Register
Page 15 of 19 FirstFirst ... 51314151617 ... LastLast
Results 141 to 150 of 189
  1. #141
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Nhìn thấy TL bị lấn cấn vì câu hỏi, ông ta lặp lại:

    “- Anh chuyên môn in gì? Báo chí, thiệp cưới, danh thiếp, sách truyện hay những mẫu giấy tờ thương mãi hay công nghiệp…v.v…? Anh là thợ in sao nói tiếng Anh khá quá vậy? Học ở đây hay học lúc còn ở VN?”

    TL tiếp tục khai báo láo và lập lờ lập lững:

    “- Dạ tôi tốt nghiệp trường kỹ thuật in ấn ở VN, còn Anh văn tôi mới học từ khi qua Úc đến nay…Nhờ tôi có căn bản tiếng Pháp cho nên tiếp thu tiếng Anh khá và nhanh hơn những người khác ….

    “- Anh có thể nói rõ anh chuyên in những thứ gi được không ?...”
    “- Da…dạ…Tôi chuyên chạy máy in Giấy Số Kiến Thiết Quốc Gia của VNCH trước 30/04/1975 ….”

    “- Giấy số là Lottery phải không?”

    “- Dạ phải. Chúng được in và đóng thành từng tập một để rao bán cho dân chúng…”

    “- Hình thức những vé số đó ra sao? “

    “- Chúng có hình chữ nhật và được in nhiều cảnh trí màu mè cho mỗi kỳ phát hành…Gần giống như những tấm Chi Phiếu Ngân Hàng ….”

    Tự nhiên đôi mắt của người sát hách trợn lớn ra nhìn TL một hồi rồi thò tay vào hộc bàn viết lôi ra một tập Chi Phiếu Ngân Hàng , trao cho TL rồi hỏi:

    “- Có giống như cái này không?

    https://hosting.photobucket.com/imag...ANK_CHEQUE.jpg
    \ttps://th.bing.com/th/id/R.91f60ca57bfaba2a95f16bb927647a2b?rik=bDt8O00M42L t1A&riu=http%3a%2f%2fwww.statusint.com%2febayYi%2f 730956-5.jpg&ehk=1HNIb4PjvrcSPNOVpfb3gaL45kcBaHSnWXUoP6Zg 5fw%3d&risl=&pid=ImgRaw&r=0


    https://th.bing.com/th/id/R.91f60ca5...pid=ImgRaw&r=0

    TL trả lời liền miệng:

    “-Chúng tương tựa như thế, nhưng rộng hơn, ngắn hơn và có nhiều màu sắc hơn tập giấy này….”

    Bắt đầu có ánh mắt thân thiện hơn, ông ta hỏi tiếp:

    - “Anh chạy máy in kiểu nào? Máy in bàn dập hay máy in hình óng trụ?

    Bỏ cha rồi ! “Dập, với trụ” là cái con mẹ gì? Thôi thì lở nói láo thì cho nó tới luôn:

    - “Dạ thưa…Thưa …Cả hai thứ…!

    Mắt ông ta sáng rở:


    - “Vậy tốt lắm !….Chừng nào Anh có thể nhận việc?

    Tai TL thoảng nghe như có tiếng kèn thổi loa của thiên thần hộ thủ rền vang khắp nơi như để ăn mừng chào đón mình và trong cơn mừng rỡ tột cùng, TL hớt ha hớt hãi trả lời ngay không cần suy xét, so đo:

    -“ Dạ thưa ngay hôm nay !...”

    Ông ta đứng dậy vừa cười vừa bắt tay TL, giọng gần gũi rộng lượng:

    -“ Chúc mừng…Chúc mừng…Anh được Công Ty của chúng tôi tuyển chọn. Nhưng hôm nay thì trời đã xế chiều rồi…Anh cứ về nhà, một vài hôm nữa sẽ có thư gửi cho Anh để chính thức thông báo và ấn định ngày nhận việc….”

    TL buông hai bàn tay của mình đang ôm ghì bàn tay to lớn cứng cáp của người Giám Đốc và cuối đầu lia lịa thốt lời cảm tạ biết ơn. Ông ta ra phía trước bàn ôm vai và dìu TL rời khỏ phòng phỏng vấn.
    '
    "Lạy chúa tôi…Con đã nói láo, lừa dối nhưng xin tha tội cho con chỉ vì con muốn có công ăn việc làm chính thức lương thiện để không còn phải đi làm lậu, làm chui trốn thuế nhà nước…"


    Và TL đã gụt đầu trên tay lái, nước mắt tuông rơi khá lâu trước khi cho xe rồ máy đi về nhà mình.


    GIAI ĐOẠN 3:
    Vững tay nghề và tiêu xài phung phí:

    (Còn tiếp)



  2. #142
    (Tiếp theo kỳ trước)

    GIAI ĐOẠN 3

    1- Vững tay nghề và tiêu xài phung phí:

    Sau thời gian luân phiên thực tập gần 2 tháng đứng máy chung với một thợ in chuyên nghiệp người Úc da trắng gốc Ý hoặc với một cai thợ giám sát, TL bắt đầu đảm trách chạy máy in một mình và chỉ khi nào qặp trục trặc về máy móc hay kỹ thuật in ấn thì mới có thể cầu cứu cai thợ trong phiên tiếp cứu ( có 2 phiên: phiên ngày từ 08.00G sáng đến 17G.30 chiều và phiên đêm từ 6.G chiểu đến 03G sáng ngày hôm sau.) Đã nhiều lần được các cai thợ khen ngợi kể cả Giăm đốc cũng có một đôi lần tới đứng cạnh quan sát và cổ súy.

    - Bắt đầu hút thuốc nhiều, nhậu nhẹt lai rai, nhảy đầm mỗi ngày cuối tuần.


    - Thùng quà gửi về VN cho vợ con vẫn lưa thưa, chưa nặng kí và giá trị mà cũng chưa mấy khả quan hơn ngày trước khi còn đi làm lậu, làm chui.

    2- Thực hiện giấc mơ làm tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt Nam ở Tây Úc: 1986

    - Thuê mướn một căn phòng nhỏ 4mét x 5 mét = 20.m2 mặt tiền trên đường Brisbane/ North Bridge WA để làm toà soạn viết lách và phát hành tờ báo sau khi tìm mua một loại máy in nhỏ lỗi thời để trưng bày làm kiểng nhằm câu khách hàng đồng hương và kiều dân Á châu đến đặt in những mẩu hàng nhỏ như danh thiếp, thiệp cưới hỏi, thực đơn…v.v…: TL nhận đặt hàng, ra kiểu mẩu theo ý muốn của khách hàng rồi đưa đến một tiêm in thương mải của người Úc ở Perth thực hiện và TL đứng giữa ăn chặn tiền đầu (20 hoặc 30%. Làm ăn gọi là ma giáo như thế nhưng nếu không được suôn sẻ thì cũng phải moi tiền túi ra mướn in đi in lại nhiều lần cho vừa lòng và đúng theo đòi hỏi của khách hàng: tháng đó TL kể như húp cháo rùa, phải bớt thuốc lá, nhịn rượu bia, ngưng đi nhảy đầm mỗi cuối tuần….)
    - Mỗi ngày khi hết phiên làm việc từ công ty in ấn TL liền lái xe chạy thẳng về hiệu tiệm của mình để mở cửa hàng “tiệm in dởm, trá hình” và cũng là nơi ngồi viết lách chuẩn bị cho tờ nguyệt san đầu tiên bằng tiếng Việt ở tiểu bang Tây Úc. Hiệu tiệm in của TL là 5T & L ( 5 chữ T và 1 chữ L: tên của TL và tên của 4 đứa con đều khởi đầu bằng chữ T và tên của hiền nội khởi đầu bằng chữ L). Còn tên của tờ Nguyệt San sẽ là Thời Báo - The Vietnamese TIMES.

    3- Đứng núi này, trông núi nọ

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-27-2022 at 06:08 AM.

  3. #143
    (Tiếp theo kỳ trước)

    3- Đứng núi này, trông núi nọ

    Sau hơn một tháng tập sự và 6 tháng đứng điều khiển máy in một mình, TL đã thấy vững tay nghề và lương tài cũng khắm khá hơn nhiều so với tiền an sinh thất nghiệp của chính phủ Úc trợ cấp nhưng vì ôm đồm nhiều thứ quá cho nên vẫn tiếp tục thiếu trước hụt sau: chi phí trả góp máy photocopy, nợ trả góp mua xe, tiền bảo hiểm xe, bảo hiểm nhân mạng đệ tam nhân của Cảnh sát khi có tai nạn đụng xe gây thương tích hay tử vong, tiền thuê mặt bằng trên đường Brisbane/North-Bridge để “mở nhà in trá hình” và cũng là tòa soạn cho tờ nguyệt san Thời Báo, tiền share phòng cư ngụ, điện, nước ở đường Lord, tiền bia, tiền thuốc lá Peter Jackson (mỗi ngày gần hết một bao!), phòng trà, nhảy đầm…

    Lương tiền của một thợ in và lợi tức thu nhập từ nhà in dởm của TL không đủ để trang trải nợ nầng tứ phía, cần phải có một công việc phụ làm thêm hay tìm cách đi làm chui hoặc tìm một công việc khác lương tiền gắp rưởi, gắp hai, nghề thợ in hiện tại của mình.
    Bắt đầu đọc báo hằng ngày và báo quảng cáo cuối tuần để tìm một công việc khác, việc gì cũng được miễn sao lương tiền khá hơn việc làm thợ in hiện tại của TL. Không bao lâu, TL tìm thấy một thông cáo nơi mục tìm việc:

    Tịệm in gia đình cần thợ in giấy nhãn dán keo Sticker Labels, lương hậu, sẽ được huấn nghệ có hưởng lương …”

    TL tìm đến tiệm in để dò hỏi và ngõ ý xin thử việc. Ít ngày sau, đích thân chủ tiệm in này đến phỏng vấn mặt đối mặt với TL tại căn phòng ngủ chật chội của TL ở đường Lord. Trời, Phật ơi ! TL được ban cho công việc mới mẻ này, sẽ được hưởng lương ngay trong giai đoạn huấn nghệ, lương tiền hơn gắp rưởi, ngoài sự mơ ước của TL.

    Chưa đầy một tháng huấn nghệ, TL được giao cho đứng máy một mình và vợ chồng chủ tiệm “Label Maker” luôn luôn tận tình hướng dẩn từng chi tiết kỹ thuật ứng dụng cho loại in ấn này.

    Nơi tiệm in nhãn dán keo này, ngoài TL ra còn có một tay thợ khác người Trung Đông, chuyên in các loại nhãn hiệu cho các tiệm may cắt khâu trên cổ áo sơ mi/ chemise hay lưng quần mới may của khách hàng.

    Máy in do TL đãm nhiệm là một máy lớn in bằng một óng trụ quay lăng 180 độ cho một lần in, phối hợp đồng bộ với một mâm dao cắt tạo hình dáng cho miếng giấy nhãn dán vừa mới được kéo qua khỏi óng trụ in quay lăng.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-29-2022 at 04:08 PM.

  4. #144
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Và cũng kể từ đây,nơi hiệu nhà in dởm của mình, TL lại nhận thêm khách hàng muốn in các loại giấy nhãn dán keo Sticker Labels đặc biệt là khách hàng người đồng hương Việt Nam và khách hàng Á Châu.


    GIAI ĐOẠN 5


    KHỞI ĐIỂM CHO MỘT SỐ PHẬN HẪM HIU. (THÁNG 02/1987)


    Vào thời điểm nầy, TL được làm quen với chủ nhà hàng Việt Nam Ly Tao cách trụ sở toà soạn và nhà in dởm của TL vài ba căn phố cùng nằm trên đường Brisbane. Và chính tại nơi quán ăn Việt Nam này mà TL cũng làm quen với một người đàn ông trung niên Mã Lai/Gốc người Hoa tên R.T. (R. T), giám đốc điều hành một nhà hàng-khách sạn lớn trên bờ phía Nam sông Swan. Anh ta đến tiệm in của TL để đặt in lại bản thực đơn của nhà hàng do anh ta làm quản lý và đó là khởi điểm cho số phận hẳm hiu của TL: anh ta có vẽ thích thú với nghề in ấn nhất là khi nghe TL “nổ” về mối lợi lộc mà nghề in đang mang đến cho mình. TL nói thẳng cho anh ta rõ : tiệm in của TL là “HỮU DANH, VÔ THỰC” và chỉ là trung gian ăn hoa hồng từ các tiệm in khác- đặc biệt là đối với những loại sản phẩm giấy nhãn dán keo Sticker Labels phát hành tại nơi tiệm in TL đang làm việc chứ không phải là do một mình đích thân TL tạo tác và sản xuất.


    - “Anh có biết hết về kỹ thuật và những công đoạn in ấn về loại sản phẩm giấy nhãn dán keo Sticker Label nầy?.” – R.T hỏi.


    Được dịp,TL lại huênh hoang:


    - “Với sự thương mến như người thân trong cùng một gia đình, hai vợ chồng chủ tiệm in đã tận tâm đã hướng và truyền đạt tất cả mọi thứ cho nên có thể nói TL là một trong số hiếm hoi những thợ giỏi chuyên đứng máy in Stiker Labels của thành phố Perth ….”


    -" Công trình sản xuất của loại in ấn nầo như thế nào, Anh Tư co thể mô tả sơ qua được không?”


    - “ Đã giỏi như vậy tại sao Anh Tư lại không mở tiệm làm chủ một mình ?”


    - “Vì thiếu nhân lực và nhất là không có vốn liếng tiền bạc để mua sắm dụng cụ máy móc, vật liệu …”


    - “ Cần bao nhiêu nhân lực ? Loại dụng cụ gì? Vật liệu, máy móc gì?”


    - “ Nhân lực: Tối thiểu là 03 người: - 01 thợ in sẽ do TL đảm trách phần chuẩn bị kỹ thuật và công đoạn in ấn,- 01 thư ký tiếp khách hàng tại tiệm in, hành chánh, sổ sách kế toán – 01 ngoại vụ chuyên lo công tác giới thiệu, chiêu hàng và dụ khách. Máy móc: 01 máy in loại trung bình dùng cho khỗ giấy in có chiều ngang rộng tối đa 40x40/ cm2. Vật liệu in ấn gồm có: nhiều loại giấy dán keo trắng cắt quấn thành cuộn lớn nhỏ, mực in, vật liệu tẩy rữa máy in, máy điều hoà không khí cho khu vực đặt máy in, quảng cáo tiệm in trên các mặt báo, giấy phép hành nghề, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp v.v…”


    R.T chăm chú lắng nghe TL kê khai tự sư, thỉnh thoảng đầu gật gù với đôi kính cận nhìn thẳng, mắt chạm mắt với TL. Khi TL ngưng kể lễ, anh ta liền cất tiếng hỏi, thái độ thành khẩn, thân thiện:


    - “Anh Tư có ý định mở một tiệm in giống như chỗ anh Tư đang làm công cho người ta không…?


    TL lắc đầu:


    - “ Bản thân sinh sống hằng ngày vẫn còn lận đận lao đao, bá vơ bá vất, vợ con ở VN trông chờ tiếp tế từng tháng… Moi tiền đâu ra để đua đòi tranh đua nọ kia?”


    - “ Hỏi thật anh Tư nghe… Nếu có người đứng ra đề nghị hợp tác , và anh Tư chỉ cần đảm trách phần vụ kỹ thuật và in ấn sản xuất, còn mọi chuyện khác thì anh Tư khỏi lo … Sau khi trừ hết các khoảng chi phí và đã lấy lại sở phí mua sắm máy móc dụng cụ vào lúc khởi sự, lợi lộc thu vào “sau này” sẽ chia đôi giữa người hợp tác với anh Tư… Anh Tư nghĩ sao?....”


    - “Lợi lộc thu vào sau này” nghĩa là sao? Sau này là bao lâu ?Một năm, hai năm hay bốn năm…?”

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2022 at 03:10 PM.

  5. #145
    (Tiếp theo kỳ trước)

    - “ Điều này tùy thuộc vào sự tiến triển, phát đạt hay thua lổ trong công cuộc làm ăn của chúng ta tức là phải lấy lại hết tiền mua sắm máy móc, giấy mực …và chi phí tổ chức sắp xếp cửa hàng nhà in từ lúc khởi sự …v.v… càng nhanh, càng sớm thì càng tốt…”


    - “ Rổi sau đó thì thế nào?”


    - “Anh Tư cùng với R.T, mỗi người là chủ nhân của ½ tiệm in nầy…Giống như một công ty in ấn do hai người chúng ta sáng lập … Một công ty 2 cổ phần…”


    - “ Trợ cấp, lương hướng hay tiền công như thế nào ?”


    - “ Anh Tư và R.T phải thắt lưng buột bụng, không có trợ cấp tiền công hay lương hướng trong khi hai chúng ta tận lực sản xuất để đạt được mục tiêu ưu tiên là trả nợ vay mượn xây dựng tiệm in….”


    - “Như vậy là sao…?”


    -“ Tức là mỗi người chúng ta phải tự lo sinh sống hằng ngày bằng tiền bạc hay lợi tức riêng của mình đang có bằng cách nào đó ….”


    GIAI ĐOẠN 6


    HÁM LỢI PHÙ DU VÀ PHẢN CHỦ


    Theo sự đề nghị của R.T thì TL phải:


    - Rời bỏ công việc làm được trả tiền công cao và ưu đãi hiện tại của mình đang có để ăn cơm nhà, vác ngà voi, làm việc toàn thời gian/full times cho người khác mà không được trả tiền công, không được hưởng quyền lợi gì cả.


    - Tháo gở bản hiệu tiệm in 5T&L của mình để nhường chổ cho một bản hiệu khác “LABEL IMAGES” do R.T lựa chọn và đăng ký tên thương hiệu mới này với chính quyền hay nói khác đi là TL sang tiệm in của mình cho R.T mà không được trả một đồng nào của R.T Tiền mướn mặt bằng của cửa hiệu mới sẻ do R.T lo liệu. Như vậy là cũng từ nay trụ sở toà soạn Nguyệt San VIETNAMESE TIMES do TL làm chủ nhiệm không còn nữa. Máy Photocopy của TL mua trả góp sẽ để lại cho Label Images xử dụng nhưng tiền nợ trả góp của máy nầy vẫn do TL tiếp tục trả.


    - Dù không nói ra nhưng trên thực tế chj có R.T sẽ là người chủ thực sự của tiệm in nhãn hiếu dán keo Label Images bởi vì mọi thứ của thương hiệu này như máy móc, dụng cụ, vật liệu in ấn, giấy phép hành nghề, mặt bằng thuê mướn…, tất cả đều do R.T bỏ tiền ra thực hiện và đứng tên một mình và không có tên của TL.


    - Không có một mãnh giấy giấy lộn nào gọi là hợp đồng tương tác song phương giữa R.T với Tl trong công cuộc làm ăn này hay nói khác đi TL chỉ nhận được một cái bánh vẽ to tướng nhưng lúc đó TL không nhìn thấy được cái bánh vẽ này vì mình mù ám, hám lợi bất cập.


    Lúc đó TL chỉ hiểu rằng :


    - Muốn có tiền để sinh sống hằng ngày thì TL phải tự lực cánh sinh bằng 2 phương cảch:


    a/ -Hoặc tiếp tục làm việc thợ in có lương nơi tiệm in hiện tại của vợ chồng chủ tiệm “Label Maker”. Sau giờ làm việc tại tiệm in này TL về ngay để đến làm việc không công cho hiệu tiệm Label Images 7/7 ngày trong tuần từ 04 giờ chiều đến 12 gờ khuya hoặc nhiều hơn đến tờ mờ sáng hôm sau.


    b/ - Hoặc thôi làm việc ở Label Maker rồi khai báo với chính quyền để được lãnh trợ cấp thất nghiệp (trợ cấp tìm việc) rồi rảnh rang đi làm chui không công toàn thời gian cho tiệm Label Images của R.T. Đây là một hành vi bất hợp pháp, nếu bị phát giác thì cuộc đời TL sẽ long đong: có thể bi tù tội và bị tống xuất trở về Việt Nam. Mặc dù người ăn trợ cấp thất nghiệp có thể đi làm thêm không đều, thất thường, lúc có lúc không/casual hay bán thời gian/part time nhưng phải khai báo với sở thất nghiệp: lợi tức làm thêm chỉ được lên tới một mức giới hạn nào đó thì trợ cấp thất nghiệp sẽ không bị cắt giảm.


    Sau khi R.T đồng ý hợp tác, tạm thời chấp nhận phương cách “a/” mà TL vừa nêu ra ở trên, TL nở nụ cười thoả thích, lòng hân hoan phơi phới siết chặc tay R.T với cái hợp đồng bằng nước bọt giữa hai bên mà không có giấy tờ hay sự làm chứng của một người thứ ba, một cái hợp đồng vể một định mệnh tàn nhẫn sau nầy cho một kẻ hám lợi phù du, phản chủ như TL.


    GIAI ĐOẠN 7


    ÔNG TRỜI CÓ MẮT- QUẢ BAO NHÃN TIỀN

    (Còn tiếp)

  6. #146
    (Tiếp theo kỳ trước)

    GIAI ĐOẠN 7

    ÔNG TRỜI CÓ MẮT- QUẢ BAO NHÃN TIỀN



    Hình1


    Hình số 1 trên đây được phỏng họa lại cho thấy vị thế tiệm in LABEL IMMAGES ngày xưa nằm trên một phía đường Brisbane, giữa tiệm thịt và tiệm tạp hóa mà các chủ tiệm là người Việt đối diện một phòng ngủ lớn phía bên kia đường Brisbane, gần ngã tư của hai đường Bisbane và đường Lake thuộc khu North Bridge/ Perth/Tây Úc.


    Hình số 2 dưới đây được phỏng họa cho thấy vị trí của tiệm LABEL IMMAGES không còn nữa và đã bị thay thế vào đó bằng một quán giải lao cà phê, bánh ngọt và nhiều mặt hàng có tính cách nghệ thuật.




    7.2- Làm ăn bước đầu trôi chảy và tương lai sáng sủa


    - Mặt tiền, phòng óc, hiệu tiệm được sửa sang bắt mắt trong khi chờ đợi máy in do RT xuất tiền đặt mua từ Đài Loan/Taiwan gửi thẳng sang Perth. Đây là một máy in nhãn hiệu dán keo Label Sticker loại in bằng bàn dập tự động, chỉ có thể in một màu mực trên một bề mặt giấy dán keo có chiều rộng ngang 50cm với tốc độ in khá nhanh, làm khô mực in lên giấy keo bằng không khí / quạt gió với dàn cắt xén cũng theo phương thức bàn dập.


    - Sau khi cửa hiệu khai trương, trong vòng 6 tháng đầu khách hàng chỉ có lai rai nhưng sau đó thì khắm khá hơn. RT lo việc quảng cáo và chào hàng ở vòng ngoài, không phân biệt mặt hàng đặt nhiều hay ít, bao nhiêu cũng nhận và bảo đảm giá cả phải chăng, rẻ hơn những nơi khác còn TL lo việc bên trong nhà in - làm công chùa không có trợ cấp - và có nhiều lúc TL phải chạy máy từ 4G. chiều đến 6G. hay 7G sáng ngày hôm sau, suốt không đêm ngủ nhưng vẫn phải tiếp tục đi làm ngay từ 8G sáng đến 3G chiều nơi tiệm in /LABEL MAKER, nơi TL đang làm được trả tiền lương sòng phảng, ưu ái.


    7.3 Điềm xấu thất lợi trước khi quả báo nhãn tiền xảy ra cho TL


    Một sáng thứ Sáu, vào lúc 07giờ45, TL đến tiệm Label Maker thì chỉ thấy có người nữ thư ký hiện diện bên trong tiệm và có vẽ như đang trông ngóng ai đó đến tiệm. TL mĩm cười gật đầu chào thân thiện nhưng khác
    hơn mọi khi, cô ta không chào lại nhưng vội vã xô ghế đứng dậy rời bàn làm việc tay cầm một phong bì dán kín trao cho TL rồi nghiêm sắc mặt nhìn TL để thông báo là hôm nay tiệm in đóng cửa và vợ chồng chủ tiệm in chỉ thị cho cô ta tới đây sớm để trao phong bì cho TL rồi đóng cửa tiệm ra về ngay. Bên ngoài phong bì có hàng chữ viết tay: “Gửi đến tận tay Ông TL.” Đây là một điểm khác thường: họ dùng chữ Ông lạnh lùng thay thế cho chữ Anh thâm tình mà họ luôn luôn gọi TL hằng ngày nơi làm việc. TL bồn chồn nôn nóng muốn bốc bì thư xem lá thư viết gì nhưng liếc thấy thái độ lầm lì của cô thư ký đang đóng cửa tiệm, TL liên cất ngay phong bì vào hộp đồ nghề xử dụng hằng ngày cho máy in rồi nén lòng xuống nước chào tạm biệt nhưng cô ta vẫn yên lặng mở cửa xe rồi hối hả leo lên rồ máy chạy thẳng không thèm nhìn lại phía sau để chứng kiến TL đang đứng bất động hoang mang như bị trời trồng chết đứng. TL tự thắc mắc: “Chuyện gi kỳ quái quá chừng vậy ta ?...”


    Vừa về tới tiệm in “Bánh Vẽ” của mình, TL vội vã mở cửa tiệm để vào trong rồi ngồi ngay xuống bàn làm việc, lôi ngay lá thư ra đọc. Lá thư đánh máy bằng tiếng Anh, cách viết lách nhát gừng , khiếm nhả, ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề. Đại khái nội dung chính yếu như sau:


    Thông bảo gửi ông TL,

    1- Kể từ ngày hôm nay, ngay khi ông nhận được thông báo này, ông không còn là công nhân thợ in của tiệm in Label Maker của chúng tôi nữa.


    2- Lý do Ông bị sa thải: có hành vi vi phạm kỉ luật lao động, có hành vi bất chính, không ngay thẳng, vong ân, bội nghĩa, hám lợi, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh và đang có những hành vi khác có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp in giấy nhãn dán keo của chúng tôi.

    3- Kể từ nay, yêu cầu ông chấm dứt việc tới lui, quanh quẩn nơi trụ sở doanh nghiệp của chúng tôi.

    4- Yêu cầu ông phải giao trả lại cho chúng tôi tất cả những mẫu hàng in, được chính tay ông sản xuất từ xưởng in của chúng tôi, mà ông hiện đang xử dụng để chưng bày, quảng cáo hoặc chiêu hàng, giựt khách cho tiệm in của ông.

    5- Nếu cần, chúng tôi sẻ nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng tôi.

    Ký tên,

    Chủ doanh nghiệp LABEL MAKER.

    Như thế có nghĩa là:

    - TL đã bị sa thải đơn phương vì vi phạm luật lệ lao động cho nên không được đòi hỏi bồi thường thiệt hại gì cà

    - TL phải đăng ký thất nghiệp để có tiền sinh sống và thanh toán trả nợ.

    - “Công chùa” nơi tiệm in Bánh Vẽ của TL trở thành một công việc làm chui, làm lậu qua mặt chính quyền vì không khai báo: bởi vì người ăn trợ cấp thất nghiệp cũng được phép đi làm thêm cho đến khi nào mà lợi tức thu nhập vào vượt quá mức tối đa được phép thì phần trợ cấp thất nghiệp sẽ bị cắt giảm tương đương với phần lợi tức vượt quá mức tối đa đó .

    - Làm việc chui từ sáng đến khuya mỗi ngày, không còn thì giờ nghỉ ngơi, viết lách cho tờ THỜi BÁO của riêng mình.

    - Công việc in ấn càng ngày càng nhiều, đắc khách và bắt đầu bị ứ động, việc giao thành phẩm in xong cho khách đặt hàng bị chậm trễ.

    - Có lúc đích thân R.T, lúc nầy đã khá thành thuộc việc đứng điều khiển máy in, cũng có thể làm công việc in ấn thay thế cho TL nghỉ ngơi ăn uống xã hơi sau khi anh ta hết giờ chiêu hàng, đãi khách bên ngoài tiệm trở về nhà hàng ăn của mình tọa lạc gần bờ Bắc sông Swan ăn trưa rồi mang thức ăn đến cho TL ở tiệm in.

    7.4 - Tàng nhẫn, thảm khóc cho một cuộc đời “xuống chó”

    (Còn tiếp)

  7. #147
    (Tiếp theo kỳ trước)

    7.4 - Tàng nhẫn, thảm khóc cho một cuộc đời “xuống chó”

    Đó là chuyện xảy ra vào lúc 02 giờ sáng của một ngày chúa nhật giữa tháng 06 năm 1987, khi mà những cuộc rượu sai sưa thâu đêm, vui chơi nhảy múa suốt sáng đã ngưng động thì tại tiệm in LABEL IMMAGES đèn vẫn sáng , TL cảm thấy mệt mõi và thèm muốn có ngay một giác ngủ thoải mái không mộng mị lao đao sau khi đã in xong cuộn giấy cuối cùng cho một đơn đặt hàng.

    Máy in đã ngừng chạy và TL tiến hành việc rửa, lau chùi máy để chuẩn bị cho công việc của mình sẽ phải tiếp tục từ giữa trưa ngày chúa nhật khi mặt trời đứng bóng. Tong khi tay trái tiến hành thủ tục lau sạch bề mặt bộ phận mâm in bàn dập của máy thì bổng nhiên quỹ thần xui khiến nhắc cho biết rằng TL chưa nhận nút an toàn khóa máy và trong khi bộ óc mong lung và đôi mắt mệt mõi thiếu ngũ ráng châm chú nhìn bàn tay trái đang áp sát lau sạch mặt bàn dập máy thì tay mặt của TL với lên cao mò tìm nút an toàn : thay vì nhấn nút an toàn, TL lại lầm lẫn nhấn nút cho máy in chạy: cả bộ phận bàn dập bằng thép dầy cứng, nặng nề với một sức dập kinh hoàng ép đè xuống đã nghiền nát lòng bàn tay trái của TL.

    Tốc độ in ép lên xuống của bàn dập vào lúc đó là một tốc độ chậm để khởi phát tiến trình in ấn cho nên trong một phản xạ tự nhiên, trong tic – tắc TL đã rút bàn tay trái ra khỏi phạm vi đè ép của mâm in bàn dập; ví bắng chưa rút ra kịp thì bàn tay trái của TL chắc chắn sẽ bị nghiền nát rời khỏi cánh tay. Máu chưa kịp ra nhiều và TL chị bị đau điếng lúc bị mâm in dập xuống nhưng sau đó thì không cảm nhận được bị đau nhiều hay đau ít vì đầu óc lúc đó rối loạn không biết chuyện gì đã xảy ra và nghĩ rằng bàn tay trái của mình rồi đây nhất định sẽ bị cắt bỏ nơi phòng mỗ của bệnh viện.

    Tay mặt ghì chặt cùm tay trái lòng thòng, quần áo lấm lem mực in, TL hối hả mở cửa trước, đèn bên trong tiệm không kịp tắt, cửa tiệm chưa được khép khóa cẫn thận, TL bước nhanh ra lề đường dớn dát nhìn quanh để tìm một chiếc Taxi chở ra bệnh viện trung tâm thành phố Perth để cấp cứu. Đường xá vắng lạnh. Máu bắt đầu nhỏ giọt xuống mặt đường. Hơn 15 phút không thấy có chiếc taxi nào xuất hiện trên đường Bribane. Rồi bổng dưng có một chiếc xe lái vào lề đậu sát phía sau xe của TL đang nằm trơ mình vô tích sự trước cửa tiệm Label Immages: Cậu Linh, con trai lớn của chủ tiệm Dehli sát cạnh đi chơi khuya về khi nhìn thấy và biết qua loa sự việc trước mắt liền vội giúp TL lên ghế phía sau xe của cậu rồi vội vàng rồ máy phóng tới trước vượt quá tốc độ cho phép xe lái trong nội thành, vừa lái xe vừa hú kèn liên hồi để chở TL ra phòng cấp cứu của bệnh viện ROYAL PERTH.

    Trong khi chờ đợi nơi phòng cấp cứu trong vài phút căn thẳng thao tác của các bác sĩ và y tá bao quanh, tay mặt của lẩy bẫy TL trao chùm chìa khóa xe của mình và chùm chìa khóa cửa tiệm Label Immage cho cậu trai nhân ái đã chở mình đi cấp cứu kịp thời :

    Cám ơn cháu…, bây giờ bác nhờ cháu về tắt đèn, đóng cửa tiệm và để chùm chìa khóa xe của bác trên bàn làm việc bên trong tiệm. Nếu gặp R.T thì cháu trao chìa khóa tiệm và cho anh ta biết tự sự dùm bác…Bác cám ơn cháu muôn, vànÂn tình này của cháu, bác nhớ suốt đời…”

    Chỉ nằm ở phỏng cấp cứu sơ khởi trong vòng 15 phút,TL được khẩn cấp đưa vào phòng giải phẫu, chụp thuốc mê. TL mắt lờ đờ nhìn vị bác sĩ đứng sát cạnh bàn mổ rồi thì thào này xin:

    Xin Bác sĩ đừng cắt bỏ bà tay của tôi..,/ Would you please…Don’t cut off my hand.” Rồi ngủ thiếp đi không còn biết gì nữa.


    7.5 Thân tàng ma dại

    Khi hồi tỉnh lại trong phòng hồi sinh, TL nhướng mắt nhìn ngay xuống bàn tay trái lật ngửa bị băng bó dính chặt trên phần da bụng dưới phía tay mặt: “may quá, bàn tay trái của mình không bị cắt bỏ!..” :

    - ½ lòng bàn tay được may ghép bằng mảnh da bụng sát phần dạ dưới nhưng chưa được cắt rời khỏi hẳn da bụng vì cần được tiếp tục nuôi dưỡng từ vùng da bụn gốc.- Ngón tay cái chỉ còn một lóng và ngón tay út chỉ còn một lóng rưởi.- Ngón tay trỏ và ngón tay giữa phải dùng trục thép không rỉ để ghép nối cứng thẳng vào 2 lóng khớp xương trên mu bàn tay.

    - Hơn hai tháng nằm dưỡng thương với cánh tay trái lật ngửa không được động đậy, TL lại được đưa trở lại phòng mổ để cắt tách rời bàn tay ra khỏi mặt da bụng dạ dưới nhưng lại phải lấy một phần da nơi vùng “con chuột” của tay trái để ghép lấp thêm cho ngón cái bị làm độc vì không chịu tiếp nhận vá ghép bằng da bụng.

    - Đến giữa tháng 09/1987 thì bàn tay trái thương tật được tháo băng hoàn toàn và bắt đầu giai đoạn “vật lý trị liệu” tập tành cho nó ngo ngoe, nhúc nhích với lòng bàn tay của nó có hai màu da, phân nửa có màu da trắng ững hồng gần như tự nhiên, nửa kia là màu da bụng nâu lợt của những người bụng phệ và đồng thời giai đoạn vật lý trị liệu cũng giúp cho sự đi đứng trở lại bình thường sau nhiều tháng ngày nằm ì trên giường bệnh ít hoạt động.


    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 01-06-2023 at 08:06 PM.

  8. #148
    (Tiếp theo kỳ trước)

    7.6 - Sau khi được xuất viện



    Được nghĩ vài tháng hưởng trợ cấp dưỡng bệnh rồi trở về ăn tiền cấp bổng DVA như trước.


    Bây giờ thì lại mang thêm thương tật, thân tàng ma dại, bụng làm dạ chịu, phản chủ, vong ân, quả báo nhãn tiền.


    Cũng vẫn tiếp tục cố gắng tìm đến một vài tiệm in nhỏ chuyên về nhãn hiệu dán keo để xin việc nhưng mỗi nơi, chỉ mới được đến thử việc không lương nhiều lắm là một tuần thì đã bị từ chối đá đi chỗ khác vì bàn tay tay trái bị thương tật loạn hoạn, không còn thích hợp lanh lẹ với những thao tác in ấn giống như trước nữa.


    Đòi bồi thường tai nạn lao động?


    Đòi ai…? Đòi R.T, chủ nhân thật sự của thương hiệu Label Immages (viết tắt: Lab.Imm)? Anh ta không cần đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho những kẻ dưới quyền của anh ta !


    Phần TL thì lấy tư cách gì mà kiện đòi chủ nhân Lab.Imm, khi TL chỉ là một kẻ làm chui không có tên trên sổ nhân viên và công nhân tùng sự tại tiệm in nhãn hiệu nầy, nếu há miệng sẽ bị mắc quai: do TL mắc khuyết điểm, hành động thái quá dẫn đến hậu quả không đụng được người khác nữa, đụng người là đụng chạm đến bản thân mình. Đó là cái quai vô hình có sức nặng ghê gớm, nó có thể làm TL tự đánh mất mình.


    CHƯƠNG XX




    1 – Đi học


    Lãnh trợ cấp /pension của DVA vào cái tuổi 49-50 thì phải coi như là về hưu non chăng? Nếu cứ ngồi ì ra đó mà hưởng như một cụ non như thế thì chừng nào mới có thể được cái gọi là có một sự nghiệp thành đạt để có thể bảo bọc vợ con sẽ được đoàn tụ trong một tương lai rất gần. Phải làm sao đây? Làm lại từ đầu tức là phải đi học lại.

    Có trễ quá không?... Thà trễ còn hơn không có gì hết, học những thứ mà nước Úc đang có và đang cần có thêm, bằng tiếng Anh chứ không phải là những sở học bằng tiếng Pháp, tiếng Việt mà TL đã thụ đắc từ trong đất nước Việt Nam trước 30/04/1975.


    - 1.1 Học lấy bằng nghề thợ điện


    Trước đây, trong thời gian còn lãnh trợ cấp thất nghiệp, TL đã dùng hai chứng chỉ Kỹ thuật cao cấp du học ở Denver/Colorado/ Hoa Kỳ về ngành Bảo trì, Tháo gở lấp ráp và Sửa chữa các dụng cụ điện công nghệ 240 volt trong ngành Y khoa, Dược khoa, Nha khoa và điện cao thế KVP áp dụng cho các máy quang tuyến X-Ray chụp hình hay xạ trị. (High voltage KVP applies to X-Ray radiography or radiation therapy.) Vậy mà tới nhiều nhà thương hay bệnh viện công hay tư nào của Tây Úc để xin việc đều bị từ chối: họ đòi hỏi phải có bằng kỹ sư điện tốt nghiệp tại Úc mới được vào làm công việc Bảo tri, Sửa chữa kể trên. (Bằng kỹ sư điện cũa Úc.:Australian Electrical Engineering Degree).


    Lại phải ghi danh học ngành thợ điện ở nơi Trường Kỹ Thuật và nâng cao/TAFE nhưng cũng không xong vì họ lại còn đòi hỏi phải có thêm 04 năm học nghề bên lề chương trình học hành tại trường TAFE đó. Cuối cũng chỉ có thể học chương trình DIPLOMA IN ELECTRONIC ENGENEERING/ Văn bằng kỹ thuật điện tử tại trường này nhưng cũng đứt đoạn vào giữa năm 1985.


    - 1.2 Giấy hành nghề thợ điện hạn chế


    Cuối cùng, TL thử đến Sở Quy định Công nghiệp và An toàn Hầm Mỏ, (Dept of Mines, Industry Regulation and Safety ) để làm đơn xin giấy phép hành nghề điện hạn chế/ Restrict Licence. Loại giấy phép nầy cho sửa chữa các thiết bị điện gia dụng với ổ cắm điên tối đa là 240 Volts/Ac mà thôi. Cũng chẵng đi đến đâu bởi vì nơi một xứ văn minh tiên tíến và giàu có này các đồ gia dụng hư hỏng thường bị người ta quăng vào sọt rác chứ hơi đâu mà đem tới hay gọi thợ điện hạn chế vì tiền công để sửa gần bằng với tiền mua một cái mới. Vậy là thợ điện hạn chế TL bị ế khách muôn năm.


    Thôi thì đành ở không tiếp tục ăn tiền trợ cấp bổng của DVA/ Sở Chăm Lo Các Cựu Quân/ Department Veterans Affair W.A để chờ dịp xem tìm được một việc làm thích hợp với bàn tài trái tật nguyền vô dụng của mình. Và rồi cũng tìm thấy đăng trên báo một trhông cáo ngắn gọn nơi mục tìm việc như sau:


    Cần gắp một quản gia chăm sóc nhà cửa, biết nấu ăn., giặt dũ. Bao ăn ở và có trợ cấp cá nhân tùy theo thương lượng.


    Xin điện thọại đến: Ms. Vicki,,,, Tel: ….để hẹn ngày giờ tiếp xúc và phỏng vấn.


    2– Quản gia


    2.1 Căn nhà 4 phòng nằm trên một giồng đất cao, mặt tiền nhìn ra biển chỉ cách xa khoảng 100 mét. Gia chủ căn nhà đắc tiền đó là Vicki B…, một người đàn bà Úc gốc Tây Âu, một nữ lưu xinh đẹp, vui tươi, cởi mở, sang trọng và rất thu hút, đặc biệt nhất là giọng nói và nụ cười. Bạn đời hiện tại của nàng là một người Úc da trắng, trẻ trung, cao ráo, cởi mở và thân thiện. Đứa con trai 10 tuổi cũng đẹp trai, cũng da trắng, mũi cao, tóc vàng, mắt xanh, nét vẽ hiền lành nhút nhát, trông giống mẹ nhiều hơn là giống bố, có thể là con riêng của Vicki, nhưng hơi bề bộn, thiếu xếp đặt gọn ghẻ cho căn phòng riêng của mình. TL cũng có một căn phòng riêng biệt, sạch sẽ, thoáng mát với giường rộng, chăng ấm, nệm êm và có một tủ lạnh nhỏ để TL riêng dùng tùy tiện.


    Công việc quản gia của TL ngoài việc dọn dẹp nhà cửa trong ngoài, sau khi Vicki và người bạn đời của nàng rời nhà đi làm - đặc biệt hơn hết là căn phòng “ái ân” bề bộn dụng cụ làm tình của hai người kể cả quần lót qua đêm của Vicki – TL còn bao gồm cả việc nấu nướng, giặc dũ, đưa rước đứa con trai của Vicki đi học bằng chiếc xe SABB/Thụy Điển đắc tiền sang trọng của nàng. Trợ cấp thỏa thuận cho việc làm của quản gia là $100/một tuần.


    2.2 Vicki


    Qua một vài tháng làm việc, TL vẫn chưa nhận được một đồng trợ cấp này nhưng TL không hề hỏi han hay chép môi xa gần một lời nào và tình trạng này tiếp tục kéo dài mãi trong tương lai. Vậy mà lý do vì sao TL vẫn tiếp tục không nghĩ việc. Lý do đó là Vicki, vì TL cảm thấy có một cái gì đó vấn vương lưu luyến với người nữ lưu dễ gần, dễ mến này rồi.


    Sự việc là như sau: TL đã viết xong bản thảo một tập truyện dài tình cảm bằng tiếng Việt có tựa đề là “Hạ Trắng, Mây Đông-Mưa Tây” rồi tự mình đang tiến hành dịch sang Anh ngữ. TL đã ngõ lời nhờ Vicki sửa chữa, cố vấn, thêm ý kiến cho phiên bản Anh ngữ của TL. Viki rất vui thích nhận lời và phấn chấn trong việc hợp tác này khi TL bảo rằng nàng sẽ đứng tên cho phiên bản Anh ngữ khi được phát hành trong tương lai và đồng thời cũng xem như đây là nàng bù trừ cho tiền trợ cấp quản gia của TL. Cùng nhau gần gũi viết lách, bàn bạt lâu dần nhất sẽ phát sinh tình cảm âm thầm, mênh mang trong sáng giữa hai người ăn ở cùng chung một nhà.


    Sau đây là trích đăng phần vào truyện Hạ Trắng, Mây Đông-Mưa Tây phiên bàn Anh ngữ do Vicki đảm trách sửa chữa và bổ sung:


    “Trời Saint Tropez lạnh. Tôi đi lang thang trên đường phố mờ ảo trong sương chiều. Ngày đó tôi và chàng sóng bước, nhìn những cặp tình nhân đang âu yếm trong những gốc tối của đường phố Saint Tropez về đêm. Mười hai năm qua rồi. Tôi đã 2 lần nghỉ phép dài hạn trở lại Nam Việt Nam cùng với chồng với con của tôi ở bên đó.

    Tôi gặp Bertrand khi từ Việt Nam đi du học thực tập tại trường y khoa Mont-Pellier. Chàng đang học 2 năm cuối cùng. Một sự trùng hợp là chàng theo chuyên khoa quang tuyến trị liệu còn tôi thì cũng thực tập về môn đó. Ngày tôi lên máy bay để sang Pháp du học chỉ có chồng và con gái đầu lòng 2 tuổi của tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất tiễn đưa và sau đó, ở Pháp, tôi và Bertrand quen nhau ngay từ tuần lễ đầu tiên trong giảng đường đại học.


    “Dù đã có chồng, có con nhưng tôi vẫn trẻ và đẹp, gái một con trông mòn con mắt mà, ông bà ta ngày xưa tới nay thường hay nói như thế. Tôi tháo chiếc nhẫn cưới ra cất vào hộp ra điều như là tôi vẫn còn son giá chưa biết đàn ông! Chưa bao giờ tôi thổ lộ cho Bertrand biết là tôi đã có chồng có con. Tình yêu giữa tôi và Bertrand không phải là tình yêu sét đánh, không phải tự nhiên mà đến. Tôi chỉ muốn nương nhờ Bertrand trong việc học hành và nhất là để vơi đi phần nào nỗi bơ vơ cô liêu vì xa cách chồng con, và cứ như thế mà tình yêu giữa hai đứa nẩy nở không biết từ lúc nào.


    “Bertrand mồ côi. Chàng làm lao công rửa chén đĩa ở một hàng ăn uống lớn để lấy tiền đóng học phí và sinh sống lây lất qua ngày. Lương hướng của chàng chỉ đủ để trả tiên phòng và mua sách vở còn ăn uống thì chỉ được ăn có một buổi tối do nhà hàng ban cho miễn phí. Trợ cấp tu nghiệp của tôi thuộc về loại trợ cấp cho hàng công chức hạng cao cấp của Nam Việt Nam đang du học tu nghiệp ở nước ngoài; …”


    ............

    ( Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 01-09-2023 at 05:06 AM.

  9. #149
    (TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)

    3 – Đại hoc Tây Úc/ Trường Luật Khoa

    Làm thợ” không được mà muốn “làm thầy trong ngành luật pháp của Úc với những bằng cấp Luật khoa của mình đã có từ trước ở Việt Nam cũng không xong vì sự khác biệt giữa hai hệ thống luật pháp Dân Luật /Civil Law của Pháp và Thông Luật/Common Law của Anh. Như vậy muốn “xâm nhập” vào lãnh vực luật pháp của Úc thì phải có bằng từ cử nhân luật trở lên của Úc, tức là TL phải học lại Luật từ đầu – ít nhất là Bằng Cử Nhân Luật – bắt đầu học từ năm thứ nhất của chương trình bốn năm. Trong khi học thì được vẫn hưởng trợ của DVA/ Sở Chăm Lo Các Cựu Quân nhưng phải ký giấy nợ học phí đại học và hậu đại học với HECS/ The Higher Education Contribution Scheme (HECS). Nợ này sẽ phải trả theo tỷ suất của một mức lương bổng do chính quyền ấn định sau khi tốt nghiệp và có việc làm.Không còn lựa chọn nào khác, vào giữa tháng 11/1988, TL đánh liều xin được hẹn gặp khoa trưởng trường luật khoa của đại học Tây Úc (Dean and Head of the UWA law School )để trình bày nguyện vọng được tuyển chọn vào học tại trường luật khoa này trong niên khóa 1989 sau khi TL xuất trình những bằng Cấp Cao học Luật Khoa của TL đạt được từ Việt Nam trước 30/04/1975.

    Nói đánh liều là vì muốn được vào đại học Tây Úc thì học sinh Úc tốt nghiệp trung học Tú Tài Úc phải đứng từ hạng Bình thứ trở lên tức trong mức 80-95 điểm. Như vậy thì TL chắc là không hy vọng được cứu xét cho ghi danh nhập học vào đại học Tây Úc đình đám vang danh của toàn quốc gia Úc Châu này.Ngày 19/01/1989, TL nhận được một văn thư chính thức của Văn Phòng Tổng Thư Ky Hành Chánh của Trường Luật Khoa Đại Học Tây Úc với nội dung như sau:


    The University of Western AustraliaOffice of the Registrer
    Nedland, Western Australia 6009
    .......

    • Telephone (09) 380 2961

    19th January 1989
    Our ref. Your ref.
    Mr Cong T Nguyen
    197 Brisbane street
    Northbridge
    PERTH WA 6000

    1989 LAW QUOTA - CATEGORY B/C - AUTHORITY TO ENROL
    I am happy to inform you that you have been selected for
    the first year of the course for the degree of Bachelor of Laws in 1989.
    This Authority to Enrol is for a full-time place in the course.

    If you wish to accept the offer you must present this letter at the
    Enquiry Counter, Registrar Office in order to obtain your enrolment forms.
    The enrolment forms must be signed by the Administrative Officer, Room
    G.18, Faculty of Law before it is returned to the Enquiry Counter together
    with a copy of t5his letter

    Your student serial number is 894018/9

    The prescribed units for the first year of the Bachelor of Laws course are:
    200.100 Criminal Law 100
    200.110 Contract 110
    200.120 Torts 120
    200.130 The Legal Process 130
    As you have never previously enrolled at this University this authority is also subject to you being granted Status to proceed the course for the LLB degree by virtue of studies completed at another recognized tertiary institution. Your application for admission to Status is now being processed for consideration by the Academic Board’s Status Committee.
    If you do not wish to accept this offer, please let me know immediately (you may telephone me on 380 2961, afternoon only) in order the place may be offered to another student.
    If You are not enrolled by 5.00 p.m. 3rd February 1989 the place offered in this letter will lapse and will be re-allocated on 6th February 1989.
    Yours sincerely,
    RENATA D’ ANTUONO
    Administrative Officer (Law)

    *TẠM DỊCH:

    Văn phòng Đăng ký Nedland của Đại học Tây Úc, Tây Úc 6009
    .......
    Điện thoại (09) 380 2961 19th January 1989
    Our ref.
    Mr Cong T Nguyen
    197 Brisbane, Northbridge,
    PERTH WA 6000
    1989 HẠN NGẠCH LUẬT - LOẠI B / C - THẨM QUYỀN TUYỂN SINH

    Tôi vui mừng thông báo với bạn rằng bạn đã được chọn cho năm đầu tiên của khóa học cho bằng Cử nhân Luật năm 1989.

    Thẩm quyền đăng ký này dành cho một vị trí toàn thời gian trong khóa học.

    Nếu bạn muốn chấp nhận lời đề nghị, bạn phải xuất trình thư này tại Quầy yêu cầu, Văn phòng đăng ký để có được các mẫu đăng ký của bạn. Các mẫu đơn đăng ký phải có chữ ký của Nhân viên Hành chính, Phòng G.18, Khoa Luật trước khi nó được trả lại cho Quầy điều tra cùng với một bản sao của bức thư này.

    Số sinh viên của bạn là 894018 / 9

    Các đơn vị được quy định cho năm đầu tiên của khóa học Cử nhân Luật là:

    200.100 Luật Hình sự 100
    200.110 Hợp đồng 110
    200.120 Lầm lỗi 120
    200.130 Quy trình pháp lý 130 ...

    Vì bạn chưa bao giờ đăng ký trước đây tại trường Đại học này, thẩm quyền này cũng tùy thuộc vào việc bạn được cấp Trạng thái để tiến hành khóa học lấy bằng LLB nhờ các nghiên cứu đã hoàn thành tại một cơ sở giáo dục đại học khác được công nhận. Đơn xin nhập học vào Tình trạng của bạn hiện đang được xử lý để Ủy ban Tình trạng của Hội đồng Học thuật xem xét.

    Nếu bạn không muốn chấp nhận lời đề nghị này, xin vui lòng cho tôi biết ngay lập tức (bạn có thể gọi điện cho tôi theo số 380 2961, chỉ buổi chiều) để chỗ học có thể được cung cấp cho một sinh viên khác.
    Nếu Bạn không ghi danh trước 5.00 chiều ngày 3 tháng Hai ,năm 1989 thi chỗ học đã được cung cấp trong lá thư nầy sẽ hết hiệu lực và sẽ được phân bổ lại vào ngày 06 tháng HAI năm 1989

    Trân trọng,

    RENATA D' ANTUONO
    Cán bộ hành chính (Luật)

    *
    4 - Đi học

    (cÒN TIẾP)

  10. #150
    ( Tiếp theo kỳ trước)

    4 - Đi học


    - Ngày 20 /01/1989 : đăng ký chính thức là sinh viên toàn thời gian năm thứ nhứt trường Luật/ Đại Học Tiểu Bang Tây Úc.

    - Khai báo xin chuyển đổi trợ cấp thất nghiệp sang trợ cấp đi học toàn thời gian do cơ quan AUSTUDY phụ trách: phần trợ cấp nầy cũng ngang bằng với trợ cấp thất nghiệp để đi tìm việc làm hoặc trợ cấp của cơ quan DVA (giống như trường hợp của Tư Lé/SỞ CHĂM LO CÁC CỰU CHIẾN BINH ÚC/DEPARTMENT VETERANS AFFAIRS WA TỪ GIỮA NĂM 1985).
    - Ký giấy mượn nợ của chính quyền để trả phí tổn đóng góp của mình cho chương trình học cao cấp HEC/High Education Scheme. Chỉ bắt đầu phải hoàn trả sau khi tốt nghiệp chương trình học cao cấp và đã có công ăn việc làm với mức lương bổng đạt tới một giới hạng tối thiểu nào đó nhưng không bị bó buộc phải trả hết một lần số nợ vay mượn. Phần nợ vay mượn học phí của TL cho năm thứ nhứt Luật Khoa là gần một ngàn Dollars Úc kim (950.00 Aus$).

    - Quy trình học tập cho sinh viên toàn thời gian là phải tới dự thính các buổi diễn giảng của mỗi giáo sư phụ trách một đơn vị được quy định cho năm đầu tiên của khóa học Cử nhân Luật tại một trong các đại giảng đường của đại học Tây Úc. Quy trình nầy cho dù là không bắt buộc nhưng lại là một phương cách hiệu nghiệm để bắt sinh viên đi học đến lớp liên tục bởi vì những điểm quan trọng “lắc léo” trong môn học sẽ được quý thầy nhấn mạnh và luôn luôn xa gần đánh tiếng là những thứ lắc léo đó sẽ nằm trong những bài thi cuối khóa. Có khi - nếu không nói là thường xuyên – cùng trong một ngày mà sinh viên phải tham dự hai bài thuyết giảng của hai đơn vị môn học khác nhau, một vào buổi sáng đến giờ nghĩ ăn trưa và, một vào buổi trưa cho đến chiều cùng ngày.

    - Theo quy trình học tập như vừa kể trên thì TL sẽ không còn thì giờ nào rảnh rỗi để đi làm chui kiếm thêm tiền để gửi về VN cho vợ con còn kẹt chưa được Hà Nội cấp chiếu kháng cho xuất cảnh sang Úc đoàn tựu với TL. Như vậy thì TL phải cố gắng thắt lưng buộc bụng trông nhờ vào trợ cấp đi học của chính quyền nước Úc, chắt chiu được đồng nào hay đồng đó để gửi về VN cho vợ con “húp cháo”.

    - Khi hay tin TL được thu nhận vào trường Luật của đại học Tây Úc, Vicki Br. Đã tay bắt mặt mừng và nhệt liệt khen ngợi rồi đề nghị TL hãy cứ vẫn tiếp tục tạm cư ngụ cùng với gia đình của Vicki để bắt đầu đi học còn với vai trò quản gia của TL thì rãnh lúc nào làm việc lúc đó, Vicki sẽ tham gia thường xuyên hơn về việc chăm lo cho gia đình của nàng để TL yên tâm có thời giờ học hành và đi dự thính các buổi học tại trường Luật.

    Kể từ đó, cứ vào giờ ăn trưa, Vicki giao cửa tiệm bán các mặt hàng quần áo lót phụ nữ cho người làm công của mình rồi lái xe vào nhà ăn dành cho sinh viên của đại học Tây Úc chờ TL sau giờ học ra đó cùng chung dùng buổi cơm trưa với nhau với một lý do “rất ư là chính đáng”: để cả hai có bàn thảo về công cuộc viết lách chuyển ngữ Việt-Anh cho quyển truyện dài đầu tay “Hạ Trắng, Mây Đông, Mưa Tây” của TL nhưng dưới những con mắt trầm trồ và tò mò của sinh viên tại nơi phòng ăn tập thể nầy thì đôi nam nữ “Vàng-Trắng” kia chính là một cặp tình nhân sinh viên đặc biệt hiếm hoi trong khung trời đại học nầy.

    5. Thi rớt một đơn vị của học trình ngay lục cá nguyệt của năm học đầu tiên

    Những lúc vào lớp nghe thầy chuyên trách giảng dạy, TL luôn cố gắng “lội dòng nước ngược” đễ nấm bắt những điểm cần yếu của một môn học cho kỳ thi lục cá nguyệt nhưng than ôi, TL chưa đủ trình độ Anh ngữ để phân tích chuyên sâu những điểm cố lỏi chính yếu của đề thi cho nên chỉ nhận được 68 điểm so với mức tối thiểu để được chấm đậu là 75 điểm. Thất vọng và chán nản, không còn tha thiết chú tâm vào việc học cho ba môn học còn lại . Vicki đã hết sức an ủi và khuyến khích để cho TL tiếp tục nhưng cũng không đi tới đâu mặc dù TL vẫn tiếp tục đến trường, vào lớp nghe các thầy thuyết giảng nhưng bây giờ TL đã trở thành một con vịt nghe sấm, hay nói khác đi lời giản huấn dạy bảo của các bậc thầy bây giờ trở thành những gáo nước đỗ đầu vịt không còn có thể nào làm cho đầu con vịt thấm ướt được nửa.

    Bắt đầu giảm bớt việc đến lớp học vì thấy việc nầy không tạo thêm cho TL một lợi ích thiết thực về mặt trí tuệ tinh thần và vật chất hiện tại mà lại khiến cho TL phải tốn hao thêm về mặt tiền bạc, ăn uống nhất là chi phí cho bãi đậu xe bên ngoài khuôn viên của các bãi đậu xe miễn phí cho sinh viên của trường: trong những giờ học dài lê thê có khi phải trả từ 15$-20$ Úc kim và lại còn thêm tiền ăn trưa tại nhà ăn. Chuyện gì phải đến thì nó sễ đến: Kể từ đầu tháng 04/TL làm đơn xin rút lui tất cả các môn học luật khoa toàn thời gian của đại học Tây Úc rồi ngưng không đến trường nửa.

    Cũng giảm bớt sự có mặt thường xuyên trong vai trò làm quản gia “con sen” cho gia đình của Vicki rồi âm thầm chấm dứt tới lui với nhà nầy sau khi Vicki trao tay cho TL tập bản thảo một phần chuyển ngữ quyển truyện dài đầu tay “Hạ Trắng …” của TL rồi nhẹ nhàn bảo rằng: “Không còn có thời giờ rổi rãnh để tiếp tục công việc viết lách riêng cho TL.”

    Chủ nhà số 306 đường Lords - nơi TL đang chung đụng chia nhau ở với một số đồng hương- lấy lại nhà để đăng bán. TL lại phải xách gói đi thuê mướn một căn nhà trọ hai phòng chật hẹp, thiếu tiện nghi cho việc sinh sống hằng ngày tại ngõ hẽm nhỏ nằm giữa tiệm thực phẩm Á Châu và tiệm may mặc của một đồng hương Việt Nam cùng trên đường đường Brisbane cách khoảng 03 căn phố kể từ tiệm in cũ Label Immages của RT và TL.

    Rồi lại phải bắt đầu đi tìm một việc làm thêm phù hợp với tình trạng bàn tay trái tật nguyền của mình hiện nay: lao công của một công ty nhỏ chuyên quét dọn vệ sinh các văn phòng nhiều cao óc ngay trung tâm thủ đô Perth của tiểu bang Tây Úc. Công vìệc của TL tại công ty vệ sinh nầy vào mỗi buổi tối là mang máy hút buội trên lưng đi hút buội khắp các văn phòng làm việc của cao óc song song với nhiều nữ lao công chuyên trách lau bàn ghế, đỗ các thùng rác dưới gẩm bàn làm việc để thay bao rác mới.

    Công việc lao công hút buội của TL là một việc làm bán thời gian, lương tiền tính trên số giờ làm việc mỗi hai tuần, có nghĩa là TL vẫn được hưởng trọn tiền cấp bổng của Sở chăm lo Cựu Quân Nhân Úc/DVA.

    Như vậy, nơi ăn chốn ở, công ăn, việc làm của TL cũng có thể xem như là tạm ổn định và cung cách làm việc “hút buội” cần mẫn, kỷ lưỡng của TL tạo được sự chú ý từ “cấp trên” của công ty quét dọn vệ sinh cho nên lại được giao phó thêm công tác đánh bóng bằng máy quay ly tâm những loại sàn gạch chà láng hay đá hoa cương ở nơi tiền đường của một vài cao ốc: loại máy đánh bóng sàn gạch nầy rất khó điều khiển vì nó có tốc độ quay ly tâm rất mạnh để chà rữa mặt sàn, nếu đôi tay không đủ sức kiềm giữ thì sẽ bị nó quật té gây thương tích huống hồ là đối với TL với bàn tay trái thương tật và nguyên cánh tay trái nầy cũng không còn mạnh khoẻ như xưa.

    Dù chưa bao giờ biết cách xử dụng tới loại máy quay ly tâm “ác ôn” nầy nhưng TL cũng đánh liều làm thử sau khi đươc chỉ dẫn chỉ có trong vòng 5-10 phút. Lần lần rồi cũng quen và có thể điều khiển máy chỉ bằng một cánh tay mặt khá sành sõi, nhẹ nhàn và hiệu quả tốt được “cấp trên “ của công ty vệ sinh tin cậy, khen ngợi và càng lúc càng có thêm nhiều cảm tình thân thìện.


    (Còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:47 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh