Register
Page 8 of 19 FirstFirst ... 67891018 ... LastLast
Results 71 to 80 of 189
  1. #71
    (Tiếp theo kỳ tước)

    28.4.1975: ngày định mệnh điêu tàng của người dân miền Nam không CS: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho tướng Dương Văn Minh

    TT. Trần Văn Hương

    - Trong khi Cộng quân áp lực nặng quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn, thì một sự kiện trọng đại đã xảy ra trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho tướng Dương Văn Minh.


    -Lễ bàn giao diễn ra vào chiều ngày 28 tháng 4/1975. Sau nghi lễ nhậnchức T.T, tướng D. V. M. đã chọn ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.


    -03 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và CS đã sử dụng để bay vào Sài Gòn dội bom sân bay Tân Sơn Nhứt. (Nguồn: Thời Chinh Chiến (thoichinhchien.blogspot.com))



    https://hosting.photobucket.com/imag...n_S_n_Nh_t.JPG
    Nguồn: https://sachvui.com/sachvui-68686866...gon-sup-do.pdf

    -Tình hình chiến sự trong ngày 28/4/1975 ghi nhận nhiều diễn biến dồn dập. Cộng quân đã tung thêm lực lượng áp sát vòng đai SàiGòn. Tại Bình Dương, sau khi đã đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đã điều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 CSBV tiến sát đến các tuyến phòng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh.

    * Thứ Ba 29/04/1975

    - Vào lúc 4 giờ Sáng ngày 29, Cộng quân pháo kích nhiều trái đạn đại bác 130 ly và hoả tiễn 122 ly vào khu vực phi trường Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH và Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng. Cuộc pháo kích này đã gây nhiều tổn thất quan trọng tại phi trường Tân Sơn Nhứt.

    - Sáng ngày 29 tháng 4, '”thủ tướng” V. V. M. đã đọc đi đọc lại liên tục trên Đài Phát thanh Sài Gòn một bản thông cáo của tân Tổng thống D.V.M. yêu cầu người Mỹ rút ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Bản thông cáo đó là Văn thư Số O33-TT/VT của Phủ Tổng Thống nguyên văn như sau:

    Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà
    Kính gởi: ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

    Thưa ông Đại Sứ

    Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại Sư vui lòng chỉ thị cho nhân viên của Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29 4-1975 để vấn đề Hoà bình Việt Nam sớm được gỉai quyết.
    Trân trọng kính chào ông Đại Sứ.

    SAIGON, ngày 28 tháng 4 năm 1975
    Ký tên và đóng dấu:
    Việt Nam Cộng Hoà-Tổng Thống
    Đại Tướng Dương Văn Minh

    -Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã phúc đáp như sau:


    Thưa Tổng Thống,

    Tôi đã nhận được văn thư nói trên và tôi đã ra chỉ thị thi hành đúng như lởi yêu cầu của Tổng Thống.
    Tôi tin rằng Tổng thống sẽ ra lệnh cho các lực lượng quân đội của chính phủ cộng tác trên mọi phương diện để giúp cho sự triệt thoái của các nhân viên Tòa Tuỳ Viên Quân Lực được dễ dàng và trong an toàn.
    Tôi cũng xin bày tỏ sự hy vọng rằng Tổng thống sẽ can thiệp với phía bên kia để họ có thể cho phép các nhân viên Toà Tuỳ viên Quân Lực Hoa Kỳ được ra đi trong sự an toàn và trật tự.
    Xin chúc Tổng thống đươc mọi sự lành.

    Graham Martin
    Đại sứ Hoa Kỳ

    Cùng ngày 29/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sau khi bàn thảo đã ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh(V.C nằm vùng) thả tù binh chính trị.

    Gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở Việt Nam.
    16 giờ chiều ngày 29/4, đã thực hiện xong việc trả tù binh chính trị. Chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã.

    Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị không được di chuyển quân, không được phá cầu. Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày 29/4/1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh (V.C nằm vùng) đã ra lệnh cho các đơn vị không được phá cầu. Đơn vị nào muốn phá cầu phải có lệnh của Bộ Tổng tham mưu.

    Sau đó, một phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu vào Trại David trong sân bay Tân Sơn Nhứt, gặp Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn CSVN để thông báo với phái đoàn của phía CS biết về chủ trương “không chống cự” của Tổng thống Dương Văn Minh vào giờ chót của cuộc chiến tranh.

    Như vậy, “Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng từ buổi trưa ngày 29/4/1975.


    -Tình hình chiến sự trong ngày 28/4/1975 ghi nhận nhiều diễn biến dồn dập. Cộng quân đã tung thêm lực lượng áp sát vòng đai SàiGòn. Tại Bình Dương, sau khi đã đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đã điều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 CSBV tiến sát đến các tuyến phòng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh.



    Sáng ngày 30/4/1975, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh(VC nằm vùng) quyền Tổng tham mưu trưởng QLVNCH và tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương Văn Minh về toàn bộ tình hình quân sự. Sau đó, ông Minh cùng các ông Hạnh và Có đến Phủ Thủ tướng (số 7 Thống nhất để họp với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các “nhóm Dương Văn Minh”, bàn và quyết định “không nổ súng và giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam” ... “Để tránh cho người dân Sài Gòn những tai họa đã xảy ra như tại Đà Nẵng, mà có thể còn tồi tệ hơn, tôi quyết định trao quyền cho chính phủ Cách mạng lâm thời.”
    - 9giờ ngày 30.4.1975, tướng Dương Văn Minh cho gọi nhân viên đài phát thanh đến thu âm bản tuyên bố ngừng bắn.

    - 9giờ30, bản thu âm này đã được phát đi phát lại trên đài phát thanh Sài Gòn. Nội dung của nó như sau:

    -“Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chánh phủ CMLTCHMNVN ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chánh phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự tránh đổ máu vô ích của đồng bào”

    Tổng thống “Dương Văn Minh hân hoan đuổi được người Mỹ ra đi và hy vọng rằng sẽ có triển vọng để nói chuyện với “người anh em bên kia" của ông thì vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm đó, Lê Duẩn đã gửi một điện văn "gửi anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anh Tư, đồng điện anh Tấn" như sau:

    "Bộ Chính Trị và Quân Ủy đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngưng bắn. Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị:

    1-Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng.

    2. Công bố đặt thành phố Sài Gòn-Gia Định dưới quyền của ủy Ban Quân Quản do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch.

    Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay. (Nguồn: Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam (nghiencuuquocte.org).

    Như vậy thì Bộ Chính Trị Cộng sản Bắc Việt đã có quyết định "giải tán chính quyền các cấp của tổng thống "Dương văn Minh và đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng " chứ không hề nói đến hai chữ " ban giao” mà ông Dương Văn Minh cùng với nhóm Hòa Giải Hòa Hợp của ông đang mong đợi. (Nguồn: Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam (nghiencuuquocte.org).

    - Cùng với tuyên bố của tướng Dương Văn Minh, tướng Nguyễn Hữu Hạnh (VC nằm vùng) cũng thay mặt Tổng tham mưu trưởng thảo một nhật lệnh yêu cầu tướng tá và binh sĩ chế độ Sài Gòn thi hành lệnh của Tổng thống ngay tức khắc.

    -Sau khi đọc tuyên bố “đầu hàng” xong, tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền cho Cộng quân Bắc Việt. (Nguồn: Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam (nghiencuuquocte.org))

    -11 giờ 30, xe tăng quân CS vào Đinh Độc Lập. Sau đó họ đưa ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. CS hoàn toàn chiếm đóng Sài Gòn mà không cần mất một viên đạn hay bị rơi đi một giọt máu .


    https://hosting.photobucket.com/imag...DVM_va_VVM.png


    Chiều hôm đó, Cộng quân không cho Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của Việt Nam Cộng Hòa, họ đã áp giải ông đến Đài Phát Thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi như sau:

    “Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.”Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng | OVV (wordpress.com)

    -Ngay buổi chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đài Phát Thanh Sai Gòn do Cộng quân chiếm đóng loan báo kể từ nay, Thành Phố Sài Gòn được đổi tên: Sài Gòn đã mất tên, Sài Gòn không còn nữa.

    (Còn tiếp)

  2. #72
    (Tiếp theo kỳ tước)
    Khung cảnh náo loạn của Sài Gòn trong ngày 30/04/1975

    Đã được một phóng viên nhà báocủa hảng Thông Tấn UPI là Alan Dawson ghi lại như sau:
    Sachvui.Com-55-ngay-che-do-sai-gon-sup-do.pdf
    Hoả tốc…
    Chính phủ Sài Gòn đầu hàng

    https://hosting.photobucket.com/images/vv205/TULEKL/qu_n_a_o_tr_n_v_t_bo_kh_p_n_i.png
    Sachvui.Com-55-ngay-che-do-sai-gon-sup-do.pdf
    Quân trang, quân dụng, súng đạn... của quân binh QLVNCH khắp nơi trên đường phố Sài Gòn ngày tướng D.V.M tuyên bố đầu hàng

    Trong nghề đưa tin, một bức điện hoả tốc là lời thỉnh cầu hành động. Nó cắt ngang bất kỳ một bản tin nào đang chyển trên máy têlêtip. Chuông của máy reo mười lần, một dấu hiệu làm thót bụng phòng nhận tin ở bất cứ nước nào trên thế giới. Điện hoả tốc không phải là một bản tin. Nó là một đầu đề, chỉ có vài chữ báo hiệu một sự kiện trọng đại. Cuộc ám sát một tổng thống Mỹ được xếp loại tin hoả tốc. Và lúc kết thúc chiến tranh Việt Nam cũng vậy.

    Khi Dương Văn Minh đang nói, phóng viên UPI đánh máy ngay một điện hoả tốc và trao nó cho nhân viên điều khiển máy têlêtíp. 40 giây sau, chuông của 7.500 máy têlêtip vòng quanh thế giới reo lên 10 lần. Đám đông tụ tập lại trước mỗi máy và đây là cái họ đọc được:

    “ZCZC VHAO 25 NXI
    Hoả tốc…
    Sài Gòn-Chính phủ Sài Gòn đầu hàng.
    NTL 1021 Sáng”.

    Một điện hoả tốc luôn luôn được lặp lại để tránh trường hợp bị nhẫm lẫn hoặc giả mạo. Sau đó 60 giây là một bản tin, như sau:
    “ZCZ NNN
    Bản tin…
    Hoà bình-30/4
    của Alan Dawson
    Sài Gòn-30 tháng 4 (UPI) Tổng thống Dương Văn Minh hôm nay ra thông báo Nam Việt Nam đầu hàng và ra lệnh binh sĩ thuộc chính quyền ngừng chiến đấu.
    NTL 1022 Sáng”.


    Nỗi kinh hoàng bị kiềm chế trong bản tin giật gân nhất của thập kỷ… Lẽ tất nhiên hầu hết phản ứng ở Sài Gòn khác nhau khi dân chúng chuẩn bị sẵn sàng để đón sự kết thúc. Trong vòng 30 phút tiếng súng lẻ tẻ trên đường phố biến mất. Phần lớn tiếng súng ở khu phố trung tâm là bắn chỉ thiên của kẻ cướp uy hiếp nạn nhân hoặc của những người đuổi theo bọn cướp giật. Bản thân bọn cướp cũng phải vét mẻ cuối cùng và đi thẳng về nhà.

    Các cửa thường và cửa sắt đều được khóa lại. Ngay cả những chủ tiệm và chủ nhà hàng người Pháp ở Sài Gòn cũng đem bàn ghế vào nhà. Im lặng bao trùm thành phố.

    Tại Cần Thơ, tướng ba sao Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4 và đồng bằng sông Cửu Long cuối cùng phải nhận ra mất hết cả rồi khi ông ta nghe bản tin phát thanh của Minh. Chiến trường vùng châu thổ ít sôi động trong suốt cuộc tiến công. Bắc Việt Nam chọn lối đánh chớp nhoáng từ Tây sang Đông và tiến từ Bắc xuống Nam, tới tận Sài Gòn. Trong vòng 30 phút sau bài diễn văn của Minh và lệnh đầu hàng, Nam đã đưa khẩu súng ngắn “côn 45” vào miệng rồi bóp cò và chết ngay tức khắc.


    Những người lính dù, biệt động quân chiến bại, cay đắng từ phía Bắc và phía Tây vào thành phố. Họ nổi giận, dù không tỏ vẻ kinh hoàng, sẵn sàng cướp giật và trong nhiều trường hợp, sẵn sàng giết người nước ngoài. Thái độ họ bắt đầu thay đổi, phần lớn muốn vứt bỏ tất cả dấu vết có dính líu đến quân đội. Trên một phố chính của Sài Gòn, đường Tự Do nơi mà trong nhiều năm qua lính Mỹ đã chật ních trong các quán rượu và tiệm ăn, binh sĩ cởi quân phục và lập tức trở thành thường dân. Nửa tá lính nhảy dù cởi bộ đồ trận rằn ri của họ, ném súng và đạn xuống đất rồi chạy trốn đến nơi nào chẳng ai biết được. Quần áo dân sự bấy nay cất kín trong ba lô, lúc này là thời điểm dùng đến. Cho nên, khi đến nơi, quân đội Bắc Việt Nam đã nhận thấy ít binh sĩ mặc quân phục ra đầu hàng.

    Như thường lệ, cảnh sát vẫn đi trước binh sĩ trong việc bỏ nhiệm sở. Tại một số bót cảnh sát đã có cờ trắng. Sĩ quan cảnh sát hút xăng ra khỏi các xe Jeeps đổ vào xe gắn máy của họ, rồi về nhà. Cảnh sát luôn luôn có áo quần dân sự để thay đổi.

    Trong im lặng, Sài Gòn chờ đợi những người cầm quyền mới, trừ một bộ phận dân chúng và Việt Cộng nằm vùng đang sung sướng tưởng có thể phát điên.

    Tại “Dinh Độc Lập”, trong lúc chờ đợi đầu hàng, Minh lớn có vẻ ủ rũ, trầm ngâm và hai má hóp lại. Những người thân tín của Minh cũng thế. Những chiếc xe tăng Bắc Việt Nam xuất hiện và phá toang cổng dinh. Mấy người lính cộng sản tìm thấy cầu thang lên bao lơn sân thượng, lột bỏ lá cờ vàng sọc đỏ của “Việt Nam Cộng hoà” và kéo lên thay bằng lá cờ xanh đỏ sao vàng của Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Họ kéo vào văn phòng mà ngày trước Thiệu sử dụng. Họ ngồi xuống ghế. Một người trong số đó đặt hai chân lên bàn làm việc của người tổng thống cũ-dấu hiệu tột cùng của sự khinh bỉ-và để một nhà nhiếp ảnh chụp hình.

    Tướng Hạnh (VC nằm vùng) cũng bàn giao Bộ tổng tham mưu và hướng dẫn một sĩ quan VC tiếp thu toà nhà tổng hành dinh. Những binh sĩ VNCH bảo vệ còn lại của Bộ TTM được Cộng quân bắt đứng sắp hàng bên trong một đội hình xe tăng bao quanh của Cộng quân Bắc Việt. Nguồn: vnmilitaryhistory.net

    Dân từ Miền Trung, Cao Nguyên, Long Khánh chạy vào Sài Gòn; dân Sài Gòn tuôn ra Vũng Tàu, một số hướng về Miền Tây, Lục Tỉnh.

    Bến Bạch Đằng tràn ngập người muốn đào thoát, hành lý ngổn ngang. Họ là những người được tin Hải Quân cho đi tỵ nạn.




    https://hosting.photobucket.com/imag...ach_Dang_1.jpg
    Books-Hoi Ky.: Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975 (vulep-books-links.blogspot.com)


    Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cãng để trốn thoát khỏi Sài gòn
    Books-Hoi Ky.: Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975 (vulep-books-links.blogspot.com)


    Những người Sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn
    họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản
    Books-Hoi Ky.: Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975 (vulep-books-links.blogspot.com)
    https://hosting.photobucket.com/imag...ach_Dang_3.jpg

    Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây.


    Mỗi ngày có hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại tòa đại sứ Mỹ
    Books-Hoi Ky.: Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975 (vulep-books-links.blogspot.com)
    https://hosting.photobucket.com/imag...g_xin_visa.jpg


    Những người Mỹ và người Việt đang chen lấn vào cỗng rào tòa ĐS Mỹ mong được di tản bằng trực thăng ̣để thoát thân
    Books-Hoi Ky.: Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975 (vulep-books-links.blogspot.com)
    https://hosting.photobucket.com/imag...thoat_than.jpg


    Leo qua rào chận ở Bến Bạch Đằng ̣xuống xà lan kéo ra khơi Vũng Tàu để hàng không mẫu hạm Mỹ vớt lên.
    https://hosting.photobucket.com/imag..._dang_1(1).jpg
    Books-Hoi Ky.: Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975 (vulep-books-links.blogspot.com)

    *
    TỪ LƯNG VOI RỚT XUỐNG LƯNG CHÓ

    TAI HỌA THẢM KHỐC ĐẦU TIÊN

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 05-01-2021 at 12:05 PM.

  3. #73
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,199
    Mấy chục năm trôi nhanh quá anh ạ! Cầu mong mọi điều an lành đến anh - đọc nhìn lại những điều anh viết vết sẹo đã lành lại âm ỉ nhức sâu kín bên trong!
    Cám ơn anh.

  4. #74
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    Mấy chục năm trôi nhanh quá anh ạ! Cầu mong mọi điều an lành đến anh - đọc nhìn lại những điều anh viết vết sẹo đã lành lại âm ỉ nhức sâu kín bên trong!
    Cám ơn anh.
    “....đọc nhìn lại những điều anh viết vết sẹo đã lành lại âm ỉ nhức sâu kín bên trong!”


    Chị NĐ thân kính,

    Trời ơi!


    TL ngàn lần, vạn lần cuối đầu xin xin lỗi Chị NĐ cùng tất cả ACE, cùng với tất cả quý vị đọc giả xa gần quý mến đã bỏ chút thời gian quý báu của quý vị để theo dỏi đọc tập hồi ký “quái dị” nầy của TL. Quái dị là vì nó đã ngu ngơ khơi lại nổi đau u ẩn, nhức nhối của Chị NĐ và của Quý vị tưởng chừng đã phôi pha theo tời gian, chỉ còn lại một vết sẹo đã lành.

    TL xin thề có trời đất chứng giám là TL không hề có và chưa bao giờ có ý định hay nghĩ tới đánh thức cái nổi đau nhức nhối của ACE và Quý vị mà ở đây, trong tập hồi ký này, TL chỉ ao ước tìm được một bàn tay đỡ lấy ân cần, bởi vì...TL đang ở trong tình trạng tuột dốc tinh thần trầm trọng trong chuổi ngày, tháng, năm cuối đời của TL, liêng miêng bất tận, nối tiếp nhau từng giây, từng phút, không còn được một lần ngơi nghỉ thoải mái để sống với bản thân mình.

    Như thế đó, Chị NĐ ơi ! ...

    Tình thân,

    TL

  5. #75
    (Tiếp theo kỳ tước)

    TỪ LƯNG VOI RỚT XUỐNG LƯNG CHÓ

    TAI HỌA THẢM KHỐC ĐẦU TIÊN

    - 9giờ30, ngày 30/04/1975 đài phát thanh Sài Gòn khởi đầu đọc bản tuyên bố ngừng bắn của tướng DVM. Nội dung của bản tuyên bố nầy như sau:

    -“Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chánh phủ CMLTCHMNVN ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chánh phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự tránh đổ máu vô ích của đồng bào.

    -09 giờ 45 sáng, trong phòng TGĐ chỉ còn có vị nữ TGĐ, Thanh Tra trưởng và TL. Cả ba người nhìn nhau ngơ ngác không hiểu phải phát biểu một lời nào cho thích hợp vào tời điểm nầy.

    -10 giờ 15 sáng tướng Minh tuyên bố đầu hàng.

    Vài giây sau, vị nữ TGĐ đứng lên hướng vể phía cửa phòng làm việc rồi cất tiếng phá tan bầu không khí ngột ngạc:

    Thôi như vậy coi như xong... Chúng ta cứ về nhà ngơi nghĩ chờ xem tình hình xoay chuyển như thế nào ... có thể sẽ là Trung Lập cũng không biết chừng...Cứ mong được như thế còn hơn...”

    TL cúi chào 2 cấp trên rổi câm lặng một mình lui ra khỏi phòng, trong lòng lẩm bẫm: “Quý vị cấp trên của TL ơi, xin khoan mơ tưởng...! Họ chỉ là những kẻ thả mồi bắt bóng, vớt vác, để có còn hơn không mặc dù họ dư sức biết Chánh phủ CMLTCHMNVN là ai rồi!... Làm gì có cái gọi là Trung Dung, Trung Lập!..."

    *
    Khi tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, lúc này bộ đội chủ lực của CSBV chưa vào được khu vực mé Tây Nam, thì đã có những nhóm võ trang nằm vùng Sài Gòn – Gia Định, đeo băng đỏ ở tay hình hai ngôi sao vang xuất hiện để tuyên truyền, chiếm đóng các vị trí mà quân binh VNCH bỏ lại. Nhóm người đeo băng đỏ nầy dùng loa phóng thanh phát đi các thông điệp của CSBV đã được ghi âm sẵn phát, đọc lời kêu gọi và treo cờ của CSBV và của MTGPMN khắp nơi.

    Dân chúng Sài Gòn rất ngạc nhiên: “Việt cộng?!...? Sao nhỏ xíu trẻ măng vậy?!...?”

    Nhóm băng đỏ có vũ trang nầy lại là những người đầu tiên nắm chính quyền khắp đường phố trước khi bô đội CS chính quy tiến vào thành phố Sài Gòn.

    Đến chiều, đường phố Sài Gòn vẫn còn ngổn ngang quần áo, mũ nón của quân binh VNCH vứt lại khi bỏ chạy thoát thân và nhóm người mang băng đỏ đã thu gom “chiến lợi phẩm”, dọn dẹp đường phố để dẫn đường chỉ điểm bộ đội CSBV chính quy chiếm đóng các mục tiêu quân sự, hành chánh của VNCH trong vàng đay Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định

    *
    -TL lòng buồn man mát lái chiếc xe scooter từ cơ quan về căn nhà nhỏ ở hẻm 128 đường Trần Bình Trọng, Q.5, Chợ Lớn, né tránh hàng loạt quân trang, quân dụng, súng đạn, nón sắt...bắt đầu rơi rải khắp đường phố. Ngay bức tường phía cổng trước nhà thờ đường Trần Bình Trọng có một bãi rác công cộng giờ đây cũng bắt đầu chất đống quần áo quân đội, võng, poncho, chiếu, nón sắt, giầy bốt, ba lô, băng đạn nguyên, đạn lẽ đủ thứ, giấy tờ tùy thân quân sự ....TL giật mình vừa khi quẹo vào hẻm nhà mình vừa bồn chồn lo lắng: “Chết rồi, mấy thứ đó mình cũng có mà chưa kịp mang đi thủ tiêu ! …”

    Vừa vào nhà, TL đã nhìn thấy 3 đứa con gái đang ngồi xem anh trai chúng nó bới, soạn, đếm một đống võ đạn đủ loại trong đó có cả vài võ đạn súng đại liên loại dùng cho xe bọc thép và một nón võ nhựa dùng lót bên trong nón sắt.

    Máu nóng sôi sụt như tia sấm chớp nổ bùng trong đầu, và vì quá sợ hãi và cơn giận bốc khói, TL nhào tới nấm tóc vung tay tát tới tấp vào mặt thằng con trai 15 tuổi ham chơi hơn l ham học rồi sẵn trớn, TL cầm cây chổi mây lông gà quất túi buội lên đầu thằng nhỏ, miêng rốn lớn nhơ chó tru: "Khốn kiếp, mày muốn giết cả nhà phải không? Tao nhét hết mấy thứ đó vô họng mày cho nó nổ banh xác mầy ra cho coi !.... "

    Đang nấu cơm dưới nhà bếp, nghe "thằng con trai cưng duy nhất” đang la khóc vang xin, mẹ nó bỏ bếp chạy bay lên phòng khách chen đứng xeng ngay vào giứa 2 cha con để nhận trận mưa roi mây thay thế cho đứa con trai. Trong cơn nóng giận tuông trào, TL không ngưng tay, nhưng rồi bất chợt, một đầu ngọn roi mây đánh trúng vào mắt trái của vợ : Người vợ buông rời đứa con trai rồi ôm mắt ngồi phịt xuống nền gạch bông.

    Sau khi hét phạt thằng nhỏ quỳ gối ở một gốc nhà. TL quỳ xuống ôm vợ vào lòng, dùng tay sờ soạn xoa nhẹ lên con mắt trái của vợ, quýnh quáng chạy xuống bếp hốt một bụm muối bọt, thấm nước và chạy ào tới úp bụm muối ướt vào con mắt xưng húp của vợ, dùng băng keo tạm băng che tạm bợ rồi hối hả dìu vợ ngồi lên xe Scooter chở xuống một y sỹ chuyên khoa về mắt ở đường Lê Lợi/Sài Gòn chăm sóc vết thương, khám qua loa, nhỏ mắt, cho thêm một tuýp thuốc sáp bôi mắt (a tube of pomade eye wax ) rồi bảo ra về không quên dặn dò: ” Nhớ ngâm nước muối hòa tan trong nước ấm.”

    *
    Tối đến TL và vợ đang bị thương tật cùng nhau hối hả tuông xuống sàn nhà tất cả quần áo quân sự hồ bột được vợ ủi xếp thẳng nếp, nón kết, mũ lưỡi trai, huy chương, giày óng quân đội cùng với những bông mai đồng sáng loé được lưu giữ trong hai họp giấy nhỏ, bắt đầu tháo gỡ tất cả các bản tên, cấp bậc, phù hiệu binh chủng may gắn trên quần áo trận xanh rêu và ka ki vàng rồi bỏ mọi thứ vật dụng linh tinh có dính líu tới quân đội đang nằm ngổn ngang trên sàn nhà kia vào một bao rác nhựa màu đen - những kỹ vật mà vợ từng nâng niu cẫn trọng lưu giữ kể từ ngày TL trở về đời sống công chức dân sự của VNCH -–chờ đến khi trời tối TL sẽ mang bỏ đi ở bãi rác phía trước nhà thờ Chợ Quán trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, Chợ Lớn.

    Hai vợ chồng cũng thức trắng đêm để xé đốt tất cả các chứng từ tùy thân của TL, các giấy tờ, hồ sơ, sách vỡ bằng tiếng ngoại ngữ Anh, Pháp trong đó có nguyên một bộ sách Luật học 12 quyển của trường Đại Học hàm thụ LaSalle Extension University (LSEU), Chicago, Illinois mà khi mãn hạn du học chuyên ngành kỹ thuật Y-Nha-Dược Khoa trong quân đội , TL khi hồi hương đã trân quý mang theo bộ sách hiếm có đó từ bên Hoa Kỳ về Việt Nam. Nhiều sách truyện, tiểu thuyết lãng mạng - mà sau ngày 30/04/1975 bị chính quyền mới gọi là sách vỡ đồi trụy - của nhiều tác giả của miền Nam VNCH.

    Sáng sớm ngày hôm sau, ngày 01/05/1975 cả nhà TL xuống nhà bố vợ. Thấy cớ sự của con gái mình, bố vợ liền hối thúc mang vợ TL vào ngay nhà thương Grall/ Đồn Đất để cho mấy "ông thầy thuốc Tây lo liệu kẽo không còn kịp... tốn hao bao nhiêu i trả hết..."

    Ông bố vợ gằn mạnh chữ "i". Người Pháp (người Tây) họ cũng đang nôn nóng rút lui cho lẹ trước khi Việt Minh "không đội trời chung với Pháp-Mỹ" tiếp thu nhà thương Grall vì thế họ còn đâu tâm trí để chăm sóc cho những bệnh nhân người bản xứ Đông Dương? Và như thế vợ TL cũng chỉ được họ chăm sóc một cách hụ hợ xong đuỗi khéo về nhà. Lần lần mắt trái của vợ TL trở lại bình thường không bị xưng phù như ngày đầu bị tương nhưng vợ chỉ còn nhìn thấy mờ mờ và sau một thời gian ngắn đang được đổi đời, trước khi TL khăn gói lên đường vào trại cãi tạo, con mắt phía trái của vợ kéo mây trắng, kể như bị mù.

    TL đau khổ ân hận cùng tột và rồi sự đau khỗ càng dâng cao lên thấu trời xanh: Cả gia đình bên vợ lên án TL đánh vợ mù mắt.
    Ôi oan ức, ôi đau khổ! Ôi sầu hận cho suốt cả cuộc đời còn lại, cuộc đời xuống chó của TL: Ba đứa con gái còn ngây thơ, chúng cũng nghe theo như thế và từ đó chúng nó cứ đinh ninh Ba đánh Mẹ mù mắt cho đến khi chúng lớn khôn ở hải ngoại.
    Trong nhà chỉ có 3 người biết rõ tự sự: 1/ Thằng con trai “ôn dịch”, 2/ TL và 3/ vợ TL nhưng vợ và con trai giữ yên lặng chưa chịu bênh vực hay bàu chữa nói rõ sự thật giải oan cho TL mãi cho tới khi TL một thân, một minh túi rỗng không có một xu, phải khất nợ với chủ ghe để được cho đi ké vượt biển ra nước ngoài rồi sẽ trả bằng dollars Mỹ tương đương với trị giá 02 cây vàng.

    (Còn tiếp)

  6. #76
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by nguyễn công tánh View Post
    2/ Chị NU thân mến,
    '
    TL rất cảm kích vì có thêm một người bạn đồng hành trên mạng ĐT.i
    Tuy là hơi muộn màng, nhưng NU giống như một lạch suối mát chảy ngang qua những bước đi cuố đời của TL. Cámơn Chị NU..
    Sao Nu gọi Chị Ngô ̣̣Đồng là Chi còn xưng hô với TL thì gọi là Bác? Kỳ thị phải không?
    Cám ơn lời chúc của NU. Cầu xin ơn trên che chở và hộ phu cho Chi NU.

    Tình thân,
    TL


    NU chào tác giả Nguyễn Công Tánh.


    Người ta có câu không biết thì không có tội. Lâu nay, NU theo đọc “Hồi Ký Tư Lé”, nhớ đâu đó tác giả viết nhập ngũ cùng thời điểm với các chú, bác của mình, thì NU theo thể kính trọng mà mạn phép xưng hô, hoàn toàn không cố ý tùy tiện xưng hô. Nếu NU vô ý “mạo phạm”, mong tác giả bỏ lỗi cho NU lần này nhá.

    NU may mắn lớn lên ở một quốc gia tự do, yên bình, thịnh vượng với nhiều cơ hội, chưa bao giờ phải đối diện trực tiếp với chiến tranh, chỉ đọc trong sách, xem qua TV, hoặc nghe kể lại. NU cảm ơn tác giả Nguyễn Công Tánh đã bỏ thời giờ viết lại những khoảnh khác vui buồn của mình, chia sẻ cho thế hệ trẻ, cho những người như NU, đọc và hiểu biết thêm và cảm nhận sâu sắc hơn một chút về những gì các thế hệ đi trước đã chứng kiến, đã trải nghiệm.

    Như tác giả đã viết trong những posts trên, cuộc sống luôn có lúc thăng trầm, “lên voi xuống chó”. Dù vậy, ta vẫn có thể vươn lên mạnh mẽ nếu có niềm tin và cố gắng và NU cầu mong tác giả luôn giữ vững sức khỏe tinh thần và nhìn thấy những khía cạnh tích cực trong cuộc sống.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  7. #77
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Cùng với các chị Lú, NĐ, NU..., NH xin vào chào tác giả NCT và nói lời cảm ơn chân thành với người đã chịu khó bỏ bao nhiêu công sức và tâm huyết để viết kể lại hồi ký cho đàn em nghe để hiểu và cảm thông cũng như học hỏi .

    Thật là một tập hồi ký vô cùng giá trị viết bằng sự can đảm của người sanh ra và sống trong giai đoạn bi thảm nhất của lịch sử nước nhà.

    Xin Ơn Trên che chở và phù hộ cho " đàn anh" NCT được thật nhiều ơn lành, sức khỏe và niềm vui để viết tiếp nhé .

    Mong được đọc tiếp hồi ký của anh.

    Kính chào. NH

  8. #78
    (Tiếp theo kỳ tước)

    Chị (Anh?) NH1 thân mến,
    TL chân thành cảm tạ sự chiếu cố và lời động viên cùng lòng thành tâm của NH1 xin ơn trên che chở và phù hộ cho TL
    .

    Bây giờ TL xin tiếp tục:
    Những ngày tháng kế tiếp ngay sau ngày 30-04-1975
    *Ngày 23-5-1975

    Sau khi Hiệp định Paris được ký kết mục đích đem lại Hoà bình cho Việt Nam, CSVN tiếp tục cuộc chiến tranh tổng hợp bằng ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

    Trung ương Cục miền Nam của CS tuyển chọn nhiều thanh niên, sinh viên... cài vào hoạt động trong lực lượng thứ ba. Trong số những người được tuyển chọn có các sinh viên củacác trường đại học ở Sài Gòn như HTM, TVT, DVĐ, vv..
    .




    Sinh viên HTM đang giơ cao tay "đón mừng giải phóng" https://hosting.photobucket.com/imag...h_tan_mam2.jpg
    Nguồn ĐÂY HTM (centerblog.net)
    https://hosting.photobucket.com/imag...TULEKL/HTM.jpg



    Ông HTM Nguồn: Sontrung's Blog (Sơn Trung): (son-trung.blogspot.com)
    https://hosting.photobucket.com/imag...h_tan_mam2.jpg

    Sinh viên H.T.M làm bí thư chi bộ Đảng Đoàn Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (Sinh viên Saigon), mang bí số L.71 (5) với nhiệm vụ: bằng mọi cách phải nắm được những vị trí hợp pháp công khai trong tập thể sinh viên để dấy lên mạnh mẽ phong trào Sinh viên học sinh đấu tranh ngay tại Thủ đô Sài Gòn

    Trong buổi phát hình sáng 30 tháng 4 năm 1975, sinh viên H.T.M lặp lại như tối hôm trước và thêm vào lời kêu gọi Sinh viên học sinh, các nhân sĩ, trí thức và các ‘ba má’ phong trào tham dự buổi họp mặt lúc 9 giờ sáng 01/5/1975 tại Trụ sở Tổng hội Sinh viên số 4 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch).

    Khoảng 10 giờ 45 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, H.T.M cùng với Ng.H. Th. và Lê.V. N. đeo băng đỏ có mặt tại Đài phát thanh Sài Gòn vào giờ phút lịch sử khi Tướng Dương Văn Minh đọc văn kiện đầu hàng
    .
    Nguồn: https://chungtoimuontudo.wordpress.com/2011/06/20/hu%e1%bb%b3nh-t%e1%ba%a5n-m%e1%ba%abm-qu%e1%ba%a3-chanh-b%e1%bb%8b-v%e1%ba%aft/

    Ngày 1-5-1975, ngay sau ngày giải phóng, hàng ngàn thanh niên, học sinh, sinh viên đã đổ về số 4 Duy Tân (nay là số 4A Phạm Ngọc Thạch, quận 1) tham gia văn nghệ, nghe thời sự, gặp gỡ bộ đội giải phóng của CS…

    Trước 30-04-1975, số 4 Duy Tân là trung tâm đấu tranh công khai của Thành đoàn Thanh niên Lao động nằm vùng của CS Sài Gòn. https://www.qdnd.vn/45-mua-xuan-toan-thang/diem-hen-cua-tuoi-tre-o-so-4-duy-tan-616612


    Bản Thông cáo ngày 3- 5-1975 loan truyền về việc thành lập Ủy ban Quân quản và việc đổi tên thành phố Sài Gòn.


    Một trong những công việc đầu tiên mà chính quyền CS quân quản Sài Gòn ra tay là “chiến dịch quét sạch những tàn dư văn hoá phản động và đồi truỵ”. Thành đoàn Thanh niên Lao động nằm vùng của CS đã đứng ra thực hiện chiến dịch này. (Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 11 năm 1976, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động ).Nhìn Ra Bốn Phương : TỔ CHỨC TÌNH BÁO CỦA VNCS TẠI MIỀN NAM TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ CÁC TRÙM ĐIỆP VIÊN – CỤM A. 22 (Nguồn:nhinrabonphuong.blogspot.com)


    Ngày 6-5-1975, tờ Sài Gòn Giải Phóng ra đời.

    Trên nhiều đường phố ̣̣̣vừa mới đổi tên đông đảo thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to nhiều khẩu hiệu đả đảo văn hoá ngoại lai đồi truỵ mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đoàn Thanh niên Lao động gồm nhiều sinh viên, học sinh xuất phát từ trụ sở số 4 Duy Tân của lực thanh niên tự vệ Thành phố xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động.’
    h
    ttps://hosting.photobucket.com/images/vv205/TULEKL/dot_sach_2.jpg?width=1920&height=1080&fit=bounds
    ben_thang_cuoc-1-huy_duc.pdf (wordpress.com)

    ben_thang_cuoc-1-huy_duc.pdf (wordpress.com)
    ttps://hosting.photobucket.com/images/vv205/TULEKL/dot_sach_2.jpg?width=1920&height=1080&fit=bounds

    Trên báo Sài Gòn Giải phóng phát hành ngày 25-5-1975 có đăng buổi ra quân mở màn cho chiến dịch này, như sau:

    “Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài Gòn, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to nhiều khẩu hiệu đả đảo văn hóa ngoại lai đồi trụy mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay…”.

    Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, “đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Ha. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài, 186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn 3 đãtự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi trụy phản động bốn ngàn cuốn sách các loại.
    Nhìn Ra Bốn Phương : Đốt - Song Thao (nhinrabonphuong.blogspot.com)
    Ngô Đình Bảo: Cảnh đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở Sài Gòn – TIẾNG LÒNG TA (tienglongta.com)

    Đám thanh niên cũng chia nhau từng toán, xông vào những nhà dân chúng bị nghi ngờ, lục lạo rồi tịch thu sách vở.”

    Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.

    Cũng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 24/10/1976, nhà báo nằm vùng C.V. đã hô hào: “Sách báo nọ, đừng mong ngóc dậy. Vì nhân dân, sẵn gậy cầm tay. Trừ căn, tuyệt nọc bọn nầy. Đánh cho tận gốc, đánh quay mòng mòng.” Nguồn: Nhìn Ra Bốn Phương : Đốt - Song Thao (nhinrabonphuong.blogspot.com)

    Trong Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê – tập III, tác giả có kể lại chuyện đốt sách của nhà cầm quyền cộng sản tại miền Nam như sau:

    “Năm 1975. Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là ra lệnh: Hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy!
    https://hosting.photobucket.com/imag...080&fit=bounds
    Kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyển Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Họ vào mỗi nhà, thấy sách Pháp, Anh là lượm, bất kỳ loại gì; sách Việt thì cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao. (…) Dot sach (batkhuat.net)

    Một đảng viên cấp cao của đảng CSVN (V.V.K) nhìn nhận, ngay từ ngày 28-5-1975, Quân quản đã cảnh báo thanh niên, sinh viên học sinh:

    Chúng ta không bao giờ chủ trương đốt sách”, và nói rõ “Chiến dịch chỉ thu hồi các sách báo mang nội dung đồi trụy, đầu độc tinh thần thanh thiếu niên, bóp méo xuyên tạc cuộc chiến dành độc lập tự do của dân tộc”. Tuy nhiên, trong một không khí hết sức cách mạng được lãnh đạo bởi người mới từ trong rừng ra, sự “nhầm lẫn”, sự “quá tay” là không tránh khỏi.

    Các đội “thanh niên xung kích” nhiều khi đã không cần phân biệt những sách y học có vẽ cơ thể người với những tranh ảnh khỏa thân khiêu dâm, không phân biệt sách triết học với sách chống cộng. Nhiều trí thức đã tìm gặp ông VVKt để phản ánh tình hình, nhưng, như ông VVK nhìn nhận:

    “Cả tôi và chính quyền đã phải mất khá lâu mới nhận ra những sai lầm đó”.

    Điều khó khăn theo giám đốc Sở Văn hóa Thông tin của CS, là làm sao để xác định như thế nào là một văn hoá phẩm xấu.

    Một cơ quan tuyển chọn đánh giá văn hóa phẩm sau đó đã được ông VVK cho thành lập. Tuy nhiên, trước khi có những đánh giá cẩn trọng, các nhà báo cách mạng đã thỏa sức đưa ra các tiêu chí của mình. (Nguồn:ben_thang_cuoc-1-huy_duc.pdf (wordpress.com)



    Ông V.V.K

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 05-28-2021 at 01:24 PM.

  9. #79
    (Tiếp theo kỳ trước)

    NHỮNG CÁI ĐỔI MỚI ĐẦU HÔM SỚM MAI SAU NGÀY 30/04/1975


    1. Nhiều loa phóng thanh được mau chóng giâng treo trên nhiều cột đèn điệṇ khấp nơi để người dân miền Nam Việt Nam được nghe ngay những giọng ca the thé của các nữ văn công cùng với những giọn gầm gừ của những nam văn công CSBV cất tiếng lên gào thét những bài ca “kách mệnh hùng tráng, hăm he” mà người nghe tưởng chừng như đang nghe những diễn viên nam nữ của CS Trung Quốc đang diễn tuồng cải lương Hồ Quảng (người dân miền Nam thường gọi là hát bội) mà không biết họ đang hát múa cái gì mà chỉ nghe toàn những
    những tiếng xập xình như trời đang đỗ mưa nặng hột trên nóc mái nhà tôn.




    2. Sáng mai thức dậy người dân “Sài Gòn mất tên” bổng thấy có nhiều tên con đường thơ mộng, dễ thương ngày hôm qua nay cũng không còn nữa và được “vinh hạnh” bị thay thế vào bằng những tên gọi mà người miền Nam Việt Nam đều phải ngơ ngẩn và lúng túng tự hỏi “cái gì vậy? Là ai vậy?” chẵng hạn như đường(đg.)
    Đồng Khởi (trước 30/04/1975 là đg. Tự Do), đg.Nguyễn Thị Minh Khai (trước 30/04/1975 là một đoạn đg. Hồng Thập Tự: đoạn đường từ cầu Thị Nghè ngược về hướng Chợ Lớn), đg. Xô Viết Nghệ Tinh (trước 30/04/1975 cũng là đg. Hồng Thập Tự: đoạn đường từ cầu Thị Nghè ra đến Bình Quới), đg. Cách Mạng Tháng 8 (trước 30/04/1975 là đg. Lê Văn Duyệt), đg.Đoàn Văn Bơ (trước 30/04/1975 là đg.Cộng Hòa), đg.Võ Thị Sáu (trước 30/04/1975 là đg.Hiền Vương), đg.Phan Đăng Lưu (trước 30/04/1975 là đg.Chi Lăng), đg. Nơ Trang Long (trước 30/04/1975 là đg.Nguyễn Văn Học), đg. Lý Tự Trọng (trước 30/04/1975 là đg.Gia Long), đg.Nam Kỳ Khởi Nghĩa (trước 30/04/1975 là đg. Công Lý), đg. Nơ Trang Long (trước 30/04/1975 là đg. Nguyễn Văn Học), đg. Ngô Gia Tự (trước 30/04/1975 là đg. Minh Mạng), đg. Huỳnh Văn Bánh (trước 30/04/1975 là đg. Nguyễn Huỳnh Đức), đg.Hồ Hảo Hớn (trước 30/04/1975 là đg. Huỳnh Quang Tiên), đg. Lê Hồng Phong (trước 30/04/1975 là đg. Pétrus Ký), đg. Võ Văv Tần (trước 30/04/1975 là đg. Trần Quý Cáp),đg. 3 tháng 2 (trước 30/04/1975 là đg. Trần Quốc Toản), đg. Nguyễn Đình Chiểu (trước 30/04/1975 là đg. Phan Đình Phùng), đg. Điện Biên Phủ (trước 30/04/1975 là đg. Phan Thanh Giản), đg. Nguyễn Trải Q.1 (trước 30/04/1975 là đg. Võ Tánh), và v.v....

    Nhớ lại ngày trước, có lẽ từ thời miền Nam VNCH thời T.T N.Đ.D chấp chính, khi chính quyền thay đổi tên của bất kỳ một con đường nào trong vùng Sài Gòn-Chợ lớn-Gia-Định thì chính quyền vẫn tiếp tục giữ tên cũ đã quen của con đường ở phần dưới để đối chiếu với tên mới của cùng một con đường đó. Bản tên cặp đôi nầy được duy trì một thời gian dài khá lâu rồi mới được thay bằng một bảng khác mang hoàn toàn chỉ một tên mới. Nhờ vậy cho nên bưu điện sẽ không làm thất lạc thư từ, nhân viên chính quyền dễ dàng tiếp xúc với dân chúng, dân chúng không gặp khó khăn tìm đường địa chỉ nhà phố.

    Dưới thời chính quyền Sài Gòn trước ngày 30/04/1975, việc đặt các tên đường trong thành phố được thực hiện bằng cách chọn lựa những nhân vật có tên tuổi có công trạng với đất nước, không hợp tác mù quáng với ngoại bang thực dân xâm lược, đã được vinh danh trong sách sử giáo khoa hay trong các văn từ đã từng được chính quyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân qua sách báo, không kỳ thị vùng, miền.

    - Chính quyền Sài Gòn trước 30/04/1975 áp dụng cách phân chia thành từng cụm đường gồm nhiều nhân vật gần gũi nhau trên một bình diện nào đó trong lịch sử, trong văn chương, giúp cho người ta có thể tìm tên đường cùng trong một cụm khi đã biết được tên một đường chẵng hạng như:

    - Cụm Thơ Văn trong phạm vi quận 1 và quần 3 gồm có những con đường Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thông, Tú Xương, Yên Đỗ.

    - Cụm các tướng lãnh thời Nhà Trần ở Tân Định như: Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải v.v...
    - Cụm tướng lãnh Nhà Lê ở quận 4 như: Đinh Lễ, Lê Quốc Hưng, Lê Thạch.

    - Cụm liệt sĩ Quốc Dân Đảng ở quận 1 như: Nguyễn Thái Học, Cô Bắc, Cô Giang, Nguễn Khắc Nhu, Ký Con, Phó Đức Chính.

    - Khi nhập 2 hay 3 đường làm thành 1 đường liên tục, các số nhà được điều chỉnh ngay không để xảy ra tình trạng lộn số nhà vì có cùng một con số trên cùng một con đường. Thí dụ như đường Lê Văn Duyệt nhập bốn đường Nguyễn Văn Thinh, Thái Lập Thành, Chanson và Verdun (bốn nhân vật nầy là thực dân Pháp và tai sai của thực dân). Đường Công Lý nhập hai đường de Gaulle và de Lattre de Tassigny.

    - Việc đổi tên đường sau ngày 30-04-1975 cũng có nhiều điều đáng nói

    Nguồn:: Nguyễn Đình Tư, ĐƯỜNG PHỐ NỘI THÀNH THÀNH PHỐ...(Sài Gòn sau năm 1975: Ghi chú thêm của soạn giả Nguyễn Công Tánh).
    Chi Cục Bản đồ và Khảo Sát Xây Dựng và Nhà Xuất BảnThành Phố...[1993
    ?] tr.tr.24, 25).


    .Nguồn: Nguyễn Đình Tư, ĐƯỜNG PHỐ NỘI THÀNH THÀNH PHỐ...(Sài Gòn sau năm 1975: Ghi chú thêm của soạn giả Nguyễn Công Tánh).Chi Cục Bản đồ và Khảo Sát Xây Dựng và Nhà Xuất BảnThành Phố...[1993 ?]tr.tr.24, 25).

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-08-2021 at 03:37 PM.

  10. #80
    (Tiếp theo kỳ trước)


    THÀM HỌA ĂN NÓI & RỐI BỜI CHỮ NGHĨA
    Giọng nói và ngôn ngữ của “anh” bộ đội nón cối và của “em” bộ đội nón tai bèo sau ngày 30/04/1975


    Bộ đội CSVN/VC miền Bắc VN

    https://kienthuc.net.vn/quan-su/ngac...4584.html#p-11



    Bộ đội CSVN/VC miền Nam VN

    https://www.youtube.com/watch?v=q91D3WK-xms






    3 Anh nón cối CS/BV và 2 em nón tai bèo CS/MTGPMN
    https://webcache.googleusercontent.c...&ct=clnk&gl=au

    Nhớ lại hồi sau ngày 30/04/1975 chừng một , hai tuần, những “anh bộ đội nón cối” và những “em cán binh nón tai bèo” lớ ngớ xuất hiện khắp đường phố Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Thiêm ...Các anh nón cối có mòi đông đảo và trên cơ hơn các em nón tai bèo. “Nón Cối” giống như những người sống trong trong các vùng rừng rú ở miền Bắc cách biệt xã hội loài người và những “Nón tai bèo” giống như dân nhà quê ngọng nghệu chơn chất của miền Nam lần đầu lên tỉnh và mặc dù khác vùng miền nhưng giọng nói và ngôn ngữ của “anh” nón cối và của “em” nón tai bèo rập khuôn giống nhau qua những lời ăn tiếng nói “mới mẻ” với những từ ngữ kỳ lạ khiến cho người dân Nam Kỳ đa số là người bình dân phải nhíu mài, nhăn mặt, dở khóc dở cười khi giao tiếp mà phải nghe những từ ngữ bức xúc, đăng ký, xử lý, nhất trí, xử trí, chất lượng, hộ khẩu, hoành tráng, hiện đại, khẩn trương, đại gia, nội y, v.v... để rồi một sớm một chiều từ 1975, nhất loạt thay thế những cách nói thông dụng ở miền Nam VNCH.

    Lấy một vài thí dụ như sau:

    * khẩn trương: là một trong hàng trăm từ tiếng Hoa "mới" được người CS Bắc Việt nói và viết tràn ngập trong tiếng Việt sau 1975, thay cho những cách nói sẵn có hiện được dùng ở miền Nam. Thực vậy, trước đây, trong những câu thí dụ trích dẫn ở trên, người Việt miền Nam thường nói: "gấp rút", "căng thẳng", "gay go", "cấp bách", "khẩn cấp", v.v. nhưng bây giờ thì:
    - Khẩn trương triển khai biện pháp đối phó bọn tàng dư phản động.
    - Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đất đai.
    - Khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông.
    - Ăn tranh thủ - ngủ khẩn trương - học bình thường - yêu đương là chính.

    (Ký Gà: Chuyện kể sau ngày 30 tháng 4 (hon-viet.co.uk)

    *bức xúc: bắt nguồn từ từ tiếng Hán “逼促”. = Uất ức cần được giải tỏa ngay, bực dọc, bực bội, bất mãn, bất bình, không bằng lòng, không thỏa mãn…

    - Bức xúc giết người.
    - Bức xúc vì bị bấm còi inh ỏi, thầy chùa dùng gậy đập bể kính ôtô tại Đắk Lắk.
    - Không bức xúc sao được khi sáng ra trên các tuyến phố trắng xóa tờ rơi mời gọi vay nóng, như “trêu ngươi” thách thức dư luận, dù cơ quan chức năng thời gian qua
    ...
    (Ký Gà: Chuyện kể sau ngày 30 tháng 4 (hon-viet.co.uk)
    - Cái gì cũng bức xúc hết trọi.

    * hoành tráng: theo Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, chỉ có nghĩa là quy mô to lớn nhưng nay mọi thứ đều hoành tráng tuốt luốt, từ mấy cái đám cưới hoành tráng tới luôn cả những… “cậu nhỏ” hoành tráng!.. (Ký Gà: Chuyện kể sau ngày 30 tháng 4 (hon-viet.co.uk)

    - Dinh thự hoành tráng của đại gia Trầm Bê lộ diện?
    - Lâu nay, người ta thường nhắc đến hai chữ "hoành tráng" với ý nể nang, chiêm ngưỡng. Và dĩ nhiên, đơn vị nào, nghệ sĩ nào cũng ôm ấp ước mơ thực hiện những vở diễn hoành tráng, bởi đó không chỉ là uy tín mà còn là một cuộc chơi nghệ thuật thỏa sức.
    - Ngắm “bộ sưu tập” hoành tráng của người giàu thứ 3 thế giới.
    - Hỉ sự hoành tráng của làng nghệ Hoa ngữ 2012.
    - Lễ rước dâu hoành tráng của Jennifer Phạm và chồng đại gia.
    - Hoành tráng hệ thống giao thông ở Florida.
    - Đang ở đỉnh cao hoành tráng với ngàn tỉ trong tay, quyền uy lừng lẫy nhưng qua đợt khủng hoảng, không ít đại gia đã “ngã ngựa” rơi vào tù tội.
    - Những sòng bài có diện tích hoành tráng nhất thế giới.
    -Vì sao nàng thích 'cậu nhỏ' hoành tráng
    (Ký Gà: Chuyện kể sau ngày 30 tháng 4 (hon-viet.co.uk)

    *hộ khẩu: Từ "hộ khẩu", mượn tiếng Hoa "hù kǒu 戶口", chỉ phương thức quản lý nhân khẩu, do nhà nước áp đặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ năm 1975. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, người dân miền Nam cũ còn kinh hoàng dưới chế độ kiểm soát khe khắt này, nhất là cho ai không có hộ khẩu, vì bị bắt đi cải tạo, hoặc phải ra vùng kinh tế mới. (Ký Gà: Chuyện kể sau ngày 30 tháng 4 (hon-viet.co.uk)

    - Ở TP Đà Nẵng, nhiều phụ huynh chuyển hộ khẩu của con ngay từ lúc mới sinh, nhập vào hộ khẩu của bà con thân thích ở một phường khác để con được học trường “xịn” khi vào lớp 1Quá tải vì “chạy” hộ khẩu - Báo Người lao động (nld.com.vn)

    * hiện đại:

    1.Thuộc thời đại ngày nay.
    -Nền văn học hiện đại.
    -Âm nhạc hiện đại.

    2. Có tính chất tinh vi trong trang bị máy móc.
    -Máy móc hiện đại.
    -Nền công nghiệp hiện đại
    - kiến trúc hiện đại
    - nhảy hiện đại
    - tủ bếp hiện đại
    -những vũ khí hiện đại bậc nhất
    -30 mẫu phòng ăn hiện đại
    -phương thức thanh toán hiện đại
    -hiện đại hóa nông nghiệp
    -ngôn tình hiện đại


    *đại gia
    : Có nhiều nghĩa, nhưng thường được dùng theo một trong hai nghĩa sau đây:

    1. Nhà quyền quý, thế gia vọng tộc.
    2. Bậc chuyên gia, tác giả nổi tiếng. Chẳng hạn, "bát đại gia 八大家" chỉ tám nhà văn học nổi tiếng nhất Trung Hoa gồm: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên (đời Đường), Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Vương An Thạch và Tăng Củng (đời Tống).

    Ngày nay, "đại gia" đã đổi nghĩa hoàn toàn: nghĩa là người có rất nhiều tiền và lắm quyền thế; người này lại thường được coi là dám ăn chơi, tiêu xài thả cửa, nhiều khi không cần đếm xỉa gì tới lễ nghĩa đạo đức. Xem mấy câu thí dụ dưới đây đủ rõ:

    Dù bận rộn với công việc kiếm tiền nhưng giới đại gia không quên "thả hồn vào thiên nhiên" tại những khu nghỉ mát sang trọng và thơ mộng.
    Mối quan hệ phức tạp, lắm thị phi của kiều nữ trong giới showbiz và đại gia đã được đưa lên màn ảnh nhỏ trong bộ phim "Kẻ dối trá chân tình".
    Đối với nhiều chân dài, lấy được đại gia là coi như yên tâm về cuộc đời mình, coi như từ đây chỉ có ăn ngon mặc đẹp cho khỏi phí nhan sắc trời cho
    .
    tiếng Việt: đại gia (tieng-viet-dtk.blogspot.com)

    *Nội y: quần áo lót, đồ lót.


    Từ lâu, người Việt vẫn nói "quần áo lót", "đồ lót": rõ ràng, dễ hiểu. Bây giờ, người ta đua nhau nói "nội y 內衣", y hệt tiếng người Hoa.tiếng Việt: nội y (tieng-viet-dtk.blogspot.com)

    *
    Ngoại hình: "外形" là một trong rất nhiều từ tiếng Hoa đã xâm nhập chiếm đóng ồ ạt trong tiếng Việt hiện nay ở trong nước có nghĩa là: bề ngoài, thân hình, vóc dáng, v.v.

    Chứng cớ là ngay trong bản tin có nhan đề đã dẫn ở trên: "Hillary Clinton không quan tâm đến ngoại hình", nhà báo đã viết ra một cách rõ ràng dễ hiểu (và lịch sự nữa!) như sau: "11 Tháng Năm 2012 – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cười khi mọi người bàn tán về phong cách của bà và tuyên bố không còn để tâm đến vẻ bề ngoài của mình." tiếng Việt: ngoại hình (tieng-viet-dtk.blogspot.com)

    photo dtk 2009

    Giọng ca tuyệt vời mang ngoại hình đồ sộ làm khán giả kinh ngạc", chẳng qua chỉ muốn nói rằng: người hát, dù mang một thân hình to béo, nhưng lại có một giọng ca tuyệt vời, làm cho khán giả hết sức ngạc nhiên. tiếng Việt: ngoại hình (tieng-viet-dtk.blogspot.com)

    Tại sao đã có sẵn, hai chữ "vóc dáng" vốn có từ xưa, cũng đủ bày tỏ điều này: "Dù xuất hiện với vóc dáng đồ sộ to lớn ...".
    *
    Tóm lại:

    Người ta nhận thấy có rất nhiều "từ mới" nghĩa là mượn y hệt Hán ngữ, đem đặt vào trong tiếng nói người dân kể từ 1975.

    a) hoặc là với những "từ mới", này chính quyền VNCS thấy cần thiết để thay thế những từ ngữ tương đương có sẵn ở miền Nam cũ để xóa bỏ "tàn dư" của chế độ cũ VNCH. Thí dụ: "ca từ" thay cho "lời ca", "đăng kí" thay cho "ghi tên", "ghi vào sổ"..., "X-quang" thay cho "quang tuyến X" (người miền Nam thường nói nôm na hơn nữa: "rọi kiếng").

    b) hoặc để củng cố chế độ "mới", Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay đã theo kiểu viết lách, ăn nói của cộng sản Trung Quốc để áp đặt những từ ngữ xa lạ đối với người dân miền Nam từ vĩ tuyến thứ 17 trở xuống, như: hộ khẩu, cải tạo, xã hội chủ nghĩa, v.v.

    Dù sao thì cũng là chuyện đã rồi bởi vì thử hỏi hiện giờ còn được bao nhiêu người dân đen Nam Kỳ vẫn còn có thể bám víu ở Sài Gòn kể từ sau ngày 30/04/1975?

    Ngoài ra,

    Ông Ký Gà viết:

    “...Đó là chuyện ít lâu nay, cách dùng chữ làm biếng đó đã xâm nhập vô văn chương, chữ nghĩa của những người viết ở Huê kỳ, Canada, Úc châu, Âu châu…
    Đọc sách, báo ngoài nầy, KG thấy lo không phải cho chính mình và những người thuộc thế hệ đang dần về với ông bà mà cho đám trẻ sau nầy.
    Những chữ phản cảm, búc xúc, ca từ, sở hữu, hoành tráng, tư vấn… đã … “vô tư” xuất hiện bộn trên mặt báo, trên các trang sách… của những người viết mà KG biết chắc rằng là “phe ta”. Thậm chí cả “cặp đôi” (đã cặp rồi còn đôi nữa thì thành…bốn), “tuýp người”…
    Thiệt tình, “tâm tưquá!”
    Ký Gà
    Ký Gà: Chuyện kể sau ngày 30 tháng 4 (hon-viet.co.uk)

    Thiệt tình!

    (Còn tiếp)

    Xí Gạt và
    HỌC TẬP CÃI TẠO
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-10-2021 at 05:55 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:53 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh