Register
Page 6 of 19 FirstFirst ... 4567816 ... LastLast
Results 51 to 60 of 189
  1. #51
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)

    *Lăng tẩm của Hoàng Đế và Hoàng Hậu Gia Long

    Để tham quan lăng mộ của Gia Long, vợ chồng TL đi theo con đường dài hơn 15 cây số bằng 2 chiếc xích lô đạp, đến một bến đò trên một nhánh nhỏ của con sông Hương để đến lăng mộ. Một bác phu xe ở lại trên bờ bên nầy để giữ 2 chiếc xích lô còn một bác phu xe theo vợ chồng TL lên đò sang bờ sông bên kia rồi cùng nhau đi bộ đến lăng mộ của vua và hoàng hậu Gia Long.

    Từ bờ sông một con đường râm mát với những cây thông có tán lá xanh tạo ra một bầu không khí mát mẻ và yên bình. Hai cột trụ uy nghi thông báo lối vào ngôi mộ.

    Toàn bộ lăng mộ vua Gia Long được chia làm 3 phần:

    - Ở giữa là lăng mộ vua và hoàng hậu Thừa Thiên. Đây là nơi chôn cất đôi, biểu tượng của hạnh phúc và thủy chung.

    - Bên phải là khu vực thờ cúng với đền Minh Thành, dành riêng cho việc thờ Cúng Hoàng đế và Đệ nhất hoàng hậu. Theo lời bác phu xe hướng dẩn thì trước đây, cũng có một số đồ thờ cúng liên quan đến việc khai thác chiến tranh của Gia Long.

    - Bên trái là là một tấm bia lớn tôn vinh công trạng của vua Gia Long.

    Ngoài ra còn có lăng mộ của vợ thứ 2 của chúa Hiền Vương Phúc Tân, lăng mộ của vợ chúa Nguyên Phúc Trần, lăng mộ của vợ thứ 2 của chúa Phúc Luân, mẹ của Gia Long và lăng mộ Thiên Thọ Hữu, của Hoàng hậu Thuận Thiên, mẹ của Minh Mang.

    Chúng tôi đi vào tận bên trong hai ngôi mộ song táng của hoàng đế Gia Long với hoàng hoàng hậu kề cận nhau: tiêu điều, hoang sơ, bỏ phế, trầy trốc, rêu phong đen ố, nhang khói rụi tàng gây xúc động ngặm ngùi không ít cho những người đang viếng thăm nhưng hình ảnh hai ngôi mộ nằm kề cận bên nhau cũng khiến cho TL phải quay sang ôm ghì và nhìn vợ mỉm cười: Kia là biểu tượng quá đẹp của tình nghĩa mặn nồng vợ chồng vĩ đại muôn thuở, thủy chung sống thác có nhau của một đôi uyên ương vương giả mà chỉ thấy có trên đất nước Việt Nam mà thôi và có lẽ không thấy có trên một quốc gia nào khác trên thế giới. Tự dưng cảm thương vô vàng chi lạ !


    [IMG][/IMG]

    Sáng hôm sau, vợ chông TL lên xe lửa trở về Sài Gòn.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 02-02-2021 at 10:05 PM.

  2. #52
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)

    PHẦN II

    CUỘC ĐỜI BA CHÌM, BẢY NỔI: LÊN VOI RỒI XUỐNG CHÓ




    *LÊN VOI


    - Tháng 7 năm 195́́8, TL thi đỗ bằng tú tài phần nhất và trúng tuyển kỳ thi thư ký chánh ngạch Ngân Khố tập sự.


    - Cuộc sống vợ chồng son của TL với Ba-Mẹ ở Thủ Thiêm êm đềm hạnh phúc. Mẹ chồng thương đứa con dâu “Bắc Kỳ” còn hơn con gái ruột nhất là sau khi nàng hạ sinh ra đứa con trai đầu lòng cháu nội cho ba mẹ chồng. Vợ của người anh trai TL cũng là Bắc Kỳ nhưng lại không được lòng bà Sáu Nhâm (Mẹ TL)

    - Ngược lại, bố vợ Bắc Kỳ của TL hình như vẫn còn chưa chấp nhận thật lòng thằng con rể Nam kỳ nhà quê Thủ Thiêm nghèo nứt đỗ vách nhưng vẫn cứ cho con gái hai chỉ vàng mua một căn nhà ọp ẹp lợp tôn, chung vách ván với hai căn nhà kề cận ờ hẽm số 129 đường Trần Bình Trọng, Quận 5 Chợ Lớn.


    - Cuộc sống một vợ 3 con với số lương ba cọc ba đồng.


    - * TÚ TÀI II.


    Thi rớt 3 năm liền.


    - Năm 1962, thi đậu tú tài phần hai ban C và nhờ vậy được thăng ngạch tham sự, một tham sự thật trẻ và giỏi của Tổng Nha Ngân Khố: ông phán bắt đầu gật gù cười chúm chím suốt ngày, bà phán như ngất ngư sai rượu vì danh vọng của đứa con trai út.


    - Ghi danh đại học Luật Khoa.


    * ĐI LÍNH


    - 1963 Nhập ngũ: Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.


    - Sai biệt lương bổng;


    - Trung Đoàn Biệt Lập 48 bộ binh Tân Uyên Chiến Khu D.
    ;
    - Đậu chứng chỉ I Cử Nhân Luật.- Thăng trật, thêm lương.


    - Đậu chứng chỉ II Cử Nhân Luật.- Thăng trật, thêm lương. Sai biệt lương bổng.


    - 1964: đậu chứng chỉ III Cử Nhân Luật. - Thăng trật, thêm lương. Sai biệt lương bổng.


    - 1965: thuyên chuyển về ĐĐ 11 Lựa Thương- Thủ Đức:


    - Bất Hảo: một chỉ huy trưởng ma giáo, kỳ thị, ganh tỵ, luôn luôn muốn đưa TL ra các vùng sâu vùng xa để chiến đấu thay vì ngồi làm việc văn phòng ở Thủ Đức.


    - Giữa năm 1968- Về CC70 Tồn Trữ Y Dược và Y Cụ chờ ngày du học Hoa Kỳ- Thăng cấp Trung Úy.


    - November năm 1968 : du học Hoa Kỳ.


    - Cuối năm 1969 trở về CC70 TTYD


    - 1970 đậu chứng chỉ IV Cử Nhân Luật : tức Văn Bằng Cử Nhân Luật Khoa- Cãi ngạch Giám Sự Ngân Khố (Ngạch A), thêm lương. Sai biệt lương bổng. Tương đương bậc lương trung tá quân đội.


    - 1971 : Cao Học Luật Khoa I : thăng trật Giám Sự NK Thượng Hạng hạng 5.



    - - 1972: Cao Học Luật Khoa II: thăng trật GSNK Thượng Hạng hạng 4.


    - GS Vũ Văn Mẫu: Bảo trợ Luận Án Tiến Sỹ Luật Khoa


    - GS Trần Văn Liêm: Hướng Dẫn làm Luận Án


    - - 1972: Biệt phái trở về Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn


    - - Trưởng Ban đặc trách trả tiền Trái Phiếu Cải Cách Điền Điạ.


    - TGĐNK: Lý Hoa: Một vị nữ TGĐ rất quy tắc và công bình, thanh liêm.


    - Trưởng Phòng Sai Áp và Án Phí.


    - Thanh Tra Ngân Khố: Một thanh tra quá trẻ trong số 6 thanh tra của toàn quốc.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 02-18-2021 at 05:12 AM.

  3. #53
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)


    • Cuộc sống danh vọng, sung túc: chức tước quyền uy, tiền bạc sung túc.



    • Cuộc sống tội lỗi, bội bạc, vong tình:


    - Giàu đổi bạn. những người bạn mới của TL là những kẻ tai to mặt lớn nơi quan trường và các công sở còn những đứa bạn ăn chơi, nhảy đầm thời tuổi trẻ thì TL gần như không còn nhớ đứa nào. Thoảng khi nào bất chợt có gặp lại thì cũng chỉ qua loa nhanh chóng rồi vội vã bước đi vì e sợ “tụi nó biết sẽ nhờ cậy xin xỏ”.

    - Sang lén vợ đi ngoại tình. Ngoại tình với ai?

    Với người đàn bà mà ngày trước khi TL còn kém cỏi thua xa về học vấn lẫn chức phận và tuổi tác: ngày đó, TL chỉ là một thư ký quèn còn người ắy là một phó đốc sự mới tốt nghiệp được chuyển đến tùng sự cùng một cơ quan của TL. Người ấy chưa bao giờ nghĩ tới chuyện yêu đương hi hữu với TL vì cách biệt quá xa và hơn thế nữa người ấy đã có chổng chức cao trọng vọng cùng với 3 con ngoan hiền học giỏi. Lúc đó TL chưa có vợ, chỉ yêu thềm nhớ trộm và người ấy cũng biết như thế. Sau khi TL học hảnh thành công, có chức phận, sở học của TL nay lại vượt mức so với người ấy, ngay từ khi TL còn trong quân ngủ thì chuyện ngoái tinh bắt đầu xảy ra và sau này vẫn tiếp sau khi TL được biệt phái về nhiệm sở dân sự cũ. Người đàn bà ấy chính là Minh Ngọc mà TL đã có dip đề cặp tới nơi phần viết phía trên trước đây. Sao lại có thể xảy ra chuyện tội lỗi như thế? Xin trả lời ngay: M.N xiêu lòng vì sự đeo đuổi bền bĩ và cũng là vì cảm kích ý chí vương lên để chinh phục của TL. M.N qua đời sau biến cố lịch sử 30-04-1975 vì ung thư tử cung, ít lâu sau khi TL học tập cãi tạo trở về: đám tang của M.N, các bạn đồng nghiệp với M.N đều đến đưa tiển ngoại trừ TL! Thật là bội bạc lại thêm cái thói vong tình, đáng nguyền rũa, trời khôngdung, đất không tha, đáng phải xuống hoả ngục!
    Trong bóng đêm dáng em hiện về
    Ôi! Xót xa đớn đau hồn tôi.
    Từ ngày ấy chúng mình chia phôi.
    Nơi hồng trần một mìnhh tôi lẽ bước!
    Xa, xa quá làm sao tôi tới được?
    Có khi nào em quay mắt lại tìm ai?
    Hay gửi gió theo mây một nụ cười đắm sai?
    Em đi trước để hồn tôi chết lịm!
    Ta yêu nhau ôi biết bao kỹ niệm
    Bao hẹn hò vẫn còn lẩn quấc dáng tiên nga.
    Sao người lại bỏ đi xa, không tiếc nuối mối tình ta?
    Bao lau nữa mới được cùng em chung đáy mộ?
    ̣(Còn tiếp)

  4. #54
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422
    *


    Tư ơi.
    Ngô thị Lú nè Tư.
    Bữa mô cũng chờ đọc hồi ký và những bài viết khác của Tư dán lên.

    Lóng rày long thể thế nào rồi, tư ?.
    Kỳ trước mém tưởng làm xui với người đất P, xứ úc. Rồi sau... đôi trẻ thấy quan san cách trở ngàn trùng, mà tình yêu lại chưa đủ lớn mạnh để chiến thắng tiền vé máy bay đi về thăm tía má đôi bên, chưa kể là... đổi chỗ làm cả hai đều lưỡng lự hổng muốn. Rồi hổng đứa nào chịu lùi một bước hết trọi, thành ngậm ngùi biệt ly trên đất mỹ. Con nít chừ chúng tính sao mình theo vậy chớ đâu có quyền gì.


    Chạy vô réo để Tư biết tin, chừ phải đi mần việc tiếp..
    Tư có liên lạc thường với PC của PNV không vậy ? Cho Lú gởi lời thăm mấy cô em bên bển.
    Mong Tư mọi điều an vui.
    Ngô thị nú nẫn.
    Make the long story... short !

  5. #55
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)

    *XUỐNG CHÓ:

    Ông bà ta đã thường giảng dạy rằng:

    Bạo phát bạo tàn/ Phát đạt lên quá nhanh thì tàn lụi cũng càng tới mau!”

    Hoàng Thiên hữu nhản/ Ông trời có con mắt.”

    “Thiên nhỡn phi dao: Mắt trời chẳng xa, mắt thần khôn giấu, lưới trời khôn dung «
    (Nhị độ mai truyện)

    “Thiện giả thiện lai /làm điều thiện sẽ có điều thiện đáp lại.”

    Ác giả ác báo/ làm điều ác sẽ gặp phải điều ác.”

    Quả báo nhãn tiền/ Hậu quả ra sao sẽ nhận được tức thởi ngay trước mắt.” Nhãn tiền là ngay trước mắt. Đoạn trường tân thanh của văn hào Nguyễn Du có câu: “Làm cho trông thấy nhãn tiền, cho người thăm ván bán thuyền biết tay.

    “Bạo phát bạo tàng” :

    Trở nên giàu sang vinh hiển quá nhanh chóng bất ngờ Bạo phát. Theo ý nầy thì chữ bạo cũng chứa đựng rất nhiều nghiã xấu như: hung dữ, tàn ác, bất lương, trộm cướp, lường gạt, đầu cơ tích trử, phe phái, lòn cúi, tham ô, nhũng lạm, mua quan, bán chức..v.v...Bạo tàng: tàng lụi, phá sản một cách nhanh chóng, đau khổ...

    TL có rơi vào những trường hợp vừa kể ra như trên hay không?

    Trời ơi, TL sinh ra đời là một kẻ cùng đinh, cha mẹ nghèo khó không có của nỗi của chìm bất nhân, bất chính để lại và vì thế mình phải tự lực cánh sinh từ năm 15-16 tuổi, học hành thì ì à, ì ạch cho đến hết chương trình trung học. Khi thi đậu được mãnh bằng Trung học đệ nhất cấp Việt Nam và Brevet premier cycle Pháp cùng một lúc khi vừa mới lên lớp đệ ngũ trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký (thường gọi là thi nhảy lớp), TL phải thôi ngay việc học để đi làm kiếm tiền: ba của TL về hưu non vì bị bệnh lao phổi; đang ở trong cư xá của cơ quan, ba, mẹ, anh Năm và TL phải dọn về Xóm Dưới Thủ Thiêm.

    Thư ký phù động” hay nôm na là Thư ký nổi trôi, bị sa thải lúc nào cũng không biết, với lương tháng ba cọc ba đồng là 1,500$ đồng bạc Việt Nam. Nhưng đó chính là nghề công chức đầu tiên của TL, một loại công chức không có hạng, tương lai bắp bênh như lục bình trôi sông, kém xa một thư ký công nhật cùng thời, nếu bị sa thải thì chỉ còn có nước chờ ngày lên đường nhập ngũ vào trường hạ sĩ quan (nhờ có bằng Trung Học đệ nhất cấp) bộ binh Đồng Đế/ Nha Trang của quân đội Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam phía dưới vĩ tuyến thứ 17.
    Tháng 7 năm 1958, TL thi đỗ bằng tú tài I và trúng tuyển kỳ thi thư ký chánh ngạch Ngân Khố tập sự. Nghề nghiệp ổn định không còn phải lo sợ mất việc và không phải đi quân dịch “binh nhì” hay hạ sĩ quan “trung sĩ”. TL lại đi chơi nhiều hơn xưa nhưng vẫn ghi tên học lớp luyện thi Tú tài II vào buổi tối.

    Lương tiền khá hơn nhưng cũng chưa đủ để tự lực cánh sinh, phải tiếp tục ăn bám vào tiền bạc hưu trí cơm canh mắm rau của ba mẹ còn tiền đi làm lãnh lương thì du hí phòng trà ca nhạc, vũ trường nhảy nhót gần như là suốt ngày, suốt tháng ngoại trừ vài ba đêm phải đi học lớp luyện thi tú tài do Hội Văn Hóa Bình Dân Giáo Dục của chính phủ bảo trợ và tổ chức cho những ai bận bịu không rảnh rang hoặc phảỉ đi làm suốt ngày quần quật nặng nhọc để kiếm sống. Đã thế, lúc nầy TL còn vướng bận vào một cuộc tình bất đắc dĩ nhưng càng ngày lại trở thành sâu đậm với người con gái "Bắc Kỳ"”cùng chung trong một cư xá ngày trước khi Ba của TL chưa về hưu non. Nàng tên Hương.

    TL quen với Hương ngày nàng từ Đà Lạt xuống Sài Gòn về ở chung với vợ chồng người chị trong cư xá Ngân Khố . Hương lớn hơn TL hai tuổi. Anh rể của Hương là một tham sự giữ chức chánh sự vụ sở nhân viên Nha Tổng Ngân Khố. TL được vào làm việc ở đây một phần cũng là nhờ người anh rể của Hương ghé mắt nâng điểm trong kỳ thi tuyển vì gia đình TL và gia đình ông Tham ở cùng chung trong cư xá Ngân Khố . Hương cũng là một công chức hạng thấp giống như tại ngân hàng quốc gia. TL biết được Hương thương mình khi Hương xé nát một mãnh thư nhỏ và tấm hình của một người bạn gái lai Tây làm chiêu đãi viên tại phòng tra ca nhạc Trền Văn Lý mà TL cất giữ trong cái ví bằng da . Tình yêu giữa TL và Hương không được gia đình Hương chấp nhận vì vấn đề môn đăng hộ đối. Rồi họ chia cắt hai người bằng cách đưa Hương trở về Đà Lạt làm việc ở ty Ngân Khố trên đó và cứ đến mỗi trưa thứ sáu hằng tuần, TL lén bỏ việc về sớm để ù chạy ra bến xe đò Sài Gòn-Đà Lạt cho kịp chuyến xe cuối cùng lên Đà Lạt gặp Hương.

    Giáng sinh năm 1958, Hương đã ở suốt đêm với TL giữa trời lạnh giá buốt trên ngọn đồi kỵ mã gần hồ Xuân Hương và đó là mối tình đầu của TL khi vừa mới bước vào trường đời để kiếm sống. Một tuần lễ sau, mẹ của Hương xuống Sài Gòn. TL năn nỉ bà phán qua nhà ông bà tham để gặp mẹ của Hương xin dạm hỏi nhưng người chị của Hương đã tiếp đón bà phán một cách hời hợt rồi thẳng thừng từ chối không cho bà phán gặp mẹ của Hương. Trở về nhà, bà phán buồn tũi vô hạn. Gặp TL, bà phán vừa giận vừa thương con khiến cho nước mắt bà tuông trào: chỉ vì mình nghèo mà con không cưới được vợ! TL ôm bà vào lòng giọng khẩn thiết:

    "Con lại mẹ, xin đừng buồn giận con chi cho tổn sức. Con dại dột không biết tự lượng thân phận thấp kém của mình khiến cho mẹ phải liên lụy xấu hổ. Con thật là kẻ bất hiếu, mong mẹ thương mà bỏ qua cho. Mẹ buồn sầu con đau sót lắm.” . . ."

    Bà phán ghì cứng con mình vào lòng. Bà thấy thương con vô bờ bến. Bà biết TL đang đau, con tim của TL bị rướm máu nhưng đang cắn răng đè nén để cho mẹ khỏi sầu bi vì bị nhục nhã, khinh khi. Bà phán thổn thức:

    "Con còn trẻ, thiếu gì người khác đẹp hơn con em của ho. Họ chê con nghèo, họ trề môi vì con chưa có chức phận, họ bảo con đèo bồng muốn trèo cao . . .Nhưng mẹ biết chắc rằng con sẽ hơn họ gắp ngàn lần. Chỉ cần con có chí đừng thất vọng buông trôi. Thương mẹ, thương ba, con phải tiến và tiến xa hơn người ta mới được. Mẹ nhất định phải sống để nhìn thấy con thành đạt, để thấy người ta ân hận hối tiếc!"

    TL lại đi chơi nhiều hơn xưa.

    (Còn tiếp)

  6. #56
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)

    Người ngoài không biết sẽ kết tội TL là đứa con trai hoang đàng hư đốn và sẽ đánh dấu hỏi: “Vì sao TL lại như thế?”


    Phải nói rằng, sự ăn chơi phóng túng, phòng trà, nhảy nhót của TL khởi phát kể từ khi TL rời khỏi trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký tức là sau khi TL thi đậu cả hai bằng trung học đệ nhất cấp của Việt Nam và Brevet Premier Cycle của Pháp mặc dù lúc đó TL chỉ mới học đến lớp đệ ngũ của trưởng trung học công lập thời danh nầy. Ngày đó, TL không thể xin đặc cách nhảy lớp đệ tứ để lên lớp đệ tam của trường nầy để tiếp tục sự học và cũng vì muốn đốt giai đoạn cắt ngắn thời biểu học hành cho nên mới bỏ trường công lập ra ngoài đóng tiền ghi danh học ngay lớp luyện thi tú tài I tại tư thục Phan Quốc Quân trên đường Cô Bắc Sài Gòn, không phải kinh qua một năm học lớp đệ tam, thường gọi là học nhảy lớp. Cũng trong thời điểm nầy, ông phán bố của TL, lại bị lao phổi phải nghĩ dưỡng bệnh dài hạng hưởng lương nhưng không biết sẽ bị cho về hưu trí non bất cứ lúc nào, cho nên nhân dịp cơ quan đang tuyển dụng hạng thư ký phù động bố mới giục TL điền đơn dự tuyển và được tuyển dụng cho nên TL bắt đầu trở thành công chức bất đắc dĩ hạng cá kèo (hạng thấp kém tột cùng), vừa đi làm, vừa đi học thêm vào những ngảy cuối tuần và những ngày lễ nghĩ của chính phủ.


    “Sự nghiệp nhảy nhót, phòng trà” của TL là do mấy đứa bạn trai cùng lớp ở tư thục Phan Quốc Quân khuyến dụ và huấn luyện. Khởi đầu cả bọn năm, sáu đứa hợp nhau lại mỗi tối trước sân một hội quán ái hửu tương tế bỏ hoang của người Tàu nơi một gốc ngã tư đường Cô Bắc để cùng nhau rèn luyện những bước nhảy vụng về loạn choạn đầu tiên do một thầy trẻ hướng dẫn có bí danh là Thủy Cao Su vì Thủy có đôi chân dẽo nhẹo như cao su, hết sức sành sõi và đẹp mắt. Kế đến , Thủy đưa anh em đến các phòng trà “nghiệp dư ban ngày” chuyên môn bán trà đá, có nhạc thu băng hay quay đỉa, tức là không có ban nhạc sống, nhưng cũng có sàn nhảy; nếu có bạn gái thì mang theo, nếu không, thì cũng có một số “gái nhảy không chuyên” sở tại phục dịch nhưng khách nhảy đầm phải trả tiền trà đá cho các cô nàng ca-ve nghiệp dư này, trung bình một ly trà đá là 2 bản nhạc liên tục. Ít lâu sau, TL và cả bọn đóng đô tại một vũ trường bình dân ban ngày có ban nhạc sống người Hoa trên đường Tổng Đốc Phương-Chợ Lớn, vũ trường Lệ Uyển. Lần lần, nhóm của TL chỉ còn có 4 đứa gọi là “hạp nhau hơn” so với mấy đứa kia: TL, Tâm, Gấm và Chúc. Tâm và Gấm sau nầy là hai chàng rể phụ khi TL cưới vợ.


    Có những điều khó quên như sau:


    - TL là kẻ học nhanh, nhảy đầm giỏi hơn hết trong bọn: gần như ngang ngửa với Thủy Cao Su: tất cả mọi kiểu khiêu vũ đều sành sõi. Ngược lại và so với TL thì Tâm, Gấm, Chúc thì rất sợ Valse , Swing nhưng “tụi nó"”lại rất thích các điệu Rumba, Cha-Cha-Cha, Mambo, Passodoble và Slow chậm "thường gọi là “Sì-lô hạ cánh"vì trong điệu nhảy nầy chàng trai ôm ghì chặt cô gái để dìu nhau lê lết tình tứ trên sàn nhảy dưới ánh đèn ảo mờ nhân ảnh.


    - Tâm là kẻ đi nhảy thường xuyên cùng chung với TL: Tâm cặp bồ với một ca-ve Bắc Kỳ có tên là Dung còn TL thì lại rất nhiều cảm tình với một ca-ve cũng gốc Bắc Kỳ có tên là Liên Hương cho nên bất cứ lúc nào vào tiệm nhảy thì Tâm gọi Dung còn TL thì gọi Liên Hương đến ngồi bàn cho đến khi tiệm đóng cửa thì cả 4 chở nhau đi ăn mì cháo khuya nhưng rồi nhà ai người nấy về, không sơ muối thêm gì cả. Ôi sao mà trong sạch một cách anh hùng cao thượng và “ngu quá mức” như vậy hay sao? Đã có lần Liên Hương rủ rê TL đi phòng ngủ bằng cách nói lái một cách bóng gió: “Sau khi tiệm nhảy hết giờ đóng cửa, chúng mình đi "thu đạm” nghe anh Tư. TL ngơ ngáo hỏi lại “Đi thu đạm là đi đâu? "Nghe hỏi, Liên Hương nhìn TL cười ngất rồi bảo rằng: "Sao mà ...ngu thế!”


    - Thực sự mà nói, thời đó, nếu Liên Hương bớt đi một chút cái cung cách lăn lộn, giang hồ, gái gọi của mình thì có lẽ cô ấy đã là vợ của TL mất rồi. Cũng là một trong những cái may mắn trong cuộc đời của TL.


    Như vậy, TL có phải là đứa con trai hư đốn? Đúng, nhưng là vì tuổi trẻ ham vui chứ không giống như những trường hợp bỏ nhà đi bụi đời hoang đàng, đầu trộm, đuôi cướp, móc túi hay cờ bạc, rượu chè say sưa, nghiện ngập ma túy, xì ke và nhất là, vào lúc đó, TL chưa từng có một hành vi hay tư tưởng nào gọi là ác độc, vô nhân.

    *Bạo phát?


    TL có trở nên vinh hiển, trọng vọng bằng sự trì chí, kiên nhẩn, học hành dài lâu chứ không phải là bạo phát bất ngờ bằng những phương cách xấu xa hung ác, bất lương, trộm cướp, lường gạt, đầu cơ tích trử, phe phái, lòn cúi, tham ô, nhũng lạm, mua quan, bán chức..v.v...?


    *Bạo tàng?

    Công danh, sự nghiệp của TL bị tàng lụi, phá sản một cách nhanh chóng, đau thương! Vì sao? Chính là vì thời thế “thế thì phải thế”. Ông bà ta có nói “thời thế tạo anh hùng”, nhưng thời thế ở đây không tạo ra anh hùng TL nhưng ngược lại thời thế đã biến đổi TL từ đỉnh điểm cao trọng xuống thành ăn mày cùng đinh và tội tù cùng khốn! Vậy thời thế đó là gì? Xảy ra ở đâu? Đó là biến cố lịch sử ngày 30 tháng 04 năm 1975 và nó xảy ra ngay ở Sài Gòn.


    Nói tóm lại: TL không có bạo phát nhưng có bạo tàng, nhưng là bị cưởng bức bạo tàng. Như vậy câu nói “Bạo phát, bạo tàng”của ông bà ta chắc là phải xét lại chăng?

    *30 tháng 04 1975


    (còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-16-2021 at 10:41 AM.

  7. #57
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)


    MÙA XUÂN 1975: Không thấy chim ém đưa thoi


    Đầu Xuân chim én đi hoang


    Bình Long bỏ ngõ, Phước Long điêu tàng.

    MIỀN NAM DÂN CHÚNG NGỠ NGÀNG:

    ĐẦU XUÂN BẢO TỐ ỤP TRÀN TÂY NGUYÊN,

    Quan, quân nhốn nháo,
    Dân tình lao đao.
    Phải rút chạy mau,
    Kẽọ mà không kịp.
    SÀI – GÒN thiêm thiếp
    Giấc mộng yên bình
    Mùa Xuân thức dậy, thấy mình trắng tay!

    *
    1- Cuối tháng 12 dl/1974đầu tháng 01 dl 1975: Phước Long thất thủ

    Tỉnh Phước Long nằm về hướng Đông Bắc của Sài Gòn. Quốc lộ 13 chạy về phía Bắc để đi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát và ngả ba quận Chơn Thành.

    Từ ngả ba quận Chơn Thành nếu rẽ về phía phải để đi Đồng Xoài, Phước Bình, Phước Long, rồi và từ Đồng Xoài có ngả rẽ để đi Bù Đăng và Ban Mê Thuột.

    Từ ngả ba Chơn Thành chạy thẳng thì sẽ đến An Lộc, Bình Long, Lộc Ninh. Gần biên giới Việt Miên có ngã ba xã Lộc Tấn. Từ ngả ba nầy nếu chạy thẳ̉ng thì sẽ vượt qua biên giới và tới thị trấn Snuol của Campuchia; rẽ phải thì qua Bù Đóp (Bố Đức), và đi tiếp tới sẽ đến quận lỵ Phước Bình rồi quẹo trái sẽ đi đến tỉnh lỵ Phước Long. Vùng biên giới Việt Miên nầy nằm trong địa bàn của hai tỉnh Bình Long và Phước Long với những đồn điền cao su trải dài nối tiếp như: đồn điền Michelin Dầu Tiếng, đồn điền Đất Đỏ Hớn Quản, Lộc Ninh v.v...

    Phước Long là một tỉnh lỵ mới được thành lập từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ở về phía Đông-Bắc và cách Sài Gòn khoảng 120km, cách quận lỵ Phước Bình 8 cây số và gần núi Bà Rá. Đây là môt vùng rừng xanh đất đỏ sương lam chướng khí rừng thiêng nước độc, sốt rét rừng. . .Thời Pháp thuộc, những tù nhân hình sự đầu trộm, đuôi cướp, hiếp dâm, hoặc lảnh án khổ sai chung thân ...bị đưa lên Bà Rá tức là bị đày đi ông Yệm/Bà Rá thì coi như không còn có thể sống sót để trở về với cuộc đời thường.

    Tình hình chiến sự tỉnh Phước Long lúc đó rất là căng thẳng, bị áp lực rất nặng vì kề cận mật khu Bù Gia Mập của CSVN ởphía Đông Bắc núi Bà Rá. Mật khu của CSVN nằm bên kia biên giới Việt Miên rất là an toàn vì quân lực VNCH cũng như Hoa Kỳ không có quền tự tiện xâm phạm vào lảnh thổ của Miên. Nhưng trái lại thì quân CSVN từ miền Bắc lợi dụng thế trung của Miên và Lào để làm hành lang xâm nhập qua đường mòn dọc dãy núi Trường Sơn để xây dựng những mật khu an toàn của họ ở bên kia biên giới, chờ đợi thời cơ xâm nhập đánh phá miền Nam của chính quyền VNCH. tha hương: Trận đánh đồn Phước Quả ( Nguồn: tha hương: Trận đánh đồn Phước Quả (lyhuong-rachgia.blogspot.com)

    Ngày 12 tháng 12 năm 1974, Quân đoàn 4 bộ đội CSBV phát động chiến dịch tiến công Phước Long nhằm đạt được ba mục tiêu chính.

    Thứ nhất, CSBV muốn kiểm tra phản ứng của Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có thực sự giữ lời hứa trả đũa quân sự đối với Miền Bắc Việt Nam hay không.

    Thứ hai, muốn kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của QLVNCH.

    Thứ ba, CSBV muốn giải quyết các vấn đề hậu cần của họ một lần cho xong, bằng cách chiếm đóng Phước Long và các tuyến giao thông quan trọng xung quanh Phước Long.

    Chiến dịch đánh chiếm Phước Long của CSBV là một thành công vô cùng to lớn, bởi vì sự sụp đổ của Phước Long cho thấy sự tham gia của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam đã thực sự kết thúc, đặc biệt là khi Quốc hội Hoa Kỳ liên tục bỏ phiếu chống lại viện trợ bổ sung cho chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam. Về mặt quân sự, chiến thắng Phước Long cũng cho phép bộ đội CS miền Bắc Việt Nam mở rộng các tuyến đường hậu cần từ Tây Nguyên của Miền Nam Việt Nam đến Đồng bằng sông Cửu Long, gây áp lực rất lớn lên QLVNCH.

    Nhiều nỗ lực phản công hoặc cứu trợ được dự tính bởi miền Nam Việt Nam đã bị hủy diệt bởi hàng ngàn người tị nạn đã xuống đường để thoát khỏi cuộc chiến. quân lính đào ngũ của các đơn vị QLVNCH trở nên thường xuyên, và trở thành phổ biến trầm trọng khi cuộc tấn công của bộ đội CSBV tiếp tục, không phải chỉ xảy ra trong số các lực lượng Bảo An, Dân Vệ, mà cũng xảy ra ngay trong số các đơn vị quân đội chính quy cùa QLVNCH.

    Cuộc chiến xung quanh Phước Long tiếp tục cho đến ngày 6 tháng 1 năm 1975, sau đó thị trấn trở thành thủ phủ tỉnh đầu tiên của VNCH bị CSBVchiếm giữ vĩnh viễn. Quan trọng hơn đối với CSBV là sự thờ ơ rõ ràng mà Hoa Kỳ đối với sự mất mát này và đó chính là một đòn tâm lý rất nghiêm trọng cho chính quyền và cho tinh thần người dân miền Nam: Hoa Kỳ đã và đang bỏ rơi VNCH và nhân dân miền Nam Việt Nam. ( Nguồn:1975 Spring Offensive - Wikipedia)

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-23-2021 at 10:22 AM.

  8. #58
    (Tiẻ́p theo kỳ trước)



    Tin tức về sự sụp đổ của Phước Long đã đến Hội nghị toàn thể thứ hai mươi ba của bộ Chính trị Trung Ương đảng CSBV và cơ quan tối cao nầy của CSBV lập tức ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu bộ đội CSBV xây dựng một kế hoạch tấn công tiếp theo. Họ nhận định và tin tưởng răng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp trở lại vào cuộc chiến ở miền Nam. Họ cũng tin tưởng xác quyết rằng sự yếu kém của hệ thống phòng thủ của Quân lực VNCH đã bị phơi bày rõ rệt, đồng thời, CSBV cũng đã có được một thành quả quan trọng không kém trong việc mưu tìm một giải pháp để chi viện người và súng óng đạn dược cho CS Việt Nam ở miền Nam - gọi tắt là Việt Cộng/VC- ẩn mình dưới tên gọi là MTDTGPMN.


    Hai kế hoạc tấn công tiếp theo trận Phước Long là kế hoạch tiếp theo của Bộ Chính Trị Trung Ương đảng CSBV để lấn chiếm thêm lãnh thổ VNCH:


    1/ Trại Đức Lập ở phía Tây-Nam và cách tỉnh thành Buôn Ma Thuột 67 km và cách biên giới Kampuchea khoản14 km, hiện do Biệt Động Quân của QLVNCH đóng giữ.


    2/ Đánh chiếm thành tỉnh Buôn Ma Thuột. Kế hoạch thứ hai đánh chiếm Buôn Ma Thuột được hai đảng viên cao cấp trong Bộ Chính Trị Trung Ương đảng CSBV lựa chọn, và tướng CS Văn Tiến Dũng được cử lả tư lệnh chỉ huy trong chiến dịch tấn công mới được mang tên bí mật là Chiến dịch 275 tức là Chiên Dịch Tây Mguyên từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975. ̣(Nguôn:1975 Spring Offensive - WikipediaChiến dịch Tây Nguyên – Wikipedia tiếng Việt)

    Giữa tháng 2 năm 1975, Tổng thống VNCH triệu tập phiên họp các tướng lĩnh tại Dinh Độc lập để soát xét việc thực thi Kế hoạch quân sự từ háng 12 năm 1974 và nghe phòng Nhị của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH uớc định tình trạng tình báo về mưu tính hoạt động của CSVN trong mùa Xuân năm 1975 trong đó Quân khu II của VNCH sẽ là trọng điểm.

    Ngay sau Hội nghị, Thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn II trở về Pleiku và tức khắc triệu tập chỉ huy trưởng các đơn vị và các tiểu khu quân sự dưới quyền tìm phương hướng đối phó rồi đưa ra quyết định:

    Quân CS sẽ tiến chiếm Pleku-Kontum làm điểm chính rồi từ đó tiếp tục tiến chiếm các mục tiêu khác. Do đó cần tăng cường phòng thủ Pleku-Kontum . Ban – Mê Thuột (Buôn Ma Thuột) có thể bị tấn kích nhưng chỉ là "diện", chưa cần tăng thêm lực lượng để phòng thủ.( Nguồn:Chiến dịch Tây Nguyên – Wikipedia tiếng Việt)

    * Sự sụp đổ của Buôn Ma Thuột

    Trận Buôn Ma Thuột bắt đầu vào ngày 10 tháng 3 năm 1975. Khởi đầu là những đợt pháo kích dữ dội một cuộc bắn phá pháo binh dữ dội của quân CS rồi nhanh chống biển người bộ đội của họ tiến vào thành phố và chiếm giữ kho đạn dược. Vào buổi tối cùng ngay, bộ đội CS được tăng cường gắp đôi tấn công vào trung tâm thành phố. Toàn thị xã Buôn Ma Thuột được “CSVN giải phóng”vào ngày 11-3-1975.

    Ba ngày sau đó, 13 tháng 3 năm1975, VNCH mới đưa quân lên tiếp cứu Buôn Ma Thuột.

    Đoàn quân tiếp cứu của VNCH bị một sư đoàn tham chiến của CSVN (VC) đón đánh tan rả ở quận Phước An cách Buôn Ma Thuột 32 km về phía đông cho nên phải rút lui ra khỏi Phước An, rút lui trên cùng một con đường của hàng ngàn đồng bào đang chạy trốn trước khỏi vùng Tây nguyên trước khi CSVN (VC) tới.

    Ngày 14-3-1975, VNCH quyết định rút hết quân binh của QLVNCH ra khỏi Pleiku và Kontum.

    Cuộc rút quân nầy đã biến thành cuộc tháo chạy hỗn loạn.

    Ngày 24-3-1975, cả một vùng chiến lược Tây Nguyên rộng lớn, quan trọng đã được (!) CSVN giải phóng.

    Toàn bộ Tây Nguyên sau đó nằm dưới sự kiểm soát của CSVN.
    (Nguồn: 1975 Spring Offensive - Wikipedia)
    (Nguồn: Battle of Ban Me Thuot - Wikipedia)

    (CÒN TIẾP)

  9. #59
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Lên Voi, Xuống Chó : Bắt đầu tuột khỏi lưng Voi

    Vào thời điểm toàn miền Tây Nguyên thất thủ rơi vào quyền kìm tỏa của CSBV thì người miền Nam nói chung và tại Sài Gòn nói riêng, dân chúng cảm thấy như mình đang sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng ngay sau khi được nghe từ miệng của những người dân “tị nạn VC” tháo chạy kể lại cảnh tượng hỗn loạn kinh hoàng của họ vì sự rút lui vô tội vạ của binh đội VNCH khỏi vùng Tây Nguyên, bỏ rơi không cần đếm xỉa gì tới dân tình nghèo, đói nhóc nheo không còn ai che chở!

    Vào hạ tuần tháng 03 năm 1975, một buổi hội khẩn trương toàn thể với 04 ủy nhiệm viên (ngang hàng với ngạch trật giám đốc), 07 thanh tra của ngành, cùng với nhiều chánh sự vụ chuyên môn tại cơ quan trung ương tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ Sài-Gòn, trong văn phòng làm việc rộng lớn của vị nữ Tổng Giám đốc (TGĐ).

    Sau khi thông báo tình trạng nguy ngập của miền Trung đang bị áp lực tiến công của CSBV, vị TGĐ thông báo rằng sẽ chuẩn bị di tản nhân viên và tiền bạc lưu trử tại những Ty nằm ở phía dưới vĩ tuyến thứ 17 bao gồm thêm các Ty ở Lâm Đồng, Đà Lạt về các vùng an toàn hơn, càng gần Sài Gòn nếu có khả năng. . . theo chỉ thị của cấp trên (cấp Bộ trưởng). Tổng Nha trung ương ở Sài Gòn sẽ cắt cử một số thừa ủy nhiệm của TGĐ ra ngay miền Trung bằng máy bay của hảng hàng không Việt Nam để trợ giúp, phối hợp, điều động, thực hiện kế hoạch di tản các Ty.

    Sau khi thông báo, TGĐ khẩn thiết cất tiếng hỏi: “Quý vị nào thấy có thể gánh vát công tác di tản nầy xin cho biết...? Tôi không muốn dùng quyền chỉ định vào lúc nầy... "

    Rồi TGĐ bồn chồn rảo mắt nhìn quanh, cả phòng hợp yêm thinh thít, co đầu rút cổ! 02 ông có tuổi trong số 03 Ủy nhiệm viên, 06 ông trong số 07 Thanh tra chưa già lắm, thuộc hạng sống lâu lên lão làng, và hầu hết các cấp Chánh sự vụ... Tất cả đều tai ngơ mắt điếc, cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại, thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ, đèn nhà ai nhà nấy sáng, mạnh ai nấy chạy. Kiến giả nhất phận (phận ai người nấy lo).

    TGĐ u buồn nhìn về phía TL.

    TL mĩm cười, rùn vai chán ngán rồi trìu mến nhìn vị nữ TGĐ rồi gật đầu đáp to: “Tôi xin tình nguyện...

    Cả phòng nghe rõ tiếng thở phào hối hả của người phụ nữ trung niên có chức phận cao nhất của cơ quan mình: “Trăm ngàn đa tạ ông thanh tra TL...

    Bỗng nhiên có tiếng hô to trong phòng hợp: “Có tôi nữa...”

    Đó là giọng nói của anh đệ tam Ủy nhiệm viên Ng.ng.T.

    Đôi mắt sáng rỡ cùng với nét cười đầy tin tưởng, TGĐ đứng lên dõng vạc tuyên bố:

    Tôi hết sức cảm kích với sự tình nguyện nhiệt tình của ông Ủy nhiệm viên Ng T...Cơ quan trung ương của chúng ta nay đã có được 2 vị thừa hành, năng động, tài cao, nhiều kinh nghiệm chuyên môn để điều phối kế hoạch di tản các Ty ở miền Trung.”

    Và như thế là chỉ có Ng.ng.T và TL tình nguyện làm anh hùng rơm, hay giống như dê cỏn buông sừng húc giậu thưa:

    1/ Ng.N.T đặc trách từ Quảng Trị xuống tới Nha Trang.

    2/ TL đặc trách từ Tuy Hòa vào tới Biên Hoà.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-29-2021 at 10:51 AM.

  10. #60
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Đầu tháng 04/1975, một ngày sau khi N.T bay ra Quảng Trị, TL cùng với một anh thư ký chánh ngạch ở trung ương được chọn và một thợ mở óng khóa người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn, cả ba đáp máy bay Hàng Không VN ra đến Tuy Hòa vào lúc xế trưa.

    Tại phi cảng Phú Hiệp (còn gọi là phi trường Đông Tác)/Tuy Hòa chưa bị tràn ngập dân chúng chạy trốn VC và TL thấy một quân nhân dong dỏng cao, trên đầu đội mủ ka-ki quân đội có gắng 2 ngôi sao, tay phải cầm một khúc gậy ngắn đang đi tới lui đi lui quan sát vòng rìa sân bay Tuy Hòa.

    TL và hai người trợ tá đi xe lam 03 bánh (Lambro) chở hành khách đến thẳng sở Ty. Cổng vào sở Ty đã được ngăn chận bằng một bộ ngựa sắt quấn kẽm gai và có 02 binh sĩ Bảo An đang đứng canh gác: Trưởng Ty đã rời bỏ nhiệm sở. Vào bên trong, việc đầu tiên là cho thợ mở óng khóa mở hai tủ sắt kiên cố lưu giữ tiền bạc thì thấy tróng rổng chỉ còn một mớ giấy bạc cũ rách và rất nhiều sổ lảnh tiền hưu bổng của dân chúng.

    Tại sao trong tủ sắt lại có nhiều sổ lảnh tiền hưư bổng của dân chúng? Qua kinh nghiệm của những lần đi thanh tra, TL biết đây là một cung cách làm việc hũ lậu của nhân viên thủ quỹ tại sở Ty: một hình thức ăn chận tiền hưu trí của dân chúng bằng cách cho ưu tiên lãnh tiền nhanh chóng theo định kỳ mà khỏi phải sắp hàng chờ đợi nhân viên bên trong Ty lập phiếu lãnh tiền: chỉ cần cho biết tên thì sổ sách hưu bổng sẽ được lôi ra ngay từ trong tủ sắt chứa đựng tiền của Ty sở và sẽ nhanh chóng được ưu tiên gọi ký tên lãnh tiền, khỏi phải mất công sức lưng đau, gối mỏi trong đám đông của các cụ ông, cụ bà tràn ngập đứng ngồi bên ngoài sân của Ty sở chờ đợi theo thứ tự kẻ đến trước, người tới sau!

    TL cũng được biết rẳng, những ngày trước đây Ty sở tại cũng phải đên đầu, nhứt óc đón nhận để giải thích tại sao không còn tiền trả lương cho binh sỹ chính quy VNCH và các lực lượng Bảo An, Cảnh sát an ninh, Dân vệ ở Tuy Hòa: vì tủ sắt không còn đồng nào, Ty sở tại phải chờ tiếp bạc từ trung ương, trưởng Ty đã đào nhiệm, thủ quỹ cũng vắng bóng, nhân viên nao núng làm việc cầm chừng...!

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-30-2021 at 05:00 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:06 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh