8
    48,0
    - 27,2

    Real Clear Politics cũng đã tổng hợp một số thăm dò dư luận trước cuộc bầu cử quốc hội.
    Theo tin này, cách biệt chiến thắng của đảng DC đã bị thu hẹp lại mạnh sau vụ ‘khủng hoảng Kavanaugh’. Real Clear Politics tiên đoán tại thượng viện, sẽ không có gì thay đổi, CH mất hai ghế (Arizona – Nevada) nhưng DC cũng mất hai ghế (North Dakota – Missouri), tức là trong thượng viện mới, CH vẫn giữ thế đa số 51/49.

    Tại hạ viện, DC sẽ thắng mạnh hơn và có thể sẽ chiếm đa số, nhưng là một đa số rất mong manh, có thể chỉ là đa số vài ba ghế.
    Cái rắc rối cho DC là trong khối đó, có gần 20 dân biểu theo khuynh hướng bảo thủ, gọi là khối Blue Dog Democrats của những tiểu bang miền nam đã từng ủng hộ TT Trump.

    Bà Hillary lên tiếng về cuộc chiến Kavanaugh vừa qua mà bà cho rằng rất thiếu lịch sự. Bà cho rằng DC không thể nào ‘lịch sự’ với đám côn đồ CH. Bà cho rằng giao tế lịch sự trong chính trị chỉ có thể được phục hồi sau khi DC chiếm lại Hạ Viện và Thượng Viện.

    Diễn dịch ra tiếng bình dân cho dễ hiểu: DC sẽ chơi xấu đủ kiểu cho đến khi thành công lấy lại quyền hành. Việc này, cả nước Mỹ và thế giời đã thấy rõ từ ngày bà Hillary thất cử, có gì lạ?
    Cựu bộ trưởng Tư Pháp của TT Obama kêu gọi khi CH chơi đòn hạ cấp, thì cứ việc đá bọn chúng.


    TTDC LẠI BỚI RÁC
    Đệ Nhất Phu Nhân, bà Melania, đã đi chu du thế giới với tư cách cá nhân, chẳng ăn nhằm gì tới chuyện ông chồng tổng thống hay chuyện chính trị Mỹ. Ấy vậy mà TTDC cũng không thể tha.

    Khi bà đi thăm nạn nhân trận bão ở Puerto Rico, TTDC xúm vào chửi việc bà đi giầy cao gót từ trong Tòa Bạch Ốc ra trực thăng, nhưng im re về chuyện lên tàu bay thì bà đổi giầy thể thao để đi thăm dân tình.

    Khi bà đi thăm nạn nhân bão ở Texas, thì TTDC xúm lại sỉ vả cái áo mưa có viết “I don't care, do you?”, ý muốn nói tôi bất cần mấy anh nhà báo bôi bác; nhưng dĩ nhiên, TTDC xuyên tạc ngay thành “bà Melania đếch ‘care’ nạn nhân bão lụt.
    Nếu vậy sao bà đi thăm họ?

    Bây giờ, bà đi Phi Châu đội cái nón cối trắng, là loại nón cối dân Anh thích đội khi đi săn thú tai Phi Châu. Washington Post bôi bác ngay đây là ‘mũ thực dân’.
    Sao lại có loại mũ gọi là ‘mũ thực dân’ nhỉ? Chế độ thực dân gì đó đã cáo chung từ 60-70 năm nay rồi, bây giờ ai thắc mắc chuyện đội cái nón ‘thực dân’? Đúng là chuyện bới rác tìm ruồi nhặng.

    TTDC sau khi đập trống rầm rộ về vụ TP Kavanaugh, bây giờ… xì hơi, hết chuyện bàn, hay chính xác hơn, hết chuyện đánh, nên trở về một đề tài cực kỳ quan trọng đối với họ: ‘cậu bé’ của TT Trump.
    Bà đào đóng phim sex Stormy viết sách, trong đó có phần mô tả ‘hình dáng đặc biệt’ của ‘cậu bé’ của TT Trump.

    Bây giờ, các anh chuyên gia nói lảm nhảm trên TV như Don Lemon và Jack Tapper (CNN) đã vác đề tài này lên TV lại, mời bà Stormy kể lại.
    Hay danh hài khác, Jimmey Kimmel vả Jimmy Fallon cũng không bỏ dịp may, hăng say bàn góp về đề tài quan trọng này.

    Trong khi đó, một cơ quan nghiên cứu, MRC cho biết họ nghiên cứu tin tức trên các đài TV từ tháng Sáu vừa qua tới nay, và nhận thấy TTDC vẫn tuyệt đối không nương tay với TT Trump.

    Theo nghiên cứu, nói chung, 92% tin trên các đài TV hoàn toàn bất lợi cho TT Trump, chú tâm vào 5 đề tài chính: điều tra thông đồng với Nga, chính sách cản di dân, việc bổ nhiệm ông bảo thủ Kavanaugh, cuộc đấu võ với Bắc Hàn và quan hệ với Putin.
    Những thành quả lớn nhất của TT Trump, kinh tế phất mạnh, thất nghiệp thấp nhất, số người lãnh trợ cấp và phiếu thực phẩm thấp nhất,… đều bị TTDC bỏ qua, loan tin rất vắn tắt và không bàn thêm gì hết

    LẠI TẬN THẾ?
    Phe cấp tiến suốt ngày lo cho việc trái đất bị bốc cháy thành tro, đã lại lên tiếng. Qua một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (nặng ký hơn là báo cáo của một nhóm DC Mỹ), vài chuyên gia đã tiên đoán trái đất chỉ còn thọ được 12 năm trước khi bị hâm nóng thành lò lửa.

    Bài ca con cá vàng này, phe cấp tiến đã xài đi xài lại từ cả hơn nửa thế kỷ rồi chứ không có gì mới lạ.
    Gần đây hơn, cựu PTT Al Gore năm 2004 đã bảo đảm 10 năm nữa (2014), toàn thể khối băng đá bắc cực sẽ tan thành nước, với hậu quả là mực nước biển trên trái đất sẽ dâng lên cao và nhận chìm cả ngàn thành phố ven biển trên khắp thế giới.
    Ông Gore mau mắn được ngay giải Nobel vì đã có công gióng chuông báo động cứu địa cầu.

    Bây giờ, cuối năm 2018 rồi, vẫn chưa thấy thành phố nào bị chìm hết. Không nghe nói ông Gore có ý định trả lại giải Nobel không. Dù sao thì có trả cũng chỉ trả lại được cái mề đay thôi, còn tiền thì dĩ nhiên xài hết ngay một vài năm sau rồi, chứ đâu có dại gì không xài ngồi chờ ngày… tận thế năm 2014.

    Vũ Linh OCTOBER 13 – 2018
    Last edited by hongnguyen; 10-16-2018 at 08:29 AM.

  9. #69
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Trước những tố cáo này và trong không khí ‘nổi loạn’ của phong trào #MeToo – là phong trào của các phụ nữ tố cáo những tấn công tình dục- đảng DC lúc đầu phớt lờ, nhưng sau đó miễn cưỡng bổ nhiệm một bà luật sư phe ta ‘điều tra’, không nhờ FBI điều tra đâu.
    Bà luật sư sau khi ‘điều tra’ vài ngày, ra báo cáo ông Ellison ‘vô tội’ vì không đủ chứng cớ.
    Toàn bộ câu chuyện chỉ được loan tin trên ba dòng chữ hay ba giây đồng hồ trên TTDC.

    Trong vụ TP Kavanaugh thì TTDC và phe DC hô hào “phải tin phụ nữ” cho dù không bằng chứng và nhân chứng. Trong vụ ông Ellison thì phe DC và TTDC cho rằng không thể tin phụ nữ cho dù có bằng chứng và nhân chứng.


    CUỘC CHIẾN KAVANAUGH VÀ BẦU CỬ

    Chỉ còn hơn hai tuần nữa là nước Mỹ sẽ đi bầu giữa mùa, quan trọng nhất là bầu lại toàn thể Hạ Viện Liên Bang, và 1/3 Thượng Viện Liên Bang.

    Các chuyên gia tiên đoán DC chiếm được đa số tại Hạ Viện trong khi CH có nhiều hy vọng tăng thêm thế đa số tại Thượng Viện. Sẽ đưa đến tình trạng chính quyền Mỹ hoàn toàn tê liệt ít nhất cho đến đầu năm 2021, sau cuộc bầu cuối năm 2020.
    Chưa gì thì bà nghị sĩ Dianne Feinstein đã hăm dọa nếu DC chiếm được Thượng Viện, sẽ mang vụ ông Kavanaugh điều tra lại.
    Ai cũng biết đây chỉ là cái mánh phá rối chính trị và hạ uy tín ông Kavanaugh chứ chẳng làm gì được ông Kavanaugh hết, vì dù sao DC cũng không thể nào đủ túc số để truất nhiệm ông Kavanaugh.

    Theo Real Clear Politics (RCP), là trang mạng trung lập, tổng kết tin tức của các cơ quan ngôn luận lớn thuộc đủ mọi khuynh hướng, thì cuộc tranh cãi về TP Kavanaugh mới đây đã gây sóng gió lớn, đưa đến thay đổi quan trọng trong các thăm dò dư luận về cuộc bầu cử.
    Tại Thượng Viện, hiện nay CH nắm đa số 51/49. Theo thăm dò trước vụ TP Kavanaugh, RCP đã tiên đoán CH và DC sẽ ngang nhau ở mức 50/50. Bây giờ, RCP đoán CH sẽ không mất ghế nào mà có thể sẽ chiếm thêm ba ghế tại Florida, North Dakota và Missouri, nâng thế đa số lên tới 54, DC còn 46. Hai ghế trước đây DC có nhiều hy vọng đoạt lại từ tay CH là Arizona (thay thế ông Jeff Flake), Tennessee (thay thế ông Bob Corker) thì hiện nay, có vẻ CH vẫn giữ được. CH cũng có nhiều hy vọng thắng thêm Indiana, là tiểu bang thành đồng của CH trong vùng Đại Hồ, tức là có thể có đa số tới 55 ghế.

    Tại Hạ Viện, DC sẽ hy vọng được tối thiểu 205 ghế, CH 201 ghế, với 29 ghế chưa rõ sẽ nghiêng về bên nào. Trong cái thế này, DC nắm lợi thế hơn vì chỉ cần chiếm được 13 ghế là nắm đa số, trong khi CH phải chiếm được 17 ghế mới giữ được thế đa số.


    Trong cả hai biểu đồ trên, làn chỉ đỏ là CH, cho thấy đã tăng mạnh từ tháng 10, khi cuộc chiến Kavanaugh đạt cao điểm. Hiển nhiên việc phe DC và TTDC mang bà Ford ra đánh TP Kavanaugh đã gặp phản ứng ngược vì tính cách phe đảng hạ cấp quá đáng.
    Đảng DC đang cố gắng chiếm quốc hội bằng đủ cách. Tại Texas, nơi mà đảng DC rất ít hy vọng, chi bộ DC đã gửi phiếu ghi danh bầu cử cho di dân bất hợp pháp và kêu gọi họ đi bầu cho các ứng cử viên DC. Thống đốc Texas Greg Abbott đang cho điều tra.

    Trong khi đó, hàng đoàn xe vài ngàn dân Trung Mỹ đang chạy về hướng biên giới phiá nam của Mễ. Một đoàn xe từ Honduras đã thành công vượt qua biên giới, tràn vào đất Mễ và đang tiến về bắc Mễ.
    Một đoàn khác từ Guatemala đang bị cảnh sát và quân đội cả hai xứ Guatemala và Mễ tìm cách chặn. TT Trump hăm dọa sẽ dùng quân đội để chặn biên giới Mỹ, và sẽ cắt viện trợ cho các nước Honduras và Guatemala nếu các xứ này không chặn làn sóng di dân này.


    THĂM DÒ MỚI NHẤT VẦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG 2020
    CNN mới làm thăm dò dư luận về cuộc bầu tổng thống năm 2020. Bên CH, dĩ nhiên TT Trump coi như không có đối thủ, cho dù vài chính khách đang thả bong bóng thăm dò, với hy vọng một đại họa nào đó sẽ xẩy ra cho TT Trump.

    Bên DC, hiện nay đang có gần ba chục ngôi sao đang ngắm nghé, nhưng theo CNN, người được tỷ lệ hậu thuẫn cao nhất, 33%, là cụ cựu PTT Joe Biden, ngay sau đó là cụ xã nghiã Bernie Sanders, là hai vị chính khách già nhất trong đám DC.
    Các ngôi sao đang chớm nở như Kamala Harris, Cory Booker, Elizabeth Warren chỉ được khoảng 5%-10% mỗi người. Ta đừng quên cụ bà Hillary vẫn còn đang dò dẫm, cân nhắc.

    Tin buồn cho khối đối lập: theo CNN, cho dù ông Sanders hay Biden, hay bất cứ ai khác bên DC thì kết quả vẫn là việc TT Trump sẽ tái đắc cử.

    Các cụ tỵ nạn ủng hộ đảng DC trước khi bỏ phiếu cho ứng cử viên Biden nên nhớ lại nếu ông Biden này làm tổng thống Mỹ năm 1975 thì các cụ giờ này, ngày ngày vẫn phải ra chào cờ máu và hát Tiến Quân Ca vì không được tỵ nạn ở Mỹ đấy, các cụ ơi.

    Còn cụ Sanders thì là người theo chủ trương xã nghiã cực đoan nhất, cụ tỵ nạn nào muốn bỏ phiếu cho cụ Sanders cần phải tự vấn lương tâm tại sao lại tỵ nạn ở Mỹ mà không về sống tại ‘thiên đàng’ xã nghiã VN (trừ phi các cụ muốn nằm vùng, hy vọng ‘giải phóng’ luôn cả nước Mỹ).
    Dĩ nhiên, tất cả những tỷ lệ đó chỉ đọc cho vui thôi chứ chẳng nghiã lý gì khi còn tới hai năm nữa mới bầu bán.


    WAPO MẤT LÝ TRÍ?
    Báo cấp tiến nặng Washington Post, dưới cây bút của Marc Thiessen, một nhà bình luận tương đối bảo thủ, đã viết bài nhận định có thể TT Trump là tổng thống lương thiện nhất lịch sử Mỹ.

    Theo nhà báo, TT Trump nói láo rất nhiều, nhưng đó là những kiểu nói láo bình thường của chính khách, nhất là của dân Nữu Ước, có tính thổi phồng, phóng đại, hay ‘hét giá’ của doanh gia, không có gì hại cả.
    Kiểu như TT Trump khoe cải cách thuế lớn nhất lịch sử, hay số người tham dự lễ tuyên thệ của ông nhiều hơn số người trong lễ tuyên thệ của TT Obama.

    Trong khi đó, trong hai năm qua, từ ngày đắc cử, ông đã thực hiện được phần lớn những cam kết của ông khi tranh cử. Đại khái, theo WaPo:

    - Di chuyển Tòa Đại Sứ Mỹ đi Jerusalem;
    - Diệt ISIS, khiến tổ chức khủng bố võ trang này gần như tàn lụi hết rồi, thay vì chiếm một nửa Iraq và một nửa Syria như dưới thời Đấng Tiên Tri Obama;

    - Kiểm soát làn sóng di dân từ các nước Trung Đông để chặn khủng bố Hồi giáo cuồng tín;
    - Trừng phạt Syria khi chúng sử dụng vũ khí hóa học;
    - Bổ nhiệm 2 thẩm phán bảo thủ vào TCPV;

    - Cải tổ và giảm thuế toàn diện;
    - Cắt giảm thủ tục hành chánh rườm rà trong kinh doanh, tiết kiệm đâu 23 tỷ đô cho doanh gia Mỹ;
    - Mang lại công ăn việc làm cho tất cả, kể cả dân da đen và da nâu;

    - Thu hồi những luật và thỏa ước về khí hậu và môi sinh tai hại của TT Obama;
    - Rút ra khỏi hiệp ước về hâm nóng địa cầu Paris;
    - Rút lui khỏi TPP;

    - Giảm nguy cơ chiến tranh nguyên tử với Bắc Hàn;
    - Đánh sách lược mậu dịch bá quyền của Trung Cộng;

    Tất cả đều là những lời hứa đã được thực hiện. Người ta có thể ủng hộ hay chống những quyết định trên, nhưng không ai có thể tố TT Trump hứa cuội.
    Có vài điều TT Trump đã chưa thực hiện được như xây tường biên giới Mễ và thu hồi Obamacare, nhưng không có nghiã là ông đã không cố gắng và sẽ không cố gắng tiếp tục.

    Bài bình luận này hiển nhiên lạ lùng vì xuất hiện trên WaPo, là tờ báo có tỷ lệ viết bài đánh TT Trump trên 90%. Gọi là năm thì mười họa có bài không đánh Trump để vớt vát chút uy tín.


    GIẢ DỐI CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ
    Cả nước mới chứng kiến cuộc chiến ‘kinh hoàng’ của phe cấp tiến đánh TP Kavanaugh, trên nguyên tắc là để ‘bảo vệ phụ nữ nạn nhân của những tấn công tình dục’.
    Trước khi các cụ bà tỵ nạn đổ xô đi bỏ phiếu cho cái đảng ‘bảo vệ phụ nữ’, xin coi lại cho kỹ câu chuyện của ông Keith Ellison.

    Ông Ellison hiện là dân biểu da đen Hồi giáo của tiểu bang Minnesota, cũng là phó chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC –National Committee Democratic Party-.
    Ông hiện đang tranh cử chức bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang Minnesota. Đảng DC đã chính thức hậu thuẫn ông ra tranh cử chống một ứng cử viên của đảng CH.

    Mới đây, ông Ellison đã bị bà ‘bạn gái’ công khai tố cáo ông đã đánh đập bà và chửi rủa bà nặng nề. Bà có bằng chứng là giấy chứng thương của bác sĩ và bệnh viện cũng như hình ảnh mặt bị bầm dập. Bà cũng có nhân chứng là con bà có mặt tại hiện trường.

    Trước những tố cáo này và trong không khí ‘nổi loạn’ của phong trào #MeToo – là phong trào của các phụ nữ tố cáo những tấn công tình dục- đảng DC lúc đầu phớt lờ, nhưng sau đó miễn cưỡng bổ nhiệm một bà luật sư phe ta ‘điều tra’, không nhờ FBI điều tra đâu.
    Bà luật sư sau khi ‘điều tra’ vài ngày, ra báo cáo ông Ellison ‘vô tội’ vì không đủ chứng cớ.

    Toàn bộ câu chuyện chỉ được loan tin trên ba dòng chữ hay ba giây đồng hồ trên TTDC.

    Quý độc giả cứ thử so sánh câu chuyện này với cách phe DC và TTDC đối xử với với vụ tố cáo TP Kavanaugh thì có thể thấy rõ cái giả dối thô bạo của khối cấp tiến.

    Trong vụ TP Kavanaugh thì TTDC và phe DC hô hào “phải tin phụ nữ” cho dù không bằng chứng và nhân chứng. Trong vụ ông Ellison thì phe DC và TTDC cho rằng không thể tin phụ nữ cho dù có bằng chứng và nhân chứng.
    Kẻ này thách đố cụ tỵ nạn nào có đủ tài biện hộ cho phe DC đi.


    BÀ WARREN LÀ DÂN DA ĐỎ?
    Bà Elizabeth Warren của đảng DC ra tranh cử nghị sĩ tại Massachusetts. Đi đến một vùng dân da đỏ, bà khoe bà gốc dân da đỏ Cherokee, là dân da đỏ địa phương của Massachusetts. Chẳng có bằng chứng cụ thể gì.

    Chuyện vui là TT Trump tuýt cho biết sẵn sàng trả cho bà Warren một triệu đô nếu bà đi kiểm tra DNA và chứng minh được bà là dân gốc da đỏ thật. Bà Warren im lặng không trả lời, âm thầm đi thử DNA thật. Âm thầm vì chưa biết chắc kết quả ra sao.

    Bây giờ, kết quả xác nhận bà 99,9% không phải là da đỏ, chỉ có đâu 0,1% gì đó (tối đa là 1,6%) máu dân da đỏ. Ấy vậy mà bà vẫn mau mắn công bố tin này và đòi TT Trump trả tiền vì bà đã có bằng chứng là gốc da đỏ. Dĩ nhiên TT Trump không trả, bác bỏ kết quả DNA của bà Warren, cho rằng chẳng biết bà lấy ở đâu ra, do ai kiểm tra, độ chính xác là bao nhiêu,...

    Xin lỗi, tôi không phải là chuyên gia, nên tôi không hiểu định nghiã thế nào là ‘máu dân da đỏ’ và làm cách nào biết được là có một phần ngàn là máu da dỏ, mà theo các chuyên gia, có nghiã là có liên hệ khoảng 10 đời trước. Máu dân da đỏ là máu gì? Dân da đỏ có đặc điểm gì trong máu mà dân khác không có?

    Lý luận kiểu này, tôi cũng có thể nói TT Trump có một phần trên một trăm triệu (1/100.000.000) máu dân Kenya vì đó là vùng mà nhân loại ra đời cách đây vài trăm ngàn năm.

    Biết đâu, bác Tập sẽ nói dân cả nước Việt Nam đều có 90% (chứ không phải 0,1%) máu Chú Ba, do đó, việc sát nhập cả nước VN vào Thiên Quốc là chuyện dĩ nhiên phải thực hiện?

    Chưa kể các nhà khoa học vẫn không có cách gì xác nhận kiểm tra máu dân kiểu này có xác xuất chính xác bao nhiêu, vì chỉ là một ‘ước lượng’ từ 0,1% đến 1,6%.
    Đã chính xác thì không còn ước lượng nữa. Quái lạ hơn nữa, sự thật là ông giáo sư thử nghiệm máu bà Warren đã không có máu dân da đỏ Cherokee để so sánh, mà ông ta chỉ dùng máu của dân da đỏ Mexico, Peru và Colombia.

    Ta sẽ không ngạc nhiên mai này bà Warren đi vận động tranh cử ở New Mexico, sẽ tự nhận mình là có máu dân Mễ luôn.

    Toàn bộ câu chuyện chỉ là một cái mánh rẻ tiền của một chính khách đi kiếm phiếu của cử tri da đỏ, không hơn không kém. Là dân gì thì quan trọng là cách sống, không phải là chuyện đi kiểm tra DNA để thấy có dấu vết một phần ngàn gì đó.

    Một ông lãnh đạo khối dân da đỏ đã lên tiếng cho rằng việc thử nghiệm DNA chẳng có nghiã lý gì để xác nhận việc bà Warren có gốc dân da đỏ, và ông cũng tỏ vẻ bực mình thấy việc sắc dân da đỏ của ông đã trở thành công cụ chính trị để chính trị gia khai thác.

    Theo sử gia Julian Zelizer của CNN, bà Warren thật ra đã mắc bẫy TT Trump. Bây giờ chẳng ai biết bà Warren có sách lược gì, chủ trương gì, đã đạt thành quả nào, và có thông điệp gì cho dân Mỹ, mà mỗi lần nghe tên bà là thiên hạ bàn ngay chuyện gốc dân da đỏ và phì cười.
    Một sách lược tuyệt hảo của TT Trump để lái đề tài tranh cử nếu bà Warren vẫn giữ ý định tranh cử tổng thống.

    Tin lạ là TTDC nhất loạt lên án bà Warren đã khai thác chuyện gốc gác của mình vì nhu cầu chính trị:

    Washington Post: “Elizabeth Warren angers prominent Native Americans with politically fraught DNA test”
    CNN: “Elizabeth Warren might have actually made things worse with her DNA gambit”

    CBS News: “Elizabeth Warren criticized for releasing DNA report”
    Politico (Politico!): “Warren stumbles with ‘Native American’ rollout”

    The Hill: “Dem strategist says Warren taking DNA test was ‘tone deaf'”
    New York Times: Elizabeth Warren’s DNA Results Draw Rebuke from Trump and Raise Questions

    USA Today: “Cherokee Nation slams Sen. Elizabeth Warren DNA test as ‘inappropriate and wrong'”
    Vanity Fair:“Elizabeth Warren shows how to lose in 2020”


    CH ĐÒI HỒ SƠ FBI
    Thượng nghị sĩ CH Ron Johnson, chủ tịch ủy ban An Ninh Lãnh Thổ của Thượng Viện, đã lên tiếng yêu cầu FBI cung cấp cho Thượng Viện toàn bộ hồ sơ về vụ FBI thảo luận với ban vận động tranh cử của bà Hillary trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016,
    trong đó đáng kể nhất là biên bản buổi họp giữa luật sư của FBI, ông James Baker nói chuyện với luật sư Michael Sussman của văn phòng luật Perkins Coie.

    Xin nhắc lại, văn phòng luật Perkins Coie được ban vận động của bà Hillary trả cả chục triệu đô để đi lùng tin xấu về ứng cử viên CH, Donald Trump. Perkins Coie, sau đó thuê công ty Fusion GPS, rồi công ty này thuê anh cựu gián điệp Anh, Christopher Steel đi mua tin xấu.

    Anh Steele sau đó tìm ra được một tập hồ sơ sau này được gọi là ‘Hồ Sơ Nga’, trong đó ghi lại việc doanh gia Trump khi qua Nga tổ chức thi hoa hậu thế giới, đã có một cuộc ‘vui hội đồng’ giữa ông với hai ba ‘chị em ta’ Nga.

    Hồ sơ này được FBI và bộ Tư Pháp của Obama thời đó dùng làm tài liệu xin trát tòa đi theo dõi quan hệ của ban vận động của ông Trump với chính quyền Nga.
    Phe CH nghi ngờ đây là bằng chứng rõ ràng nhất về một sự ‘thông đồng’ nào đó giữa ban vận động của bà Hillary với các cơ quan chính quyền của Obama như bộ Tư Pháp và FBI.

    Trong một tin liên hệ, ông xếp của Fusion GPS bị gọi ra điều trần trước quốc hội, đã mau mắn viện dẫn Tu Chánh Án 5, là tu chánh án của Hiến Pháp cho phép các người bị điều tra có quyền không tra lời nếu nghĩ câu trả lời sẽ bị dùng để kết án mình.
    Nôm na ra, ông này có tội nhưng không chịu nhận.
    Cần bàn thêm không?
    Có tin công tố Mueller đang chuẩn bị nộp báo cáo cho bộ Tư Pháp sau bầu cử.


    TTDC CẤP TIẾN LÊN CƠN ĐIÊN
    Trong một cuộc tranh luận trên TV với một khách mời bảo thủ, anh Don Lemon, nhà báo da đen của CNN đã lớn tiếng bênh vực cái mà anh ta gọi là “quyền chống đối của dân” trong việc đám quá khích DC đánh đuổi các chính khách CH khi họ gặp trong các nơi công cộng, đặc biệt là trong các tiệm ăn.

    Anh Lemon, chuyên gia sỉ vả TT Trump, đã phán đám người chống đối có quyền chống đối, đánh đuổi các quan chức đó, và họ được Hiến Pháp cho phép và bảo vệ quyền chống đối đó.
    Thái độ của khối cấp tiến phản ảnh một sự giả dối thô bạo.

    Khi DC còn nắm quyền, Obama còn làm tổng thống, thì bà đệ nhất phu nhân lớn lối hô hào “khi chúng xuống thấp thì ta lên cao”.
    Nhưng đến khi mất quyền, thì cũng cái đám ‘văn minh’ đó đổi giọng.
    Cựu bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder tuyên bố “khi chúng xuống thấp thì ta đá bồi vào chúng”.
    Bà Hillary thẳng thừng “thời buổi của lễ giáo, lịch sự đã qua rồi”.
    Khi nắm quyền thì cao giọng, khi mất quyền thì chơi trò hạ cấp. Rồi mang Hiến Pháp làm bia đỡ đạn.


    PORTLAND, THÀNH PHỐ LOẠN
    Hàng trăm thanh niên nhóm cực tả AntiFa mặc quần áo đen, bịt mặt như băng đảng Ninja Nhật, xuống đường biểu tình chửi cảnh sát, chặn xe cộ lưu thông, đập các xe chạy ngang qua, trong đó có một xe của một cụ ông bị đập vỡ kính. Cảnh sát đứng nhìn, án binh bất động, cho đến khi đám thanh niên mệt mỏi tự giải tán.

    Được hỏi về chuyện này, thị trưởng thành phố tuyên bố ông “hoan nghênh sự không can thiệp của cảnh sát vì tôn trọng quyền chống đối của đám thanh niên cũng như vì muốn tránh bạo động mạnh hơn đe dọa an toàn của đám thanh niên cũng như của cảnh sát”.

    Thử tưởng tượng một đám ‘Mỹ trắng thượng tôn’ xuống đường đập phá xe xem cảnh sát Portland sẽ làm gì?

    Thành phố Portland của tiểu bang Oregon là thành phố thiên tả nhất Mỹ, là thành phố ngay một ngày sau khi ông Trump đắc cử tổng thống đã xuống đường đập phá, hô hoán “Not My President”, cho đến nay vẫn chưa mệt, vẫn xuống đường chửi Trump.


    STORMY THUA KIỆN
    Bà đào phim sex Stormy Daniels tung tin bà đã bị một người lạ mặt hăm dọa sau khi bà xì tin có quan hệ tình dục với TT Trump cách đây mấy chục năm. Ngay sau đó, TT Trump tuýt lại, tố bà Stormy làm chuyện gian trá, phịa. Bà Stormy kiện TT Trump ra tòa tại Los Angeles về tội phỉ báng và mạ lỵ.

    Ông quan tòa liên bang James Otero phán vụ kiện là tào lao và bắt bà Stormy bồi hoàn chi phí tòa và luật sư cho TT Trump.
    Theo quan tòa, khi bà Stormy không chứng minh được câu chuyện của bà là thật thì chẳng có căn cứ gì để thưa TT Trump về tội phỉ báng. Ông cho rằng vụ kiện cáo chỉ là màn xiếc tự quảng cáo của bà Stormy.
    Việc bắt bà Stormy phải bồi hoàn chi phí cho TT Trump là điều hay nhất để chặn lại những thưa kiện ruồi bu.

    LÀM SAO ĐOẠT GIẢI THỂ THAO?
    Những người mê thích thề thao dĩ nhiên 99,9% không phải là da đỏ đều muốn đoạt giải vô địch này nọ. Nhưng muốn là một chuyện, thực hiện được lại là chuyện khác, chẳng dễ dàng gì.
    Thế nhưng có một anh chuyên viên đua xe dạp, đã nghĩ ra được một cách rất sáng tạo để có thể thực hiện giấc mộngvô địch.

    Anh ta, một giáo sư đại học Charleston, tự nhận mình là… nữ giới, đổi tên qua tên đàn bà là Rachel, ghi danh tham dự đua xe đạp phụ nữ. Và dĩ nhiên ‘cô’ ta đã toại nguyện, đạp khỏe như đàn ông và thắng giải.

    Chắc chắn về nhà cám ơn TT Obama đã có ý kiến giúp giải quyết nan đề đoạt giải vô địch cho anh ta một cách quá tốt đẹp. Tin giờ chót, hai chị phụ nữ thật đã nộp đơn khiếu nại.

    Vũ Linh Oct 20, 2018
    http://diendantraichieu.blogspot.com/p/tin-van-102018.html




  10. #70
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    TC là một đại cường đông dân nhất, được lãnh đạo bởi một khối lãnh tụ không ngu mà lại rất kiên trì và kiên quyết mà không ai có thể coi thường.
    Cuộc chiến của TT Trump không dễ dàng chút nào, nhất là luôn luôn bị ‘thọc gậy bánh xe’ bởi khối đối lập DC và TTDC.



    TRUMP ĐÁNH TẦU CỘNG


    Câu chuyện TT Trump tăng thuế quan với Trung Cộng đã là đề tài sốt dẻo trong cộng đồng tỵ nạn An Nam ta, chỉ vì dân tỵ nạn ta nói riêng và dân Việt nói chung không có cảm tình với các Chú Ba cũng như lo sợ bị biến thành ngôi sao nhí mới trên lá cờ máu của Mao.

    Trước khi bàn ra, ta thử nhìn lại dữ kiện xem câu chuyện diễn biến như thế nào trong thời gian qua? [Bài này chỉ bàn về khiá cạnh kinh tế, không bàn về các vấn đề chính trị, quân sự, hay Biển Đông]

    Quan điểm của TT Trump đối với Trung Cộng trên phương diện giao thương quốc tế không có gì mới lạ. Ông đã lên án TC cả chục năm trước khi ra tranh cử tổng thống, luôn tố cáo TC chơi trò gian lận, hay khai thác kẽ hở của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, hay thậm chí công khai vi phạm hiệp định này mà không ai dám làm gì, để mong thống trị kinh tế thế giới, hay ít nhất cũng thống trị các nước đang phát triển.

    Ngay sau khi đắc cử, ông đã bổ nhiệm GS Peter Navarro làm chuyên gia phụ trách việc giao thương quốc tế của Mỹ.
    Ông Navarro nổi tiếng qua một cuốn sách có tên là Death By China, trong đó ông vạch trần đủ loại mánh mung gian trá của TC, từ bán hàng giả, ‘hàng nhái’, hàng độc hại, buôn lậu nội tạng tù nhân, cho đến tung tiền mua chuộc các nhà độc tài Phi Châu, lừa gạt họ qua những thỏa ước thương mại hoàn toàn bất lợi cho họ, ăn cướp tài nguyên thiên nhiên của Phi Châu,...

    Việc TT Trump bổ nhiệm ông Navarro nói lên một cách rõ ràng chính sách của ông đối với TC sẽ như thế nào. Một trong những quyết định đầu tiên của TT Trump cũng nhắm đánh TC: đó là việc rút ra khỏi TPP, thoả ước mậu dịch liên Thái Bình Dương.

    Trên nguyên tắc, TC không phải thành viên của TPP, trái lại, TPP có vẻ như là một liên minh chống TC, nên việc Mỹ rút ra khỏi TPP có vẻ như TT Trump làm một việc có lợi cho TC. Trên thực tế, TPP chỉ là cánh cửa sau để TC tuồn hàng hoá Tầu vào Mỹ qua các nước Đông Nam Á trong những điều kiện ưu đãi ngầm. Do đó, việc Mỹ rút ra khỏi TPP thật ra có hại cho TC hơn là có lợi.
    Vì là những doanh gia nhiều kinh nghiệm, TT Trump và các phụ tá không thể không thấy những chuyện trong hậu trường của TPP. Sách lược của TT Trump sẽ là điều đình với từng nước để có dịp đối phó với từng vấn đề cá biệt với từng nước. Việc TT Trump điều đình lại NAFTA, kèm vào điều kiện không cho Mễ và Canada có thỏa ước ngầm với TC là biểu tượng rõ nhất về sách lược của TT Trump.

    Chủ tịch Tập Cận Bình nhìn thấy ngay lập tức và cũng hiểu ông Trump nói cứng và làm cứng thật luôn. Và ông đã tìm đủ cách vuốt ve, xoa dịu TT Trump ngay từ đầu khi ông là một trong những lãnh tụ quốc tế đầu tiên đến thăm tân TT Trump tại tư dinh ở Florida, cũng như đón rước TT Trump như thượng khách, một cách trịnh trọng như chưa bao giờ thấy trong lịch sử bang giao TC-Mỹ.
    Trái ngược hẳn với việc ‘mời’ TT Obama ra cửa sau của phi cơ khi ông này đến Bắc Bình.

    TT Trump vui vẻ đón nhận sự tiếp rước huy hoàng đó, lịch sự tươi cười đáp lễ lại bằng cách cho cô bé cháu ngoại hát một bài bằng tiếng Tầu để làm vui lòng chủ nhà. Các cụ tỵ nạn khinh thường TT Trump, phán ông này có cái tôi quá lớn, đã dễ dàng bị họ Tập cho đi tàu bay giấy. Để rồi ít lâu sau, dương mắt ra nhìn TT Trump đánh TC, tức là ông Trump đi tàu bay giấy xong, về nhà vẫn chẳng thay đổi ý kiến gì về việc ‘đánh’ TC.

    Việc TT Trump tăng thuế quan hàng TC nằm trong sách lược kinh tế nhắm ba mục tiêu rõ rệt:

    - - Chặn bớt hàng TC vào Mỹ để cổ võ và giúp đỡ kỹ nghệ Mỹ phát triển lại, tạo công ăn việc làm cho nhân công Mỹ, và giảm thất thu ngoại thương của Mỹ;

    - - Gây khó khăn kinh tế trong nội địa TC, đưa đến bất ổn chính trị trong nước, làm suy yếu chế độ nói chung và họ Tập nói riêng;

    - - Suy yếu đó sẽ chặn đứng chính sách bành trướng kinh tế và chính trị của TC trên thế giới, đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á và trong các khu vực đang phát triển như Phi Châu và Nam Mỹ.

    Việc tăng thuế quan dường như chỉ mới là bước đầu, những phát súng khai hỏa. Hiệp ước mới giữa Mỹ-Mễ–Canada thay thế NAFTA cũng có điều khoản ngăn không cho TC chui cửa hậu vào Mỹ qua hai xứ láng giềng này.
    Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, nói rằng “hành vi của Bắc Kinh cần được điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, quân sự và chính trị”.

    Hiển nhiên, đây không phải là cuộc chiến mậu dịch mà là một cuộc chiến toàn diện về kinh tế và chính trị, chỉ là chưa có động thủ bằng bom đạn thôi.

    Một điểm cần chú ý: Mỹ không phải là nước duy nhất đang tìm cách chặn chiến lược bành trướng của TC. Đài BBC cho biết “Đang có một phong trào trên toàn cầu, kêu gọi sự cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, theo nhận định của một số chuyên gia”.

    Sau hai đợt thuế quan đầu tiên trên 34 tỷ đô đến đợt 16 tỷ đô hàng hóa của Trung Cộng, Mỹ tung ra đợt ba tăng thuế quan trên hàng hóa của TC trị giá 200 tỷ đô, nhưng qua hai bước, là 10% từ 24/9, sau đó là 25% từ đầu năm tới.

    Danh sách 6.000 ngàn mặt hàng của TC bị tăng thuế quan trong hai đợt đầu gồm hầu hết là các máy móc, cơ khí đơn giản, mà TC sản xuất nhờ ăn cắp kỹ thuật của Mỹ. Đợt 200 tỷ phần lớn đánh vào dầu hỏa và các phó sản cũng như các nguyên liệu hóa học. Ba đợt tăng thuế quan đầu của Mỹ tổng cộng 250 tỷ đô.

    Trong khi đó, ông Trump còn nói đến biện pháp tăng thuế trên một số hàng hóa của TC trị giá tới 260 tỷ đô la nữa nếu TC trả đũa cho những biện pháp mới nhất của Mỹ.

    Cho đến nay, mỗi lần Mỹ ra chiêu là TC trả đũa. Nhưng tiếp tục kiểu này thì TC không đủ hơi để chạy theo Mỹ. Ta đừng quên Mỹ nhập cảng 500 tỷ đô hàng TC trong khi TC nhập cảng có hơn 100 tỷ đô hàng Mỹ, nghiã là Mỹ có thể tăng thuế hàng TC trị giá tới 500 tỷ trong khi TC chỉ có thể tăng thuế quan trên hơn 100 tỷ đô hàng Mỹ.

    TTDC dĩ nhiên tìm cách bôi bác, mới đây loan tin thống kê chính thức cho thấy cán cân mậu dịch giữa Mỹ và Trung Cộng đã thất thu đến những mức kỷ lục trong tháng Chín vừa qua, chứng tỏ TT Trump chỉ nói láo vì tăng thuế quan chẳng có lợi gì mà lại hại thêm.

    Sự thật, việc tăng thuế quan phần lớn chưa có hiệu lực. Như việc tăng thuế lên 200 tỷ hàng TC chỉ có hiệu lực từ tháng 10, lên tới mức 10%, qua đầu năm tới mới lên tới mức 25%.
    Cho đến nay, ngay từ khi các doanh gia tại Mỹ được tin có thể sẽ tăng thuế quan là họ đổ xô đi đặt hàng ngay, khiến số lượng hàng nhập cảng từ TC tăng vọt lên ngay.

    Hơn nữa, hàng xuất nhập thường được thoả thuận mua bán từ nhiều tháng trước. Do đó, tác động của việc tăng thuế quan sẽ chưa thấy gì, ít ra cho đến qua đầu năm 2019. Việc tăng thất thu cán cân hiện nay chỉ là hiện tượng nhất thời, phản ảnh việc đầu cơ tích lũy trước khi một số mặt hàng bị tăng thuế quan.

    Nhìn vào mục đích của TT Trump, dân tỵ nạn Việt chúng ta chắc phải hoan hô cả hai tay vì những mục tiêu đều có lợi cho chúng ta.
    Cho dù không ưa cá nhân ông Trump hay không thích bất cứ chính sách nào khác của ông này, thì việc ông tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ trong đó có chúng ta, và nhất là việc ông cản chính sách bá quyền bành trướng của TC đặc biệt là tại vùng Biển Đông trong đó có VN, là những điều hoàn toàn tốt cho nước Mỹ nói chung và đám tỵ nạn Việt chúng ta nói riêng, do đó, chúng ta phải nhất tề hoan nghênh, đúng không?

    Thưa không.
    Trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta, đã có không ít cụ tỵ nạn lên tiếng bài bác, không rõ vì chỉ mắc bệnh TDS (Trump Derangement Syndrome) muốn nhắm mắt chống Trump bất kể chuyện gì, trong hoàn cảnh nào, hay vì muốn bênh TC, lấy điểm với TC đề phòng mai này nước ta thành một tỉnh của Tầu ô thì các cụ sẽ được ghi công.

    Vì là đề tài sốt dẻo nên cũng đã có rất nhiều lời bàn ra tán vào của vài cụ Mao Tôn Cương. Có cụ hiểu biết về kinh tế một cách lờ mờ mà vẫn thích bàn, có cụ hiểu biết cao hơn nhưng lại đầy thành kiến cố tình xuyên tạc.

    Một cụ tỵ nạn viết bài đả kích việc tăng thuế quan trên hàng TC và cho đó chỉ là hình thức đánh thuế mà nạn nhân là dân Mỹ, trong đó có đám tỵ nạn chúng ta, trong khi các Chú Ba chẳng hề hấn gì.

    Cụ đưa ra một thí dụ giản dị: một cái áo trẻ em nhập cảng từ TC bán 20 đô; TT Trump đánh thuế quan 25%, ngay sau đó giá cái áo sẽ tăng lên 25 đô. Cái 5 đô khác biệt do bà mẹ tỵ nạn trả khi mua áo cho con, chứ Chú Ba vẫn lãnh đủ vốn lẫn lời. Cụ cũng nói thêm đó là ‘món quà TT Trump tặng cho trẻ em nhân dịp lễ thiếu nhi Trung Thu.

    Lý luận kiểu này sẽ thấy TT Trump và đám ‘siêu phụ tá’ đúng là cực kỳ ngu xuẩn: ra một biện pháp chỉ có hại cho dân Mỹ mà chẳng đụng lông chân các Chú Ba. Chắc tại TT Trump quên tham khảo ý kiến cụ tỵ nạn trước khi ra quyết định?

    Xin lỗi quý vị, đây là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu lý luận thiếu lương thiện, với mục đích khích động sự thù ghét TT Trump, không hơn không kém. Trừ phi cụ này tình ngay nhưng chẳng biết mô tê gì về kinh tế nhập môn nhưng lại thích bàn về chiến lược kinh tế cấp đại cường.
    Ta nhìn lại vấn đề cho rõ hơn.

    Trước hết, phải nói ngay, TT Trump tăng thuế quan trên những loại hàng có tính ‘chiến lược’. Hàng ‘chiến lược’ là gì?

    Thưa quý vị, đó không phải là loại hàng tiêu thụ -consumer products- thông dụng như quần áo trẻ em hay đồ ăn hàng ngày. Không có chuyện tăng thuế quan trên quần áo trẻ em hay mì gói ma-dzê in China đâu, các cụ ạ! Mà là tăng thuế trên những mặt hàng có thể đã cạnh tranh trực tiếp với hàng của Mỹ.

    Trong bài diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc, TT Trump đã cho biết từ ngày Trung Cộng gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, Mỹ đã mất ba triệu jobs và đóng cửa 60.000 hãng xưởng.
    Bây giờ TT Trump tăng thuế quan căn bản là trên những mặt hàng mà việc giới hạn nhập cảng sẽ giúp mở lại những hãng xưởng đó và tạo lại những việc làm đã mất.

    TT Obama đã từng nói ngành chế suất của Mỹ coi như đã chết, không phục hồi lại được nữa, các nhân công Mỹ cần đi học nghề khác. Giải pháp của TT Obama là giải pháp vô lý khi ông bắt các nhân công với cả vài chục năm kinh nghiệm, làm lương cao, bây giờ phải đi học nghề mới.

    Thứ nhất, phần lớn họ quá già không còn đủ khả năng học nghề mới,
    thứ nhì có học cũng chưa chắc kiếm được việc vì không kinh nghiệm mà lại già nua, làm sao cạnh tranh được với các thanh niên trẻ hơn, năng suất cao hơn?
    Thứ ba có kiếm được việc làm cũng không thể nào có lại mức lương cao cũ.

    Ý định của TT Trump chính là khôi phục lại những việc làm mà TT Obama cho là mất luôn rồi. Mọi người có được việc làm cũ với mức lương cũ hay có thể thấp hơn một chút (vẫn còn hơn nằm nhà lãnh tiền thất nghiệp). Dĩ nhiên vẫn phải học thêm, cập nhật với kỹ thuật và máy móc mới, nhưng khỏi phải đi học nghề mới. Một giải pháp thực tế và tốt đẹp hơn nhiều. Khác xa giải pháp của TT Obama.

    Nhìn vào danh sách các mặt hàng bị tăng thuế quan trong hai đợt đầu (50 tỷ đô) thì thấy toàn là những máy móc, dụng cụ mà Mỹ đã từng làm và có thể làm lại dễ dàng.

    Việc tăng thuế quan dĩ nhiên sẽ tăng giá món hàng nhập cảng đó phần nào, giảm việc nhập cảng và khuyến khích các công ty Mỹ mở hãng xưởng chế tạo những món hàng đó lại. Tức là phục hồi ngành chế suất đó lại tại Mỹ. Tăng thuế quan sẽ giúp các hãng Mỹ cạnh tranh hữu hiệu hơn với hàng TC.

    Việc tăng thuế quan lên tới mức 25% cũng không có nghiã là món hàng đó sẽ tăng giá lên 25% ngay như cụ tỵ nạn tố giác.

    Trước tiên là mức nguyên liệu bị tăng thuế quan trong mặt hàng. Lấy ví dụ Mỹ tăng thuế quan trên nhôm lên 25%, không có nghiã là giá chiếc xe mới mua sẽ tăng lên 25%, kiểu như cái xe bán 40.000 đô, nhôm bị tăng thuế quan 25% là chiếc xe bị tăng giá 25% lên 50.000 đô ngay.

    Thực tế, cái xe bán 40.000 đô đó, giá thành ‘cứng’ –hard cost- có thể chỉ là 20.000, chưa kể tiền chuyên chở, lương nhân công, thuế bán hàng, tiền lời cho công ty và cho đại lý,...
    Ngay cả chiếc xe, không phải tất cả đều bằng nhôm mà chẳng hạn chỉ có 20% là bằng nhôm, còn lại là sắt, đồng, vải, plastic, cao su, kính,... tức là trong giá thành, chỉ có 4.000 đô tiền nhôm.

    Đánh thuế quan 25% trên 4.000 đô sẽ là 1.000 đô, cùng lắm thì chiếc xe đó sẽ tăng giá từ 40.000 đô lên tới 41.000 đô, tức là tăng 2,5% chứ không có chuyện tăng 25% tới 50.000 đô kiểu như cụ tỵ nạn lý luận.

    Đó là nói chuyện lý thuyết kinh tế. Trên thực tế, giá bán chiếc xe còn tùy thuộc vài yếu tố khác nữa:

    1. Tình trạng cạnh tranh trong kinh tế thị trường Mỹ. Ví dụ như đại lý bán xe đầu đường bán xe đó với giá 40.500 đô để dành khách thì tất nhiên một hãng xe khác gần đó khó mà bán với giá 41.000 đô được. Mặt khác, thiên hạ sẽ không mua xe bị tăng giá vì tăng thuế quan trên sắt và nhôm TC, đi mua xe Nhật hay Hàn Quốc chẳng hạn.
    Trong ví dụ cái áo trẻ em, thay vì mua áo ma-dzê in China, thì các cụ vẫn có thể mua áo ma-dzê in VN hay in Bangladesh, áo của TC sẽ ế ẩm không ai mua.

    2. Khả năng mua của khách hàng. Trong ví dụ trên, công ty bán xe muốn giữ nguyên tiền lời, có thể sẽ tăng giá xe 1.000 đô, lên tới 41.000 đô. Nhưng nếu xét thấy số tiền này vượt qua khả năng tài chánh của khách hàng, hay khó cạnh tranh, có thể công ty sẽ phải giảm giá xuống 40.500 đô hay giỡ giá 40.000 chẳng hạn, chấp nhận lời ít hơn.

    Tóm lại, món hàng nhập cảng từ TC vào không tự động tăng giá theo tỷ lệ tăng thuế quan. Có khi phải bán giá thấp hơn không chừng nếu phải cạnh tranh mạnh với hàng nội địa Mỹ. Đây là việc của các chuyên gia kinh tế tính toán chứ không phải của mấy anh nhà báo đoán mò vì tính phe đảng.

    Cụ tỵ nạn cũng tố tăng thuế quan là tăng thuế đánh trên đầu người dân Mỹ trong khi các Chú Ba chẳng hề hấn gì. Không đúng, cụ ơi!

    Dĩ nhiên, món hàng có thể sẽ tăng giá ít nhiều và đó là một hình thức tăng thuế thật trên những người mua những món hàng đặc biệt đó (chứ không phải trên các thiếu nhi đâu) và đó là một hậu quả tiêu cực thật, nhưng phải nhìn lại những hậu quả tích cực khác như khôi phục lại kỹ nghệ Mỹ, tạo công ăn việc làm cho cả triệu người, giảm thất cân bằng mậu dịch, giảm thâm thủng ngân sách, giảm công nợ.

    Các Chú Ba dĩ nhiên bị ảnh hưởng tai hại, nếu không thì làm sao giải thích thị trường chứng khoán TC đã bốc hơi hơn 5.000 tỷ đô từ ngày TT Trump khai chiến.
    Vì tăng thuế quan, hàng xuất cảng của TC sẽ đắt hơn, Mỹ sẽ mua ít đi. Bán ít hơn thì thu nhập của công ty TC sẽ giảm, lợi nhuận giảm theo, thuế lợi nhuận Nhà Nước TC thu vào cũng sẽ giảm đi.

    Thặng dư cán cân mậu dịch của TC sẽ giảm, xuất cảng giảm thì số lượng dự trữ ngoại tệ -đôla- sẽ giảm, Nhà Nước Tầu giảm khả năng nhập cảng, chẳng hạn như ít đô-la để mua dầu hỏa Trung Đông hơn. Kế hoạch kinh tế Nhà Nước định ra sẽ bị đảo lộn, tiền vào ít đi tất nhiên nhiều dự án của chính phủ phải hủy bỏ, bớt công ăn việc làm cho nhân công TC. Cả triệu công ty kinh doanh TC sẽ bị khó khăn.

    Ngoài ra kinh tế TC lệ thuộc nặng vào xuất nhập cảng (40%-50% tổng sản lượng quốc gia GDP) trong khi trong kinh tế Mỹ, xuất nhập cảng là thứ yếu (10%). Mỹ có thể sống không cần xuất nhập cảng, trong khi TC không có xuất nhập cảng sẽ chết ngay.
    Kinh tế TC, cũng như kinh tế nhiều quốc gia Á Châu hay các nước chậm tiến, nhất là những nước ‘cọp con’ hay ‘rồng con’ như Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai,..., lệ thuộc rất nhiều vào xuất cảng.

    Nhìn chung cuộc, cái hại hiển nhiên nặng hơn rất nhiều cho TC. Nói các Chú Ba không hề hấn gì khi Mỹ tăng thuế quan là nói mà không biết mình đang nói gì.

    Một cụ tỵ nạn khác, ra điều ‘hiểu biết’ hơn, cho rằng việc tăng thuế quan chỉ là cái mánh ngắn hạn của TT Trump để có thể tái đắc cử năm 2020.
    Đại khái, TT Trump ra sức ép bây giờ, TC chịu không thấu, đến năm 2019, sẽ chịu thua, xin đầu hàng đúng lúc, giúp cho TT Trump có dịp vỗ ngực khoe thành tích để đắc cử lại.

    Trước hết, phải hỏi chuyện TC ‘chịu thua, xin đầu hàng’ nghĩa là gì? Nghiã là TC sẽ làm gì? Kẻ này thật sự không hiểu nổi ‘xin đầu hàng’ là gì.

    Sau đó, lý luận của cụ tỵ nạn này làm như thể chuyện tăng hay giảm thuế quan trên vài mặt hàng ma-dzê in China sẽ có tiếng nói quyết định trong việc bầu tổng thống Mỹ vậy.

    Quý độc giả thử đoán coi trong hơn 300 triệu dân Mỹ, có bao nhiêu người thắc mắc hay hiểu biết gì về giá biểu thuế quan trên hàng hóa TC?
    Quý vị đi hỏi thử bạn Mỹ chung quanh, nếu trong một chục người, có được một người biết về chuyện tăng thuế quan thì kẻ này sẽ chịu thua, mua tặng ngay cho quý vị một chai cô-nhắc về nhâm nhi cho đỡ buồn.

    Cuộc chiến mậu dịch Mỹ-TC thật ra là ưu tiên hạng chót cho cử tri Mỹ.

    Dĩ nhiên sẽ là ưu tiên cao của khối dân Mỹ gốc TC, đám này sẽ không vui và sẽ chống TT Trump mạnh hơn. Đám dân gốc Tàu cộng chống TT Trump là chuyện dễ hiểu.

    Các cụ tỵ nạn Việt chống mới là điều kẻ này gãi đầu đến tróc da cũng vẫn không thể hiểu tại sao. Có phải chống Trump đã thành một thái độ tuyệt đối, mù quáng, không cần phải trái lý luận gì nữa không?
    Hay là có lý do chính đáng nào khác chống các biện pháp đánh TC của TT Trump mà kẻ này u mê không nhìn thấy?

    TC là một đại cường đông dân nhất, được lãnh đạo bởi một khối lãnh tụ không ngu mà lại rất kiên trì và kiên quyết mà không ai có thể coi thường.
    Cuộc chiến của TT Trump không dễ dàng chút nào, nhất là luôn luôn bị ‘thọc gậy bánh xe’ bởi khối đối lập DC và TTDC.

    Vũ Linh Oct 20, 2018
    http://diendantraichieu.blogspot.com/2018/10/trump-anh-tau-cong.html#disqus_thread

 

 

Similar Threads

  1. Tư Bản Luận
    By Triển in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 09-15-2017, 04:02 AM
  2. Dư Luận Viên
    By dấu lặng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 4
    Last Post: 07-24-2016, 04:25 PM
  3. Khoa Luận Giáo
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 4
    Last Post: 08-11-2013, 12:09 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 11-28-2012, 09:08 PM
  5. Mùa xuân giả tạo ở Bình Nhưỡng
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 12
    Last Post: 07-14-2012, 09:21 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:17 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh