Register
Page 12 of 19 FirstFirst ... 21011121314 ... LastLast
Results 111 to 120 of 189
  1. #111
    (Tiếp theo kỳ trước)

    3. Cuộc sống của TL sau chuyến vượt biên lần thứ nhất thất bại

    3.1 Đau thương, túng khổ, lận đận, tâm trí lao đao, tinh thần suy nhược

    Khác xa với lần TL bị tù cải tạo “ngụy quân,ngụy quyền” được tha về lần đầu, lần nầy bị tù cải tạo vượt biên và sau khi hai cha con cùng một lúc được tha về với gia đình thì cung cách đối xử ruồng rẫy, lơ là và bố thí cho hai bửa cơm hằng ngày của một người vợ cho một người chồng đang bị lỡ vận vì hoàn cảnh bất khả đo lường là một thái đội tàn nhẫn, nông cạn, thấy đâu chụp đó, không cần nghe lời giãi bày của người thương của mình đang phải đối diện một hoàn cảnh ngặt nghèo tuột dốc nghiêng 90 độ: người đàn bà tên Q..... và hai đứa con nơi hẻm Sương Nguyệt Anh, một khách hàng vượt biên của tên chủ chốt tổ chức nhưng đã không có mặt trong số người bị công an Vàm Láng bắt bỏ tù, kể luôn cha con của TL, trong chuyến vượt biên do tên chủ chốt người Hoa Chợ Lớn đó tổ chức: có thể người đàn bà đau khổ và đơn chiếc nầy đã bị tên chủ chốt lường gạt tiền hay lợi dụng gạt tình để hứa hẹn cho đi vượt biên mễn phí. Vợ TL nhất quyết không nghe theo lời trần tình nầy và một mực khăng khăng nghĩ rằng người đàn bà hai con đó chính là tình nhân lén lút của TL. Cung cách đối xử ruồng rẫy, lơ là và bố thí của vợ kéo dài, rồi kéo dài tháng nầy qua tháng nọ khiến cho TL nổi máu tự ái “anh hùng rơm” để quyết định như sau:

    -Trở về sống một mình nơi căn nhà nhỏ bé của mình ở hẻm số 129/85 đường Trần Bình Trọng/Chợ Quán/ q.5.

    - Chấm dứt việc ăn bám vào sức lao động buôn tảo bán tần ngoài chợ trời của vợ.

    - Mỗi ngày dùng xe đạp chở đồ nghề vá võ bánh xe gắng máy và võ xe đạp, ra ngồi nơi cổng xe lửa số 1 bên cạnh phiá sau hàng rào nhà thờ Huyện Sỹ trên lề đường Frères Louis/Võ Tánh/Sài Gòn để tự kiếm sống.

    - Thỉnh thoảng chỉ ghé xuống nhà 113/NTMK/Hồng Thập Tự/Sài Gòn để thăm đứa con gái Út Chót và liên hệ tiếp xúc với khách hàng muốn thuê mướn TL sửa chữa và tân trang máy móc dụng cụ Y, Nha, Dược khoa và nhất là các loại máy ghe và máy tàu diesel theo tấm bản quảng cáo nhỏ bé của TL vẫn còn treo trên cánh cửa sắt xếp kéo của căn nhà nầy. Trong những lần về thăm con gái Út Chót như thế TL lại gặp những “biến cố” không mong đợi nhưng chúng vẫn cứ xảy ra khiến cho cuộc đời đang đi vào ngõ hẹp không một chút ánh sáng của TL lại chỗi dậy một cách tuần tự như tiến.Những “biến cố” nầy xảy ra như sau:

    - 3.1.1 Bất đắc dỉ thu nạp được hai “đệ tử” thuộc hạng trung niên lắm tiền nhiều bạc, tối ngày chỉ biết chạy rong ăn nhậu, cà phê cà pháo và đang tìm người cố vấn hướng đạo vượt biên. Hai chàng trai chưa tới tuổi bốn mươi nầy là khách hàng thường xuyên uống cà phê nơi quán Cây Si số 113 đường NTMK/Hồng Thập Tự sau khi nghe được kể lại chuyến vượt biên thất bại lần thứ nhất của TL và biết rằng TL đã trở thành kẻ “nghiện ngặp vượt biên” thi họ đã bái phục TL làm sư phụ và xin đi theo TL trên đường tìm những đầu mối vượt biên trong tương lai. Trong khi chờ đợi, ho là hai nguồn mạch sống tạm bợ của TL khiến cho cuộc mưu sinh thường nhật của TL cũng đở khổ đi phần nào.

    - 3.1.2 Một người đàn ông trung niên lớn tuổi hơn và từng quen biết lâu năm trước đây với TL tên là Ngọ, một trung tá thuộc quân chủng nhảy dù của QLVNCH trốn học tập cãi tạo cũng tình cờ gặp lại TL sau ngày TL vừa ra khỏi tù vì tội vượt biên trở về với gia đình nơi số 113 đương NTMK/Hồng Tập Tự/Sài Gòn. Người đàn ông nầy là người anh họ của Hương. Trước kia Hương sống với chị gái và anh rể trong cư xá Ngân Khố Sài Gòn. Hương là mối tình đầu “bất đắc dỉ” nhưng lại là một mối tình đầu sâu đậm, khá sâu đậm của TL nhưng đã bị gia đình của nàng từ chối vì chê TL không công danh, chưa có sự nghiệp vững chắc mà còn nhỏ hơn Hương 2 tuổi như đã được kể trong một phần trên của tập hồi ký nầy. Cũng giống như hai người đệ tử ruột của TL vửa kể qua, Ngọ cũng đến quán cà phê Cây Si nhờ TL tìm đường vượt biên.

    - 3.1.3 Cũng nơi quá cà phê Cây Si nầy, TL gặp lại một người tên H..., chủ chốt tổ chức một chuyến vượt biên khá quy mô để đưa một số thầy dòng tu Sư Huynh di tản ra khỏi Việt Nam kể tử trước những ngày TL và đứa con trai bị bắt vì tội vượt biên, nhưng cho đến ngày TL được thả về tổ chức nầy vẫn còn ì ạch giậm chân tại chỗ. Sở dĩ họ tới lui quán Cây Si số 113 đường NTMK/Hồng Thập Tự /Sài Gòn thường xuyên là tại vì nơi địa chỉ nhà nầy lại có thêm hộ khẩu của vợ chồng người Chú Tư của vợ TL cùng với 4 đứa con củ ông dọn về chiếm lĩnh gần như hầu hết suốt dọc tầng trệt phía dưới nhà và ông Chú Tư nầy có ứng trước một ít vàng mua chỗ cho hai đứa con, một gái và một trai, sẽ cùng ra đi chung với mấy thầy “Frères: sư huynh dòng tu La San (La Salle). Sau khi gặp lại và tiếp xúc vài lần, chủ chốt tổ chức Hiển đã đề nghị TL tham gia vào chuyén vượt biên nầy sau ngày TL đã tu sửa và hiệu chĩnh thành công một chiếc ghe máy Yanmar 4 blocs đầu bạc cào tôm ven biển của bọn họ ở Bà Rịa: TL sẽ là thợ máy chính đồng thời cũng sẽ là thông dịch viên và phát ngôn nhân của nhóm người vượt biên khi ra khơi gặp các tàu ngoại quốc hay các dàn khoan dầu khí ngoầi hải phận quốc té. Con gái lớn và con gái Út Chót của cũng được đi theo miển phí.


    Ngược lại, kể từ lúc nầy, trước ngày chính thức khởi hành hơn một tháng,TL phải làm thợ máy sống thường xuyên hằng ngày trên chiếc ghe cào tôm ven biển cùng với tài công và 2 thủy thủ khác hằng ngày thực hành những chuyến cào tôm trá hình ven biển dọc theo hải trình Bà Rịa-Vũng Tàu-Long Đất-Phước Tuy từ sáng sớm cho đến 5-6 giờ chiều mới trở về bến đậu ở Bà Rịa. Trong chuyến đi nầy cũng sẽ có mặt hai người đệ tử của TL và người đàn ông tên Ngọ kể trên. Sau khi được sự đồng ý của chủ chốt tổ chức, TL đã mang theo trước xuống ghe cào tôm áo quần, vật dụng cần yếu và một số thực phẩm ăn liền cất riêng trong buồng máy cho hai đứa con gái của mình, phòng khi bất trắc hữu sự trên biển cả chập chùng.

    (Còn tiếp)

    Last edited by nguyễn công tánh; 11-17-2021 at 04:38 AM.

  2. #112
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Kế hoạch vượt biên quy mô nầy được vạch ra như sau:

    i-Tước khi xuống Bà Rịa có mặt thường xuyên trên chiếc ghe máy cào tôm, TL phải cùng với chủ chốt tổ chức vượt biên Hiển đi ra huyện Đất Đỏ bằng Honda đến gặp chức quyền canh giử bờ biển Long Đất để thương lượng đưa rướt khách vượt biên bằng xe đò có hai công an theo xe hộ tống từ Sài Gòn xuống một địa điểm kín đáo sát bờ biển Long Đất/Đất Đỏ và từ chổ nầy chờ đến khi trời tối sẽ được các ghe nhỏ đưa ra ghe cào tôm đang thả neo ngoài khơi cách bờ biển khoản 400-500 mét.
    ii-Vào giờ tối ngày D, khi có đèn chớp bạo hiệu của người hướng đạo đường đi nước bước và điểm thả neo ngoài bờ biển Long Đất cho chiếc ghe cào tôm thì trên bờ sẻ chớp đèn hồi đáp để rồi chuyển khách vượt biên lên những chiếc ghe nhỏ từ bên trong bờ biển cạn để chèo ra chiếc ghe cào tôm đang thả neo chờ ngoài khơi không cách xa bờ biển lắm và ít sóng gió.

    iii- Khi tất khách vượt biên đã an toàn lên ghe cào tôm. Người hướng đạo trên ghe cào tôm sẽ nhá đèn báo hiệu công việc hoàn tất và sau khi trong bờ nhá đèn báo hiệu hồi đáp thì người hướng đạo sẽ rời ghe cào tôm, xuống một chiếc ghe nhỏ để trở vào bờ và chiếc ghe cào tôm nhổ neo tăng tốc độ để nhanh chóng ra khơi.

    Huyện Long Đất nằm ở phía nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý:
    Phía đông giáp huyện Xuyên Mộc
    Phía tây giáp thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa
    Phía nam giáp biển Đông
    Phía bắc giáp thị xã Bà Rịa và huyện Châu Đức.
    Trước khi giải thể vào năm 2003, huyện Long Đất có diện tích 266,57 km², dân số là 173.315 người, mật độ dân số đạt 650 người/km².
    Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn huyện Long Đất lúc bấy giờ là hai quận Long Điền và Đất Đỏ thuộc tỉnh Phước Tuy.

    - 3.1.4 Chuyến vượt biên lần thứ nhìcủa TL: thất bại và thoát hiểm: Ngày D khởi hành:

    Sáng hôm ngày D một thành viên mới của thùy thủ đoàn là nhân vật hướng đạo dẩn đưa chịếc ghe cào tôm đến điểm hẹn chính xác trong phạm vi hải phận của bờ biển Long Đất. Gân xế chiều thì chiếc ghe cào tôm lòng vòng chờ tối để vào thả neo tại một điểm hẹn cách xa bờ biển khoản 500-800 mét.

    Trời sụp tối rất nhanh. Đúng 8 Giờ tối, người hướng đạo bấm đèn pin chiếu thẳng vào một điểm có cây cối um tùm trên bờ biển, quơ áng sáng đèn qua lại 3 lần rồi tắt đần chờ đợi ánh đèn hồi đáp trên bờ. Năm phút, 10 phút,rồi 15 phút không thấy có hồi đáp, ngườihướng đạo bảo tài công và thợ máy TL cho ghe tiến sát gần bờ hơn khoản 500 mét. Lại nhá đền hiệu và chờ trên bờ hồi đáp. Ghe cào tôm lại tiến vào gần bờ hơn khoản 300 mét. Cũng chờ nhưng cũng không thấy trên bờ hồi đáp. Ghe cào lại bị hướng đạo thúc hối vào sát gần bờ hơn nữa nhưng chi 5 phút sau thì nghe tiếng rột rẹc liên tục dưới lường ghe rồi chiếc ghe bị nghiên gần 90 độ về phía tay mặt: Ghe đã bị mắc cạn và cho dù thợ máy TL tống thả ga hết mức cho chiếc ghe lùi trở ra ngoài chỗ nước sâu nhưng nó chỉ gầm lên nằm yên một chỗ rồi tự động tắt máy và nước biển bắt đầu tràn ngập buồng máy và ghe hình như vẫn tiếp tục nghiên sắp lật úp.
    TL quơ vội chiếc ví da đựng tiền và thẻ căn cước/CMND rồi nhảy ào xuống bờ biển, , chạy thẳng vào bờ cạn, nhắm hướng Nam gằm đầu, để vừa chạy, vừa ẩn núp dưới các hàng cây bụi rậm dọc theo bờ biển xa xâm mù mịt, mặc kệ những thành viên còn lại của thủy thủ đoàn trên chiếc ghe cào tôm, họ sống chết ra sao TL không cần biết. Và cứ chạy như thế suốt cả đêmcho đến hừng sáng khi nhìn xuyên qua các bụi rậm thì thấy lờ mờ có một con lộ trán nhựa khá rộng song song với hướng chạy trốn của mình nhưng TL vẫn cứ tiếp tục chạy ở dưới mé sát bờ biển cho tới khi trời sáng bửng thi ngừng chạy rồi vào ngồi co ro núp mình trong các lùm cây nhìn ra phía con lộ để quan sát: bắt đầu thắy có những chiếc xe lambro chở hành khách chạy lên xuống và không xa lắm, bên lề con lộ phía bên trái có dựng một cột móc xi măng ghi hàng chữ: QL 55/Phước Lễ: 10 km. Chơ lúc văng xe lên xuống ngược chiều trênlộ, TL đứng bật dậy rồi chạy nhanh ra đứng cạnh cây cột móc xi măng, tim nhảy loạn, đứng chờ xe đò về Phước Lễ mà tâm thần bấn loạn không biết mình sẽ ra sao ? Quốc lộ ̀̀55

    Quốc lộ ̀̀ 55
    Thây kệ, phú dâng cho Trời Phật che chở....Những hành khách trên chuyến xe có vẽ tò mò, ngạc nhiên: tại sao lại đón xe ở một nơi đồng không mong hoạnh như thế nầy với quần áo xốc xễch tanh mùi nước biển ? Nhưng cuối cùng rồi cũng tới được Long Thành-Bà Rịa rồi đổi xe đò về đến thành phố ...../Sài Gòn vào lúc xế chiều.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-17-2021 at 04:49 AM.

  3. #113
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Cửa hàng cà phê “Cây Si” giờ nầy đã dọn dẹp, cửa kéo trước nhà chỉ còn chừa một khoản rộng cho người trong nhà ra vào. Vừa thấy vợ TL đã hỏi ngay :


    Hai đứa nhỏ đâu rồi?...Có sao không?...”


    Vừa dứt câu hỏi thì hai đứa con gái từ phía nhà sau chạy ùa ra ôm ghì TL rồi khóc rống lên, giọng nức nở:


    Tụi con đây nè!...Ba ơi!...”


    TL ôm ghì chặt cứng hai đứa con vào lòng và hai hàng nước mắt tự động chảy dài xuống đôi má hốc hác gầy trơ xương, phờ phạc, mệt mỏi. Con gái lớn kể lại tự sự như sau:


    *“Xe đò đóng cửa kín mít, nơi bậc thang lên xuống xe và hàng ghế ngồi cuối xe có 2 người mặc đồng phục màu vàng nghệ, đầu đội nón cối, trang bị súng AK “hộ tống”. Xe chạy khoản hơn hai giờ đồng hồ thì quay đầu chạy trở lại, qua cầu sông Sài Gòn rồi tấp vào lề đường đậu sát dưới gầm cầu phía ngã tư Hàng Xanh/Thị nghè. Chừng 15 phút sau người hộ tống đứng nơi bậc thang lên xuống xe cất giọng Bắc Kỳ /75 the thé, bộ tịch đe dọa ra lệnh:


    “Tất cả những người trên xe yên lặng xuống xe lập tức và tự túc về nhà, tất cả đồ đạt, hành lý, tư trang, đồng hồ, dây chuyền, bông tai mang theo để lại hết trên xe...Ai trái lệnh thì sẽ có biện pháp mạnh để bắt giữ và xử lý...”


    *” Mọi người đều xanh mặt, riu ríu tuân lệnh và chiếc xe đò quay đầu rú ga chạy ngược ngang qua cầu xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa mất dạng.”


    Lại thêm một trò lừa đảo ngoạn mục của phía đối tác với một tổ chức vượt biên. Dù sao thì họ cũng còn chút “nhân đạo lột sạch”- theo kiểu nước mắt cá sấu- rồi tha cho những kẻ vượt biên “bất hợp pháp” trên chiếc xe đò mà không tóm trọn ổ!


    (Còn tiếp)

  4. #114
    (Tiếp theo kỳ trước)

    4. Người đàn ông tên Ngọ và Cuộc vượt biên thứ ba cùa TL

    4.1 – Người đàn ông tên Ngọ:

    Như phần trên vừa kể, người đàn ông tên Ngọ nầy là một người anh họ của người tình bất đắc dĩ nhưng lại rất sâu đậm của TL khi gia đình của TL còn đang ở trong cùng một cư xá với gia đình vợ chồng của chị nàng trong cư xá của Nha TKN Sài Gòn: Nàng chỉ yêu TL sau khi nàng đã bị đổ vỡ với một thanh niên khác tên Nha cũng ở với gia đình của anh ta tại cư xá nầy: chính nàng đã tỏ tình trước khi lục lọi ví da của TL và xé nát một tấm ảnh màu của một nữ tiếp đãi viên trẻ lai Pháp đang phục vụ hằng đêm tại phòng trà ca nhạc của nhạc sỉ Trần Văn Lý ở đường Thái Lập Thành/Q.I/Sài Gòn rồi ném mạnh tấm hình bị xé nát vào mặt TL. Tình yêu nầy đã bị gia đình nàng từ chối vì vấn để môn đăng hộ đối và nhất là TL nhỏ hơn nàng tới 3 tuổi! Để chia rẻ đôi lứa, gia đình nàng đã gửi nàng về làm việc tại Ty NK Đà Lạt còn TL thì vẫn tiếp tục làm việc ở Sài Gòn và kể từ đó đê cứ mỗi chiều thứ Sáu hằng tuần TL rời sở làm về sớm hơn giờ ấn định rồi chạy nhanh ra bến xe location/chở 12 hành khách đi chuyến xe chót lên gặp Hương trên Đả Lạt: Noel 1958, TL và Hương đã ở với nhau suốt đêm trên một ngọn đồi cưỡi ngựa vắng bóng người. Trở về Sài Gòn, TL đã năn nỉ mẹ hết lời để mẹ sang Sải Gòn xin cưới Hương nhưng gia đình nàng nhất định hất hủi từ khước một cách nhục nhã. Mẹ đã ôm TL khóc nức nở và kể từ ngày đo TL lại đi chơi nhiều hơn xưa, có khi suốt đêm không về nhà ở bên Thủ Thiêm.
    Người đàn ông tên Ngọ đã quen biết với TL khi gia đinh TL còn sinh sống trong cư xá TNNK Sài Gòn vì anh ta là anh họ của Hương và thường tới lui cư xá để thăm viếng vợ chồng người chị của Hương mà cũng là chị họ của anh ta. Lúc đó anh ta là một thiếu tá quân chủng nhảy dù của QLVNCH. Sau 30/04/1975, đương sự không thèm ra trình diện học tập cái tạo “Xí gạt” của CSBV và tiếp tục sống chui rút để tìm đường vượt biên. Rồi dòng đời dong dủi Ngọ gặp TL lại nơi quán Cà phê Cây Si tại số 113 NTMK/Hồng Thập Tự/ Sài Gòn và đã nhờ TL tìm đường vượt biên. Và như đã vừa kể qua ở phần trên, Ngọ và hai người đệ tữ “bất đắc dỉ” của TL cũng bị xí gạt trong cuộc tổ chức vượt biển trên bải biển Long Đất, nhưng may mắn tất cả hành khách đều không bị công an CSBV tóm bắt sau khi bắt mọi người trên xe đò bít bùng chuyển chở khách đi Đất Đỏ/Long Đất phải bỏ hết đồ đạt mang theo ở lại trên xe và rồi xuống xe tự động trở về gia đình của mình (Xem lại viết phần vừa đăng kỳ trước.)

    Sau cuộc vượt biên thất bại vừa kể trên, Ngọ lại đến tìm gặp TL nơi quán Cà phê Cây Si mang theo một người đàn ông trung niên người miền Tây/ Lục tỉnh/Sóc Trăng-Bạc Liêu tên là Tư Thường; người nầy có ghe thương hàng buôn bán đường sông tuyến đường Sóc Trăng-Bạc Liêu-Năm Căn/Cà Mau. Sau khi giới thiệu Tư Thường với TL, Ngọ vào đề ngay: Tư Thường sẽ dọn hết nhà cửa mang theo vợ, 4 con, luôn cả con chó, dùng chiếc ghe thương hàng đường sông, máy Nhật Yanmar/ 3 blocs đầu xanh của đương sự để vuợt biên qua đường biển từ mũi đất tận cùng của đất nước Việt Nam (Cà Mau) và anh ta cần có thêm một số khách vượt biên đi theo để trang trải chi phi “lo lót, mua bãi, bảo đảm an ninh đưa ghe vượt biên ra cửa biển Cà Mau” và TL sẽ cùng đi với vị thế thợ máy và thông dịvh viên trên biển cả và TL chỉ phải trả chi phí 2 cây vàng lá quy ra 2,000 dollars Mỹ sau khi TL đã được định cư tại Hoa Kỳ.

    Vừa nghe qua đề nghị như thế, trong đầu óc của TL bổng nhớ lại một câu chuyên đã xảy ra sau khoảng 1- 2 tuần sau ngày 30-04-1975: ngày đó, TL cùng với ba người bạn cũ trước là bạn hoc cùng lớp Cao Học Đệ Nhí Cấp tạ Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (năm 1970), một là phó giám đốc toà án quân sự Sài Gòn, một là quận trưởng Cảnh Sát quận nhì Sài Gòn và một người là thẩm phán xử án Toà án Sài Gòn. Cả bốn người tới tìm gặp một nhà nữ bói toán tử vi khá nổi tiếng ở Sài Gòn để xem có thể “vượt biển” trong giai đoạn tranh sáng tranh tối sau ngày 30-04-1975 nầy hay không. Nhà nữ bói toán chỉ gằm mặt lắc đầu với ba người kia rồi nhìn sang phía TL ngắm nghía trong giây phút rồi nói:

    Ông Tư đừng tốn công vô ích vào lúc nầy, nhưng phải đợi tới “sóng tạm yên, sóng gió biển khơi lặng ngừng (ngụ ý muốn nói khi trong nước không còn súng nổ đánh nhau), lúc đó sẽ có một con Ngựa đến đưa ông Tư đi...Vì tuổi Cọp của ông Tư hạp với người tuổi con Ngựa (Tam Hạp: Dần+Ngọ+Tuất/Cọp, Ngựa,Chó.”

    Con ngựa đó phải chăng là người đàn ông tên Ngọ nầy, một kẻ đã từng nhờ TL tìm giúp một con đường vượt biên ở Long Đất trước đây cùng chung với 2 đệ tử của TL? Lẽ nào lại có sự trùng hợp như thế? TL không tin! Nhưng khốn thay, hai “mỹ từ Vượt Biên” nay đã biến hóa thành hình dáng xin đẹp của mỷ nhân “Nàng tiên Nâu Phù Dung thuốc phiện” gây nghiện ngập vô phương cứu chữa cho TL mất rồi. Vì vậy khi nghe đề xuất mưu đồ vượt biên của Tư Thường, TL đã vồ vập chấp nhận và liền tức khắc bàn bạc ngay kế hoạch vượt biên nầy với anh ta trước sự hiện diện của người đàn ông tên Ngọ đang ngồi chung bàn cà phê yên lặng theo dõi cuộc đối đáp giữa TL và người chủ ghe.

    (Còn tiếp)

  5. #115
    (Tiếp theo kỳ trước)

    4.2 Hành trình vượt biên lần thứ ba của TL từ Cà Mau


    4.2.1 Sông, rạch, cửa biển ở Cà Mau


    Tỉnh Cà Mau có nhiều con sông chính đổ ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) như sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Trèm Trẹm, sông Cái Tàu, sông Bạch Ngưu, sông Đồng Cùng.
    Sông Ông Đốc có chiều dài 60 km, xưa có tên gọi là Khoa Giang, khởi thủy từ ngã ba Cái Tàu, tiếp nhận nước từ 2 con sông Cái Tàu và sông Trẹm rồi đổ ra biển Tây. Đoạn từ ngã ba Cái Tàu tới ấp Cỏ Xước sông chảy theo hướng nam. Từ ấp Cỏ Xước ra tới cửa biển, sông chảy theo hướng tây nam.


    Tỉnh Cà Mau còn có hệ thống rạch chằng chịt và ăn thông với các con sông chính trong vùng. Mỗi một con rạch đều được cư dân từ thời đi khẩn hoang, mở đất đặt tên dựa vào di tích, sự kiện, tên đất, tên người hoặc truyền thuyết như rạch Đình, rạch Trại, rạch Vinh, rạch Hàng Nhỏ, rạch Hàng Lớn, rạch Nàng Chă[ctn1] ng, rạch Cây Nhơn, rạch Cá Bông, rạch Cuội, rạch Ông Bích, rạch Vọp, rạch Chà Là, rạch Bù Mắt, ạch Bỏ Lược…Các nghề đánh bắt cá tôm trên những sông , rạch nầy đa dạng như đóng đáy, ghe cào, chày lưới, cất vó, đặt lợp, giăng câu, dựng chà, đăng,

    [ctn1]




    Từ Huyện lỵ Năm Căn, ghe của Tư Thường sau khi chuyển đón khách vượt biên đã được ẩn giấu nơi một địa điểm rừng cây đước cạnh sát bờ sông Cửa Lớn và một nhánh nhỏ của nó là con rạch có tên gọi Rạch Gốc có dòng chảy dài ra tới cửa biển Rạch Gốc A phía Đông của mũi đất Cà Mau.
    *
    Cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Ảnh: Diễm Phương.
    https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchu





    4.2.2 Một chuyến vượt biên dễ dàng nhưng cũng lắm nhiều trắc trở, nguy hiểm,
    hãi tặc, cá mập
    :
    (Còn tiếp)

  6. #116
    (Tiếp theo kỳ trước)

    4.2.2 Một chuyến vượt biên dễ dàng nhưng cũng lắm nhiều trắc trở, nguy hiểm, hãi tặc, cá mập:
    Dễ dàng thoải mái như đi du ngoạn trên sông rạch Cà Mau:

    Một tháng trước ngày khởi phát ra biển khơi, chủ ghe Tư Thường đã cho một thanh niên vừa lùn vừa lé- tài công phụ của Tư Thường- lên Sài Gòn đón TL xuống Bạc Liêu và ở trên ghe rồi cùng nhau lái ghe từ Bạc Liêu-Sóc Trăng xuống Huyện Năm Căn/Cà Mau chở theo một chiếc Honda Dame đã được sơn phết, tân trang sáng sủa như một chiếc xe mới nhập cảng chưa xuống đường lần nào. Hành trình trên các sông rạch hướng xuống huyện Năm Căn là một cuộc du ngoạn thoải mái và khích động với tiếng nhạc từ chiếc máy thu băng Cassette âm thanh nổi phát lên những bài nhạc trữ tình r.ầm rộ vang rền khắp bờ bến sông nước, rạch ngòi của vùng Năm Căn/Cà Mau. Khi ghe theo dòng sông Đốc chảy ngang qua trấn huyện Năm Căn thì Tư Thường cho ghe đậu lại để kéo chiếc xe Honda Dame lên lề quốc lộ 1 rồi máy chở TL đến huyện trấn Năm Căn để thực hiện giao ước bảo đảm an toàn và hộ tống cho chiếc ghe chở khách vượt biên của Tư Thường ra đến cửa biển Rạch Gốc: theo giao ước bằng miệng nầy thì Tư thường phải giao nạp cho phía đối ước chiếc Honda Dame và một số nhẩn đeo tay vàng y tương xứng với 10 cây vàng lá và một số tiền giấy dollars Mỹ.
    Thị trấn Rạch Gốc có vị trí địa lý:
    • Phía đông giáp xã Tân Ân
    • Phía tây giáp xã Viên An Đông
    • Phía nam giáp Biển Đông
    • Phía bắc giáp xã Tân Ân Tây

    Huyện Năm Căn nằm ở phía đông nam tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:




    1. Trắc trở và nguy hiểm:


    Trong khi ghe vượt biên theo dòng con Rạch Gốc A ra cửa biển Đông thì một chiếc xuồng máy vỏ lãi từ trong một lùm dừa nước xen kẻ với những bụi cây đước bên bờ Rạch Gốc xuất hiện và láy tới ghe vượt biên đang chậm chạp di chuyển trên dòng nước không sâu lắm: Ba ngưởi trên chiếc vỏ lãi đều trang phục quân đội màu xanh rêu, hai tay súng AK hộ vệ và một chỉ huy mang súng ngắn bên hông tay mặt và một túi da phía hông trái. Cả ba người leo lên ghe lớn, cùng đứng chung trên nóc hầm máy và tay lái với tài công Tư Thường, tài công phụ. Kể từ lúc nầy phía sau đuôi ghe treo một lá cờ đỏ sao vàng.
    TL cùng hơn 20 khách vượt biên đều được che dấu chen chúc sát cánh nhau dưới hầm máy ghe vượt biên. Phía trưởc lườn ghe được bày biện trá hình nhiều thùng, hộp rỏng để giã dạng như là những phương tiện chứa đựng thực phẩm hay đồ vật tiêp tế được chính quyền hộ tống mang ra cho một đơn vị an ninh biên phòng nào đó nơi vùng biển phía Đông tỉnh Cà Mau.

    Gần đến giữa trưa thì ghe vượt biên cho máy giảm bớt tốc độ để từ từ chui ngang qua một khoản tróng của một giàn đáy đặt chóang hết chiều rộng của con Rạch Gốc A. Khi lườn ghe sắp lướt qua hết khoản tróng của giàn đáy thì nguyên hết thân ghe bị gịât ngược thật mạnh trỡ lại giống như một chiếc xe vận tãi đang chạy mà lại bị đạp thắng quá gấp trên mặt đường lộ trãi nhựa đen hắc ín.



    Nhựa hắc ín
    TL trong hầm máy gia tăng tốc độ vòng quay chân vịt nhưng máy chỉ rú lớn thêm một lúc rồi ngửngl chạy: Ghe đã bị kẹt vào Nhựa đen hắc ín ào một vòng dây thép cột giữ giàn lưới đáy chìm sâu dưới lòng nước đục của con Rạch Gốc A
    Phía trên bờ trái con rạch nầy có một bến ghe lót ván, gần sát với vị trí của chiếc ghe vượt biên đang bị vướng lưới chìm của giàn đáy. Bến ghe nầy là của một đơn vị quân đội VC trấn giữ.

    Quân binh của đơn vị quân đội nầy ùa ra đứng đầy trên bến ghe để quan sát xì xầm và trố mắt nhìn chiếc ghe lạ đang bị vướng mắc nằm ì bất động nơi giàn đáy giữa lòng con rạch nước thấp quen thuộc của bọn họ.

    Nhân vật “nón cối” mang súng ngắn vừa hướng đôi mắt cú vọ về đám bộ đội VC đang đứng trên bến ghe vừa càm ràm và hối thúc liền miệng Tư Thường nhanh chóng tìm cách giải quyết tai nạn mắc lưới giàn đáy vô duyên bất ngờ nầy. Tư thường ra hiệu cho tài công phụ nhảy ngay xuống rạch đê dò xét sơ khởi tình hình xem chuyện gì xảy ra: sau khi lặng hụp 1 phút, tài công phụ trồi thân người lên khỏi mặt nước rồi lắc đầu liên hồi, hai tay quơ quào ra hiệu cho biết là anh ta bất lực không thể làm gì.

    Tư Thường quay sang nhìn TL như cầu cứu. TL gật đầu hiểu ý liền vàng tự động leo thang xuống phía sau đuôi ghe rồi nhảy ùm xuống lòng nước rạch rồi lặng lội mò mẫm chung quanh những cánh chân vịt hồi lâu rồi trôi mặt lên khỏi mặt nước ra hiệu cho tài công phụ cùng kề vai với TL để thử nâng cao phần phía sau thân ghe với mục đích là cho các cánh chân vịt trượt khỏi hai lọn dây thép to kiềm giữ lưới đáy chìm sâu dưới lòng rạch. Chiếc ghe có bị lay động vì sức nâng đẩy của TL và tài công phụ nhưng 5 cánh chân vịt vẫn chưa thoát khỏi được hai lọn dây quái ác. Sau ngay sau đó thì lại có thêm một nón cối đứng trên nóc ghe sau khi giao súng AK cho đồng đội rồi cũng nhảy xuống nước tiếp sức chung vai với TL và tài công phụ để nâng phía sau thân ghe đồng thời đẫy ghe về phía trước. Chiếc ghe được nâng cao hơn và sau gần 10 phút thì trường mình lướt về phía trước: thoát nạn!,



    1. 4.2.3 Ra khơi:


    Trời cao gió lộng, biển rộng mênh mông.
    Nắng cháy da phồng, người người trông ngóng.
    Mau tới bến bờ, mờ mờ ảo ảo.
    Thuyền nhân đông đảo. Tìm kiếm Tự Do.
    Tự Do xa quá, đất người xa lạ.
    Trong lòng biển cả, Chết sống ai hay.
    Đất Mẹ héo gầy, từ nay vĩnh quyết!


    1. Nhà văn Nhật Tiến viết:


    Ðào thoát khỏi quê hương đang bị Cộng sản cai trị để tìm về một xứ sở tự do, đó là điều mà hầu hết những người Việt Nam hiện nay đều mơ ước. Trước chúng tôi và cả sau chúng tôi nữa sẽ còn nhiều đoàn người tiến ra biển Ðông, bằng tàu thuyền, đem chính mạng sống của mình thách đố với muôn vàn hiểm nguy một phần sống, chín phần chết.” hhtrinh.html
    ttp://vannghe.free.fr/nhattien/han

    Sau khi thoát khỏi tai nạn vướng mắc giàn đáy với cả một đám bộ đội uà ra trên bờ rạch Rạch Gốc A để nghi ngờ quan sát, TL kéo cần gia tăng tối đa tốc độ quay chân vịt cho chiếc ghe lướt phóng nhanh về phía trước. Trong vòng gần 2 giờ sau đó ghe ra đến cửa biển Rạch Gốc mà không còn gặp phải một cản trỡ nguy hiểm hay một tai nạn nghiêm trọng nào khác. “Nón cối đầu đàn mang súng ngắn” nghiêm mặt lớn tiếng ra lệnh cho Tư Thường:

    Bây giờ anh và tất cả mọi người trên ghe phải thành thật giao nộp tất cả tiền bạc, tư trang, vòng, cà rá, bông tay, dây chuyền ... cho “chức quyền Xã Hội Chủ Nghĩa”, không được giấu diếm, nếu có ai không tuân hành giao nộp một cách nghiêm túc thì sẽ bị xử lý tức khắc...ngay trên mặt biển nầy...”

    Sau lời ra lệnh nầy, hai nón cối hộ vệ mang súng AK leo xuống lường ghe, một tay cầm nón cối, còn tay kia thì lăm le bóp cò súng rồi ra hiệu cho mọi người đứng lên tự tay bỏ tiền bạc, đồng hồ, tư trang, bóp ví da, túi xách... vào 2 chiếc nón cối. Trên nóc ghe tay lái, Tư Thường và TL cũng riu ríu móc ví da của mình giao nộp cho ”nón cối đầu đàn” lục soát và chỉ lấy lại chiếc ví da với những mãnh giấy tờ linh tinh vô giá trị. Sau đó cả ba người leo xuống chiếc vỏ lãi kéo theo bên hong ghe, tháo dây cột, cho rồ máy đuôi tôm rồi quay đầu đi ngược trở vào cửa biển Rạch Gốc A mất dạng. Đây là một màn “lột sạch”, không phải bởi những bọn hải tặc trong vịnh biển Thái Lan nhưng là bị cướp cạn từ những kẻ gọi là đồng hương máu mủ lợi dụng thời cơ khi đồng hương của họ đang ở trong tình trạng đem chính mạng sống của mình thách đố với muôn vàn hiểm nguy một phần sống, chín phần chết. Ác nhân, thất đức đến như thế thì hết nước nói!

    Và trong tâm trạng rối bời của mọi người trên ghe, Tư Thường và TL cho nổ máy hết tốc lực vì nhìn lại từ sau đuôi ghe thì thấy từ phía xa, khá xa, một ngọn đèn sáng cứ tiếp tục hiện ra một cách bền bĩ như đang chạy theo để đuổi bắt chiếc ghe vượt biên. Dù vậy, Tư Thường lại bắt đầu bô bô cái miệng, khoác lác, khoe khoang với TL:


    Anh Bảy (TL là đứa con thứ Bảy trong gia đình của ba mẹ TL), đường đi nước bước bắt đầu từ chổ nầy tui rành như ăn cháo, anh Bảy không cần phải lo gì nữa...”

    Và như muốn chứng tỏ tài năng khoác lác của mình, Tư Thường ra lệnh tên tài công phụ, một tài công dỡm dốt đặc cán mai, xuống buồng máy mang lên nóc ghe một hải đồ cuộn tròn, một địa bàn quân đội (không phải hải bàn), một súng M16 có kẹp thêm hai băng đạn ở thân bá súng, một súng phóng lựu đạn với một bọc nhỏ lựu đạn rồi trong khi TL đang ngắm nghía chiếc địa bàn quân đội màu xanh lá cây trong tay thì Tư Thường đã quăng tất cả mọi thứ xuống biển do tài công phụ mang lên nóc phòng máy:

    Mấy thứ nầy tụi mình không cần nữa đâu anh Bảy....Để lại trên ghe họ sẽ tưởng bọn mình là bọn cướp biển có súng óng, cho nên họ sẽ tránh xa không tới gần để tiếp cứu...”

    Trong khi hí hửng và bị kích động quá mức trở thành ngu xuẩn, Tư Thường quăng đi xuống biển những thứ vật dụng cần yếu để tự bảo vệ an toàn cho người đi biển nhất là nơi vùng vịnh biển Thái Lan, nhưng Tư Thường quên lửng đi chiếc địa bàn quân đội đã được TL nhanh chóng lén giấu vào trong túi quần.

    Nhìn mặt trời buổi chiều lặn xuống chậm chạm mặt biển ở hướng Tây, Tư Thường bẻ tay lái 90 độ cho mũi ghe hướng thẳng về hướng Nam và cứ luôn giữ tay lái như thế trong bóng đêm sóng gió, không trăng nơi biển rộng mênh mong cho đến sáng hôm sau. Ngọn đèn sáng nhìn thấy từ phía sau đuôi ghe như là đang đuổi theo kể từ ngày hôm qua thì sáng nay đã biến mất và sau nầy nhìn lại bản đồ mũi Cà Mau thì mới biết được đó là ánh sáng của ngọn hải đăng trên Hòn Khoai của Việt Nam

    [Muốn tới được Hòn Khoai (cách đất liền gần 15 km), khách đi tàu lớn phải đổi qua ba chặng cả tàu lẫn ghe nhỏ mới vào được bờ. Hải đăng được xây dựng đầu tiên trong vùng biển Tây Nam. Hải đăng Hòn Khoai được Pháp xây dựng vào năm 1899, cách đây gần 120 năm và là một trong sáu ngọn hải đăng lâu đời nhất VN. Điều đặc biệt ở ngọn hải đăng này là dù được xây dựng từ cách đây rất lâu nhưng đến nay hiện trạng nhà cửa, hải đăng vẫn được giữ gần như nguyên vẹn.]

    5. Bên ngoài hải phận Việt Nam: biển cả mù mịt, sóng gió hãi hùng, hải tặc ác ôn, cá mập chờ mồi


    Biển đảo Việt Nam theo pháp luật quốc tế
    https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchu

    5.1 Hải phận quốc tế




    Theo bản đồ trên thì đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia Việt Nam trên biển. Hòn Khoai nằm sát vạch đường gạch đứt quãng màu xanh và như thế khi ghe thuyền, tàu bè ngoài biển khơi từ hướng Tây hay từ hướng Nam mà không còn nhìn thấy Hòn Khoai nữa thì có thể suy định rằng ghe thuyền hay tàu bè đó, kể luôn chiếc ghe vượt biên của Tư Thường vào giờ phút này, đang ở trên hải phận quốc tế.
    5.2 Biển cả mù mịt, sóng gió hãi hùng

    [IMG]file:///C:/Users/Tanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image024.jpg[/IMG]Vào gần nữa khuya của đêm đầu tiên ra khơi, kể từ lúc ghe vượt biên gần ra tới hải phận quốc tế thì giông to, sóng lớn nổi lên như cồn khiến chiếc ghe bị rung lắc nhồi dập tứ phía giống như trái bóng tập đấm lắc lư phản xạ 2 đầu





    khiến cho gần hết mọi người trong lường ghe bị nôn ói dữ dội. Thùng dầu cặn 250 lít/gazoil dự trữ cho máy ghe và gần hết thùng chay nhựa nước uống phía sau đuôi ghe đã bị sóng lớn xô đẩy rớt xuống lòng biển cả. Một mản phần phía trên đuôi ghe cũng bị vỡ bể khiến xuống thật nguy hiểm.

    Trung tá tên Ngọ và đệ tử của TL luôn miệng hò hét mọi ngưới dùng lon, chén, tô nhựa để tát nước tiếp sức với tài công phụ đang liền tay kéo cần tay dụng cụ bôm nước gắn sát mạn ghe.


    Mỗi lần có đợt sóng lớn ùa tới, TL phải giảm tốc độ máy ghe và Tư Thường phải phải lèo lái sao cho đuôi lường ghe trượt xuôi theo cùng chiều với những lượng sóng đang hùng hổ kéo tới cho đến khi nào lượng sóng giảm xuống thì mới bẻ cần lái mũi ghe trở về hướng Đông Nam hải phận quốc tế bên ngoài vịnh Thái Lan. Tình trạng khốn đốn như thế kéo dài cho đến gần trưa ngày thứ nhì lênh đênh trên biển cả. Sóng gió vẫn còn nhưng cường mức độ tàng phá nhẹ bớt đi phần nào nhưng vẫn làm cho chiếc ghe vượt biên nhỏ bé bị chao đảo như sắp lật úp xô đổ mọi người trong ghe vào lòng biển. Đã thấy có vài chiếc tàu thuyền lớn lên xuống ngược xuôi trên hải phận quốc tế vẫn “làm ngơ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hoặc là họ giả bộ không nhìn thấy những thuyền nhân trên chiếc ghe đang đồng loạt tự ý lột áo, tuột quần cầm trên tay làm cờ hiệu SOS phất qua phất lại liên hồi, miệng la rống nghêu ngao loạn xạ để xin tiếp cứu.

    5.3 Hải tặc bạo tàng vơ vét, cá mập ngắm nghé đớp mồi





    Tàu đánh cá Việt Nam Tàu đánh cá Thái Lan

    Tàu đánh cá của CSVN/VC Tàu đáng cá Thái Lan

    Trong cơn hãi hùng tuyệt vọng vô bờ, mọi người bổng nhìn thấy phía trái của chiếc ghe, mặc dù rất xa mờ ảo, hai chiếc tàu đánh cá, phất phới hai lá cờ đỏ, đang đối đầu nhau để căn lưới cào tôm, cá ngoài khơi biển rộng trời cao gần sát với hải phận quốc tế. TL cùng với Tư Thường nhìn nhau rồi cùng nhún vai, lắc đầu rồi bẻ lái ghe tiến về hai chiếc tàu đánh cá kia. Khi mọi người trên ghe thấp thoáng nhìn thấy được hai lá cờ đỏ ngôi sao vàng trên hai chiếc tàu đánh cá quốc doanh của VC thì liền có những nhiều loạt súng liên thanh nổ dòn dã rồi kế đến là vài loạt tiếng súng đại liên nhả đạn rơi sát hai bên hong chiếc ghe vượt biên khốn khổ. “Họ chỉ bắn dọa đuổi đi, cứ liều xấng tới cho dù bị họ bắt mang trở về Việt Nam bỏ tù còn hơn là bỏ xác cho cá mập nơi biển cả phong ba bảo táp!” Tư thường, TL và chắc là cũng giống với tất cả mọi người khác trên ghe, tuy không nói ra, nhưng tất cả đều nghĩ như thế. Nhưng rồi vì vô tình hay cố ý, chiếc cột lùn thấp dùng buộc dây mỏ neo của chiếc ghe lại bị đạn bắn gãy gụt: “Chết cha rồi, tụi nó bắn thẳng, bắn thật nếu ghe tới sát gần thêm…!” Tư Thường và TL tất bật vì sợ không kịp, không để ý gì đến xung quanh, lật đật, hối hả vòng ngược đầu ghe tăng hết tốc độ để tiếp tục xuôi theo hướng Đông Nam.

    Chiếc ghe tiếp tục vật lộn với sóng gió, bảo táp, rã rời, đói khát cho tới lúc mặt trời sắp lặn nơi hướng Tây thì một chiếc tàu đánh cá không treo cờ xuất xứ hiện ra lờ mờ trước mũi ghe không xa lắm. Mọi người không ai bảo ai cùng một lúc xiêu vẹo đứng lên trong lòng ghe rồi lại đồng loạt tự ý lột áo, tuột quần cầm trên tay làm cờ hiệu SOS phất qua phất lại liên hồi, miệng la rống để xin tiếp cứu. Chiếc tàu quay đầu lại, lần lần tiến đến xa xa, chạy nhiều vòng quanh để quan sát rồi mới quăng một lọn dây khá dài sang chiếc ghe.

    Trung tá Ngọ và đệ tử của TL bò nhanh dưới lòng ghe ra trước đầu ghe để chụp lấy lọn dây và cột chặt vào cây cọc mỏ neo để cho chiếc tàu đánh cá kéo theo phía sau. Hồi lâu, chiếc ghe được kéo tới sát bêm mạng chiếc tàu đánh cá. Một trong hai người kéo ghe líu lo ra dấu có ý bảo ghe cho một người đại diện leo sang tàu để thương lượng... Trung tá Ngọ lắc đầu lia lịa, đệ tử của TL thì co đầu thụt cổ, Tư Tường cũng lắc đầu, một tay đẩy lưng TL:

    Anh Bảy làm ơn đi dùm đi...!

    Bọn họ kè TL vào phòng tay lái của chiếc tàu gặp người đầu đàn của họ đang đứng trước vòng tròn tay lái và được bao quanh bở bốn, năm người thủy thủ khác. Tất cả đều da đen sạm nắng, tóc tay luộm thuộm, râu ria, lỏm chỗm. TL lên tiếng trước bằng Anh ngữ, lập đi lập lại liên hồi, tay lần lượt chỉ từng người:

    Các anh là ngư phủ Mã Lai, phải không? (Are you Malaysian Fishing men?)

    Họ trả lời, vừa tự chỉ vào từng người:

    Đúng,...đúng...Mã lai...Mã Lai....” (Yes...,yes...Malay...Malay...)

    TL mừng rỡ như đứa bé được mẹ đi chợ về cho kẹo, vừa thở hổn hễnh vừa thốt lên những tràng tiếng Anh vỡ vụng:

    Chúng tôi là... Là những thuyền nhân từ miền Nam Việt Nam...Chúng tôi kjhẩn thiết muốn đi đến trại tị nạn ở Mã Lai... Xin các ông làm ơn chở chúng tôi đến đó...Làm ơn...Xin làm ơn...” (“We...We are boat people from South Viet Nam...We would like desperately to go to Malaysia’s regugee camp... Please, carry us through...Please....Please....”)

    Không biết họ có hiểu TL nói gì hay không nhưng chỉ thấy họ đồng loạt vừa gật gù vừa dùng những ngón tay ra hiệu giống như đang đếm những xắp giấy bạc rổi lại chỉ vòng cổ, vòng tay, trái tai: họ đòi tiền bạc, giây chuyền, cà rá, đồng hồ, bông tai, vàng bạc ...v.v... TL hiểu ngay bọn họ muốn gì. TL gật đầu ngay tức khắc, không cần đắn đo suy nghĩ. Bọn họ cặp kè cho Tl trở xuống ghe thu góp của cải, vàng bạc, đồng hồ... bọc gói vào một chiếc áo sơ mi rồi leo trở lên tàu đánh cá, vào bùng lái giao nộp cho tên tài công kiểm kê... Hắn gật gù nhìn TL tỏ vẽ hài lòng rồi ra hiệu cho hai đồng bọn dẩn đưa TL ra phía mép bờ tàu. Chắc bọn họ muốn TL trở xuống ghe nhưng không: bất thần một tên rút từ phía sau lưng một ngọn dao cán dài chặt đứt dây cột ghe và tên đứng sát cạnh xô mạnh TL rớt ùm xuống lòng biển cả đầy sóng gió.


    Có những đoàn người đã thành công rực rỡ, nay đã sống yên ổn ở một đất nước tự do, nhưng cũng có không thiếu gì những đoàn người đã chết dũng cảm trong âm thầm và tức tủi giữa sóng gió ngoài biển Ðông.” (Nguồn: Nhật Tiến Hành trình đi tìm tự do bằng tàu thuyền qua ngả Thái Lan http://vannghe.free.fr/nhattien/hanhtrinh.html)


    Hết Tập Một
    Ngày 11/ 12/ 2021
    Người viết : Nguyễn Công Tánh
    Last edited by nguyễn công tánh; 12-13-2021 at 10:24 AM. Reason: insert images

  7. #117
    HỒI KÝ TƯ LÉ
    TẬP II




    TL HỌC SINH TRƯỜNG tRUNG HOC PETRUS kÝ

    Hiền thê LÚC TUỔI HỌC TRÒ


    ĐÁM CƯỚI: cHỒNG 21 Vợ 19



    Thanh tra TL + Vợ + 4 Con

    *
    TÓM LƯỢC TẬP 1



    5.3 Hải tặc bạo tàng vơ vét, cá mập ngắm nghé đớp mồi.

    .....Không biết họ có hiểu TL nói gì hay không nhưng chỉ thấy họ đồng loạt vừa gật gù vừa dùng những ngón tay ra hiệu giống như đang đếm những xắp giấy bạc rổi lại chỉ vòng cổ, vòng tay, trái tai: họ đòi tiền bạc, giây chuyền, cà rá, đồng hồ, bông tai, vàng bạc ...v.v... TL hiểu ngay bọn họ muốn gì. TL gật đầu ngay tức khắc, không cần đắn đo suy nghĩ. Bọn họ cặp kè cho Tl trở xuống ghe thu góp của cải, vàng bạc, đồng hồ... bọc gói vào một chiếc áo sơ mi rồi leo trở lên tàu đánh cá, vào buồng lái giao nộp cho tên tài công kiểm kê...

    Hắn gật gù nhìn TL tỏ vẽ hài lòng rồi ra hiệu cho hai đồng bọn dẩn đưa TL ra phía mép bờ tàu. Chắc bọn họ muốn TL trở xuống ghe nhưng không: bất thần một tên rút từ phía sau lưng một ngọn dao cán dài chặt đứt dây cột ghe và tên đứng sát cạnh xô mạnh TL rớt ùm xuống lòng biển cả đầy sóng gió.

    Có những đoàn người đã thành công rực rỡ, nay đã sống yên ổn ở một đất nước tự do, nhưng cũng có không thiếu gì những đoàn người đã chết dũng cảm trong âm thầm và tức tủi giữa sóng gió ngoài biển Ðông.” (Nguồn: Nhật Tiến Hành trình đi tìm tự do bằng tàu thuyền qua ngả Thái Lan
    Nguồn: http://vannghe.free.fr/nhattien/hanhtrinh.html)

    Chương VI

    TRẠI TỊ NẠN PULAU BIDONG MALAYSIA

    6.1 Chết đi sống lại từ lòng biển cả đầy sóng gió và cá mập

    Khi một tên hải tặc đứng sát cạnh xô mạnh TL rớt ùm xuống lòng biển cả đầy sóng gió thì TL hồn phi phách tán, mất hết tinh thần và sinh lực vì quá kinh hải không còn biết ứng xử ra sao để tự cứu sống lấy bản thân bơ vơ, trơ trọi của mình cho dù TL là một tay bơi lội cừ khôi của dòng sông Thủ Thiêm-Sài Gòn. Toàn thân của TL bị nhận chìm khá sâu trong khối nước lạnh buốt, tay chân quờ quạng tứ tung, bao tử co thắt dữ dội, miệng ọc ói vì nước biển mặn đắng tràng đầy cổ họng. Trong giảy phút thập tử nhứt sinh như thế thì bàn năng sinh tồn thúc hối hai bàn chân của TL đạp nhấn thật mạnh trong vực sâu lòng nước khiến cho toàn thân của mình như bị một luồng phản lực đẩy ngược trồi lên phía trên mặt nước đầy tràn không khí để hít thở và kể từ lúc đó thân xác của TL giống như một qua bóng được bôm đầy hơi tự động nổi lềnh bềnh trên sóng nước châp chùng. Sau nầy mới nhớ lại rằng thân thể con người dù óm ròm tong teo hay to lớn phụt phịch cở nào khi bị rơi tòm xuống một dòng nước sâu thì thì thân xác đó tự động nổi trở lên mặt nước ít lắm là một vài lần rồi mới bị chìm sâu một cách tự động vào lòng nước sau khi bụng đã bị nước tràn ngập đầy bụng và sẽ bị chết đuối: tình trạng nầy sẽ không thể xảy ra đối với những người biết bơi lội vì một khi thân mình của họ đã lênh đênh trên mặt nước thì tay chân của họ bắt đầu hoạt động liên lủy để cho thân xác không bị chìm xuống phía dưới sâu...

    Và trong khi TL đang phải vật lộn với sóng gió vô tình và kèm theo nổi ám ảnh hãi hùng về những loài cá mập hung hảng háo đói mùi máu của com mồi của chúng thì bổng có một cán sào tre dài quơ qua quơ lại trên đỉnh đầu của mình: thoạt tiên, vì kiệt sức và mắt bị xốn xang và mờ đi vì nước biển mặn, TL cứ tường đang bị một hàm miệng cá mập xô tới táp đầu của mình cho nên hai tay TL cứ liên hồi quơ quào xô đẩy cái hàm miệng khủng khiếp kia ra xa cho đến khi loáng thoáng nghe được nhiều tiếng gào thét nổi lên trong không gian: “Anh Bảy...Anh Bảy...Chú Bảy... Hãy nấm lấy cán sào... Nhanh lên...” Và như thế là TL đã được Tư Thường lái vòng lại để kéo vớt và kéo TL lên ghe để tiếp tục cuộc hành trình qua thêm một đêm với quá nhiều bất trắc khôn lường của sóng gió vẫn còn đang chờ đón trước mắt. Vào nửa đêm, thì mọi người trên ghe nhìn thấy một cột lửa từ xa tích mù khơi phung lên ra từ lòng biển nhưng cho đến gần giữa trưa ngày hôm sau thì ghe mới tiến tới được gần tới cột lửa: Đây là cột lửa cuôa một dàn khoan dầu khí ngoài khơi vùng lãnh hải. TL và Tư Thường cứ cho ghe mình xốc tới vầ phía chiếc tàu to lớn dùng làm trung tâm điều hành của dàn khoan bất cần nghe thấy những tiếng hò hét xua đuổi của những người trên boong tàu: “Go away...Go away...”. TL nhảy xuống lường ghe rồi trèo lên đứng thẳng ờ đầu mũi ghe, miệng rống thật lớn: “ We are boat people Vienamese refugees escaping from the Communist and Dictatorship regime...Please, help and save us...Please...Please...”. Tư Thường hối hả cho ghe ép sát thân chiếc tàu để TL có thể quăng dây thừng buột neo ghe cột chặc vào một dàn lưới dây thang thả thòng bên hong tàu trong khi miệng vẫn liên hồi kêu la xin cấp cứu. Họ vẫn tiếp tục xua đuổi rồi sau đó mặc kệ và giả điếc làm ngơ sự kêu la van nài thâu đêm của hầu hết những người trên chiếc ghe vượt biên.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 02-07-2022 at 05:23 AM.

  8. #118
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Sáng hôm sau, khi mặt trời bắt đầu lên cao thì có một thành viên trên tàu khoan dầu khí, đầu đội nón bảo hộ, tay bám chặc dàn lưới dây thang bên hong tàu, thận trọng leo xuống chiếc ghe vượt biên, bắt đầu hỏi han TL rồi rảo mắt nhìn từng người sau khi leo xuống buồng máy và cần tay lái để quan sát và đánh giá tình trạng an toàn tổng quát của chiếc ghe. Sau đó người nầy chỉ gật gù rồi yên lặng leo trở lên boong tàu. Khoản ba mươi phút sau thì người nầy cùng với hai người khác leo xuống ghe. Trong khi hai người kia bắt đầu đóng vá những chỗ hư bể sau đuôi chiếc ghe thì người đàn ông kia trao cho TL một hải đồ vẽ tay chỉ huớng đi tới hải phận của Mã Lai và giải thích cho TL biết rằng sau khi ghe được vá đấp và được tàu cung cấp thêm dầu chạy máy, thực phẩm khô và vài thùng nước chay nhựa thì chỉ cần vài tiếng đồng hồ hải hành thi ghe sẻ tới được một trại tị nạn của Mã Lai. Vào khoản mười giờ sáng, ghe vượt biên rời khỏi dàn khoan dầu khí “nhân đạo và đầy tình người”. Đến xế trưa cùng ngày thì mọi người trên ghe đã thấy xuất hiện một vành đay cù lao nhô lên giữa một vùng trời biển rộng.

    6.2 Trại Tị Nạn Pulau Bidong Malaysia.



    Khi chiếc ghe tiến đến gần sát vành bờ cát của hòn cù lao vào khoản một ngàn mét thì từ trong bờ xuất hiện một chiếc ca-nô sắt cao tốc kích cở nhỏ chở theo ba bốn người mặc áo phao nổi có trang bị súng óng cá nhân. Chiếc ca nô phóng thẳng về chiếc ghe của Tư Thường kèm theo những tiếng loa gào thét xua đuổi đầy hăm dọa sẽ nổ súng bắn chìm chiếc ghe tả tơi xơ xác. Đứng trước mũi ghe, TL quay đầu nhìn về phía Tư Thường đang cầm tay lái trên nóc buồng máy: bốn mắt chạm nhau giữa TL và Tư Thường và chỉ trong tic tac, TL đưa tay lên cao lên khỏi đầu ra dấu hiệu cho Tư Thường cứ tiếp tục cho ghe xấng nhanh hết tốc độ vào bãi cát biển bao vòng cù lao, mặc kệ những tiếng loa la rống xua đuổi phát ra từ chiếc ca nô kèm theo nhiều loạt súng bắn chỉ thiên đầy hăm dọa. Tư Thường gật đầu đồng ý và ngay tức khăc anh ta nghiến răng, bậm môi tăng tốc độ cho chiếc ghe đâm thẳng vào bờ cát cạn nước: toàn thân chiếc ghe phơi mình nằm nghiêng trên bãi cát lúp xúp nước và có nguy cơ bị lật úp. Mọi người trên ghe không ai bảo ai, kể cả đàn bà, trẻ nít, tất cả đều nhất loạt nhảy ào xuống mực nước biển cao tới cổ để lê lết kéo nhau chạy vào bờ cát. Một đám đông “dân chúng trên cù lao” đã ào ra bờ biển để mục kích thảm cảnh của chiếc ghe mới tới để xem có ai là thân nhân của họ sẻ gtia nhập vào dân số đang sinh sống trên cù lao tị nạn nầy.


    Nguồn: https://www.torontomulticulturalcale...z2015-Vietnam-

    Một số người trong đám đông ào xuống mực nước biển trợ giúp TL và Tư Thường dẩn đưa những thuyền nhân bì bõm đi lên bờ biển khô.

    6.3 Cuộc sống ở Trại Tị Nạn Pulau Bidong Malaysia

    (Còn tiếp)




  9. #119
    Tiếp theo tập 1

    6.3 Cuộc sống ở Trại Tị Nạn Pulau Bidong Malaysia

    Sau khi được lên bờ, tất cả thuyền nhân xếp hàng hai đi vào trại, thân xác mệt mõi rả rời, chân bước đi kéo lê trên bờ biển cát như tù nhân đi vào cổng trại cãi tạo sau ngày 30/04/1975 rôi tất cả được áp tải vào một căn nhà mái lợp tôn có nhiều cảnh sát Mã Lai và nhiều thanh niên, thiếu nữ Việt Nam mang dây treo trước ngực tấm thẻ ghi hai chỡ cái S.B vây quanh để ngăn cách những người mới tới với dân số thuyền nhân cũ đang đứng vây quanh bên ngoài hàng rào kẽm gai đón chào và rồi họ bị cảnh sát Mã Lai cầm gậy cao su đặc cứng và roi mây dài hăm he xua đuổi đi chỗ khác. Nơi đây lả khu làm việc của Khối Đặc Biệt/Special Branch trên đảo tị nạn nầy, Nhìn thấy những thanh niên thiếu nữ VN mang bản S.B sắc mặt lạnh lùng khiến TL nhớ tới những tên mật vụ Gestapo SS “ăn theo” của nhiều quốc gia Đông Âu đang bị Đức Quốc Xã Đức xâm chiếm trong thế giới chiến tranh thứ II.

    Trưởng khối SB người Việt Nam giới thiệu một người VN khác là trưởng khối Xã hội để thông báo với những thuyền nhân mới tới rằng trưởng đoàn Đặc nhiệm và Cảnh sát trưởng Mã Lai sẽ tới để kiểm tra vàng vòng, quý kim và tiền tiền bạc. Sau khi kểm tra xong thì làm thủ tục thành khẩn khai báo hồ sơ lý lịch, không được khai man dối trá. TL lại suy tư: “Sao mà giống với thủ tục khai lý lịch của tù nhân chính trị trong trại cãi tạo của CSBV sau ngày 30/04/1975 vậy ta?...”

    Cảnh sát trưởng Mã Lai và đại diện Đoàn Đặc nhiệm tới. Vỗ tay xong, tất cả thuyền nhân được đứng dậy để vào một căn phòng nhỏ kín đáo để các S.B Việt Nam khám xét, điều tra tứ tung không khoan nhượng với bất cứ một ai, tất cả già trẻ, bé lớn, đàn ông cũng như đàn bà, ai ai cũng phải thoát y để họ tận tình, tận lực khám xét mình mẫy.Ông chủ ghe Tư thường được các SB chất vấn khá lâu để khai báo khai báo. TL cũng bị tra hỏi rắt cặn kẽ vì họ coi TL như là trưởng nhóm đại diện cho các thuyền nhân trong chuyến vượt biên nầy .

    Sau khiu lập xong thủ thủ tục khai báo lý lịch, tất cả thuyền nhân mới tới chờ đợi các Trưởng khu đến dẫn về nơi tạm cư.. Gia đình Tư Thường và đệ tử của TL cùng với 2 đứa con trai lên khu ... ? TL và thiếu tá nhảy dù Ngọ về Khu ... cùng với hai người đàn bà, một người là Bắc kỳ di cư với đứa con trai và em trai, còn người đân bà kia là Nam kỳ, gái độc thân ít lâu sau bắt bồ làm tình nhân tạm bợ của Ngọ trong những ngày tháng sống trên đảo chờ được phỏng vấn định cư Canada.

    Không bao lâu, thiếu tá nhảy dù Ngọ được chức quyền Mã Lai giao phó nhiệm vụ trưởng trại và TL làm trưởng khối bên cạnh các phái đoàn Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc. Trưởng trại và trưởng khối Cao ủy là hai chứv vụ “bù nhìn” của các chức quyền Mã Lai trên đảo vì hai lý do đơn giản:

    1- Hiện tại trên đảo Tị nạn nầy chỉ có Ngọ và TL là hai cựu sĩ quan cấp cao của Quân Lực VNCH trước ngày 30/041/1975.
    2- Vì cả hai đểu ăn nói trôi chảy Anh, Pháp ngữ và chỉ hưởng đặc ân là được miễn đi lao động đốn củi, khiên gạo, gánh vác thực phẩm cung cấp cho dân tị nạn vân vân ...nhưng dân tình trên đảo chỉ e dè khúm núm ngoài mặt nhưng trong lòng họ thì không ưa, không khâm phục vì họ cho rằng họ đang sống dưới một thể chế “hội đồng, bè phái ăn chận hàng cứu trợ, hối lộ trong việc xấp xếp thứ tự trước sau những hồ sơ lý lịch chờ đợi được các phái đoàn Cao ủy Tỵ nạn Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Pháp phỏng vấn định cư...

    Không có lửa thì làm sao có khói. Kẻ tới trước xử sự sai trái trong khi thi hành nhiệm vụ do người Mã Lai chỉ định khiến cho những ngưởi nối tiếp theo sau cũng bị đồng hương tị nạn trên đảo xếp vào “bọn cá mè một lứa”.
    Nhà văn Duyên Anh mô tả đảo Bidong như sau:

    “Đảo Pulau Bidong theo chế độ…quân phiệt! Trưởng trại là sĩ quan cấp tá quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Phó trại và các Trưởng khối nằm trong tay sĩ quan tá, úy ráo trọi. Cứ y hệt Tổng thống và qúy vị Bộ trưởng thôi. Dân sự ra rìa hết, đừng hòng bon chen Trưởng khối. Quân đội ta nắm cả giáo dục đấy. Ghê gớm nhất có Khối Hồ-sơ lý-lịch, Khối An-ninh. Đáng nể có Khối Hành-chánh thông-dịch. Béo bở có Khối Vật-liệu. Khối Vật-liệu quân đội ta đành nhường cho Ba tầu. Lại cái lũ hội tề thượng đội Mã Lai, hạ đạp dân tị nạn!

    .Một đời tù, những nhà tù, những trại tập trung, những lần chuyển trại cơ chừng chưa đủ nghẹn ngào, cay đắng. Có thêm một thời tị nạn, một chuyến vượt biển, may ra sẽ thấm thía nguồn cơn. Người ta thoát địa ngục đi về đâu nhỉ? À, người ta sẽ lên thiên đàng. Quê hương tôi đang là địa ngục. Tôi rời bỏ địa ngục Việt Nam để lên thiên đường Mỹ quốc, Úc quốc, Gia-nã-đại quốc, Pháp quốc…Mỗi thuyền nhân chọn lựa một thiên đường. Nhưng trước khi cổng thiên đường mở, thuyền nhân phải ăn chực, nằm nhờ ở các quán trọ. Pulau Bidong là một trong
    (Còn tiếp)
    những quán trọ buồn tênh.” (Nguồn: DUYÊN ANH- QUÁN TRỌ TRƯỚC CỔNG THIÊN ĐƯỜNG
    https://duyenanhvumonglong.wordpress...thien-duong/4/ )

    (Còn tiếp)

    6.4
    Lựa chọn quốc gia định cư: Hoa Kỳ-Úc hay Canada ?

  10. #120
    (Tiếp tgheo kỳ trước)

    6.4
    Lựa chọn quốc gia định cư: Hoa Kỳ-Úc hay Canada ?

    Với “chức phận” trưởng khối bên cạnh các phái đoàn Cao ủy Tỵ nạn đại diện cho LHQ, với khả năng sinh ngữ và học lực của mình, TL nhanh chóng gây được sự nể phục và cảm tình đối với tất cả các phái đoàn Cao ủy Ty Nạn của LHQ đến là việc theo định kỳ trên đảo Tỵ nạn Bulau Bidong để sàn lọc, chọn lựa những thuyền nhân có đủ điều kiện đến định cư tại một trong số những quốc gia như Mỹ, Úc, Canada, Pháp ...v.v...

    Và sau khi phối trí cùng xác nhận rõ ràng lý lịch như là như Công chức cao cấp, Sĩ quan của QLVNCH từng đi du học tại Hoa Kỳ/tiểu Bang Colorado, từng đi tù cãi tạo của CSBV, TL đã được phái đoàn Cao ủy Tỵ nạn của Hoa Kỳ thuyết phục và hân hoan chấp nhận ngay từ đầu tuần lễ thứ ba sau ngày TL đặt chân lên đảo Bulau Bidong mặc dù TL chưa kịp đặt viết ký tên làm đơn xin họ cứu xét. Tại sao TL chần chừ không nấm ngay cơ hội may mắn có một không hai nầy do phái đoàn Cao ủy Tỵ nạn Hoa Kỳ đề nghị? Đơn giản chỉ là vì vấn đề bảo lãnh cho gia đình của TL còn kẹt lại ở nơi “nớ”: Nếu đi Mỹ thì TL sẽ có Thẻ Xanh thường trú nhân ngay nhưng phải đợi cho đến khi nào TL có quốc tịch Mỹ - một năm, hai năm, ba năm, bốn năm?- rồi mới được làm đơn xin bảo lãnh cho gia đình mình. Trong khi đó thì nếu xin định cư tại Úc thì TL có thể làm đơn bảo lãnh cho những người thân của minh ngay sau ngày được đặt chân lên quốc gia rộng lượng, bao dung nầy, không cần phải chờ cho đến sau khi TL có quốc tịch Úc.

    Và như thế, TL được phái đoàn Cao ủy Tỵ nạn Úc chấp nhận cho được định cư ở Úc: TL chọn Sydney là nơi dung thân và có thể làm đơn xin bảo lãnh ngay những người thân của mình, không cần phải chờ đợi cho đến sau ngày TL có quốc tịch Úc.

    6.5 Trại Tỵ Nạn chuyển tiếp Sungai Besi ở Malaysia

    TL đã trãi qua gần 03 tháng ở trại Tỵ nạn Pulau Bidong/Malaysia từ đầu tháng 07/1983 tới cuối tháng 09/1983 với chức vụ trưởng khối giao tiếp các Cao Ủy Tỵ Nạn của tổ chức Liên Hiệp Quốc làm việc không công “tà lọt” cho quý “ông xếp” Mã Lai hét ra lửa trên đảo Bidong. Trong những ngày tháng nầy, TL chỉ sống theo khẩu phẩn mỗi ngày là thịt, 1 hộp đậu, 2 gói mì lâu lâu còn cung cấp thêm bắp cải hay là thịt gà tươi... Mỗi tuần đi lảnh đồ supply 2 lần, nước uống mỗi ngày 1 galon, giống như tất cả những người Việt Nam khác.

    Mặc dù nơi trại tỵ nạn đã có nhiều lều quán bán đủ mọi thứ thực vật ăn uống do những người tỵ nạn tới trước đã ở đây lâu bơi lội ra khơi để mua thịt, cá cà phê, nước ngọt, thuốc lá ngoại quốc, bia...v.v... do các ghe, tàu của dân chúng Mã Lai từ trong đất liền lén lút mang tới gần nơi vòng đay bờ biển của đảo Pulau Bidong, nhưng TL làm sao mà có thể rớ tới những thứ hàng quý hiếm đó: chúng chỉ dành riêng cho những người tỵ nạn giàu có “đa số là những Anh Ba người Việt gốc Hoa đầu cơ tích trử giàu có miệt Chợ lớn vượt biên bán chính thức do CSBV tổ thức: họ mang theo trong mình cả bọc vàng lá hay tiền ngoại quốc. Ngoài ra còn có một số người khác ở đây khá lâu chờ định cư nhưng họ vẫn tung tăng phè phởn vì nhờ có thân nhân ở ngoại quốc đều đều gửi tiền, quần áo, thuốc men, thư từ ...qua trung gian của một vài cơ quan từ thiện được chức quyền Mã Lai cho phép đến đảo mỗi tháng một vài lần.

    Ngọ từ lúc “lên chức” trưởng trại thì có nhiều đàn bà, con gái liếc mắt đưa tình và cung phụng cơm nước quà cáp rồi anh ta cặp bồ công khai với một “đàn bà” người miền Nam có thân nhân ở Canada gửi tiền bạc hằng tháng sang Pulau Bidong. Còn Tư Thường- chủ ghe vượt biên của TL- thì cũng mang theo được khấm khá vàng bạc và tiền ngoại quốc cho nên cũng nhởn nhơ phe phẩy chờ phái đoàn Mỹ chấp nhận cho định cư. Tên đệ tử của TL và hai đứa con trai cũng có thân nhân ở ngoại quốc chu cấp để trả ngay chi phí hai cây vàng cho Tư Thường và dư giả sinh sống an nhàn trên đảo “thiên đàng”. Chỉ có TL là “trên răng dưới dế” ngày ngày ăn chực cơm nước của cơ quan Hồng Thập Tự/LHQ cung cấp nhưng được phân phát “quá đầy đủ (!)” bởi chúa đảo Mã Lai.

    Vào cuối tháng 09/1983, TL được xách “bị gậy” ra bến tàu của đảo Pulau Bidong để vào đất liền lãnh thổ Mã Lai và xe buýt của Cao Ủy Mã Lai chuyên chở cùng với một số người Việt Nam khác đến trại tỵ nạn chuyển tiếp Sungai Besi /Kuala Lampur và TL ở đó chờ có chuyến bay để đi Sydney hay các nơi tỉnh thành khác trong lãnh thổ của nước Úc.

    (Còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:12 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh