Register
Page 2 of 19 FirstFirst 123412 ... LastLast
Results 11 to 20 of 189
  1. #11
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Phía sau nhà bà Năm Vang là lò heo tức là chỗ để giết bò giết heo cung cấp thịt thà cho chợ Thủ Thiêm và chợ nhỏ ở xóm Cây Bàng. Tại lò nầy, con heo bị cột bốn cẳng chụm vào nhau rồi khiên đật nằm nghiên trên mộc cái bệ cao ngang tầm bụng của đồ tể, đồ tể cầm một lưỡi dao dài nhọn thọc huyết con heo từ lớp nọng dầy dưới cổ thấu đến tim; con heo rống lên thảm thiết, máu phun có vòi và được một người khác cầm sẵn thau, chậu hứng lấy, bỏ thêm muối vào chậu huyết heo để khi huyết đông đặt thì không bị cứng quá. Người ta khiên con heo nhún vào một chảo đụn nước sôi rồi cạo lông, mổ bụng, xả thịt, lấy đồ lòng ....

    Cạnh nhà bà Năm Vang là dinh thự nhỏ của cậu Chín Ngọt, chủ nhân của dãy phố 18 căn dưới xóm Cây Bàng. Cậu Chín Ngọt là người có đạo gia tô và là một trong những ông trùm xướng lễ đọc kinh của nhà thờ Thủ Thiêm. Mấy người con gái của cậu Chín là những giọng ca nhạc lễ nổi tiếng ở Thủ Thiêm. Cậu Chín là vai em bạn dì với mẹ cho nên người viêt gọi là cậu. Sở dĩ gọi căn nhà ở của cậu Chín là dinh thự vì nó lớn, đồ sộ và uy nghi nhất nhì vùng Thủ Thiêm. Dinh thự được cất theo kiểu 3 căn mặt tiền và một chái phía sau. Ba căn mặt tiền, tường gạch, máy ngói, nền lát gạch bông, cột dinh bằng gỏ mun, đồ đạt chưng dọn đều bằng loại gỗ quý hồng cẩm. Căn bên mặt đặt một bộ đi văn gỏ đỏ ngang 1m80 mét, dài 2m, dày 20cm, bằng cây gỏ đánh vẹt ni lán bóng. Phía cuối đi văn (divan) là một tủ kiến cẩn óc xà cừ bên trong chưng bày nhiều loại bình, chén, đĩa hiếm quý. Căn giữa là một bộ bàn ghế cũng cẩn óc xà cừ, mặt bàn tròn làm bằng đá cẩm thạch với những lằng gân xám chia nhánh bò ngang bò dọc giống như các mạch máu trong cơ thể con người. Cách một khoảng tróng ở phía đầu bàn là một tủ thờ cẩn xà cừ theo kiểu mai, lan, trúc, cúc và trên đầu tủ là một khung thờ lọng kiến, bên trong đặt tượng ảnh của Giê Su Ki Tô; hai bên tượng ảnh là 2 chân đèn bằng bạc chạm trỗ tinh vi. Phía sau tủ thờ được ngăn cách bằng một tấm vách ván đánh vẹt ni là phòng riêng của cậu, mợ Chín. Căn bên mặt cũng có một tủ thờ cẩn xà cừ khác nhưng nhỏ hơn dùng để đặt tượng ảnh của bà Maria và ông Giu Se, phía trước tủ thờ là khoảng tróng nhưng trên vách của căn nầy thì treo nhiều hình ảnh thiên đàng, địa ngục, thiên thần, quỷ sa tan, Phê Rô, Phao Lồ, Tê Rê Xa (còn gọi là Tê Rê Xa Hài Đồng, khác với nữ tu Tê Rê Xa bác ái ở Ấn Độ) và hình của giáo hoàng Piô X. Không có ảnh của tổ tiên ông bà được treo chung tại căn nầy. Phía sau tủ thờ là phòng nghỉ ngơi của khách khứa tới viếng thăm và ngủ lại.

    Cái chái được xây cất chạy theo chiều ngang của ba căn mặt tiền, cũng lợp ngói, cột cũng bằng gỏ mun nhưng nền thì lót gạch miếng màu đỏ da cam (ngày trước thường được gọi là gạch Tàu) loại mắc tiền. Căn chái nầy là nơi ăn, ngủ, sinh hoạt thường nhật của mọi người trong gia đình và cũng là nơi để tiếp đón các họ hàng thân thích tới thăm.

    Nhà cậu Chín kín cổng cao tường, bất cứ ai tới đều phải giựt chuông đứng đợi ngoài cổng để chờ có người ra tiếp đón. Căn cơ cùng nếp sống của gia đình cậu Chín Ngọt có thể được coi như là hình ảnh mẫu mực của giới địa chủ giàu tiền lắm của trong thời Pháp thuộc.

    Cạnh nhà cậu Chín Ngọt là một khoảng đất trống rồi đến nhà bà Năm Linh với vòng hàng rào bằng những dàn cây bông giấy gai gốc nhọn bén và những cụm hoa màu đỏ nở rộ phủ che lên tới nóc nhà. Người viết ít có dịp vào dòm ngó bên trong căn nhà nầy. Phía sau nhà bà Năm Linh là nhà cậu Tư Dần và dì Hai Của. Hai người nầy là chị em và cũng là em bạn dì của me. Cậu Tư Dần đi làm ở Sài Gòn nhưng chiều nào cũng say mèm khi quay về Thủ Thiêm. Dì Hai Của thì lãng tai cho nên khi nói chuyện với dì thì phải nói thật lớn dì mới hiểu ý để trả lời. Cậu Tư và dì Hai rất nghèo nhưng ăn ở rất hiền lành và được lòng với làng xóm

    Nơi cư trú của gia đình chúng tôi lúc đó là một căn phố cuối ở xóm trên, gần mé sông Sài Gòn, đối diện chếch xéo với nhà thờ Thủ Thiêm. Phía sau dãy phố nầy là một con đường đất đỏ chạy dài từ đầu cầu Ông Cậy, đánh vòng ngang xưởng tàu CARIC rồi nối đầu với con hương lộ phía trước mặt dãy phố. Phía đối diện với chúng tôi cũng là một dãy phố chạy song song với con hương lộ, và được tiếp nối bởi một kiến trúc 2 tầng dùng làm nhà xứ của linh mục họ đạo Thủ Thiêm. Lui về phía trong là nhà thờ Thủ Thiêm, cột tròn bằng cây gỏ mun đen, nóc lợp ngói đỏ, nền lót gạch tàu. Phần chu vi cung hành lễ được lát gạch bông. Hai bên là hai dãy ghế dài bằng cây có bệ quỳ cho tín đồ. Sát cung hành lễ có trải chiếu lác trên nền gạch cho học trò ngồi, quỳ trong những giờ đọc kinh hay hành lễ. Trước nhà thờ, phía tay mặt là lầu chuông và nhà bếp nấu ăn cho linh mục chính xứ.

    (Còn tiếp)

  2. #12
    (tiếp theo kỳ trước)

    Sát bên hong nhà thờ, đối diện với cổng vào xưởng CARIC là mộtcon hẻm rộng chạy dài ngang qua khỏi con rạch Ông Cậy và dẫn đến "đất thánh", nơi chôn cất những tín đồ Gia tô ở Thủ Thiêm. (Nhà thờ nầy hiện nay vẫn còn nhưng khu đất thánh hình như đã bị "người đời nay" xâm lấn gần hết để cất nhà ở).


    Ngày đó, hai bên lề con hương lộ của xóm trên, bắt đầu từ đầu cầu Ông Cậy, chạy ngang qua nhà thờ, lên đến chợ Thủ Thiêm có rất nhiều cầy bàng và cây mù u. Hột trái cây bàng lấy đá đập ra, ruột ăn cũng bùi như ăn hột điều. Hột mù u dầy võ, tròn giống như viên bi, có thể ép lấy dầu để đốt đèn gọilà đèn dầu mù u.


    Đặc biệt nhất là ngay bên ngoài vòng tường rào nhà xứ đạo có một cây thị to lớn rậm rạp, rễ dài mọc thòng từ các nhánh trên cao rũ xuống chấmsát mặt đất trong giống như một người đàn bà bỏ tóc xỏa đứng chận ngang lối đi của con lộ. Trái thị khi chín võ màu vàng, vị ngọt nhưng mùi thì thum thủm hơ ikhó ngữi với những người chưa quen ăn.


    Ở phía sau nhà chúng tôi, là một bãi đất bồi sìn lầy, um tùm cỏ lác và cây bình bát, mọc xen lẫn với những cây bần đước.


    Một cầu vệ sinh công cộng bằng gỗ 4 chỗ ngồi được dựng lên,chạy từ bờ con lộ đất đỏ ra xa ngoài bờ sông bằng một chiếc cầu ván đóng đinhvá víu tạm bợ. Sát cạnh cầu vệ sinh lộ thiên nầy là bến gỗ của hàng CARIC với những thân cây danh mộc ngâm nửa mình dưới lớp bùn đen xám xịt. Những khi nước ròng xuống thấp, lớp bùn dưới gầm cầu vệ sinh lộ lên tạo thành một vùng tiếp tế cho những con cá thòi lòi tung tăng, trường bò khắp nơi để tìm lương thực.


    Trái cây bình bát giống như quả mãn cầu xiêm và khi chính thì trở thành màu da cam, bên trong ruột lợ lợ, không chua, không ngọt.


    Thân cây bần đước dùng làm than nấu ăn rất tốt, gọi là than đước. Quả bần đước da màu xanh hình dạng giống như hai cái dĩa nhỏ úp mặt vàonhau, rất chua cho nên khi ăn thì phải ăn với muối bọt thật mặn.


    Hảng CARIC chiếm một diện tích bờ sông rộng lớn từ đầu nhàthờ chạy suốt lên đến bến đò trên, sát cạnh chợ Thủ Thiêm.


    Lúc nầy, phong trào kháng chiến chống Pháp nổi lên khắp nơi. Một đơn vị lính Lê Dương của Pháp được giao cho trấn nhậm vùng Thủ Thiêm. Chỉhuy của đơn vị nầy là một viên đội Pháp, được dân chúng Thủ Thiêm gọi là"ông đội Sáu." Sáu ở đây không phải là cái tên nhưng có thể là cấp bậc của kẻ chỉ huy. Đội Sáu trưng dụng nhà linh mục cai quan họ đạo Thủ Thiêm (thường được các tín đồ Gia Tô gọi là cha chính xứ) để làm tổng hành dinh. Không đầy một tuần lễ sau khi đến trấn nhậm, đội Sáu đã áp dụng cứng rắn lệnh giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng và đã đến gỏ cửa nhà ba mẹ để khám xét điều tra. Dù biết rằng trong nhà nầy có ba và chị Ba Thơ làm việc cho người Pháp ở Kho Bạc Sài Gòn, nhưng đội Sáu vẫn lục soát thẳng tay và sau đó thì hăm he dằn mặt đểthị uy.


    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 07:32 AM.

  3. #13
    (tiếp theo kỳ trước)

    Những ngày tháng kế tiếp sau đó là những ngày bố ráp, tìm bắt,bao bố nhìn mặt rồi bắn bỏ, thả trôi sông những người Việt chống Pháp mà không cần có toà án phán xét phân xử. Người Pháp có tiếng là văn minh và tôn trọng luậtPháp, nhưng là chỉ áp dụng cho riêng với kiều dân của họ và những người hợp táctrung thành với họ; đối "Việt Minh" thì cứ a lê hấp bắn bỏ khiến biếtbao nhiêu thường dân vô tội bị xử bắn hoặc treo cỗ oan ức vì những tên trùm baobố che mặt có hận thù cá nhân riêng tư với các nạn nhân.


    Người viết cho tới nay vẫn còn bị ám ảnh bởi một hành vi thảmsát tập thể người dân vô tội của đám lính đánh thuê lê dương thuộc quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương: hôm đó là chiều cuối tuần, chuyến phà sắt chót trongngày ở bếnđò tên đưa những người làm thuê làm mướn kể cả những người làm việc nơi các công sở của Pháp ở Sài Gòn vừa mới cặp bến phía chợ Thủ Thiêm sát với hàng CARIC trong khi một ghe đò nhỏ cũng đưa khách về Thủ Thiêm đang chèo chốngvới sóng nước vừa mới qua được quá nữa sông Sài Gòn. Nước ròng hay nước xuốngchảy khá mạnh, mực nước sát bờ sông rút xuống thật thấp khiến cho những thân cây dầu ngâm bùn dùng để đóng tàu của hãng CARIC nằm nhô lên hàng hàng lớp trơra như một đoàn cá voi bơi lạc vào bờ bị mắc cạn. Trên những thân cây ngâm bùn đó đứng lố nhố những tay súng lê dương miệng đang hò hét chỉ chõ về phía chiếcđò chèo: họ không cho chiếc đò vào gần bờ Thủ Thiêm vì đã quá giờ giới nghiêm ghe thuyền không còn được phép lai vảng trên sông. Chiếc đò chèo quay đầu ghe trở ra giữa dòng sông thì có tiếng súng đại liên từ một trong các tàu chiến Pháp từ bên bờ sông Sài Gòn bắn ra chận đầu không cho trở qua. Chiếc ghe hoang hốt quay đầu chèo xấn vào bên bờ sông phía Thủ Thiêm thì lại một tràng đạn trung liên đã bắn xối xả vào chiếc ghe, chiếc ghe quay vòng vòng theo dòng nước chảy nhanh vì không còn người giữ tay lái rồi lật úp: ít nhất có hơn 20 hành khách rớt xuống sông để tiếp tục được nhận lãnh nhửng viên đạn càn quét của đám lính lê dương đứng trên các thân cây ngâm bùn phía sau hãng CARIC. Không biết có bao nhiêu người chết và mất xác trong cuộc thảm sát nầy.



    (còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 07:36 AM.

  4. #14
    Hồi Ký . . .(tiếp theokỳ trước)
    Không được bao lâu, người Nhật xâm chiếm Đông Dương, rồi đòi thực dân Pháp phải để cho bọn họ vào Sài Gòn kiểm soát đủ thứ nhất là sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều loại tàu nhỏ bằng cây của Nhật đậu suốt dọc bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm.

    Bình thường, lính của họ ăn mặchơi lạ, dưới quần óng bó, trên mặt áo trận màu phân ngựa, vai mang súng trường,bên hông mang một chiếc gươm dài gần bằng cây chèo thuyền kéo lê gần sát mặt đất, đầu đội nón kết có một miếng vải che cổ phía sau.

    Hảng tàu CARIC của thực dân Pháp ra thời hạn đuổi hết những căn nhà ở sát bờ sông trong số đó có căn phố của Ba, Mẹ đang ở cùng với chị Tư Thi anh Năm Răn (Jean) và đứa con Út (người viết/Tư Lé Thiện) vì cho là phía thửa đất nầy thuộc quyền sở hữu của bọn họ. Mẹ âm thầm mướn người đắp một nền nhà bằng đất sình sát mặt bờ sông, dự định dựng một gian nhà lá gần chỗ cầu xí công cộng (như đã mô tả ở phần trên) cho gia đình có chỗ dung thân nhưng rồi cũng bị CARIC tịch biên khi nền nhà vừa mới cứng khô ráo nước. Rất may là lúc đó Ba được chính quyền Pháp cấp cho một căn phố bỏ hoang số 12 ở đường Frères Louis (sau đổi tên là đường Võ Tánh), đối diện trại lính Ô Ma (camp desMares, về sau trở thành trụ sở của Tổng Nha Cảnh Sát Công An trước năm 1975).

    Vào lúc nầy ở Sài Gòncó hai thứ lính ngoại quốc: thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, không biết ai là chủ thực sự của “Hòn Ngọc Viễn Đông”! Ba, chị Ba Thơ vẫn tiếp tục đi làm ở kho bạc Sàigon. Chị Tư Thi vẫn tiếp tục đi học nghề thêu kim chỉ. Vợ Chồng Chị Hai Đào dọn sang một căn phố ở đường Lucien Lacouture gần sát bên cổng xe lửa số 1 nằm trên đường Frère Louis. Sát cạnh nhà vợ chồng chị Hai Đào là nhà của nhạc sĩ Võ Đức Tuyết. Anh Năm Răn ̣JeanĐ ra bưng biệt tích một thời gian rồi bị một trong ba lực lượng vũ trang (Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo) bắt giữ đòi tiền chuộc. Mẹ lại phải lo toan cứu vớt đứa con trai lưulinh phóng túng, cứng đầu.

    Mẹ âm thầm lấy tiền - dấu riêng để phòng khi hữu sự xảy ra cho chồng con trong nhà-, lặn lội mướn một chiếcghe lớn có cột buồm gió và một ông chèo ghe ngược dòng sông Sài Gòn, xuyênngang qua cầu Bình Lợi lên miền Bình Dương-Lái Thiêu mua lại toàn bộ cột, kèo,cửa, gỗ, ngói . . . của một căn nhà đã bị sụp đỗ, chở về xóm dưới Thủ Thiêm, mướn thợ cất lại thành một căn nhà ba gian một chái, vách gạch, nền lát gạch bông , sát mặt con hương lộ, cách xa đầu cầu Ông Cậy khoảng 50 mét, mặt trước hướng thẳng sông Sài Gòn và bến đò dưới Thủ Thiêm.
    [IMG][/IMG]
    [/IMG]

    Ba thật có phước khi có một ngườivợ biết bôn ba lăn lóc lo toan chu toàn cho chồng, cho con. Thương mẹ lắm baơi!

    Rồi Hoa Kỳ đánh giặc với quân Nhật khắp nơi.

    quân Nhật bất ngờ đảo chánh quân Pháp và giam nhốt hầu hết quan binh Pháp ở Sài Gòn và khắp Đông Dương. Máy bay Mỹ bắt đầu dội bom lên SàiGòn và các vùng phụ cận. Máy bay Nhật dùng phi trường Tân Sơn Nhất để máy bay của họ cất cánh đi đánh phá các lãnh thổ vùng Đông Nam Á. Mỗi lần nghe có tiếng còi hụ báo động vang lên từ Sở cứu Hỏa phía bên kia sông Sài Gòn thì cả nhà ở Thủ Thiêm phải nhanh chóng chạy nhanh ra hầm trú ẩn phía sau nhà để tránh bôm đạn vô tình rơi không phải chỗ.


    Ngày 02/09/1945, quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng Minh.

    Qua đài phát thanh dân chúng ở Sài Gòn biết được ngoài Bắc Việt Minh đã cướp chính quyền, tuyên bố độc lập cho cả nước.

    Trong Nam kháng chiến Nam Bộ mở hội biểu tình ủng hộ ngày độc lập 02/09/1945 cùng chung với miền Bắc rồi chiếm giữ nhiều công sở ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định kể cả Kho Bạc và Ngân Hàng Đông Dương ở Sài Gòn.

    Quân ngoại nhập của thực dân Pháp giã dạng quân Anh vào Sài Gòn giải giới quân Nhật đầu hàng và nhờ có sự trợ giúp của quân Anh, tất cả tù binh Anh, Pháp, Úc, Hòa Lan do Nhật bắt giữ từ trước đều dược trả tự. Dinh Norodom ở đường Norodom và dinh Gia Long ở đường La Grandière lại phắp phới cờ tam tài xanh, trắng, đỏ của thực dân Pháp. Kế tiếp,người Anh cũng giao trả cho Pháp Bến Cảng Sài Gòn, xưởng sửa chữa tàu Ba Son,kho đạn ở đầu cầu Thị Nghè. Người Anh cũng ra lệnh cho hàng binh Nhật tạm thời giữ nhiệm vụ canh gát an ninh ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Sự thay ngôi đổi chủ nầy người viết biết được là nhờ có nhìn thấy nhiều nơi ở Sài Gòn khi thì kéo cờ đỏ sao vàng Việt Minh khi thì lại kéo cờ ba màu xanh, trắng đỏ của thực dân Pháp.

    Ngày 22/09/1945, quân Anh tiếp thu Khám Lớn Sài Gòn, thả tự do quân biệt kích Pháp bị Việt Minh Nam Bộ bắt giam ở đây. Tù binh Pháp được thả, tự động vũ trang rồi tràn ra khắp nơi ở Sài Gòn, chiếm tòa Thị Sảnh, của Việt Minh, chiếm sở Bưu Điện, Kho Bạc và tất cả cát đồn bót trong nội vi Sài Gòn.

    (còn tiếp)

    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 07:46 AM. Reason: chính tả

  5. #15

    (Tiếp theo kỳ trước)

    Cũng cần viết thêm là khi còn Xóm trên dãy nhà đối mặt với nhà của ba mẹ có một tiệm bán tạp hóa. Chủ tiệm cũng là chủ của dãy phố nầy.

    Căn phố số 5 là căn phố của gia đình chú Toàn, một người Bắc di cư từ năm 1945 bây giờ bí mật hoạt động cho Việt Minh nằm vùng ở Thủ Thiêm kể từ ngày có lệnh của Việt Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.Hoạt động của chú Toàn bị “bao bố trùm mặt gật đầu tố giác”, lính Lê Dương của đội Sáu bắt đem treo cổ trên kèo sắt nhà tôn chợ Thủ Thiêm. Chợ nầy nằm ngay đầu hảng tàu CARI và song song với con đường từ Giồng Ông Tố xuống tới cầu nổi bến phà Thủ Thiêm thường được gọi là bến đò trên.

    Bến phà đối diện phía bên kia sông Sài Gòn nằm kề cận với bộ chỉ huy quân đội Pháp và sát với một khu nhỏ có đặt 2 lòng súng trọng pháo mũi súng hướng về phía bờ sông Sài Gòn gần chợ Thủ Thiêm. Mỗi sáng, hai họng súng nầy phát ra hai tiếng nổ liên tục để báo cho dân chúng biết là đã tới giờ đi làm, không còn được làm biếng lăn lộn ngủ nướng nữa.

    Nhà thờ Thủ Thiêm ngày nay chỉ còn có lầu chuông đạp chân, nhà xứ của linh mục quản nhiệm và nhà bếp là có vẽ còn dáng nguyên thủy, phần còn lại toàn bộ nhà thờ thì đã được tân tạo vì nhà thờ cổ bắt đầu xiêu vẹo hư hỏng. Chính mắt người viết được mục kích công trình tân tạo nầy từ đầu nhưng lúc đó vẫn chưa được hoành tráng như ngày nay. Đặcbiệt là lầu chuông thì không phải dùng dây để kéo nhưng mỗi khi có lễ lạc hoặc tới giờ nguyện kính sáng, trưa, chiều, tối thì có “ông từ giữ nhà thờ” lên trên lầu đó để đạp chuông. Người viết cũng đã từng leo lên lầu đó để đạp chuông thế cho ông từ chỉ là vì ham vui mà không còn sợ nguy hiểm có thể trượt chân rớt xuống gảy xương vỡ óc. Nếu quý vị nào đã được nhìn thấy Lăng Cha Cả ở Tân Sơn nhứt thuở trước ngày 30/04/1975 thì cấu trúc nhà thờ cổ Thủ Thiêm cũng có những vật liệu và hình dạng xây cất tương tựa như thế.

    Hồi đó, trường Nam tiểu học nằm trên đường hẽm đấp đất đi vào đất thánh. Các bà phước Thủ Thiêm thì rất là châm phương khi thi hành chức nhiệm cao cả gỏ đầu trẻ cho nên học sinh dễ bị ăn roi mây nếu mấy bà thấy giáo đi tu nầy bị học trò chọc giận. Lớn lên kể lại điều nầy có người góp ý rằng chắc là bị dồn nén tâm sinh lý nên trúc giận lên hai bờ mông "no tròn" của đám con nít học sinh. Trường Nam có hai lớp chính bậc tiểu học đồng thời chuẩn bị cho các học sinh Nam rước lễ vỡ lòng và thêm sức theo nghi lễ Kitô giáo. Dì Hai Nhật lớp dưới trường Nam hơi quá nghiêm, cho nên đứa nào cũng sợ; không có đứa nào khỏi được dì Hai Nhật “bà chằng” ban tặng roi mây. Ngược lại khi qua lớp trên với dì Sáu Vui thì các trò Nam rất vui thích thoải mái bởi vì Dì Sáu Vui dễ thương và hiền như ma sơ. Học trò trường Nam cấm léo hánh qua trường nữ. Chắc sợ mấy cậu học trò nam con nít sang dụ giỗ mấy trò nữ trẽ con đi đánh đáo chăng?
    *
    Sau nầy khi người viết lớn khôn sắp tới tuổi đi lính thì được Ba thuật chuyện kể lại rằng: trước đó không lâu, Nhật Bản tuyên bố với vua trẻ Bảo Đại là trao Độc Lập cho Việt Namn nhưng họ vẫn trực tiếp chỉ huy thực tế nền cai trị: ở Sài Gòn thì Thống đốc Nhậtcầm quyền chính thay Thống Đốc Pháp ở Nam Kỳ. Trung Kỳ có Khâm Sứ Nhật. Bắc Kỳ,có Thống sứ Nhật. Mỗi tỉnh một viên Công Sứ Nhật.

    Bọn Nhật trực dụng toàn bộ cơcấu kinh tế để khai thác bốc lột.
    – Bắt dân ta bỏ cấy lúa, trồng đay, trồng gai cho chúng dùng khiến cho người dân ở Bắc Kỳ không đủ gạo ăn, chết đói hàng triệu người.– Các sở hầm mỏ hoặc bị tước đoạt quyền khai thác , sản xuất ra bao nhiêu, đều bị tàu chỡ hàng của Nhật mang về mẫu quốc– Xe cộ, nhà cửa của dân chúng bị trưng dụng cho quân phiệt Nhật.

    Giữa hoàn cảnh ấy, vua trẻ Bảo Đại chỉ định thầy giáo Trần Trọng Kim thành lập Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Cờ Vàng Quốc Gia Việt Nam xuất hiện từ lúc nầy. Bài nhạc và lời Tiếng GọiThanh Niên do Lưu Hữu Phước sáng tác được dùng làm Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam thống nhất Nam-Trung-Bắc.

    –– Chương trình giáo dục mới được áp dụng. Tiếng Việt Nam làm căn bản của nền Tiểu Học và Trung Học.
    – Những quan lại tham nhũng bị loại bỏ khỏi thành phần chính phủ mới.
    - Ở Bắc Bộ: chính quyền quốc gia tích cực chống nạn đói, lập ban Cứu Tế, cải tổ ngạch quan lại, phá bỏ những hình tượng bằng đồng trong thành phố Hà Nội, nhằm xóa bỏ vết tích nền thốngtrị của thực dân Pháp.
    – Ở Trung Bộ: chính quyền quốc gia tổ chức Thanh Niên Tiền Tuyến và Thanh Niên Xã Hội.
    – Ở Nam Bộ: chính quyền quốc gia thành lập Thanh Niên Tiền Phong, tổ chức tải gạo cứu tế cho đồng bào Trung, Bắc.

    Trong lúc chính phủ quốc gia của thủ tướng Trần Trọng Kim đang cố gắng thương lượng với quân phiệt Nhật để dành lấy tự chủ thực tế thì phong trào Việt Minh nổ bùng. Trước hoạt động mạnh bạo của các đội võ trang tuyên truyền Việt Minh, trước hành vi, tổ chức khôn khéo của các cán bộ Việt Minh, đồng thời bị đè nén, chèn ép, kiểm soát bởi quyền lực cũa quân phiệt Nhật, và cũng chưa được đa số quần chúng Việt Nam hậu thuẫn, lại thiếu phương tiện vật chất để sinh hoạt chính quyền, thủ tướng Trần TrọngKim phải xin vua trẻ Bảo Đại cho phép từ chức.
    Chính quyền chính thức chuyển qua tay Việt Minh ngày 19.8.1945.

    Ngày 22/09/1945, quânAnh tiếp thu Khám Lớn Sài Gòn, thả tự do quân biệt kích Pháp bị Việt Minh Nam Bộbắt giam ở đây. Tù binh Pháp được thả, tự động vũ trang rồi tràn ra khắp nơi ởSài Gòn, chiếm tòa Thị Sảnh, của Việt Minh, chiếm sở Bưu Điện, Kho Bạc và tất cảcát đồn bót trong nội vi Sài Gòn. (như đã viết ở phần trước).

    *Mùa Thu rồi ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…

    Mặc dù đại diện Việt Minh ở Bắc Bộ cản ngăn, lãnh tụ Việt Minh trong Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ quyết định dấy động ngay cuộc kháng chiến chống Pháp, cho đoàn Thanh Niên Tiền Phong đi rảitruyền đơn kêu gọi toàn dân Nam Bộ nổi dậy đánh Pháp, không làm việc, không đi lính cho Pháp, không đưa đường, không báo tin cho, không bán lương thực cho Pháp, đốt sạch cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp, biến Sài Gòn thành đồng không nhà trống. Lệnh tản cư của Việt Minh đưa ra: tất cả đàn bà,con gái, ông cụ, bà già, con nít đều phải rời thành phố Sài Gòn về miền quê tị nạn. Đàn ông, trai tráng phải ở lại Sài Gòn tham gia đánh Pháp. Có nhiều cuộc đụng độ nổ súng giữa dân quân tự vệ của Việt Minh và quân Pháp trên các đường phốSài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn . . . Nhiều kiều dân Pháp bị mất tích hay bị giết hại ở khu bến cảng Sài Gòn. Nhà máy điện Chợ Quán bị phá hoại, chợ Bến Thành bị phóng lửa, một chung cư người Pháp ở Tân Định bị tấn công gây thương vong hàng trăm thường dân Pháp kiều hoặc lai Pháp-Việt. Quân Nhật làm ngơ mặc kệ, không thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự theo lệnh giao phó của chỉ huy trưởngquân giải giới Anh ở Sài Gòn.

    (Còn tiếp)

    Di tản lên Tân Qui/Lái Thiêu
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 07:51 AM.

  6. #16
    (tiếp theo kỳ trước)


    Cả nhà di tản lên LáiThiêu ngoại trừ Ba, vợ chồng chị Hai Đào và chồng sắp cưới của chị Ba Thơ ở lại thành phố. Người viết đến nay cũng chưa biết tại sao lại di tản lên Lái Thiêu mà không đi chỗ khác. Ba Mẹ quen biết dì Mười Huê ở Lái Thiêu từ hồi nào mà bây giờ cả nhà lên trú ngụ ở nhà người ta tại xã Bình Nhâm/Lái Thiêu? Dì mười Huê có chồng tên là Huê nên mới gọi là dì Mười Huê, còn nhũ danh là gì thì không rõ. Nhà dì Mười đồ sộ cơ ngơi, tọa lạc giữa lòng một vườn cây sầu riêng rộng lớn thuộc giống nhập cảng từ Penang/ Mã Lai.

    Những ngày chung đậu ở nhà Dì Mười,ngày đêm hễ nghe thấy có tiếng trái sầu riêng rụng xuống thì
    người viết và đứa con trai của dì Mười, cùng lứa tuổi, mỗi đứa chụp lên đầu một cái nồi đất sét nung giống như lính ra trận đội mũ sắt để che đạn rồi chạy xong ra ngoài vườn thật nhanh để giành giựt mấy trái sầu riêng rụng với mấy con chó của gia đình dì Mười. Chó sao lại thích ăn sầu riêng. Phải chăng mùi sầu riêng thum thủm giốngnhư mùi phân người cho nên chó mới chiếu cố đậm đà đến mấy trái sầu riêng?

    Mẹ dắt đứa con trai Út (TL) đi trước lên Lái Thiêu, tạm trú ờ nhà dì Mười Huê rồi sau đó mướn một mãnh đất đối diện và cách nhà dì Mười một con mương dẫn nước nhỏ, dựng tạm một căn nhàt ranh vách lá rồi mới nhắn tin gọi chị Ba Thơ, chị Tư Thi, và anh Năm Tâm lên sau, dắt theo con chó Minô.

    Khi cường độ càn quét của quân binh Pháp lên cao điểm, toàn bộ Việt Minh ở Sài Gòn phải rút lui hết ra bưng. Ba cũng phải bỏ Sài Gòn chạy lên Lái Thiêu với Gia đình. Nhà ở Thủ Thiêm cửa đóng then cài, giao cho vợ chồng chú Tư Lùn trông giữ. Hai vợ chồng Chú Tư không có nhà cửa riêng, được cho cư ngụ khỏi trả tiền thuê mướn tại một cái chòi nhỏ cất vá víu sát đầu chái nhà sau. Bù lại, chú Tư Lùn vừa là quản gia vừa là kẻ trông nôm việc bảo trì căn nhà của Mẹ, Người viết cũng không rõ nhờ đâu mà Mẹ moi móc ra được một người quản gia trung thành và rất được việc như thế.

    Vào lúc đó, người viết chỉ là một đứa con nít 10 tuổi, ngơ ngơ ngáo, có biết ất giáp gì về "chính chị chính em", nhưng bây giờ phải viết lại những sử cố đã xảy ra vào lúc đó qua lời Ba thuật lại và sau nầy được đọc thêm rất nhiều tài tài liệu sách vỡ, cho nên việc chèn thêm vào hồi ức của mình những chuyện có thật xảy ra trong thời thơ ấu cũng không đến nỗi vô ich cho những ai muốn biết sơ qua về một giai đoạn lịch sử nào đó của nước nhà nhất là ở Sài Gòn.

    (còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 07:53 AM.

  7. #17
    Hồi Ký...... (tiếp theo)

    Trong căn nhà lá chật hẹp ở Lái Thiêu, gia đình chỉ có hai chiếc giường tre, một để cho Ba vì chưa quen nước quen cái, không chịu nổi muỗi mồng cho nên bị ngã bệnh sốt rét rừng nằm liệt một chỗ. Chiếc giường kia thì để cho mẹ và đứa con trai Út. Các chị và anh Năm trải đệm lát nằm đất. Nhà túng hụt mọi mặt, thực phẩm khan hiếm không có để mà mua. Tội nghiệp cho anh Năm Răn, ngày ngày vát nôm, vợt lưới ra các khoảnh ruộng hoang hoặc ao, rạch quanh xóm để mò cua bắt cá mang về bồi dưỡng cho Ba và cả nhà. Khi đội du kích VM gọi dân chúng đi hội họp thì cũng chỉ có anh Năm đại diện lên nơi đình làng.

    Mẹ đã dự trữ sẵn hai lu nhỏ mắm ruốc để ăn kèm với cơm hay ủ thành nước mắm. Thức ăn thường nhật là muối đậu phọng trộn thêm ít đường mía thô. Người Nam Bộ không quen ăn muối mè với cơm nhưng ăn muối mè với nhiều thứ xôi nếp. Nếu thỉnh thoảng có món ăn đặc biệt thì chỉ có Ba và đứa con Út được ưu tiên.Trước sân nhà, Mẹ trồng một vườn rau ngò ôm, huế và những cây ớt tím trái tròn. Nhà ở gần một lo ép bún sợi và làm bánh bò. Mẹ thường bảo chị Ba Thơ sang lò mua bún mang về cho nhà ăn đổi món với mắm ruốc và rau thơm trồng trước nhà. Người viết thương lân la để xem người ta ép bún làm sao: người ta nhồi bột gạo, ngắt ra từng cụt lớn cỡ cái tô đựng canh rồi nhồi vào vào khuôn bún. Khuôn bún thường làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khuôn có một miếng kim loại đục các lỗ tròn. Ép vắt bún thường được thực hiện bằng cánh tay đòn để nén bột trong khuôn qua các lỗ. Bột chảy đều qua các lỗ khi khuôn bị vặn, nén, tạo thành sợi bún, rơi xuống nồi nước sôi đặt sẵn dưới khuôn. Sợi bún được luộc trong nồi nước sôi khoảng vài ba phút, được vớt sang tráng nhanh trong nồi nước sạch, nguội để sợi bún không bị bết dính vào nhau. Kế đến là dùng tay vắt thành con bún, Bún thành phẩm được đặt trên các thúng tre có lót sẵn lá chuối, hong khô và ủ trước khi đem ra chợ bán. Người ép bột bún đứng đạp cán ép bột giống như vị thế của người giã gạo bằng cối chày đạp chân.

    Có 3 kỹ niệm sâu sắc nhất của người viết trong giai đoạn nầy:

    Kỹ niệm thứ nhứt: đứa con trai Út (TL) xin tiền Mẹ mua một mâm bánh bò để đi rao bán quanh xóm kiếm tiền. Người quanh xóm thấy xót thương cho thằng nhỏ bán bánh cho nên mâm bánh chỉ còn 4, 5 cái gọi là phần tiền lời.Thằng nhỏ thấy đủ vốn không cần bán tiếp, lựa một bóng mát cây chôm chôm, ngồi xuống rồi thủ tiêu hết phần bánh bò còn lại vào bụng!

    Kỹ niệm thứ hai là chiếc cầu Vòng Lái Thiêu.

    Có lần người viết được Mẹ dắt đi đâu đó, có lẽ là Mẹ muốn qua chợ Lái Thiêu. Trên đường đi, nằm la liệt những thân cây dầu do Việt Minh đốn ngã từ hai bên vệ đường để gây trở ngại lưu thông của quân binh thực dân Pháp có ý đồ thực hiện các cuộc càn quét lùng bắt vào miệt bưng. Cứ cách năm, mười mét thì lại có một thân cây dầu to lớn nằm chắn ngang mặt đường. Đi hết đoạn đường đến đầu cầu võng thì người viết hết hơi, làm biếng không muốn đi tiếp. Mẹ khuyên dụ hồi lâu, người viết mới chịu bước lên chiếc cầu lót ván ọp ẹp, gặp ghềnh. Thằng nhỏ run sợ ôm ghì mẹ không chịu tiếp tục cất bước và mẹ đành phải quay về. Chiếc cầu vòng nầy đứng xa nhìn giống như một cái vỏng treo ngang qua một con sông nhỏ nhưng hồi đó người viết không biết tên của nhánh sông nầy gọi là sông gì mà cũng không biết tên của chiếc cầu . Sau nầy, khi lớn lên,khi đã biết dẫn đưa bạn gái về Lái Thiêu ngoạn cảnh và ăn trái cây thì cây Cầu vòng Lái Thiêu nầy không còn thấy đâu nữa. Bây giờ qua hình ảnh báo chí và mạng Internet thì mới biết chiếc cầu đo có tên là cầu Phú Long/Lài Thiêu.
    .[IMG][/IMG]
    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 07:57 AM. Reason: chính tả

  8. #18
    Hồi ký... (Tiếp theo)

    Kỹ niệm thứ ba:
    Việt Minh ra lệnh giết chó vì sợ chó sủa sẽ giúp quân địch phát hiện du kích Việt Minh di hành công tác ban đêm. Anh Năm Răn đưa con chó Minô lên đình làng, giao cho đoàn cán bộ chỉ huy Việt Minh đang hội hợp ở đó. Chị Ba , Chị Tư, và Mẹ khóc sướt mướt. Thằng nhỏ (TL) khóc tỉ tê đi theo anh Năm lên đình làng. Thằng nhỏ thấy con Minô khóc! Hết nhìn anh Năm rồi lại nhìn thằng nhỏ như van xin cầu cứu. Người ta lấy búa nện thẳng vào đầu Minô. Mino sụm hai chân trước như sụp lạy anh Năm để giã biệt, lưỡi lòi ra, thân ngã sang một bên tắt thở mang theo tiếng khóc ấm ức của thằng nhỏ. Minô bị người ta xẻ thịt chia nhau. Anh Năm được một phần thịt sườn của Minô mang về nhà bồi dưỡng cho Ba và cả nhà nhưng chẳng có ai chiếu cốn goại trừ anh Năm.

    Kể từ ngày 25/10/1945,Sài Gòn không còn bị vây hãm bởi quân Việt Minh kháng chiến Nam Bộ. Kế tiếp , quân Pháp bình định các vùng miền Đông Sài Gòn và lần lược tái chiếm các tỉnht hành ở miền Tây, Mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ bị tan nát sụp đỗ, tàn quân phải rút lui vào các mật khu lớn như chiến Khu D ở phía Đông Bắc Sài Gòn, chiến Khu Đồng Tháp Mười ở miền Tây, Pháp kêu gọi các công chức, quân binh trước kia dưới chế độ bảo hộ của Pháp hồi cư tiếp tục làm việc như xưa. Khi tản cư dã khó, muốn hồi cư để về làm việc cho người Pháp thì càng khó hơn bởi vì nếu VM biết được thì đi mò tôm dưới đáy sông là cái chắc tức là bị cột một phiến đá nặng vào cổ, cột tay, trói chân rồi đem quăng xuống sông, đỡ tốn hao súng đạn, khỏi tốn sức đào hố chôn xác.

    Lúc nầy chị Ba Thơ đã lập gia đình. Chồng của chị cũng là một thư ký chính ngạch ở Kho Bạc Sài Gòn. Hai vợ chồng, mướn một căn phòng nhỏ mặt tiền số 12 đường Hamelin /Hồ Văn Ngà gần Chợ Bến Thành Sài Gòn, đối diện với bên dinh cơ đồ sộ của Hui Bòn Hỏa (nhà Chú Hỏa), kín cổng, cao tường, cổng sắt ra vào xoay ra hướng đường Alsace Loraine/Phó ĐứcChính. Còn vợ chồng chị Hai Đào thì mướn một căn nhà ở đường Lucien La Couture, sát cạnh nhà nhạc sĩ Võ Đức Tuyết và cạnh đường rầy xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho, gần cổng xe lửa số 1 trên đường Frère Louis/Võ Tánh.

    Chỉ có Ba, Mẹ, chị TưThi và anh Năm (Jean)/Tâm )trở về Thủ Thiêm, người viết được gửi ở nhà vợ chồng chị Hai Đào để tiếp tục đi học lớp nhì hỗn hợp nam nữ tại trường dì phước trong khuôn viên nhà thờ Huyện Sỹ. Học chung cùng lớp có người con gái em vợ của nhạc sĩ Võ Đức Tuyết nhà ở sát liền với nhà của vợ chồng anh chị Hai Đào đang mướn ở. Người con gái nầy thật trong trắng, thùy mị dễ thương và đạo hạnh, nhưng nàng tên gì thì bây giờ người viết không còn nhớ được chỉ biết là hai đứa rất khắng khích rất hạp ý nhau và người con gái nầy chính là mối tình đầu đời vương vấn nhưng rất trong sạch của người viết. Thật hết nói! Mới có mười tuổi đầu mà đã đa tình yêu thầm trộm nhớ một người con gái. Rồi vợ chồng anh chị Hai Đào mua được một căn nhà nơi Xóm Đạo ở hai góc đường Duranton (sau nầy là đường Bùi Thị Xuân) và đườngLéon Combes (Sương Nguyệt Anh). Hai đứa xa nhau kể từ đó nhưng vẫn gặp nhau cho đến khi học hết lớp nhì. Lúc gặp nhau lần cuối, khi vợ chồng anh chị Hai Đào dọn nhà qua xóm đạo, nàng đã khóc, run rẩy cầm chặt tay người viết lần đầu tiên kể từ khi quen nhau đến nay. Da thịt trinh nguyên va chạm vào người con trai ngơ ngơ ngáo ngáo như luồn điện sấm sét len mạnh rần rậc khắp châu thân. Người con trai bàn hoàng muốn ôm ghì người ta vào lòng đặt một một nụ hôn tình ái đầu đời rồi thì thầm nói “tui thương em . . .” nhưng đúng là con gà chết nhát gan để bây giờ nghĩ lại tại sao lúc đó mình ngu quá không làm như thế để nuối tiếc vẩn vơ! Thương người thật là thương nhưng tên của người người viết không còn nhớ, thật là bất nghĩa, đoản hậu! Mối tình đầu đời của người viết là như vậy đó!

    (còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 08:02 AM.

  9. #19
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Vợ chồng Chị Hai Đào đixe lửa ra Nha Trang thăm viếng mẹ chồng ở xóm lưới gần Hòn Chồng, kè thêm ngườiviết đi theo. Ở Nha Trang được vài ngày, người viết giận hờn người anh rễ văngtục chửi thề nên bỏ đi, một mình leo lên xe lửa trở về Sài Gòn, về thẳng ThủThiêm. Mẹ và chị Tư Thi thấy người viết xuất hiện đột ngột thì hồn vía lên mâyvì cứ ngỡ rằng người viết đang ở ngoài Nha Trang với vợ chồng anh chị Hai Đào.Đứa con trai Út của Ba, của Mẹ bắt đầu có mầm móng “nổi loạn” rồi đó nhất là khi nó bị người lớn ăn hiếp, đối xử bất công!

    Từ đầu năm 1946, thựcdân Pháp tăng cường càng quét Việt Minh khắp nơi nhất là tại những vùng mà banngày thì Pháp làm chủ, tối đến thì đến phiên Việt Minh hiện ra quậy phá. ThủThiêm cũng ở trong tình cảnh như thế. Ban ngày, quân Bắc Phi đánh thuê trên đồn Pháp đóng ở xóm trên xuất quân càn quét truy lùng du kích Việt Minh nằm vùng,mang theo một tên Việt gian“bao bố nhìn mặt” đễ gật đầu chỉ điểm những người bị bố ráp bắt giữ đứng xếp hàng đọc trên con hương lộ phía chợ Cây Bàng xóm dưới, người nào bị bao bố gật đầu thì rất ít hy vọng thoát khỏi cảnh bị lính Tây đem lên cầu Ông Cậy bắn bỏ ngay rồi xô xác xuống sông Sài Gòn. Nhiều kẻ gọi là “kẻ thù cá nhân” của những tên đội bao bố đã bị chết oan vì thực tế họ không phải là Việt Minh. Đêm đến, thì các tổ du kích Việt Minh ở xóm dưới lại hiện ra, lên cầu Ông Cậy bắn một vài phát súng tạch đùng về hướng đồn bót quân Pháp ở xóm trên rồi lại biến đi, trong khi lính trong đồn binh Pháp cũng trả đũa bắn súng liên thanh xối xả về hướng cầu Ông Cậy để rồi sáng tinh sương hôm sau quân Pháp lại kéo xuống bố ráp, cho bao bố chỉ điểm nhìn mặt. Về đêm, cả gia đình người viết thường trải chiếu nằm ngủ dưới gầm giường cho chắc ăn, vì sợ tai họa súng đạn vô tình của hai bên.

    Rồi một buổi tối khuya,Việt Minh gõ cửa nhà. Mẹ ra mở cửa. Họ “mời” ba vào sâu trong ruộng để học tậpcái gì đó. Chị Tư, Anh Năm năn nỉ xin đi thay ba nhưng họ không chịu, cặp kè ba rồi dẫn đi trong bóng đêm dày đặt. Bặt vô âm tính mấy ngày thì họ thả ba về! Hú hồn, hú vía! Cứ tưởng rằng ba đả bị họ cho đi mò tôm dưới lòng sông Sài Gòn rồi chớ.. Họ bắt ba thề không được trở lại làm việc cho Tây ở Kho Bạc Sài Gòn . Vậy là không thể ở Thủ Thiêm được nữa.Vợ chồng chị Thơ đành phải mướn thêm một căn phòng ăn thông sát liền phía sau chỗ ở của hai vợ chồng để Ba, Mẹ, chị Tư Thi, anh Năm và người viết tạm trú. Phía sau chỗ ở của vợ chồng chị Ba Thơ là vài căn phòng ngủ khác để cho thuê mướn dài hạn và nhiều phòng ngủ nhỏ để phục vụ tính giờ cho khách làng chơi vào hú hí với gái ăn sương. Cảnh tượng những nàng kiều bán dâm tỉnh bơ trần truồng sau khi đi khách ra sàn nước xàichung cho những căn phòng cho thuê ở số 10-12 đường Hamelin để rửa rái vệ sinh tạo ra một sự tò mò lén lút ngắm nhìn “thường xuyên” cho đứa con trai 10 tuổi.

    Dọc theo đường Hamelin là bến đậu của những chiếc xe “traction” màu đen thường gọi là bến xe“location” chở khách tuyến đường Sài Gòn - Chợ Lớn nếu họ không muốn đi xe điện hoặc xe buýt Sài Gòn-Chợ Lớn ì à ì ạch ngừng tới ngừng lui hết nhà ga nầy tới nhà ga khác. Cạnh bên phòng trọ của vợ chồng chị Ba Thơ là một hiệu tân trang đắp vá võ xe hơi cũ và một tiệm tân trang lợp ghế nệm xe hơi. Con gái của bà chủ phòng ngũ có tên thường gọi là Bé, hơi chói tai một chút nhưng không xấu mà cũng không đẹp mấy và mặc dù mình mẩy cũng còn trẻ con nhưng không biết vì sao lại “khoái” người viết và có nhiều lần rủ rê người viết lên băng ghế sau của mấy chiếc xe đậu chờ ngày đêm chờ đến lượt lợp ghế xe để đùa giởn tay chân múa mái. Con nít mới lớn đâu biết mô tê gì để có thể giở trò cho đúng mức mà cô con gái đòi hỏi! Nhưng đây cũng là một kỹ niệm đầu đời biết hơi hám của một người con gái tuổi đời chưa tới thời kỳ “gái thập tam, nam thập lục”, không biết có còn nguyên…hay không? Phải chăng cô con gái nầy thường xuyên nhìn thấy ong bướm ra vào phòng ngũ phơi bày tênh hênh cho nên mới già trước tuổi 13? Tuy vậy, cho dù là còn con nít nhưng người viết cũng đã biết mơ màng vấn vương hai cô con gái người Việt lai Pháp ở ngay đầu đường Reims /sau đổi là Lê Công Kiều. Trớ trêu là cô em lạixiêu (siêu?) lòng nhiều hơn trong khi người viết lại thờ thẩn sâu đậm với cô chị. Nghe Ba kể lại thì ngày xưa, đường nầy chỉ là một con hẻm nhỏ, năm 1920, chínhquyền Pháp mở rộng và đặt tên là đường Reims. Sau nầy, kể từ năm 1955, chínhquyền Sài Gòn đổi thành Lê Công Kiều, tên của một đốc binh thời phong trào CầnVương chống Pháp và con đường giữ tên này cho đến bây giờ. Vào thời điểm 1945, quân Bắc Phi của thực dân Pháp sang đồn trú ở quanh vùng Sài Gòn, Gia Định, ChợLớn rất đông và những căn phố tầng trệt ở đường Reims trở thành những quán lều rượu chè, gái điếm cho đám quân Bắc Phi nầy xã hơi, nhậu nhẹt. Mỗi chiều thứ bảy và suốt ngày chúa nhật thì những quán quán lều nầy vang lên in ỏi những bài nhạc loại nhảy lắc bụng và mong của những người đàn bà miền Trung Đông và Bắc Phi.

    Tầng lầu gốc đường Hamelin-Reims ăn thông ra đại lộ De Lasomme/Hàm Nghi là cơ ngơi của nhà hàngkhiêu vũ trường Tabarin (?) nơi có nhạc sĩ đánh trống Huỳnh Anh và dàn nhạckhiêu vũ Võ Đức Tuyết phục vụ hằng đêm.

    Lúc nầy hình như là anh Năm Răn (Jean) bỏ học ra bưng theo Việt Minh, Chị Tư Thi thì thất nghiệp, người cứ ủ rũ sầu bi, chỉ còn biết chui rút trong nhà cùng với mẹ lo việc cơm nước giặcgiũ hầu hạ cho Ba và thằng em Út. Chị cũng tiếp tục đi học …thêu thùa vì ngán đi học văn hóa để có bằng cấp làm công chức cho người Pháp.(còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-03-2019 at 05:25 PM.

  10. #20
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Một thời gian sau khi hồi cư, vào thời biểu mà cả nước Việt Nam vừa là của Tây, vừa là của Việt Minh lại vừa là của một Quốc Gia Việt Nam còn lẩn quẫn trong cái gọi là “độc lập trong Liên Hiệp Pháp”, Ba và vợ chồng Chị Ba Thơ lại phải trở ra “trình diện “để được đi làm lại ở “Kho Bạc Sài Gòn” nay được đổi tên cho có vẽ độc lập hơn gọi là Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn của Quốc Gia Việt Nam nhưng vẫn do mấy ông An nam mít dân Tây nấm giữ những chức vụ chóp bu từ hàng Tổng Giám Đốc xuống cho đến hàng chánh sở hoặc trưởng phòng, Thủ quỹ v.v… Văn thư giấy tờ vẫn còn dùng chữ Tây và lâu lâu xen kẻ một vài giấy tờ bằng tiếng Việt ba rọi!

    Rồi vợ chồng anh chị Ba Thơ mua được căn nhà ngói vách ván trong một ngõ hẽm lớn gần trường Mỹ Nghệ Gia Định.

    Ba, Mẹ lại trở về Thủ Thiêm. Mẹ phải hốt hụi để sắm thêm một chiếc ghe nhỏ có mui che nắng mưa, có đóng ván sạp để nằm, ngồi trong lòg ghe. Ban ngày cột ghe ở bến đò dưới gần cột cờ Thủ Ngữ phía bên kia sông Sài Gòn chung đụng với nhiều chiếc ghe nhỏ khác. Chạn vạn tối, Ba Mẹ đi đò dưới sang ngủ trên chiếc ghe “tị nạn VM” của mình ở bến sông Sài Gòn. Sáng Ba đi bộ đến Tổng Ngân Khó, 12 giờ trưa về Thủ Thiêm nghĩ trưa rồi lại đi đò trở qua Sài Gòn đi làm đến chiều về Thủ Thiêm ăn cơm chiều, vệ sinh, tắm rửa rồi hai ông bà lại lục đục đi đò sang bên kia sông để ngủ ghe. Lúc nầy Mẹ tỏ ra phiền muộn, sầu bi vì Ba bắt đầu mê cờ bạc nơi sòng bái Kim Chung ở miệt Cầu Ông Lãnh đến mức Ba phải vai nợ “Chà Và” xanh xít đít đui (Cinq- six, dix- douze tức là nợ vai trả lãi 12 phân lời mỗi tháng).

    Thông cảm và e ngại dùm cho hoàn cảnh của Ba đang ở trong vùng bất an chỉ cách Sài Gòn có một con sông, mấy ông Tây mũi toẹt đầu sỏ ở Tổng Ngân Khố ban phát cho Ba một ân sủng đặc biệt: cấp cho một cái “thum”, loại phòng trọ để cho các người hầu hạ, nấu ăn giặc ủi, dọn dẹp của những mấy ông Tây bự nấm quyền điều khiển Kho bạc ngày trước cư ngụ trên các tầng lầu cao của cơ ngơi Kho Bạc Sài Gòn nầy. Có nhiều nhân viên khác cũng được cấp loại nhà ở như Ba trong “chung cư Kho Bạc”nhưng lớn và khang trang hơn. Nhà của Ba chỉ có một phòng ngủ và cái nhà bếp chung với nhà tắm. Còn đi vệ sinh thì có cầu vệ sinh chung cho tất cả các nhân viên trung cấp và hạng thư ký quèn xử dụng. Căn nhà Thủ Thiêm thì cửa đóng , then gày, giao cho vợ chồng chú Tư Lùng chăm sóc và quản lý.

    Chỉ có Ba , Mẹ dọn về chung cư Tổng Ngân Khố Sài Gòn. Thằng Út TL và chị Tư Thi thì được gửi ở vào nhà vợ chồng chi Ba Thơ ở Gia Định với một lý do đơn giản là Ba bị nợ nầng cờ bạc tứ văng, Mẹ không thể cán đáng nỗi chị Tư Thi và Thằng Út TL. Hai vợ chồng chị Ba Thơ đã sắm được một chiếc Vespa sáng đi làm ờ Sài Gòn, trưa về nhà ăn và nghĩ trưa ở Gia Định rồi lại trở ra Sài Gòn đi làm tới chiều mới về nhà. Chị Tư Thi trông coi nhà cửa còn TL thì được xin cho học ở trường tiểu học Gia Định.
    I tuổTrong nhà vợ chồnng Chị Ba Thơ cũng có một người đàn ông tên là Song, Năm Song, tuổi lớn hơn chị Tư Thi một chút, rất bảnh trai, miệng ăn nói rất dẽo, nhẹ nhàng. Không biết chồng chị Ba Thơ quen biết với người đàn ông nầy từ đâu, như thế nào và tại sao lại được cư trú chung đụng trong nhà nầy. Trước kia, khi Vợ chồng chị Ba Thơ còn ở tại số nhà 12 đường Hamelin (Hồ Văn Ngà), TL đã từng thấy người đàn ông trai trẻ nầy một vài lần. Lần cuối cùng gặp mặt ở đó khi anh ta mang cô em gái ngang tuổi với thằng Út, rất đẹp, gửi gắm để vợ chồng chị Ba Thơ đùm bọc sai khiến trông nôm nhà cửa. Tên cô bé là Đồng. Thằng Út cũng đã phải thơ thẩn vấn vương với cô bé Đồng đẹp xinh mơn mởn nầy nhưng sau đó một thời gian thì lại quay về quê biền biệt.

    Trở lại người thanh niên Năm Song, anh ta chuyên đi chợ mua sắm bếp núc, nấu nướng cho cả nhà ở Gia Định, có thêm người phụ bếp là chị Tư Thi.

    (Còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:54 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh