Hồi ký của Tư Lé (tiếp theo kỳ trước )


Ngày ba qua đời, tôi đang bị giam nhốt trần truồng, toànthân lở lói trong một căn ngục tối ở vùng Mỹ Tho. Khi tôi được tha về, mẹ kể rằngba chết không nhấm mắt vì trong gia đình còn thiếu thằng con út về vuốt mắt vàđể tang cho ba! Việc đầu tiên tôi làm sau khi được tha về tới Sài Gòn là ù ra bếnđò dưới ở bến cảng Sài Gòn về Thủ Thiêm, hối hả vào nghĩa địa "đấtthánh" rồi quỳ gụt xuống trước ngôi mộ của ba khóc rống vang dội như tiếngchó tru sủa nơi một vùng hoang địa vắng bóng người. Không phải chỉ khi ba sắpchết ba mới nhớ tới thằng con út. Mẹ kể rằng ba thường nhìn mẹ hỏi: "ThằngÚt đâu có làm gì ác đâu! Sao mấy ổng cứ nhốt nó hoài vậy ? Chừng nào nó mới về?"Những lúc như thế, mẹ biết ba đang nhớ thằng con "cưng" và cứ mỗi lầnbị ba cật vấn mẹ lại phải đặt điều "Nó đi làm xa!. Xa lắm . . .Chưa về được!"

Ba tuổi Sửu, mẹ tuổi Rồng, hạp hay không hạp? Chỉ biết ôngbà rất hay cãi cọ với nhau nhưng vẫn sống, vẫn đùm bọc, chia ngọt xẻ buồi trongnhững bước thăng trầm của cuộc sống.

Mẹ không đẹp lắm, hơi thấp một chút nhưng trong bộ áo ki mônô mẹ mặc ngồi xếp bằng trên nền thảm để chụp hình, với lọn tóc cuốn cao, trongmẹ y hệch như một người đàn bà Nhật Bản. Người ta có câu: Ăn cơm Tàu, ở nhàTây, lấy vợ Nhật. Mẹ không phải là người Nhật, mẹ là Mẹ Việt Nam nhưng mẹ khéonuôi con, chiều chồng, xây dựng gia tộc còn hay hơn là người vợ, người mẹ NhậtBản như người đời thường ca tụng. Mẹ bỏ Thủ Thiêm, theo chồng về Rạch Giá, sanh5 đứa con rồi lại theo chồng quay về Sài Gòn, mướn nhà ở Thủ Thiêm để ba đi đòmỗi ngày sang bờ sông bên kia làm việc ở Kho Bạc tọa lạc trên đường Charner(nay là đường Nguyễn Huệ).
Ba tôi thi rớt cuối khóa trường sư phạm? Tại sao thi rớt? Phảichăng vì bận biệu nhiều quá với mẹ tôi? Mẹ gặp Ba ở đâu? Những câu hỏi nầy nằm ởtrong tâm trí của tôi cho mãi đến sau nầy mới được chị Ba Thơ giải đáp như sau:

<<Lúc đó, Ba đã đi dạy học ở trường tư thục HuỳnhKhương Ninh ở Sài Gòn và Mẹ thì đi may cho một tiệm may người Pháp cũng ở SàiGòn. Cuối tuần, thường là buổi chiều thứ bảy, khi đi may về, Mẹ thường ra các sạpbán bông ở đường Charner ( sau nầy đổi gọi là Nguyễn Huệ; ngày trước đại lộ nầycó một dãy quán hàng bán bông ở giữa chạy suốt từ bờ sông Sài Gòn tới toà ĐôChính) để lựa mua bông huệ về chưng bàn thờ bên nhà bà ngoại ở Thủ Thiêm và nhờvậy Ba mới gặp Mẹ rồi đi theo tò tò và sau đó, một người bạn trai của Ba, giađình ở Thủ Thiêm có quen biết với gia đình của Mẹ, mới dắt Ba qua Thủ Thiêm giớithiệu để Ba lân la làm quen và nhờ vậy Ba Mẹ mới trở thành chồng vợ.>>

Còn chuyện Ba đã tốt nghiệp trường Sư Phạm hay chưa người viếtkhông biết nhưng thiễn nghĩ, Ba làm thầy giáo trường tư thục Huỳnh Khương Ninhcó lẽ nhờ Ba là cựu sinh viên trường Sư Phạm cho nên người ta mướn dạy học chứkhông phải vì Ba có bằng cấp sư phạm. Nếu Ba tốt nghiệp trường Sư Phạm với bằngđíp-lom (diploma) thì Ba đã được bổ dụng làm thầy giáo các trường công lập dochính quyền người Pháp thành lập.

Mẹ kể rằng, thời Ba Mẹ, nghề nào cũng bắp bênh, chỉ có đilàm công chức (tức là làm việc cho chính quyền) mới bền vững không sợ thất nghiệp,vì vậy khi có kỳ tuyển dụng công chức vào hai cơ quan chính quyền ở Sài Gòn lúcđó là Kho Bạc và Quan Thuế, Ba đã làm đơn xin dự thi tuyển gửi đến 2 cơ quanđó, và Ba thi đậu cả hai bên nhưng Ba chọn Kho Bạc để khởi đầu nghiệp kiếp côngchức sáng xách dù đi chiều chống dù về của Ba.

(còn tiếp)