Register
Page 2 of 8 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 77
  1. #11
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Câu chuyện tối cao pháp viện

    Tuần qua, hai trái bom khinh khí đã bị thả xuống thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngay trụ sở Tối Cao Pháp Viện. Đảng Dân Chủ đã phất cờ báo động đỏ, kêu gọi đảng viên, cử tri, và dân cấp tiến nói chung khẩn cấp di tản về… Cali để tránh diệt vong, cũng như để có dịp bỏ phiếu tách Cali ra khỏi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, để trở thành nước mới, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Xã Hội Chủ Nghĩa California, dưới sự lãnh đạo anh minh của bà tổng thống Hillary Clinton. Các cụ tỵ nạn chống Trump nên vào Google tìm mua nhà tại Texas cho sớm.

    Đây là nói đùa cho vui, xin quý độc giả đừng tố kẻ này tung fake news! Sự thật là đã có hai biến cố với hậu quả cực lớn mới xẩy ra, hết sức tai hại cho phe cấp tiến.

    Trái bom đầu tiên là TCPV biểu quyết tổng thống ‘có quyền ra sắc lệnh bảo vệ an ninh cho xứ Mỹ’, và trái bom thứ hai là vị thẩm phán then chốt, luôn luôn có lá phiếu quyết định giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến đã treo ấn từ quan về đi câu. Ta coi lại hai câu chuyện.

    1. TCPV VÀ SẮC LỆNH DI DÂN

    Trong một quyết định hết sức quan trọng mà cả thế giới trông chờ, TCPV đã phán TT Trump có quyền ra sắc lệnh giới hạn di dân cũng như dân tỵ nạn từ một số quốc gia mà thủ tục thanh lọc vào Mỹ không được bảo đảm, có thể có kẽ hở cho khủng bố cuồng tín xâm nhập vào Mỹ. Công dân của 7 nước Libya, Syria, Iran, Yemen, Somalia, Venezuela và Bắc Hàn bị cấm không được vào Mỹ, du lịch hay tỵ nạn hay bất cứ lý do nào khác.

    Ta còn nhớ TT Trump đã ký sắc lệnh này vài tuần sau khi đắc cử, nhưng ngay sau đó, bị hàng loạt quan tòa cấp tiến của Cali, New York, Hawaii,… chặn lại, cho rằng tổng thống không có quyền lấy những biện pháp an ninh bảo vệ dân Mỹ chống lại đám quá khích cuồng tín Hồi giáo vì như vậy là kỳ thị tôn giáo.

    Theo quan điểm nhân ái không kỳ thị này, thà để chúng vào Mỹ giết dân Mỹ chứ không thể thiếu văn minh, kỳ thị không cho chúng vào. Đúng theo luật Mỹ, chưa bị kết án là chưa có tội, chúng chưa giết ai nên chưa có tội, không thể cấm chúng vào Mỹ, ai xui xẻo bị chúng giết sau đó thì đó là tại số mạng thôi.

    Lên đến cấp phá án cũng vẫn bị các quan tòa cấp tiến ở cấp đó chặn lại. Bây giờ lên đến TCPV mới thắng và được thông qua nhờ đa số thẩm phán cho rằng tổng thống có đủ quyền hạn để bảo vệ dân chống cuồng tín xâm nhập giết họ.
    Phe cấp tiến nổi điên, đả kích loạn xà bần. Bà thượng nghị sĩ DC Mazie Hirono của Hawaii lên tiếng cảnh giác “Bước tới TT Trump sẽ cấm dân Canada vào Mỹ”! Dân biểu Keith Ellison cho rằng thẩm phán TCPV đã nhận tiền hối lộ của Trump (suy bụng ta ra bụng người?).

    Trong cuộc tranh cãi về sắc lệnh của TT Trump, phe chống đối, qua giải thích của bà thẩm phán Sonia Sotomayor, nhấn mạnh ‘ý đồ kỳ thị chống dân Hồi giáo của TT Trump qua các hô hào thời tranh cử quá rõ’, và các sắc lệnh chỉ là chuyện kỳ thị bằng miệng bây giờ đã được thi hành. Phe chấp thuận sắc lệnh cho rằng lời tố cáo của bà Sotomayor đúng hay sai không phải là vấn đề, vì kỳ thị hay không là chuyện chính sách. Vai trò của TCPV không phải là tìm cách củng cố hay sửa sai chính sách của Hành Pháp, cũng không phải là luận tội dựa trên các hô hào và khẩu hiệu khi tranh cử, mà là bảo đảm sự tôn trọng luật pháp theo đúng những quy định của Hiến Pháp. Đây là nói chuyện luật pháp chứ không phải là chuyện chính trị hay chính sách.

    Theo các thẩm phán bảo thủ, việc ký các sắc lệnh đó hoàn toàn nằm trong quyền hạn của tổng thống là người đứng đầu Hành Pháp, trực tiếp chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho xứ này. Họ cũng cho biết là Hành Pháp đã đưa ra đầy đủ bằng chứng có tính thuyết phục về nhu cầu thi hành sắc lệnh để bảo đảm an ninh quốc gia, không liên quan gì đến bất cứ tôn giáo hay chủng tộc nào. Họ cũng dẫn chứng sắc lệnh không mang ý nghĩa kỳ thị Hồi giáo khi tổng cộng dân Hồi giáo của những xứ bị cấm chỉ có chưa tới 8% dân Hồi trên cả thế giới. Những quốc gia Hồi lớn trên thế giới như Ả Rập Saud, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Bangladesh, Mã Lai, và Indonesia, và cả chục nước Hồi khác, đều không bị cấm gì.

    Tiêu chuẩn cấm là việc kiểm soát dân, và những xứ bị cấm là những xứ đang đại loạn chẳng có kiểm soát, thanh lọc dân được như vài xứ Trung Đông, hay những xứ thề sống chết với Mỹ như Iran và Bắc Hàn. Venezuela là trường hợp đặc biệt: vì khủng hoảng kinh tế trầm trọng do chính sách kinh tế theo mô thức CS, cả triệu dân đang tìm cách trốn khỏi xứ trong khi hệ thống chính quyền đang xụp đổ mau lẹ, không thể kiểm tra lý lịch những dân muốn đi Mỹ được nữa.

    Phán quyết của TCPV được lấy với 5 phiếu của các thẩm phán bảo thủ và sự chống đối của 4 thẩm phán cấp tiến do các TT Clinton và Obama bổ nhiệm. Không phải là bốn vị chống đã sai hay không hiểu luật, mà chỉ là vấn đề khác biệt quan điểm về vai trò của TCPV nói riêng và ngành Tư Pháp nói chung.

    Trên căn bản, sự phân biệt bảo thủ và cấp tiến trong ngành Tư Pháp, nhất là ở cấp Tối Cao Pháp Viện không giống như trong chính trị bình thường. Ở đây, bảo thủ, Mỹ gọi là ‘originalist’, có nghĩa là tuyệt đối tuân theo câu văn cũng như ý định nguyên thủy của các ‘Cha Già Khai Quốc’ khi họ viết Hiến Pháp, trong khi phe cấp tiến chủ trương uyển chuyển, thay đổi cách diễn giải Hiến Pháp theo xu hướng thời đại.

    Thông điệp của TCPV cho các quan tòa rất rõ: xin vui lòng thi hành triệt để Hiến Pháp và luật hiện hành, đừng cương ẩu theo phải đạo chính trị! Thông điệp cho các cụ tỵ nạn: các cụ không biết gì về luật Mỹ thì không nên bàn sảng chửi Trump ngu dốt không biết luật.

    Trong vụ lộn xộn cách ly trẻ em, TT Trump dựa trên việc triệt để thi hành luật, tức là án lệ đã có từ thời TT Clinton, trong khi phe cấp tiến cho rằng luật đó không hợp thời, thậm chí có hơi hám ‘vô nhân đạo’ nên việc thi hành phải châm chế, du di bớt thay vì áp dụng ‘zero tolerance’.

    Trên căn bản, khác biệt bảo thủ - cấp tiến dưới khiá cạnh này là một vấn đề rất nghiêm trọng, với hậu quả rất lớn trong chính trị cũng như xã hội Mỹ.

    Cái đáng tiếc là thay vì có những thảo luận nghiêm chỉnh để tìm đồng thuận thì cả hai bên trong thời gian qua đã tung hỏa mù, tin phịa, tin úp mở, đánh nhau túi bụi khiến thiên hạ hoàn toàn bị tàu hỏa nhập ma lây, chẳng còn biết lý lẽ hay thật giả gì nữa. Ai cũng sẵn sàng tung fake news vì tính phe phái mù quáng. Tiêu biểu cho thái độ phe phái mù quáng là một bài viết gần đây của một cụ tỵ nạn.

    Cụ này trong truyền thống thông ngôn mắt nhắm mắt mở theo TTDC, viết bài mô tả hàng đoàn những bà mẹ di dân công khai đến biên giới xin tỵ nạn, không băng đèo lội sông, lén lậu gì hết, tràn ngập hy vọng vào nước Mỹ, để rồi bất ngờ thấy con mình bị giựt khỏi tay đem đi trại tập trung. Sau đó, mẹ thì bị ra tòa, đi tù, và con nhỏ thì bị nhốt trong trại tập trung. Đọc mà muốn khóc.

    Đây là bằng chứng cụ thể nhất là bệnh fake news đã lây qua cộng đồng tỵ nạn. Các cụ muốn vẽ gì thì vẽ, mà bất cứ cái gì các cụ vẽ ra thì đều được khẳng định là sự thật. Vấn đề là cái mà các cụ vẽ ra không phải sự thật.

    Đây là sự thật. Những gia đình công khai đi đến biên giới, chính thức làm đơn xi tỵ nạn –asylum petition- đều được cho ở trong các trại tạm trú, không phải trại giam, không bị ra tòa kết án hay bị tù gì hết mà chỉ chờ tòa cứu xét đơn xin tỵ nạn thôi. Được chấp nhận thì cả gia đình được cho vào sống ở Mỹ, yên ổn, nhận được giúp đỡ và trợ cấp cần thiết trong những ngày đầu. Không được thì sẽ bị trục xuất cùng với cả gia đình.

    Trong khi chờ đợi, họ sống trong trại tạm cư cùng với gia đình, không có đứa con hay chồng hay vợ nào bị cách ly, kéo ra khỏi tay ai hết. Trường hợp cách ly mà TTDC và cụ thông ngôn la hoảng chỉ áp dụng với di dân lậu, bị bắt tại trận, bị nhốt chờ quyết định của tòa.

    Không có bố mẹ di dân nào bị án tù gì hết. Chỉ trong trường hợp bố mẹ là bố mẹ giả, là dân buôn người chuyên nghiệp thì mới bị tù, còn nếu là bố mẹ thật thì chỉ bị trục xuất là cùng.

    Cái hình cô bé mà báo TIME tung lên trang bià cho thấy rõ. Hai mẹ con trả tiền cho môi giới chở họ đến biên giới, xin tỵ nạn một cách hợp pháp, chỉ bị yêu cầu đặt đứa bé xuống, xét người, rồi cho bế con lên lại, đi xe về trại tạm cư. Có anh phóng viên TIME chứng kiến, chụp hình, nhưng anh này gian trá, phụ đề là mẹ con bị cách ly, lên hai xe khác nhau đi về hai trại. Sau đó, bị lòi ra là nói láo, TIME cải chính: hai mẹ con không hề bị cách ly gì hết, đi chung xe về một trại. Cái mánh của TTDC là đăng fake news, xong rồi sửa sai, cũng không khác gì cố tình thổi cơm khê, có xin lỗi thì cơm cũng đã khê rồi.

    Chưa hết, cụ tỵ nạn đó cũng nhìn nhận là luật cách ly đã có từ lâu rồi, nhưng các TT Clinton, Bush, và Obama đều không thi hành vì họ đều không muốn ngoan cố như “tướng cướp Từ Hải”. Nói cách khác, Trump thi hành luật nên đã thành tướng cướp. Xin lỗi, không biết có phải kẻ này già nua, quá lẩm cẩm nên không biết bây giờ, theo nhân sinh quan cấp tiến văn minh tiến bộ của cụ thông ngôn, tuân thủ luật là cách cư xử của tướng cướp! Phải uyển chuyển, không thi hành luật như các tổng thống Clinton, Bush và Obama thì mới là những người lương thiện, gương sáng xứng đáng lãnh đạo dân. Thế giới hình như đang chổng bốn vó lên trời!

    Một lời khuyên các cụ tỵ nạn: thứ nhất, các cụ nên tìm hiểu vấn đề cho kỹ trước khi viết lung tung trong cơn say thuốc lào; thứ hai, nếu tìm hiểu rồi, thì nhớ viết theo đúng sự thật, đừng vì đầu óc phe phái mà bóp méo sự thật. Đừng nhắm mắt dịch CNN. Các cụ nên cẩn thận hơn để bảo vệ tên tuổi của chính mình cũng như có cơ hội chỉ trích Trump một cách chính đáng, được nhiều người tin hơn.

    Qua vụ tranh cãi về cách ly trẻ con, ta cũng thấy rõ ngành Tư Pháp của Mỹ hình như đang gặp khủng hoảng lớn trong việc chấp hành luật lệ, khi việc chấp hành nghiêm chỉnh bị coi là vô nhân đạo, mà thiên hạ lại đòi phải có sự châm chế, du di. Du di đến mức nào, ai quyết định?

    Ngay sau khi ký sắc lệnh ngưng thi hành án lệ không được nhốt trẻ em trên 20 ngày, TT Trump đã nộp đơn xin một tòa Cali thu hồi cái án lệ đó, hay ít ra, cũng cho ngưng áp dụng nó.
    Thật ra, đó không phải là án lệ mà chỉ là một thỏa thuận giữa tòa án và chính quyền Clinton. Nhưng thỏa thuận đó đã được một quan tòa, bà Dolly Gee, xác nhận lại như một án lệ.

    Năm 2015, chính quyền Obama cũng gặp khó khăn tương tự như TT Trump bây giờ (nhưng quý độc giả không ai hay biết gì vì khi đó, TTDC giúp TT Obama ém nhẹm những rắc rối về di dân, chứ không đào bới ầm ĩ như với Trump bây giờ). TT Obama xin tạm ngưng thi hành án lệ, nhưng bà Gee chẳng những đã bác, mà còn ra lệnh TT Obama phải tuyệt đối tuân thủ án lệ đó, phải thả ngay lập tức những trẻ em đã bị tạm giữ quá 20 ngày, và nếu cần, phải thả luôn bố mẹ chúng theo. TT Obama chấp hành một phần, tức là thả một phần, nhưng vẫn cách ly một số. Ông Jeh Johnson, cựu bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ của TT Obama mới đây đã xác nhận chính quyền Obama cũng có cách ly trẻ con y như TT Trump vì đó là “chuyện cần thiết phải làm” (xin xem chi tiết trong bài báo trên trang ‘Báo Mỹ’). Bây giờ thì quý độc giả đã hiểu tại sao TT Obama im re trong vụ ‘khủng hoảng’ cách ly hiện nay, vì chính ông cũng đã từng ra lệnh cách ly.

    TT Trump đệ đơn xin thu hồi hay hoãn thi hành án lệ 1997, và quan tòa thụ lý lại chính là bà Dolly Gee này, dân Mỹ gốc Tầu do TT Obama bổ nhiệm. Bà Gee có nhiều hy vọng sẽ xác nhận lại quyết định trước đây của bà, nghĩa là cho TT Trump được giữ trẻ con được tới 20 ngày, nhưng sau đó phải cách ly hay nếu cần thả luôn cả bố mẹ chúng.

    Có nhiều triển vọng TT Trump sẽ không chịu thả hết, sẽ thi hành luật cách ly, trở về tình trạng loạn xà ngầu của mấy tuần qua. Nhưng với khác biệt lớn: bây giờ TT Trump sẽ có thể đưa quyết định của bà Gee ra làm mộc đỡ đạn. TTDC không còn tố giác TT Trump chế luật mới được nữa.

    Cũng có thể TT Trump sẽ không chấp nhận phán quyết của bà Gee, mà sẽ tiếp tục kháng cáo, có thể lên tới Tối Cao Pháp Viện luôn. Nếu lên tới TCPV, dựa trên phán quyết về sắc lệnh di dân của TT Trump, có triển vọng TT Trump sẽ lại thắng nữa thôi, tức là TCPV phán tổng thống có quyền thi hành luật trong khi chờ đợi quốc hội ra luật về di dân.

    Trong vụ khủng hoảng cách ly hiện nay, ý kiến của quần chúng mang nhiều ý nghĩa. Theo CBS (không phải Fox News đâu nhé), con số dân Mỹ ủng hộ việc xây bức tường bất ngờ tăng vọt lên 51%, và hai phần ba (63%) đồng ý phải nhốt hay trục xuất di dân lậu. Đặc biệt hơn, 84% dân Mỹ ủng hộ việc khai báo dân ở lậu với cảnh sát theo khảo sát của Mark Penn, cựu chuyên gia thăm dò của bà Hillary. Giải pháp được hậu thuẫn nhất: không cách ly mà trục xuất nguyên cả gia đình ngay. Đó chính là ly do tại sao TT Trump hô hào việc trục xuất di dân lậu ngay tại biên giới mà không cần đưa ra tòa gì hết.

    Thăm dò mới nhất của Washington Times cho biết đa số dân Mỹ cho rằng chuyện cách ly không phải lỗi của chính quyền Trump và sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến bầu cử quốc hội tới. Điểm đáng nói là 57% dân độc lập không đảng phái coi những ồn ào về chuyện cách ly như chẳng có ảnh hưởng gì đến lá phiếu của họ. Mất công TTDC khua chiêng trống vô ích.

    Nói chung, dân Mỹ không có thiện cảm với di dân lậu. Trong mấy ngày qua, đã có nhiều bài báo cảnh giác đảng DC đã ‘chọn lầm ngựa’ khi coi việc đánh Trump trong vấn đề di dân lậu sẽ giúp họ, trái lại, có thể bị phản ứng ngược trong kỳ bầu quốc hội cuốn năm nay.

    2. TP KENNEDY NGHỈ HƯU
    Tin chấn động và có hậu quả lớn và lâu dài hơn là thẩm phán Anthony Kennedy, 81 tuổi, về hưu cuối tháng 7 này.
    Đây không phải là một tin bất ngờ vì ông này đã đánh tiếng từ lâu rồi, nhưng sự ra đi của ông đang khiến khối cấp tiến choáng váng. Ông Kennedy do TT Reagan bổ nhiệm, có khuynh hướng thiên về bảo thủ, nhưng cũng rất nhiều lần biểu quyết theo cấp tiến, do đó đã là vị thẩm phán với lá phiếu quyết định, trong khi TCPV có 4 vị thẩm phán bảo thủ kiên trì và 4 vị cấp tiến kiên trì không kém.

    TT Trump sẽ có dịp bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ chắc nịch như TP Neil Gorsuch, và TCPV sẽ nghiêng hẳn về khối bảo thủ.

    Trước đây, việc bổ nhiệm thẩm phán TCPV rất khó khăn, cần tối thiểu 60 phiếu tại Thượng Viện, một việc khó hơn lên cung trăng trong thời buổi phân hoá chính trị trầm trọng hiện nay. Nhưng bây giờ thì trở thành rất dễ, chỉ cần 51 phiếu, là con số mà CH đang có. Dễ như vậy, chính là nhờ cựu lãnh tụ DC tại Thượng Viện, ông Harry Reid và đảng DC quá tự kiêu, cho rằng DC sẽ nắm quyền vĩnh viễn, nên thông qua cái luật phê duyệt nhân sự không phải vượt qua thủ tục câu giờ filibuster.

    Nhờ sự dễ dãi đó mà phe cấp tiến bị gậy ông đập lưng ông, đang hoảng hốt trước viễn tượng TT Trump sẽ có dịp bổ nhiệm thêm một hay hai thẩm phán nữa vào TCPV, ngoài ông Gorsuch và một vị khác để thay thế ông Kennedy, khiến cán cân có thể nghiêng qua 6-3 hay 7-2 luôn, trong khi DC chỉ có thể ngồi nhìn và khóc. Bà Ginsburg đã 85 tuổi, đi không muốn vững, họp lâu thì ngủ gật, trong khi bà Sotomayor bị tiểu đường khá nặng, đã phải vào nhà thương khẩn cấp mấy lần, rồi ông Breyer cũng đã 80 rồi. Cái đáng lo nữa là những thẩm phán do TT Trump bổ nhiệm đều trong lứa tuổi ngũ tuần, tức là có thể ngồi trong TCPV hai ba chục năm dễ dàng.

    TT Trump cho biết sẽ thông báo tên người ông bổ nhiệm ngày 9 tháng 7 tới. Ý của phe DC muốn trì hoãn qua sau bầu cử vì hy vọng DC sẽ chiếm đa số tại Thượng Viện và sẽ chặn được việc bổ nhiệm thẩm phán quá bảo thủ.
    CH hiện nay chỉ nắm có đa số đúng một phiếu tại Thượng Viện. TNS McCain đang bệnh nặng sẽ không có mặt, tức là hai bên ngang ngửa, chỉ cần một nghị sĩ CH chuyển hướng là TT Trump sẽ thất bại. Mà muốn có sự đồng thuận của toàn thể 50 nghị sĩ CH thì thật khó hơn... nói chuyện với Bắc Hàn.

    Bù lại, cũng chỉ cần hai ba nghị sĩ DC ủng hộ là TT Trump thành công, như trường hợp ông Gorsuch đã có 3 nghị sĩ DC ủng hộ.

    Phản ứng của TTDC về sự từ nhiệm của TP Kennedy? Bà Jill Abramson cựu chủ bút của New York Times hô hào “chúng ta phải chống tất cả những ai được TT Trump đề cử”. Phản ảnh rõ hơn hết thái độ của TTDC: chống, chống và chống, bất kể chuyện gì. Ông Trump chưa đề cử ai, không cần biết là người như thế nào, đã chống rồi.
    Cuộc chiến này sẽ rất gay go.

    VŨ LINH https://www.tvvn.org/cau-chuyen-toi-...-vien-vu-linh/

  2. #12
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    #NEVERTRUMP VÀ DEEP STATEA

    Tựa bài tuần này là danh xưng của hai nhóm chống TT Trump mạnh mẽ nhất ngoài khối đối lập DC và TTDC.
    #NeverTrump là một nhóm bảo thủ CH chống TT Trump đến cùng. Không phải là nhóm DC đâu mà là ‘phe ta’ CH với nhau đấy. Gọi là phe ta xé xác phe mình!

    Cũng không phải chống sau khi ông Trump đã đắc cử, mà chống ngay từ khi ông mới ngóc đầu lên trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống trong nội bộ đảng CH, cuối năm 2015.

    #NeverTrump không phải là tên chính thức gì, mà chỉ là cách nhóm này tự xưng trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter,...

    Deep State là khối công chức lão làng, không ai bầu, nhưng lại nắm thực quyền chính trị hiện nay.
    Đầu năm 2015, cả hai chính đảng rục rịch chuẩn bị tranh cử tổng thống. Bên đảng CH, không khí y chang chợ Tết. Sau 8 năm Obama, thiên hạ chán ngấy các chính sách cấp tiến thiên tả với những hậu quả quá tai hại.

    Đã vậy, đảng DC đưa ra bà Hillary chẳng những còn thiên tả hơn cả Obama, mà lại là ác mộng của 8 năm xì-căng-đan Clinton trở lại. Hay chính xác hơn, là sự tiếp nối của 16 năm kinh hoàng Clinton-Obama. Do đó, ai cũng muốn nhẩy vào cuộc.
    Tổng cộng 17 ứng cử viên nặng ký ghi danh, một con số kỷ lục chưa từng thấy. Mà hầu hết là những vị rất tên tuổi.

    Có 9 thống đốc, đương nhiệm hay cựu, trong đó có những vị từ các tiểu bang lớn như Florida, Ohio, Texas, New York và New Jersey.

    Năm thượng nghị sĩ trong đó hai vị từ hai tiểu bang lớn là Texas và Florida. Hai đại doanh gia triệu phú. Chưa kể không biết bao nhiêu vị khác ngồi ngoài dòm ngó chờ thời.

    Với thành quả của TT Obama và tiếng tăm không được tốt lắm của bà Hillary, ai cũng nghĩ cơ hội đã đến cho mình. Kể cả ông tỷ phú chưa bao giờ biết chính trị là gì, Donald Trump.

    Cuộc chạy đua bắt đầu từ mùa xuân năm 2015. Ngay từ đầu, phần lớn chuyên gia nghĩ cuộc bầu tổng thống năm 2016 sẽ là cuộc đấu lý thú thứ hai giữa hai đại gia tộc Clinton và Bush, khi bà Hillary đụng đầu với thống đốc Florida Jeb Bush. Bà vợ tổng thống đấu với ông con/em của tổng thống.

    Bù lại, nhiều người cũng không vui lắm: bộ nước Mỹ hết nhân tài rồi sao mà đi xào nướng lại mấy món ăn cũ mèm này?
    Tỷ lệ hậu thuẫn của tất cả các ứng cử viên đều không ghê gớm gì lắm vì bị chia ra quá nhiều người. TĐ Bush đứng đầu với khoảng 15% hậu thuẫn của cử tri CH, trong khi bà Hillary được đâu 80% hậu thuẫn của cử tri DC.

    Tháng Sáu 2015, tỷ phú Donald Trump thông báo ông ra tranh cử. Báo chí làm ngay một cuộc thăm dò mới. Ông Trump được hậu thuẫn của chưa tới... 2% cử tri CH, tức là chưa tới 1% cử tri cả nước. Chẳng ai coi ông này ra gì.

    Nhưng ông Trump là một hiện tượng không giống ai. Một chính khách quái chiêu chuyên tuyên bố nẩy lửa và bạt mạng.

    Ngay trong bài diễn văn thông báo tin ra tranh cử, ông đã phạng ngay “đám di dân gốc Nam Mỹ đều là dân du thủ du thực, đầu trộm đuôi cướp, chuyên đi hãm hiếp đàn bà con gái, cần phải bị bắt đuổi hết ra khỏi xứ”.

    Đời thuở nào từ thời lập quốc đến giờ, làm gì có loại chính khách ăn nói quái chiêu như vậy?
    Chính nhờ cái quái chiêu đó mà ông đã thu hút được sự chú ý chẳng những của truyền thông, mà cả dân Mỹ luôn.
    Cả nước bất kể DC hay CH, trẻ hay già,... đều muốn tìm hiểu ông này là ai, muốn gì.

    Thiên hạ thấy rõ ông Trump này có quan điểm lập trường rất rõ ràng, và quan trọng hơn nữa, là người dám nói, dám làm, quăng ‘phải đạo chính trị’ vào thùng rác, khác xa các chính khách khác chuyên nói năng khách sáo, rào trước đón sau, uốn lưỡi cả chục lần, hoàn toàn giả đối, đưa ra những kế sách cổ điển, hứa hẹn ai cũng được một phần bánh! Chán phèo!

    Kết quả dĩ nhiên là hậu thuẫn của ông Trump tăng vọt cực kỳ nhanh chóng.

    Chưa tới nửa năm sau, hậu thuẫn của ông leo lên hàng đầu, hạ hết mấy ngôi sao sáng hay tối của CH, kể cả TĐ Bush.
    Tháng Chạp năm 2015, trong cái rừng ứng cử viên CH, tỷ lệ hậu thuẫn của ông Trump leo lên đến trên 40%, trong khi ông thứ nhì là TNS Ted Cruz của Texas lẹt đẹt chưa tới 15%. TNS Marco Rubio thoi thóp với 10%.

    Các vị khác chết chìm trong khoảng dưới 5%, kể cả ông Jeb Bush.
    Tháng Chạp đó cũng là tháng nẩy sinh ra phong trào chống Trump trong nội bộ đảng CH.

    Hai người đầu tiên công khai tìm cách chặn ông Trump là hai cựu phụ tá của TĐ Mitt Romney. Một người tung ra một loạt quảng cáo đánh Trump trên TV, và một người lập một tổ chức gây quỹ lấy tiền để làm thêm quảng cáo chống Trump.
    Nhưng rồi cũng không ai cản được đà chiến thắng của ông Trump.

    Tháng Ba năm 2016, ông Trump đại thắng trong cái ngày gọi là Super Tuesday, bầu nội bộ trong 17 tiểu bang thì ông Trump thắng 12. Cả tại Florida, tiểu bang nhà của hai ông Bush và Rubio.

    Ngay tháng đó, hơn 20 tai to mặt lớn của đảng CH họp kín, đưa đến quyết định tất cả sẽ gom sức để cản việc ông Trump trở thành đại diện cho đảng CH trong cuộc bầu tổng thống.

    Kêu gọi các ứng cử viên đoàn kết, đừng đánh lẫn nhau mà nên tập trung đánh Trump thôi. Thậm chí còn đề nghị nhiều ứng cử viên ít hy vọng nên rút lui sớm để dồn phiếu vào một người khác không phải là ông Trump.

    Đồng thời, một số cử tri đoàn cũng tập họp thành nhóm tìm cách thay đổi luật lệ cử tri đoàn, cho phép họ bầu tự do, thay vì bầu cho ông Trump đã thắng cử tại tiểu bang của họ.

    Ông Romney bắt đầu công khai lộ diện như một ‘anh cả’ tìm cách cứu vãn đảng CH ra khỏi ‘tai họa’ Trump, tự nguyện ra làm Lê Lai cứu đảng, là điểm tập hợp mới của đảng, kêu gọi hậu thuẫn của tất cả các ứng viên của đảng CH.

    Ông Jeb Bush và cả gia tộc Bush, kể cả TT Bush cha và bà vợ, tất cả chống ông Trump tuy tương đối lặng lẽ bề ngoài, nhưng tích cực vận động trong hậu trường.

    Tạp chí The Weekly Standard, được coi như cơ quan ngôn luận của khối bảo thủ, biến thành tiếng nói đánh ông Trump mạnh nhất. Cả báo National Review, một tạp chí bảo thủ lớn khác, cũng công khai chống ông Trump.

    Tháng 5 năm 2016, tổ chức chống Trump lớn nhất ra đời, lấy tên là ‘#NeverTrump’, đi xin chữ ký cho một thỉnh nguyện thư kêu gọi cử tri CH không bỏ phiếu cho ông Trump.

    Gần 60.000 chữ ký được lấy trong vòng một tháng.
    Tháng 7 năm 2016, đảng CH tổ chức đại hội tại Ohio. Thống đốc Ohio, John Kasich từ chối không tham dự để bày tỏ ý chống Trump đến cùng.

    Hai TT Bush cha và con và TĐ Jeb Bush cũng từ chối tham dự, cũng như TĐ Romney.
    Cả tá thượng nghị sĩ tên tuổi nhất của CH không tham dự, trong đó có các ông McCain và Marco Rubio của Florida.

    TNS Ted Cruz tham dự, được mời đọc diễn văn trong ngày chính của đại hội, nhưng trong bài diễn văn, lại không nói gì về việc ủng hộ ông Trump.
    Tất cả đều vô hiệu!

    Ông Trump đắc cử làm đại diện cho đảng CH ra tranh cử tổng thống chống bà Hillary.
    Trong khi đảng CH tìm đủ cách cản ông Trump thì đảng DC lại hể hả nâng cao ông Trump lên vì họ nghĩ ông này sẽ là miếng mồi ngon nhất cho bà Hillary.

    Nghe tin ông Trump đắc cử trong nội bộ CH, bà Hillary và cả đảng DC hý hửng ăn mừng.

    Chưa bắt đầu tranh cử đã nghe tin bà Hillary chuẩn bị danh sách nội các. Chứng tỏ bà Hillary và đám cố vấn là những chính trị gia thật dở, lượng giá đối thủ sai bét. .

    Trong cuộc tranh cử giữa ông Trump và bà Hillary, phòng trào chống Trump trong nội bộ CH có vẻ dịu đi bớt vì dù sao, dân CH cũng ghét bà Hillary hơn, nhưng không chết hẳn.

    Một số nhân vật tên tuổi của CH vẫn không thể chấp nhận ông Trump.
    Hai TT Bush cha và con cho biết các ông sẽ không đi bầu. Vài nhân vật khác kêu gọi bầu cho những ứng viên tép riu khác. Một số nhân vật tên tuổi khác công khai bỏ đảng, ủng hộ bà Hillary như tướng Colin Powell, cựu ngoại trưởng của TT Bush con.

    Ông Powell trước đây cũng đã bỏ đảng, bầu cho Obama cả hai lần. Hầu hết nội các của TT Bush con đều chống Trump. Một tá thượng nghị sĩ CH và một tá thống đốc CH cũng công khai chống.

    Một phong trào nẩy ra đề nghị khối CH đưa ra một ứng cử viên mới, như ông Romney, hay một chính khách tên tuổi nào khác, với hy vọng sẽ chia phiếu cử tri làm ba, giữa bà Hillary, ông Trump và ứng cử viên mới.

    Như vậy, có thể không ai hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn, Hạ Viện sẽ bầu tổng thống, và với phe CH nắm đa số, họ sẽ bầu một tổng thống CH xứng đáng hơn ông Trump.

    Một giải pháp tuyệt hảo loại được cả hai ứng cử viên nhiều người ghét là ông Trump và bà Hillary.
    Như thường lệ, mọi cố gắng cản ông Trump cũng thất bại hết. Ông Trump hạ bà Hillary, đắc cử tổng thống trong ngỡ ngàng của toàn thế giới.

    Nhìn vào nhóm #NeverTrump, ai cũng có hai câu hỏi trong đầu: Ai cầm đầu, đạo diễn mọi chuyện? Và tại sao lại có sự chống đối này?

    Nói về ‘cầm đầu’ thì câu trả lời khá rõ: chẳng có ai hết.
    Đảng CH nói chung vẫn phân hoá nội bộ trước cũng như sau bầu cử, khi có tới 17 nhân vật ra chạy đua và ... 17 vạn nhân vật khác ngồi chờ sung rụng phiá sau.

    TĐ Romney trước bầu cử hung hăng chống ông Trump mạnh nhất, nhưng sau đó lại khúm núm đến xin chức Ngoại Trưởng, hụt chức, quay qua chống Trump lại, để rồi bây giờ lại nhờ Trump ủng hộ ông ra tranh cử ghế thượng nghị sĩ Utah.
    Ba ông thượng nghị sĩ lớn tiếng chống TT Trump mạnh nhất thì, không biết có phải vì ‘số trời’ không, cả 3 đều không còn làm được gì:

    -ông McCain bận viết di chúc,

    -hai ông Jeff Flake và Bob Corker thì đều đã tuyên bố không ra tái tranh cử năm 2018 nữa vì hậu thuẫn của hai ông ngay trong tiểu bang nhà cũng èo uột không tới 20%, vô vọng đắc cử lại.

    Cái nhức răng của nhóm này cũng giống như cái nhức răng của đảng DC: chẳng có ai có đủ uy tín đứng ra làm điểm tập hợp, làm lãnh tụ, và nhất là cũng chẳng có sách lược trị quốc hay ho hấp dẫn cử tri hơn là những sách lược của TT Trump.

    Tất cả những chuyện khối bảo thủ muốn làm, ông Trump cũng đã hứa sẽ làm và thật sự đang làm rồi.

    Câu hỏi thứ hai: tại sao #NeverTrump lại chống TT Trump như vậy, là câu hỏi phức tạp hơn. Trên căn bản, người ta có thể thấy hai nhóm chính.

    Nhóm thứ nhất chống ông Trump là nhóm bảo thủ cực đoan nhất, nhưng thường đứng ngoài chính quyền, điển hình là hai tạp chí cực hữu Weekly Standard và National Review.

    Họ cũng có hậu thuẫn trong quốc hội, qua các nhóm bảo thủ nặng, xuất thân từ các nhóm Tea Party như các TNS Paul Ryan, Marco Rubio, Ted Cruz,…

    Nhóm này chỉ trích TT Trump là ‘RINO’, Republican In Name Only, tức là CH mạo danh.
    Dựa trên quan điểm mập mờ của ông Trump trong quá khứ, họ không tin ông là bảo thủ thật.

    Chẳng hạn như trước đây ông Trump chấp nhận phá thai, đồng tính hay chuyển giới, kiểm soát súng, tăng thuế, …
    Họ tố ông Trump chỉ là thời cơ chủ nghĩa, mượn áo bảo thủ CH để ra tranh cử tổng thống thôi.

    Lập luận này có vẻ nặng ký trước đây, nhưng bây giờ đang mất căn bản khi TT Trump thực sự đã lấy những quyết định thật bảo thủ như giảm thuế, bổ nhiệm thẩm phán bảo thủ, chống di dân lậu, thu hồi gia tài cấp tiến của TT Obama, cấm dân chuyển giới tham gia quân lực, không tích cực ủng hộ việc kiểm soát súng quá chặt,…

    Nhưng bù lại, TT Trump lại tăng thuế quan hàng TC, đi ngược lại chủ trương tự do mậu dịch của khối bảo thủ, có vẻ muốn ân xá cho nhóm trẻ em DACA, và nhất là mới đây, thông qua ngân sách hơn… một ngàn tỷ. Lại khơi dậy những nghi ngờ của khối bảo thủ cực đoan.

    Nhóm thứ hai chống TT Trump là nhóm Mỹ gọi là ‘establishment’, tức là giới cầm quyền, kiểm soát bộ máy chính quyền nói chung.

    Đây là nhóm của các ông Bush cha, con và em, đa số các dân biểu, nghị sĩ, nhất là các lãnh đạo Hạ Viện và Thượng Viện là DB Paul Ryan và TNS Mitch McConnell, đa số các thống đốc như John Kasich, Scott Walker, Mitt Romney, …, và các quan chức lâu năm.

    Nhóm này chống ông Trump vì ông này thuộc loại … ngựa rừng lạc vào buổi tiệc gia đình mà chẳng ai biết cách trị. Ông Trump nắm quyền có nghĩa là giới cầm quyền mất hết quyền, hết còn kiểm soát được guồng máy chính quyền, vì chẳng kiểm soát được ông Trump.

    ‘Nguy hiểm’ hơn nữa, nhóm này lo sợ ông Trump sẽ lợi dụng quyền thế và uy tín của một tổng thống để thành lập một đảng mới, cho đảng CH ra rìa.


    Một đảng mới tương đối ôn hòa hơn trong chính sách kinh tế (tăng thuế quan, chấp nhận thâm thủng ngân sách,…), bảo thủ hơn trên phương diện xã hội và tôn giáo (chống di dân, tôn vinh những giá trị luân lý Mỹ, bảo vệ văn hoá và tôn giáo Tây phương, chống ba cái chuyện phải đạo chính trị vớ vẩn,…), theo khuynh hướng quốc gia cực đoan –nationalism- qua ảnh hưởng lớn của ông Steve Bannon trong những ngày đầu.

    Nhưng đó là nguy cơ lâu dài. Ngay trước mắt khối establishment là nguy cơ bị cho về nhà bắt gà, đuổi vịt.
    Khi tranh cử, ông Trump lớn tiếng đả kích tất cả giới cầm quyền, DC cũng như CH, và hăm dọa sẽ vớt hết sâu bọ, ruồi nhặng ra khỏi đầm lầy Hoa Thịnh Đốn.

    Tức là ông Trump trực tiếp đe dọa sự sống còn của khối quan chức chuyên nghiệp, ngồi lâu lên lão làng này.
    Đây là khối báo Mỹ gọi là Deep State, Nhà Nước Ngầm đang chống phá TT Trump đến cùng.

    Trong cái Nhà Nước Ngầm đó, đa số là đám quan chức tàn dư của tám năm chính quyền DC Obama. Họ đã làm đủ chuyện để bảo đảm việc bà Hillary đắc cử, tức là bảo vệ cái ghế của họ, kể cả những việc phạm pháp trắng trợn trước đây, điển hình là những vụ FISA, hay FBI cài gián đệp vào ban vận động của ông Trump.

    Họ dám làm những chuyện phạm pháp đó vì ỷ y bà Hillary sẽ đắc cử và họ sẽ chẳng sao hết mà lại còn được ghi vào bảng công thần.

    Nhưng trong Nhà Nước Ngầm cũng có một số không nhỏ là quan chức của các thời TT Bush cha và con, CH hết nhưng không ủng hộ ông Trump.

    Ta đừng quên các ông như công tố Mueller (là giám đốc FBI của TT Bush), giám đốc FBI Comey (là thứ trưởng Tư Pháp của TT Bush), phó giám đốc FBI McCabe (20 năm làm FBI), thứ trưởng Tư Pháp Rosenstein (trước đó là công tố liên bang –US attorney- của tiểu bang Maryland do TT Bush bổ nhiệm) đều là người của cánh CH hết.

    Mấy vị này có chống TT Trump đến cùng hay không thì không biết, nhưng họ cũng không phải là những người sẽ sống chết vì ông.

    Hiện tượng Nhà Nước Ngầm chống phá chính quyền không có gì mới lạ. Ngay từ thời TT Eisenhower, tuy là một đại tướng, nhưng khi là tổng thống, cũng phải than vãn là đã phải đương đầu với ‘liên minh kỹ nghệ-quân sự’, (industrial-military complex).

    Ngày nay, dưới thời TT Trump, đó là khối liên minh Tư Pháp-An ninh, bao gồm bộ Tư Pháp, FBI, CIA, và các cơ quan an ninh, tình báo luôn.

    Khi mới đắc cử, TT Trump đã khai chiến với khối này. Bị thượng nghị sĩ Schumer của đảng DC cảnh giác ngay là đụng vào khối an ninh này sẽ bị họ phá mệt nghỉ (nguyên văn “you take on the intelligence community, they have six ways from Sunday at getting back at you”; ý nói họ sẽ có 6 cách đánh trong cả 6 ngày trong tuần sau ngày Chủ Nhật, không ngừng nghỉ!).

    Ta cũng cần hiểu tuy TT Trump bổ nhiệm các bộ trưởng và thứ trưởng, nhưng guồng máy các bộ với cả chục, cả trăm ngàn nhân viên, thật sự vẫn nằm trong tay cả ngàn quan chức trung cấp như giám đốc, trưởng phòng, ban, sở,… phần lớn lên chức, nắm quyền dưới thời TT Obama. Những tin nội bộ trong Tòa Bạch Ốc hay bộ này bộ kia bị xì ra báo chí, đều từ đám quan chức kỳ cựu này.

    Trong hơn một năm qua, các bộ trưởng do TT Trump bổ nhiệm vẫn phải vật lộn với đám quan chức này, nhiều khi phải làm trái ý TT Trump khi ông này muốn tháo nước khỏi đầm quá nhanh, đe dọa cả guồng máy bị xụp đổ.

    Khó khăn nhất là ông bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions và giám đốc FBI Christopher Wray. Hiểu được những khó khăn thực tế này thì ta sẽ bớt trách cứ họ và hiểu luôn tại sao TT Trump ‘nạt nộ’ mấy ông này suốt ngày nhưng không sa thải họ.

    Thật ra, khi TT Trump ‘nạt nộ’ họ, không ai rõ ông đang muốn gửi một thông điệp cho đám Nhà Nước Ngầm, gián tiếp giúp các bộ trưởng, tạo áp lực lên đám quan chức Nhà Nước Ngầm; hay ông thực sự bất mãn vì mấy ông bộ trưởng quá yếu đối với đám quan chức Nhà Nước Ngầm, nhất là trong bộ Tư Pháp.

    Mới đây, TT Trump vất vả lắm mới được Thượng Viện phê chuẩn việc bổ nhiệm bà Gina Haspel làm giám đốc CIA. Bà này cả đời làm CIA, nằm trong chăn từ hồi nào đến giờ nên nhìn thấy rất rõ ai là ‘chí rận ngầm’ sẽ đánh phá TT Trump, nên đã bị đám này chống đối rất mạnh, vận động hành lang với các nghị sĩ cả DC lẫn CH chống bà.

    Nhìn vào sự kiện ông Trump hạ được cả hai bộ máy chính trị khổng lồ của hai chính đảng, bị đánh tả tơi từ đảng DC qua đến đảng CH và cả TTDC, mà vẫn đắc cử tổng thống, thì ta hiểu TT Trump là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ thật sự được dân bầu chứ không phải do các chính khách chuyên nghiệp, lãnh tụ các chính đảng bầu, theo kiểu ‘đảng cử đảng bầu’.

    Ông Trump không phải là sản phẩm của guồng máy chính quyền nào đẻ ra.

    Ở đây, đúng là chuyện ‘dân cử dân bầu’ luôn. TT Trump chính là kết quả của một cuộc ‘cách mạng’ từ hạ tầng quần chúng chống lại giai cấp cầm quyền chính trị cổ điển Mỹ.

    Cũng vì vậy mà cho đến nay, ông vẫn phải chống đỡ đủ loại tấn công từ đủ phiá trong hệ thống cầm quyền của lưỡng đảng Mỹ.

    Facebook, Vũ Linh (góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com)

  3. #13
    chào anh hong nguyen

    anh lại mang một bài viết nữa lật tẩy đảng dân chủ.

    Ở đây, đúng là chuyện ‘dân cử dân bầu’ luôn. TT Trump chính là kết quả của một cuộc ‘cách mạng’ từ hạ tầng quần chúng chống lại giai cấp cầm quyền chính trị cổ điển Mỹ.
    Tiếng nói của dân.

    thế nhưng những cái não khô cứng vẫn chưa chịu chấp nhận.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #14
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Chào anh Hiệp, tôi là Nguyên, anh
    Nick này của BX, tôi xài ké, mất công làm thêm phải nhớ mật mã lung tung. Bả đe phải giữ hạnh kiểm không được làm bả mất mặt. Tôi nói toàn núp sau màn the làm gì có mặt mà mất.



    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post

    Tiếng nói của dân.
    thế nhưng những cái não khô cứng vẫn chưa chịu chấp nhận.
    Chắc là quê độ đó ông anh, nhưng tôi có chú ý khoảng mấy tháng gần đây, trong những buổi đình đám trà dư tửu hậu hoặc sinh hoạt cộng đồng, các khứa CTT (cuồng chống Trump) càng ngày càng bị thiên hạ hất hủi không thèm tiếp.

    Bởi cái tuồng sơn đông mãi võ:“Ta chính danh quân tử trí thức quí phái sang giầu chống Trump, địch tiểu nhân nghèo hèn thất học ngu si thì phò Trump”.
    Diễn tới diễn lui có một tuồng chán phèo, nên thiên hạ người thì giả bộ đi restroom, người đi lấy nước, người đi gọi phone, rồi lảng tới bàn khác.
    Còn lại vài khứa CCT lơ thơ không lẽ cứ ngồi đó nhìn nhau đưa tình, ê mặt thấy cha, nên len lén chui ngõ vắng không đèn, dò dẫm từng bước thầm, hồi cung Thái hậu!

    Tháng trước tôi còn thấy 3,4 khứa tới, hôm qua tuyệt nhiên không thấy khứa nào. Hay là chun vô trong mấy cái forum ôm bè cho có đôi có lứa bớt bơ vơ.
    Nếu anh Hiệp có dịp sinh hoạt trong các câu lạc bộ hay cộng đồng người Việt, anh sẽ thấy bây giờ mũi tên đã đổi hướng, không còn chĩa vào nhau chuyện phe bênh hay phe ghét Trump, mà đồng loạt chĩa vào tên Tập, ai cũng một lòng căm phẫn tên Tầu cộng đến tận xương và mong muốn ông Trump đập cho tên khốn kiếp đó càng mạnh càng đã.

  5. #15
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Truyền Thông Mỹ


    Dù muốn hay không, chúng ta đều lệ thuộc vào truyền thông chung quanh ta, bắt buộc phải đọc báo Mỹ, coi TV Mỹ, không có lựa chọn nào khác. Nhưng chúng ta có thể giới hạn ‘ô nhiễm’ hay ‘tẩy não’ bằng cách hiểu rõ báo nào là báo nào, đài nào là đài nào.

    Tuần này, ta sẽ xem qua hệ thống truyền thông Mỹ
    Cách đây nửa thế kỷ, trong cuộc chiến toàn diện còn mất của cả nước, vẫn có nhiều người nhắm mắt không muốn bàn đến cái mà họ gọi là ‘chuyện chính trị’. Kiểu như “tôi không muốn biết vì tôi không làm chính trị”. Cho đến khi xách dép chạy thục mạng qua Mỹ vẫn không nghĩ họ thật ra đã ‘làm chính trị’, bỏ phiếu bằng chân rồi.

    Qua Mỹ thì tình trạng cũng không khác mấy. Đại đa số đầu tắp mặt tối lo kiếm tiền nuôi thân và nuôi gia đình, cũng không muốn ‘làm chính trị’. Hơn thế nữa, không ít người nghĩ mình vẫn chỉ là dân ‘ngoại quốc’ sống tạm trên đất người, mắc gì phải lo chuyện ‘chính trị’ của xứ người ta.

    Thực tế mà nói, không ai có thể trốn tránh ‘chuyện chính trị’ được vì con ma xó chính trị nó nằm trong tất cả các hóc cạnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chính trị chi phối công ăn việc làm của chúng ta, tiền lương, tiền thuế, tiền già, chế độ bảo hiểm và dịch vụ y tế, chuyện học hành của con cái, con cháu có phải đi lính ra chiến trường ở những xứ bên kia điạ cầu,…

    Thậm chí đến chuyện con cháu gái có phải đi cầu tiêu chung với anh già gác dan trường học không, cũng là… chuyện chính trị. Đi bộ trên lề đường bị thằng khủng bố lái xe tông chết cũng là chuyện chính trị.

    Cái may mắn cho dân tỵ nạn là ta đang sống trong những nước dân chủ, như Mỹ, Pháp, Úc, Canada,… tức là những xứ mà người dân cùng đinh nhất cũng có tiếng nói ‘chính trị’, có quyền nói bậy nghĩ nhảm mà không bị nhốt, có quyền lấy quyết định có hậu quả lên đời sống hàng ngày của họ, may nhờ họa chịu.
    Khác xa với xứ ‘đỉnh cao’, nơi mà người dân có quyền ngu muôn năm vì tất cả đã có ‘lãnh đạo đại tài’ lo giùm rồi.

    Nhìn vào cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ, chúng ta nên vui mừng thấy con số khá lớn dân tỵ nạn, thế hệ một và thế hệ hai, đã săn tay áo, nhẩy ra ‘làm chính trị’ thật, ứng cử vào khá nhiều chức vụ dân cử địa phương và tiểu bang, bất kể khuynh hướng nào.

    Tuyệt đại đa số còn lại, không ‘làm chính trị’ nhưng đã ý thức rõ hơn nhu cầu ‘dính dáng’ vào chính trị, tích cực tham gia hơn, như đi bầu, vào các diễn đàn hay hội nhóm chính trị, tranh cãi chuyện chính trị. Dĩ nhiên tất cả đều tốt, cho dù nhiều khi cãi nhau hăng quá, thành ra chửi lộn cá nhân, là ngón võ được khá nhiều người có biệt tài và đam mê.

    Tốt thật, nhưng tốt hơn nữa là mọi người nên tìm hiểu cho kỹ trước khi cãi cọ và chửi rủa. Từ đó đưa đến nhu cầu tìm hiểu về tin tức thời sự, ý nghĩa của những biến cố xẩy ra quanh chúng ta mỗi ngày. Tức là nhu cầu đọc báo, coi TV.

    Ở Mỹ này (hay ở Pháp, Úc,…), mọi sự không dễ đàng. Nhà Nước không chịu giúp dân, thanh lọc báo dùm cho dân như trong xứ ‘đỉnh cao’. Ở đây, dân phải lo lấy. Báo chí có cả vạn tờ, lớn đến nhỏ, báo thí đến báo chợ, chưa kể các bản tin của các hội nhóm, các diễn đàn tạp nhạp thuận chiều, trái chiều, hay chẳng chiều nào hết vì chỉ là bản dịch, mà nhiều khi người dịch cũng chẳng biết mình đang dịch cái gì.

    Kẻ này nhớ mang máng có cái Presidential Commission on Crime gì đó, được một cụ tỵ nạn dịch ngay ra là ‘Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Của Tổng Thống’. Chẳng ai biết đâu mà mò. Chưa kể mưa sa tin fake news tràn ngập các báo.

    Trong cái rừng truyền thông đó, không rối trí mới là lạ. Do đó, ta cần phải có một cái nhìn khá thấu đáo, hiểu cho rõ báo nào là báo nào, đài nào là đài nào.

    [Bài này chỉ bàn đến truyền thông chính trị, không bàn đến truyền thông chuyên môn về thể thao, văn hoá, tiêu khiển,…
    Cũng chỉ bàn đến quan hệ truyền thông, không bàn đến quan hệ kinh doanh, chẳng hạn như Washington Post là chị em của Amazon chuyên bán sách và hàng hoá trên mạng, và Whole Foods, xâu chuỗi bán thực phẩm. Bài này cũng không đề cập đến truyền thông tỵ nạn vì không có dữ kiện chính xác].

    Trên căn bản truyền thông Mỹ có 3 hệ thống chính:


    1. Hệ thống truyền thông bao phủ cả nước, được gọi là hệ thống truyền thông dòng chính (TTDC) hay Mainstream Media (MSM) gồm các báo, đài TV, ngay cả hãng phim, được phổ biến trên toàn quốc,…
      Quý độc giả mua các chương trình TV qua dây cáp (cable) hay hệ thống vệ tinh (satellite) thấy mình có thể coi được cả mấy trăm đài, muốn đọc báo, coi phim tại rạp hay trên TV, cũng thấy mấy ngàn báo và mấy trăm hãng phim. Có vẻ rất đa dạng, nhưng sự thực là hệ thống TTDC Mỹ phần lớn nằm trong tay 6 đại tổ hợp truyền thông –media conglomerates. Đại để:



    • Comcast: sở hữu NBC, MSNBC, CNBC, USA Network, Universal Pictures, Telemundo,…
    • Walt Disney: ABC, Disneyland, Disney Channel, ESPN, A & E,…
    • News Corporation: Fox News, National Geographic, 20th Century Fox, Wall Street Journal, New York Post,…
    • Time Warner: CNN, TIME, USA Today, HBO, Cinemax, Warner Bros Pictures,…
    • CBS Corp: CBS, Showtime, Sony,…
    • Viacom: MTV, Paramount,


    Ba đài TV lớn ABC, CBS, NBC được phổ biến qua mấy trăm đài TV địa phương mà ta thường coi như Channel 4, Channel 7,… có thể bắt được dễ dàng qua các ăng-ten thường. TTDC cũng là hệ thống những báo lớn được bán khắp nước như New York Times, Washington Post,…

    Vì đây là hệ thống truyền thông quốc gia nên ít có những tin tức hay vấn đề địa phương mà phần lớn là những tin tức chính trị cấp liên bang hay quốc tế.

    Ta cần lưu ý quan hệ chằng chịt và ảnh hưởng của khối này. Ví dụ như CNN đưa tin tức và quan điểm chính trị thiên tả, trong khi công ty chị em HBO làm phim với những nội dung thiên tả ‘phải đạo chính trị’ như ca tụng đồng tính, đả kích kỳ thị da trắng, bôi bác cảnh sát,…


    1. Hệ thống truyền thông độc lập địa phương, gồm cả ngàn báo địa phương như Los Angeles Times, Miami Herald, Chicago Tribune, Houston Chronicle,… Cũng bao gồm cả những đài TV độc lập địa phương.
    2. Hệ thống truyền thông địa phương phục vụ nhu cầu địa phương, do đó các tin tức thời sự cấp liên bang hay quốc tế chỉ là cho có thôi, còn phần chính là tin tức cũng như bàn luận về các vấn đề địa phương của thành phố hay của tiểu bang

    3. Hệ thống thông tin mạng, tạp nhạp, phổ biến giới hạn trong khối những người cùng quan điểm, do đó thường có quan điểm cực đoan, hoặc bên tả như Salon, Slate, Huffington Post, Vox, … hay bên hữu như Breitbart, Red State, Daily Caller, Drudge.


    Tất cả các báo và đài đều có hai loại mục khác biệt: mục tin tức thuần túy và mục bình luận. Trên căn bản thì mục tin tức bắt buộc phải hoàn toàn trung thực, trong khi mục bình luận dĩ nhiên là chủ quan, diễn giải những biến cố thời sự dưới một cách nhìn nào đó, của một cá nhân nhà báo, hay của ban chủ biên.

    Trước đây, bình luận tương đối công bằng, có thiên về bên nào thì cũng không quá đáng, thiên vị quá.
    Ngoài ra, nhiều báo cũng có chỗ cho các quan điểm trái ngược nhau. Như USA Today trên trang bình luận, luôn có hai bài tương phản ý kiến về cùng một đề tài để độc giả đọc và so sánh.

    Lúc sau này, từ thời TT Johnson và nhất là Nixon, tình hình thay đổi. Tin tức bớt trung thực trong khi bình luận bớt trung dung. Ranh giới giữa tin tức và bình luận trở nên lu mờ. Phần lớn hệ thống truyền thông dòng chính bắt đầu nghiêng sang phiá tả, cổ võ cho những chính sách thiên về cấp tiến của các chính quyền, chỉ trích những quyết định bảo thủ.

    Việc chuyển hướng của TTDC một phần không nhỏ là hậu quả ‘ngang hông’ của chiến tranh VN. Đối với cuộc chiến này, TTDC ban đầu nhất loạt tin tưởng và ủng hộ dưới thời TT Kennedy và cả trong vài năm đầu của TT Johnson, cho đến sau Mậu Thân 68 thì đổi hẳn thái độ. Ban đầu nghi ngờ chính quyền Johnson đã không thành thật, rồi sau đó công khai chống việc Mỹ can dự.

    Cuộc chiến cấp tiến – bảo thủ trong truyền thông Mỹ tăng cường độ năm 1980 khi Ted Turner, chồng của bà Hà Nội Jane Fonda, thành lập đài Cable News Network, hay CNN, với quan điểm thiên tả khá rõ nét. Đến năm 1996, cuộc chiến trở thành hấp dẫn hơn khi Fox News của đại gia Úc Rupert Murdoch ra đời, với quan điểm bảo thủ đối nghịch với CNN.

    Qua thời TT Bush con thì cuộc chiến bắt đầu găng khi TTDC công khai nhục mạ tổng thống là ‘thằng ngốc của làng’, the village idiot.

    Sự xuất hiện của ông Obama đưa đến một cuộc ‘lột xác’ hẳn của khối TTDC khi khối này nhất loạt phủ phục dưới chân Đấng Tiên Tri. Anh bình luận gia Chris Matthews của MSNBC nói “mỗi lần nghe đến tên ‘Obama’ là tôi rùng mình từ chân tới đầu”, và “tôi thật là may mắn hết sức vì đã được sinh ra cùng thời với Đấng Tiên Tri, để được sự phù hộ của ông”. Evan Thomas, chủ bút tạp chí Newsweek, gọi Obama là God’!

    Bảng sắp xếp dưới đây cho thấy tình trạng truyền thông của Mỹ hiện nay dưới khiá cạnh tả/hữu
    Từ trái qua phải là danh sách các cơ quan từ rác rến thiên tả nặng gần như cộng sản, đến rác rến thiên hữu gần như phát xít.
    Từ trên xuống dưới là mức khả tín và chính xác. (Phải nói ngay có rất nhiều cách phân loại, phần lớn cũng có tính phe phái luôn, kiểu như phân loại của một cơ quan thiên tả sẽ xếp CNN là trung lập đáng tin và Fox là rác rến thiên hữu. Phân loại trên tương đối chính xác nhất, theo ý kẻ này)

    Nhìn sơ qua, ta thấy hầu hết các cơ quan truyền thông lớn đều nằm ở cánh trái, từ thiên tả nặng như CNN, MSNBC, New York Times, Washington Post,… cho đến thiên tả nhẹ hơn một chút như BBC (của Anh), Bloomberg, USA Today,…
    Bên cánh phải, có Wall Street Journal và Forbes không quá cực đoan, rồi Fox, qua tới Breibart, Drudge Report, National Review, Weekly Standard là thiên hữu nặng.

    Bản xếp hạng trên chưa đầy đủ, còn thiếu một vài cơ quan ngôn luận lớn như tạp chí TIME, hay trang mạng Yahoo!, đều thiên tả. Xếp hạng cũng có sai sót như đặt Real Clear Politics về phiá thiên hữu trong khi đây chỉ là trang mạng tổng hợp, đăng lại bài của đủ loại báo từ cực tả đến cực hữu.

    Dù sao thì nói chung bảng phân loại cũng cho thấy trong khối truyền thông Mỹ, khuynh hướng cấp tiến thiên tả đông đảo và nặng ký hơn phe thiên hữu, bảo thủ.

    Dưới đây là một xếp hạng khác:
    Đến thời TT Trump thì tình hình biến thái. Ranh giới cấp tiến-bảo thủ vẫn còn, nhưng hiển nhiên bị áp đảo bởi một ranh giới mới, chống hay ủng hộ Trump. Hầu như toàn thể hệ thống TTDC, cả tả lẫn hữu, đã trở thành lực lượng xung kích tiên phong trong việc tìm cách lật đổ chính quyền Trump.

    Đối với TT Trump, truyền thông cánh tả nhất loạt chống đến độ gần như mù quáng, trong khi bên cánh hữu, cũng có những báo của nhóm #NeverTrump, chống kịch liệt như Weekly Standard và National Review.
    Trong khi Breibart (trước đây do cố vấn của TT Trump, Steve Bannon điều hành), Drudge, New York Post thân thiện với Trump hơn. Dưới đây là bảng tóm lược quan điểm về Trump của các cơ quan truyền thông.

    CHỐNG TRUMP TRUNG LẬP ỦNG HỘ TRUMP
    Cuồng Nặng Nhẹ
    Nhẹ Nặng Cuồng
    MSNBCHuffington
    Salon
    Vox
    Move On
    Slate
    NYTWaPo
    CNN
    ABC
    CBS
    NBC
    TIME
    Newsweek
    Week Stand *
    Nat Review *
    APUSA Today
    Bloomberg
    Politico
    ReutersReal Clear
    C-SPAN
    Wall StreetForbes Fox NewsWash Times
    NY Post
    Drudge
    Daily Caller
    BreibartRed State
    Alan West
    InfoWars
    (*): Weekly Standard và National Review là hai tạp chí bảo thủ thuộc khối #NeverTrump

    Biểu đồ dưới đây cho thấy thái độ bất thân thiện của TTDC đối với TT Trump, theo nghiên cứu của đại học Harvard: tin tức và bình luận của TTDC có khuynh hướng bất lợi cho TT Trump tới khoảng 80%-90%! Đứng đầu chống Trump là CNN và NBC với 93% bất lợi.
    Ngay cả trong Wall Street Journal và Fox là những cơ quan tương đối bảo thủ, đa số những tin và bình luận cũng bất lợi cho TT Trump.

    Nếu đi vào chi tiết từng vấn đề thời sự thì ta thấy rõ hơn nữa tính phe phái của truyền thông Mỹ:

    Hầu như tất cả các tin liên quan TT Trump đều bị các đài TV chính bóp méo, loan ra hoàn toàn bất lợi, trong khoảng hơn 90%.

    Khuynh hướng cấp tiến của TTDC lộ liễu đến độ ai cũng biết và ít người còn tin tưởng. Theo thăm dò mới nhất, 72% dân Mỹ cho rằng truyền thông cố tình đăng tin phịa hay đăng tin lập lờ để lừa thiên hạ, ngõ hầu kéo họ về phiá mình, chứ không phải lo thông tin một cách trung thực nữa. 80% cử tri CH cho rằng TTDC đã không công bằng với TT Trump.

    Nói chung, đại đa số dân Mỹ không tin truyền thông. Như biểu đồ dưới đây do đại học Quinnipiac nghiên cứu, Fox là đài được tin tưởng nhiều nhất với 29%, sau đó là CNN với 22%. Các đài TV chính chỉ được lác đác 10% hay ít hơn. Không có đài nào được sự tin tưởng của một phần ba dân Mỹ.

    Tương đối, Fox được tín nhiệm và được coi/nghe nhiều hơn cả. Trong 20 chương trình bình luận chính trị hàng đầu của các đài TV lớn, Fox chiếm hết 15 (kể cả 4 trong 5 chương trình được coi nhiều nhất) với MSNBC được 5 chương trình còn lại. Chương trình số một của CNN chỉ được xếp hạng 24.

    Nói chung, số người coi Fox bằng tổng số người coi 4 đài chính cộng lại: FOX = ABC + CBS + NBC + MSNBC.

    Hiện nay, có hai đài TV cáp lớn đang đánh nhau kịch liệt là CNN và Fox. Nhìn vào thống kê chính thức mới nhất của Drudge, Fox rõ ràng đã đè bẹp CNN qua số người xem trong tuần lễ đầu tháng 7 vừa qua, khoảng 13 triệu so với 3 triệu của CNN, hơn gấp 4 lần.

    Dù sao, chỉ một mình Fox thì cũng khó đánh lại toàn thể hệ thống TTDC.

    Những người không có cảm tình với Trump biện giải: đó không phải vì TTDC có thành kiến chống Trump, chẳng qua vì Trump làm toàn những chuyện sai lầm.
    Vậy sao? Kinh tế tăng mạnh, thất nghiệp xuống thấp nhất, hàng triệu người có việc làm, số người lãnh trợ cấp thấp nhất, khủng bố khó vào Mỹ hơn bao giờ hết, bắt tay Nga để cản tân đế quốc Tập lộng hành trên Biển Đông –chiếm luôn VN không chừng-, …
    Toàn là những việc làm sai lầm hết sao?

    Một chỉ dấu cụ thể nữa; phần lớn những tin chống TT Trump đều có tính bôi bác cá nhân con người của ông này, kiểu như chuyên nói láo, thiếu tư cách, bốc đồng, nói nhảm, bất nhất,… Chỉ vì trên phương diện chính sách, TT Trump thành công nhiều hơn thất bại, khó chỉ trích hơn.

    Một điều đáng chú ý nữa là trong hệ thống truyền thông địa phương, các báo chính của các thành phố lớn như Los Angeles, San Francisco, Chicago, Miami, Boston, Atlanta,… phần lớn cũng thiên tả, chống TT Trump tàn bạo, nhất là tại Cali.

    Câu hỏi là tại sao những cơ quan truyền thông trên lại thiên tả, chống TT Trump và khối bảo thủ CH. Vấn đề này đã được bàn khá kỹ trong bài bình luận ‘TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ ĐỒNG TIỀN’ tháng Giêng trên Diễn Đàn này. Xin nhắc sơ qua.

    Lý do đầu tiên là hầu hết khối truyền thông đã sai bét trước bầu cử. Trên khắp thế giới, có hơn 500 tờ báo ủng hộ bà Hillary và cổ võ cho ông Trump chỉ có đúng 28 tờ, toàn là những báo địa phương vô danh. New York Times tiên đoán bà Hillary có 98% hy vọng đắc cử, ông Trump 2%.

    Sự sai lầm nghiêm trọng đó khiến TTDC cảm thấy mất hết uy tín và mất mặt, do đó, bằng mọi cách cố chứng minh họ đã nhận định đúng trong khi dân Mỹ đã bầu lầm người. Và cách chứng minh của họ là chứng minh tất cả những việc TT Trump làm từ ngày vừa lọt lòng mẹ đều là sai trật hết ráo.

    Ngoài ra, cũng vẫn là vấn đề tiền. Khách hàng các cơ quan truyền thông lớn phục vụ trong các thành phố lớn, hầu hết là dân trí thức, giáo sư, sinh viên, hay dân làm việc văn phòng cao cấp, hầu hết đều có khuynh hướng cấp tiến. Muốn bán được báo hay muốn có người coi TV, bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu của khối khách hàng đó mới có tiền của người mua báo và nhất là tiền quảng cáo.

    Phần lớn cử tri của TT Trump là dân lao động hay trung lưu, làm việc cật lực không có thời giờ ngồi đọc báo hay nghe bình luận trên TV, phần khác là dân các tỉnh nhỏ hay ‘vùng quê’, Mỹ gọi là ‘rural’, cả đời chưa đọc New York Times hay Washington Post một lần hay coi CNN hay Fox.

    Hiện tượng truyền thông chống Trump không phải chỉ có ở Mỹ, mà cũng đã lan qua Âu Châu, với hai xứ chống đối mạnh nhất là Đức và Pháp.
    Cũng không phải là chuyện lạ khi hai nước được coi là thiên tả nhất Âu Châu, không kể Nga, chính là Đức số 1 và Pháp số 2.
    Tờ báo Đức Der Spiegel đã nổi tiếng khắp thế giới nhờ những bức hình bià nhục mạ TT Trump nặng nhất. Báo Pháp thì khỏi nói, từ báo của đảng CS Pháp L’Humanité tới báo cánh hữu Le Figaro, qua đến báo thiên tả lớn nhất Le Monde, đều nhất loạt đánh Trump mệt nghỉ.

    Truyền thông bên ông hàng xóm cấp tiến Canada đánh Trump không thua gì mấy đồng nghiệp Mỹ, đưa đến tình trạng dân tỵ nạn Việt bên Canada nhìn TT Trump với con mắt hắc ám nhất.

    Thế giới ngày nay là thế giới của thông tin. Thiên hạ ai cũng muốn biết chuyện gì đang xẩy ra chung quanh họ. Và họ có cả triệu cách để biết. Những biện pháp ngăn cản như xây ‘tường lửa’ –fire wall- chống các trang mạng, hay ban hành những luật về ‘an toàn mạng’ chỉ là những việc làm ngu xuẩn vì mang tai tiếng mà lại hoàn toàn vô hiệu khi có cả ngàn cách leo qua tường lửa.

    Cái may cho dân Mỹ là không gặp những rắc rối ngớ ngẩn đó, nhưng cái không may là đụng phải cái đám truyền thông dòng chính đã mất hết lương tri, không còn biết trách nhiệm của người làm thông tin là gì nữa mà chỉ lo phục vụ quyền lợi phe đảng, hay bị chi phối bởi đồng tiền, bắt buộc chúng ta phải đề cao cảnh giác, phân biệt tin thật với tin phịa, báo thật với báo giả, một việc nói dễ làm khó.

    Vũ Linh Aug 11, 2018

    Nguồn:
    https://baotgm.net/vu-linh-truyen-thong-my/

  6. #16
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Kinh tế Obama -Trump


    Ác mộng của đảng Dân Chủ đã thành sự thật: thống kê chính thức cho thấy trong tam cá nguyệt 2 của năm nay, tổng sản lượng GDP đã tăng 4,1%.

    Kinh tế tăng trưởng tức là thiên hạ có công ăn việc làm, nhà máy sản xuất, hàng hóa được lưu thông, có mua có bán, toàn là những triệu chứng của một chính sách kinh tế mang lại thịnh vượng, dân giàu, nước mạnh, sao lại là ác mộng của đảng DC?

    Câu trả lời không ai không biết: vì đối với DC cũng như TTDC, kinh tế mạnh, dân có công việc làm khỏi chết đói, đó không phải là ước vọng của họ. Trái lại, cả khối cấp tiến cả ngày chỉ lo chạy theo anh chuyên gia nói lảm nhảm trên TV, Bill Maher, thắp nhang cầu xin: “Ước gì kinh tế xụp đổ toàn diện để ta có cơ hội lật đổ được Trump”.

    Nói cách khác, lật đổ Trump đã trở thành nỗi ám ảnh hàng đầu của khối cấp tiến. Họ sẵn sàng trả cái giá kinh tế cả nước xụp đổ, cả triệu người thất nghiệp, và cả vạn người chết đói, đổi lấy một ông Trump!

    Nếu thái độ này chưa phải là triệu chứng của bệnh TDS nặng (Trump Derangement Syndrome) thì cái gì mới là triệu chứng mắc bệnh TDS? Thù ghét cá nhân một mình ông Trump đã trở thành quan trọng gấp bội công ăn việc làm và ấm no của hơn ba trăm triệu dân, chưa kể ảnh hưởng gián tiếp trên cả tỷ người khác trên thế giới.

    Trong cuộc bầu cử quốc hội tới, tất cả mọi chính sách, chủ trương, đường lối, kế hoạch, khẩu hiệu,… trong mọi khu vực từ an ninh đến quốc phòng, kinh tế, giáo dục, y tế, kỹ nghệ, canh nông, ngoại thương,… của đảng DC có thể tọm gọn lại đúng hai chữ: ‘Đánh Trump’. Hết chuyện!

    Trước việc thống kê chính thức xác nhận kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, vượt qua ngưỡng cửa 4%, đại đa số dân Mỹ (59%) ủng hộ chính sách kinh tế của TT Trump, theo một thăm dò mới nhất của CNBC, con đẻ của đài NBC của đảng ta.

    Thay vì hoan nghênh chính sách kinh tế của TT Trump làm cho dân giàu nước mạnh, thì TTDC vật lộn, bức tóc để tìm cách hóa giải tin đó. Họ tìm ra được hai cách hóa giải:


    • Cách thứ nhất là tặng huy chương cho Obama vì theo họ, đó chính là thành quả muộn của chính sách kinh tế của TT Obama. Thím Sam ly dị chồng, lấy chồng mới, gần hai năm sau sanh con, ông chồng cũ vẫn la oai oái “Con tôi mà!”

    • Cách thứ hai, diễn giải rằng tăng trưởng cao chỉ là hiện tượng nhất thời vô ý nghĩa. Cái lý thú trong lý luận trên là họ không nhìn thấy cái mâu thuẫn trong cái lý luận khập khiễng đó: lý luận như vậy chẳng hóa ra là nhìn nhận ‘thành quả’ kinh tế của Obama cuối cùng vẫn chỉ là một “hiện tượng nhất thời vô ý nghĩa” sao?


    Sự thật, cả hai lập luận đều là loại ngụy biện mà kẻ này gọi là loại cả vú lấp miệng em, hay là loại mà dân ‘rau muống’ gọi là… chuyện bố láo.

    Kinh tế Obama đã được kẻ này bàn quá nhiều nhưng những người không muốn biết vẫn chưa biết, không muốn nghe vẫn chưa nghe thấy gì.

    Không ai chối cãi TT Obama thừa hưởng một gia tài không có gì là hấp dẫn: khủng hoảng kinh tế hết sức trầm trọng. Bỏ qua việc tranh cãi về nguyên nhân xa gần, ta thử nhìn vào cách bác sĩ Obama chữa bệnh. Không ai chối cãi kinh tế đã phục hồi.
    Nhưng điều mà những vị gọi là “cuồng Obama’ nhất định nhắm mắt, bịt tai không muốn biết là cuộc phục hồi kinh tế của TT Obama là một cuộc phục hồi yếu ớt nhất và chậm nhất lịch sử các khủng hoảng kinh tế Mỹ. Đó là nhận định của CNN đấy, các cụ ơi!


    Tại sao? Để các vị cuồng Obama bớt giận, kẻ này phải nói ngay không phải vì TT Obama dốt đâu. Cho dù ông chưa học nửa ngày kinh tế nhập môn thì cũng vẫn có cả chục hay cả trăm cố vấn kinh tế với đủ loại bằng cấp, đủ loại giải thưởng, kể luôn cả vài vị với giải Nobel Kinh Tế nữa. Phục hồi chậm không phải vì TT Obama không biết cách làm nhanh hơn, mà vì phục hồi kinh tế chưa bao giờ là ưu tiên của TT Obama và ê-kíp của ông.

    Trong lý thuyết kinh bang tế thế, có hai trường phái rõ rệt: chủ trương của khối xã hội chủ nghĩa là lo công bằng, tái phân phối lợi tức, và kinh tế chỉ là phương tiện tạo công bằng xã hội; hai là chủ trương của khối tư bản, lo tăng trưởng kinh tế, cho dân giàu nước mạnh.

    Như kẻ này đã viết nhiều lần: một là lo chia cái bánh đang có cho đều cho tất cả mọi người, công bằng tối đa cho dù là công bằng trước chén bo-bo; hai là lo làm cho cái bánh lớn ra, tuy không đồng đều cho mọi người, nhưng phần mỗi người đều lớn ra, nhiều hơn.

    Chính sách kinh tế của TT Obama là lo ‘tái phân phối lợi tức’, chứ không phải là lo tăng trưởng cho nhanh. Trong suốt tám năm Obama, kinh tế tăng trưởng trung bình chưa tới 2% một năm, nhưng ông tuyệt đối không lo lắng chuyện này.

    Muốn hiểu chính sách kinh tế của TT Obama, phải nhớ lại câu nói của ông Rahm Emanuel, Chánh Văn Phòng đầu tiên của TT Obama: “không bao giờ nên bỏ qua cơ hội của một khủng hoảng”. TT Obama nhậm chức, lãnh cái gia tài khủng hoảng tài chánh kinh tế có thể nói lớn nhất thế kỷ. Ông lợi dụng cuộc khủng hoảng đó để tìm cách ‘tái phân phối lợi tức’ theo đúng mô thức xã hội chủ nghĩa.

    Vì cuộc khủng hoảng đưa đến khó khăn kinh tế tràn lan, nên TT Obama có đầy đủ lý do viết lại những luật lệ an sinh xã hội, trợ cấp đủ kiểu. Quý độc giả khoan vui mừng vì thấy một vị tổng thống lợi dụng khủng hoảng để có hành động giúp dân nghèo, ban phát trợ cấp ào ạt.

    Đúng là TT Obama ‘giúp dân nghèo’, không sai. Nhưng cái ‘giúp’ đó là cái giúp nhất thời chỉ với mục đích lấy phiếu bầu bán cho cá nhân ông và cho đảng của ông trong những kỳ bầu bán tới. Tại sao lại gọi đó là những việc làm có tính nhất thời? Chỉ vì những biện pháp đó không thể nào kéo dài hơn vài năm chứ đừng nói tới vĩnh viễn. Kẻ này xin đơn cử vài ví dụ nhỏ.

    TT Obama gia hạn việc giảm tiền đóng góp mỗi tháng vào quỹ tiền già SSI, tiếp tục biện pháp tạm của TT Bush con để kích cầu kinh tế. Đó là biện pháp có lợi nhất thời, nhưng về lâu về dài, có hại cho những người đóng góp, vì đóng góp ít tất nhiên về già sẽ nhận được ít tiền già hơn.

    TT Obama ban hành luật gia hạn trả tiền thất nghiệp. Hiển nhiên không cần bàn thêm thì ai cũng thấy đây cũng chỉ là biện pháp ngắn hạn. Chứ chẳng lẽ Nhà Nước cứ tiếp tục trả tiền thất nghiệp cho cả chục triệu dân vĩnh viễn sao? Tìm ra việc làm cho họ mới là giải pháp lâu dài.

    TT Obama ban hành cái gọi là Obamacare, là chuyện cả chục tổng thống trước không dám làm vì cái giá về lâu về dài quá đắt. Sẽ đưa đến việc gia tăng bất tận chi phí bảo hiểm y tế cũng như dịch vụ y tế (bác sĩ, nhà thương, thuốc).
    Nhưng TT Obama không cần nghĩ chuyện lâu dài mà chỉ nghĩ đến cuộc bầu cử tới, cũng như nghĩ đến cái gia tài lưu danh muôn thuở của ông. Sẽ được tiếng là cha đẻ của cả hệ thống y tế tân thời của Mỹ, không thua gì TT Johnson, cha đẻ của Medicare cho người già.

    Tất cả những biện pháp trên chẳng những ngắn hạn, mà còn mang tính biện pháp ‘xã hội’, không phải biện pháp kinh tế.
    TT Obama trực diện khủng hoảng kinh tế, ông đã làm gì để phục hồi kinh tế? Câu trả lời: tăng thuế linh tinh và tiếp tục thi hành chính sách của TT Bush con! Xin quý vị ‘cuồng Obama’ bình tĩnh, khoan tắt máy computer vì sợ phải đọc tiếp.

    Vâng, TT Obama không tăng thuế lợi tức vì đó là cách bóc lột trắng trợn quá, sẽ mất job ngay. TT Obama khôn khéo hơn nhiều. Ông tăng hàng loạt thuế, nhưng toàn là những loại thuế linh tinh, vô hình mà ít người nhìn thấy trong khi TTDC giúp chôn giấu giùm.

    Tiêu biểu nhất mà ai cũng biết là thuế Obamacare mà chính quyền Obama gọi là ‘tiền phạt’ nếu không mua bảo hiểm sức khỏe, mà Tối Cao Pháp Viện xác nhận đó là ‘thuế’ không hơn không kém.

    Trên thực tế, TT Obama tăng hơn hai chục loại thuế vô hình (quý độc giả muốn biết chi tiết, xin xem bài trong trang ‘Báo Mỹ’ tuần này)

    Ngoài việc tăng thuế lén lút này, TTDC tung hô TT Obama đã có những biện pháp hết sức hữu hiệu để chặn đứng khủng hoảng và phục hồi kinh tế. Ta xét lại thử.

    Theo ‘phe ta’, trong năm đầu 2009, khi khủng hoảng kinh tế ở mức đỉnh, TT Obama đã lấy 3 biện pháp quan trọng: cứu ngân hàng, cứu kỹ nghệ xe hơi, và kích cầu kinh tế. Đó là ba biện pháp ‘siêu việt’ của TT Obama mà theo TTDC nhờ đó đã cứu kinh tế Mỹ.

    Sự thật, xin lỗi quý vị ‘cuồng Obama’, có … hơi khác.
    Về việc cứu ngân hàng, TT Obama chỉ làm đúng một chuyện: đó là tiếp tục sách lược của TT Bush con. TT Bush con và bộ trưởng Paulson là những người đã tung ra khoảng 800 tỷ đô để cũng cố vốn cho các ngân hàng bị lỗ lã nặng vì nợ xấu, cũng như đã nhất thời quốc hữu hóa hai cơ quan tái tài trợ nợ mua nhà cho các ngân hàng là Fannie Mae và Freddie Mac.

    Công lớn của TT Obama là tiếp tục sách lược đó, tiếp tục chi tiền gánh nạn cho các ngân hàng, rồi sau khi tình trạng ổn định, thu lại số tiền đó từ các ngân hàng trả lại.

    Công bằng mà nói, TT Obama có ban hành luật mới để kiểm soát các ngân hàng chặt chẽ hơn. Nhưng vấn đề là sau khi bò đã chạy hết thì mới lo làm chuồng, mà làm chuồng quá kỹ. Luật lệ vay mượn bị xiết chặt quá mức, đến độ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế, đưa đến tình trạng phục hồi kinh tế yếu và chậm nhất lịch sử Mỹ.

    Quý vị độc giả thử nhớ lại trong thời gian mấy năm sau đó, vay tiền ngân hàng để làm kinh doanh và nhất là để mua nhà khó trần ai cỡ nào thì thấy ngay tác dụng của luật cải tổ ngân hàng của TT Obama.

    Chuyện cứu kỹ nghệ xe hơi, cũng không khác mấy. Khủng hoảng đe dọa hai hãng xe Chrysler và General Motors cuối năm 2008, một tháng trước bầu cử tổng thống.

    Tháng Chạp 2008, TT Bush đơn phương ký sắc lệnh trích ngay 18 tỷ đô trong tiền cứu trợ ngân hàng để cứu hai hãng xe này khỏi phải khai phá sản, và bộ trưởng Tài Chánh Hank Paulson vạch ra kế hoạch dài hạn, tái cấu trúc cả hai hãng xe.
    Cái công lớn của TT Obama là đã thực hiện kế hoạch đó sau khi ông nhậm chức.

    Về kích cầu kinh tế, TT Obama bán món hàng kích cầu kinh tế bằng cách khoe bánh vẽ “nếu phê chuẩn thì tỷ lệ thật nghiệp khi đó đang ở mức 6%, sẽ giảm xuống 4%-5%, không phê chuẩn thì thất nghiệp sẽ nhẩy lên mức khủng hoảng 8% ngay”. Quốc hội xanh mặt, phê chuẩn ngay.

    Vài tháng sau, thất nghiệp vọt qua mức khủng hoảng, nhẩy lên 9%-10% và trụ trì ở đó 4-5 năm mới bắt đầu giảm, mà giảm chậm hơn sên. TT Obama lo lắng? Không chút nào hết: thất nghiệp cao, dân lãnh trợ cấp đông, đi bỏ phiếu mạnh, tái đắc cử.

    Ấy vậy mà một năm rưỡi sau khi về hưu nằm nhà viết sách, khi thấy tăng trưởng kinh tế leo lên hơn 4% và tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%, thì lại hùng hục chạy ra đấm ngực “Nhờ tôi hết đấy, các cụ ơi! Chỉ vì chính sách kinh tế của tôi cao siêu lắm, phải đợi cỡ hai năm sau khi tôi về hưu mới có tác động đấy!”

    Thật ra, đây là nhận vơ, không hơn không kém.
    Nói đến kinh tế Obama mà không nói đến TPP cũng là một thiếu sót lớn. Trên nguyên tắc, đây là một loại hiệp ước mậu dịch quốc tế có mục đích phát huy giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia quanh Thái Bình Dương. Trên thực tế, đây là một hình thức liên minh kinh tế của các nước này chống lại tân đế quốc Trung Cộng, do đó, bị TC tẩy chay.

    TPP cũng không khác gì NATO, gọi là liên minh của vài chục nước, nhưng thực tế là Mỹ chống lưng, lãnh đủ hết. TT Trump chán ngấy cái trò này nên rút ra.

    TPP tốt hay xấu cho Mỹ? Có hai chỉ dấu có thể dùng để lượng giá:



    • TT Obama chưa bao giờ dám mang TPP ra trước quốc hội để thảo luận và xin phê chuẩn một cách chính thức vì biết trước sẽ bị chống đối và bác bởi ngay các đồng chí DC của ông.

    • Bà Hillary khi ra tranh cử, đã đả kích TPP vì TPP gây hại lớn cho kỹ nghệ và giới lao động Mỹ, khiến bà sợ ủng hộ TPP sẽ bị mất phiếu của khối này ngay.

    • Đã vậy, TPP cũng hoàn toàn vô hiệu. TC chuyển hàng qua vài đàn em như CSVN, rồi từ đó bán qua Mỹ dưới cách ưu đãi của TPP. TPP chính là thành quả mậu dịch quốc tế lớn nhất của TT Obama đấy.


    Kinh tế Trump khác xa kinh tế Obama, một trời một vực. Do đó, nói những gì xẩy ra hiện nay là hậu quả của các chính sách của Obama là nói theo kiểu phe phái mà không biết mình nói cái gì.

    Trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Trump có đưa ra hàng loạt biện pháp kinh tế ông hứa sẽ thực hiện. Nhận định về kế hoạch kinh tế của ứng cử viên Trump, ông Paul Krugman, giải Nobel Kinh Tế, đã viết bình luận trên giấy trắng mực đen.

    Theo ông Krugman, nếu TT Trump giữ những lời hứa như rút ra khỏi TPP, giảm thuế lợi tức cá nhân, giảm thuế lợi nhuận công ty, giảm thuế đánh trên tiền đô hồi hương từ các thiên đường thuế ngoài nước Mỹ, khai chiến mậu dịch với Trung Cộng, thay bà Janet Yellen, chủ tịch Hệ Thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, để tăng lãi suất, xóa bỏ hàng loạt thủ tục hành chánh đang được dùng để điều hành guồng máy kinh tế, thu hồi luật ngân hàng của Obama đang kiểm soát tín dụng cả nước,…
    thì đó sẽ là những hành động ngu xuẩn nhất và sẽ đưa kinh tế Mỹ và kinh tế cả thế giới tới đại nạn suy trầm mà không ai thấy đâu là đáy; thị trường chứng khoán sẽ xụp đổ toàn diện trong chớp mắt. Đó là nhận định của ông Nobel Kinh Tế Krugman.

    TT Trump trong một năm rưỡi qua, đã làm tất cả những chuyện đó, không chừa một chuyện nào. Bây giờ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất từ gần 40 năm qua, kinh tế tăng trưởng tới hơn 4%.

    Một cách đo dễ nhất: thị trường chứng khoán Dow Jones.

    – Dưới thời TT Obama, từ tháng Tám 2012 (3 tháng trước bầu cử) tới tháng Tám 2016 (cũng 3 tháng trước bầu cử), Dow Jones tăng từ 13.300 điểm tới 18.500, hay là tăng 5.200 trong 4 năm, nghĩa là trung bình 1.300 điểm một năm trong suốt nhiệm kỳ hai.

    – Dưới thời TT Trump, từ tháng Tám 2016 tới tháng Tám 2018, Dow Jones tăng từ 18.500 điểm tới 25.500, hay là tăng 7.000 điểm trong 2 năm, nghĩa là trung bình 3.500 một năm, gần gấp ba lần dưới thời Obama.


    Một cách nhìn khác nữa. TT Obama công khai tuyên bố với đám dân lao động Michigan: “Việc làm của các anh mất rồi, đi luôn rồi, và sẽ không bao giờ trở lại; đó là chuyển biến của bánh xe lịch sử”.

    Qua thời Trump, việc làm trong khu vực chế xuất tăng đều chi, một hai trăm ngàn việc mỗi tam cá nguyệt. Thưa TT Obama: tổng thống là người lãnh đạo có trách nhiệm lái xe hay chỉ là lữ khách ngồi trên xe cho xe chạy đâu thì chạy rồi đổ thừa tại xe chạy theo lịch sử?

    Tất cả mọi biện pháp kinh tế tài chánh của chính quyền Obama đều bị lật ngược bởi TT Trump. Tất cả những tiên đoán của ông Nobel Krugman đều sai bét. Dù vậy, ‘phe ta’ vẫn mặt trơ trán bóng đấm ngực “đó là thành quả của Obama”.

    Một vài anh nhà báo khác, có hiểu biết hay có tự trọng hơn một chút, không dám trơ trẽn nhận vơ quá lố bịch, nên đã đưa ra một lập luận khác để chỉ trích. Họ cho rằng tỷ lệ tăng trưởng 4,1% là một biệt lệ, một thống kê bất thường không phản ảnh một sự tăng trưởng vững bền, lâu dài, và tam cá nguyệt tới, sẽ giảm mạnh.

    Bất thường vì theo họ, trong tam cá nguyệt 2 vừa qua, các doanh gia lo sợ cuộc chiến mậu dịch giữa Mỹ và Âu Châu và nhất là Trung Cộng. Do đó, nhiều doanh gia đã gia tăng sản xuất tối đa để xuất cảng tối đa trước khi hàng xuất cảng của họ bị Âu Châu và TC đánh thuế quan trừng phạt, trả đũa cho việc tăng thuế quan của TT Trump.

    Trước hết phải nói ngay số hàng có thể bị tăng thuế quan so với cả nền kinh tế Mỹ, nhỏ hơn ba hột cát, chưa kể đại đa số là hàng nông nghiệp không phải là muốn tăng sản xuất là một sớm một chiều có thể tăng ngay. Làm như thể ngày hôm nay ông nông dân Mỹ đang sản xuất 100 tấn đậu nành chẳng hạn, bất thình lình tuần sau ông quyết định tăng lên 200 tấn là có ngay 200 tấn.

    Do đó, lập luận kinh tế trong tam cá nguyệt vừa qua tăng vọt nhất thời vì cuộc chiến mậu dịch chỉ là gượng ép và không chính xác.

    Bình thường thì trong chu kỳ kinh tế, tăng trưởng tương đối mạnh nhất vào tam cá nguyệt 2, vì đó là lúc các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất mạnh lại sau khi lo tiêu thụ trong tam cá nguyệt đầu những hàng sản xuất cho các dịp lễ cuối năm còn lại. Qua tam cá nguyệt 3, tăng trưởng sẽ giảm thấp xuống một chút.

    Dù sao thì nhìn chung, khó ai có thể chối cãi kinh tế của TT Trump, nhắm vào tăng trưởng thay vì chỉ nhắm vào phân phối lợi tức, đã có những thành quả hiển nhiên, dựa trên hai yếu tố chính:

    1) chính sách giảm thuế lợi nhuận kinh doanh đã khuyến khích các công ty kinh doanh gia tăng sản xuất, kể cả mang tiền từ ngoài nước về đầu tư, phát triển hãng xưởng, tạo công ăn việc làm

    2) việc cắt bỏ cả ngàn thủ tục, luật lệ hành chánh trói tay các doanh nhân, giúp họ có cơ hội mở mang hãng xưởng, thuê mướn nhân công dễ dàng hơn.

    Đó là thực tế mà cả triệu dân lao động nhất là trong các tiểu bang kỹ nghệ vùng Đại Hồ đã nhìn thấy, bất kể TTDC xuyên tạc cách nào.

    Thật ra, trong nền kinh tế ‘già nua’ của Mỹ, tăng trưởng cao quá không có lợi gì vì nôm na ra thì cái gì cũng đã đầy ắp rồi, tăng trưởng quá sẽ sôi sục, tạo ra lạm phát, vật giá leo thang quá nhanh, chỉ khiến Nhà Nước phải tăng lãi suất để hạ hỏa lại thôi. Chỉ có những nước còn nghèo thì mới cầu mong cho kinh tế tăng trưởng cỡ 6%-8%.

    Kinh tế Mỹ mà phát triển đều đặn trên dưới 3% mỗi năm sẽ là một thành công lớn để đời của TT Trump. Cho đến nay, qua 5 tam cá nguyệt liên tục, trung bình tăng trưởng đã lảng vảng ở mức 3% này. Một tin không vui cho DC vài tháng trước bầu cử.

    Vũ Linh, 4/8/2018
    nguồn: https://baotgm.net/vu-linh-kinh-te-obama-trump/

  7. #17
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    VÕ SĨ TRUMP ĐI ÂU CHÂU

    Một ngày sau khi loan báo tên thẩm phán ông đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, TT Trump lên máy bay đi Âu Châu. Qua Bỉ họp với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, qua Anh viếng thăm chính thức, rồi đi Phần Lan gặp TT Putin.

    Thông thường thì các quốc trưởng đi ra nước ngoài đều là những chuyến công du như đi… hưởng tuần trăng mật.

    Đi đến đâu cũng đầy đủ nghi lễ tiếp rước thân mật nhất, gặp nhau tay bắt mặt mừng cười toe toét như bạn nối khố mấy chục năm mới gặp lại, cùng nhau trà dư tửu hậu, rồi ký hàng loạt văn kiện, thoả ước mà tất cả đều có lợi, tất cả đều vui vẻ. Vì tất cả đều đã được chuẩn bị chu đáo trước rồi.

    Đó là chuyện bình thường. Nhưng với ông tổng thống khác người như Trump, mọi chuyện đều… khác.

    Lần này, ông đi Âu Châu, chẳng có gì thân thiện với bất cứ ai hết. Đi đến đâu cũng bận xăn tay áo lên võ đài thí võ. Từ Bỉ với NATO, tới Anh với bà thủ tướng Anh, đến Finland với TT Nga.

    TTDC và đối lập DC dĩ nhiên đả kích TT Trump gây gỗ với cả thế giới, mà cố tình quên mất ông chỉ là đang cố bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ theo quan niệm của ông thôi. Đúng hay sai là chuyện khác.

    Vì khuôn khổ bài Bình Luận, ta sẽ nhìn qua chuyến đi gặp NATO và Putin, mà không bàn về chuyện viếng thăm Anh vì thực sự không có gì quan trọng lắm.

    NÓI CHUYỆN VỚI NATO
    NATO là một liên minh quân sự thuần tuý của 12 quốc gia Tây Âu, với Mỹ và Canada, được thành lập năm 1949 với mục đích chống đỡ mối đe dọa của khối cộng sản Sô Viết và các chư hầu Đông Âu.

    Sau khi Liên Bang Sô Viết và các nước cộng sản Đông Âu xụp đổ, NATO được tăng cường thêm với một số nước Đông Âu sợ bị Nga chiếm lại. Số hội viên hiện nay đã tăng lên tới 29 nước.

    Nghe 29 nước rất oai, nhưng thực tế là một mình Mỹ gánh chịu gần hết, về tiền cũng như phương tiện súng đạn và binh lính.
    Đóng góp của các hội viên có hai hình thức chính:

    1. Đóng góp trực tiếp vào NATO cho những chiến dịch quân sự chung (như tham chiến tại Afghanistan) và chi phí hành chánh dân sự (điều hành tổng hành dinh tại Bỉ cùng với các chi tiêu nhân sự liên hệ). Đóng góp này được tính theo tỷ lệ tổng lợi tức quốc gia –Gross National Income, GNI-.

    Phần đóng góp của Mỹ trên nguyên tắc là 22% tổng số ngân sách NATO dành cho việc này, so với 14% của Đức, 10% của Anh và Pháp, ít hơn cho các quốc gia khác.

    Trong cuộc chiến Afghanistan, Mỹ chi hơn xa 22%, nhưng đây thực sự là cuộc chiến của Mỹ trong khi đóng góp của NATO chỉ có tính cách hơn tượng trưng một chút, mà cũng là đóng góp theo chiều gió chính trị quốc nội, nay đồng ý gửi lính, mai rút, như Tây Ban Nha đã làm.

    2. Đóng góp gián tiếp qua ngân sách quốc phòng thường trực. Trước đây, không có quy luật, mỗi xứ đều có ngân sách do mình lập ra. Sau này, Mỹ cằn nhằn nên có thỏa thuận lại: mỗi nước sẽ phải có ngân sách quốc phòng tối thiểu là 2% tổng sản lượng quốc gia, GDP.
    Vấn đề đóng góp này cần phải hiểu cho rõ để tránh chỉ trích bậy. Nhiều người la ó “Mỹ không phải là ATM của Âu Châu”. Sự thật không có chuyện đó, Mỹ không đưa tiền cho ai hết.

    Ngân sách quốc phòng Mỹ là gần 700 tỷ, khoảng 4% GDP Mỹ, trong khi ngân sách quốc phòng của Anh chỉ ở mức 55 tỷ, 2% GDP Anh. Phần lớn các cường quốc Âu Châu chỉ có ngân sách quốc phòng khoảng 1% GDP. Iceland thậm chí còn không có quân đội luôn, chỉ có cảnh sát đi bắt trộm cướp.

    Mỹ cho rằng như vậy không công bằng, lỡ có chiến tranh Âu Châu xẩy ra, các nước Âu Châu không có khả năng chống đỡ, Mỹ lại sẽ phải lãnh đủ hết.

    Nói cách khác, Âu Châu không tự lo bảo vệ mình mà lo bỏ tiền xây hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế,... bán cái cho Mỹ lo chuyện quốc phòng cho cả Âu Châu.

    Sự thất cân bằng này dễ hiểu và chấp nhận được trong bối cảnh hậu thế chiến khi NATO mới được thành lập.
    Khi đó, toàn thể Âu Châu là đống tro tàn. Chẳng có nước nào có khả năng đóng góp gì, do đó Mỹ phải lãnh gần hết.

    Bây giờ, 70 năm sau mà vẫn khư khư đòi giữ mọi việc như cũ thì quả là vô lý. Tây Âu hiện nay là một khối các nước giàu mạnh nhất thế giới, tiền bạc dư dả để tự lo lấy thân mà không chịu làm.

    TT Trump qua Âu Châu gặp NATO với một yêu cầu khổng lồ: Âu Châu phải tăng cường ngân sách quốc phòng, lên tới 4% GDP như Mỹ nếu có thể.

    Ông cảnh giác nếu Âu Châu không đáp ứng, đóng góp cho việc tự bảo vệ mình nhiều hơn, nước Mỹ sẽ đơn phương giải quyết vấn đề.

    TTDC xúm lại diễn giải ngay là TT Trump đe dọa sẽ rút ra khỏi NATO. Vẫn là fake news của TTDC.

    Thực tế, không bắt buộc Mỹ phải rút ra khỏi NATO. Mỹ vẫn có rất nhiều biện pháp như rút bớt quân về, đóng bớt căn cứ quân sự, tháo gỡ ít dàn hỏa tiễn. Tất cả những biện pháp này sẽ buộc Âu Châu phải gia tăng ngay ngân sách quốc phòng để tự bảo vệ.

    Công bằng mà nói, việc so sánh Mỹ chi 4% GDP cho quốc phòng với 1% của các quốc gia Âu Châu có phần khập khiễng.
    Mỹ hầu như là cảnh sát của cả thế giới, có lực lượng quân sự khắp năm châu và cả trên các đại dương, trong khi các quốc gia Âu Châu hầu hết chỉ lo quốc phòng trong phạm vi biên giới của chính xứ mình thôi. Mỹ đòi hỏi tất cả phải dành ra 4% cũng vô lý, nhưng đó là cách nhà doanh gia Trump ‘hét giá’.

    Dù vậy, lý luận của TT Trump không phải là sai. Âu Châu quả đã lợi dụng quá mức cái dù Mỹ.

    Nhìn vào sức mạnh kinh tế của Âu Châu cũng như hiểu được Âu Châu là đối tượng trực tiếp và đầu tiên của mọi tấn công của Nga nếu xẩy ra, các nước này cần phải có cố gắng cụ thể hơn.

    Cựu ngoại trưởng của Obama, ông John Kerry mạt sát TT Trump, cho rằng ông này không hiểu liên minh Mỹ với Âu Châu quan trọng như thế nào vì đã mang lại an toàn cho Mỹ và bảo vệ sinh mạng dân Âu Châu.

    Câu hỏi cho ông Kerry: nếu sinh mạng dân Âu Châu quan trọng như vậy, thì tại sao Âu Châu không tự lo nhiều hơn mà bắt Mỹ phải lo nhiều hơn?

    Nhìn vào NATO, có phải đúng là các đồng minh Âu Châu lợi dụng Mỹ không? Đồng minh đối xử với nhau như vậy, sao lại trách ông Trump đối xử không đẹp với đồng minh được?

    TT Trump trong cuộc nói chuyện với Tổng Thư Ký NATO đã nói thẳng thừng ông cực kỳ bất mãn. Ông phản đối mạnh việc Mỹ phải mở dù che cho Đức chống Nga trong khi Đức ký thương ước mua khí đốt Nga, tức là tự ý chui vào rọ của Nga.

    Bà thủ tướng Merkel phản pháo, cho rằng Đức là nước độc lập, có quyền ký hiệp ước giao thương với bất cứ xứ nào. Không sai. Nhưng như vậy thì đừng bắt Mỹ phải chi tiền và lính để bảo vệ Đức chống Nga trong khi bà Merkel ôm Putin.

    Trước khi rời khỏi Bỉ, TT Trump tuyên bố Mỹ không rút khỏi NATO và Âu Châu đã đồng ý gia tăng ngân sách quốc phòng. Không rõ bao nhiêu nước đồng ý và gia tăng bao nhiêu.

    Phải nói ngay Âu Châu gia tăng ngân sách quốc phòng của họ không có nghĩa là ngân sách của Mỹ sẽ giảm. Việc gia tăng đó chỉ cho phép Mỹ chuyển lính hay máy bay chẳng hạn, từ Âu Châu qua ưu tiên khác, như qua Trung Đông hay Biển Đông.

    Thật ra, NATO có vẻ là một tổ chức lỗi thời, không còn lý do tồn tại. Không ai nghĩ có chuyện Nga tung vài trăm sư đoàn qua chiếm Paris hết. Thời buổi này Nga văn minh hơn. Putin chiếm Crimea của Ukraine dễ như trở bàn tay, không cần sư đoàn nào hết.

    Nếu thực sự có nguy cơ bị Nga đánh thật, thì cả Âu Châu phải tăng cường biện pháp quốc phòng chứ không thể chỉ lo chi tiền nuôi di dân Trung Đông vì nhu cầu nhân công rẻ cho kinh tế.

    NÓI CHUYỆN VỚI PUTIN
    Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin được dự trù là để bàn về quan hệ Mỹ-Nga, tìm cách cải thiện bang giao, nhất là tìm kế hoạch chung chống khủng bố tại Trung Đông, giải quyết vấn đề Syria, và cuối cùng bàn về những biện pháp trừng phạt Nga được TT Obama ban hành sau khi Nga chiếm Crimea.

    Nhưng rồi tất cả những đề tài đó đã bị nhận chìm bởi việc công tố Mueller truy tố GRU của Nga thâm nhập bầu cử. Cuộc họp thượng đỉnh mất hết ý nghĩa, đến độ không ra được một thông cáo chung. Tất cả biện pháp cấm vận trừng phạt đều được duy trì như cũ.

    Việc làm của công tố Mueller 3 ngày trước khi TT Trump gặp TT Putin khét lẹt mùi phá rối, bất kể giải thích cách nào.
    Cuộc điều tra đã kéo dài 14 tháng, tại sao không truy tố sớm hơn một hai tuần, hay nán đợi thêm một vài ngày, mà lại đúng 3 ngày trước?

    Tại Helsinki, có hai cuộc họp chính, một cuộc họp riêng giữa hai ông Trump và Putin, và một cuộc họp giữa hai phái đoàn.
    Đó mới là những buổi họp mà họ thực sự bàn chuyện quan trọng. Nhưng hầu như chẳng ai biết hay để ý vì cả TTDC chúi mũi vào cuộc họp báo ngắn gọn vài chục phút mà mục đích chỉ là trình diễn bề ngoài.

    Thế mới nói là TTDC chỉ nhìn vấn đề một cách hời hợt nhất để có cớ đánh Trump thôi.
    Phản ứng của DC và TTDC? Vẫn như cũ, tuy có hơi khác một chút.

    Vẫn như cũ ở điểm chỉ trích triệt để. Hơi khác vì sự chống đối tăng cường độ gần như tsunami đang nhận chìm Tòa Bạch Ốc.

    CNN cho rằng “Đây là thời điểm nhục nhã nhất của thời Trump”. Cựu giám đốc CIA của TT Obama, ông Brennan hô hoán “Đây là phản quốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn để đàn hặc ngay”.

    Cựu giám đốc FBI của TT Obama, ông Comey, kêu gọi “Những người yêu nước nổi dậy chống Trump”.
    Các cụ tỵ nạn thông ngôn nhao nhao dịch lại ngay tất cả những chỉ trích cho dù chưa hiểu chuyện gì.

    Có một số lý do giải thích sự ‘phẫn nộ’ cuồng đó:
    1. Lý do quan trọng nhất: TTDC và phe DC nhìn thái độ của TT Trump như cánh cửa hé mở, có thể khai thác mạnh, tố TT Trump ‘phản quốc’ như ông Brennan đã khai hỏa, đưa đến đàn hặc. Ngoài ra, đâu còn lý do chính đáng nào để đàn hặc.

    2. Theo phe cấp tiến, việc công tố Mueller truy tố GRU Nga là bằng chứng rõ rệt nhất về việc ông Trump thắng cử nhờ Nga giúp.

    Đây là lý do chính bà Hillary vẫn bám víu để biện giải sự thất bại của mình, do đó phe ta cũng cần phải bám víu theo bằng mọi giá. Khi Putin chối và TT Trump có vẻ không sốt sắng buộc tội Putin thì dĩ nhiên phe ta gặp nguy cơ mất tiêu cái cớ chính, phải nhẩy dựng ngay.

    3. Bên CH, nhóm #Never Trump, như ông McCain, Paul Ryan, khó có thể bỏ qua cơ hội đánh Trump. Một vài chính khách đón gió mùa bầu cử cũng hùa theo.

    Trong khi một số nhân vật CH khác cũng thật sự không đồng ý với TT Trump như cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich.
    Đó là chính trị Mỹ thôi.
    Cùng đảng, vẫn có thể bất đồng ý kiến như thường. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Rand Paul, một người ít khi đồng ý với TT Trump lại đứng ra bênh vực và tố khối đối lập bị Trump ám ảnh tinh thần, gọi là bị bệnh Trump Derangement Syndrome hết rồi.

    TTDC và phe DC đòi hỏi TT Trump phải công khai tố giác Putin. Chuyện vớ vẩn. TT Trump phải tố Putin về tội gì? Tội cho người vào hệ thống emails của đảng DC?

    Với tư cách quốc trưởng, TT Trump không thể hồ đồ công khai tố một quốc trưởng khác là tội phạm khi chưa ai chứng minh được tội của ông này. Chẳng những đó là nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng mà còn là nguyên tắc nền tảng của tư pháp Mỹ.

    Tư pháp Mỹ dựa trên căn bản “chưa bị chứng minh có tội thì tức là chưa có tội”. Not guilty until proven guilty. Nga bị truy tố chưa có nghiã là Nga đã có tội. Trong vụ công tố Mueller tố Nga, đã có ai bị ra tòa chưa? Đã có ai thấy bằng chứng gì chưa? Đã có ai nghe lời ‘biện hộ’ của các bị cáo chưa?

    Công lý của phe cấp tiến đơn giản vậy sao? Hay công lý đã bị liệng vào thùng rác rồi?

    TTDC cũng đả kích TT Trump đã không chửi thẳng mặt Putin trong buổi họp. Trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có chuyện hai quốc trưởng họp thượng đỉnh để chửi nhau. Muốn chửi thì về nhà tha hồ chửi sau. Đó là việc TT Trump đang làm sau khi đã về tới nhà. TTDC dĩ nhiên lại có dịp sỉ vả Trump bất nhất.

    TT Putin khẳng định Nga không can dự, sẽ cho điều tra và đề nghị thành lập một nhóm công tác chung, -joint working group- để điều tra, mời công tố Mueller gửi câu hỏi qua cho ông, hay tốt hơn nữa, gửi người qua tham gia việc chất vấn bị cáo. Sao không thấy báo nào bàn về ý kiến này?

    Có phải vì chẳng có báo nào thắc mắc muốn biết sự thật mà họ chỉ muốn tìm cách đả kích Trump không?

    Thực tế mà nói, có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết sự thật vì những bị cáo sẽ không bao giờ qua Mỹ hầu tòa. Công tố Mueller chắc chắn cũng biết rất rõ điều này, chỉ là muốn treo một cái gươm lủng lẳng trên đầu Trump mà không bao giờ Trump gỡ xuống được.

    Cũng thực tế mà nói, chuyện các đại cường tìm cách thâm nhập, chui vào các hệ thống emails kiếm tin là đương nhiên. Ông xịa Brennan có dám giơ tay thề ông chưa bao giờ tìm cách thâm nhập, đọc emails của Nga hay ngay cả của Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Cộng,... không?

    Kẻ này tin chắc Nga có tìm cách chui vào hệ thống emails của đảng DC thật. Họ làm gì và phá tới mức nào thì chưa biết.
    Vấn đề là sao chính quyền Obama bất lực để Nga phá dễ như vậy? Cả 25 nhân viên dân sự lẫn quân sự qua Mỹ hoạt động tưng bừng.

    Tất cả xẩy ra dưới thời Obama, do đó, trách nhiệm là của tổng thống Obama, của giám đốc CIA Brennan, của giám đốc FBI Comey.

    Khi đó mấy ông này đã làm gì? Ngủ gật cả đám? Hay biết mà không dám làm gì? Sao bây giờ các ông Brennan và Comey lớn tiếng dữ vậy, có phải để khỏa lấp trách nhiệm của chính mình không?

    Ông Comey đang hô hào dân Mỹ bỏ phiếu cho DC, hiển nhiên với hy vọng DC kiểm soát được Hạ Viện thì trách nhiệm và tội của ông sẽ bị xù ngay.

    Đừng nói chi tới các cơ quan tình báo của ngoại quốc, ngay cả các cơ quan an ninh Mỹ cũng tìm cách theo dõi, đọc lén emails, nghe lén điện thoại của cả triệu dân Mỹ, theo lệnh của chính các ông Brennan và Comey.

    TTDC cũng biểu diễn tài bóp méo để xuyên tạc. TT Trump đặt nghi vấn về việc truy tố GRU. TTDC nả đại bác ngay: TT Trump miệt thị, không tin hệ thống an ninh của Mỹ.

    Xin lỗi, công tố Mueller truy tố GRU theo sự điều tra của ông, chứ không phải dưa trên báo cáo của An Ninh Mỹ. Và TT Trump nghi ngờ công tố Mueller chứ không phải nghi ngờ CIA hay FBI.

    TT Trump biết trước sẽ bị tấn công dĩ nhiên. Ông nói rõ ông chấp nhận rủi ro chính trị [bị chỉ trích] để mưu tìm hòa bình, hơn là chấp nhận rủi ro mất hòa bình để khỏi bị rắc rối chính trị (nguyên văn: “I would rather take a political risk in pursuit of peace than risk peace in pursuit of politics”).

    TTDC xúm lại tố cáo TT Trump có vẻ nịnh Nga trong khi gây hấn với đồng minh và NATO. Nếu chuyện này có thật, thì sao không ai đặt câu hỏi tại sao TT Trump lại có thái độ ngược ngạo như vậy.

    Câu trả lời hiển nhiên là tất cả nằm trong chiến lược toàn cầu của Trump, muốn giảm bớt gánh nặng cảnh sát quốc tế của Mỹ bằng hai cách:

    1) ép Âu Châu chia sẻ gánh nặng tự bảo vệ nhiều hơn thay vì cứ ỷ lại vào Mỹ

    2) giảm nguy cơ Nga bằng một chính sách thân thiện hơn.

    Chuyện Nga chui vào coi emails của đảng DC đối với TT Trump chỉ là chuyện lắt nhắt vớ vẩn, không thể vì đó mà phải thay đổi chiến lược toàn cầu.

    Bất kể quan điểm chính trị, thiên hạ phải nhìn nhận Nga là một đại cường, có ảnh hưởng lớn trên rất nhiều vấn đề, từ các cuộc chiến tại Trung Đông là mỏ dầu của cả thế giới, đến cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, từ việc cản Iran làm bom nguyên tử đến cản Syria xài vũ khí hóa học, từ việc giúp cản sự bành trướng của tân đế quốc Tầu cộng đến bảo đảm an ninh của Âu Châu,…

    Đi tìm hòa hoãn với Nga có lợi hay đánh nhau với Nga có lợi?

    Mỹ có thể đi tìm hòa bình với Bắc Hàn là một mối nguy nhỏ có tính cục bộ địa phương thì sao lại muốn đánh nhau với Nga là nước có thể dễ dàng tạo ra đại chiến thứ ba?

    Nói về nguy cơ bom nguyên tử, Cậu Ấm còn đang thử một hai trái trong khi Nga đã có cả ngàn trái có thể tiêu diệt cả thế giới.

    Không phải vô cớ mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres (không phải là loại ‘cuồng’ Trump!) đã lên tiếng hoan nghênh cuộc họp Helsinki như là một bước tiến lớn bảo đảm hoà bình lâu dài cho nhân loại.

    Không có một tờ báo Mỹ nào đăng tin này.

    Cũng có thể ông Trump đang học sách Kissinger hay sách Khổng Minh: trong thế tam quốc Mỹ-Nga-Tàu, không có cái ngu nào bằng cái ngu đánh cả hai đối thủ một lúc.

    Qua phản ứng của TTDC, không ai có thể nói mấy anh nhà báo cấp tiến có cái nhìn chiến lược toàn cầu, mà chỉ giỏi đi tìm sâu bọ.

    Câu hỏi cho các cụ gốc Việt đang tra tự điển để dịch CNN:
    -trong cái thế Tam Quốc tân thời này, các cụ muốn Mỹ kết thân với Nga để chặn Hoàng Đế Tập,

    -hay các cụ thức thời vận muốn Mỹ diệt Nga, giúp Trung Cộng bành trướng để nước ta được vinh hạnh làm ngôi sao muỗi thứ 5 trên lá cờ Thiên Triều?

    Vũ Linh, July 19, 2018
    https://baotgm.net/vu-linh-vo-si-trump-di-au-chau/

  8. #18
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    GIÁN ĐIỆP CỦA FBI

    Cuộc điều tra của công tố Mueller liên quan đến việc ứng cử viên Trump ‘thông đồng’ với Nga để dành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, chẳng ai biết đã đi đến đâu, công tố đã khám phá ra chuyện gì, ai đã làm gì?

    Ai cũng biết công tố Mueller đã truy tố một ít người, nhưng không kể 13 công dân Nga bị truy tố, còn tất cả những người Mỹ bị vồ thì hiển nhiên đều vì những tội chẳng liên quan xa gần gì đến mục tiêu cuộc điều tra.

    Chuyện quái lạ là công tố càng điều tra thì lại càng lòi ra những chuyện lem nhem không phải của ban vận động của ông Trump hay của cá nhân ông Trump, mà của ban vận động của bà Hillary và những viên chức cao cấp nhất trong FBI và bộ Tư Pháp của chính quyền Obama.

    Từ cả mấy tháng nay, thiên hạ đã bàn về vụ có người –không biết là ai – tạo dựng vụ ‘Hồ Sơ Nga’, tức là tạo dựng câu chuyện ông Trump cách đây mấy triệu năm đi Nga thuê vài chị em ta tè lên giường của TT Obama trong một khách sạn Moscow.

    Tin tào lao, bá láp, vớ vẩn nhất, nhưng lại trở thành một đề tài và lý cớ cột trụ để ban vận động của bà Hillary dùng để đánh ông Trump trước cũng như sau bầu cử, với sự tiếp tay của chính quyền Obama, và cả vài ông CH chống Trump.

    Hồ sơ được vận động để FBI trình cho TT Obama, nhờ đó, có đủ ‘uy tín’ để CNN tung ra công chúng. Rồi cũng nhờ đó mà FBI có cớ đi xin trát tòa FISA để theo dõi một cố vấn cao cấp trong ban vận động của ông Trump.

    Mỗi ngày, chi tiết cuộc theo dõi lại đẻ ra vài tin bất ngờ, lòi ra sự can dự của hết nhân vật này đến nhân vật khác của chính quyền Obama.

    Từ giám đốc FBI Comey đến giám đốc An Ninh Quốc Gia Clapper, từ phó giám đốc FBI McCabe đến hai luật sư của công tố Mueller, Peter Strzok và Lisa Page, từ gián điệp Anh Steele đến viên chức bộ Tư Pháp Ohr bị giáng chức, từ tổ chức Fusion GPS đến tổ chức Penn Quarter Group, từ thượng nghị sĩ McCain tới thượng nghị sĩ Feinstein,...

    Kết quả là cho đến nay, thiên hạ hoàn toàn mù tịt, chẳng ai hiểu ai can dự vào chuyện gì nữa. Một thứ bùi nhùi chồng chéo không ai gỡ được.

    Nghe nói bộ Tư Pháp đang kín đáo điều tra, chẳng biết có hay không, và nếu có thì đã đi đến đâu? Mai mốt có công bố kết quả gì không? Nếu khám phá ra có người có tội, có bị đưa ra tòa gì không? Hay là chúng ta bao che cho nhau, xù hết cho yên chuyện?

    Hỏa mù dầy đặc chưa tan thì lại thêm mây mù kéo tới nữa.

    Tin mới nhất là FBI đã cài người nằm vùng trong ban vận động của ứng cử viên CH, Trump. Nghe thì có vẻ giản dị, nhưng thật ra, lại rối bù hơn cả chuyện lấy trát tòa FISA.

    Ta xem qua diễn tiến.
    Báo phe ta Washington Post xì ra tin FBI đã cài một người ‘nằm vùng’ đi dò la tin tức trong nội bộ ban vận động của ông Trump.

    Ngay sau đó, báo New York Times cũng tiếp theo, phổ biến tin này với nhiều chi tiết hơn. FBI cảnh giác ngay điều này rất nguy hiểm vì đe dọa an toàn cho họ và nhiều người đang hợp tác, cung cấp tin tức cho FBI về rất nhiều cuộc điều tra khác của FBI.

    Hai tờ báo vin vào lý do ‘bảo đảm an toàn cá nhân’ này để biện giải việc họ không thể tiết lộ tên của người này ra.

    Đúng là chuyện... bá láp, chỉ phản ảnh tính giả dối của hai tờ báo cấp tiến, tự cho là lãnh đạo khối TTDC.

    WaPo và NYT đưa ra rất nhiều chi tiết như tay gián điệp này đã gặp ai, ở đâu, khi nào, đã gửi email cho ai, ngày nào,...
    Với những chi tiết này, không cần công bố tên tuổi, bất cứ anh nhà báo tập sự Mỹ nào cũng chỉ cần năm phút là có thể truy ra tên ngay lập tức.

    Y như rằng, một ngày sau khi hai tờ báo tung tin ra, hầu hết các báo và đài TV công bố cho cả nước biết tay gián điệp đó là một giáo sư đã hồi hưu của đại học Cambridge, Stefan Halper.

    Đại khái câu chuyện là khoảng tháng 6 năm 2016, gần nửa năm trước bầu cử, ông Halper móc nối với anh George Papadopoulos, một nhân viên trong ban vận động của ông Trump, tìm cách dò la xem ban vận động có ‘thông đồng’ với Nga không.

    Anh Papapopoulos là một sinh viên, tình nguyện làm việc trong ban vận động, trong khối ngoại giao. Anh này bị công tố Mueller truy tố về nhiều tội nói láo và đang chờ ngày hầu tòa. Công tố Mueller vồ anh này với hy vọng anh sẽ khai báo nhiều tin hậu trường mà công tố có thể dùng để truy bắt ông Trump về một tội gì đó.

    Anh này chỉ là một nhân viên tép riu, sinh viên tình nguyện làm việc không lương, nhưng khi anh bị truy tố, TTDC muốn bi thảm hoá vấn đề, truy phong cho anh ta lên chức ‘cố vấn ngoại giao’ của ông Trump ngay.

    Ông Halper chính thức nhờ anh Papadopoulos viết một tiểu luận nghiên cứu về một mỏ dầu khí trên biển Mediterranean, là đề tài chuyên môn của anh sinh viên này. Tự nhiên được nhờ viết bài nghiên cứu, được trả tiền, anh ta nhận lời ngay.

    Chưa hết. Anh lại còn được GS Halper mời qua Luân Đôn để ‘bàn về đề tài nghiên cứu’, tất cả mọi chi phí do ông giáo sư chịu, cộng thêm 3.000 đô thù lao.

    Anh sinh viên này hý hửng qua Luân Đôn, gặp ông giáo sư và khám phá ra ông này toàn là hỏi chuyện Nga có quan hệ gì với ban vận động của Trump.

    Nói trắng ra, cái chuyện viết tài liệu nghiên cứu về mỏ dầu khí và cuộc du hý Luân Đôn chỉ là cái mồi câu cá Papadopoulos. Người ta đoán chừng tài liệu nghiên cứu của anh Papadopoulos, dài có khoảng 1.500 chữ, tức là chưa bằng nửa bài bình luận này, có lẽ đã được vào thùng rác ngay sau khi ông Halper nhận được.

    Anh Papadopoulos chẳng trả lời gì nhiều trước những dò hỏi của ông Halper. Có thể là vì anh ở cấp tép riu không biết gì, hay cũng có thể anh biết nhiều chuyện nhưng không mắc bẫy, không khai gì.

    Có lẽ anh biết ít nhiều chuyện nhưng không tiết lộ, do đó mới bị công tố Mueller vồ, với ý định vắt vài tin từ anh ta.

    Tin tức loan truyền ra còn cho biết ông giáo sư này đã gặp ít nhất là hai hay ba nhân viên khác trong ban vận động của ông Trump, trong đó có tướng Flynn, cố vấn an ninh, và ông Carter Page, cố vấn đối ngoại của ông Trump khi đó.

    Có một chi tiết khá lạ. Ông giáo sư này đã gặp cố vấn Carter Page đầu tháng 7, 2016, trong khi ông Comey khai báo với quốc hội là cuộc điều tra về ban vận động của ông Trump bắt đầu cuối tháng 7 đó. Tức là ông Halper đã gặp hai ông Papadopoulos và Page trước khi ông Comey mở cuộc điều tra?

    Thế thì ông Halper gặp mấy ông này với tư cách gì? Để làm gì? Hay là ông Comey đã nói láo, đã thuê ông Halper làm gián điệp cả tháng trước khi mở cuộc điều tra?

    Ông Halper có quan hệ như thế nào với FBI? Theo NYT, FBI trả tổng cộng gần nửa triệu đô cho ông giáo sư từ tháng 7-2016 (một tháng sau khi ông giáo sư đi gặp anh Papadopoulos) tới tháng 9-2017 (một tháng sau khi tân giám đốc FBI Christopher Wray nhậm chức và chấm dứt quan hệ với ông giáo sư).

    Nửa triệu để làm những gì? Chẳng lẽ để đi hỏi hai ba người hai ba câu hỏi sao? FBI cũng xác nhận ông Halper đã là chỉ điểm viên ‘informant’ cho FBI và CIA từ mấy chục năm nay.

    Lạ lùng hơn nữa, anh Papadopoulos cũng đã gặp ông Alexander Downer, đại sứ Úc tại Luân Đôn. Ông đại sứ này, ngẫu nhiên thay, là bạn thân của bà Hillary, tin báo chí cho biết ông đã ủng hộ bà Hillary và Quỹ Clinton Foundation đâu 25 triệu đô.

    Ông đại sứ cũng tìm cách hỏi dò quan hệ của ban vận động của ông Trump với Nga. Kiểu như hỏi có người Nga nào tiếp xúc với ai, khi nào, bàn chuyện gì, v.v… Sau đó, ông đại sứ có viết một phúc trình về cuộc gặp gỡ này, gửi cho FBI!

    Trên căn bản, ông đại sứ là người nước ngoài, cho dù không phải là nước thù địch. Sự can dự của ông đi bao xa? Có vi phạm luật cấm người ngoại quốc –bất kể Nga hay Tàu hay Úc- can dự vào bầu cử Mỹ không?

    Nếu có thì lại là câu hỏi lớn khác: FBI biết là có luật cấm người ngoại quốc can dự, sao lại có chuyện ông đại sứ Úc này gặp anh Papadopoulos, hỏi chuyện can dự của Nga, rồi viết báo cáo cho FBI? Bộ Ngoại Giao Mỹ (John Kerry), Úc và Anh có biết về chuyện này không?

    Đã có một sự thông đồng giữa ba chính phủ này để cản ông Trump và giúp bà Hillary không?

    Bây giờ, trong cái trận thiên la địa võng bà Hillary dàn dựng chống ông Trump, ta thấy thêm hai tên tuổi mới, ông giáo sư và ông đại sứ. Người ta biết ông giáo sư là gián điệp của FBI, nhưng vẫn chưa hiểu ông đại sứ đóng vai trò gì.

    TT Trump đã rất mau mắn tuýt ào ào, tố cáo FBI cài gián điệp vào ban vận động của ông, một chuyện phạm pháp còn lớn hơn vụ Watergate dưới thời TT Nixon.

    Việc ông ta nằm vùng theo dõi ông Trump nếu đúng như WaPo và NYT báo cáo thì quả là chuyện phi pháp 100%.

    Tức là FBI của TT Obama đã làm chuyện phạm pháp. FBI phạm pháp thì ai bắt FBI bây giờ đây?

    Hai tờ báo phe ta đều gân cổ biện hộ cho việc làm của FBI.

    Báo WaPo cho rằng FBI cần theo dõi ban vận động của ông Trump vì FBI đã được tin Nga đã cho người móc nối với một vài người trong ban vận động của ông Trump, nên cần gửi người đến tìm cách ‘bảo vệ’ ông Trump chống lại những can dự của Nga, và việc này nằm trong phạm vị hoạt động phản gián của FBI.

    Nga can dự vào ban vận động của ông Trump có hay không thì không ai biết, nhưng ai cũng biết khi đó ban vận động của bà Hillary la hoảng là họ đã bị Nga thâm nhập, lấy cắp emails của Ủy Ban Quốc Gia của Đảng DC –National Committee-, và lấy cắp toàn bộ các emails của ông John Podesta, giám đốc ban vận động của bà Hillary.

    Như vậy, FBI khi đó có cài người vào ban vận động của bà Hillary để bảo vệ bà không?

    Cho đến nay, không có tin tức gì về chuyện này, có thể hiểu là không, FBI không cài người nằm vùng để bảo vệ bà Hillary.
    Tại sao lại không ‘bảo vệ’ bà Hillary khi bà la toáng đang bị Nga thâm nhập, mà lại lo ‘bảo vệ’ ông Trump khi ông này chẳng khiếu nại gì về Nga?

    Cái vô lý thứ hai trong lời ngụy biện của WaPo là nếu cho người điều tra về can dự của Nga để bảo vệ ông Trump, sao lại dấu nhẹm không cho ông Trump biết để đề phòng?

    Đúng ra, nếu FBI biết được Nga đang tìm cách thâm nhập và ông Trump đang là ‘nạn nhân’ cần được ‘bảo vệ’ thì FBI đã phải thông báo ngay cho ông Trump biết, và thông báo luôn là FBI sẽ tìm cách bảo vệ ông. Chứ sao lại lén lút hỏi dò người của ông Trump?

    Báo NYT thì biện minh ông giáo sư là người đang tiếp tay FBI ‘điều tra’ chứ ông không phải là ‘gián điệp’ như TT Trump tố cáo.

    Định nghiã của chữ ‘gián điệp’ là ‘lén lút thâm nhập, không ai biết, để lấy tin’. Đây chính là việc ông giáo sư Halper đã làm.
    Nếu chỉ là FBI điều tra thì FBI là tổ chức có đầy đủ thẩm quyền điều tra tất cả những gì họ muốn, tại sao không cho nhân viên FBI đi điều tra, mà lại lén thuê một người ngoài, bí mật đi lòng vòng hỏi dò mà không khai báo gì cho ai biết hết? Sao lại làm việc mờ ám vậy?

    TTDC giải thích dùm FBI, cho rằng việc điều tra cần giữ bí mật vì khi đó là thời điểm tranh cử, thiên hạ nghe ban vận động của ông Trump bị điều tra sẽ bất lợi cho ông. Má ơi, FBI điều tra vụ emails bà Hillary rùm beng trong khi lại giữ bí mật về cuộc điều tra ông Trump?

    Làm như thể FBI về phe với Trump hại bà Hillary vậy.
    Hơn nữa, ông Halper là giáo sư hồi hưu, lấy tư cách gì đi điều tra ai?

    Phản ứng của CNN?
    Chỉ là ‘tin đồn’ –rumor- vô căn cứ. Một cụ tỵ nạn mau mắn làm thông ngôn cho CNN ngay, gửi email tứ tung ‘báo cáo’ cho bà con tỵ nạn “chỉ là tin đồn không có bằng chứng gì hết”.

    CNN tố cáo tin của WaPo và NYT là tin đồn vô bằng chứng, tin phịa, fake news? ‘Phe ta’ chống ‘phe mình’ rồi sao? Cái gian trá của CNN?

    Trong nguyên bài phân tích của CNN, không có một chữ nào viết nguồn gốc của cái tin FBI cài gián điệp là từ WaPo và NYT, không có một chi tiết nào như WaPo và NYT mô tả, cũng như không hề nêu tên ông giáo sư.

    Đọc phân tích của CNN, người ta có cảm tưởng toàn bộ câu chuyện do TT Trump phịa ra, chứ không phải là do hai anh phe ta WaPo và NYT khui ra.

    Lạ lùng thay –hay phe đảng thô bạo hơn- là phản ứng của ông James Clapper, cựu giám đốc An Ninh Quốc Gia của TT Obama, trước đây đã từng hùng hổ phản bác chuyện FBI hay CIA theo dõi ban vận động của ông Trump, bây giờ trước bằng chứng đành rành, đổi giọng ngay, và huỵch tẹt cho rằng việc FBI theo dõi ông Trump như vậy là rất tốt.

    Vài tiếng nói DC và TTDC mau mắn bênh việc cài gián điệp này, cho rằng CH đang làm rùm beng chuyện này chỉ để gây khó dễ cho cuộc điều tra của công tố Mueller.

    Xin thưa với những vị đó là nếu quả thực FBI đã cài người vào làm gián điệp trong ban vận động của một ứng viên tổng thống thì coi như đã làm một việc phạm pháp cực kỳ quan trọng, mà ông Comey sẽ phải hầu tòa ngay, và nếu bà bộ trưởng Loretta Lynch hay TT Obama ra lệnh làm, hay biết mà không cản, thì ngay cả hai người này đều có triển vọng vác chiếu ra hầu tòa và đi tù luôn.

    Luật Mỹ tuyệt đối cấm dùng FBI hay CIA theo dõi đối lập chính trị, nhất là khi việc theo dõi có tác động đến cuộc bầu cử tổng thống.

    FBI không phải là Gestapo hay Công An Nhân Dân đâu.

    Tin mới, TT Trump đã yêu cầu bộ Tư Pháp điều tra vụ này, nhất là truy ra ai là người đã ra lệnh này. Vì tính nghiêm trọng, bộ Tư Pháp không thể từ chối.

    Thứ trưởng Rosenstein đã yêu cầu Tổng Thanh Tra bộ Tư Pháp điều tra ngay việc FBI dùng giáo sư Halper để thu thập tin tức trong ban vận động của ông Trump xem việc này như thế nào, có hay không và nếu có, có vi phạm luật gì không.

    Nhiều câu hỏi cần câu trả lời. FBI trả ông giáo sư bao nhiêu tiền? Nhiệm vụ của ông là gì? Ai lấy quyết định cài giáo sư vào ban vận động của ông Trump? Tiền trả cho chuyến du hành và thù lao cho tài liệu nghiên cứu phịa của anh Papadopoulos, ai trả?

    Quan trọng hơn cả là câu hỏi TT Obama biết gì về chuyện này? Nếu ông ta biết, thì đã có đồng ý không?

    Có nghĩa là cuộc điều tra mới này bắt buộc sẽ dây dưa qua việc điều tra luôn về vai trò của TT Obama.

    Một là TT Obama đã chấp nhận việc cài gián điệp của FBI, hai là ông không kiểm soát được FBI đang làm chuyện phạm pháp, đâu là sự thật?

    Cho dù TT Obama không biết gì thì tối thiểu ông Comey khi đó cũng đã phải xin phép bà bộ trưởng Tư Pháp Loretta Lynch, chứ không thể tự ý làm chuyện động trời một mình được. Tức là phải điều tra về bà này luôn.

    Toàn bộ câu chuyện khét lẹt. Khét mùi chính quyền Obama cấu kết sao đó với ban vận động của bà Hillary để tìm cách chặn phá ông Trump.

    Tin lạ lùng mới nhất là ông Mark Penn, cựu cố vấn chiến lược của bà Hillary [quý vị không đọc lộn đâu, cố vấn của bà Hillary đó]

    đã viết một bài báo khá dài, lên án công tố Mueller với những lời lẽ nặng nề nhất, tố cáo ông công tố đã đi câu cả năm trời, chẳng đi đến đâu, không có gì, nhưng vẫn nghiến răng nghiến lợi mò cho ra chuyện để truy tố người này người kia, mà lại truy tố những chuyện chẳng dính dáng gì đến chuyện ‘thông đồng’ với Nga.

    Ông Penn kêu gọi công tố Mueller chấm dứt điều tra ngay vì các hoạt động của ông mang tính cách một cuộc ‘đảo chánh’, đe dọa nền tảng chính quyền Mỹ, sau này sẽ không ai dám tham gia vào các cuộc tranh cử hay tham gia vào chính quyền nữa.

    Công tố Mueller đang đánh không phải chỉ một mình TT Trump, mà đánh phá cái định chế tổng thống –presidency institution-, tức là toàn thể tất cả các tổng thống.

    Toàn bộ câu chuyện tranh cử tổng thống vừa qua hình như đang trở thành xì-căng-đan chính trị lớn nhất lịch sử Mỹ.
    Công tố Mueller, Hạ Viện, Thượng Viện, bộ Tư Pháp, FBI,…

    không biết bao nhiêu cuộc điều tra đang tiến hành. Tiêu biểu cho thể chế dân chủ ‘ma-dzê in USA’.

    Điều tra, điều tra, điều tra,… không ai có thể lem nhem chuyện gì. Nghe như hỗn loạn hơn nồi cháo lòng, nhưng vẫn còn hơn là trong những chế đố độc tài, tất cả bị dấu nhẹm, bao che cho nhau.

    Vũ Linh May 26, 2018
    https://baotgm.net/vu-linh-gian-diep-cua-fbi/

  9. #19
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    CÂU CHUYỆN CÁCH LY TRẺ EM

    Tin tức TTDC thời gian qua tràn ngập tin về cơn hồng thủy chính trị mới, rất có phối hợp nhịp nhàng, từ CNN đến NBC, ABC, CBS, từ WaPo đến NYT, từ Newsweek đến TIME, kể luôn cả các lực lượng #NeverTrump của các nhóm Bush, McCain, Paul Ryan,… và cả truyền thông thông ngôn, đều nhất loạt đồng ca bài hát mới: ‘Trump tàn ác vô nhân phân tán gia đình di dân đáng thương’.

    Dưới thời TT Trump, người ta có cảm tưởng sóng thần chính trị xẩy ra mỗi tuần, bất cứ chuyện gì bất lợi cho TT Trump, kể cả những chuyện lắt nhắt nhất như đôi giầy cao gót của bà Melania, hay Trump giơ tay chào trả lễ một sĩ quan Bắc Hàn, cũng đều được cây đũa thần của TTDC biến thành một cơn đại hồng thủy đang nhận chìm TT Trump. Mà đây không phải là chuyện mới lạ.

    Ngay từ khi ông Trump đang tranh cử, ta luôn luôn thấy những tin động trời với những tít khổng lồ chạy ngang qua trang nhất các báo hay dưới các bản tin của TV, báo tin cuộc vận động tranh cử của ông Trump bị đại nạn, ông Trump tiêu đời, ông Trump hết hy vọng,… Để rồi ông vẫn phây phây đắc cử.

    Ngay cả sau khi ông đã tuyên thệ nhậm chức thì cuộc chiến vẫn không ngừng, nhưng gạo đã thành cơm, thôi thì ta đánh kiểu khác. Giống như chuyện đánh võ của Kim Dung vậy, Giáng Long Thập Bát Chưởng, chiêu này không xong, lôi chiêu khác ra thử, không thắng thì lại chiêu khác nữa, cứ thế mà quần.

    Đưa đến câu chuyện cách ly trẻ em di dân lậu mà thiên hạ đang đinh tai, hoa mắt vì những tin phịa hay những tin nửa chừng xuân, tức là những tin được phổ biến một phần, dấu bớt một phần. Ai cũng biết câu nói cổ điển “nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa”.

    Câu chuyện xưa hơn trái đất, nhưng được hâm nóng, quét dầu mỡ và xào nướng lại. Và đúng như mong đợi, đã trở thành đề tài than đỏ làm xúc động cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, xúc động cả thế giới vì… đụng tới trẻ em. Xúc động hơn cả vụ DACA trước đây.

    Vấn đề di dân lậu không phải mới ra đời từ ngày ông Trump đắc cử tổng thống. Nó đã phát sinh từ dưới thời TT Reagan cách đây gần bốn thập niên. Từ đó đến nay, qua 5 đời tổng thống, không ai giải quyết được gì hết. Đúng như Đức Giáo Hoàng nhận định, rắc rối di dân đã có từ mấy đời tổng thống trước, không phải bất ngờ có khủng hoảng vì TT Trump.
    Năm 2008, ông Obama tranh cử tổng thống, hùng hổ hứa hẹn “tôi sẽ giải quyết tận gốc vấn đề di dân trong vòng một năm đầu”.

    Kết quả bầu cuối năm đưa đảng DC của ông lên nắm toàn quyền sinh sát: kiểm soát Tòa Bạch Ốc, nắm thế đa số Hạ Viện, nắm luôn thế đa số tuyệt đối 60 ghế Thượng Viện. Tức là đảng DC và tân TT Obama có quyền ra bất cứ luật gì, mà đảng CH chỉ có quyền ngồi khóc. Đảng DC nắm trọn vẹn quyền lập pháp và hành pháp trong hai năm 2009-2010, cho đến cuối 2010 khi cuộc bầu giữa mùa mang lại cho đảng DC thất bại lớn nhất trong hơn nửa thế kỷ, mất 63 ghế tại Hạ Viện, vì cái tội đã thông qua Obamacare.

    TT Obama giải quyết vấn đề di dân lậu ngay trong năm đầu như đã long trọng hứa với dân trong khi ông nắm trọn quyền ra luật và thi hành luật? Thưa không, dĩ nhiên! Ông áp dụng ngay chiến thuật ‘kiên nhẫn chiến lược’ tuyệt đối không đụng, không nhắc, không nói, không bàn gì về vấn đề di dân. TTDC tuyệt đối im phăng phắc, không một anh nhà báo nào dám hó hé nhắc lại lời hứa của Đấng Tiên Tri.

    TT Obama im lặng luôn cho đến hết nhiệm kỳ? Thưa không, dĩ nhiên! Năm 2011, CH kiểm soát Hạ Viện. TT Obama gian ngoan nhất trần đời, mang ngay vụ di dân lậu ra bàn và yêu cầu quốc hội giải quyết. Quốc hội phân hoá từ thời Reagan không giải quyết được gì.

    Tại sao TT Obama không đụng đến vấn đề di dân khi ông nắm toàn quyền mà lại khơi ra khi ông đã hết kiểm soát được quốc hội?

    Thưa quý vị, đó là vì vấn đề di dân thật ra không có giải pháp nào hoàn hảo hết, không thể tìm ra được sự đồng thuận nào để có thể thông qua bất cứ luật nào, từ thời TT Reagan đến giờ. Một cách thật tóm gọn cho dễ hiểu, không có tam thập lục chước mà chỉ có một giải pháp duy nhất: bít kín biên giới để cản không cho di dân lậu vào nữa, rồi ân xá trọn vẹn hơn 12 triệu di dân lậu đã sống ở Mỹ. Nhưng vấn đề là nói dễ làm khó.

    Thứ nhất, không có cách nào bít kín biên giới. TT Trump hứa xây tường, nhưng gần hai năm nắm quyền vẫn chẳng làm được gì vì kế hoạch quá đắt, quá phức tạp trên phương diện luật pháp và quá khó khăn về kỹ thuật. Thứ nhì, ân xá trọn vẹn hơn cả chục triệu di dân phạm pháp thì dân Mỹ không bao giờ chấp nhận. Dân Mỹ không xuống đường biểu tình hò hét gì, nhưng bất cứ ông chính trị gia nào hô hào ân xá, sẽ mất ghế ngay trong cuộc bầu tới.

    Hiểu được vấn đề, TT Obama nín khe trong hai năm đầu vì ông biết ông sẽ không ra được luật gì hết. Cho dù DC nắm đa số tuyệt đối tại cả hai viện, ông cũng không ra được luật nào vì ngay trong đảng DC cũng đã có rất nhiều chia rẽ, bất đồng trong vấn đề di dân lậu, không thể nào có đủ phiếu để thông qua bất cứ luật nào. TT Obama không muốn quốc hội DC bị chỉ trích vì thất bại nên ém nhẹm vấn đề.
    Đến khi CH nắm đa số thì có cớ để bán cái, TT Obama khui ra rồi đổ thừa ngay cho CH đang kiểm soát Hạ Viện: “đảng CH ngăn cản tôi giải quyết vấn đề di dân!”.

    Đi vào vấn đề thời sự ngày hôm nay: việc cách ly trẻ em

    Trước đây, tuyệt đại đa số di dân lậu tìm cách chạy qua biên giới Mỹ đều là dân độc thân, bị bắt nhốt, đợi ngày trục xuất hay tòa cho ở lại.
    Sau đó có phong trào mấy anh di dân lậu này mang theo bầu đoàn thê tử cả đám. Có thể là gia đình thật, con thật, nhưng cũng có dịch vụ nhận vợ giả và nhất là con giả của mấy tay làm nghề buôn người: bố mẹ của các trẻ em nhỏ Nam Mỹ hay Trung Mỹ trả tiền cho chúng để làm giấy tờ khai con giả, chúng mang mấy đứa trẻ qua được Mỹ là xong, không ai dám trục xuất mấy đứa nhỏ, đợi chúng lớn, đủ tuổi vào dân Mỹ, bảo lãnh bố mẹ qua là xong.

    Bị bắt thì cả gia đình, cả đám bị giam trong tù hay trại tạm trú chờ ngày tòa án di dân quyết định trục xuất hay cho ở lại. Thủ tục tòa rất lâu vì có quá nhiều di dân lậu bị bắt, phải chờ có khi vài tháng, có khi vài năm. Các luật sư của đám di dân kiện ra tòa vì chính sách vô nhân đạo, nhốt trẻ con cả năm trời mặc dù chúng còn nhỏ chẳng biết gì.

    Năm 1997, dưới thời TT Clinton, trong phán quyết gọi là Flores Settlement Agreement, tòa phán cảnh sát biên giới không được nhốt các trẻ em này quá 20 ngày. Sau đó chỉ có quyền giam giữ người lớn, còn các trẻ em phải bị cách ly, thả ra, đưa cho họ hàng nhận nuôi nếu có, nếu không có thân nhân thì chính phủ Mỹ phải nuôi riêng trong các trung tâm đầy đủ tiện nghi và đầy đủ dịch vụ y tế, chờ ngày đoàn tụ qua quyết định của tòa.

    Tuy không phải là luật do quốc hội biểu quyết, nhưng đó là án lệ đã được tất cả các chính quyền Clinton, Bush và Obama tôn trọng, không nhiều thì ít. Bây giờ TT Trump thi hành án lệ một cách nghiêm chỉnh, tsunami nổi lên: tất cả TTDC nhất tề hô hoán Trump tàn ác, vô nhân đạo.

    TV và báo tràn ngập những chuyện trẻ em mới có vài tháng đã bị lôi ra khỏi tay bà mẹ,… Bà Rachel Maddow, chuyên gia nói lảm nhảm chửi Trump trên đài MSNBC đang bình loạn trên TV thì oà ra khóc nức nở, bỏ dở cuộc nói chuyện. Kẻ này sẽ không lấy làm lạ nếu Hồ Ly Vọng trong tương lai chế ra giải Oscar đóng phim khóc lóc kiểu Hàn Quốc cho các nhà báo, và bà Maddow sẽ là người đầu tiên lãnh giải.

    Một anh nhà báo sáng tạo hơn, thu tiếng trẻ em gào khóc cho lên radio cả mấy chục phút để thiên hạ được nghe.
    Thấy những chuyện này mà không động lòng rớt nước mắt mới là lạ.
    Nhưng dĩ nhiên, không báo hay đài TV nào nhắc lại chuyện TT Clinton cho Vệ Binh Quốc Gia bắt chú bé Elian Gonzalez, trục xuất về Cuba năm 2000.

    https://cbsmiami.files.wordpress.com...size=699%2C450
    Chú bé Gonzalez năm 2000

    Luật lệ rất rõ rệt: chính quyền Mỹ có ba cách giải quyết trong trường hợp bắt được di dân lậu có trẻ em trong đám:

    1. Những người bị bắt có thể được chở về nguyên xứ ngay cùng với cả gia đình, không có cách ly gì hết. Giải pháp nhanh, tiện, nhân đạo, dễ nhất.
    Cái gian trá của TTDC là cố tình mập mờ để khỏa lấp việc tất cả những gia đình này đều là di dân băng biên giới lậu bị bắt, và tất cả đều có thể chấp nhận bị đưa về nguyên quán. Họ sẽ được đoàn tụ và chở về xứ ngay lập tức, do chính phủ Mỹ đài thọ. Nhưng vấn đề là đám di dân này, không ai chịu trở về xứ.
    Gia đình họ bị cách ly vì họ chọn ở lại, chịu bị giam trong khi chờ đợi tòa di dân quyết định, họ chấp nhận như vậy. Đi đến giải pháp thứ hai.

    2. Cả gia đình bị tạm giam nếu họ xin ở lại, chờ quyết định tòa. Như đã bàn ở trên, đây là giải pháp trong những năm đầu của TT Clinton. Cả gia đình có thể bị giữ cả mấy tháng, cả năm không chừng.
    Sau đó, vì thưa kiện, tòa phán chính quyền Mỹ chỉ được giam trẻ em tới 20 ngày, sau đó phải cách ly, giữ người lớn, thả trẻ em. Đó là cách chính quyền Trump vừa làm. Đài NBC khẳng định việc cách ly trẻ con là con đẻ của TT Trump, “He created it”.
    Trang mạng cực tả Huffington Post viết “chưa bao giờ có cái luật cách ly hết, đó là do Trump chế ra”. Fake news thô bỉ nhất! TT Trump không chế ra luật nào hết.
    Chỉ là thi hành án lệ đã ra đời từ dưới thời Clinton. Tất cả những sinh viên luật năm dự bị cũng đều biết luật pháp luôn luôn dựa trên hai cái cột: luật do quốc hội chính thức ban hành, và án lệ từ các tòa án, do các quan tòa diễn giải và áp dụng luật.

    3. Muốn tránh cách ly, chỉ còn một cách: trả tự do cho đám bố mẹ di dân lậu để họ được ‘đoàn tụ’ với con cái, và… biến mất vào trong xã hội Mỹ. Không ai dám nói trắng ra, nhưng đây chính là giải pháp khối cấp tiến, đảng DC và TTDC thực tâm muốn thấy. Sắp tới, sẽ đòi hỏi.

    TT Trump áp dụng án lệ của năm 1997 một cách đúng đắn. Bắt buộc phải thi hành luật gắt gao hơn, ‘zero tolerance’. Đưa đến tình trạng quái lạ chỉ thấy dưới thời TT Trump: tổng thống thi hành đúng luật, bị cả nước xúm lại chửi là vô nhân đạo.
    TTDC và cả phe DC xúm lại chửi TT Trump là vô nhân đạo. Thi hành luật mà bị tố là vô nhân đạo thì chỉ có một cách giải thích: đó là vì chính cái luật đó là luật vô nhân đạo.

    Nước Mỹ này đã có một luật ‘vô nhân đạo’ từ hơn 20 năm nay. Ba đời tổng thống, tại sao lại có thể có và duy trì một luật vô nhân đạo như vậy? Ba ông tổng thống này đã làm gì? Ngủ gật hết sao? Sao không ai chửi cái luật đó? Sao không ai chửi TT Clinton? Sao không ai sửa luật? Mà chỉ xúm lại chửi TT Trump đã thi hành luật?

    Ông Jeh Johnson, cựu bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ của TT Obama viết báo: “Chính sách zero tolerance là vô đạo đức” (Zero tolerance policy is immoral).

    Kẻ này xin đề nghị kể từ nay, mỗi lần nước Mỹ ra luật gì, phải thòng theo điều khoản cuối cùng, ghi rõ luật này cần được thi hành 100%, hay luật này chỉ được phép thi hành 50%, hay 30%, hay 10% thôi, tùy tổng thống phe ta hay không và tùy có ‘phải đạo chính trị’ hay không.

    TTDC viện dẫn các TT Clinton, Bush và Obama đều có chính sách ‘nhân đạo’ không quá khắt khe trong việc cách ly. Tại sao? Clinton thả lỏng vì đang điên đầu về chuyện Monica và đàn hặc, không rảnh cãi cọ chuyện vài trăm đứa con nít di dân. Bush bị chìm đắm trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, Afghanistan và Iraq, không rảnh lo thi hành luật lắt nhắt đối phó với vài trăm gia đình di dân lậu.
    Cả hai đều nhắm một mắt. Obama thì chủ ý muốn nhận di dân gốc Nam Mỹ vì cần phiếu dân gốc La-Tinh, nhắm cả hai mắt.
    Chính vì chính sách kiểm soát di dân lậu dễ dãi của ba đời tổng thống nên ngày nay mới có tới hơn 12 triệu di dân lậu, để vấn đề trở thành quá lớn không còn giải pháp nữa. TT Trump không thể nhắm mắt được nữa vì ông đã tranh cử với chương trình chấm dứt nạn di dân lậu. Và đã được bầu vì lời hứa đó.

    Trên thực tế chính trị, phải nhìn nhận TTDC đã khai thác quá giỏi những hình ảnh trẻ em kêu khóc vì bị cách ly khỏi bố mẹ, khiến hầu hết mọi người khó ai chấp nhận được. Nhất là tại cái xứ Mỹ này là nơi mà trẻ con luôn luôn là ưu tiên số một, bất khả xâm phạm.

    Để rồi cuối cùng, TT Trump cũng phải chịu thua, ký sắc lệnh ngưng việc cách ly ngay lập tức. Thật ra, cũng không phải là TT Trump đã chịu thua. Chính TT Trump đã tuyên bố rõ ràng ông không muốn thấy cảnh cách ly trẻ con, nhưng đó là luật, là án lệ của thời ông tổng thống DC Clinton. Không phải là cái gì mới do ông sáng chế ra.

    Ngay sau khi TT Trump ký sắc lệnh, xin đố quý vị biết phản ứng của TTDC như thế nào? TTDC ca tụng TT Trump biết điều, nhân đạo?

    https://encrypted-tbn0.gstatic.com/i..._KLUEfjtD5Diiw

    Quý vị chỉ cần mở báo Washington Post là thấy ngay. WaPo chạy tít khổng lồ: “TT Trump ký sắc lệnh ngưng việc cách ly, vi phạm luật năm 1997”. TT Trump thi hành luật thì bị tố là vô nhân đạo. Bây giờ ông ký sắc lệnh ngưng thi hành luật thì bị phạng ngay là không tôn trọng luật. Thế thì tóm lại TT Trump phải làm gì để được TTDC chấp nhận?


    TT Trump ký sắc lệnh ngưng cách ly, nhưng không thể trả tự do cho bố mẹ đám trẻ con được. Chưa có quyết định của tòa di dân, không thể thả cho đám di dân biến vào nước Mỹ được. Có nghiã là đám trẻ con này sẽ phải bị nhốt chung với bố mẹ. Tin giờ chót, bộ trưởng Tư Pháp đã nộp đơn ra tòa xin hủy án lệ 1997, để cho phép được tạm giữ cả gia đình qua thời hạn 20 ngày. Bà quan tòa là dân Mỹ gốc Tầu do TT Obama bổ nhiệm. Để xem bà quyết định ra sao.

    Các cụ tỵ nạn có thể yên tâm, không bao lâu nữa, sau khi đám trẻ con này bị giữ một thời gian, bất kể tòa có hủy án lệ hay không, một cơn sóng thần mới sẽ được TTDC quậy tung trời nữa và các cụ sẽ có dịp chửi tiếp. TT Trump vô nhân đạo, nhốt trẻ con cả tháng, cả năm! Lại chiêu mới. Chạy trời không khỏi nắng, cách nào thì TTDC cũng có lý do để đánh thôi.

    Trang mạng cấp tiến Huffington Post đã bắn phát súng đầu tiên, tố ngay: TT Trump không thể nhốt trẻ con vô hạn định.
    Tóm lại, chỉ có một biện pháp duy nhất mà TTDC và khối cấp tiến thực sự nhắm đến: mở toang cửa biên giới.

    Tin buồn cho TTDC: dân Mỹ khôn hơn họ tưởng. Theo thăm dò của Rasmussen, bất kể chiêng trống ầm ĩ của TTDC, đa số dân Mỹ (54%) cho rằng việc cách ly trẻ con là lỗi tại đám bố mẹ di dân lậu, chỉ có một phần ba (35%) cho rằng đây là do chính sách di dân của chính quyền Trump.

    Tóm lại, đây là vấn đề luật. Sắc lệnh của TT Trump không đủ, chỉ là biện pháp vá víu nhất thời. Cái mà nước Mỹ cần là phải có luật quy mô giải quyết toàn bộ vấn đề di dân lậu.
    Quốc hội cần phải giải quyết vấn đề di dân càng sớm càng tốt chứ không thể kéo dài vô hạn rồi bắt tổng thống ký sắc lệnh vá víu để rồi ký hay không ký cũng bị chửi.
    Nhưng vấn đề là quốc hội là một đám chính khách ô hợp, bất cần quyền lợi cả nước, chỉ lo cho cái ghế của mình, nhất là vài tháng trước ngày bầu cử. Và vì khác biệt quyền lợi, sẽ rất khó đạt được đồng thuận để ra được luật về vấn đề nhức răng di dân lậu này.

    Tin giờ chót, hôm thứ Năm vừa rồi, Hạ Viện thất bại không thông qua được luật di dân mới, vì phe DC chống 100%, trong khi phe CH chia rẽ ngay trong nội bộ. Rời lại qua tuần tới. Nhưng rồi có nhiều triển vọng chẳng đi đến đâu khi phe DC chống đối 100%, vì lên tới Thượng Viện, CH không đủ 60 phiếu để thông qua.


    Nhìn vào toàn diện vấn đề, ta thấy hình như cuối cùng thì TTDC và phe đối lập DC đã khám phá ra đề tài để đánh TT Trump hữu hiệu nhất từ trước đến nay.
    Cái đề tài ‘thông đồng’ với Nga càng ngày càng trở nên cơm nếp nát khi ông công tố Mueller bỏ hơn cả năm trời mà vẫn chưa ai thấy gì cụ thể hay kinh hồn ngoài việc vài ông phụ tá bị chộp vì những chuyện bá láp chẳng ăn thua xa gần gì đến chuyện thông đồng. Tố TT Trump nói láo, thiếu tư cách, khùng điên, dâm đảng, …chỉ khiến thiên hạ hỏi “rồi sao?”.
    Quá nhàm chán và vô hiệu quả hoàn toàn. Chẳng thể làm gì được ông tổng thống hết.

    Quan trọng hơn cả, đây là đề tài quá hấp dẫn, đến độ có thể lấn át được tất cả những thành quả của TT Trump, như kinh tế phát triển mạnh, công ăn việc làm được tạo ra ào ào, có triển vọng hòa bình lâu dài tại Hàn Quốc, có dịp phục hồi lại cán cân ngoại thương thảm hại của Mỹ, có thể ngăn chận chính sách mậu dịch ‘tân đế quốc’ của Trung Cộng,…
    Chẳng còn bao lâu nữa là đến bầu cử quốc hội, đây là cách tốt nhất để DC chiếm thế đa số tại Hạ Viện và hy vọng, cả Thượng Viện luôn.

    Một câu chuyện đáng suy nghĩ: bên Pháp, người ta coi án tử hình là vô nhân đạo. Nhưng không ai tố tổng thống Pháp vô nhân đạo vì thi hành luật. Cũng chẳng ai chỉ trích thi hành luật nghiêm chỉnh là vô đạo đức. Họ làm gì? Quốc hội sửa luật, hủy bỏ án tử hình. Hết chuyện, chẳng xì-căng-đan, chẳng khủng hoảng gì hết. Ở Mỹ? Giữ luật, chửi tổng thống.

    Vũ Linh (
    June 23, 2018)
    https://baotgm.net/vu-linh-cau-chuyen-cach-ly-tre-em/

  10. #20
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Lại Chuyện Khủng Bố

    Cuộc tấn công khủng bố tại Brussels vừa qua đã xác nhận mối đe dọa lớn nhất cho cả thế giới hiện nay là khủng bố của Hồi giáo cuồng tín, chủ trương giết càng nhiều người vô tội càng tốt, trong mục tiêu chẳng ai hiểu rõ là gì, ngoài giấc mộng mù mờ tái lập đế chế Hồi của thời Trung Cổ, muốn mang cả nhân loại lui lại vài thế kỷ.

    Cái đau đầu lớn nhất của các vị lãnh đạo thế giới là chẳng ai biết mấy tên khủng bố thực sự muốn gì? Mục tiêu tối hậu là gì? Thành ra các chính quyền từ Trung Đông qua đến Âu Mỹ đều rõ ràng là lớ ngớ không biết phải đối phó như thế nào.

    Kẻ viết này cũng bạo gan lạm bàn vấn đề to lớn này vì đó là vấn đề sinh tử của nhân loại hiện nay. Chui đầu dưới cát để phủ nhận mối nguy cơ này chỉ là cách hữu hiệu để... chết mà không biết mình chết như thế nào và tại sao.

    Khối Hồi giáo cuồng tín và các nhóm ủng hộ họ đã đưa ra hình ảnh một tôn giáo và một văn hoá bị các đế quốc Thiên Chúa giáo da trắng truy diệt từ cả ngàn năm nay, bắt buộc họ phải tự vệ để sinh tồn, hay chỉ để trả thù.

    Đại để thì theo lập luận của những chuyên gia thiên về phiá Hồi, thì cuộc chiến hiện nay đã bắt đầu từ thời Thập Tự Chinh khi các đế quốc Âu Châu theo Thiên Chúa giáo nghe lệnh của các Giáo Hoàng La Mã đi chinh phạt và chiếm các đế quốc Hồi thời Trung Cổ, từ năm 1100 tới khoảng 1300.
    Các đạo quân Thập Tự Chinh theo lập luận này là những đạo quân tàn ác nhất lịch sử nhân loại đã giết dân Hồi bằng những phương thức tàn độc nhất như thiêu sống, chôn sống, hành hình bằng những dụng cụ kinh hồn nhất, v.v…

    Lập luận này có vẻ một chiều, do những người có cảm tình với khối Hồi giáo phổ biến và một số người không chịu tìm hiểu kỹ, góp nhặt rồi lập lại thôi.

    Trước hết không thể nói tự nhiên các Giáo Hoàng lại kêu gọi và các vương quốc Âu Châu vác quân qua tuốt bên kia Điạ Trung Hải đánh quân Hồi. Phải nói cho ngay Thập Tự Chinh khai mào như một cuộc chiến tự vệ của các đế quốc Âu Châu theo Thiên Chúa giáo.

    Trong suốt thời gian hơn 500 năm từ thời Tiên Tri Mohamed, Hồi giáo không ngừng bành trướng, xuất phát từ một tỉnh nhỏ giữa sa mạc Ả Rập Saudi, để trở thành một đại đế quốc trải dài từ biên giới Ấn Độ phiá đông cho tới Maroc trên bờ biển Đại Tây Dương phiá Tây. Phiá nam, xóa bỏ hẳn văn minh Ai Cập đã có từ mấy ngàn năm trước, và phiá bắc, đô hộ luôn cả Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha của Âu Châu cả mấy trăm năm.

    Thập Tự Chinh bắt đầu khi đế quốc Hồi đe dọa chiếm đế quốc Byzantyn, tức là đế quốc La Mã phiá đông, từ Hy Lạp qua Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, có quan hệ “máu mủ” với đế quốc La Mã phiá tây tại Roma. Byzantyn cầu cứu La Mã, khoảng năm 1100, đưa đến Thập Tự Chinh.
    Một lý do nữa là Thiên Chúa giáo cần bảo vệ vùng thánh địa của họ tại vùng của Do Thái ngày nay, nơi mà Hồi giáo đã chiếm trọn vẹn và đang chu diệt dân Do Thái cũng như dân Thiên Chúa giáo. Nói cách khác, Thập Tự Chinh là một cuộc chiến tự vệ hơn là một cuộc chiến xâm lăng như các tài liệu thân Hồi phổ biến.

    Dù sao thì lập luận cuộc chiến của khủng bố thế kỷ thứ 21 này là hậu quả của Thập Tự Chinh, một cách Hồi giáo trả thù Thiên Chúa giáo nghe quá gượng ép, đi quá xa. Thập Tự Chinh xẩy ra cách đây cả ngàn năm rồi.

    Nếu nói lý do sâu xa thì phải nói ngay cuộc chiến này nằm trọn vẹn trong chủ trương bành trướng của chính tôn giáo Hồi.

    Các đế quốc Hồi giáo, từ thời Tiên Tri Mohamed, đến các thời đại kế tiếp Rashidun, Umayyad, rồi sau này Ottoman,… đều bành trướng bằng chiến tranh xâm lăng, tàn sát tất cả những kẻ ngoại đạo, chứ không phải bằng truyền bá bất bạo động trong khuôn khổ tôn giáo thuần túy như Phật giáo chẳng hạn. Hồi giáo không có phân chia đạo và đời, do đó là một tôn giáo nhưng đồng thời cũng là một thế lực đế quốc, một chế độ chính trị, và một lực lượng quân sự đi chinh phạt thế giới.

    Sự bành trướng qua chiến tranh xâm lăng đó chẳng phải chỉ nhằm lấn qua vùng đất ngoại đạo, mà ngay cả chính trong khối Hồi giáo luôn.

    Tiên Tri Mohamed qua đời bất đắc kỳ tử, không để lại di chiếu, cũng không ghi gì rõ ràng trong kinh Kuran mà chính ông viết ra, do đó, sau cái chết của ông, nổ bùng ra cuộc tranh chấp sinh tử về việc kế nghiệp. Một khuynh hướng chủ trương kế nghiệp theo hình thức tương đối dân chủ là thiết lập chế độ quản trị tập thể, dưới một “hội đồng”, rồi hội đồng đó bầu ra một “giáo chủ”. Đó là phe Sunni, cũng là phe đại đa số, đang có ảnh hưởng lớn tại Ả Rập Saudi, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, và phần lớn các nước Hồi giáo.

    Các tổ chức khủng bố al Qaeda và ISIS cũng đều thuộc phe Sunni này. Một khuynh hướng khác thì tôn vinh các con cháu, có quan hệ huyết thống với Tiên Tri Mohamed lên làm lãnh đạo. Đó là phe Shia, hay Shiite, nắm đa số tại Iran, Iraq và Syria (đại đa số dân Syria theo Sunni nhưng gia đình nhà độc tài Assad lại theo Shiite, đó là lý do chính của cuộc nội chiến Syria đã kéo dài cả chục năm nay. Iraq trước đây cũng trong tình trạng ngược ngạo này, đại đa số dân theo Shiite, nhưng Saddam Hussein lại là Sunni).

    Ngay sau khi Tiên Tri Mohamed qua đời, cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã bắt đầu liền. Kéo dài cho đến ngày nay. Cho dù cùng đạo và thờ cùng một Tiên Tri, nhưng hai bên tàn sát nhau thẳng tay, cả triệu người đã bị giết trong các cuộc chiến này. Họ giết lẫn nhau tàn bạo không thua gì quân Thập Tự Chinh giết họ.

    Thực tế, bất chấp tất cả mọi lập luận “phải đạo chính trị” thời thượng hiện nay, Hồi giáo chưa bao giờ là một tôn giáo tôn vinh “hoà bình” hay “nhân ái” gì hết. Nếu Hồi giáo có kêu gọi hoà bình thì cũng chỉ là hoà bình trong vùng mình kiểm soát thôi, chưa bao giờ kêu gọi hoà bình, sống chung với các đế quốc chính trị hay tôn giáo khác. Không có tôn giáo nào chủ trương giết người ngoại đạo công khai như Hồi giáo.

    Ở đây, trước khi trách cứ Tiên Tri Mohamed, ta phải coi lại bối cảnh lịch sử. Như đã trình bầy phần trên, Hồi giáo bành trướng và sống còn bằng võ lực, đi chiếm đất và giết dân xứ khác. Tóm lại, nói Hồi giáo là một tôn giáo ôn hoà, “yêu chuộng hoà bình” không phản ánh sự thật chút nào. Muốn đối phó với khủng bố Hồi giáo, phải hiểu đó là một tôn giáo cực kỳ khắt khe và sẵn sàng dùng bạo lực hơn bất cứ tôn giáo nào khác.

    Một lý do gần hơn là mối hận của dân Hồi bị dân Thiên Chúa giáo da trắng đô hộ trong những thế kỷ 18-19. Toàn thể thế giới Hồi từ Pakistan qua Maroc bị lọt vào vòng thuộc điạ của các đế quốc Âu Châu thời đó. Không là thuộc địa của Anh thì cũng của Pháp, Đức, Ý, Hoà Lan,...

    Các đế quốc thực dân này dĩ nhiên chẳng coi đạo Hồi là gì, tìm đủ cách đàn áp một cách tàn bạo nhất. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tất cả các thuộc địa đều được trao trả độc lập, nhưng nỗi hận không giảm bao nhiêu khi giới lãnh đạo bản xứ bị coi như “đám tay sai” của ngoại bang để lại, không tàn ác thì cũng độc tài, chiếm đoạt tài nguyên –dầu hỏa- của cả nước làm tài sản riêng của hoàng tộc, mặc cho dân chết đói.

    Từ đó, ta hiểu tại sao các nhóm khủng bố chủ trương đánh luôn cả các chính quyền Hồi giáo bản xứ hiện nay.

    Lý do gần hơn nữa là việc thành lập quốc gia Do Thái, qua một quyết định của các cường quốc Âu Mỹ, cắt một phần lãnh thổ Palestine khi đó là thuộc địa Anh. Đối với dân Hồi giáo Ả Rập, đây không khác gì chuyện cài cây kim vào giữa mắt họ, nhất là khi vùng đất này cũng là thánh địa của đạo Hồi. Ngay sau đó, đã xẩy ra chiến tranh liên miên giữa Do Thái và khối Ả Rập chung quanh. Nhưng qua bao nhiêu cuộc chiến, khối Ả Rập đều thua liểng xiểng. Đưa đến việc áp dụng chiến thuật khủng bố.

    Khối Ả Rập áp dụng sách lược khủng bố trong thập niên 60-70, cướp tàu bay, chiếm tàu hàng, giết cả các thể tháo gia Do Thái tại Thế Vận Hội Munich năm 1972,… nhưng rồi cuối cùng cũng thất bại. Thế giới yên tĩnh một thời gian tuy chiến tranh cục bộ vẫn chưa bao giờ ngừng giữa Do Thái và các lực lượng Palestine.

    Bước qua một cuộc chiến mới: Liên Xô chiếm Afghanistan. Bất ngờ, Mỹ thành đồng minh của khối Hồi giáo khi các TT Carter và Reagan tích cực giúp lực lượng kháng chiến Hồi giáo mujahedeen chống Hồng Quân Nga.

    Quan hệ Âu Mỹ với khối Hồi giáo được cải thiện phần nào, nhất là khi TT Carter làm trung gian giúp tạo hòa bình giữa Do Thái và các nước Ả Rập bao quanh. Nhưng cái giá phải trả là TT Anwar Sadat của Ai Cập bị Hồi giáo cực đoan ám sát chết.

    Có nghiã là tuy các chính quyền Trung Đông thân thiện hơn với Mỹ đổi lấy cả tỷ viện trợ kinh tế và quân sự, thì vẫn có một khối Ả Rập Hồi giáo cực đoan không chấp nhận sự tồn tại của Do Thái qua cuống nhau với Mỹ.

    Đi đến cuộc chiến Kuweit. Saddam Hussein lên cơn khùng, mang quân qua thôn tính Kuweit, nhưng bị cả thế giới chống lại. Một liên minh cả trăm nước, dẫn đầu bởi TT Bush cha, mau mắn đánh bật Saddam khỏi Kuweit.

    Nhưng trong cuộc chiến này, quân Mỹ đã phải mượn lãnh thổ Ả Rập Saudi là thánh địa bất khả xâm phạm của Hồi giáo để đóng quân tạm.
    Mỹ lập căn cứ quân sự, phi trường, bến tàu,... đóng quân tại đây. Và tiêu biểu cho cách cư xử của một đại cường cao bồi, nếu không muốn nói là đại đế quốc, Mỹ đã vi phạm nhiều luật lệ tối kỵ trên thánh địa Hồi như nhập cảng bia rượu, lính Mỹ uống say bí tỷ ra đường phá làng phá xóm, nữ quân nhân Mỹ lái xe (!) khắp phố, mặc bikini phơi nắng,... Đa số dân Hồi bị sốc nặng.

    Gây bất mãn cho một ông tỷ phú Ả Rập có tên là Osama Bin Laden!

    Phần tiếp theo là... lịch sử cận đại chúng ta đã biết hết rồi.

    Dẫn đến... ISIS. ISIS là hậu thân của al Qaeda, chi nhánh Iraq, do Anwar al Awlaki thành lập với các nhóm cựu quân nhân Baath của Saddam khoảng 2007-08 thời TT Bush. Nhưng nhóm này bị tướng Petraeus đánh tơi tả, và al Awlaki bị đánh bom chết. Lực lượng này tan hàng rã đám, còn lại vài trăm tên.

    Một giáo sĩ khác tên là Bakr al Baghdadi xuất hiện. Anh này trước đây bị TT Bush bắt giam từ 2004; đến 2006 thì bị giam lỏng tại gia. Năm 2009, TT Obama trả tự do hoàn toàn, anh giáo sĩ này gia nhập ngay tổ chức của al Awlaki. Trong cái nhóm nhỏ xiú này, anh đã leo thang rất nhanh, được bầu làm lãnh tụ năm 2011, kế vị al Awlaki.

    Anh giáo sĩ này cũng đã mau mắn chứng tỏ khả năng đặc biệt về chính trị, tổ chức và cả quân sự. Đưa đến chiến thắng và sự lớn mạnh mau chóng của ISIS, chiếm được cả nửa Syria và nửa Iraq trong vòng chưa tới hai năm.

    Thật ra, Mỹ có dư thừa khả năng giết ISIS từ trong trứng nước, nhưng TT Obama đã không làm. Ông không muốn làm mạnh chỉ vì bản tính “nhân hậu” đã được giải Nobel Hòa Bình khi vừa nhậm chức, và cũng vì khi đó lo đi vận động bầu cử năm 2012, đã lỡ khoe khủng bố đã bị diệt rồi và ISIS chỉ là đội bóng rổ trung học, bây giờ há miệng mắc quai, không làm mạnh được.

    Có người bênh vực TT Obama cho rằng ông “cố tình nuôi cho ISIS lớn để cầm chân Iran”. Nếu quả thực như vậy thì TT Obama đã làm một sai lầm lịch sử với những hậu quả kinh hoàng như ta đang thấy.

    Nói về sự lớn mạnh của các nhóm khủng bố nói chung, đã có không biết bao nhiêu là giả thuyết diễn giải, đổ thừa qua lại.

    Từ những diễn giải về sai lầm chiến lược chính trị và quân sự liên tục từ khi Clinton từ chối không nhận Bin Laden khi tên này bị chính quyền Sudan bắt muốn trao cho Mỹ, phản ứng có lệ khi khủng bố al Qaeda mới ra đời, phá cao ốc World Trade Center, đánh hai toà đại sứ Mỹ tại Kenya và Tanzania, rồi đặt bom tàu chiến của Mỹ tại Aden, qua thời Bush với phản ứng quá cao bồi khi tung quân đánh cả Afghanistan lẫn Iraq; đến phản ứng ngược cực kỳ yếu đuối của Obama.

    Cách lý giải này chứng tỏ tất cả sách lược cương hay nhu đều thất bại cả. Thế thì giải pháp ở đâu?

    Thiên hạ cũng nhìn vào giải thích của Samuel Huntington về một cuộc chiến mới giữa các nền văn minh khác nhau của nhân loại sau khi chế độ cộng sản sập tiệm. Giải thích này cũng chẳng ổn vì không giải thích được sự xung đột tàn khốc và đẫm máu nhất trong chính nội bộ Hồi giáo giữa hai khối Sunni và Shiite. Cũng như giản dị vấn đề quá mức, như gộp văn minh Âu Mỹ làm một mà không nhìn nhận những hố cách biệt văn hoá vĩ đại giữa các nước trong khối “phương Tây” từ Mỹ qua đến Pháp, từ Ý qua Thụy Điển,...

    Đi đến những biện giải của khối cấp tiến tân thời, muốn tìm nguyên nhân của mọi xung đột xã hội qua cuộc chiến giàu nghèo. Giải thích này cũng không chỉnh. Bin Laden là tỷ phú, chẳng nghèo chút nào. Các tay phi công lái máy bay ngày 9/11 đều là trí thức con nhà khá giả.

    Dân các nước Ả Rập nghèo đói thật, nhưng không phải lỗi của Tây Phương, mà là do các chính quyền bản xứ tạo ra. Các xứ Ả Rập là những nước giàu tài nguyên nhất thế giới trong khi dân số thì lại thưa thớt nhất.

    Đáng lý ra dân các xứ này đều phải là triệu phú hết. Nhưng tuyệt đại đa số lại nghèo rớt mùng tơi trong khi các vua chúa, bà con quý tộc giàu nứt đá đổ vách. Hiện tượng bất công này chẳng dính dánh gì đến các chính sách của các nước Âu Mỹ. Các nhóm khủng bố Hồi giáo nếu bất mãn vì lý do này thì phải lo nổi dậy lật đổ giai cấp lãnh đạo của họ chứ không có lý do gì vác súng chạy qua Paris bắn mấy anh dân Tây vô tội.

    Kẻ viết này chỉ nhìn thấy hình ảnh giản dị của một vài anh khủng bố đầy tham vọng cá nhân như Osama Bin Laden hay al Baghdadi, muốn làm chúa tể sơn lâm. Họ là những “siêu nhân” có khả năng xách động quần chúng làm những chuyện điên khùng nhất. Không khác gì mấy anh đạo sĩ vớ vẩn đã thuyết phục được cả trăm người chết vì họ như anh David Koresh tại Waco hay Jim Jones bắt cả trăm người uống Kool-Aid có thuốc độc cùng chết tại Jonestown năm xưa.

    Trong cái nhìn giản dị đó, thì giải pháp không thể đến từ phiá ngoài khối Hồi giáo. Có một hiện tượng rất rõ ràng ai cũng nhìn thấy: đó là phản ứng rất “yếu” của cả khối hơn một tỷ người Hồi trên thế giới trước các cuộc tấn công của khủng bố. Lác đác đâu đó cũng có vài tiếng nói lên án, nhưng tuyệt đại đa số im lặng nếu không muốn nói là ủng hộ hay đồng lõa. Những tên khủng bố bên Âu Châu sống trong các cộng đồng Hồi một cách an toàn, được cả gia đình, bạn bè và hàng xóm bao che đùm bọc.

    Ngày nào khối một tỷ người Hồi giáo đó còn thụ động hay bảo vệ các tay khủng bố thì ngày đó nguy cơ khủng bố Hồi giáo quá khích không thể tận diệt được.

    Nhìn vào kinh nghiệm gần đây, ta thấy một giải pháp đã chứng tỏ thành công phần nào: đó là sách lược của tướng Petraeus đã áp dụng tại cả Iraq lẫn Afghanistan: vừa đánh về quân sự vừa tấn công về mặt chính trị tâm lý, lấy lòng dân chúng, tìm sự hợp tác cụ thể của họ, một chiến lược có cương lẫn nhu, gọi là rút hết nước cho mấy con cá khủng bố chết cạn.

    Đáng tiếc là chiến lược đó hiện nay đã bị thay thế bởi một sách lược hoàn toàn khác. Về quân sự thì chỉ lo tháo chạy khỏi vùng Trung Đông cho nhanh, tưởng chừng như rút về nhà đóng cửa là yên thân, mà không nghĩ đến chuyện khủng bố Hồi giáo đuổi theo đến tận nhà.

    Nhiều người so sánh các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan với cuộc chiến tại VN ngày xưa, nhưng so sánh này hoàn toàn sai. Tại VN, Mỹ tháo chạy, CSVN chiếm được cả miền Nam, chiến tranh chấm dứt, Mỹ thoát nạn. Tại Trung Đông, Mỹ và Tây Âu tháo chạy, ISIS thắng thế đuổi theo đánh tới Cali và Paris.

    Về chính trị thì sách lược mới lo vuốt ve, rồi xin lỗi tám phương bốn hướng, đến chui đầu dưới cát, phủ nhận thực thể khủng bố Hồi giáo cuồng tín, cho đến mở cửa đón nhận cả triệu dân Hồi giáo vì nhân đạo, vì đa dạng văn hoá, vì hội nhập hoàn cầu, vì phải đạo chính trị, vì... hy vọng viễn vông.

    Sách lược đó đã đưa đến những đại họa Paris, San Bernardino, Brussels, và... Donald Trump. Vâng, Trump cũng chính là một hậu quả không ngờ của nạn khủng bố Hồi giáo. Không có khủng bố Hồi giáo, giờ này ông Trump vẫn chỉ đang lo xây sòng bài hay tổ chức thi hoa hậu.

    Ai biết được sẽ tới đâu nữa? Chỉ biết sách lược hiện hữu đã thất bại hoàn toàn. Lãnh đạo thế giới phải thay đổi cách đối phó thôi. Mở rộng cửa đón nhận dân tỵ nạn Hồi vào là việc làm nhân đạo cần thiết, nhưng khi chưa có biện pháp thanh lọc khủng bố trà trộn vào đám đông thì chắc chắn đó không phải là giải pháp.

    Vũ Linh, Mar 27 2016
    From Facebook (góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com)

 

 

Similar Threads

  1. Tư Bản Luận
    By Triển in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 09-15-2017, 04:02 AM
  2. Dư Luận Viên
    By dấu lặng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 4
    Last Post: 07-24-2016, 04:25 PM
  3. Khoa Luận Giáo
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 4
    Last Post: 08-11-2013, 12:09 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 11-28-2012, 09:08 PM
  5. Mùa xuân giả tạo ở Bình Nhưỡng
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 12
    Last Post: 07-14-2012, 09:21 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh