Register
Page 18 of 48 FirstFirst ... 8161718192028 ... LastLast
Results 171 to 180 of 473
  1. #171
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Nếu "ăn giá" của NBK là ăn mấy cọng giá thiệt thì nên cho bài thơ thẩn đó vô thùng rác vì tới nay giá thúi hết rồi. Những người cảm khái thơ ca mà diễn dịch là giá chết đói đó thì nên đi bán phở. Mệch!

  2. #172
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,861
    "Ngày mỗi ngày bước ra là đời, quay về là...đạo...nhàn.

    Nhớ lại mấy chục năm về trước, sáng nào cũng chạy như ma đuổi, tối mới mò về hưởng nhàn, giờ thì lúc nào cũng "nhàn" hạ!!
    Passenger đã tìm ra hồ sen chưa? Sáng đi tìm nước trong lá sen, đun sôi pha trà, nhâm nhi và thở không khí một ngày mới đầy hương sen, thì còn gì bằng.
    Anh MM thăng hoa lên 9 tầng mây.
    "Khề khà bay tít tới xanh cao"

  3. #173
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Quote Originally Posted by Ngoc Han View Post
    Anh MM thăng hoa lên 9 tầng mây.
    "Khề khà bay tít tới xanh cao"
    Bây giờ hết phá thành sầu bằng rượu nặng. Chuyển qua Carbernet Sauvignon (13.5% -14.5% alc) mỗi khi hưởng red meat dinner. Có điều, hễ khui ra cái pop thì phải finish nguyên chai, nên dễ phình bụng. Cảm giác cũng nồng nồng, rêm rêm, lử đử, lâng lâng, khó hiểu.... nhưng không bay tuốt trển. Chỉ la đà quãng giữa, chỗ mà cha Dê Tử Lu gọi là "nhân gian không thể hiểu". Còn anh?
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  4. #174
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141
    Quote Originally Posted by phiulinh View Post
    Nếu "ăn giá" của NBK là ăn mấy cọng giá thiệt thì nên cho bài thơ thẩn đó vô thùng rác vì tới nay giá thúi hết rồi. Những người cảm khái thơ ca mà diễn dịch là giá chết đói đó thì nên đi bán phở. Mệch!
    Hầy, phở chứ có phải là măng che măng chúc có sẵn ở thiên nhiên không tốn tiền đâu cơ, để có mà bán thì phải nào là xương với xẩu mí lại tái-nạm-gầu-gân-vè-dzòn-dzầy nấu nướng loạn xạ cả lên, vừa hao xu vừa mệch nhắm, còn đâu cái cảnh nhàn "ta dại" của cụ Khiêm đã có lòng truyền dạy cho đám hậu sinh khôn hơn ma như chúng ta chứ hả?
    Hay mình rủ nhau cùng đi lượm chứng thằng lằng vậy nhá, it's free and it's natural too!
    (ui nhanh quá, mới đó mà lại sắp sửa vào mùa đi lượm chứng Easter dzồi...)

  5. #175
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141
    Quote Originally Posted by Mang Mộc View Post
    Bây giờ hết phá thành sầu bằng rượu nặng. Chuyển qua Carbernet Sauvignon (13.5% -14.5% alc) mỗi khi hưởng red meat dinner. Có điều, hễ khui ra cái pop thì phải finish nguyên chai, nên dễ phình bụng. Cảm giác cũng nồng nồng, rêm rêm, lử đử, lâng lâng, khó hiểu.... nhưng không bay tuốt trển. Chỉ la đà quãng giữa, chỗ mà cha Dê Tử Lu gọi là "nhân gian không thể hiểu".
    ui...thì ra là thế...
    ah...ở cái chỗ nhân gian không thể hiểu...
    where is it?
    your heart?

  6. #176
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Xóa bỏ! Vì không để ý trang kia anh M đã có viết xêm xêm rồi.
    Hi Củ Hành và mọi người.
    Last edited by phiulinh; 03-25-2019 at 03:18 PM.

  7. #177
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Happy Tuesday!

    Vụ "Thu ăn măng trúc", tuy là cụ NBK dùng hình để nêu ý, nhưng bình dân...chân chính Nghi thì thắc mắc, không biết măng trúc mà cụ nói có phải là cái gốc non mềm thiệt là mềm ở lá trúc non mà Nghi nhớ thuở nhỏ hay ngắt rồi đưa vô miệng nhấm nhấm...cho vui không ta? Cụ NBK gọi là măng trúc cho...nó thơ thôi, phải hôn?

    Quote Originally Posted by Ngoc Han View Post
    "Ngày mỗi ngày bước ra là đời, quay về là...đạo...nhàn.

    Nhớ lại mấy chục năm về trước, sáng nào cũng chạy như ma đuổi, tối mới mò về hưởng nhàn, giờ thì lúc nào cũng "nhàn" hạ!!
    Passenger đã tìm ra hồ sen chưa? Sáng đi tìm nước trong lá sen, đun sôi pha trà, nhâm nhi và thở không khí một ngày mới đầy hương sen, thì còn gì bằng.
    Anh MM thăng hoa lên 9 tầng mây.
    "Khề khà bay tít tới xanh cao"
    Anh Ngọc Hân xúi chị Psgr uống trà vương giả ghê nha! Hôm nọ Nghi đọc được vài trang Trà Kinh - Nghệ thuật thưởng trà trong lịch sử và văn hoá Đông Phương của Nguyễn Thế Ngọc. Tựa sách nghe cũng hấp dẫn, Nghi tính đọc sơ cho biết them, ai dè đọc xong lại bị...doạ, sợ, nhận ra xưa nay mình không hề uống trà, càng không hề biết gì về trà và nghệ thuật uống trà, mà chỉ là uống nước có hương vị trà cho vui thôi. Đọc Trà Kinh rồi, từ hôm đó không dám nhận mình là dân uống trà nữa. Trà ơi là trà!

    Anh MM có ngẫu hứng làm một bài Dân nhậu Nam cờ đặng Nghi....học hỏi luôn đi anh.
    Last edited by Vịnh Nghi; 03-26-2019 at 10:39 AM.
    Carpe diem

  8. #178
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866

    Thu ăn măng trúc đông ăn giá

    Nói chuyện giá ở đất Bắc thì làm thế nào để biết chắc được người ta không có, không biết, hay không ăn bao giờ? Giá không phải là một đặc sản chỉ có ở vùng nào đó trong thiên nhiên (không tính món ăn là đặc sản vì món ăn có nhiều món do con người làm từ cùng một nguyên liệu). Giá là đậu ngâm cho nẩy mầm thì ở đâu có đậu (bất cứ đậu gì chứ không bắt buộc phải là đậu xanh) thì người ta đều có thể làm giá. Có thể dân Bắc không ăn giá sống chứ bảo không có, không biết hay không ăn giá bao giờ cho đến mãi về sau này thì là… nói (bong) bóng để phân biệt với dân miền Nam thôi chứ làm sao mà biết chắc được. Tương tự như vậy, người ta vẫn hay nói người miền Nam không có, không biết, hay không ăn rau muống cho đến khi có làn sóng dân miền Bắc chạy nạn cộng sản di cư vào Nam năm 1954. Rau muống vẫn có... lền khên trên ao hồ miền Nam và thông thường dân miền Nam hay băm rau muống để nấu cám heo chứ người không ăn. Nhưng đó cũng chỉ là nói chung chung chứ ai có thể quả quyết là hoàn toàn không có dân miền Nam nào ăn rau muống trước năm 1954?

    Trở lại chuyện câu thơ "Thu ăn măng trúc đông ăn giá" của cụ NBK thì sau khi đọc bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên theo "link" do bác Ngoc Han đem về tui hết sức ngạc nhiên về cách diễn giải và kết luận của tác giả. Sau đây tui xin trích lại những chỗ trong bài viết đó khiến tui tui ngạc nhiên cùng với lý do, và cuối cùng là đề nghị của tui về cách diễn giải câu thơ đó.

    Câu thơ nói lên cái phóng khoáng trong cảnh ẩn dật: ăn uống giản dị mà hợp lẽ tự nhiên - mùa nào thức nấy - mùa thu đã sẵn măng trúc của núi rừng, mùa đông thì có “giá”… ! Vậy nhưng “giá” ở đây là gì thì không rõ. Nếu là cây giá làm từ đậu (đỗ) thì mùa nào chẳng có, hà tất phải đợi đến mùa đông?!
    Đúng là câu thơ nói lên cái phóng khoáng trong cảnh ẩn dật: ăn uống giản dị mà hợp lẽ tự nhiên, nhưng phần tác giả diễn giải từ "mùa nào thức nấy…" trở đi thì đã bị lạc mất cái ý của câu thơ. Ở đây không phải là ý nói "mùa nào thức nấy" theo nghĩa trái mùa thì không có nguyên liệu nào đó để phải thắc mắc là giá thì mùa nào chẳng có, hà tất phải đợi đến mùa đông.

    Ý câu thơ là "có gì ăn nấy" chứ không phải "mùa nào thức nấy". Làm gì có chuyện mùa đông đã lạnh còn đi ăn … giá cho nó "hàn" thêm để mà trở thành giá là thức ăn mùa đông! Mùa thu thì sẵn có măng trúc ngoài sân ngoàn vườn ra đào về ăn (kèm thêm bất cứ thứ gì khác ngoài thiên nhiên chứ không phải bắt buộc chỉ ăn độc có một thứ măng trúc mà thôi). Đến mùa đông thì hết còn thứ gì có thể gặt hái hay đào xới ngoài trời nữa thì lúc này ta ăn những thứ nông phẩm đã trồng từ những mùa trồng trọt được để dành trong nhà, chẳng hạn như bắp, gạo, đậu (đỗ), hay ngâm đậu làm giá… nói chung là những thứ đã gặt hái và để dành lâu được trong nhà để ăn vào mùa đông. Mùa này đã hết những thứ ra hái, bẻ, đào, xới ngoài trời rồi thì ta có những thứ khác để ăn, tóm lại, "măng trúc" hay "giá" trong câu thơ này cũng chỉ là thức ăn
    đóng vai biểu tượng cho ý… "có gì ăn nấy" chứ không phải "mùa nào thức nấy"...

    Đọc bài thơ trên, quả đúng câu 5 là “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá” nhưng ngạc nhiên làm sao: chữ “giá” ở đây lại được viết là 稼. Đến đây thì bao hồ nghi cũ đành bỏ qua.

    Câu thơ số 5 của bài thơ nhắc đến một thức thiên nhiên của mùa: “giá” của mùa đông. Vậy nhưng đây lại là một điều bế tắc… “Giá” 稼 trong câu thơ hoàn toàn không phải là cây giá người Việt ta vẫn thường dùng làm thức ăn. Người Trung Quốc không gọi những mầm mọc từ hạt ngũ cốc là“giá” như ta thường gọi… mà gọi là “nha” 芽. Giá đậu (đỗ) ta ăn hàng ngày, họ gọi là đậu nha 豆芽. Mầm lúa là mạch nha 麥芽… còn chữ 稼 (đọc là giá) lại là cây lúa non, là cây mạ(3).

    Sao thơ Trạng Trình lại dùng cây mạ làm thức ăn mùa đông? Chẳng lẽ cụ Trạng lại nhầm về từ Hán-Nôm đến vậy sao?
    Nói nghe chơi vậy thôi chứ muốn nói đến mạch nha thì chẳng thể dùng cây mạ non để thay thế được.
    Rốt ráo “giá” (cây mạ) trong “đông ăn giá” vẫn là điều khó hiểu.
    - Hán-Nôm là cách viết chữ Hán được dùng để viết tiếng Việt lẫn Hán-Việt, nhưng tác giả lại chỉ dựa vào một nghĩa đen duy nhất của chữ "giá" trong tiếng Hán để diễn giải. Do đó có bốn vấn đề:

    1) Hiếm khi một chữ nào đó chỉ có một nghĩa đen duy nhất, thường đều có nhiều nghĩa, cả đen lẫn bóng, đó là chưa nói có xuất xứ từ điển tích và mang nghĩa hoàn toàn khác hay khi được dùng trong tiếng Việt (Hán-Việt) lại đổi hẳn nghĩa hoặc mang ý khác

    2) Tác giả bỏ qua không tra cứu nghĩa chữ
    "giá" viêt như vậy (稼) trong tiếng Nôm (Việt)

    3) Tiếng Việt hiếm khi dùng chữ đơn Hán Việt mà thường là chữ kép. Ví dụ trong tiếng Việt không ai nói "Cá bất thực muối cá ươn, tử cãi phụ mẫu bách đường tử hư
    " bao giờ. Tiếng Việt có thể dùng rất nhiều chữ Hán Việt có "bất", có "thực", có "tử", có "phu", có "mẫu", có "bách"..., nhưng phải là chữ kép, ví dụ như "bất an, bất đồng, bất bình…" hay "thực đơn", "thực khách…". Dĩ nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Do đó, chữ "giá" dùng đơn lẻ ở đây gần như chắc chắn là chữ Nôm (Việt) hơn là Hán.

    4) Nhưng nếu cứ tạm cho là tiếng Hán thì khi tra tự điển để biết cách dùng chữ “giá” thì ta thấy nếu là động từ thì "giá" có nghĩa là "cấy", "trồng" còn danh từ thì có nghĩa mà "mùa màng", "thóc lúa" nói chung, còn khi muốn nói chính xác là "cây mạ" thì có chữ “miêu giá” (苗稼). Ngoài ra, ta cũng thấy một số kép khác đi với
    "giá" theo nghĩa mùa màng thóc lúa là:
    Cốc giá (谷稼) – chỉ chung các loại hạt, ngũ cốc hay lục, thất, bát, cửu, thập gì không cần biết, vơ vào một nạm gọi là cốc giá)
    Nông giá (稼) – cũng như Giá, tức là mùa màng
    thóc lúa
    Mạch giá (稼) – lúa tẻ hay gạo tẻ

    Tóm lại, cách dùng chữ "giá" trong tiếng Hán cũng có nghĩa là mùa màng,
    thóc lúa, chứ không phải chỉ có nghĩa duy nhất là "cây mạ". Mùa nào cũng ăn, mùa đông lại càng ăn bạo. Do đó, "giá" trong "đông ăn giá" lẽ ra không còn khó hiểu nữa sau khi đã nghiên cứu ra bản gốc viết bằng chữ Nôm.

    Đó là phần tra tiếng Hán, nhưng nếu tra tiếng Nôm thì ta có:
    http://www.nomfoundation.org/nom-tools/Nom-Lookup-Tool/Nom-Lookup-Tool?uiLang=vn

    https://hvdic.thivien.net/wnom/%E7%A8%BC

    Vậy thì "giá" chính là…
    "giá" (mầm của hạt đậu). "Giá” trong câu "thu ăn măng trúc đông ăn giá" của bài thơ tiếng Nôm của cụ NBK ắt hẳn chính là giá…đỗ! Nhưng dù cho có hiểu theo tiếng Hán là mùa màng, lúa thóc hay tiếng Nôm là giá đỗ ... thành đậu vào mùa đông thì vẫn đều phải hiểu theo nghĩa biểu tượng "có gì xơi nấy", tức là mùa nào có thức gì thì xơi thức đó và cũng có thức xơi được cả bốn mùa tùy theo số lượng vụ mùa trồng trọt dự trữ để có thể xơi… trái mùa! Đó chính là cái phóng khoáng trong cảnh ẩn dật: ăn uống giản dị vì "có gì xơi nấy" này chứ không bắt buộc phải đòi cho bằng được "tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò" cho khổ cái thân… rà!

    Hết
    Last edited by 008; 03-26-2019 at 12:28 PM. Reason: tiềp theo và hết

  9. #179
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141

    Lý luận rất thú vị, đầy sức thuyết phục và...hilarious!

    Psr. tôi rất ưa cái câu ví dụ Hán-Việt đề huề ni:
    "Cá bất thực muối cá ươn, tử cãi phụ mẫu bách đường tử hư"
    (khi có dịp may tưng bừng nào đó, nhất định tôi sẽ thử)

    Cám ơn một rừng thu măng trúc luôn, Mr. 008!
    (nhưng tại sao lại là không-không-tám mà chẳng là linh-linh-bát nhỉ?)

    Xin chúc Mister mau hết ốm nhé!
    (uhm, hy vọng là ổng không bị spring fever!)

  10. #180
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,861
    Quote Originally Posted by Mang Mộc View Post
    Bây giờ hết phá thành sầu bằng rượu nặng. Chuyển qua Carbernet Sauvignon (13.5% -14.5% alc) mỗi khi hưởng red meat dinner. Có điều, hễ khui ra cái pop thì phải finish nguyên chai, nên dễ phình bụng. Cảm giác cũng nồng nồng, rêm rêm, lử đử, lâng lâng, khó hiểu.... nhưng không bay tuốt trển. Chỉ la đà quãng giữa, chỗ mà cha Dê Tử Lu gọi là "nhân gian không thể hiểu". Còn anh?
    Phá thành sầu bằng rượu...nhẹ, cũng là một nghệ thuật, cảm giác lâng lâng, đưa hương thơm từ trái cây, gia vị qua màu đỏ mặt trời đêm long lanh hoà vào hương mùi gỗ sồi, cũng ngất ngây con tàu. Rượu chát của vùng California có hậu, anh làm một chai, là tửu lượng bậc thầy của tui rồi. DTL "nhân gian không thể hiểu " có thể sẽ có một người nào đó sẽ hiểu

 

 

Similar Threads

  1. Hạnh phúc lang thang
    By zung in forum Tâm Tình
    Replies: 421
    Last Post: 02-19-2018, 11:01 AM
  2. Replies: 29
    Last Post: 02-17-2014, 07:15 PM
  3. Linh tinh...và khó hiểu...
    By Vịnh Nghi in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2013, 09:38 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 10-23-2012, 05:46 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:54 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh