Register
Results 1 to 5 of 5

Threaded View

  1. #1
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa


    100 ngày Sống trên đảo Hoàng Sa (P I)




    Dư Mỹ

    Cuối cùng thì tôi cũng không thể thoái thác điều mong muốn của cậu vợ tôi – ông Trần Huỳnh Mính và anh bạn Đồ Xuân Trúc – người cùng học trường Chùa Bà Mụ và ở cùng xóm với tôi sau Chùa Phật Học Hội An từ những năm 1952-1953.

    Mong muốn của hai người là được tôi viết kể về những ngày sống trên đảo Hoàng Sa vào thời điểm tôi làm đảo trưởng để góp mặt với tờ đặc san xuân Quảng Nam - Đà Nẳng với chủ đề: Hoàng Sa - Phần đất quê hương.

    Tôi đã được đọc những bài viết về Hoàng Sa trên các báo. Hầu hết viết về tài liệu lịch sử chủ quyền đảo Hoàng Sa, về tài nguyên hải sản và khoáng sản của đảo Hoàng Sa, về cuộc hải chiến đẫm máu anh dũng của hải quân Việt Nam Cộng Hòa với bọn cướp đảo Trung Cộng vào ngày 20/1/1974 nhưng chưa được đọc (hoặc chưa ai viết) về cuộc sống của những người lính chiến được giao nhiệm vụ trấn thủ đảo Hoàng Sa.

    Vào những năm 1966 -1967, lúc bấy giờ tình hình chiến sự ở chiến trường Quảng Nam chưa đến thời kỳ ác liệt cho nên việc tự nguyện đi Hoàng Sa là điều rất hiếm. Hầu hết những người trong chúng tôi là những người bị phạt đưa đi – tuy nhiên cũng có người bị chỉ định vì chuyên môn như hiệu thính viên, y tá, truyền tin và cũng có một số ít người tự nguyện.
    Riêng bản thân tôi, sau khi cãi vã dẫn đến xô xát với Đại đội trưởng, tôi đã bị đưa về ty An Ninh QuânĐội của Tiểu khu để làm tự thuật và đã bị bút phê của Trung tá Tín –Tiểu Khu Trưởng T/K Quảng Nam phạt đưa đi Hoàng Sa thay quân.

    Nhận công điện của P3/Tiểu Khu, tôi bắt đầu gom góp quân để thành lập trung đội Hoàng Sa, quân số có 35 người bao gồm cả tôi là đảo trưởng .Trung đội Hoàng Sa qui tụ hầu hết những thành phần bị kỷ luật từ các đại đội tác chiến đưa về, mỗi đại đội từ 2 đến 3 người để tôi gom góp lại cho nên sau này anh em gọi đùa tôi là chúa đảo của trung đội trừng giới Hoàng Sa.

    Về tổ chức, trung đội được chia ra làm 3 tiểu đội trấn thủ 3 đảo chính gồm:
    - Đảo Hoàng Sa (Pattle) có 13 người gồm tôi là đảo trưởng, trung sĩ Huynh là hiệu thính viên đánh morse (liên lạc với Quân Đoàn bằng máy đánh tich tich te te), y tá Khôn và thêm 10 binh sĩ nữa.
    -Đảo Quang Hòa (Duncan)11 người do một Trung sĩ làm đảo trưởng.
    -Đảo Duy Mộng (Drummond) 11 người cũng do một Trung Sĩ làm đảo trưởng.
    Thời gian trấn thủ trên đảo Hoàng Sa của chúng tôi là 3 tháng, sau 3 tháng sẽ có đợt khác thay quân.
    Từ một trung đội trưởng tác chiến quen với những ngày cầm súng hành quân lùng giặc, nay trở thành một đảo trưởng không hề biết gì về đảo Hoàng Sa nên mọi việc đối với tôi thật ngỡ ngàng.

    Rất may mắn, tôi đã gặp được Chuẩn úy Hệ thuộc Đại đội Hành chánh Tiếp vận/TKQN - người phụ trách về tiếp liệu và hướng dẫn mua sắm những thực phẩm cần thiết để đủ ăn trong 3 tháng ở trên đảo mà không có tiếp tế.
    Tàu của Hải Quân chỉ chở chúng tôi đến đảo và sẽ trở lại chở chúng tôi về đất liền sau ba tháng trấn thủ (với điều kiện trời yên biển lặng, không có bão). Riêng trung đội Hoàng Sa chúng tôi đã phải chịu trễ thêm 10 ngày vì đợt thay quân cho chúng tôi bị cơn biển động nên tàu của Hải Quân không ra đúng hẹn.

    Chính vì vậy nên tôi đã chọn tiêu đề cho những trang hồi ký này là :100 ngày sống trên đảo Hoàng Sa (3 tháng +10 ngày tàu trễ.)
    Để có đủ thực phẩm tiêu dùng cho ba tháng sống trên đảo (ngoại trừ 3 tháng gạo cho mỗi người được nhận từ
    Đại đội HCTV), chúng tôi đã được nhận một tháng tiền lương đi mua sắm đầy đủ những thực phẩm để được lâu ngày như thịt hộp, gia vị, mắm muối, dầu ăn v..v…
    Ngoài ra chúng tôi còn mua thêm những thứ khác như thuốc lá, lưỡi câu, sơn đỏ (dùng để đồ mộ bia trên đảo),
    lưới đánh cá và 35 con vịt sống cho mỗi người một con.

    Sau một hai ngày lang thang nấn ná tại Hội An để từ giã người yêu, vợ con và bạn bè – ngày rời đất liền để ra
    hải đảo của chúng tôi cũng đã đến. Xe của TK/QN chở chúng tôi ra trú tạm tại trại tiếp liên Quân vận Đà Nẵng
    trên đường Độc Lập gần trường Sao Mai để chờ tàu. Chúng tôi ở đây một ngày và sau đó được chuyển tiếp ra
    quân cảng Tiên Sa để chuẩn bị lên tàu ra đảo Hoàng Sa.
    Tại đây tôi đã gặp được toán nhân viên khí tượng gồm có năm người của sở khí tượng Đà Nằng. Họ cùng đi
    trên cùng con tàu với chúng tôi và cũng sẽ cùng trở về đất liền sau ba tháng làm việc tại đài khí tượng trên đảo
    Hoàng Sa.
    Trong năm người nhân viên khí tượng, tôi lân la đến làm quen với bác Phong –một người Bắc di cư lớn tuổi –bác cho tôi biết là bác đã tình nguyện đi thế cho những người khác để làm việc trên đảo Hoàng Sa đã bốn đợt và đợt
    này là đợt thứ năm, vì vậy sau này sống trên đảo bác đã cho tôi biết được nhiều chuyện về Hoàng Sa và một vài kinh nghiệm về câu các loại cá, cách bắt ốc gân, ốc nhảy, ốc tai tượng v..v..


    Dù chỉ có năm người nhưng hành trang họ mang theo ra đảo thì lỉnh kỉnh đủ thứ. Khác với chúng tôi, ngoại trừ
    súng đạn cá nhân, trong chiếc ba-lô chỉ vỏn vẹn một hai bộ áo quần. Đặc biệt tôi thấy lạ hơn là một vài người lính trong chúng tôi mang theo những bao cát đựng đầy đất lấy từ quê nhà. Tôi hỏi họ và được trả lời là mang ra đảo
    để gối đầu ngủ vì ở ngoài đảo Hoàng Sa không có hơi đất dễ bị chứng phù thủng.

    Chiếc quân vận hạm mà tôi đọc được hai chữ Đống Đa màu trắng viết trên thân tàu đã cập vào bến cảng.
    Chúng tôi chuyển mọi thứ lên boong tàu và chia riêng rẽ ra ba phần cho ba đảo để khi đến Hoàng Sa dễ bề di chuyển vào bờ.
    Cùng đi với chúng tôi đợt này còn có ba vị sĩ quan Công Binh thuộc Quân Đoàn I - nghe đâu họ ra Hoàng Sa để khảo sát địa hình thiết lập sân bay cho loại phi cơ Ca-ri-bu, loại phi cơ chỉ cần phi đạo ngắn để cất và hạ cánh .

    Sau một hồi còi tàu dài để chào từ giã những người trên đất liền, con tàu từ từ rời cảng Tiên Sa và bắt đầu cuộc hải trình hướng đến Hoàng Sa. Tôi nhớ thời điểm đó là ba giờ chiều vào một ngày cuối tháng sáu của năm 1967.

    Hoàng hôn buông xuống. Con tàu vẫn nhẹ nhàng rẽ sóng ra khơi. Nước biển đổi màu đen sậm. Cảng Tiên Sa và thành phố Đà Nằng lùi lại đằng sau .Chúng tôi chỉ còn nhìn được những vệt sáng của ánh điện để biết hướng đó là đất liền.
    Bây giờ ngồi trên boong tàu, bốn bề mênh mông là biển cả. Nhìn những khuôn mặt sạm nắng nhưng rạng rỡ
    vui tươi của những người lính chiến lòng tôi cũng cảm thấy vui lây. Là những người quanh năm chỉ biết cầm súng lùng giặc, giờ đây không còn e ngại đến những mìn bẫy, bãi chông hay sự sống chết thương tật, đời lính chiến dễ
    ai có được một lần lênh đênh trên biển vừa ăn cơm chiều vừa ngắm sao trời và sóng nước như chúng tôi.

    (Còn tiếp)
    Last edited by thuykhanh; 01-27-2019 at 06:10 PM. Reason: Sửa hàng lại cho ngay

 

 

Similar Threads

  1. Thế chiến một
    By Triển in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 6
    Last Post: 11-14-2018, 09:04 PM
  2. Có những trận chiến bị lãng quên
    By hoài vọng in forum Biên Khảo
    Replies: 0
    Last Post: 09-01-2017, 09:00 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 06-16-2014, 01:52 AM
  4. Rồi hết chiến tranh
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 20
    Last Post: 09-07-2013, 09:33 PM
  5. Cuộc chiến tiền tệ
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 01-13-2013, 03:47 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:16 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh