(Tiếp theo kỳ trước)


*3/ lập gia đình tuổi 21 :


- Lương duyên tiền định


TL và Hầu - một bạn thân chí cốt vì cả hai đứa đều đam mê luyện tập tạ thể dục thẩm mỹ – thường có thói quen lượng vòng quanh các đường phố Sài Gòn mỗi sáng chúa nhật sau khi đi lễ ở vương cung thánh đường (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn). Do đó, cũng vào một sáng chúa nhật trời trong TL và Hầu đang rảo lượng rửa mắt nhìn theo các lưng eo, hấp dẩn của những dáng bóng hồng trên hè phố bên phía cửa Tây chợ Bến Thành thì cả hai đứa đều phải trố mắt trầm trồ mở mắt nhìn về phía sau tròn trịa dưới màu vải quần đen sa-ten láng mượt. Nàng đi đứng thật thông dong, thản nhiên không lơ láo nhìn quanh nhưng rồi bổng nhiên quay lại nhin về phiá TL và Hầu rồi mĩm cười gật đâu ngỏ ý chào hỏi, giọng nói nhẹ nhàng hiền hậu:


"Chào anh Tư...Đã lâu lắm bây giời mới gặp lại..... Em là Liên anh Tư có nhận ra không?..."


Hóa ra là người quen. TL quá ngạc nhiên, chưng hửng:


“À há! Là Liên ngày trước cùng ở xóm Cây Bàng Thủ Thiêm phải không? Sao lạ quá, nhìn không ra!"


“Sao lại nhìn không ra hả anh Tư? Có gì thay đổi đâu? ...”

TL bối rối:


“Liên bây giờ khác xa với lúc còn đi học lớp nhì ở trường nữ tiểu học của dòng nữ tu Mến Thánh giá Thủ Thiêm... Bây giờ đẹp quá ! Như một hoa khôi... Không thể nào ngờ được...”


“Thôi mà, anh Tư vẫn cứ trêu chọc em như ngày em còn ở Thủ Thiêm...”


“Liên đi đâu vậy?”


“Em ra chợ trông cửa hàng bán phụ giúp với Ba của em.”


“Cửa hàng trong chợ Bến Thành?”


“Ngay vừa bước vào cửa Tây chợ. Cửa hàng kim chỉ và vật dụng thêu may, thương hiệu Kim Thành...Khi nào có thì giờ anh Tư ghé ngang cửa hàng cho biết...Bây giờ em xin kiếu để ra chợ kẻo Ba em trông...”


Nàng là hoa khôi của Chợ Bến Thành. Một hoa khôi hiền thục, đảm đang khiến chsinh sổo nhiều bà chủ sạp bán hàng trong chợ ngắm nghía muốn kén nàng về làm vợ cho con trai của họ nhưng cha nàng chưa chịu với lý do là nàng còn quá trẻ: 19 tuổi. Mẹ mất sớm, nàng là chị cả cùng với cha phải châm lo quán xuyến gia đình với một đoàn, em gáí trai 4 đứa nhỏ dại. Cha nàng là một người nặng gánh gia đình, phải bảo bộc ông bàn, đâ nội già nua và hai người chú lêu lỏng tiêu pha hoang phí chỉ biết khẻ tiền và luồng lách tài sản do cha của nàng ngày đêm bương chảy làm ăn.


Gia đình nàng là Bắc Kỳ cũ: di cư vào Nam Việt Nam năm 1954, tạm cư ở Thủ Thiêm. Cha nàng mở một tiệm may nhỏ ở ấp Cây Bàng. Mẹ nàng - một người đànbà đẹp đầu đội khăn vấn, chít khăn mỏ quả, răng đen, mặc quần thâm đất, 100% Bắc Kỳ- buôn tảo bán tân phụ chồng nuôi nấng 5 con dại khờ. Bà có nét nữ lưu con nhà quan quyền, nề nếp nho phong theo đạo gia tô ở miền Bắc, bà bỏ gia đình mình để theo chồng vào Nam lập nghiệp.


Lúc nàng học đến lớp nhì thì gia đình di chuyển sang Sài Gòn. Cha nàng mở một tiệm may ở một căn phố mướn trên đường Trương Định gân sân Tao Đàn (thời Pháp gọi là vườn Peugeot). Gia đình lần trở nên phát đạt, cha nàn Căn phố mướn số 80 được mua đứt song song với việc sang một sạp vãi và một sạp bán kim chỉ ngoài chợ Bến Thành Sài Gòn, dẹp tiệm may. Bất hạnh thay, mẹ nàng lại qua đời quá nhanh sau khi bi xẩy thay và xuất huyết quá nhiều. Bà chết trẻ, không kịp hưởng giàu sang và để lại 5 con thơ dại cho người chồng chung thủy, đa đoan, đơn chiết.


Một tuần lễ sau ngày gặp gỡ đó, Hầu rời bỏ Sài Gòn trở về Nam Vang (Pnompen-Cambodge, nay là Kampuchea) sống với gia đình cha mẹ cùng anh chị em đang ở bên đó và TL cũng bắt đầu ghé ngang quán hàng kim chỉ hiệu Kim Thành sát cửa Đông chợ Bến Thành sau mối chiều tan sở đi làm về hoặc vào những buổi trưa thứ bảy hay chúa nhật lựa những giờ cha của nàng vắng mặt về nhà nghĩ trưa ở số 80 đường Trương Định. Cứ thế kéo dài được vài ba tháng đê tình trong như đã mặt ngoài còn e giữa nàng và TL để rồi vào một buổi trưa chúa nhật trời trong đó, TL đã len lén chèn vào trong tờ tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn của nàng đang đọc một trang giấy nhỏ với một hàng chũ ngắn gọn: “TL THƯƠNG LIÊN..."


̣(Còn tiếp)