Register
Page 9 of 19 FirstFirst ... 7891011 ... LastLast
Results 81 to 90 of 189
  1. #81
    (tiếp theo kỳ trước)
    Xí Gạt và
    HỌC TẬP CÃI TẠO

    Ngày 10 tháng 6 năm 1975, sau khi Sài Gòn mất tên, một thông cáo của ủy ban quân quản của VC MTGPMN được phổ biến rộng rãi trên báo chí và đài phát thanh: “Tất cả các sĩ quan thuộc quân đội và cảnh sát, các công chức cao cấp, các ủy viên Quốc Hội, các đảng viên chính trị, các tuyên úy, các nhân viên tình báo”, phải trình diện từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 6 năm 1975, để học tập cải tạo. Các hành trang cá nhân cần mang theo gồm áo quần, mùng, mền, chiếu và mốt số tiền để trả tiền ăn uống trong vòng một tháng. Những ai không chịu ra trình diện sẽ bị luật pháp quân sự chừng trị.

    Theo thông cáo nầy thì TL rơi vào 2 thành phần: 1/quân đội và 2/công chức cao cấp. Tuy nhiên, TL còn một nghề tay trái nữa mà không thấy họ liệt kê ra trong thông cáo: giảng nghiệm viên thỉnh giảng môn Luật Bang Giao Quốc Tế của một trường đại học tư có danh hiệu Đại Học Báo Chí và Truyền Thông, tọa lạc gần quán ăn “Bánh Bao Ông Cả Cần” ở vùng Tân Sơn Nhất.

    Còn nữa, chức danh thanh tra của TL cũng không thấy liệt kê ra trong thông cáo nói trên và vì vậy TL bổng trở thành bồn chồn lo lắng cùng tột, trong đầu óc căng thẳng (Khẩn trương) ngày đêm quây quần tới tắp với câu hỏi: “Chết cha rồi! Phải đi trình diện theo đường nào đây?

    Trình diến theo thành phần quân đội của QLVNCH? Không được, vì “họ” đang léo nhéo qua các loa phóng thanh treo trên những “cột đèn không biết đi”, lập đi lập lại trong những ngày đêm tiếp theo ngày 30/04/1975 lòng câm hận tận xương tủy của họ đối với “bọn ngụy quân” có nợ máu, bắn giết, tàng sát, truy lùng quân, dân kách mệnh”.

    Ngày TL trong quân đội QLVNCH, TLchỉ là một chuyên viên kỹ thuật có tính cách hậu cứ yễm trợ hơn là cầm súng trực tiếp đối đầu với quân CS nơi các trận tuyến nhưng dù sau thì TL vẫn sẽ luôn luôn là ngụy quân và đối với họ, có nợ máu hay không, thì nhất định cũng bị họ - vì quá uất hận - gọi là “bọn ngụy quân.

    Bây giờ, lật lại tài liệu cũ của đảng CSVN, trong một chỉ thị số 218-CT/TW, ngày 18 tháng 4 năm 1975 Về chính sách đối với tù, hàng binh trong tình hình mới thì thấy:

    II- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI
    3. Tù binh:
    a) Đối với những binh lính và hạ sĩ quan...

    b) Đối với sĩ quan: tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dụclao động; sau này tuỳ sự tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Nguồn :Wilson Center Digital Archive https://digitalarchive.wilsoncenter....2bd957c8d684a5

    *Cứ nhìn vào cung cách dùng từ ngữ của họ trong Chỉ thị kể trên như giam giữ, lao động, từng tên, phân loại thì thử hỏi có người dân miền Nam chơn chất nào lại không e ngại, rún động vá nếu họ, bao gồm cả TL, thấy được được cái chỉ thị số 218-CT/TW, ngày 18 tháng 4 năm 1975 của CSBV ra lệnh cho CS/MTGPMN thi hành thì không biết có bao nhiêu sĩ quan QLVNCH ra trình diện học tập cãi tạo?

    Trình diện theo thành phần “ngụy quyền” cao cấp? Không được, bởi vì nếu “họ” moi ra được mình cũng là một quân nhân của QLVNCH thì sao?

    Rồi một tia sáng loé lên: trong thông cáo của ủy ban quân quản VC/ MTGPMN không đá động gì tới thành phần giáo chức bậc Trung học hay các giáo sư bậc Đại học của chính quyền Sài Gòn. Như thế các thành phần nầy có thễ sẽ không phải trình diện học tập cãi tạo? TL cũng là giáo chức của một trường Đại học tư thục chuyên ngành Báo Chí và truyền Thông. Vậy thì tại sao TL phải ra trình diện theo cái thông cáo quái ác đó?

    Nhưng làm sao “họ” tin TL là một giáo chức khi trong mình TL không có được một mảnh giấy lận lưng chứng nhận TL là giảng viên thỉnh giảng của cái trường ̣Đại học tư thục kia? À, hay là cứ chạy ngay đến trường xin Giám hiệu cấp cho một giấy chứng nhận TL là một giáo chức đang giảng dạy tại trường nầy.

    Vỡ mộng! Phó Giám hiệu kiêm Trưởng ban hành chánh và cấp phát văn bằng tốt nghiệp của trường là một CSVN/VC nằm vùng: chẳng những bị từ khước cấp giấy chứng nhận giáo chức của trường với lý do TL mới chỉ là một giảng viên được mời giảng dạy (thỉnh giảng) chứ không phải là một giáo sư thực thụ của trường (Vào thời điểm nầy, TL đang soạn viết Luận Án Tiến Sĩ L.K của mình) mà còn âu yếm thân thương ban cho TL một bài giảng dạy về chính sách khoan hồng bao la của kách mệnh, giải thích bằng tiếng Việt mới của CSBV.

    Thôi, thì đành vậy. Có ra sao thì cũng phải chịu vì mình là cá nằm trên thớt. Thắng làm vua, thua làm giặc, và mình là kẻ thua bất đắc dĩ, thế thôi! Nhắm mắt qua cầu 30 ngày học tập cãi tạo xong cho rồi sau đó thì Que sera sera! When I was just a little girl, I asked my mother what will I be Will I be pretty will I be rich Here's what she said to me Que Sera Sera Whatever will be will be The future's not ours to see Que Sera Sera What will be will be ...https://www.youtube.com/watch?v=xZbKHDPPrrc

    (Còn tiêp)

    Trình diện đăng ký Học tâp Cãi Tạo
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-12-2021 at 07:56 AM.

  2. #82
    Tiếp theo kỳ trước

    Trình diện đăng ký Học tâp Cãi Tạo


    Đăng ký trình diện học tập cãi tạo


    Ngày 15.6.1975, TL xách gói đến trường nữ Trung học Gia Long, Sài Gòn, trình diện đăng ký theo như bố cáo “lệnh truyền” mang theo, đồ dùng cá nhân, mền mùng tiền bạc đủ xài trong một tháng”. Bên trong sân trường rất đông người “cũ” sắp hàng chờ tới phiên vào phòng đăng ký. Có đủ mặt bá quan văn võ thỏ đế từ chánh sự vụ trở lên của cơ quan nơi TL làm việc tọa lạc trên đường Tự Do /Charner kể luôn cả nữ TGĐ, 03 ủy viên (ngang hàng với GĐ), các ngài thanh tra thỏ đế kể luôn TL và nữ thanh tra Minh Ngọc. Cả nhóm được vào phòng đăng ký. Cụm thanh tra của cơ quan bị từ chối không cho đăng ký và đuổi về. Hỏi tại sao thì được trả lời rằng “ loại thanh tra nầy” không có kê khai trên thông cáo phải ra trình diện. Xúm nhau nằn nì giải thích chức vụ thanh tra để xin đi cho chắc bụng: giải thích rằng chức vụ nầy ngang hàng với Giám đốc nhưng có quyền “hạch sách” các hàng GĐ khác. Ai cũng nghĩ là trước sau rồi cũng phải học tập nên xin đi cho nó xong.

    Những ngày đầu giam lỏng :

    Sau khi trình diện đăng ký ‘’học tập cải tạo’’TL và mọi người được chở bằng xe bus đến một doanh trại lớn ở Long Thành nằm trên đường Saigon-Vũng Tàu. Sau nầy TL mới biết đây là một cô nhi viện cũ bị chiếm cứ làm trại cãi tạo. Vây quanh trại cô nhi chỉ có những bụi rậm và cỏ lau, không có tường đá cao chỉ có một hàng rào kẽm gai loại vòng concertina vây quanh. Nếu muốn thì TL cứ việc cuốc bộ bước ngang qua vòng kẽm gai để ra khỏi trại theo hướng phía sau trại mà không có ai canh gát hay theo dỏi : điều nầy khiến TL càng ngu dại vững bụng tin vào lời tuyên bố của tướng cộng sản Trần Văn Trà, chủ tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố ... (Saigon) “Đối với người Việt Nam không có ai là kẻ chiến thắng hay chiến bại. Chỉ có đế quốc Mỹ là bị đánh bại mà thôi.’’



    kẽm gai vòng concertina Tướng VC/MTGPMN Trần văn Trà đeo kính và UBQQ thành phố Sài Gòn sau 30/04/1975

    Trong ngày đầu ở trưởng Gia Long rồi sau đó nơi trại cô nhi Long Thành, TL cùng những người khác cùng chung số phận tương đối được tự do, ăn uống không thiếu thốn vì ngoài lương thực và tiền bỏ túi mang theo để tiêu xài ăn uống trong 30 ngày như thông cáo, mọi người đến trình diện đăng ký học tập còn có thể thoải mái mua thực phẩm ăn riêng và thuốc lá Mélia, Capstan , J. Bastos kể cả thuốc lá ngoại quốc như Pallmall, Lucky, Salem, Camel, Craven’A, Marlboro tại căng tin của trại do nhà thầu của một nhà hàng Tàu trong vùng Chợ Lớn /quận 5 đứng bán.


    Trại, chia thành nhiều khu cho mỗi thành phần đối tượng học tập:

    - Khu trại 1. Chức quyền cao cấp trong chính quyền Sài Gòn từ cấp Trưởng Ty, Phó Quận hành chánh, giám đốc đến Phó Tổng thống, dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán
    - Khu trại 2: đảng viên các đảng phái
    - Khu trại 3: Nhân viên Tình báo
    - Khu trại 4: Quận trưởng cảnh sát

    Ngoài ra còn có một khu riêng cho trại viên nữ cán chính VNCH. Trong những ngày đầu nhập trại, TL còn có thể thoải mái chạy qua chạy lại để gặp TGĐ cơ quan của TL và, nữ thanh tra Minh Ngọc, “đồng nghiệp tội lỗi”của TL.

    TL nằm trong Khu trại 1. Khu trại nầy là một dãy nhà dài mái lợp tôn, vách tường, sàng xi măng (cemented) giống như một chuồng trại nuôi gà công nghiệp.

    Vì nhân số quá đông cho nên phải nằm sắp lớp cá mòi chen lưng nhau (30cm-50cm) thành bốn hàng dọc dài đối diện nhau bằng một khoảng cách chừa ra cho một người đi. Hai hàng giữa nằm đối đầu nhau ngăn cách bởi các mùng mền, chiếu, vật dụng cá nhân; hai hàng kia nằm đối đầu với vách tường.

    TL nằm giữa một bên là một Phó tỉnh trưởng hành chánh trẻ mập mạp cao ráo thuộc hàng con cháu Bắc di cư 54 mà TL thường gọi anh là Voi Cù Là Mac Phsu (cởi lưng voi bán dầu Cù là ở Sài Gòn trước 1975) và một bên là tướng H.V.C. kiêm nghị sĩ quốc hội VNCH.



    https://nguyentin.tripod.com/hvcao-u.htm


    Đối diện với chỗ nằm của TL là một cán bộ VC hồi chánh trung niên, người miền Nam đã về đầu thú với chính quyền VNCH. Khi thấy TL xài tiền phung phí mua thuốc lá Salem ở căng tin trong những ngày đầu nhập trại Long Thành, anh ta đã buông lời nhắc nhở: “Chớ có xài phí bừa bãi và nhởn nha... Không phải chỉ có 30 ngày đâu!” khi TL mỉm cười nhìn thấy anh ta chỉ mua có 1 chay nước mắm và một chục hột vịt từ căng tin rồi dùng lon nhôm Guigoz tự nấu cơm và luột trứng.

    Trại viên chia thành từng đội từ 30-50 người, đứng đầu là 1 trại viên đội trưởng do 1 bộ đội nón cối cai quản chọn và chỉ định.

    Trong vòng tháng đầu nhập trại, mọi người chưa phải lao động mà chỉ phải học tập những bài “dạy giỗ” chính trị và viết tự kiểm. Các bài học chính trị là những tài liệu đơn giản kể tội Mỹ-Ngụy, tuyên truyền lý thuyết cộng sản, phổ biến chính sách khoan hống nhân đạo của chính phủ cách mạng và nhằm tẩy não ức chế mọi người phải nhận tội làm tay say cho đế quốc tư bản xăm lược Mỹ và phải an tâm cải tạo lâu dài. Thỉnh thoảng cũng có cán bộ CSBV cao cấp từ trung ương đến giảng thuyết những đề tài chính trị và quân sự đầy phô trương, đe dọa, thẵng thừng gọi những trại viên học tập là những “tên” tội phạm nghiêm trọng có nợ máu với nhân dân và cách mạng.

    Một tháng trôi qua, không thấy có gì nhúc nhích. Tiền túi mang theo cạn kiệt gần hết. Mọi người lo âu, thất thần, giao động, mất bình tĩnh. Không phải chờ đợi lâu tất cả học viên được tập trung nghe thông báo: “kể từ tháng thứ hai, chính quyền cách mạng sẽ cung ứng việc ăn uống cho mọi người”. Sau khi nghe thông báo trở về trại, một “ông Notaire/Thừa phát lại” tên Bích nằm phía đối diện với TL đã khóc mếu máo như trẻ nít lên 3.

    TL nhớ lại lời cảnh báo của anh cán bộ VC hồi chánh trung niên “Chớ có xài phí bừa bãi và nhởn nha... Không phải chỉ có 30 ngày đâu!”, và TL giác ngộ được rằng không đúngnhư lời tuyên bố của tướng VC/MTGPMN chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn đã bị xóa tên: “Đối với người Việt Nam không có ai là kẻ chiến thắng hay chiến bại. Chỉ có đế quốc Mỹ là bị đánh bại mà thôi.’’

    Sau một tháng cải tạo chưa thấy hay nghe đồn có ai được tha. Đợt tha đầu tiên chỉ xảy ra vào đầu năm 1976, gồm một số ít người có lẽ là vì gia đình của họ biết chạy chọt đút lót vàng bạc. Năm cụ thanh tra, các chánh sự vụ và TGĐ cùng cơ quan với TL, tất cả đều được tha trở về nhà của họ kể luôn cả Minh Ngọc, ngoại trừ TL. Hởi ôi! Không như TL, chắc có lẽ là họ cũng đã dư tiền lắm bạc nhờ vào chức phận của họ “gom góp” tích cốc phòng cơ cho nên bây giờ mới “có chút ít” để hối lộ để được tha cho về sớm?

    Và như thế là cuộc sống khổ sai cãi tạo của TL bắt đầu, không thư từ của gia đình, không thấy mặt vợ con, hoàn toàn bị cô lập với thế giới loài người bên ngoài vòng rào kẽm gai, không hay biết một chút tin tức nào của cuộc sống của người dân miền Nam sau ngày 30/04/1975; tiền túi khô cạn, bắt đầu ăn bobo với canh rau muống nêm muối để:

    1-Thành khẩn khai báo
    2- Lao động tự giác
    3-Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và các pháp lệnh nhà nước
    4-Kiễm và tự kiễm để cùng tiến bộ

    Mãi sau nầy, sau khi được phóng thích mới được gia đình kể sơ lược tình hình hồi đó như sau:

    "Sau ngày 30/04/1975, hai miền vẫn tồn tại hai nhà nước: miền Bắc vẫn là nhà nước VNDC của CSBV và miền Nam là chính phủ mới Lâm Thời CH Miền Nam của MTGPDTMN. Do đó, CSBV thấy rằng cần nhanh chóng ghép miền Nam dưới quyền kiểm soát của họ bằng cách tổng tuyển cử thành lập một quốc hội chung cho cả nước để quy định Hiến pháp cho một nước Việt Nam thống nhất.

    "Do đó, ngày 15-11-1975, hai miền đã họp Hội nghị hiệp thương để tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước. Ở miền Bắc, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử là Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSBV; ở miền Nam, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử là Hội đồng cố vấn Chính phủ Lâm Thời Cộng Hoà miền Nam của MTGPDTMN.

    "Cả nước có 605 người thuộc mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội do CSBV và CSMTGPMN lựa chọn, giới thiệu đưa ra cho dân chúng bầu cử.


    Cử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVN

    "Tất cả các địa phương, các cơ quan, đơn vị bộ đội, bệnh viện, trường học, phường, ấp... đều lập bàn thờ Tổ quốc, treo cờ, kết hoa để chào mừng Tổng tuyển cử...
    Ngày 25-4-1976 có 23 triệu cử tri đi bầu."

    Đúng ra đây phải là quốc hội đầu tiên của cả hai miền Nam-Bắc từ Cà Mau đến ải Nam Quan nhưng CSVN của miền Bắc coi quốc hội nầy là quốc hội khóa VI nối tiếp của họ.

    Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (thinhvuongvietnam.com)

    "Ngày 24-6-1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã khai mạc tại Hà Nội. Quốc hội đã nhất trí thông qua các nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất:

    - 1. Việt Nam là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    - 2. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
    - 3. Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
    - 4. Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
    - 5. Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca.
    - Quốc hội đã thông qua nghị quyết về tên gọi của Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước.

    "Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thủ tướng Chính phủThành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Nguồn: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (thinhvuongvietnam.com)
    *

    Kể từ giữa năm 1976 , tinh thần của TL , và có lẽ giống như mọi người khác trong trại, bị sa súc trầm trọng và kinh hoàng trong một cơn ác mộng chưa từng có trong đời khi một bức tường thành gạch dầy gắp đôi, cao khoảng 5 mét bắt đầu được xây dựng kèm thêm nhiều vòng kẽm gai sắc bén đặt kéo dài trên chóp tường bao quanh toàn thể trại cô nhi Long Thành, biến trại nầy giống như một trại tập trung của Đức quốc xã giam nhốt những người Do Thái trong đệ nhị thế chiến.
    Sau một năm áp dụng lao động khổ sai cho chế dộ cải tạo, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam, trước khi bị giải thể, công bố trong công chúng chính sách 12 điểm quy định thời gian cải tạo là 3 năm. Quy định nầy không hề được công bố đến tai người tù cãi tạo ở trại 15 NV/Long Thành.
    Ăn uống thiếu thốn không dinh dưỡng do nhà nước bố thí cầm hơi khiến mọi người lúc nào cũng chỉ nghĩ tới cái ăn, đầu óc không còn nghĩ tới nhứng hành vi “phản động kách mệnh” hoặc có ý nghĩ trốn trại. Những buổi lên lớp học tập “tẩy não” liên tiếp với nhứng lời lập đi lập lại rằng chính quyền kách mệnh đã tịch thu nấm giữ toàn bộ hồ sơ lý lịch từ các cơ quan làm việc của mọi người trong trạị cãi tạo cho nên chớ có ai có ý đồ khai gian giấu díếm khiến cho gần như hầu hết người tù cãi tạo trở thành những con cừu ngoan ngoản bảo sao làm vậy nhất là phải thành thật khai báo hết trơn hết trọi đầy đủ chi tiết công ăn việc làm “xấu xa chống phá kách mệnh“ của mình trong khi phục vụ chính quyền Sài Gòn VNCH, cho dù không xấu xa cũng phải nhận là xấu xa. Có lúc phải tự mình tưởng tượng bày vẽ ra nhứng việc làm xấu xa có hại cho Kách mệnh để nộp bài cho quản giáo.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-18-2021 at 03:12 PM.

  3. #83
    (Tiếp theo kỳ trước)

    ĐỜI SỐNG “MỚI” TRONG TRẠI TÙ CÃI TẠO


    Khai Lý Lịch


    Khai đi khai lại nhiều lần trong vòng một tuần phải trình nộp , thức ngày, chong đèn cầy thức đêm để mà khai, mang nộp : “chưa đầy đủ, thiếu thành khẩn, thiếu tự giác, không khai hết sự thật, ngoan cố, giấu diếm bao che .... làm lại ...”. Và cứ thế kéo dài trong 3-4 tuần lễ không được xao lảng chia trí trong việc khai lý lịch. Rồi cũng phải khai lại từ đầu , khai liên miên, vì “chưa đầy đủ ..vì...vì...”


    Tẩy não và học tập chính trị


    - Tố cáo và lên án đế quốc tư bản Mỹ xâm lược


    - Lên án tội ác của ”ngụy quân, ngụy quyền”/ VNCH , làm “tay sai” cho ngoại bang.

    - Tù nhân cãi tạo phải biết ơn chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước,


    - Nghĩa vụ thảnh khẩn khai báo và nhìn nhận tội lỗi,

    - Lao động là vinh quang.

    - Sau khi nghe giảng bài về đội phài hợp tổ để thảo luận, nhận định về bài giảng của quản giáo.


    Lao động


    - Được dạy rằng “Lao động là vinh quang”, là thước đo mức độ giác ngộ của tù nhân.


    Ăn uống


    - Tù nhân cãi tạo thèm ăn cá, thịt, mỡ, đường, nước mấm, cơm gạo và ... thuốc lào. Mọi người ốm tong, ốm teo, áo quần bắt đầu tưa rách vá víu. Cóc nhái, cào cào, rắn rít, bọ hun, dế nhủi, chuột xù, chuột cống...bất cứ con gì động đậy trong vòng thành trại hay ngoài bãi lao động, bất cứ cây cỏ nào thử cho miệng không thấy tê lưỡi, tất cả đều được người tù nhân cãi tạo chiếu cố rất nhiệt tình.

    - Tự cày cuốc trồng rau đễ “cãi thiện và bồi dưỡng”; phân bón là “phân tươi còn gọi là phân xanh” mút từ hố cầu xí bên trong doanh trại.


    Tin tức gia đình


    Vào khoản đầu năm 1977 tù nhân cãi tạo trại 15/NV được viết thư cho thân nhân. Thư không được lộ nơi đang học tập. với một số hàng viết giới hạn tiêu chuẩn theo mẫu ấn định sẵn, không được than vang, phải ca ngợi sự khoan hồng của cách mạng, phải động viên vợ con sống tốt và tuân thủ luật pháp cách mạng để cho chồng, cho bố an lòng cãi tạo và “cãi tạo tốt”để mau về sum hợp với gia đình. Tuy nhiên, không có tài liệu học tập nào định nghĩa cãi tạo tốt phải như thế nào và cần phải bao lâu mới được đánh giá đã cãi tốt hay chưa? Và đứa con trai quậy phá của TL được công an phường, khóm, trưởng ấp rỉ tai “ phải tình nguyện đi thanh niên xung phong để cho bố được về sớm” ! Vậy thì vợ con cứ đợi, cứ đợi mãi cho đến ngày nào thấy chồng, thấy bố trở về thì sẽ hiểu rằng người thân của mình đã học tập tốt.


    Rồi cũng tới lúc vợ con được cho phép thăm nuôi và gặp mặt; thằng con trai “thanh niên xung phong” cũng được về phép để ra Long Thành thăm bố cùng với mẹ và 2 đứa em gái của nó: đồ thăm nuôi giới hạn cũng như thời gian gặp mặt rất ngắn.

    Thức ăn, thức uống tiếp tế phải được kiểm soát bởi Ban Trật Tự của trại trong đó có nhạc sĩ tác giả V.T.A của những “Bài Không Tên” cũng là một trật tự viên: những anh Trật Tự viên nầy đều bị hầu hết trại viên trong trại tù 15/NV nghi ngờ là những “mật báo viên/Ăn ten” của các cán bộ cai tù “bò vàng” (Công an của bộ Nội Vụ/ CSVN mặt đồng phục và nón cối màu vàng). Tuy nhiên, trong suốt những thời gian TL chưa được nhà nước buông tha, không thấy có trại viên nào của trại 15/NV là nạn nhân của nhóm trật tự viên nầy. Dĩ nhiên là họ phải thi hành các nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự như khám xét các giỏ thăm nuôi của gia đình trại viên, không phải để ăn chận, nhưng là đề phòng sì ke, ma túy, vật bén nhọn và giấy tờ, tài liệu “quốc cấm, văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy” ...v.v...Họ phải thi hành nhiệm vụ thật “nghiêm túc” nếu không thì sẽ tự chuốc lấy phần thưởng kỹ luật và bị chụp cho cái mũ “phản động”. Chính vì sự thi hành phận sự “nghiêm túc” nầy mà họ bị hầu hết các trại viên cãi tạo 15/NV nghi ngờ và gán cho cái chức danh là Ăn ten.


    TL có cơ duyên gặp V.T.A trong cùng ban văn nghệ của trại 15/NV Long Thành: Lúc đó TL “thủ công sáng tạo” được một cây đàn nhị thùng tròn bằng một miếng tôn kẽm thu nhặt được khi đi lao động cuốc đất bên ngoài trại, dây đàn bằng dây nhợ và cũng được một trại viên cãi tạo - một thẩm phán xử án của chế độ VNCH- truyền thụ dạy cho TL biết đờn 06 câu vọng cỗ hoài lang bằng cây đờn nhị thời thượng của TL chế tạo. Và như thế là TL thành một tay đờn Nhị trong ban văn nghệ/nhóm cãi lương và vọng cổ. của trại do V.T.A cùng với một trại viên nhạc sĩ lùn thấp khác cùng làm trưởng ban. V.T.A chuyên sáng tác “nhạc mới hùng tráng” và anh nhạc sĩ nhỏ con viết hòa âm, tập hát và điều khiển những bài hợp ca bởi 30-40 trại viên khi có liên hoan văn nghệ cho cả trại. V.T.A người cao ráo, đẹp trai, lúc nào cũng cười mĩm “vô tư” và trắng trẻo, hồng hào hơn so với tất cả trại viên khác phải lao động trãi nắng, dầm mưa. Vào lúc nầy V.T.A chưa quy y theo đạo Ki Tô Giáo.


    Rồi TL trở thành một thợ mộc bất đắc dĩ và được giao phó công tác bảo quản, sửa sang khu trại nhà bếp sau khi cán bộ cai tù đại đội (khác với cán bộ quản giáo) xuống thăm viếng khám xét vật dụng cá nhân của trại viên và khen đáo để chiếc đồng hồ Seiko một cửa sổ không người lái của TL: đây là kỹ vật của vợ mua cho TL nhưng phải đành bấm bụng mà lòng đau như cắt gửi làm quà kỹ niệm cho “anh Tư xếp” cai tù của đại đội.


    Và ngạc nhiên thay, một tuần lễ sau, TL được cho làm thợ mộc thường xuyên cho nhà bếp kiêm phận sự nấu cơm, canh, bằng chảo đụng cho cả trại...Không còn phải ra ngoài đi lao động nhưng lao động ở đội nhà bếp không phải là nhẹ, mà phải dậy sớm nấu nướng, quét dọn, rồi rửa sạch nồi niêu son chảo, chẻ củi, vát gạo, phân chia khẫu phần ăn và nước trà nóng cho các đội...Tuy nhiên, khẩu phần ăn của đội nhà bếp được “cho phép” phân chia khá hơn so với các đội khác : “giàu thủ kho, no nhà bếp”.


    Đầu năm 1978


    Khu nhà bếp trại 15/NV tọa lạc riêng cách xa các dãy nhà trại khác giam lỏng tù nhân cãi tạo. Các tù nhân của nhà bếp có phận sự thực hiện mọi công việc nhà bếp; tất cả được tập trung ở chung và sinh hoạt riêng tại khu nầy dưới quyền kiểm soát điều động của một “anh nuôi” kiêm cai quản tù , không được liên hệ hay bén mản đến các căn nhà trại khác. Do đó những tin tức về việc đi, ở, còn hay mất hay bị đưa ra miền Bắc của những tù nhân từ các căn nhà trại cách ly với nhà bếp đều mù tịt.

    Rồi vào một ngày đầu năm 1978, đang lúc TL đang chuẩn bị chảo đụng để nấu cơm như thường ngày thì “anh nuôi” đến đứng cạnh rồi ra lệnh: “Cứ để đó cho người khác tiếp tục, anh đi thay quần áo, thu xếp đồ đạt cá nhân rồi lên trình diện cán bộ quản lý trại.” TL xanh mặt run rẩy đáp: “Dạ... Nghe rõ...” rồi lầm lũi quay về chỗ mình nằm, tâm thần bấn loạn tự nhủ thầm: “Bỏ mẹ rồi ! Chuyến nầy thì xách bao bố đi tàu suốt !...”



    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 07-22-2021 at 02:42 PM.

  4. #84
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Chim sổ lồng

    Khi TL tới trước sân trước văn phòng cán bộ quản lý trại thì thấy đã có hơn chục tù nhân cùng trại, tay xách bao đồ vật cá nhân (không phải bao bố phát cho tù nhân đựng đồ vật riêng chuẩn bị lên đường “du ngoạn” ra miền Bắc) đang đứng xếp hàng ngang chờ nghe lệnh truyền của “cấp trên nón cối vàng”. TL đưa mắt nhìn mọi người, ai nấy đều êm re, mặt buồn xo: tắt cả đều đang chờ cấp phát “bao bố”.

    Rồi “cấp trên”, gương mặt thật ngầu, mở cửa văn phòng khệnh khạng bước ra trước sân và đứng ưỡng ngực, một tay chấp sau đít, mắt cú vọ quét qua mọi người tù nhân đang đứng trước mặt rồi bất thần đưa tay trái lên cao:

    Thông báo cho các anh biết... kể từ hôm nay các anh sẽ lên đường .... (ngưng nói tiếp. Căng thẳng tột đĩnh...!)

    Rồi “ngài cán bộ xếp” bổng cất tiếng cười hết sức “có duyên chi lạ” nói tiếp: “...trở về đoàn tụ với gia đình của các anh... Nhân dân và nhà nước XHCN đã khoan hồng tha cho các anh.... Hãy sống thật tốt và góp phần xây dựng đất nước CHXHCN... Các anh sẽ được cung cấp tiền lộ phí để tự mỉnh tìm phương tiện di chuyển từ Long Bình/Biên Hòa...Xe tải của trại sẽ chở các anh đến Long Bình... Các anh nghe rõ không ?


    Tất cả đồng thanh ré lên: “Báo cáo cán bộ ...đã nghe rõ...” kèm thêm một tràng vỗ tay nổ bùng như pháo đốt đón múa lân trong ngày mồng một Tết.

    TL như con chin sổ lòng trụi lông, gảy cánh, què cẳng nhưng TL bất cần miễn là hiện giờ mình đã hồi sinh, đã từ chín tầng âm ti địa ngục đen tối quay trở về dương gian, một cõi dương gian cũng đang trong cảnh âm u mù mịt, để đoàn tụ với vợ con, chỉ cần có thế cho dù mai sau có ra sao thì cũng chấp nhận.

    Về đến chợ Bến Thành (trước 30/04/1975 thường được gọi là Chợ Sài Gòn), TL vội bước về phía cửa chợ phía đường Huỳnh Khương Ninh để xem sạp bán kim chỉ của bố vợ ra sao, có còn sống sót qua những đợt ĐÁNH TƯ SẢN của Cộng Sản Hà Nội hay không?

    Úy zời ơi ! Có phải là anh Bôn đấy không (Bôn = Paul: tên thánh rửa tội của TL) ? Được thả rồi đấy à?”

    Có một chút gì đó uất nghẹn ngấm ngầm chỗi dậy trong lòng của TL khi nghe cung cách của bố vợ hỏi han chào đón kiểu như thế. TL thì thào, giọng phân bua :

    https://hosting.photobucket.com/images/vv205/TULEKL/vang_la_kim_thanh_999.jpg

    Không phải là vượt ngục đâu ba ơi! ...Có thể con đã được về sớm hơn từ đầu năm 1976 chớ không phải đợi tới giờ, nếu vợ của con có được một vài lá Kim Thành ba số 9 (vàng lá Kim Thành hiệu 999).”

    Nghe TL nói như thế, bố vợ có vẽ ngượng ngùng. Tại sao lại ngượng ngùng? Bởi vì ông có vàng cân ký, bạc cột thành bó dấu trong nhà, sá gì một, hai cây vàng cho con gái mình để lo cho con rể.

    Nào có ai biết chuyện đó... Nếu biết thì... Ba đã bảo cô ấy đi lo cho anh từ lâu rồi...Thôi ... chuyện đã qua... Bây giờ thì anh đã về trông lo cho vợ con, tôi cũng nhẹ bớt được gánh nặng ...

    TL chỉ gật đầu nhanh rồi nhìn quanh hỏi:

    Vợ của con ra sao rồi Ba? (TL gọi bố vợ bằng tiếng Ba thay vì tiếng bố theo cách gọi của vợ mặc dù gia đình bên vợ là Bắc Kỳ di cư từ trước năm 1954)

    Cô ấy ngày nào cũng xuống đây để ...buôn chợ trời khắp đường phố quanh chợ Bến Thành nầy... Ngày nào cũng ghé ngang qua sạp đây ....”

    Trả lời xong, bố vợ nấm tay áo kéo TL băng qua đường rồi vào một tiệm ăn của người Hoa:

    Anh muốn ăn, muốn uống gì cứ gọi ...”

    TL còn lòng dạ nào để ăn uống? “Tội nghiệp quá sức! ..Bán chợ trời!... Trời ơi, hởi trời!”

    Con không đói...Con chỉ muốn gặp vợ ngay..”

    Thì cứ ăn đi rồi gặp cô ấy sau, lo gì ? ...”

    Đồ ăn thức uống ê hề dọn ra bàn, mùi thịt, mùi mỡ, mùi nước lèo ngọt lịm từ tô hủ tiếu mì bốc hơi phất vào mặt mũi, một buổi ăn đế vương cho một người tù cãi tạo. Bố vợ chỉ chõ hết món nầy tới món nọ, nhưng TL chỉ ăn cầm chừng, mắt cứ hướng nhìn ra phía cửa ra vào cùa tiệm ăn. TL mới ăn được lưng chừng một nửa to hủ tiếu mì “tàu bay” (lớn như tô phở tàu bay nổi tiếng ở đường Frères Louis/Võ Tánh trước 30/04/1975) thì nhìn thấy vợ bổng xuất hiện ngoài cửa tiệm ăn. TL quăng đủa xuống bàn, xô ghế đứng rột dậy, vơ cây đàn nhị mang vội lên vai rồi nhảy chồm như con hổ đói chụp mồi về phía vợ đang oang oang khóc rống vang rền khắp tiệm ăn và cũng đang phóng nhanh như tia chớp về phía “bộ xương cách trí” của mình; thực khách nhốn nháo ngừng ăn ngước mắt lên nhìn chuyện gì lạ đang xảy ra giữa một người đàn bà đội nón lá phong sương tảo tần, vất vả, buôn bán chợ trời kiếm từng đồng, để nuôi chồng, nuôi con cùng với một chàng ca sĩ hát dạo áo quần sờn cũ phai màu, đầu đội nón rơm rách thủng, vai mang cây đàn nhị quái vị thời thượng chưa từng có trên đất nước Việt Nam?

    Anh...! …Anh Tư ...! Anh Tư ơi! …Anh Tư!.."

    TL ôm ghì vợ không son phấn trong bộ quần áo bà ba rất Nam kỳ đơn giản, không màu mè, vuốt tóc, vuốt những giọt nước mắt ân tình như dòng suối tiên mặn đắng đang lăn lốc trên đôi má:

    Nín, nín...Thôi, vợ đừng khóc nữa.. Tư đã về đây rồi...

    Rồi bất cần những con mắt tò mò cú vọ trong tiệm ăn, Tl gắng chặc môi mình với môi vợ như đôi tình nhân đang chiếu trong rạp xi nê ma (cinéma), mặc kệ mọi người xung quanh. Sau đó, TL tự động dìu vợ bước ra khỏi tiệm ăn, phó mặc ông bố vợ ngồi trơ ra đó bên trong tiệm ăn. Hai vợ chừng nhảy ngay lên ngồi trên chiếc xe xích lô máy đang chờ khách bên lề đường trước cửa tiệm ăn, lớn tiếng : “ Đường Trần Bình Trọng, quận 5, Chợ Lớn, hẻm số 128, trước nhà thờ Chợ Quán.

    https://hinhanhvietnam.com/xe-xich-lo-may-sai-gon/

    Vào nhà, đóng vội cánh cửa sắt, hai vợ chồng ôm ghì nhau ngay trên sàn nhà lát gạch bông mát rượi...không cần chăn chiếu, nệm êm, còn hơn đêm tân hôn ngày mới cưới. Cả hai nằm nghiên trơ ra, TL hỏi:

    Mấy con ra sao hả em?"

    Em và các con tạm xuống ở nhà số 113 đường Hồng Thập Tự (đổi thành tên Xô Viết Nghệ Tỉnh sau ngày 30/04/1975), gần kề rạp hát Olympic, nhà thứ hai của ông ngoại (bố vợ TL) mua từ trước năm 1975...”

    TL ngắt lời vợ:

    Chưa bị nhà nước tịch biên sao?"

    Chưa, em cũng không biết tại sao...Con trai đã được giải nhiêm thanh niên Xung Phong, con gái lớn mở quán cà phê“Cây Si”(trước sân nhà số 113 gần sát lề đường có trồng một cây bông gòn, thân cây có gai, không đúng là cây Si nhưng khách uống Cà phê đặt tên quán như thế.. Khách hàng uống cà phê buổi sáng và buổi trưa là các công nhân viên thuộc những cơ quan lẻ tẽ của đảng,nhà nước mới dọc trên đường HTT. Họ gọi là quán cà phê Cây Si vì con gái lớn “khá xinh” của mình đích thân đứng pha cà phê; sau 9 giờ sáng, bàn ghế ngoài sân phải dọn đem vô nhà cho mau, nếu không thì cảnh sát sẽ tới hốt hết vì vi phạm chiếm lòng lề đường bất hợp pháp và nứng kjhác đang ngồi (uống cà phê lúc đó đều phải đứng tại chỗ uống cà phê đứng nhưng ai ai cũng vui lòng thông cởmkhông vì thế mà bỏ rơi quá cà phê Cây Si . Buổi trưa và xế chiều ai muốn uống cà phê Cây Si thì cứ vào ngồi vào ngồi ở một vài bàn ghế cây thấp nhỏ bên trong nhà...Khách uống cảnh sát, công an cũng tới lui khá nhiều...”

    Con gái Út thi sao?”

    “Nhỏng nhẽo hết sức; anh Hai, chị Ba, chi Tư Út Một, cưng như trứng mỏng nhưng cấm khi tan trường phải chờ mẹ hay anh chị qua đưa đón về nhà. Chị Ba cưng nhưng hăm he không được tự động theo chơi lung tung với bạn bè rủ rê ngoài giờ học. Học rất giỏi, luôn luôn đứng trong năm hạng đầu của lớp...”

    Bổng TL chợt nhớ hỏi:

    Mấy giờ rồi em? Phải qua công an phường để trình diện...”

    Vợ nhìn đồng hồ trên tay rồi nói:

    Gần ba giờ chiều rồi ...Em cũng phải về dưới đón con gái Út tan trươ5ng về..”

    Sau khi trình diện và nghe giàng đạo của “đức ngài CA phường, TL và vợ ngồi chung trên một xích lô đạp về thẳng trường nữ tiểu học trên đường Ngô Tùng Châu. Đứa con gái Út khi nhìn thấy ba đã quăng cả cập sách nhào tới ôm cứng TL rồi vừa khốc mếu máo vừa trách móc giận hờn:

    Sao ba đi đâu lâu quá, không về với con...?Ba không nhớ con sao ba ?...”

    TL chùn gối xuống thấp ôm ghì đứa con gái cưng vào lòng nghẹn ngào trả lời:

    Ba thương con nhất nhà và mẹ con đứng nhì...Nay ba về rồi, chắc không còn phải đi âu nửa hết...

    Nói xong TL nheo mắt nhìn vợ ra hiệu và vợ cũng hiểu ý gậc đầu tiếp sức:

    Đúng đó, lúc nào ba cũng thương con nhất nhà, mẹ chỉ được thứ nhì!

    TL hôn con xong mĩm cười trìu mến nhìn vợ:

    Vậy cũng là nhất rồi đó chớ bộ...?

    Buổi cơm chiều tối hôm đó ông ngoại xấp nhỏ mua heo quay, gà, vịt ê hề mừng ngày trở về của TL với sự có mặt đầy đủngười thân bên vợ. Khi cả nhà đang ăn thì đứa con trai ”thanh niên xung phong phục viên” kéo cánh cửa sắt vào nhà và khi nhìn thấy TL nó ào tới bàn ăn, quỳ gối xuống sàn gạch ôm chân TL rồi mếu máo:


    Trời ơi!... Ba được cách mạng khoan hồng hả ba?...Ôi, thật là có phước cho gia đình mình ...Cám ơn cách mạng... bla...bla...bla! …”

    TL nghĩ thầm: “Đúng rặc là giọng lưỡi của mấy chú Vẹm (VC) thanh niên xung phong tiên tiến.”

    Ờ.. Đúng rồi.. Ba được “nhà nước của mình” khoan hồng cho về cùng chung với hơn chục trại viên cãi tạo khác của 15/NV Long Thành...

    Đêm nay, vợ đòi về nhà với TL nơi hẻm số 128 đường Trân Bình Trọng. Đứa con gái Út nhất quyết đòi đi theo. TL mĩm cười nhìn vợ rồi nói:

    Ngày mai con còn phải ở dưới nầy đi học mà ... Theo ba, mẹ sao được ?...”

    Đứa con gai mếu máo muốn khóc: “Ngày mai con không đi học! Ở nhà với ba…

    TL nhìn vợ:

    Thôi thì cho Út về theo cũng được... phải không em?...”

    Vợ e ngại nhìn TL rồi nhẹ gật đầu thông cảm nhưng giọng trách móc xa xôi:

    Lại thêm một người nuông chìu...Ừ thi cho “nó” theo... Đúng là kỳ đà cản mủi”

    Hai vợ chồng lại nhìn nhau mĩm cười.


    (CÒN TIẾP)
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-26-2021 at 07:47 AM.

  5. #85
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Cuộc sống dưới chế độ CHXHXNVN


    Hai tuần lễ sau khi được “tha” khỏi nhà tù Long Thành 15/NV và chịu sự quản chế tại gia của công an phường đường Trần Bình Trọng/Chợ Quán/Quận 5, TL nhận được một giấy gọi đến trình diện sở Y Tế thành phố do công an phường trao tay. Tại đây, TL nhận được một lệnh công tác với chức năng là “công nhân viên” bảo quản và sửa chữa dụng cụ Y, Nha, Dược Khoa (viết tắt : Vật dụng Y Khoa) của sở Y Tế thành phố.


    Nơi làm việc của TL là một cơ sở nhà lầu 2 tầng rộng lớn trên đường Cống Quỳnh. Trước 30/04/19/5, cơ sở nầy nguyên là một cửa hàng chuyên nhập cảng và bán các vật dụng Y, Nha, Dược Khoa dưới doanh hiệu là Hảng Ng.Ng.Đ...Sau các đợt đánh tư sản mại bản, cơ sở nầy bị tịch thu nguyên 2 khu tầng dưới rộng lớn : khu trưng bày và nhà kho chứa các dung cụ Y, Nha (máy làm răng), Dược Khoa (máy sản xuất dược phẩm Âu Tây). Tầng trên của cơ sở thì chủ nhân Ng.Ng.Đ. có quốc tịch Pháp vẫn còn được phép tiếp tục cư trú.

    Tất cả các vật dụng Y Khoa từ nhà kho đều được chuyển sang khu trưng bày có cửa sắt kéo niêm phong sau khi được kiểm kê và vào sổ. Chỉ có trưởng cơ sở mới có quyền vào kho chứa mới nầy. Kho chứa cũ dùng làm xưởng sửa chữa và bảo quản vật dụng Y Khoa.

    Nhiệm vụ chính của cơ sở là sửa chữa và bảo quản tất cả các loại dụng y Khoa “của đế quốc tư bản xâm lược để lại” của tất cả các bệnh viện và cơ sở sản xuẩt Y dược ở khắp thành phố bao gồm cả Chợ Lớn và Gia Định. Tai cơ sở nầy chỉ có 2 nhân viên được huấn luyện dài hạn khóa Sửa Chữa và Bảo Trì Cao Cấp tại Fitzsimons General Hospital/ Denver/ Colorado/ Hoa Kỳ: TL và một cựu dược sĩ Quân y của QLVNCH.
    Tổng Y Viện Fitzsimmons/Dever/Colorado/ USA
    https://hosting.photobucket.com/images/vv205/TULEKL/fitzimons_general_hospital_denver.JPG

    Hóa ra người ta thả TL ra vì TL là một chuyên viên kỹ thuật rất cần thiết cho hàng núi chất đống đủ mọi loại dụng cụ y khoa hư hỏng, không biết hoặc không thể xử dụng vì kém trình độ huấn luyện chuyên môn hay thiếu tài liệu hướng dẫn bắng ngoại ngữ Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật..của “Đế quốc Mỹ và đồng bọn bỏ chạy” để lại đang nằm ì trong kho chứa và tại các bệnh viện khăp thành phố. Tại cơ sở nơi TL làm việc lúc bấy giờ chỉ có 2 chuyên viên của “ngụy quân” QLVNCH là TL và một cựu dược sĩ quân y là hai người có đủ khả năng xử dụng hoặc vẽ lại sơ đồ và viết lại bằng tiếng Việt những hướng dẩn đúng và chính xác sự vận hành của tất cả các loại dung cụ y khoa đặc biệt là các loại và hiệu máy quang tuyến X bất kỳ chúng xuất xứ tại một quốc gia tư bản nào nhất lả những dụng cụ điện tử và máy quang tuyến X sản xuất tại USA. Nhân lực đang công tác thường trực tại cơ sở Bảo quản và tu sửa dụng cụ y khoa đường Cống Quỳnh ngoài trừ hai “ngụy quân”, họ chỉ là những “thợ điện” sửa chữa các đồ điện gia dụng hơn là những chuyẻn viên kỹ thuật y khoa đúng nghĩa và gồm có:

    - 1 thủ trưởng ngưởi miền Nam, có lẽ là một cựu cán binh ủa MTGPMN nay đã bị CSBV giải thể sau năm 1975, ăn nói chẩm rãi, hiền hòa.

    - 1 “Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ”, VC chính cóng mới nhập cư vào Sài Gòn sau 1975 để công tác “bảo quản và sửa chữa dụng cụ y tế”: trời ơi là trời! Hết người rồi! Bởi vì, trong quá trình hợp tác bất đắc dĩ của TL nơi cơ quan y tế nầy, cô bé CS Bắc Kỳ chính cóng đó chỉ ngồi chơi xơi nước chờ tới ngày đi lãnh và chia các khẩu phần thực phẩm mua từ các cửa hàng quốc doanh để mang về cơ sở phân phối cho các công nhân viên sở tại.

    - 1 anh chàng “kỹ sư cầu đường người Nam Kỳ, trước kia là thành viên sách động trong phong trào sinh viên yêu nước du học ở Pháp ủng hộ MTDTGPMN. Tay kỹ sư nầy tự phong mình là phó thủ trưởng của cơ sở, chỉ lắng quắng, bày trò ý kiến nầy ý kiến nọ không ăn nhập gì tới các công tác bảo quản, sửa chữa dụng cụ y tế.

    - 1 chuyên viên “điện tử”, trung niên, gốc Bắc Kỳ di cư 1954 luôn luôn thân hữu với mọi người, khôn mích lòng ai.

    - 3 thanh niên gốc Nam Kỳ trong đó chỉ có một người có khả năng về sửa chữa các dụng cụ điện gia dụng; hai người còn lại là thợ hụ hợ sai đâu đánh đó nhưng một anh lại được cô em VC Bắc Kỳ si mê như điếu đổ.

    Rồi TL được phân công làm trưởng xưởng sửa chữa của cơ sở, một xưởng sửa chữa không có máy móc, dụng cụ đo đạt cần thiết và đúng cách để thi hành các công tác sửa chữa tại cơ xưởng và do đó, TL cũng chỉ ngồi chơi xơi nước, sáng xách ô đi, chều vác ô về. Thoảng hoặc đôi khi có một vài thứ máy móc y khoa do toán sửa chữa lưu động, do viên Kỷ sư cầu đường làm trưởng toán, tháo gở từ các bệnh viện trong thành phố mang về xưởng để giám định phế thải chứ không thể làm cách nào hơn.

    *Có 2 câu chuyện đáng ghi nhớ :

    1/ Sở Y tế thành phố yêu cầu cơ sở sửa chữa và bảo quản nơi TL làm việc tìm kiếm trong kho 2 máy quang tuyến nhỏ để tu bổ, tân trang, vẽ sơ đồ vận hành và viết tài liệu hướng dẩn xử dụng bằng Việt ngữ để gửi ra Hà Nội: Trong xưởng có hai máy quang tuyến hiệu PICKER của Mỹ, loại nhỏ 15 M.A. @ 80KVP, Loại nầy cõ thể dùng để:

    - Rọi soi : thường gọi là rọi kiến bằng tia quang tuyến X có cường độ xuyên thấu M.A (Mi li Ampe) nhẹ (tối đa là 5 M.A @ 80 PKV (tối đa 80,000 volts), thời gian là 10 giây nghỉ cho mỗi lần rọi, với khoản cách nghĩ rọi là 2 giây cho nhiều lần rọi lập đi lập lại) để khám bệnh trực tiếp qua một màn hình huỳng quang lồng kín, không cỏ rửa hình bằng phim. Dụng cụ nầy được chế tạo để dùng với các nguồn điện 115 volt hay 230 volt, 50 hay 60 chu kỳ. Đây là một thiết bị sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bằng hình ảnh, cung cấp thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh hay thương tích bên trong cơ thể như: xương khớp, bụng, sọ não, cột sống, chụp phổi, chụp hệ tiết niệu, chụp mạch, dạ dày…

    - Chụp hình quang tuyến X: 15 M.A. @ 80 PKV, 10 giây chụp, 40 giây nghỉ cho mỗi lần chụp nếu chụp nhiều lần. Chụ xong, mang phim đi rửa thành bản âm của hình chụp.

    TL phải đích thân tu sửa, vẽ lại sơ đồ điện vận hành và ghi chép lên giấy trắng mực đen những hướng dẩn về cách xử dụng và bảo quản 2 máy đó bằng Việt ngữ.

    Máy quang tuyến dả chiến 15 M.A @ 80 KVP của quân đội Hoa Kỳ từ đệ II thế chiến
    Điện đồ của một máy quang tuyến X

    Phải thú thật rằng,TL vẫn còn run sợ cảnh huống tù tội theo kiểu VC không cần xét xử vào thời buổi miền Nam Việt Nam vừa mới bị CSBV xâm chiếm xáp nhập. Cho nên sau khi được họ thả ra, TL giống như một con chim bị “cung tên/VC” bắn trọng thương mà ông bà ta thường gọi là kinh cung chi điểu : Con chim sợ hải khi nó chỉ nhìn thấy bóng dáng vòng cong của cái nõ cung (Thành ngữ "kinh cung chi điểu" có trong điển tích Chiến quốc sách. Canh Luy đứng trước Ngụy Vương, giương cung không có tên, giả bắn một phát, con chim nhạn rơi xuống. Canh Luy giải thích với vua rằng: "Sở dĩ như vậy là vì con chim này bị thương, vết thương chưa lành và lòng khiếp sợ chưa tan, cho nên thấy giương cung lên là sợ hãi". Bị nạn hụt một lần thì e ngại, sợ hãi, hoảng hốt. Cho nên, TL riu ríu “vâng lệnh” họ vì sợ lại bị gán ghép là phản động thêm một lần nữa.


    Tuy vậy, trong thâm sâu đáy lòng, TL lại nghĩ rằng, họ sẽ chơi trò vắt chanh bỏ võ sau khi khai thác hết cạn kiệt khả năng chuyên môn của mình. Vì thế, TL cù cưa, kéo dài nhiệm vụ cưởng ép giao phó, nhưng cũng nhờ công tác đặc biệt nầy mà việc đi đứng tới lui trong những giờ giấc làm việc hoặc có mặt tại cơ sở lcủa TL lần lần trở thành thất thường, nhưng lại chẳng có ai để ý kiểm soát, hay đâm thọc ganh tị, kể cả thủ trưởng. Tại sao có tình trạng như thế? Bởi vì phần đông công nhân của cơ sở nầy cũng đi đứng tới lui giống như TL nhất là cô em Bắc Kỳ/VC là chiếc tàu lặng cao tốc, mỗi ngày chỉ vào cơ xưởng hụ hợ một vài giờ rồi lái tàu lặng biến mất, không trở về cơ sở làm việc trong ngày.

    Vậy thì những giờ giấc không có mặt tại cơ xưởng sửa chữa thì TL đi đâu và làm gì? Còn tình hình, số phận của hai máy quang tuyến X kể trên thì ra sao?

    - Những lúc như thế, ban ngày TL thường trở về quán cà phê chạy Cây Si do vợ và con gái lớn đứng bán nơi căn phố của bố vợ tại số 113 đường Hồng Thập Tự (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh sau 30/04/1975) kề cận rạp chiếu bóng/cải lương Olympic, để giúp vợ con bưng cà phê cho khách và bắt đầu nhận lãnh công việc sửa chữa và bảo tri các lọại máy móc dụng cụ y khoa cho các phòng mạch tư của những bác sĩ cũ thời VNCH còn kẹt ở lại trong nước hay các “thầy thuốc mới của chế độ mới” hiện được chính quyền XHCN cho phép mở phòng mạch khám bệnh quanh vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định .

    Vợ và con gái Út Một chỉ đứng bán cà phê cùng con gái Lớn từ sáng sớm tới 9 giờ sáng (giờ đông khách) rồi vợ cùng Út Một rong rủi đi mua bán chợ trời mãi tới 5 giờ chiều mới về nấu nướng ăn uống cho cả nhà. Chiều tối chỉ có TL cùng vợ về nhà nơi hẽm 128 đường Trần Bình Trọng/quận 5/Chợlớn.

    Chính là tại nơi quán cà phê Cây Si nầy, TL đã rơi vào vòng trầm luân “tìm đường vượt biên” mặc dù trước đó không lâu, sau khi bị tẩy não và nhồi sọ liên miên kèm thêm bài ca rùng rợn, kinh hải “học tập tốt thì mới được tha về” nơi trại tù cãi tạo 15/NV/Long Thành mà hậu quả là TL tiếp tục bị ám ảnh run sợ với hai chữ phản động run sợ bị gán ghép tội phản động thêm một lần nữa vì rủi ro khi vừa mới được “tha ra”; đây là một sự run sợ có thật, một sự thật phủ phàng , đáng xấu hổ không thể biện minh: Tuy nhiên TL sẽ là một kẻ nói láo nếu lớn tiếng huênh hoang tuyên bố “không biết sợ nhà tù cãi tạo của CS Bắc Việt”. Hậu quả là, TL thưởng nhíu mài khó chịu và ngầm lên án “đồ phản động” khi nghe bất cứ kẻ nào, kể cả bố vả người “chú Tư nham hiểm” của vợ TL, bàn bạc về chuyện “vượt biên”.

    - Hai chiếc máy quang tuyến để gửi đi Hà Nội thì đã được TL tu chỉnh, vẽ sơ đồ điện và viết ra băng Việt ngữ cách xử dụng, bảo quản, đã hoàn tất từ cuối tháng 5/1979, tức là khoảng 6 tháng sau ngày TL được ra khỏi trại tù cãi tạo. Tuy nhiên TL vẫn dây dưa cho mãi tới gần cuối năm mới tuyên bố là đã xong công tác giao phó và chờ Hà Nội gửi hai kỷ sư tốt nghiệp ở Moscova vào Nam để được TL hướng dẩn xử dụng trước khi tiếp nhận hai máy nầy đưa ra Bắc.

    Trong khi được TL hướng dẩn thực hành cặn kẽ rõ ràng, hai vị kỹ sư Moscova tò mò hỏi:

    - “Thế thì đồng chí (Trời ơi ! Họ gọi TL là đồng chí của họ!) ra trường từ năm nào và từ đâu?”

    - “Từ năm 1968 tại....Mỹ quốc.

    - “À ra là thế ...Bọn chúng giảng dạy ra sao?

    - “Dạy bằng Anh ngữ.”

    - “Chúng nó (họ gọi người Mỹ như thế!) có cung cấp người thông dịch cho “đồng chí” vào những giờ giảng bài trong lớp không?”

    Nghe câu hỏi nầy, TL nhìn họ với ánh mắt tò mò rồi trả lời:

    - “Không có. Giảng dạy thuần bằng Anh ngữ... Còn các anh thì sao?”

    - “Bọn tớ học hành tiến bộ vượt bậc nhờ nhà trường có cung cấp người thông dịch viên đặc biệt ngồi theo trong lớp suốt chương trình học hỏi...”

    - “Thế à?...Hay thiệt! ...Quá xá hay!...”

    Chưa đầy một tháng sau, hai chiếc máy quang tuyến được gửi trả trở về trong Nam kèm theo lý do: “Không xử dụng được... không rõ lý do! ”

    Thưa các ngài kỹ sư Moscova, các ngài đã làm cho bóng đèn phát quang tuyến X bị cháy đứt tiêm đèn
    bởi vì quý ngài đã ép máy hoạt động
    Một loại đầu đền máy quang tuyến X

    quá tải, không phù hợp với các tiêu chuẩn đặt riêng cho loại máy dã chiến hạng nhỏ nầy!



    (Còn tiếp)

    Những lần vượt biên và tù tội


    Last edited by nguyễn công tánh; 07-01-2021 at 09:37 AM.

  6. #86
    ( Tiếp theo kỳ trước)

    *Những lần vượt biên và tù tội

    1- Số phận đẩy đưa vào lần vượt biên thứ nhất

    Mỗi sáng, sau khi giúp vợ và con gái lớn dọn bàn ghế ra trước sân quán cà phê Cây Si, TL treo lên cánh cửa sắt kéo nhà 113 HTT/Xô Viết Nghệ Tỉnh một miếng bản quảng cáo bằng giấy cạt tông dầy với những hàng viết tay như sau:

    "“TẠI ĐÂY CÓ NHẬN SỬA ”
    - Các loại dụng cụ Y tế, máy quang tuyến X dùng trong các phòng mạch Bác sĩ và Nha sỉ tư
    - Các loại đồ điện gia dụng, tủ lạnh, máy lạnh
    điều hoà không khí..
    - Các loại máy động cơ nổ chạy dầu Diesel ven biển
    máy ghe đuôi tôm chạy đường sông.

    Công việc sửa chữa “chui” nầy (tức là làm lậu, không đăng ký môn bài hành nghề) bắt đầu làm ăn khấm khá nhất là trong lãnh vực sửa chữa các loại máy quang tuyấn X cho các bác sĩ và nha sĩ tư nhân quanh vùng Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn, Long An, Mỹ Tho, Bình Dương.

    Quán cà phê Cây Si lần lần thu hút đù mọi thănh phần khách tới uống ngoài những khách uống thường trực là những công nhân viên, viên chức từ những cơ quan chính quyền chế độ mới dọc theo hai bên đường HTT/XVNT kể cả những khách quý “bạn dân” có mặt thường xuyên uống miển phí sáng, trưa, chiều thì còn có những thanh niên trai trẻ, những khách uống sồn sồn đến quán Cây Si để ngắm nhìn cô hàng cà phê, đứa con gái lớn của TL, một thiếu nữ đang trong tuổi dậy thì đẹp xinh mơn mỡn và “thiếm chủ tiệm” (vợ TL), cho dù đã 4 con không cần son phấn nhưng vẫn thu hút khách vảng lai vì cách ăn nói nhỏ nhẹ ngọt ngào và lễ phép kèm theo những cái nhìn mắt nai ngơ ngác.

    Và cũng chính là từ bản quảng cáo nhận sửa chữa nầy tại quán cà phê Cây Si mà vòng hệ lụy vượt biên nó bắt đầu tiêm nhiểm lần hồi vào đầu óc của mình giống như nước chảy lâu thì đá bị mòn..

    Xét cho cùng, những chuyện vượt biên không phải chỉ mới xảy ra kể từ ngày TL được ra khỏi nhà tù cãi tạo của CSVN nhưng từ khởi thủy, ngay cả trước ngày 30/04/1975 thì có cả một đoàn ngũ các “ông bự” của chính quyền VNCH ở Sài Gòn đã khởi xưỡng phong trào “vượt biên công khai, bất chấp luật pháp, bắt chấp dư luận quần chúng của nhân dân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.

    Đoàn ngũ nầy gồm có khá nhiều những ông tướng của QLVNCH cầm quyền nấm giữ những chức phận tối cao, ăn trên, ngồi trước từ ông T.T, ông Phó T.T, các ô.ô tướng tổng, bộ trưởng, tổng tham mưu trưởng v...v...đã quất ngựa truy phong sau khi họ lớn tiếng tuyên bố hoặc là sẻ ở lại sát cánh sống chết với nhân dân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa chống trả sự xâm lăng của CSBV, hoặc là sẽ biến Sài Gòn thành một thành phố giống như thành phố Lenigrad của Liên Sô trong thế chiến thứ II đã từng cố thủ chống cự quân phát xít Hitler trong 900 ngày.

    (Phát xít Hitler xé bỏ hiệp ước bất tương xâm với Liên Bang Xô Viết đã được ký kết ở Moscova ngày 23/08/1939 bởi ngoại trưởng Đức Quốc Xã Joachim von Ribbentrop và ngoại trương Liên Bang Xô Viết Vyacheslav Molotov và chính thức được gọi Hiệp Ước Hữu Nghi bất tương xâm giữa Nước Đức và và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô/ between Germany and the Union of Soviet Socialist Republics.)

    Nhưng than ôi, ngay sau đó người thì chạy sang đảo Đài Loan rất sớm trước ngày 30/04/1975, kẻ thì tự lái máy bay trực thăng bay ra hạm đội Hoa Kỳ ngoài khơi biển Vũng Tàu từ sáng sớm ngày 30/04/1975, kẻ khác nữa thì lại bám theo những chuyến tổ chức vượt biên do chính người Mỹ tổ chức bằng những phương tiện phi cơ trực thăng hiện đại nơi các phi trường, trên các nóc cao ốc, các nóc nhà lầu quanh Sài Gòn-Chợ Lớn để người của họ kịp thời vượt biên chạy trốn khỏi ách CSBV đang đỗ ập vào miền Nam Việt Nam.

    Ngay cả bản thân TL vào lúc đó cũng có ý đồ đưa vợ con xuống bến cảng Sài Gòn để nhảy lên những chiếc xà lan có bao cát bao bọc xung quanh để được kéo ra hạm đội Mỹ đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu; nhưng rồi bỏ ý đồ vượt biên kiểu nầy vì sợ CSBV và VC miền Nam dùng súng chống tăng B40 từ hai bên bờ sông Sài Gòn bắn ra và vì thế TL lại đành phải chở vợ con trở về nhà bằng chiếc xe scooter ọp ẹp của mình.
    *́
    Chuyến vượt biên đầu tiên xảy ra trong gia đình bên vợ của TL lại chính là ba vợ của TL khởi phát. Có lẽ ông đã chuẩn bị cho hai cậu con trai thứ và cô con gái Út của ông kể từ trước ngày TL được “phóng thích” ra khỏi nhà tù cãi tạo: không phải ông chờ để cho TL tháp tùng, TL làm gì có được, chưa bao giờ có được, bất cứ một sự ưu ái nào do ông ban phát nhưng là vì một trong hai cậu con trai thứ của ông cũng bị tù cãi tạo theo diện sĩ quan “ngụy quân” chưa được phóng thích cho nên ông phải chờ, chờ kết quả “đi cửa sau” có kèm theo bài kinh cầu “mùa thu lá bay” hiệu Kim Thành 999 !
    Mầu nhiệm thay, con trai thứ của ông, cậu của mấy xấp nhỏ của TL, được tha cùng một ngày như TL. Ngày trước, cứ mỗi lần đến kỳ thăm nuôi, đứa con gái Út Một của vợ chồng TL luôn luôn bương chảy gồng gánh dẩn dắt “bà ngoại ghẻ” của nó đi tiếp tế cho cậu. Chính là vì nghĩa cử ruột thịt nầy mà bố vợ của TL đã có một sự thương yêu đứa cháu gái nầy đặc biệt hơn so với những đứa cháu ngoại con trai hay con gái khác trong gia đình nhà họ Bùi.

    *Vượt biên bán chính thức

    Học giả Nguyễn Hiến Lkê viết trong tập Hồi Ký của ông như sau:

    “Cách bán chính thức, theo nguyên tắc, cho người Việt gốc Hoa, nhưng người gốc Việt mà muốn thành gốc Hoa thì cũng không khó. Có tiền là được hết.

    “Một người đứng ra tổ chức, nộp đơn xin cho cả nhóm người -khoảng vài trăm- vượt biên kèm theo hồ sơ của từng người, và nộp cho chính phủ 4 lượng vàng. Chính phủ cho phép rồi, bọn người đó tập trung lại một nơi, hùn nhau đóng thuyền, đóng xong, chính phủ sẽ cho công an xuống xét thuyền, xét lí lịch, hành lí từng người (mỗi người cũng chỉ được mang theo ít tiền thôi), rồi cho phép nhổ neo ra khơi, chính phủ bảo đảm an ninh cho tới khi ra hết hải phận quốc gia, rồi từ đó thuyền muốn đi đâu thì đi, chính phủ không biết tới. Rất ít nước chịu tiếp thu bọn đó, và xét kĩ từng người rồi mới cho lên bờ.

    “Có thuyền chở khẳm quá, thuyền đóng cho 200 người thì chở tới 300, lại thêm chính quyền địa phương gởi một hai trăm người nữa, ngồi chen chúc nhau như cá hộp, không nhúc nhích được, như vậy ba bốn ngày, ăn uống, đi tiểu rất bất tiện mà cũng rán chịu. Có chiếc vừa ra khơi được vài chục hải lí, gặp cơn dông, chìm, xác chết tấp vào bờ, ngổn ngang trên bãi cát.”

    Có trường hợp chính phủ đã nhận đủ vàng, thuyền đóng chưa xong thì có lệnh trên hoãn các cuộc vượt biên chính thức lại; hoãn cả năm rồi và hiện nay (1980) còn rất nhiều người phải ở chỗ đóng thuyền, vì họ làm khai sinh giả, nhà đã bị tịch thu, chỗ đâu mà về. Họ xin chính phủ trả lại số vàng, chính phủ chỉ trả một phần ba, hoặc trả tất cả theo giá vàng chính phủ định, không bằng 1/5 giá vàng trên thị trường. Họ lêu bêu, thành một bọn vô gia cư, vô nghề nghiệp, sống cực điêu đứng. (Nguồn: Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, tr.tr.556,557. / Hồi Ký
    Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Hiến Lê (isach.info)


    Trong bối cảnh như học giả Nguyễn Hiến Lê mô tả, Không bao lâu sau khi TL được tha ra khỏi tù cãi tạo, thì được tin hai cậu và dì Út, các em của vợ TL đang ở trại tị nạn Hong Kong và chờ ngày lên đường định cư sang Hoa Kỳ.

    TL bàn hoàng và ngạc nhiên tột cùng rồi thầm nghĩ ” Tại sao chuyến nầy lại không có mình?” Nghĩ rồi cảm thấy tuổi thân và một nỗi câm hờn uất hận bâng quơ chợt bốc lên nóng bỏng đối với ông bố vợ vô tình với thằng con rể Nam Kỳ.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 07-11-2021 at 06:22 AM.

  7. #87
    ( Tiếp theo kỳ trước)

    Xin lưu ý:

    TL xin ACE và quý đọc giẳ xa gần : vì đá có trục trặc trong bài được posted trước bài nầy. TL đã tìm mọi cách để xoá bỏ nhưng không biết cách làm cách nào.

    TL xin nhờ ban ̣điều hành xóa bỏ dùm TL hoàn toàn bài viết có trục trặc kể trên. Xin muôn vàn cám ơn.

    Và sau đây, TL xin gửi lại bài viết "Tiếp theo " thay thế post 149 kể trên.

    Xin quý vị thông cảm.

    TL
    Tình thân.


    -----------------------------------------------
    -----

    (Tiếp theo kỳ trước )

    *VƯỢT BIỂN CHUI:

    *Con gái Út Một đi vượt biên lẻ loi một mình

    1/ Vượt biên chui

    a- *Chấm dứt hình thức “Vượt biên bán chính thức”.

    Dù cố giải thích cho thế giới cách nào về việc thuyền nhân Việt càng ngày càng tăng, tạo gánh nặng rất lớn về kinh tế cho các nước láng giềng và cao ủy tị nạn LHQ, CSVN dưới nhiều áp lực, đã ngưng tổ chức vượt biên kiếm lời thường có tên gọi là “vượt biên bán chính thức”. Khi những thuyền nhân đã đến các trại tỵ nạn an toàn thì “Vượt biên bán chính thức” không còn giấu được thế giới.

    Người Việt với giấy tờ của người Hoa ra đi rất nhiều. Các tỉnh không có bờ biển cũng xin được tổ chức vượt biên bán chính thức và cách tổ chức kiểu nầy ngoài tầm kiểm soát của chính quyền CS, cho nên từ ba tháng đầu năm1981 tổ chức vượt biển bán chính thức đã phải ngừng lại nhất là sau vụ chìm tàu thảm khóc vượt biên bán chính thức ở bến cảng Cát Lái/Thủ Đức giữa năm 1979: “227 người chết và hơn 40 người trở về từ cõi chết nhưng tất cả như những người mất trí trước thảm kịch gia đình. Xác chết nối tiếp xác chết, dãy hòm gom vội khắp nơi cùng mùi tử thi khiến người ta phải thốt lên: Ai đã đem một Tết Mậu Thân nữa đến với người dân Sài Gòn hiền hòa?
    Những người khâm liệm kể rằng trong số xác được vớt lên, người ta thấy có 4 người mẹ ôm chặt con mình trong lòng như những nỗ lực cuối cùng với hy vọng giữ được đứa con thơ để hai mẹ con cùng nhau đoàn tụ ở bên kia thế giới. Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, những người khâm liệm đã để cho hai mẹ con yên nghĩ cùng nhau trong một cỗ quan tài khô lạnh. Tất cả những người xấu số đã được an táng tại một khu đất cách cầu Giồng Ông Tố 500m. (Nguồn: https://baotiengdan.com/2019/10/27/v...t-tang-thuong/)

    b*Tổ chức vượt biên chui:

    Chủ chốt đứng ra tổ chức vượt biên chui với giá cả không quá 10 lượng vàng cho mỗi đầu người lớn trên 18 tuổi. Chủ chốt đôi khi là một nhóm người cùng đứng ra lo việc đóng ghe, mua mảy ghe, xăng dầu, thực phẩm, mua la bàn, mua hối lộ bãi biển thường được gọi là bãi đáp bốc hành khách vượt biên từ ghe nhỏ “taxi” chuyển khách ra ghe lớn “cá lớn”, chọn tài công lái ghe đi biển, thợ máy, nghiên cứu hải trình, phương tiện phòng chống hải tặc... thường là súng carbine M2 hay súng tự động M16, súng phóng lựu M79 của Mỹ và lựu đạn MK2...

    Về máy ghe thông dụng cho việc vượt biên bằng đường biển từ Việt Nam thì người ta ưu chọn loại máy ghe, tàu của Nhật Bản nhất là hiệu máy dầu Diesel Yanmar. Có hai loại thông dụng gọi là Yanmar Đầu Xanh và Yanmar Đầu Bạc. Về sức mạnh mã lực thì người ta đặt cơ bản trên số blóc (Blocs/Cyliders) của máy: máy 1 bloc/1 cylinder thường dùng cho ghe nhỏ chạy trong sông, rạch hoặc ven biển còn loại từ 2 blocs/Cylinders trở lên mới được dùng để vượt biển ra khơi hải phận quốc tế; càng nhiều blocs thì ghe chạy càng nhanh.

    https://hosting.photobucket.com/imag...ar_3_blocs.jpg

    Công việc tổ chức phức tạp, sơ xuất sẽ bị công an tuần phòng duyên hải túm trọn ổ vào tù và bị ghép vào tội hình sự tổ chức đưa người vượt biên trái phép biên hay ghe bị bảo tố đánh chìm khi lênh đênh trên biển cả mênh mong vô bờ bến.

    Tuy CSVN không trực tiếp tổ chức “vượt biên chui”, nhưng nếu không có sự tiếp tay của công an địa phương, bộ đội biên phòng, thì những người đi vượt biên sẽ gặp khó khăn, tù tội .v.v.... Việc rất quan trọng người tổ chức vượt biên chui đặt ưu tiên là “mua bãi”. “Bán bãi” là công cuộc làm ăn “hối lộ” của công an địa phương hay bộ đội biên phòng của CS.

    Tổ chức vượt biên chui cho người Sài Gòn thường chọn “bãi đáp” ở tỉnh thành ven biển của Việt Nam. Những nơi này có cả bộ đội biên phòng và công an.

    2 / Con gái Út Một đi vượt biên lẻ loi một mình

    Đứa con gái Út Một được gọi như thế bởi vợ chồng TL còn có thêm một đứa con gái Út thứ nhì hay Út Chót kế tiếp Út Một sau khi TL du học từ Hoa Kỳ trở về . Hai chị em Út Một và Út Chót cách khoản nhau 6-7 tuổi. Trước khi có Út Hai,vợ chồng TL cùng anh, chị cưng chìu Út Một như trứng mỏng vì Út Một ngoan hiền lại lanh lợi và học hành quá giỏi, hơn chị của nó khi cả hai cùng học chung một lớp tại trường Chí Thiện sau nhà thờ Chợ Quán đường Trần Bình Trọng /Chợ Quán Q.5/Chợ Lớn. Kể từ khi có Út Chót, Út Một cám thấy mình bị cả nhà bỏ rơi không còn thương yêu cưng chìu như khi chưa có Út Hai rồi cảm thấy tùi thân ganh tị với đứa em gái Út Chót ruột thịt của mình. Nhưng lạ kỳ thay, kể từ khi Út Chót bắt đầu biết đi, biết nói, thì Út Một lại là người thương yêu bồng bế chăm nom nhiệt tình và gần gũi em gái mình hơn mọi người khác trong gia đình.

    Út Một được bố vợ của TL (ông ngoại) thương yêu một cách đặc biệt vì, như trên đã nói qua, Út Một đã có công lặng lội rừng thiên nước độc dẩn dắt bà “ngoại ghẻ” (tức là bà kế mẫu của vợ TL) đi thâm nuôi một người cậu sĩ quan ngụy quân bị tù cãi tạo từ lúc khởi đầu cho đến khi người cậu nầy được tha về để đi vượt biên bán chính thức cùng chung với em trai, và em gái : cả 3 đã vượt biên thành công và được định cư ở Mỹ. Thừa thắng xong lên, ông ngoại Út Một đã nẩy ramột ý tưởng “cứu vớt nhân loại” trong phạm vi gia tộc hạn hẹp của ông: mỗi gia đình trong giòng họ của ông cần phải có ít nhất 1 người thân của gia đình đó vượt biên và được một quốc gia đệ tam thu nạp cho định cư, mọi chi phí vượt biên ông sẽ gánh chịu hết để trong tương lai sau nầy người đi thoát sẽ bảo lãnh chính thức cha mẹ, anh, chị em trong gia đình của người đó mà thôi. Nhân số vượt biên chui lần nầy do chính bố vợ lựa chọn và chỉ gồm có:

    -Phía Gia đình của Chú Tư (chú vợ “ hiểm h̀ốc ”): 02 con gái và 01 con trai (03 người dưới 18 tuổi),

    -Phía gia đình Chú Út (chú vợ “nhảy đầm”): 1 con gái, 1 con trai và chú Út (01 người lớn+02 dưới 18 tuổi),

    -Phía gia đình vợ chồng TL: 01 con gái “Út Một” dưới 18 tuổi.

    Tổng cộng là 07 người với số tiền chi ra là 25 lượng vàng lá 999 hiệu Kim Thành.

    Có một điều đáng ghi nhận là đứa con trai trưởng của vợ chồng TL, lại bị ông ngoại của nó cho ra rìa lọt sổ vì một lý do là đứa cháu ngoại trai nầy không lo học hành làm ăn, chỉ biết ăn chơi phóng đảng và chỉ biết la hét, nạt nộ gây áp lực để vòi tiền của mẹ nó.

    Ngoài ra ông ngoại còn chi thêm 5 lượng vàng nữa với điều kiện là đứa con gái Út Một của vợ chồng TL phải có mặt trên chiếc ghe vượt biên 2 ngày trước khi khởi phát rước khách dọc theo con rạch dưới gầm cầu chữ Y vùng Chợ Quán/quận 5/Chợ lớn. Đây là một mưu tính với mục đích bắt nhóm tổ chức bảo đảm rằng sẽ không bỏ rơi một người vượt biên nào trong gia đình của ông. Tuy nhiên, đây cũng là một cung cách xử sự “đem con bỏ chợ” đối với đứa con gái Út Một của vợ chồng TL mà nếu biết trước được thì TL sẽ cản ngăn bằng mọi cách kể cả sự nhất quyết đem tố giác âm mưu vượt biên nầy ra ánh sáng.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 07-16-2021 at 09:34 AM.

  8. #88
    (Tiếp theo kỳ trước)

    * “D. Day”: RA KHƠI

    *Một ngày của Út Một trước khi vượt biên chui

    Đứa con gái Út Một nầy là cục vàng, cục ngọc của vợ chồng TL trong một thời gian khá dài 8 năm bởi vì sau khi sinh ra Út Một, hai vợ chồng quyết định kiên khem tối đa để chờ đợi cho đến khi nào gia đình có được một nếp sống khá giả “sung túc hơn”, và khi đó thì sẽ kiếm thêm một đứa con trai Út “Để phòng hờ/Back up” rồi nghĩ sinh sản luôn bằng cách “cắt, đốt, cột y khoa” chứ không thể nào lúc còn kham khổ mà lại ham hố cố kiếm thêm một đứa con trai mà, nếu trời chưa cho, lại kéo ra thêm một đứa con gái nữa thì sẽ rất tội nghiệp cho vợ phải mang nặng đẻ đau, lại thất vọng vì không thực hiện được mơ ước của TL “có thêm một đứa con trai”. Chính vì thế, TL đã chủ trương kiên khem theo phương cách OGINO ngay sau khi sinh ra Út Một. Cứ theo phương cách Ogino thì:

    Giả sử, bạn có vòng kinh 28 ngày thì ngày trứng rụng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày thì ngày trứng rụng thường từ ngày 14 – 16 của kỳ kinh tính từ ngày đầu tiên thấy kinh.”
    “Do đó, sau khi sạch kinh khoảng 1 tuần thì sẽ tới thời điểm trứng rụng và đây là giai đoạn dễ xảy ra hiện tượng thụ thai. Nếu chị em kiêng sinh hoạt tình dục trong thời gian này sẽ tránh được việc mang thai ngoài ý muốn.” Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai theo ý muốn (eva.vn)

    Sau khi TL du học từ Hoa Kỳ trở về thì kế hoạch OGINO kéo dài trong 8 năm qua bị đổ vỡ ngay từ đêm đầu tiên về nhà với vợ ! Kết quả là gia đình của vợ chồng Tl lại có thêm một thành viên mới “by accident” là Út Chót. Sau Út chót, vợ TL lại có thai một lần nữa “để kiếm thêm một đứa con trai” nhưng đau khổ thay cho vợ của TL bị ra máu khiến cho TL, trong bộ quân phục QLVNCH, bỏ không đến nhiệm sở, để hốt hoảng bồng bế vợ ướt đẩm máu me lên xe Taxi chở đến bệnh viện sản khoa Từ Dũ số 284 đường Cống Quỳnh. Tại đây, một thiếu tá Quân Y biệt phái làm Y sỹ trưởng đã đích thân đứng ra chăm sóc cho vợ của TL “vì tình huynh đệ chi binh” nhưng cũng báo động rằng sinh mạng của vợ TL sẽ bị nguy ngập nếu sau ca mổ lần nầy mà TL còn muốn có thêm một đứa con trai phòng hờ nữa. Không cần phải suy nghĩ vòng quanh lẩn quấc TL đã yêu cầu vị y sỹ trưởng nầy triệt bỏ luôn đường sinh sản của người vợ yêu quý đáng thương, không cần có thêm một đứa con trai hay con gái nào nữa. Một con trai, ba con gái, thôi thì... cũng được rồi !

    Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923. Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chủ Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo Sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.
    Do tình hình chiến tranh, nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.

    Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps còn dân chúng thường gọi là "Nhà sanh Chú Hỏa". Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn Từ Dụ, tuy nhiên đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày 30/04/1975.

    Nguồn: http://kyluc.vn/tin-tuc/nha-sang-ngh...-nhat-viet-nam

    *Có một điểm về nhà Bảo Sanh Viện Từ Dũ/Từ Dụ mà từ sau năm 1975 ít thấy có tài liệu nào trong nước đề cập đến: đó là vào thời ”Mùa Thu Rồi Ngày 23” (Đây là một bài nhạc và lời của nhạc sĩ Thanh Sơn : ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân và dân Nam Bộ nhất quết đứng lên chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, mở đầu cho 9 năm kháng chiến lâu dài), khi thực dân thuộc địa Pháp sắp rút khỏi miền Nam Việt Nam/Sài Gòn thì trong nội vi của Bảo Sanh Viện nầy mà họ gọi là Maternité Indochinoise/Bảo sanh viện Đông Dương còn có một chuyên khoa huấn luyện các “Bà Mụ đở đẻ Đông Dương/ École de Sage- Femmes Indochinoise” mà người chị cả/Chị Hai Đào của TL là một cựu học sinh của trường đó. (Ghi chú thêm của TL).

    Trở lại chuyện kể về đứa con gái Út Một của TL đi vượt biên một thân một mình.

    Từ ngày TL được ra khỏi trại tù cãi tạo, mặc dù Út Một là con gái cưng, rất cưng của TL nhưng hai cha con lại ít khi được gặp nhau một ngày, mỗi ngày, trọn vẹn nơi căn nhà của ông ngoại số 113 đường HTT/Xô Viết Nghệ Tỉnh vì những lý do như sau:


    • Mỗi ngày , sau khi cùng với vợ và các con trai, con gái lớn và Út Một ăn buổi cơm chiều vào lúc 5 giở nơi nhà 113 đường HHT/Xô Viết Nghệ Tỉnh rồi ngay sau đó TL một mình trở về nhà nơi hẽm số 128 đường Trần Bình Trọng/Chợ Quán,/Chợ Lớn Q.5.



    • Mỗi sáng từ 08 Giờ-10 Giờ TL đến làm việc “lấy lệ” nơi cơ xưởng Sửa Chữa-Bảo Trì các dụng cụ Y Tế trên đường Cống Quỳnh. Và thông thường, sau 10 giờ sáng, TL tự ý rởi cơ xưởng Bảo Trì nầy để về nhà- Quán Cà phê Cây Si- số 113 đường HHT/Xô Viết Nghệ Tỉnh. Vào giờ nầy thì vợ TL đã ra chợ để buôn Chợ Trời và con gái Út Một đã rời nhà đi học thêu may. Sau giờ học thêu may Út Một về thẳng ra ngoài chợ để cùng đi buôn Chợ Trời với mẹ. Như vậy, TL chỉ được gặp mặt vợ và con gái Út Một mỗi ngày một lần vào cuối buổi chiều rồi lần lần Tl gần như không còn để ý gì tới giờ giấc đi đứng hằng ngày của đứa con gái Út Một của mình.



    • Rồi, trong buổi cơm chiều hôm đó như mọi ngày, TL hỏi vợ “Út Một đâu?” thì được vợ kể lại mọi sự việc như sau:



    • Vào buổi xế chiều trời mưa lất phấc hôm trước, ngay sau lúc TL vừa rời khỏi nhà số 113 đường HTT/Xô Viết Nghệ Tỉnh để về nhà mình nơi hẻm 128 đường Trần Bình Trọng như thường nhật thì người cậu/con trai trưởng của bố vợ TL đã dùng xe Honda Dame chở Út Một đến một bến đậu ghe phía dưới gầm cầu Chữ Y để lên chiếc ghe vượt biên. Ngay sau đó chiếc ghe vượt biên rút cầu, tháo dây cột ghe và nổ máy từ từ rẻ nước hướng về phía sông Sài Gòn.
    • FlaDenmark - vesseltracker.comVest -
    • Cờ tàu hàng thương mải Đan Mạch
    • Cargo Ship, MMSI 219001226, Callsign OYPD2
    • Một loại tàu hàng của ̣Đan Mạch





    Theo thỏa thuận từ khởi đầu thì nhóm tổ chức hứa chăc chắn “như đing đóng cột” sẽ đón những hành khách vượt biên người nhà của ông ngoại Út Một chiều tối hôm sau: những người nầy sẽ kín đáo đứng chờ dọc theo trên bờ con kinh Tàu Hủ: Nhóm tổ chức, họ thất hứa không đón rước như đã hứa với bố vợ của TL, nhưng thay vào đó, họ đón mấy chục khách vượt biên riêng của họ.

    Và chiếc ghe vượt biên không theo ngỏ Kinh Tàu Hủ nhưng lại rẽ sang một con kinh khác để đón khách rồi ra khơi biển Đông.

    Sau hai ngày, hai đêm, chiếc ghe chở đầy hơn 100 người ra được tới hải phận quốc tế và may mắn hơn nữa, trong cơn bảo tố, sóng gió chập chùng chiếc ghe vượt biên nầy gặp ngay một chiếc tàu Đan Mạch cứu nguy, vớt hết mọi người trên chiếc ghe lên Tàu rồi hướng về Hong Kong.

    • Nghe vợ kể xong, TL nổi giận cùng cực, xô ghế bàn ăn đứng thẳng lên rồi quơ tay gạt lùa hết chén đủa, ly, tách rơi tung toé khắp nơi xuống nền nhà gạch bông.



    • -“Ai ? ...Ai?..Ai bày đặt ra chuyện nầy?...Nói mau. ..Bây giờ Nó (tức Út Một) ở đâu?...Chết hay sống?... Nếu nó có mệnh hệ nào thì “tui sẽ đốt nhà của bất cứ kẻ nào đã bày đặt ra chuyện vượt biển ác nhân, thất đức, đem con bỏ chợ như thế nầy!


    Vợ nước mắt đầm đìa, quỳ xuống sàn gạch, ôm cứng hai chân của TL:

    Em vang xin anh đừng nóng giận ông ngoại của Nó, ông làm như thế vì yêu thương con Út Một của mình một cách đặc biệt...Chỉ có một mình Nó là người đầu tiên được lên ghe vượt biên ngay tại Sài Gòn, còn những người khác trong gia đình mình đều bị bọn tổ chức xí gạt bỏ rơi ở lại mặc dù ông đã chi ra cho chúng nó 30 cây vàng...

    "Nói cho cùng, ông đã tiêu hao quá nhiều mà chỉ được có một mình Nó đi thoát đến được trại tị nạn Hong Kong...Kể từ hôm Út Một được cậu đưa đi để lên ghe một mình, Ông ngoại Nó đã đóng cửa sạp bán hàng của ông ngoài chợ Bến Thành rồi leo lên gác xép nơi căn nhà số 80 đường Trương Công Định/ Quận 2/Sài Gòng trùm mền lên cơn sốt rất tội nghiệp, không phải vì bị gạt mất của quá nhiều nhưng là vì sợ ba của Út Một
    đốt nhà...!”

    TL gầm gừ :

    Làm sao biết là Nó đã tới được trại Tị Nạn Hong Kong ?

    Có người cùng chung trong chuyến vượt biển nầy đã yêu cầu tàu Đan Mạch đánh điện về gia đình để báo tin đã được tàu nầy cứu vớt rồi tạm thời gửi họ vào trại Tỵ Nạn Hong Kong chờ ở đó để tàu tiếp tục hành trình chuyên chở giao hàng hóa cho khách hàng nào đó trong vùng Đông Nam Á rồi sẽ quay trở lại Hong Kong đón hết số người vượt biển để chở về Đan Mạch và tất cả sẽ được chính quyền Đan Mạch cho định cư ngay tại quốc gia Đan Mạch ....”

    (Còn tiếp )
    Last edited by nguyễn công tánh; 07-31-2021 at 06:49 AM.

  9. #89
    (Tiếp theo kỳ trước )

    4. Chọn lựa: Đan Mach hay Hoa Kỳ?

    4.1 Trại tỵ nạn Hong Kong

    Kể từ sau tháng 4 năm 1975, làn sóng vượt biên của người Việt Nam bắt đầu ngày càng lan rộng. Chỉ vài ngày sau ngày giải phóng, ngày 4 tháng 5 năm 1975, chiếc tàu buôn chở hàng của Đan Mạch – Clara Maersk tiếp nhận 3628 người Việt từ chiếc tàu gặp nạn Trường Xuân. Và đưa họ đến Hong Kong. Chính quyền Hong Kong coi đây là nhập cư bất hợp pháp, nhưng vì nhân đạo, họ đã chấp nhận cho những thuyền nhân trên con tàu này tạm trú. Và đưa họ vào những trại tị nạn ở Tây Cống, Phấn Lãnh Thạch Cương.

    Sau chiếc tàu Clara, những tàu khác chở thuyền nhân Việt Nam cập bến Hong Kong ngày càng nhiều. Số lượng thuyền nhân tị nạn Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Cho tới tháng 9 năm 1979, số lượng người tị nạn tại Hong Kong đã lên đến con số gần mức 70,000 người. Điều kiện sinh hoạt trở nên chật chội và thiếu thốn trong các trại. (Nguồn:https://refugeecamps.net/HKStory.html)

    Vào năm 1975, những người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên khoảng 3.743 người tị nạn đầu tiên đã được định cư trong một trại tị nạn dân sự ở Đường Chatham trong khi chờ tái định cư. Trại này bị phá bỏ vào năm 1977.

    Khoảng 2.600 người tị nạn đến vào ngày 7 tháng 2 năm 1979 đã bị từ chối quyền nhập cảnh do thiếu cơ sở vật chất và bị giữ lại trên tàu hơn 4 tháng.

    Vào tháng 6 năm 1979, một trại được thành lập trên một địa điểm liền kề với đồn Cảnh sát tại Sham Shui Po, một trại khác được mở tại Jubilee
    (Nguồn: http://webcache.googleusercontent.co...trip=0&vwsrc=0

    4.2 Đan Mạch hay Hoa Kỳ ?

    Sau khi tiến hành thủ tục lập căn cước, khai lý lịch và được cung cấp số hiệu thẻ ty nạn cá nhân tại một trại giam tù phạm nữ giới Út Một được thuyên chuyển đến trại Sham Shui Po. Tại đây Út Một được phép ra ngoài phố từ sáng sớm để tìm việc làm và trở về trước giờ đóng cổng ra vào trại Tỵ nạn Sham Shui Po.

    Những người không muốn đi làm bên ngoài trại thì vẫn được nuôi sống hằng ngày do tổ chức Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc /UNHCR (United Nations High Commissions for Refugees) trại Tỵ nạn cứu trợ trong khi chờ đợi được định cư tại một quốc gia đệ tam kể cả nhượng địa Hồng Kông của Anh Quốc.

    Sau khi tạm ổn định tại trại Tỵ nạn Hông Kông chờ ngày được định cư, Việc làm khẩn thiết đầu tiên mà Út Một rất nôn nóng làm ngay: ra phố bán chiếc nhẩn 02 chỉ vàng Kim Thảnh 999 mà ông ngoại đã cho mang theo rồi đến Bưu điện thành phố đánh một điện tín khẩn cấp gửi về gia đình của ông ngoại Sài Gòn báo tin bằng lối viết ẫn dụ cho biết rằng “ bệnh tình của Út Một đã qua khỏi, chờ ngày ra nhà thương về nhà với hai Cậu và dì ở Mỹ Tho ” Và trong khi chờ đợi được phái đoàn Cao Ủy Tỵ Nạn của Hoa Kỳ phỏng vấn, Út Một bắt đầu ra ngoài trại tìm việc làm mỗi ngày.

    Trong khi lập thủ tục kê khai lý lịch Út Một đã khai thật rõ và đích xác lý lịch và quá khứ của TL trước 30/04/1975 và nhấn mạnh ước muốn định cư ở Hoa Kỳ, tiểu bang California, nơi mà hai cậu và dì đang sinh sống. Sau khi được phái đoàn UNHCR/Hoa Kỳ phỏng vấn, Út Một được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ nhưng vì Út Một còn vị thành niên /16 tuổi cho nên họ yêu cầu Út Một chờ họ tìm được một gia đình người Mỹ chính gốc bão trợ nhận làm con nuôi.

    Sáu tháng sau, kể từ lúc được phái đoàn Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ /Hoa Kỳ chấp nhận, Út Một rời trại Tỵ nạn Hồng Kông và sang ở chung với gia đình cha mẹ nuôi người Mỹ ở Tiểu Bang Illinois/Chicago để được chăm nuôi săn sóc và tiếp tục học cho hết bậc trung học.

    Không bao lâu, tháng 06 năm 1980, thì hai cậu tiếp xúc với cha mẹ nuôi người Mỹ ở Chicago để xin phép họ được mang Út Một về ở cùng chung tại LA/California và cha mẹ nuôi của Út Một chấp nhận.

    Về cùng chung một nhà với các cậu và dì, nhưng Út Một nóng lòng cha, mẹ, anh, chị còn kẹt ở lại Việt Nam cho nên Út Một tiếp tục học nhưng cũng bắt đầu dấn thân ra đời tìm việc làm để có tiền gửi về cho gia đình mình ở Việt Nam: kể từ đó, vợ TL thường xuyên , một vài tháng, đi lên phi trường Tân Sơn Nhứt để nhận lãnh những thùng quà của Út Một từ Mỹ gửi về.

    Năm 1980, tháng 06, Út Mộ về chung nhà với 2 cậu và dì.
    Năm 1981 vừa đi học vừa làm thợ nails.
    Năm 1982, Út Một gặp và quen biết với một bạn trai cũng đang ở Mỹ, con trai của gia đình người Việt gốc Hoa (Triều châu.)
    Năm 1983, tốt nghiệp bậc Trung học
    Năm 1984, thôi học, bắt đầu nghề thợ Nails.
    Năm 1984, kết hôn.

    (Còn tiếp)
    XIV

    CUỘC VƯỢT BIÊN LẦN THỨ NHỨT CỦA TƯ LÉ

    1. Hoàn cảnh đưa đẩy
    Last edited by nguyễn công tánh; 08-05-2021 at 07:01 PM.

  10. #90
    (Tiếp theo kỳ trước)
    XIV
    CUỘC VƯỢT BIÊN LẦN THỨ NHỨT CỦA TƯ LÉ

    1. Hoàn cảnh đưa đẩy

    1.1 Ảnh hưởng tâm lý từ bên trong gia đình

    Hai chuyến vượt biên thành công dễ dàng của 03 người em vợ và con gái Út Một đã có tác động thuyết phục mãnh liệt khiến cho sự suy tư của TL bị chao đảo đối với vấn đề bỏ xứ ra đi bằng phương cách vượt biển quá tốn hao và bất trắc nguy hiểm. Tình trạng chao đảo quy chiếu nhiều nhất và ám ảnh nhất là:

    - TL làm gì có tiền muôn bạc vạn, vàng ròng ngàn lá giống như bố vợ để chi ra cho chuyến vượt biên của cá nhân và đứa con trai của TL. Xin tiền bố vợ? Còn lâu!
    - Vượt biển bằng chiếc ghe máy chở đầy ngập người ra ngoài khơi sóng nước chập chùng của biển cả mênh mong để làm mồi cho hãi tặc và cá mập, để lênh đênh đói khát bỏ mạng ngoài biển khơi?

    - Chắc gì bảo đảm sẽ lọt qua khỏi con mắt cú vọ của cảnh sát, công an biên phòng CSVN mặc dù đã có hối lộ cho họ rồi?

    - Nếu bị bắt lại thì lần tù tội nầy sẽ nặng nề hơn, ở tù mút chỉ với tội danh “phản động, phản quốc” so với lần tù cãi tạo cách đây không bao lâu và đã được “nhà nước khoan hồng” cho về sum hợp với gia đình cùng “chung lo xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa của Đảng và Nhà nước”.

    - Thêm vào đó, bố vợ lại thừa thắng xong lên, cùng với người chú vợ thứ Tư hợp tác với một nhóm tổ chức quy mô do một thầy tu xuất đạo Công Giáo chủ chốt. Họ gặp nhau thường xuyên nơi căn nhà số 113 Xô Viết Nghệ Tĩnh để thông báo tiến trình tổ chức, sắp xếp cho cuộc vượt biển trong một tương lai rất gần: mua bãi biển, xe buýt đưa khách có công An đi theo hộ tống đến địa điểm xuống ghe nhỏ ra ghe lớn. Lần nầy thì sẽ dành riêng cho 03 người con của Chú Tư, 02 người con của chú Út và chú Út cũng sẽ có mặt trong lần vượt biên nầy, tất cả là 06 người nhưng không có tên của TL và con trai của TL.

    1.2 Ảnh hưởng từ hoàn cảnh ngoại lai

    Hoàn cảnh ngoại lai ở đây chính là những khách hàng đủ mọi thành phần trong xã hội mới kể từ sau ngày Sài Gòn mất tên vào ngày 30/04/1975 tới lui uống cà phê tại quán Cà phê Cây Si trước sân căn nhà số 113 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.

    Không riêng gì chỉ có những cán bộ, công nhân, vên chức của CS/CHXGCNVN mà còn có những “người cũ của chế độ Sài Gòn trước đây không lâu lắm.” Dĩ nhiên là TL đã có dịp tiếp xúc với tất cả các thành phần kể trên bởi vì TL hầu như có mặt lẩn quẫn bên cạnh vợ và con gái lớn trước hết là chạy bàn bưng cà phê cho khách vảng lai, sau nửa là tự làm “chủ tiệm” sửa chữa, bảo trì “chui” vật dụng y tế và các loại máy nổ dùng cho các loại ghe chạy trong sông hay máy tàu nhỏ chạy ven biển. Chính cái bản hiệu quảng cáo bằng giấy bìa cứng treo trên một góc cánh cửa sắt kéo đã thu hút khá đông khách ghiền cả phê, đa số là những người tò mò của Sài Gòn-Chợ Lớn về cái vụ sửa chửa, thiết đặt các loại máy ghe, máy tàu.

    Đã có một số chủ ghe thương hàng, chủ tàu đánh cá, cào tôm từ các vùng Bà Rịa, Vũng Tàu, Phước Tuy, Bình Tuy, Gò Công, Mỹ Tho đã gặp thẳng TL nơi quán cà phê Cây Si để giám định và hiệu chĩnh máy móc ghe, tàu của họ mà công tác của TL phục vụ cho họ là sáng đi, chiều về, không nhận kéo dài hai hoặc ba ngày sửa tại chỗ. Nếu có bộ phận hư hỏng thì TL tháo gở bộ phận đó đem về Sài Gò sửa chữa hoặc tìm mua bộ phận thay thế ngoài chợ trời rồi mới trở lại để lắp ráp cho họ. Tất cả khách hàng quán cà phê Cây Si gọi TL là Chú Bãy hay Anh Bảy vì TL tự giới thiếu với họ TL là đứa con thứ 7, trong gia đình nhà họ Nguyễn.

    1.3 Cuộc gặp gỡ với chủ chốt tổ chức vượt biên

    Hắn là một người Việt gốc Hoa, người thấp, không đẹp trai, nói tiếng Việt sành sõi và rõ ràng, ai không biết thì tưởng hắn là một người Việt Nam miền Nam chính cóng. Hắn thường chạy xe Honda Dame đến uống cà phê tại quán Cây Si, thường là vào xế trưa, sau khi bàn ghế đã dọn dẹp mang vào bên trong căn nhà số 113 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh để tránh né xe cam nhông/truck (tiếng Pháp: camion) của cảnh sát dọn dẹp lòng lề đường mỗi ngày. Hắn luôn luôn uống cà phê sửa đá, vừa ngồi uống vừa quan sát TL lui cui chung quanh số vật dụng Y tế và một vài đầu máy đuôi tôm đang thi công sửa chữa.
    Rồi bổng một buổi trưa hắn lân la gợi chuyện:

    Anh Bảy làm nghề nầy lâu chưa? Làm ăn khá không?

    TL mĩm cười, rùng vai trả lời lấy có:

    “Dạ, cũng đỡ... Kiếm thêm tiền góp cho vợ mua gạo ...”

    “Anh Bảy cũng biết sửa máy móc ghe, tàu nữa ha ?”


    “Dạ cũng biết...”


    “Loại máy ghe, tàu lớn hay nhỏ?”


    “Lớn quá thì không dám nhận.... Loại máy chạy bằng dầu cặn Gaz-oil của Nhật hay Đài Loan từ 1 đến 6 phân khối
    (Blocks) thì vừa khả năng mà cũng dễ tìm phụ tùng thay thế vào thời buổi khan hiếm ít oi nầy...”
    Rồi hắn nhìn quanh: giờ nầy vắng khách uống cà phê, và chỉ có một mình hắn ngồi la cà bên trong quán:

    “Có một mối nầy muốn nhờ Anh Bảy...”


    “ Mối gì?”


    Hắn lại rảo mắt nhình quanh một lần nữa rồi hối hả nói tiếp:

    “Nhờ Anh Bảy đi theo cố vấn việc coi mua một chiếc ghe máy buôn bán trên sông ....Xin trả thù lao nguyên một ngày công sức góp ý của Anh Bảy...””


    TL nhìn thẳng vào mặt hắn rồi nhíu mài hỏi:

    “Mua ghe gắn máy mần chi?”


    “Để buôn bán lúa, gạo, nước mắm... trên cácc sông rạch quanh Sài Gòn-Chợ Lớn, Long An, Mỹ Tho, Biên Hòa ...”


    “Chiếc ghe và máy mới hay cũ? Hiện giờ nó đậu ở đâu?”


    “ Ghe cũ. Chủ ghe đã kéo nó lên bờ cạn... Ở miệt cầu Chữ Y/ Rạch Ong Chợ Lớn...”


    TL nhìn hắn hồi lâu để dò xét rồi gật gù đáp:

    “Thôi cũng được... nhưng hôm nay thì quá trễ rồi... Ngày mai... Được không?”


    Hắn xô ghế đứng nhanh lên úp hai mu bàn tay siết cứng tay TL, mặt sáng rở:

    “Tốt quá...Tốt quá ... Tố chè...Tố chè... Vậy thì khoản 8.Giờ 30 tui sẽ đến đón Anh Bảy được không ?...”


    “O.K...”

    (Còn tiếp)

    *
    2. Ghe và máy sẽ dùng cho chuyến vượt biên

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh