Register
Page 4 of 7 FirstFirst ... 23456 ... LastLast
Results 31 to 40 of 68

Thread: Bột

  1. #31
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866
    - Mấy bài viết về tiếng Việt chữ Việt ở trên đọc để biết thêm chứ nếu cố thuộc lòng quy tắc để áp dụng thì ô hô... chắc muôn năm cứ vẫn "lúng ta lúng túng, quên trước quên sau, lủng cà lủng củng, lẫn lên lẫn xuống, lộn qua lộn lại,…" mãi vẫn chưa viết xong! Không lẽ đi lục bài viết ra để sẵn trước mặt mỗi khi viết! Xét cho cùng thì cách dễ nhất vẫn là đọc được chữ nào nhớ luôn chữ đó cũng như học ngoại ngữ vậy. Ngoại ngữ mà còn thuộc lòng được chính tả thì thuộc lòng chính tả tiếng mẹ đẻ có khó chi, nhất là mỗi chữ trong tiếng mẹ đẻ còn ngắn hơn nhiều (tính luôn dấu).

    - Trở lại mùa... xoan năm ấy thì nếu đã có hình hoa để so sánh và chính ông nhạc sĩ hay người nhà ông đã bảo hoa trong bài hát của ông là "xoan" thì hoa đó bắt buộc phải là "hoa xoan" nhưng vì thợ xếp chữ bài hát của ông sai thành "soan" mà chẳng có thợ... đọc nào nhìn thấy trước khi in nên mới ra thế. Còn "hoa soan" mới là hoa trong bài hát của… tui, và thường được gọi là "hoa phượng" nhiều hơn!

  2. #32
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Chữ ”xe cộ” có từ đâu ?





    Đồng Ông Cộ

    Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà được truyền tụngmãi đến ngày nay.

    Ở miền Nam chúng ta, địa phương nào cũng có nhiều huyền thoại, giai thoại truyền khẩu trong dân gian, lâu ngày trở thành một địa danh.

    Chúng tôi, người tình nguyện vạch bóng thời gian,ghi lại những sự việc xảy ra từng vùng,từng địa phương, để hiến quí bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc từ thuở xa xưa nơi địa phương chính mình. Theo một vài vị bô lão cố cựu sinh quán tại Gia Định, thuật lại sự tích “Đồng ông Cộ” cho chúng tôi biết như sau.

    Đất Gia Định ngày xưa rộng lớn hoang vu, dân chúng ở rải rác từng nhóm theo ruộng gò nổng, rừng chòi dày đặc,đường sá chưa được khai mở, lối đi vất vả khổ cực.

    Khu đất “Đồng ông Cộ” này ngày xưa thuộc vùng sát cận trung tâm tỉnh Gia Định. Nó ăn từ chợ (ngã ba trong) dài tới cầu Hang; vòng ra đường Nguyễn Văn Học, phía bên này cầu Bình Lợi nó ăn sâu luôn phía trong có hơn 10 cây số, rồi vòng ra khu Hàng Xanh phía lò heo cũ Gia Định chạy dài tới ngã năm Bình Hoà.

    Toàn thể khu vực rộng lớn như vậy,thuở xưa không có lấy một con lộ cái quan nào để dân chúng xê dịch. Dân cư trong vùng, sinh sống về nghề ruộng nương, rẫy bái, làm nghề hạ bạc (đánh cá) dọc theo sông cầu Bình Lợi, cầy Băng Ky bây giờ. Những khoảng đất không được khai phá thì toàn là rừng chồi cây lùm mọc rậm rạp.

    Về sau, Tây lấy Gia Định rồi thì mở mang quốc lộ đi Thủ Đức và khu sát rìa quốc lộ, ăn sâu vô hằng 5-7 cây số (từ phía Gia Định lên nằm bên tay mặt),được Tây khai phá làm rừng cao su. Toàn thể một khu đồng ruộng mênh mông như vậy, hơn phân nửa đất đai toàn là rừng rậm, dân cư lại ít nên không có nhiều đường mòn để xê dịch. Dân chúng di chuyển bằng ngựa cũng không tiện chớ đừng nói chi đến dùng xe bò hoặc xe trâu. Đây khác hơn mọi nơi là chỗ đó!

    Mỗi khi dân cư trong vùng này muốn ra tỉnh, lúc đó là thành Gia Định, có việc cần kíp, hoặc rước thày trị bệnh, hoặc tải hàng rẫy, gạo thóc ra chợ bán,hoặc mua đổi các thứ cần thiết đem về dùng…. thật là muôn vạn khó khăn. Chỉ có những trai tráng khoẻ mạnh mới có thể di chuyển nổi hằng mấy chục cây số đường lồi lõm không khác lên thác xuống ghềnh, khu đất này lại nhiều chỗ dốc lên, dốc xuống, đồi nổng..v.v.. Rất ít chỗ được khai phá, thành giồng như xuyên rừng vậy. Mà hễ mỗi lần đi như vậy thì ruộng nương, rẫy bái ở nhà lại không ai khai phá, làm lụng sản xuất. Lại mỗi lần đi ra thành thì lại mất ít nhất 2 ngày – 1 ngày đi, 1 ngày về mua bán, đổi chác.

    Một ngày, bỗng dưng người ta thấy trước cổng nhà của một ông Phú Hộ với nhà ngói 3 gian, 2 chái, 1 dãy nhà bếp, nền đúc cao treo tấm bảng lớn đề mấy chữ:

    “Đảm nhận ‘Cộ’ người và hàng hoá đi khắp nơi”.

    Đồng thời với tấm bảng treo lên, ông Phú Hộ trong vùng gọi là ông Ba Phú Hộ truyền thâu dụng tất cả thanh niên vạm vỡ trong toàn khu, hay bất cứ nơi nào, muốn có chuyện làm, ngoài nghề ruộng rẫy.

    “Cộ người và hàng” !

    Đó là một lối tải người và hàng hoá giản tiện hơn cả võng hay kiệu.
    Ông Ba Phú Hộ bèn cho dân đan những tấm vạc bằng tre, hai đầu có 4 lóng tre ló ra giống như cái băng ca nhà thương khiêng bệnh, để người đầu trước người đầu gác lên hai vai, khách thì ngồi ở vạc tre khúc giữa thòng chân lủng lẳng để người “Cộ” đi.Hàng hoá thì lại để ở khoảng giữa, thay vì tấm vạc tre đương thì nó là một miếng ván dày để có thể chất nhiều đồ mà không bị oằn chính giữa.

    Người sử dụng muốn mướn chỉ cần cho ông Ba Phú Hộ hay trước, cho biết nhà rồi thì sáng sớm, khi gà vừa gáy là có dân phu mang “Cộ” đến tận nhà mà rước người, hoặc “Cộ” hàng đi ra thành Gia Định.Từ đó, dân cư bắt đầu xê dịch dễ dàng, không nhọc mệt, bận tâm, hay tốn hao người mỗi khi tải hàng đi ra thành.
    Rồi thì, thời gian trôi qua, địa danh xuất hiện theo miệng người cư ngụ trong vùng. Khi hỏi:
    – Ở đâu ?
    Bèn đáp:
    – Ở trong đồng ông Ba “Cộ” !
    Ông Ba “Cộ” đây có nghĩa là ông Ba Phú Hộ”Cộ” người và hàng hoá.
    Dần dần, hàng trăm năm sau vùng này được mở mang, nhưng là một vùng rộng lớn, dân chúng quy tụ về càng ngày càng đông lại không có địa danh, nên người ta nhớ ơn ông Ba “Cộ” lập thành vùng này thành địa danh gọi là “Đồng ông Cộ” cho đến ngày nay.

    Cộ
    – danh từ: xe quệt. (td. trâu kéo cộ, một cộ lúa)
    – động từ: kéo đi, mang chở, khuân lấy (td. cộ lúa từ đồng về nhà) , ăn. (td. nồi cơm lớn quá mức tụi tôi đâu có cộ nổi) , đảm đương (td. nhiều việc quá liệu mình có cộ nổi khổng)
    (Theo cuốn Tự Điển Phương Ngữ Nam Bộ.)

    (Xe quệt, là loại xe dùng trâu hoặc bò để lết trên mặt đất. Khung xe bằng tre đặt trên 2 cây trượt. Đầu 2 cây trượt được gông vào càng xe. Người ta dùng dây chão buộc càng xe vào vai của trâu hoặc bò. Đây là phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu dùng trong mùa vụ nông nghiệp, thích ứng với địa hình phức tạp.)

    Xe-cộ là danh từ kép, trong trường này, chữ cộ phải là danh từ để đứng chung với chữ xe. Cái xe và cái cộ cùng là danh từ chỉ một vật dùng để chuyển tải (người hoặc hàng hoá).
    Giống như danh từ kép chợ-búa, chợ và búa là hai danh từ đồng nghĩa, nhưng chữ búa là từ cổ đã biến mất không ai dùng nữa, chỉ còn tồn tại trong từ kép chợ-búa.

    Trích trong cuốn Gia Định Xưa của Huỳnh Minh

    /* nguồn: https://dansaigon.com/2018/12/08/chu-xe-co-co-tu-dau/

  3. #33
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Xe cộ, tiếng Việt mình hay há.
    Chợ búa, tưởng là ngày xưa chợ có hàng rèn.
    Vậy Bột tìm dùm luôn nguồn gốc danh từ kép mỹ miều Chó má. Cảm ơn một rỗ.

  4. #34
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    "mỹ miều chó má" - nghe ra 99% là thành ngữ của gái làng chơi mại dâm theo Mỹ trước 75 rồi. Kiếm điển tích coi bộ khó à.


    Last edited by Triển; 12-21-2018 at 08:31 AM.

  5. #35
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Cũng có thể. Tụi lính mẽo gọi mấy cô đó là b i t c h. Người Việt dịch là gâu-mother

  6. #36
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    Bài hát HSBTC trên Net:






    Ca sĩ Hà Thanh và HSBTC:

    https://www.youtube.com/watch?v=NVwzN-EzWME



    Hình trên tường trong tiệm của nhạc sĩ:






  7. #37
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Tếu! "Như hương hoa soan dâng bên thềm". Hương dâng nghe hợp lý.
    Thôi, thích cái bổn sai 'soan vang' hơn.
    Còn lại, sao mà 'anh/em' tùm lum.
    Không hiểu nổi nữa đâu!
    Cám ơn nam20 thêm một tô khổ.

  8. #38
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Thú vị. Cách phân biệt cũng được chỉ dạy ở trình độ ... tiểu học.







    /* nguồn: http://pgdyenlac.vinhphuc.edu.vn/tie...329-33670.aspx

  9. #39
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by phiulinh View Post
    Cũng có thể. Tụi lính mẽo gọi mấy cô đó là b i t c h. Người Việt dịch là gâu-mother
    Theo lý thì "chó má" là từ dùng để miệt thị, nôm na là chửi. Mỹ miều là từ láy vì chữ "miều" đứng một mình vô nghĩa. Mỹ miều là chữ chỉ mấy thằng lính Mỹ . Suy ra thành ngữ này là do các phụ nữ chị em ngày xưa sau khi phục vụ chúng xong, ghét bỏ phân biệt GI là súc vật, nhưng "chó" thôi thì chưa đủ nặng nề, chửi là "chó má" chắc là mẹ của mấy con chó. Chửi nặng hơn nữa. Chửi tới cha mẹ, tía má của chúng.

    Còn phụ nữ đi chơi chung với Mỹ, lấy Mỹ thì xã hội Việt Nam khinh khi gọi là .... "me Mỹ".

  10. #40
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    "Cả làng em lói ngọng. Có mỗi mình em lói thối" Sooo...cute<3
    Last edited by phiulinh; 12-22-2018 at 06:09 AM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:57 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh