Register
Page 14 of 19 FirstFirst ... 41213141516 ... LastLast
Results 131 to 140 of 189
  1. #131
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,068
    Quote Originally Posted by nguyễn công tánh View Post
    [COLOR=#daa520][B][SIZE=4]Thân mến gửi các ACE của NCT/TULE:
    ***** Thân mến đón chào đồng hương Kangaroo TLinh,
    Hóa ra ở gần cùng một nước Úc mà bây giờ TL mới biết.

    Cám ơn muôn vàn lời chú sức khoẻ và bình an của Chị TLinh. TL cũng đã có trãi nghiệm qua chương trình Age Care của chính phủ Úc nhưng ngặt một cái là vợ hiền không thích “kẻ lạ mặt”, trai hai hay gái, đàn ông hay đàn bà quanh quẩn trong nhà. Hơn nữa, họ chỉ đến làm việc 2 tuần một lần/1g hay 2g và rất là quọt quoẹt không vừa ý gia chủ cho nên TL đã thông báo không muốn họ giúp thêm.

    Cũng có thử qua các thức ăn kiểu Úc “đông lạnh” mang tới tận nhà nhưng hiền nội từ khước không ăn được.

    Tuy nhiên, rất cảm kích và đa tạ về những điều hướng dẩn chân tìnhn củaTLinh.
    Tình thân,
    NCT/TL
    Chào chú Tư, chào chị Ngô Đồng, Lacduong, Triển hiệp sĩ, Ngọc Hân, Dung và ACE Phố luôn mạnh khoẻ.
    Dạ, đâu có chi, đồng hương chỉ khoảng tuổi con, cháu chú Tư thôi ạ, TLinh cũng đang chăm sóc cho má tuổi 80 khoẻ mà không khoẻ.

    Chú Tư còn chạy đường dài, nếu không có sự trợ giúp thường xuyên e cho sức khoẻ của chú, đuối chú cũng khó chăm cho thím được. Tuy người ta đến dọn dẹp, quẹt quẹt thì giẻ rách cũng đỡ lấm tay ...
    Tuỳ chú Tư muốn mấy tiếng trong ngày, mấy ngày, trả tiền giờ phụ trội đã chiết giảm nên không nhiều. TLinh có dùng y tá của Aged Care đến nhà trong một thời gian để giúp má TLinh.
    Ví dụ người ta đến chú đưa thím đi bộ tập thể dục, nếu thím sợ thì có chú bên cạnh thím sẽ quen dần, .

    Quote Originally Posted by nguyễn công tánh View Post
    Ngoài ra, trong thiên Hồi Ký/ Tập 2, TL đang có ý định giới thiệu WA, nhưng nay việc này Chị TLinh đã làm rồi thì cũng gánh vát được một phần nào cho TL rồi đó, cám ơn, cám ơn.
    Từ miền Nam qua miền Tây Úc cũng 2,700 km đường xa, Tây Úc rộng lớn mênh mông, TLinh bay qua, chỉ đi/ kể một phía dọc biển đó của Tây Úc thôi rồi bỏ ngang lâu rồi chưa xong nên cũng mong đọc hồi ký của chú Tư.
    Vùng Margaret River được mệnh danh là " one of the most unique destinations on Earth" quả không ngoa chút nào.
    Nếu có ngày trở lại Tây Úc, TLinh muốn đi bụi bằng xe 4WD, vượt qua Simpson Desert, đến Kimberley "one of the world's last great wilderness areas."
    Nghe nói phải đi vào mùa lạnh, không là bị luộc trên sa mạc, thời gian cần hơn một tháng vì đường bụi, cát không nhà cửa, vùng outback WA cũng khắc nghiệt lắm.

    Mời Chú Tư xem trong đây lúc rảnh tay nha .
    https://dtphorum.com/pr4/showthread....Th%C3%B9y-Linh
    Last edited by Thùy Linh; 06-04-2022 at 12:53 AM. Reason: typo

  2. #132
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,007
    NU chào chú NCT và tất cả các anh, chị, em.

    Cầu mong chú NCT luôn giữ vững sức khỏe và tinh thần. Có chú bên cạnh chăm sóc, cô chắc có thể sẽ cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm của chú đến đâu. Nhiều khi sự hiện diện chăm sóc của người thân là liều thuốc cho người bệnh.

    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  3. #133
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,219
    Có giờ anh chỉ cần ghé vào phố chút thôi - đánh vài chữ cho bạn hữu biết anh bình an anh Tư nhé - Cầu xin an lành đến anh chị.
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  4. #134
    (Hồi Ký TL /Tiếp theo kỳ trước)

    TL xin chân thành cảm tạ những lởi khuyên nhắn gửi, những đề nghị thiết thực và nhất là những an ủy đầy thân tình của tất cả ACE trên diễn đàn ĐT PHÔ RÙM cũng như của những thân hữu đồng hương khắp bốn phương.

    Hiện giờ thì TL có thể gồng mình và đủ kiên nhẩn để cùng “vượt biển đầy sóng gió bảo táp với hiền nội” nhất là hiền nội vẫn còn chịu nghe lời khuyên nhủ, năng nỉ ỉ ôi của TL mỗi khi cơn mê loạn phát tác rộn ràng khiến thần thánh cũng có thể nổi điên.
    Cám ơn, cám ơn, ngàn lần cám ơn tất cả ACE văn nghệ của TL. Xin tiếp tục cầu nguyện cho hiền nội và cho TL nửa.

    Bây giờ thì TL xin tiếp nối tập Hồi ký II vào những giây phút được hiền nội “thả lỏng” và khởi sự lại bằng một trích đoạn từ một bài viết của Chi Thùy Linh về một vùng đất phía Nam của thủ đô Perth/Tây Úc như sau:

    1/ MỘT VỤ CHÁY RỪNG KINH KHỦNG VÙNG DUNSBOROUH/MARGARET RIVER.

    [IMG]file:///C:/Users/Tanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG] Originally Posted by nguyễn công tánh [IMG]file:///C:/Users/Tanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG]

    Ngoài ra, trong thiên Hồi Ký/ Tập 2, TL đang có ý định giới thiệu WA, nhưng nay việc này Chị TLinh đã làm rồi thì cũng gánh vát được một phần nào cho TL rồi đó, cám ơn, cám ơn.
    Sau khi cho biết vụ cháy rừng kinh khủng nơi vùng Dunsborogh/Margaret River , Chị Thùy Linh viết tiếp:

    Từ miền Nam qua miền Tây Úc cũng 2,700 km đường xa, Tây Úc rộng lớn mênh mông, TLinh bay qua, chỉ đi/ kể một phía dọc biển đó của Tây Úc thôi rồi bỏ ngang lâu rồi chưa xong nên cũng mong đọc hồi ký của chú Tư.Vùng Margaret River được mệnh danh là " one of the most unique destinations on Earth" quả không ngoa chút nào.
    Mời Chú Tư xem trong đây lúc rảnh tay nha .

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....Th%C3%B9y-Linh

    Vùng Margaret Rive mà Chi Thùy Linh đã có dịp đặt chân tới là vùng Margaret River đã rất tân tiến rồi đó: thời TL mới đặt chân đến thủ đô của tiểu bang Tây Úc, vùng này cũng đã biết đến vì nơi nầy là một trong những vùng đất sản xuất rượu nho ngon nổi tiếng của Tây Úc và Chị TH.L cũng có nói tới trận cháy rừng “Bush Fire” khủng khiếp xảy ra vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ở Dunsborough khiến cho gia đinh người thân của Chi Th.L phải chuẩn bị di tản. Chị TL Quote: ” Nghe tin xấu anh chị T&P ngày 11 Jan 2022 phải khẩn cấp di tản khỏi nhà vì lửa cháy đến vùng anh, chị ở Căn nhà ở Dunsborough, trên đỉnh đồi nhìn ra biển đẹp như mơ, nơi TLinh từng đến ở chơi trong mục " Tây Úc xinh đẹp" này, do chị P designed kiểu, kiến trúc sư vẽ, xây rồi họ đem dự thi được đoạt giải kiến trúc năm đó, bây giờ đang có nguy cơ cháy mất .”
    TL cầu xin cho gia đình người thân của Chị Th.L được thoát khỏi tay họa lửa cháy này.

    2/ SƠ LƯỢC : TÂY ÚC VÀO THẬP NIÊN 1980s

    (Còn tiếp)

  5. #135
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,219
    Mong anh luôn khỏe - tinh thần mạnh mẽ - nđ luôn cầu xin thế
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  6. #136
    (tiếp theo kỳ trước)

    2/ SƠ LƯỢC : TÂY ÚC VÀO THẬP NIÊN 1980s

    2.1 TUNG TÂM TIẾP CƯ NHỮNG NGƯỜI MỚI ĐẾN



    Graylands/graylands migrant hostel vâ Nhà ăn trong trung tâm Graylands
    https://www.destinationaustralia.gov...ograph-7455429

    Phi cơ chở TL và một số ít người tị nạn đồng hương đáp xuống phi cảng quốc ngoại của thủ đô Perth/Tây Úc vào một buổi sáng sớm chưa có ánh nắng mặt trời. Nhân viên Sở Di Trú Úc và một vài đồng hương Việt Nam đứng sẵn tại vòng ngoài khu vực “Đến” để chào đón. Rồi tất cả được xe “buýt” của chính quyền di trú Úc đưa thẳng vào trại tạm cư .

    TL được sắp xếp ở chung với ba người đồng hương Việt Nam không có gia đình trong một căn hộ/flat: hai trai thanh niên tên Quang và Phước… cùng với một tráng niên tên là Mạnh chân đi khập khiễng, suýt soát tuổi với TL trong một phòng có 4 giường nệm, chăng, gối, lò điện sưởi ấm và bình nấu nước sôi để trụng mì góí do trại phân phát để tự lo điểm tâm buổi sáng. Ăn trưa và chiều thì lên nhà ăn công cộng.

    Có vài nhân viên của sở Di Trú là người Việt Nam làm trung gian hướng dẩn và giúp lập thủ tục hồ sơ lý lịch hành chánh, mở tài khoản ngân hàng để nhận ngay “tiền thất nghiệp” và làm thẻ “Căn cước” chứng nhận là thường trú nhân của nước Úc.
    Một vài ngày sau, một vài đồng hương Việt Nam “qua trước” vào viếng thăm và biếu cho mỗi người mới nhập trại một ít tiền mặt (20$ Úc kim) để tạm chi dụng nếu được phép ra trại đi dạo phố vào ban ngày và phải trở về trại trước buổi cơm chiều.
    Các hướng dẩn viên người Việt của Sở Di Trú đảm trách dạy tiếng Anh cần yếu và tối thiểu trong khi những người mới tới được khám sức khoẻ và tảo thanh chí, rận, lao phổi, v.v…

    Trong lúc chờ đợi được “tự do” xuất trại tự đi tìm việc làm ngoài đời thì cũng một số đồng hương tới trước vào trại tự nguyện đưa rước đi lễ lạc chúa nhật, hay đi chùa, miếu.. ngoài phố hay mang về nhà riêng để nấu nướng cho ăn những món ăn thuần chất “Mít” như phở, bún bò Huế, bánh xèo… v.v…

    Cũng có những tổ chức Tài Chánh tư nhân vào trại làm thủ tục cho vay tiền trả góp từng tháng không phải trả thêm tiễn lời; mỗi cá nhân được vay khoản $100 Úc kim, để những người mới nhập cư vào Úc có tiền đặt cọc thuê mướn nhà ở hay “share /Chia phòng” với nhiều người khác

    2.2 Bắt đầu cuộc sống mới: bềnh bồng, trôi nỗi, nhọc nhằn nơi vùng đất mới “Thiên đường Úc Châu”.

    Người Việt tị nạn thường bắt đầu cuộc sống tại các Trung tâm tiếp cư (hotstel), được trợ cấp đặc biệt bằng với tiền trợ cấp thất nghiệp, được học Anh văn sơ cấp ngay tại Trung tâm, có nhân viên xã hội giúp đỡ, con cái có xe đưa đón đến tận trường.
    Nhưng ngược lại bà con phải trả đến hơn 1/2 khoản trợ cấp cho việc ăn, ở do Trung tâm cung cấp nhưng lại không hợp khẩu vị, và gò bó trong cuộc sống chung đụng không thoải mái nên ai ai cũng nhanh chóng lo mướn nhà và dọn ra khỏi trung tâm càng sớm càng tốt.

    Trợ cấp cho kiều dân mới tới được trả vào chương mục ngân hàng mỗi 2 tuần một lần.

    Sau khi được sổ lồng khỏi Graylands, TL chia một cái kho nhỏ vừa đủ cho một chiếc giường và một tủ lạnh để chứa thức ăn riêng nhưng nấu nướng dùng cùng chung một nhà bếp và vệ sinh cá nhân thì chì chỉ có một phòng tắm gội và một Toilet sắp hàng đợi tới phiên xa phía sau sân nhà. với giá biểu góp chia phòng là 18$ Aus./ 2 tuần bên trong môt căn nhà trệt số 306 đường Lords, khu Highgate vùng phía Đông thủ phủ Perth, có 3 phòng ngủ đúng nghĩa



    Giá biểu chia phòng gắp đôi hay gắp ba lần so chiếu với phần đóng hóp của TL.

    Trong nhà gồm có: một thiếu nữ trẻ và 2 em trai, gốc Bắc Kỳ ngã 3 Ông Tạ, một đàn ông miền Trung -người đứng tên thuê nhà - với đứa con trai lai (Mỹ/hay Tây?) và một thanh niên còn trẻ cũng gốc miền Trung chiếm đóng phòng khách: người này đang tò vè ve vảng cô thiếu nữ Bắc Kỳ và đã nhường căn phòng ngủ rộng lớn mặt tiền của anh ta cho 3 chị em của cô gái nầy để tình nguyện ra ngũ ở phòng khách: Nam, Trung, Bắc cùng một nhà.

    2.3 Lịch sử Sơ lược Thủ đô Perth và những thành phố ven biển của Tây Úc

    1/ Perth:

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 07-30-2022 at 07:17 AM.

  7. #137
    (tiếp theo kỳ trước)

    1/ Perth:
    Perth của thập niên 1940's, kế đến là của những năm 1981/82 và năm 2012



    1.1Sơ lược Lịch sử Perth

    Thổ dân châu Úc bản địa đã sinh sống tại khu vực Perth trong ít nhất 38.000 năm, được chứng minh bằng di tích khảo cổ tìm thấy được tại vùng thượng nguồn của con sông Swan dài nổi tiếng của Perth chạy dài ra tới một cửa biển của một thành phố “thủ đô cũ” của Tây Úc là Fremantle.. Người thổ dân Noongar chiếm đóng góc tây nam của Tây Úc và sống như những người săn bắt và hái lượm. Những vùng đất ngập nước trên đồng bằng ven biển đặc biệt quan trọng đối với họ, cả về mặt tâm linh (có tính chất thần thoại địa phương) và là nguồn thức ăn chính.

    Người châu Âu đầu tiên chính thức đến Perth, Willem de Vlamingh được miêu tả đang sải bước lên bờ ở rìa sông Swan.

    Nhà hàng hải người Hà Lan, người đã vẽ bản đồ bờ biển Tây Úc, được xuất hiện vào khoảnh khắc chạm trán với 'THÚ VẬT hiếm', Thiên nga đen, người mà ông đặt tên là Sông Swan.

    Hình ảnh dưới đây được mô tả trong Công viên vào khoảnh khắc chạm trán với 'THÚ VẬT hiếm' (Thiên nga đen), người mà sau đó ông ta đặt tên là sông Swan.

    erth được thành lập bởi Thuyền trưởng James Stirling trên đất nước Whadjuk với tư cách là thủ phủ của Thuộc địa sông Swan vào năm 1829.
    Đây là thuộc địa của
    1829: Thành lập Perth

    P người định cư tự do đầu tiên ở Úc được thành lập bởi vốn tư nhân. Từ năm 1850, những kẻ bị kết án bắt đầu đến thuộc địa với số lượng lớn để xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng công cộng khác.

    Sir George Murray, thư gửi thuyền trưởng James Stirling, năm 1828:

    Trong số các nhiệm vụ sớm nhất của bạn sẽ là xác định địa điểm thuận tiện nhất để xây dựng một thị trấn làm trụ sở chính phủ trong tương lai.

    Một phần của Thuộc địa Sông Swan [chi tiết] của Trung úy Robert Dale

    Một phần của Thuộc địa Sông Swan [chi tiết] của Trung úy Robert Dale
    Khám phá bờ biển phía tây

    Những người thổ dân đã sống ở phía tây nam của Tây Úc trong ít nhất 47.000 năm. Trước khi người châu Âu đến, có khoảng 6000 đến 10.000 người Noongar sinh sống trong khu vực này.

    Vào tháng 10 năm 1616, Dirk Hartog, tại Eendracht , một con tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie, hay VOC), trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển phía tây của Australia.

    Trong hơn hai thế kỷ sau đó, các nhà hàng hải Hà Lan, Anh và Pháp đã khám phá và lập bản đồ bờ biển phía tây. Tuy nhiên, không có khu định cư châu Âu nào được thành lập ở phía tây, vì vùng đất này được coi là khắc nghiệt, có ít tiềm năng kinh tế.

    Chỉ đến khi Pháp tăng cường thăm dò trong khu vực gợi ý cho Anh rằng Pháp có thể cố gắng thiết lập một thuộc địa ở phía tây thì Anh mới cảm thấy bị thôi thúc phải hành động.

    Thuyền trưởng James Stirling Tuyên bố miền tây Úc cho Anh.

    Vào ngày 25 tháng 12 năm 1826 Thiếu tá Edmund Lockyer, trong đội quân Amity , đã thành lập một tiền đồn quân sự tại King George Sound (nay là Albany), được người dân địa phương ở Menang Noongar gọi là Kinjarling 'nơi của mưa'.

    Lockyer đã được Thống đốc Ralph Darling phái đi từ Sydney. Vài tháng sau, ông ta cũng phái Thuyền trưởng James Stirling, chỉ huy của Thành công , đi tái thám vùng sông Swan để tìm địa điểm định cư.

    Stirling, cùng với Charles Fraser, nhà thực vật học thuộc địa của New South Wales, đến Đảo Rottnest vào ngày 5 tháng 3 năm 1827.

    Khám phá đầu tiên

    Lên đường ba ngày sau đó, Stirling và nhóm của đương sự đã đi khoảng 54 km ngược lên sông Swan, đánh giá vùng đất về mức độ phù hợp cho nông nghiệp và định cư.

    Khi Stirling quay trở lại Sydney, anh đã báo cáo những phát hiện của mình với Thống đốc Darling. Ông nhiệt tình mô tả những giá trị chiến lược của một thuộc địa tại Swan River, trong khi Fraser ca ngợi vùng đất trù phú của khu vực, dựa trên quan sát của ông về màu xanh của thảm thực vật và chiều cao của cây cối.

    Thuộc địa của những người định cư tự do

    Bất chấp báo cáo rực rỡ của Stirling, được Darling tán thành, các nhà quản lý thuộc địa ở Anh ban đầu từ chối đề xuất này, gây khó dễ cho việc thiết lập một thuộc địa mới.

    Stirling, người đã trở lại Anh một thời gian ngắn và có tham vọng cai quản thuộc địa mới, lập luận rằng gánh nặng tài chính đối với chính phủ có thể được hạn chế nếu Swan River được thành lập như một khu định cư tự do được tài trợ bởi vốn tư nhân.

    Những nỗ lực của Stirling để thuyết phục chính phủ đã được giúp đỡ bởi những bài báo nhiệt tình trên báo chí London (một số được Stirling đưa tin). Những báo cáo này đã thúc đẩy sự quan tâm đến thuộc địa tiềm năng, đặc biệt là trong số những người Anh mong muốn bắt đầu cuộc sống mới ở Úc mà không bị vấy bẩn bởi thuộc địa của tội phạm New South Wales.
    Các nhà đầu tư cũng bị thu hút bởi triển vọng của những vùng đất mới. Nổi bật nhất trong số này là Thomas Peel, em họ của Bộ trưởng Nội vụ và sau này là Thủ tướng Robert Peel.


    Chính phủ ngập trong những lá thư từ những người sẽ di cư và cuối cùng đã đồng ý thành lập Thuộc địa sông Swan với hiểu rằng nó sẽ nhận được nguồn tài trợ công tối thiểu, điều đó có nghĩa là không có người bị kết án nào được gửi đến cung cấp lao động.

    Những người định cư tương lai đã được cảnh báo rằng việc di cư sẽ phải chịu rủi ro và chi phí của riêng họ, và họ sẽ phải phát triển vùng đất mà họ được cấp để có được quyền sở hữu nó.

    Thomas Peel đã nhận được cam kết tài trợ 500.000 mẫu Anh nếu anh ta hạ cánh thành công 400 người định cư vào ngày 1 tháng 11 năm 1829. Trong trường hợp này, Peel đến sau ngày này và với số lượng người định cư ít hơn đã hứa. Thuộc địa tư nhân của anh ta bị bủa vây với nhiều vấn đề và dẫn đến thất bại ở London. Mức trợ cấp đất đai của Peel đã giảm xuống còn 250.000 mẫu Anh.

    Hội đồng lập pháp Tây Úc, 1832 và việc Thành lập Perth



    Vào ngày 2 tháng 5 năm 1829, thuyền trưởng Charles Fremantle, chỉ huy của tàu Challenger , đã giương cao lá cờ Anh và tuyên bố chủ quyền bờ biển phía tây của Australia cho Anh.
    Ngay sau đó, những người định cư trên sông Swan đầu tiên đã đến khu Parmelia ....

    Việc thực dân hóa đất nước Whadjuk bắt đầu bằng việc đọc một tuyên ngôn chính thức tại Garden Island vào ngày 18 tháng 6, phong James Stirling làm trung tá thống đốc.

    Stirling sớm nhận ra rằng đất ở bờ biển không phù hợp với nông nghiệp.

    Ông quyết định thành lập hai thị trấn trong khu định cư mới: một thương cảng ở Fremantle và một thủ đô - mà ông đặt tên là Perth theo tên thành phố Scotland - cách sông Swan khoảng 19 km. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1829, một nhóm lớn đã đi xuyên qua bụi rậm để đặt viên đá nền móng cho Perth. Không tìm thấy bất kỳ viên đá thích hợp nào 'tiếp giáp với mục đích của chúng tôi', bà Helena Dance, người phụ nữ duy nhất trong nhóm, đánh dấu cơ hội bằng cách chặt cây bằng rìu.



    Thuộc địa sông SwanTìm ra Perth (1829) Tranh vẽ của George Pitt Morison

    Vào đầu tháng 9, Tổng giám sát viên, John Roe, đã bố trí đường xá, không gian công cộng và các lô đất xây dựng của Perth trong khu đất rộng ba dặm vuông dành cho thị trấn, và những lô đất đầu tiên đã được giao cho những người định cư.

    Những cuộc đấu tranh ban đầu

    Sự quan tâm mạnh mẽ đến Thuộc địa sông Swan ở Anh đã dẫn đến một lượng lớn người nộp đơn xin di cư. Điều này tạo ra khó khăn cho Stirling, vì 25 con tàu chở đầy những người định cư đã đến trong vòng sáu tháng đầu tiên của thuộc địa.
    Cuộc sống ở thuộc địa vào đầu những năm 1830 rất bấp bênh và Stirling cảm thấy một số người di cư không chuẩn bị cho những khó khăn của cuộc sống tiên phong.

    Perth, 1830:

    Thuyền trưởng James Stirling, trên tàu Parmelia, nói rằng Perth "đẹp như bất kỳ thứ gì mà tôi từng chứng kiến".
    Nhiều người trong số những người định cư đã đến không bao giờ được rời khỏi một trạng thái an toàn và yên tĩnh của cuộc sống… Tôi tha thiết yêu cầu rằng trong một vài năm, những người bất lực và kém hiệu quả có thể được giữ lại khỏi Khu định cư.

    Mất mùa có nghĩa là nguồn cung cấp phải được vận chuyển từ Sydney và Van Diemen's Land, và có rất ít tiền mặt trong nền kinh tế vì hệ thống cấp đất đã khuyến khích người định cư mang theo hàng hóa thay vì tiền.

    Tin đồn về sự thất bại của thuộc địa và những người định cư chết đói bắt đầu lan truyền, điều này làm chậm quá trình nhập cư.

    (Còn tiếp)






  8. #138
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,068
    Quote Originally Posted by nguyễn công tánh View Post
    (Hồi Ký TL /Tiếp theo kỳ trước)

    TL xin chân thành cảm tạ những lởi khuyên nhắn gửi, những đề nghị thiết thực và nhất là những an ủy đầy thân tình của tất cả ACE trên diễn đàn ĐT PHÔ RÙM cũng như của những thân hữu đồng hương khắp bốn phương.

    Hiện giờ thì TL có thể gồng mình và đủ kiên nhẩn để cùng “vượt biển đầy sóng gió bảo táp với hiền nội” nhất là hiền nội vẫn còn chịu nghe lời khuyên nhủ, năng nỉ ỉ ôi của TL mỗi khi cơn mê loạn phát tác rộn ràng khiến thần thánh cũng có thể nổi điên.
    Cám ơn, cám ơn, ngàn lần cám ơn tất cả ACE văn nghệ của TL. Xin tiếp tục cầu nguyện cho hiền nội và cho TL nửa.

    Bây giờ thì TL xin tiếp nối tập Hồi ký II vào những giây phút được hiền nội “thả lỏng” và khởi sự lại bằng một trích đoạn từ một bài viết của Chi Thùy Linh về một vùng đất phía Nam của thủ đô Perth/Tây Úc như sau:

    1/ MỘT VỤ CHÁY RỪNG KINH KHỦNG VÙNG DUNSBOROUH/MARGARET RIVER.

    [IMG]file:///C:/Users/Tanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG] Originally Posted by nguyễn công tánh [IMG]file:///C:/Users/Tanh/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG]

    Ngoài ra, trong thiên Hồi Ký/ Tập 2, TL đang có ý định giới thiệu WA, nhưng nay việc này Chị TLinh đã làm rồi thì cũng gánh vát được một phần nào cho TL rồi đó, cám ơn, cám ơn.

    Sau khi cho biết vụ cháy rừng kinh khủng nơi vùng Dunsborogh/Margaret River , Chị Thùy Linh viết tiếp:

    Từ miền Nam qua miền Tây Úc cũng 2,700 km đường xa, Tây Úc rộng lớn mênh mông, TLinh bay qua, chỉ đi/ kể một phía dọc biển đó của Tây Úc thôi rồi bỏ ngang lâu rồi chưa xong nên cũng mong đọc hồi ký của chú Tư.Vùng Margaret River được mệnh danh là " one of the most unique destinations on Earth" quả không ngoa chút nào.
    Mời Chú Tư xem trong đây lúc rảnh tay nha .


    https://dtphorum.com/pr4/showthread....Th%C3%B9y-Linh

    Vùng Margaret Rive mà Chi Thùy Linh đã có dịp đặt chân tới là vùng Margaret River đã rất tân tiến rồi đó: thời TL mới đặt chân đến thủ đô của tiểu bang Tây Úc, vùng này cũng đã biết đến vì nơi nầy là một trong những vùng đất sản xuất rượu nho ngon nổi tiếng của Tây Úc và Chị TH.L cũng có nói tới trận cháy rừng “Bush Fire” khủng khiếp xảy ra vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ở Dunsborough khiến cho gia đinh người thân của Chi Th.L phải chuẩn bị di tản. Chị TL Quote: ” Nghe tin xấu anh chị T&P ngày 11 Jan 2022 phải khẩn cấp di tản khỏi nhà vì lửa cháy đến vùng anh, chị ở Căn nhà ở Dunsborough, trên đỉnh đồi nhìn ra biển đẹp như mơ, nơi TLinh từng đến ở chơi trong mục " Tây Úc xinh đẹp" này, do chị P designed kiểu, kiến trúc sư vẽ, xây rồi họ đem dự thi được đoạt giải kiến trúc năm đó, bây giờ đang có nguy cơ cháy mất .”
    TL cầu xin cho gia đình người thân của Chị Th.L được thoát khỏi tay họa lửa cháy này.
    Dạ, Thuỳ chúc chú thím Tư luôn khoẻ, vạn an, thấy chú vào là biết thím ngủ yên cho chú cầm bút, cảm ơn chú bài tiếng Việt chi tiết.
    Ai đã từng đến Tây Úc sẽ yêu vùng đất trù phú, cảnh xinh đẹp và những gì đặc thù không hề có ở bất cứ đâu trên thế giới .

    Lúc Thuỳ viết đoạn đó là lúc gia đình chị bạn theo dòng người di tản,
    hai ngày sau nghe tin lửa đã được ngăn, nhà chị bạn ở Dunsborough/ Margaret River rất may bình yên, khu đất bush chung quanh nhà gần 4 acres,có cháy mất hơn một ace thôi.
    Da đúng là vùng Margaret River có nhiều wineries, Thuỳ cũng có ghé vài nơi, có chỗ nuôi nai bán thịt nữa.

    Sau khi Thuỳ rời Margaret River đoạn đường đến Albany 2.5 hours đi qua những thị trấn cổ miền quê dọc biển Nam Thái Bình Dương, tuyệt vời, có khác với phía Tây Úc giáp với biển Ấn Độ Dương
    Ghé Misery Beach khi nghe câu chuyện về bãi biễn này và tại sao đặt tên là Misery Beach ...
    vừa qua được tặng "Australia's Best Beach" for 2022 by Tourism Australia." This remote beach sits 400 kilometers (nearly 250 miles) south of WA's capital, Perth, near the pretty oceanside center of Albany.
    (theo báo CNN Travel)

    Một buổi chiều mù sương, Thuỳ đến Augusta Tây Úc nơi biển Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương gặp nhau ...
    Đèn Hải đăng này cao nhất trên đất nuớc Australia .



  9. #139
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    Dạ, Thuỳ chúc chú thím Tư luôn khoẻ, vạn an, thấy chú vào là biết thím ngủ yên cho chú cầm bút, cảm ơn chú bài tiếng Việt chi tiết.
    Ai đã từng đến Tây Úc sẽ yêu vùng đất trù phú, cảnh xinh đẹp và những gì đặc thù không hề có ở bất cứ đâu trên thế giới

    .........
    Sau khi Thuỳ rời Margaret River đoạn đường đến Albany 2.5 hours đi qua những thị trấn cổ miền quê dọc biển Nam Thái Bình Dương, tuyệt vời, có khác với phía Tây Úc giáp với biển Ấn Độ Dương
    Ghé Misery Beach khi nghe câu chuyện về bãi biễn này và tại sao đặt tên là Misery Beach ...
    vừa qua được tặng "Australia's Best Beach" for 2022 by Tourism Australia." This remote beach sits 400 kilometers (nearly 250 miles) south of WA's capital, Perth, near the pretty oceanside center of Albany.
    (theo báo CNN Travel)

    Một buổi chiều mù sương, Thuỳ đến Augusta Tây Úc nơi biển Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương gặp nhau ...
    Đèn Hải đăng này cao nhất trên đất nuớc Australia .


    Thưa các ACE của DT Phố Rùm,

    Đúng như những gì chị Th.Linh viết, Tây Úc rộng lớn, giàu có, dân tình hiền hậu, cảnh trí muôn màu muôn vẽ ít có nơi trên thế giới so sánh kịp. Cho nên bây gờ TL có vẽ hưu vẽ vượn thêm cho Perth và Tây Úc thì cũng sẽ làm mất thời giờ của các ACE mà thôi: chỉ cần ACE sang đây thì lú́c đó nếu TL còn sổ́mg sót thì TL xin hứa sẽ tình nguyện đưa các ACE đi ngao du khắp miên Tây Úc cho dù lúc đó TL chỉ còn có thể bò lế́t chống gậy vì tuổi già sức lực đã khô cạn mất hết xương cốt "Xí quách" rồi.

    Vậy thì TL xin quay trở lại từ cuộc sống khởi đầu của TL rồi sum hợp gia đình với hiền nội và hai đứa con gái của TL tại Tây Úc. Con trai lớn của gia ̣đình TL thì bị "người ta" giữ lại chờ đi làm nghĩa vụ quân sự tuy nhiên nếu lúc đó TL có được một hay hai "cây " chìa ra cho họ thi con trai cũng đã sang cùng một lúc với mẹ và hai đưa em gái của nó: Lúc bấy giờ TL mang tiếng ở ngoại quốc nhưng vẫn còn nghèo sặt máu có chó được đâu ra một hai chi vàng chứ nói chi tới một hai cây? Thật đau khổ !!!

    Khi vợ con chưa qua, tình hình "kinh tế của TL như sau:

    -Ăn trợ cấp xã hội của nhà nước vừa đủ để sinh sống ăn uống, và chung đụng tiền thuê nhà với ba bốn đồng hương khác.

    -Đi làm chui hay làm lậu đủ nghề tư quét dọn, hốt rác, rửa cầu vệ sinh, nhổ ca rốt, cắt nho làm rượu, lặt nho TÂY srawberry , thu hoạch dưa hấu, chất chứa rơm khô cho các nông trại.... nhưng chưa đến mức phải làm "trai gọi hay đứng đường ngoắc nguẩy" khách đi tìm thú vui xác thịt.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-27-2022 at 07:29 AM.

  10. #140
    (Tiếp theo kỳ trước)

    GIAI ĐOẠN 2: THỢ IN BẤT ĐẮC DỈ (UNWILLINGNESS PRINTER)

    - Thắt lưng buột bụng để học thi lái xe rổi mua trả góp một chiếc cũ second hand gần 800 đô la Úc kim, đóng tiền bảo hiểm hai chiều và bảo hiểm cảnh sát trả làm nhiều kỳ hạn.
    - Lái xe chạy quanh các vùng lân cận thành phố Perth để tìm việc lảm rồi đụng xe: xe móp méo không còn có thể tu sửa nhưng may mắn thoát chết, còn nữ nhân lái chiếc xe đụng đầu với xe cùa TL thì ngồi bệt trên lề đường hai tay ôm ngọc, miệng thở hổn hển để hớp không khí tưởng như sắp về chầu trời trong khi chờ xe cấp cứu chở vào bệnh viện: nhờ có bảo hiểm thiệt hại hai chiều của một công ty bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm nhân mạng đệ tam nhân của cảnh sát giao thông TL thoát nạn đền bù thương tật cho nữ nhân lái chiếc xe kia và cả hai chiếc xe hư hại trong cuộc đụng xe này do hảng bảo hiểm hai chiều của TL thanh toán.
    - Lại mua một xe cũ khác mang nhãn hiệu “Ford Capri” sơn màu đỏ da cam.


    https://www.bing.com/images/search?v...t=0&ajaxserp=0
    https://hosting.photobucket.com/imag...ford_capri.jpg

    - Từ đó mỗi khi đi làm chui thì TL tự lái xe tới địa điểm, không còn phải đi nhờ xe cũa cai thầu- cùng là đồng hương- phải trả chi phi xăng dầu cho mỗi chuyến được chở đi làm chui.

    - Khi không có việc làm chui thì TL lại đọc báo để rồi lái xe chạy lanh quanh tìm việc ở những địa chỉ theo lời rao truyền thuê mướn nhân công đăng trên báo: Một công ty in ấn lớn ở ven biên phía Tây thủ đô Perth đang cần tuyển chọn thợ đứng máy in và sẽ được huấn luyện để chạy các loại máy in hiện đại của công ty nếu ứng viên trước đây đã có kinh nghiệm trong lãnh vực in ấn. Ngay buổi sáng sớm hôm sau, chưa tới giờ làm việc, khi TL lái xe tới địa điểm của công ty nhà in đó thì lố nhố trước sân cỏ công ty đã có hơn chục người đứng chờ mở cửa để vào điền đơn xin phỏng vấn trực tiếp ngay ngày hôm đó: đa số người đứng chờ là tóc đen da vàng chỉ có một người là da đen và một da trắng. Sau khi tìm chỗ đậu xe, TL lửng thững đến sân cỏ nở nụ cười chào hỏi thân thiện nhưng chỉ được đáp trả bằng những ánh mắt thù địch khiến TL bẽ bàng đi ra một chỗ xa xa đứng đợi tới phiên ghi tên họ vào một bản ghi tên ứng viên đặt sẵn trên một chiếc bàn nhỏ trong tiền đình của công ty. Số thứ tự ghi danh của TL là số 14. Cho tới giờ nghĩ trưa, chỉ mới có được phân nửa số dự tuyển; những người còn lại đều ra xe mình lấy thức ăn mang theo để ăn và nghĩ trưa. TL không có mang theo thức ăn như họ cho nên đành nhắm mắt nhịn đói, nhịn khát để tiếp tục chờ tới phiên vào sát hạch.

    Khi TL bước và phòng sát hạch thì đã gần bốn giờ chiều. Người ngồi ghế sát hạch là một “ông Tây rặc giống, tóc không vàng nhưng quăng đen: ông ta có thể là gốc Ý hay Tây Ban Nha.” Không cần chào đón hay lịch sợ mời ngồi, sau khi giới thiệu là Giám Đốc Điều Hành ông ta vào ngay cuộc sát hạch:

    - “Anh tên gì? Họ gi? Gốc gác từ đâu tới? Bao nhiêu tuổi ?

    - “Thưa Ông tôi họ Nguyễn, tên là Tư Lé. Sinh quán từ miền Nam nước Việt Nam mà trước 30/04/1975 được thế giới gọi là VNCH. Tôi sinh ngày….tháng….năm 19….”

    -“Trước khi tới Úc, nghề nghiệp của anh là gì?”

    TL bấm gan khai láo:

    “- Dạ thưa, làm thợ in…”

    Gật gù cái đầu tóc quăng vài cái, ông ta hỏi tiếp:

    “- In cái gì?

    TL lẩm bẫm trong đầu: "Bỏ cha rồi ! In cái mẹ gì đây ? ! ..."


    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-15-2022 at 06:40 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:27 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh