Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 189

Hybrid View

  1. #1

    Những Bước Đi Cuối Đời tức "Hồi Ký Tư Lé"

    Xuân-Hạ-Thu-Đông

    Có thể ví hành trình cuộc đời của một nhân sinh trên trần thế này như là sự tới lui của 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông.

    Mỗi mùa chỉ xuất hiện một lần trong một năm. Mỗi lần xuất hiện như thế kéo dài ba tháng. Trong ba tháng đó biết bao nhiêu là ân tình, vô số vui buồn lẫn lộn, vô số lo toan tất bật, và cũng có nhiều hơn là chỉ có một khoảnh khắc quẩn trí trong mỗi chu kỳ ngắn ngủi ba tháng đó “muốn chết phức đi cho rồi !”

    Đã thực sự bước đi được bao nhiêu mùa Xuân ấm áp vui tươi? Đã thực sự khổ sở bực bội như thế nào để lướt qua nhiều mùa Hạ nóng sốt oi bức? Đã có bao nhiêu mùa Thu lá bay để làm thơ yêu đương nhung nhớ? Đã có bao niêu u buồn,ê chề, tang tóc, ảm đạm trong những ngày mùa Đông rét mướt co ro và cô đơn?

    Tuổi thơ, lớn lên, đi lính, bôn ba với đời rồi ở tù, rồi chạy trốn nhưng đó khôngphải là những trải nghiệm qua từ bốn chu kỳ Xuân-Hạ-Thu-Đông đến rồi đi, đi rồi đến nhưng những điều đó đã xảy ra trong hai chu kỳ mùa mưa, mùa khô tại miềnNam một vùng đất nước nằm ở phía Bắc bán cầu có khí hậu nhiệt đới - gió mùa, biến động thường xuyên, đầy sóng gió lũ lụt, giặc giã kéo dài triền miên, khổ nghèo khắp chốn. Quê Hương đó giống như hình ảnh của một bà mẹ già còng lưng vát hai đầu gánh nặng ấp hận thù tình cốt nhục anh em! Vậy đó. Đó là chốn chôn nhau cắt rốn, là Quê Hương thứ nhất cha sinh, mẹ đẻ của Thiện, Nguyễn CôngThiện.

    Thiện cũng có một biệt danh rất ư là bình dân: “Tư Lé” mặc dù Thiện không phải là đứa con thứ tư trong gia đình của mình mà đôi mắt của Thiện cũng không lé một chút nào nhưng rất tinh anh và rất có thần.
    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-07-2019 at 05:47 AM.

  2. #2
    Những Bứơc Đi Cuối Đời (tiếp theo)




    1-Chào đời và tuổi trẻ
    Tôi sinh ra đời không có gì đặc biệt, không có điềm thần linh báo trước, không có mặt trời chui vào bụng mẹ, không có rồng vàng đế vương phủ phục quanh phòng khi tôi lọt lòng. Tôi chỉ là một bào thai tầm thường, khá hơn một chút so với những đứa trẻ con do những bà mẹ ăn mày ăn xin đẻ ra nơi đầu đường xó chợ. Khá hơn vì tôi là con của một thầy thông phán làm việc cho chính quyền Pháp tại Kho Bạc Rạch Giá, khá hơn vì mẹ tôi là vợ của một công chức tại một tỉnh nhỏ được nhiều người gọi là cô phán, bà phán mặc dù lúc đó bà đã có có 5 con nhưng vẫn còn trẻ khi tôi chào đời tại ngôi nhà nơi làng VĩnhThanh Vân-Rạch Giá vào năm 19. . ..

    Như vậy, tôi sinh ra nhằm năm Mậu ... và là một con . . . 4 chân, trọn vẹn từ đầu tới đuôi không lai căn đầu con nầy. . . mình con kia. . .hoặc đầu con kia . . . đuôi con nọ . . . Trong số bạn bè đến thăm, có người đã xem tướng số cho tôi và nói với ba mẹ tôi như sau: tuổi nầy đào hoa nhưng sẽ bị cô đơn suốt đời vì theo tử vi thì Canh Cô, Mộ Quả: Mộ ở đây tức là Mậu. Và tôi hiểu lơ mơ rằng: Cô là cô độc, đơn côi, Quả là một mình, đơn thân không có bè bạn đồng hành. Mạng của tôi là mạng Thổ nhưng lại là Thành Đầu Thổ, chỉ được dùng xây đắp bờ thành để bao bọc an toàn cho những người khác sống nhởn nhơ anlành phía bên trong thành. Vì là đất xây thành cho nên sẽ không được ai để mắtngàng tưới nước bón phân, số của tôi sẽ nghèo mạc kiếp.


    Bạn bè của cha mẹ tôi là nhưng thầy thông, ông phán, những công chức cấp dưới nơi tòa Hành Chánh của tỉnh lỵ Rạch Giá và trong số đó, saunầy khi tôi lớn lên mới biết được, có cô Năm trưởng tòa, vợ nhỏ của một ông lụcsự tòa án tên là Cao Thiện V. . . và một người nữa làm nhân chứng trên giấy khai sinh của tôi tên là Ngọc. Hình như ông Cao Thiện V. . có một cô con gái riêng tên là Cao Thị Ng . . .mà các chị của tôi thường gọi là chị Ng . . . và mãi về sau, khi tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt bị xử tử bằng máy chém ở Sài Gòn thì tôi đọc báo thấy rằng vợ của tướng Ba Cụt cũng có cái tên là Cao thị Ng . ..và phân vân không biết bà nầy có phải con gái của cậu Năm Cao Thiện V. . .quen thân với ba mẹ ở Rạch Giá ngày xưa hay không?

    Tông tích của cô Năm thì chưa bao giờ tôi được nghe cha mẹkể cho biết nhưng khi tôi lớn lên ở Sài Gòn, cô Năm vẫn thường hay tới lui ăn ở tại nhà cha mẹ và dưới con mắt trai trẻ yêu đời của tôi lúc đó, cô Năm là mộtngười đàn bà đẹp sắc nước hương trời, là dân chơi tứ chiến, vẫn còn đẹp mặc dù tuổi của cô đã về chiều bóng xế. Trong tình bạn bè giao du, tôi nhận biết được cô Năm có một cảm tình thầm kính đặc biệt nào đó với cha tôi . Chắc mẹ tôi cũng thấy được điều đó nhưng lúc nào bà cũng đối xử với cô Năm như tình ruột thịt chị em trong nhà. Riêng chị em, anh em chúng tôi thì rất thương mến cô Năm vì cô Năm thương chúng tôi như con ruột và cũng bởi vì cứ mỗi khi tới nhà thì côNăm thường có vịt quay, heo quay mang theo, khi ra về thì cô Năm thường phânphát tiền kẹo bánh cho "mấy đứa nhỏ".


    (còn tiếp)





    Last edited by nguyễn công tánh; 03-08-2019 at 06:11 AM.

  3. #3
    Những Bứơc Đi Cuối Đời (tiếp theo)

    Tôi biết hai câu chuyện nhỏ về thuở ấu thơ của tôi khi cha mẹ còn ở Rạch Giá: chị Hai Đào của tôi kể rằng hồi nhỏ, lúc mới biết đi lững chững, tôi thường được mẹ cho mặc một chiếc áo khỉ bằng vãi cô-ton màu trắng vìsợ lậm gió vào phổi, còn phần dưới thì cứ để tồng ngồng cho thoáng gió không bịẩm hơi và đỡ phải thay tả. Tội nghiệp cho chị Hai, chị có bổn phận trông giữ đứa em út tuổi con cọp và mẹ kể rằng, vì sợ em té u đầu mà phải ăn đòn cho nên lúc nào chị Hai cũng bồng nách, sóc bế đứa em đến mức da cạnh sườn của chị Hai trở thành chai cứng và tróc ra từng về rất rát buốt! Bây giờ thì chị Hai đã ở xa, ởtận trời Âu, không thèm ngó tới mặt, không thèm hỏi tới tên thằng em Út vì nó đã lỡ lời lớn tiếng với chị ngày chị đến từ giả nó để đoàn tụ với con trai củachị ở bên Bỉ Quốc.

    Sanh tôi được một năm thì gia đình từ Rạch Giá dọn về MỹTho, đi theo về nơi làm việc mới của ba. Chị ba Thơ có kể lại một câu chuyện vềviệc tôi "tập trận kháng chiến" như sau: lúc đó tôi vừa được 2 tuổi,đã biết chạy giởn tung tăng phá phách khắp trong nhà ngoài ngõ và vẫn mặc áo khỉ, phần nửa dưới vẫn tồng ngồng. Vào thời điểm nầy, ở Việt Nam có nhiều đảng phái xuất hiện, trong số đó đảng Cộng Sản Đông Dương là đảng hoạt động lấn luớt hơn các đảng phái khác. Sau ngày chính quyền Pháp ban hành sắc lệnh ngày 26-9-1939 giải tán và cấm mọi hoạt động của các tổ chức cộng sản; đảng cộng sản đông dương bí mật hội họp tại Hốc Môn –Bà Điểm (tỉnh Gia Định) quyết định thànhlập mặt trận dân tộc thống nhứt phản đế (đế quốc) Đông Dương và kêu gọi dân chúng chống Pháp, chống Nhật. Ở các tỉnh nhỏ, xuất hiện những đoàn tráng niên, những đội thanh niên nam nữ "kháng chiến" vát tầm vong vạt nhọn tập luyện diễn hành ọt đơ, ọt đơ (un, deux : một hai, một hai) trên các con đườngvắng người đi lại hoặc nơi những khoảng đất trống kín đáo. Những khi có đoàn thanh niên tập diễn hành trên con đường vắng trước nhà, thằng nhỏ tồng tồng cũng vát bẹ lá chuối diễn hành theo các bậc anh chị "kháng chiến" và có lần vì quá hăng say với cuộc diễn hành cho nên cứ tiến tới hoài và bị lọt rớt xuống một hầm trú ẩn ở lề đừng, leo lên không được, sợ quá la khóc vang trời khiến cho các anh chị kháng chiến phải chạy đến tiếp cứu bồng về giao lại cho chị Ba Thơ.


    (còn tiếp)





    Last edited by nguyễn công tánh; 03-09-2019 at 07:37 AM.

  4. #4
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Mẹ cũng kể cho biết rằng tôi có 2 người bác – trong Nam, bác nghĩa là người anh trai của cha mình - ở bên Hà Tiên, bác Ba và và bác Tư. Mặt mũi của bác Ba thế nào cho đến bây giờ tôi cũng chưa biết nhưng tôi được cha tôi kể lại rằng, hồi cha tôi còn trẻ, ông nội bà nội đã mãn phần, bác Ba thaythế nuôi nấng ba nhưng không giữ ba ở Sóc Trăng mà gởi ba lên Sài Gòn để đi học rồi thi vào trường sư phạm. Ba cũng kể lại cho biết rằng, bác Ba cũng tập luyện võ nghệ và học gồng nữa: gồng là một loại công phu của người Miên miền dưới dùng để biến cho da thịt của người ta trở nên thành đồng vách sắt dao chém không đứt, gươm đâm không thủng. Kẻ luyện tập gồng phải đi chuộc củ ngãi ngậm vào miệng trong khi tập luyện và nhất là tuyệt đối không được ăn thịt chó. Có lần cha tôi muốn thử tài nghệ của bác Ba, lựa lúc bác Ba đang ăn bún gà cà ri,cha tôi hô lớn: " Anh Ba, chém nè! Ráng mà gồng ! . . .", và cha tôi chém thật! Bác Ba phải ngậm nguyên họng bún cà ri trong miệng, phùng mang trợnmắt lấy hơi gồng cứng thân mình rồi đưa lưng ra cho cha tôi chém xuống. Kết quả cuộc thử thách: lưng của bác Ba bị hằn nhiều vết đỏ nhưng không bị đứt chảy máu và cha tôi được bác Ba bồi đáp bằng một cán gậy ba ton đập lên đầu, máu phunướt mặt để rồi sau đó cha tôi trở thành ngơ ngơ ngẩn ngẩn suốt nhiều năm liềncho tới khi ba thi đậu vào trường sư phạm Sài Gòn. Chuyện bác Ba dùng gậy đậpđầu cha tôi khiến cho tôi cảm thấy ghét hận người bác nầy cho đến khi tôi trưởng thành.

    Tôi chỉ được nhìn thấy hình của bác Tư qua một tấm ảnh chụpbác đội mảo áo lính san đầm (gens d'armes), một hình thức cảnh sát của trào Pháp thuộc. Trong hình, trong bác hao hao giống như người Pháp với bộ ria mép cắt tỉa thật gọn và kiểu cách. Bác Tư gái (bác dâu) không biết nghe theo lời của một ông đạo nào đó ở Hà Tiên đã nhập đạo tu tiên khỏa thân trên một hòn đảonhỏ ngoài khơi biển Hà Tiên có tên là hòn Củ Tron: người theo đạo sau khi được tắm trần truồng bằng nước múc lên từ giếng tiên ở hòn Củ Tron thì sẽ đắc đạo thành tiên. Những người đắc đạo có thể trở vào đất liền để lo làm ăn sinh sống và thu nhận đệ tử, nhưng khi trở về cảnh tiên Củ Tron thì không được vướng lụy với áo quần của trần tục. Cứ vài tháng, bác Tư gái phải ra hòn Củ Tron tham thiền nhập định và tắm gội nước giếng tiên để được trường sanh bất lão. Có lần bác Tư trai đã mướn ghe vượt sóng gió, mang theo súng săn hai nòng ra đến tận hòn Củ Tron để bắt bác gái quay trở vào đất liền, nhưng sau đó thì hình như hai người xa nhau và bác gái vẫn tiếp tục con đường tu tiên của mình.

    (còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-11-2019 at 11:09 PM.

  5. #5
    Hồi ký của Tư Lé (Tiếp theo )

    Không được bao lâu, khi người Nhật sắp can thiệp vào cuộcchiến tranh Đông Dương, ba mẹ về Sài Gòn và được chính quyền cấp cho một căn phố bỏ hoang số 12 ở đường Frères Louis (sau đổi tên là đường Võ Tánh), đối diện trại lính Ô Ma (camp des Mares, về sau trở thành trụ sở của Tổng Nha Cảnh Sát Công An trước năm 1975). Lúc nầy bác Tư cũng đi theo về ở chung với gia đình ba mẹ tại căn phố nói trên. Lúc đó tình trạng thiếu thốn lan tràn khắp vùng Sài Gòn - ChợLớn ngay cả củi đốt, diêm quẹt dùng để nấu ăn cũng không có, trên trời thì máy bay thả bom hầu như mỗi ngày khiến cho nhà cửa dinh thự sụp đỗ khắp nơi. Không hiểu bằng cách nào, bác Tư đi tha lôi về được một khúc cột nhà bằng cây dầu lớn tròn, dài hơn 3 mét và cứ để nguyên cây cột dài như thế để chụm lửa nấu cơm và ngọn lửa tiếp tục được giữ cháy tại chỗ từ ngày nầy qua ngày khác hơn cả tuần lễ để rồi sau đó bác Tư lại đi tha về một gốc cột khác.

    Khi cường độ thả bom của máy bay gia tăng và có lệnh tản cư,gia đình tôi liền thu góp quần áo và "tài sản" chạy tránh giặc ở Tân Qui thuộc vùng Lái Thiêu. Hồi đó tôi chưa phân biệt được chạy giặc là cái gì và không biết ai là giặc.

    Cả hai người bác chết lúc nào, chôn cất ở đâu, tôi không biết.

    Ông nội tôi có một cái tên rất là Sóc Trăng: Nguyễn Văn Hương dit Gồng (dit = tự là). Sóc Trăng là vùng của người Việt gốc Miên(Khmer). Cho tới bây giờ tôi vẫn còn một thắc mắc: ông nội không biết có phả ilà người Miên hay không, sao lại họ Nguyễn mà còn chen thêm hai chữ dit Gồng? Nước da của cha tôi, của chị Hai Đào, chị Ba Thơ, chị Tư Thi, của anh Năm Tâm và của tôi đều ngâm ngâm màu ô liu, giống như màu da của những người Miên ở xứ Chùa Tháp! Nếu người Miên thì đã sao? "Tam đại đồng đường"của ông Gồng đã nhận Việt Nam là đất tổ của mình thì họ sẽ sống chết trên mãnh đất quê hương đó. Xương cốt của ông nội đã được mẹ tôi trân trọng rước đón từ Sóc Trăng đựngvào hủ, đưa về Thủ Thiêm đặt tại một miếu thờ ở ấp Cây Bàng, chỉ cách Sài Gòn có một con sông. Chưa bao giờ tôi đến miếu thờ nầy để viếng thăm đốt hương thắp nhan cho ông nội, và không biết tôi còn có dịp nào để đến với ông nội nữa hay không, xa quá là xa rồi ông nội ơi! Tôi sẽ bị đời cho là kẻ mất gốc, quên tổ tiên ông bà, quên cội nguồn và tôi chỉ còn biết gụt đầu nhận chịu tiếng đời thị phi.

    Ba gặp mẹ làm sao, cả nhà không ai biết. Từ Sóc Trăng, ba lang thang đi đâu, lên Sài Gòn để rồi qua gặp mẹ ở Thủ Thiêm? Ba mẹ không bao giờ hở môi về chuyện tình của hai người. Có thể ba gặp mẹ vào thời điểm ba lên Sài Gòn để vào trường Sư Phạm. Nhưng sao lại không lo học hành, lại đi lạc quaThủ Thiêm làm chi? Thật là duyên tiền định!

    Sau nầy tôi mới biết ba tôi là người rất đa tình và cảm thấy thích thú nghĩ rằng có lẽ sự nghiệp thầy giáo gỏ đầu trẻ của ba nửa đường gảy gánh là vì ba đã bị mẹ mê hoặc mất rồi! Năm đứa con của ba sau nầy hơn phân nữa số cũng đa tình như ba, gái cũng như trai, nhất là đứa con trai Út . Có một thời mẹ cũng phải điêu đứng rình rập, theo dõi ba để bắt ghen, đánh ghen với sự trợ chiến của cô Năm trưởng tòa và chị Sáu Xành. Vì ba đa tình cho nên ba thường phải nói dối vòng quanh để chạy tội với mẹ. Có lần, sau giờ tan sở, ba đi hoang suốt đêm trong ở đường la Côte (nay là đường Phạm Hồng Thái) đến sáng chúa nhật ba mới mò về nhà bên Thủ Thiêm. Bị mẹ hạch sách, ba chống chế nói rằng ba bị bắt cóc! Hỏi ai bắt? Ba nói chiếc xe hơi lớn sơn màu đỏ! Mẹ kêu trời bảo rằng ba bị xe chữa lửa bắc cóc đem đi xịt vòi rồng cho tan tành thể xác và làm xẹp hết cáit úi da đựng tiền của ba!

    (Còn tiêp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-18-2019 at 09:42 AM.

  6. #6
    Hồi ký của Tư Lé (tiếp theo kỳ trước )


    Ngày ba qua đời, tôi đang bị giam nhốt trần truồng, toànthân lở lói trong một căn ngục tối ở vùng Mỹ Tho. Khi tôi được tha về, mẹ kể rằngba chết không nhấm mắt vì trong gia đình còn thiếu thằng con út về vuốt mắt vàđể tang cho ba! Việc đầu tiên tôi làm sau khi được tha về tới Sài Gòn là ù ra bếnđò dưới ở bến cảng Sài Gòn về Thủ Thiêm, hối hả vào nghĩa địa "đấtthánh" rồi quỳ gụt xuống trước ngôi mộ của ba khóc rống vang dội như tiếngchó tru sủa nơi một vùng hoang địa vắng bóng người. Không phải chỉ khi ba sắpchết ba mới nhớ tới thằng con út. Mẹ kể rằng ba thường nhìn mẹ hỏi: "ThằngÚt đâu có làm gì ác đâu! Sao mấy ổng cứ nhốt nó hoài vậy ? Chừng nào nó mới về?"Những lúc như thế, mẹ biết ba đang nhớ thằng con "cưng" và cứ mỗi lầnbị ba cật vấn mẹ lại phải đặt điều "Nó đi làm xa!. Xa lắm . . .Chưa về được!"

    Ba tuổi Sửu, mẹ tuổi Rồng, hạp hay không hạp? Chỉ biết ôngbà rất hay cãi cọ với nhau nhưng vẫn sống, vẫn đùm bọc, chia ngọt xẻ buồi trongnhững bước thăng trầm của cuộc sống.

    Mẹ không đẹp lắm, hơi thấp một chút nhưng trong bộ áo ki mônô mẹ mặc ngồi xếp bằng trên nền thảm để chụp hình, với lọn tóc cuốn cao, trongmẹ y hệch như một người đàn bà Nhật Bản. Người ta có câu: Ăn cơm Tàu, ở nhàTây, lấy vợ Nhật. Mẹ không phải là người Nhật, mẹ là Mẹ Việt Nam nhưng mẹ khéonuôi con, chiều chồng, xây dựng gia tộc còn hay hơn là người vợ, người mẹ NhậtBản như người đời thường ca tụng. Mẹ bỏ Thủ Thiêm, theo chồng về Rạch Giá, sanh5 đứa con rồi lại theo chồng quay về Sài Gòn, mướn nhà ở Thủ Thiêm để ba đi đòmỗi ngày sang bờ sông bên kia làm việc ở Kho Bạc tọa lạc trên đường Charner(nay là đường Nguyễn Huệ).
    Ba tôi thi rớt cuối khóa trường sư phạm? Tại sao thi rớt? Phảichăng vì bận biệu nhiều quá với mẹ tôi? Mẹ gặp Ba ở đâu? Những câu hỏi nầy nằm ởtrong tâm trí của tôi cho mãi đến sau nầy mới được chị Ba Thơ giải đáp như sau:

    <<Lúc đó, Ba đã đi dạy học ở trường tư thục HuỳnhKhương Ninh ở Sài Gòn và Mẹ thì đi may cho một tiệm may người Pháp cũng ở SàiGòn. Cuối tuần, thường là buổi chiều thứ bảy, khi đi may về, Mẹ thường ra các sạpbán bông ở đường Charner ( sau nầy đổi gọi là Nguyễn Huệ; ngày trước đại lộ nầycó một dãy quán hàng bán bông ở giữa chạy suốt từ bờ sông Sài Gòn tới toà ĐôChính) để lựa mua bông huệ về chưng bàn thờ bên nhà bà ngoại ở Thủ Thiêm và nhờvậy Ba mới gặp Mẹ rồi đi theo tò tò và sau đó, một người bạn trai của Ba, giađình ở Thủ Thiêm có quen biết với gia đình của Mẹ, mới dắt Ba qua Thủ Thiêm giớithiệu để Ba lân la làm quen và nhờ vậy Ba Mẹ mới trở thành chồng vợ.>>

    Còn chuyện Ba đã tốt nghiệp trường Sư Phạm hay chưa người viếtkhông biết nhưng thiễn nghĩ, Ba làm thầy giáo trường tư thục Huỳnh Khương Ninhcó lẽ nhờ Ba là cựu sinh viên trường Sư Phạm cho nên người ta mướn dạy học chứkhông phải vì Ba có bằng cấp sư phạm. Nếu Ba tốt nghiệp trường Sư Phạm với bằngđíp-lom (diploma) thì Ba đã được bổ dụng làm thầy giáo các trường công lập dochính quyền người Pháp thành lập.

    Mẹ kể rằng, thời Ba Mẹ, nghề nào cũng bắp bênh, chỉ có đilàm công chức (tức là làm việc cho chính quyền) mới bền vững không sợ thất nghiệp,vì vậy khi có kỳ tuyển dụng công chức vào hai cơ quan chính quyền ở Sài Gòn lúcđó là Kho Bạc và Quan Thuế, Ba đã làm đơn xin dự thi tuyển gửi đến 2 cơ quanđó, và Ba thi đậu cả hai bên nhưng Ba chọn Kho Bạc để khởi đầu nghiệp kiếp côngchức sáng xách dù đi chiều chống dù về của Ba.

    (còn tiếp)

  7. #7
    Biệt Thự Dung's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    A, A
    Posts
    1,442
    **Nguyện cầu anh nhiều sức khỏe , kiên định để chăm lo cho chị sớm khỏe và gia đình an vui hạnh phúc . Ngưỡng mộ anh vô cùng lắm lắm!
    **Em chào chị Ngô Đồng kính quý và anh Lạc Dương.
    **Kính chúc chủ nhà và khách quý đầu tuần đầu tháng an lạc.

  8. #8
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,211
    Mong anh luôn khỏe - tinh thần mạnh mẽ - nđ luôn cầu xin thế
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  9. #9
    (tiếp theo kỳ trước)

    2/ SƠ LƯỢC : TÂY ÚC VÀO THẬP NIÊN 1980s

    2.1 TUNG TÂM TIẾP CƯ NHỮNG NGƯỜI MỚI ĐẾN



    Graylands/graylands migrant hostel vâ Nhà ăn trong trung tâm Graylands
    https://www.destinationaustralia.gov...ograph-7455429

    Phi cơ chở TL và một số ít người tị nạn đồng hương đáp xuống phi cảng quốc ngoại của thủ đô Perth/Tây Úc vào một buổi sáng sớm chưa có ánh nắng mặt trời. Nhân viên Sở Di Trú Úc và một vài đồng hương Việt Nam đứng sẵn tại vòng ngoài khu vực “Đến” để chào đón. Rồi tất cả được xe “buýt” của chính quyền di trú Úc đưa thẳng vào trại tạm cư .

    TL được sắp xếp ở chung với ba người đồng hương Việt Nam không có gia đình trong một căn hộ/flat: hai trai thanh niên tên Quang và Phước… cùng với một tráng niên tên là Mạnh chân đi khập khiễng, suýt soát tuổi với TL trong một phòng có 4 giường nệm, chăng, gối, lò điện sưởi ấm và bình nấu nước sôi để trụng mì góí do trại phân phát để tự lo điểm tâm buổi sáng. Ăn trưa và chiều thì lên nhà ăn công cộng.

    Có vài nhân viên của sở Di Trú là người Việt Nam làm trung gian hướng dẩn và giúp lập thủ tục hồ sơ lý lịch hành chánh, mở tài khoản ngân hàng để nhận ngay “tiền thất nghiệp” và làm thẻ “Căn cước” chứng nhận là thường trú nhân của nước Úc.
    Một vài ngày sau, một vài đồng hương Việt Nam “qua trước” vào viếng thăm và biếu cho mỗi người mới nhập trại một ít tiền mặt (20$ Úc kim) để tạm chi dụng nếu được phép ra trại đi dạo phố vào ban ngày và phải trở về trại trước buổi cơm chiều.
    Các hướng dẩn viên người Việt của Sở Di Trú đảm trách dạy tiếng Anh cần yếu và tối thiểu trong khi những người mới tới được khám sức khoẻ và tảo thanh chí, rận, lao phổi, v.v…

    Trong lúc chờ đợi được “tự do” xuất trại tự đi tìm việc làm ngoài đời thì cũng một số đồng hương tới trước vào trại tự nguyện đưa rước đi lễ lạc chúa nhật, hay đi chùa, miếu.. ngoài phố hay mang về nhà riêng để nấu nướng cho ăn những món ăn thuần chất “Mít” như phở, bún bò Huế, bánh xèo… v.v…

    Cũng có những tổ chức Tài Chánh tư nhân vào trại làm thủ tục cho vay tiền trả góp từng tháng không phải trả thêm tiễn lời; mỗi cá nhân được vay khoản $100 Úc kim, để những người mới nhập cư vào Úc có tiền đặt cọc thuê mướn nhà ở hay “share /Chia phòng” với nhiều người khác

    2.2 Bắt đầu cuộc sống mới: bềnh bồng, trôi nỗi, nhọc nhằn nơi vùng đất mới “Thiên đường Úc Châu”.

    Người Việt tị nạn thường bắt đầu cuộc sống tại các Trung tâm tiếp cư (hotstel), được trợ cấp đặc biệt bằng với tiền trợ cấp thất nghiệp, được học Anh văn sơ cấp ngay tại Trung tâm, có nhân viên xã hội giúp đỡ, con cái có xe đưa đón đến tận trường.
    Nhưng ngược lại bà con phải trả đến hơn 1/2 khoản trợ cấp cho việc ăn, ở do Trung tâm cung cấp nhưng lại không hợp khẩu vị, và gò bó trong cuộc sống chung đụng không thoải mái nên ai ai cũng nhanh chóng lo mướn nhà và dọn ra khỏi trung tâm càng sớm càng tốt.

    Trợ cấp cho kiều dân mới tới được trả vào chương mục ngân hàng mỗi 2 tuần một lần.

    Sau khi được sổ lồng khỏi Graylands, TL chia một cái kho nhỏ vừa đủ cho một chiếc giường và một tủ lạnh để chứa thức ăn riêng nhưng nấu nướng dùng cùng chung một nhà bếp và vệ sinh cá nhân thì chì chỉ có một phòng tắm gội và một Toilet sắp hàng đợi tới phiên xa phía sau sân nhà. với giá biểu góp chia phòng là 18$ Aus./ 2 tuần bên trong môt căn nhà trệt số 306 đường Lords, khu Highgate vùng phía Đông thủ phủ Perth, có 3 phòng ngủ đúng nghĩa



    Giá biểu chia phòng gắp đôi hay gắp ba lần so chiếu với phần đóng hóp của TL.

    Trong nhà gồm có: một thiếu nữ trẻ và 2 em trai, gốc Bắc Kỳ ngã 3 Ông Tạ, một đàn ông miền Trung -người đứng tên thuê nhà - với đứa con trai lai (Mỹ/hay Tây?) và một thanh niên còn trẻ cũng gốc miền Trung chiếm đóng phòng khách: người này đang tò vè ve vảng cô thiếu nữ Bắc Kỳ và đã nhường căn phòng ngủ rộng lớn mặt tiền của anh ta cho 3 chị em của cô gái nầy để tình nguyện ra ngũ ở phòng khách: Nam, Trung, Bắc cùng một nhà.

    2.3 Lịch sử Sơ lược Thủ đô Perth và những thành phố ven biển của Tây Úc

    1/ Perth:

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 07-30-2022 at 07:17 AM.

  10. #10
    (tiếp theo kỳ trước)

    1/ Perth:
    Perth của thập niên 1940's, kế đến là của những năm 1981/82 và năm 2012



    1.1Sơ lược Lịch sử Perth

    Thổ dân châu Úc bản địa đã sinh sống tại khu vực Perth trong ít nhất 38.000 năm, được chứng minh bằng di tích khảo cổ tìm thấy được tại vùng thượng nguồn của con sông Swan dài nổi tiếng của Perth chạy dài ra tới một cửa biển của một thành phố “thủ đô cũ” của Tây Úc là Fremantle.. Người thổ dân Noongar chiếm đóng góc tây nam của Tây Úc và sống như những người săn bắt và hái lượm. Những vùng đất ngập nước trên đồng bằng ven biển đặc biệt quan trọng đối với họ, cả về mặt tâm linh (có tính chất thần thoại địa phương) và là nguồn thức ăn chính.

    Người châu Âu đầu tiên chính thức đến Perth, Willem de Vlamingh được miêu tả đang sải bước lên bờ ở rìa sông Swan.

    Nhà hàng hải người Hà Lan, người đã vẽ bản đồ bờ biển Tây Úc, được xuất hiện vào khoảnh khắc chạm trán với 'THÚ VẬT hiếm', Thiên nga đen, người mà ông đặt tên là Sông Swan.

    Hình ảnh dưới đây được mô tả trong Công viên vào khoảnh khắc chạm trán với 'THÚ VẬT hiếm' (Thiên nga đen), người mà sau đó ông ta đặt tên là sông Swan.

    erth được thành lập bởi Thuyền trưởng James Stirling trên đất nước Whadjuk với tư cách là thủ phủ của Thuộc địa sông Swan vào năm 1829.
    Đây là thuộc địa của
    1829: Thành lập Perth

    P người định cư tự do đầu tiên ở Úc được thành lập bởi vốn tư nhân. Từ năm 1850, những kẻ bị kết án bắt đầu đến thuộc địa với số lượng lớn để xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng công cộng khác.

    Sir George Murray, thư gửi thuyền trưởng James Stirling, năm 1828:

    Trong số các nhiệm vụ sớm nhất của bạn sẽ là xác định địa điểm thuận tiện nhất để xây dựng một thị trấn làm trụ sở chính phủ trong tương lai.

    Một phần của Thuộc địa Sông Swan [chi tiết] của Trung úy Robert Dale

    Một phần của Thuộc địa Sông Swan [chi tiết] của Trung úy Robert Dale
    Khám phá bờ biển phía tây

    Những người thổ dân đã sống ở phía tây nam của Tây Úc trong ít nhất 47.000 năm. Trước khi người châu Âu đến, có khoảng 6000 đến 10.000 người Noongar sinh sống trong khu vực này.

    Vào tháng 10 năm 1616, Dirk Hartog, tại Eendracht , một con tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie, hay VOC), trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển phía tây của Australia.

    Trong hơn hai thế kỷ sau đó, các nhà hàng hải Hà Lan, Anh và Pháp đã khám phá và lập bản đồ bờ biển phía tây. Tuy nhiên, không có khu định cư châu Âu nào được thành lập ở phía tây, vì vùng đất này được coi là khắc nghiệt, có ít tiềm năng kinh tế.

    Chỉ đến khi Pháp tăng cường thăm dò trong khu vực gợi ý cho Anh rằng Pháp có thể cố gắng thiết lập một thuộc địa ở phía tây thì Anh mới cảm thấy bị thôi thúc phải hành động.

    Thuyền trưởng James Stirling Tuyên bố miền tây Úc cho Anh.

    Vào ngày 25 tháng 12 năm 1826 Thiếu tá Edmund Lockyer, trong đội quân Amity , đã thành lập một tiền đồn quân sự tại King George Sound (nay là Albany), được người dân địa phương ở Menang Noongar gọi là Kinjarling 'nơi của mưa'.

    Lockyer đã được Thống đốc Ralph Darling phái đi từ Sydney. Vài tháng sau, ông ta cũng phái Thuyền trưởng James Stirling, chỉ huy của Thành công , đi tái thám vùng sông Swan để tìm địa điểm định cư.

    Stirling, cùng với Charles Fraser, nhà thực vật học thuộc địa của New South Wales, đến Đảo Rottnest vào ngày 5 tháng 3 năm 1827.

    Khám phá đầu tiên

    Lên đường ba ngày sau đó, Stirling và nhóm của đương sự đã đi khoảng 54 km ngược lên sông Swan, đánh giá vùng đất về mức độ phù hợp cho nông nghiệp và định cư.

    Khi Stirling quay trở lại Sydney, anh đã báo cáo những phát hiện của mình với Thống đốc Darling. Ông nhiệt tình mô tả những giá trị chiến lược của một thuộc địa tại Swan River, trong khi Fraser ca ngợi vùng đất trù phú của khu vực, dựa trên quan sát của ông về màu xanh của thảm thực vật và chiều cao của cây cối.

    Thuộc địa của những người định cư tự do

    Bất chấp báo cáo rực rỡ của Stirling, được Darling tán thành, các nhà quản lý thuộc địa ở Anh ban đầu từ chối đề xuất này, gây khó dễ cho việc thiết lập một thuộc địa mới.

    Stirling, người đã trở lại Anh một thời gian ngắn và có tham vọng cai quản thuộc địa mới, lập luận rằng gánh nặng tài chính đối với chính phủ có thể được hạn chế nếu Swan River được thành lập như một khu định cư tự do được tài trợ bởi vốn tư nhân.

    Những nỗ lực của Stirling để thuyết phục chính phủ đã được giúp đỡ bởi những bài báo nhiệt tình trên báo chí London (một số được Stirling đưa tin). Những báo cáo này đã thúc đẩy sự quan tâm đến thuộc địa tiềm năng, đặc biệt là trong số những người Anh mong muốn bắt đầu cuộc sống mới ở Úc mà không bị vấy bẩn bởi thuộc địa của tội phạm New South Wales.
    Các nhà đầu tư cũng bị thu hút bởi triển vọng của những vùng đất mới. Nổi bật nhất trong số này là Thomas Peel, em họ của Bộ trưởng Nội vụ và sau này là Thủ tướng Robert Peel.


    Chính phủ ngập trong những lá thư từ những người sẽ di cư và cuối cùng đã đồng ý thành lập Thuộc địa sông Swan với hiểu rằng nó sẽ nhận được nguồn tài trợ công tối thiểu, điều đó có nghĩa là không có người bị kết án nào được gửi đến cung cấp lao động.

    Những người định cư tương lai đã được cảnh báo rằng việc di cư sẽ phải chịu rủi ro và chi phí của riêng họ, và họ sẽ phải phát triển vùng đất mà họ được cấp để có được quyền sở hữu nó.

    Thomas Peel đã nhận được cam kết tài trợ 500.000 mẫu Anh nếu anh ta hạ cánh thành công 400 người định cư vào ngày 1 tháng 11 năm 1829. Trong trường hợp này, Peel đến sau ngày này và với số lượng người định cư ít hơn đã hứa. Thuộc địa tư nhân của anh ta bị bủa vây với nhiều vấn đề và dẫn đến thất bại ở London. Mức trợ cấp đất đai của Peel đã giảm xuống còn 250.000 mẫu Anh.

    Hội đồng lập pháp Tây Úc, 1832 và việc Thành lập Perth



    Vào ngày 2 tháng 5 năm 1829, thuyền trưởng Charles Fremantle, chỉ huy của tàu Challenger , đã giương cao lá cờ Anh và tuyên bố chủ quyền bờ biển phía tây của Australia cho Anh.
    Ngay sau đó, những người định cư trên sông Swan đầu tiên đã đến khu Parmelia ....

    Việc thực dân hóa đất nước Whadjuk bắt đầu bằng việc đọc một tuyên ngôn chính thức tại Garden Island vào ngày 18 tháng 6, phong James Stirling làm trung tá thống đốc.

    Stirling sớm nhận ra rằng đất ở bờ biển không phù hợp với nông nghiệp.

    Ông quyết định thành lập hai thị trấn trong khu định cư mới: một thương cảng ở Fremantle và một thủ đô - mà ông đặt tên là Perth theo tên thành phố Scotland - cách sông Swan khoảng 19 km. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1829, một nhóm lớn đã đi xuyên qua bụi rậm để đặt viên đá nền móng cho Perth. Không tìm thấy bất kỳ viên đá thích hợp nào 'tiếp giáp với mục đích của chúng tôi', bà Helena Dance, người phụ nữ duy nhất trong nhóm, đánh dấu cơ hội bằng cách chặt cây bằng rìu.



    Thuộc địa sông SwanTìm ra Perth (1829) Tranh vẽ của George Pitt Morison

    Vào đầu tháng 9, Tổng giám sát viên, John Roe, đã bố trí đường xá, không gian công cộng và các lô đất xây dựng của Perth trong khu đất rộng ba dặm vuông dành cho thị trấn, và những lô đất đầu tiên đã được giao cho những người định cư.

    Những cuộc đấu tranh ban đầu

    Sự quan tâm mạnh mẽ đến Thuộc địa sông Swan ở Anh đã dẫn đến một lượng lớn người nộp đơn xin di cư. Điều này tạo ra khó khăn cho Stirling, vì 25 con tàu chở đầy những người định cư đã đến trong vòng sáu tháng đầu tiên của thuộc địa.
    Cuộc sống ở thuộc địa vào đầu những năm 1830 rất bấp bênh và Stirling cảm thấy một số người di cư không chuẩn bị cho những khó khăn của cuộc sống tiên phong.

    Perth, 1830:

    Thuyền trưởng James Stirling, trên tàu Parmelia, nói rằng Perth "đẹp như bất kỳ thứ gì mà tôi từng chứng kiến".
    Nhiều người trong số những người định cư đã đến không bao giờ được rời khỏi một trạng thái an toàn và yên tĩnh của cuộc sống… Tôi tha thiết yêu cầu rằng trong một vài năm, những người bất lực và kém hiệu quả có thể được giữ lại khỏi Khu định cư.

    Mất mùa có nghĩa là nguồn cung cấp phải được vận chuyển từ Sydney và Van Diemen's Land, và có rất ít tiền mặt trong nền kinh tế vì hệ thống cấp đất đã khuyến khích người định cư mang theo hàng hóa thay vì tiền.

    Tin đồn về sự thất bại của thuộc địa và những người định cư chết đói bắt đầu lan truyền, điều này làm chậm quá trình nhập cư.

    (Còn tiếp)






 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:35 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh