Register
Page 3 of 19 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 189
  1. #21
    (Hồi Ký... tiếp theo)


    Nơi căn nhà ở Gia Định nầy có hai chuyện tình- không phải chuyện tình của TL – nhưng rất khó phai mờ trong tâm khảm của TL.
    Chuyện tình thứ nhất: đó là mối tình thầm kính của một người bạn đồng nghiệp của vợ chồng chị Ba Thơ ở Tổng Nha Ngân Khố. Người nầy tên là Lợi, một thư ký công nhật “muôn năm”vì không thể vượt qua được vô số kỳ thi vào ngạch “thông phán kho bạc (thư ký chánh ngạch). Anh ta yêu thầm chị Ba Thơ mặc dù chị Ba là gái đã có chồng và anh ta là đàn ông có vợ. Có người sẽ hỏi lúc đó thằng nhỏ TL còn bơ bơ ngơ ngáo thì làm sao mà biết được Lợi yêu thầm chị Ba Thơ? Còn chị Ba Thơ thì sao? Có một điều rất đặc biệt đối với những đứa con trai nhỏ bé là khi được một người thân trong gia đình hay bất cứ một người phụ nữ hay một người đàn bà ruột thịt cưng yêu chiều chuộng thì những cậu con trai trong trắng nầy rất hay ganh tị và khó chịu đối với bất cứ người đàn ông ngoại lai nàao có vẽ có nhiều cảm tình thân thiện muốn cướp đi người thân nữ giới của mình. Và thằng nhỏ TL học lớp nhì trường tiểu học sơ cấp Gia Định cũng y chang như thế khi thấy Lợi nói năng dịu ngọt, liếc mắt đưa tình với chị Ba Thơ mỗi khi không có sự hiện diện của chồng chị ấy. Đúng đó, đây chỉ là sự ganh tị, ít kỷ thông thường của những đứa trẻ không muốn người thân của mình chia xẻ tình thương cho người khác. Tuy nhiên, sau nầy khi bắt đầu biết suy xét thì TL mới biết được hai người nầy đã có tình ý với nhau. Lợi rất chung tình. Căn nhà ở Gia Đinh có một căn chái lợp lá sát vách nhà và được bao quanh bằng những hàng tre xanh kiên cố. Chồng chị Ba Thơ đã lập ra một hội bóng bàn mà gần hơn chục hội viên là các bạn đồng nghiệp thân thích ở Kho Bạc. Mỗi cuối tuần cho đến hết chiều chúa nhật, các người bạn nầy đều vào nhà vợ chồng chị Ba Thơ để đánh bóng bàn nơi căn chái lợp lá, cá độ, ăn uống vui nhậu rất thân thiết và Lợi là một trong số những đấu thủ bóng bàn có hạng trong nhóm người nầy. Cứ mỗi lần đấu bóng cặp đôi với vợ chồng chị Ba Thơ thì Lợi thường “thả”” giả thua để chịu thiệt mua sắm thức ăn, rượu bia đãi đằng cả nhóm mặc dù Lợi là kẻ nghèo nhất đám. Chị Ba Thơ có lẽ cảm động vì cách đối xử “hy sinh âm thầm”cho nên chắc là cũng “Bằng lòng nhưng không bằng mặt.” Mối tình nầy không biết có đi quá giới hạng đạo đức hay không thì chỉ có Chị Ba Thơ và Lợi biết nhưng nhất định là không thể che được mắt của TL. Sau 30/04/1975, Lợi vẫn còn tiếp tục qua lại với gia đình chị Ba Thơ nhưng tiếp theo sau đó cả gia đình chị Ba Thơ di cư sang Hoa Kỳ còn Lợi thì không bao giờ còn nghe chị Ba Thơ nhắc nhở tới.

    (Còn tiếp)

  2. #22
    (Hồi Ký... tiếp theo)

    Chuyện tình thứ hai ở Gia Định:


    CHUYỆN TÌNH THÊ LƯƠNG CỦA CHỊ TƯ THI


    Vào cuối năm học hết lớp nhì ở trường tiểu học sơ cấp Gia Định, sau buổi liên hoang cuối năm tại trường vào lúc xế trưa, thằng Út quay về nhà. Cửa trước nhà đóng kín nhưng không khóa. Thằng Út thẳng ngay xuống nhà bếp phía sau, miệng gọi to: “Chi Tư ơi, Út đi học về rồi nè, đói bụng lắm, có gì ăn không?” Một cảnh tượng lạ kỳ hiện ra trước mắt khiến thằng Út phải há hóc miệng đứng khựng lại trợn mắt nhìn: Chị Tư Thi đang ngồi bệt nơi sàn nước ướt ẩm , thân xác tơ hớ phơi bày cả áo lót và quần lót, hai tay đang ôm mặt khóc nức nở. Năm Song yên lặng chóng tay đứng tréo ngoảy nơi thềm bếp đang dán mắt đứng ngó Chị Tư Thi. Thằng Út hết nhìn chị Tư Thi rồi quay nhìn sang phía Năm Song, đầu óc hoang mang không biết chuyện thê thảm gì đã xảy ra cho chị Tư Thi, rồi trong một thoáng chốc, thằng Út nghĩ rằng chắc là tên Năm Song đã đánh đập người chị mà mình thân thương nhất nhà. Thằng Út bất chợt nổi nóng, chạy ập đến dùng đôi cánh tay yếu ớt xô đẫy tên Năm Song nhưng hắn vẫn đứng trơ ra như pho tượng đá, không một chút xuê xuyển. Bỗng có tiếng kêu lên của chị Tư Thi: “Út ơi, Út !” Thằng Út vội xô tới, quỳ xuống sàn nước ôm chầm người chị mình để rồi cả hai cùng khóc. Ít ngày sau, tên Năm Song tự động biến mất khỏi nhà sau khi nói với vợ chồng chị Ba Thơ là hắn phải trở về quê để lo chăm sóc cho cha mẹ của hắn. Hắn nói láo! Không phải hắn về quê, hắn ra “bưng” vì hắn là một cán bộ nằm vùng của Việt Minh. Chi Tư buồn , chị Tư sầu bi miêng mang rồi sau đó ít lâu, chị Tư cũng bỏ nhà ra đi, không biết đi đâu. Mẹ nói với cả nhà rằng chị Tư theo kháng chiến Việt Minh chống Pháp! Mẹ xé lòng khi phải dấu diếm vết ô nhục của gia đình: Chị Tư Thi bỏ nhà đi theo tên Năm Song chứ làm gì có chuyện chị Tư Thi đi theo kháng chiến Việt Minh chống thực dân!


    Không còn người châm sóc vì chi Tư đã ra đi, Mẹ phải mang thằng Út từ Gia Định về ở nhà trong chung cư Kho Bạc Sài Gòn.

    (Còn tiếp)

  3. #23
    (HỒI KÝ TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)


    * CƯ XÁ NGÂN KHỐ SÀI GÒN:

    Trong nhà hiện giờ chỉ còn có hai người con trai sống chung với ông bà phán trong cư xá Tổng Ngân Khố Sài Gòn. Người anh (NĂm Răn) 24 tuổi và người con trai út (TL )17 tuổi, vừa đậu bằng trung học. Để tưởng thưởng, ông bà phán dù không giàu có gì cũng cố gắng chạy tiền mua cho TL một chiếc xe gắn máy hiệu Puch của nước Áo sản xuất, một kiểu xe gắn máy đẹp nhứt vào thời đó ở Sài Gòn.

    TL rất sợ anh Năm Răn vì anh ta hung bạo và khắc khe; không những chơi bời phóng túng, kết bè kết bạn, đờn ca nhậu nhẹt suốt tháng suốt năm, không chịu học hành mà lại còn bướng bỉnh cứng đầu với ông bà phán. Anh Năm Răn thương em trai mình nhưng cách răn dạy của anh ấy thì tàn bạo, dã man, đấm đá nhiều khi đi đến mức quá đà .Lúc còn nhỏ TL đã phải gánh chịu những trận đòn tra khảo của Tâm chẳng khác gì như một tên nô lệ bị án khổ sai . Anh ta vừa lé lại vừa lùn còn TL thì tươi trẻ, cao ráo, ẩn hiện nhiều nét đẹp của người con trai nước Ý .

    Trong cư xá Ngân Khố Sài Gòn, các thiêu nữ cùng lứa tuổi hoặc lớn hơn đều để ý tới vì TL có một sức thu hút rất mãnh liệt. Tuổi của TL là tuổi Nhân Mã, tuổi con Cọp, hiện thân của những người hoạt bác, hoạt động và hào hoa hạng nhất. Từ lúc 15 tuổi TL đã biết khiêu vũ một cách sành sõi nhưng đồng thời cũng rất ham học. TL thi đậu bằng Brevet Pháp và bằng trung học đệ nhất cấp Việt Nam trong cùng một năm mặc dù lúc đó chỉ mới học tới lớp đệ ngũ ở trường Pétrus-Ký. Tiền quà bánh hằng ngày TL để dành để cuối tuần vào Chợ Lớn nhảy đầm với bạn bè và biệt tích cho đến quá nửa đêm chúa nhật mới lần mò về nhà để chuẩn bị đi học vào sáng thứ hai hôm sau .

    Sáu tháng sau khi TL có bằng trung học, ông phán đến tuổi về hưu vì thế gia đình không còn đủ điều kiện cho TL tiếp tục ăn học. Sau ngày hiệp định Genève ký kết, TL nghe lời một người bạn tên Toàn dắt nhau xuống bến tàu để di cư ra Bắc vì muốn phiêu lưu mạo hiểm nhưng rồi TL đổi ý và ở lại còn người bạn chí thân thì ra đi biệt tâm từ ngày đó .

    Tháng 6 năm 1957, TL được tuyển vào làm việc tại Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn với ngach thư ký phù động, lương hằng tháng khoản hơn một ngàn năm trăm đồng. Ban ngày TL đi làm, tối đi học lớp luyện thi tú tài của hội văn hóa bình dân. Thứ bảy, chúa nhật vắng nhà mất dạng. Tiền lương của TL tiêu pha riêng một mình. Ăn uống, quần áo thì ông bà phán vẫn cứ phải tiếp tục bao bọc cho TL. Anh Năm Răn thì không còn hung tợn với TL như xưa nữa vì thân hình của TLn to lớn gắp hai lần thân hình của người anh. TL tạ và tập đánh sà ngang từ khi bắt đầu TL thiì đậu vào lớp đệ thất trường Pétrus Ký nhờ vậy hình dáng của TL vừa đẹp lại vừa khỏe giống như những lực sĩ thẩm mỹ .Có lần Năm Răn nóng giận bâng quơ cầm cọc chăn mùn đập bừa, TL chụp được cây cọc bẻ gảy gọn làm hai quăng đi, đưa mắt nhìn người anh hung bạo rồi chỉ lắc đầu mà không nói gì . Kể từ ngày đó Năm Răn không còn dám đánh em trai mình nữa.

    Ngày TL chưa đi làm, cũng có những lúc bà phán nổi nóng cầm chổi lông gà quất túi bụi ; TL chỉ đứng yên chịu trận, không né tránh, không nài xin, thân mình quầng đỏ vì những lằn roi vọt đến độ làm cho bà phán phải tội nghiệp bật khóc rồi ngưng tay . Đến lúc đó TL mới quỳ xuống lại bà phán để xin lỗi rồi đứng lên đi rót nước mời mẹ và nhỏ nhẹ nói:" Mẹ đánh con làm gì cho mệt, cho đau tay; mẹ già rồi, nếu con có gì quấy, mẹ cứ gọi anh Năm Răn theo lệnh của mẹ đánh con cũng được mà, con sẽ đứng xui tay để cho anh ấy dạy dỗ theo ý mẹ".
    TL rất thương ông phán, bà phán. Ngày lãnh số lương đầu tiên, TL tự mình ra Chợ Cũ lựa mua trầu cao thật ngon và một kí lô thịt heo quay mang về cho cha mẹ. Thứ bảy cuôi tuần lại đưa cả nhà, có cả anh Năm Răn vào đường Lacaze ở Chợ Lớn ăn mì vịt rồi đi xem cải lương ở rạp Nguyễn Văn Hảo . Năm Răn dù hung dữ nhưng thật lòng yêu thương đứa em út của mình.

    Giàu út ăn, khó út chịu, và TL là đứa con chịu thiệt thòi nhất nhà mặc dù ông bà phán xem TL như là một đứa con ngà ngọc. Cả cuộc đời ông phán luôn luôn phải truân chuyên lặng hụp để ngoi lên rồi đến ngày đầu bạc cũng chỉ có được một số tiền hưu bổng ba cọc ba đồng. Có một thời ông phán mê sa cờ bạc, lương tiền hằng tháng nướng hết vào sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới, gia đình nợ nầng túng thiếu tứ tung khiến cho TL và người chị thứ tư tên là Thi phải vào ăn nhờ ở đậu trong nhà vợ chồng người chị thứ ba ở Gia Định và ở đó, trong thời thơ ấu, TL đã ngơ ngác chứng kiến chị Tư Thi của mình bị một tên bà con của ông anh rể ở trong nhà xé quần xé áo ! Sau nầy chị Tư Thi trốn nhà đi theo tên đó về Bến Lức, nhưng bà phán cứ phải dấu kín chuyện xấu hổ nầy bằng cách đặt chuyện chị Tư Thi theo VM đánh Pháp rồi chết ! Chỉ có một mình bà phán được gọi đi đâu xuống miệt Bến Lức Tân An để chôn xác chi Tư Thi. Khi trở vể nhà, bà phán nói chị Tư Thi bị chết vì bệnh sốt rét rừng! Bí mật cái chết và mối tình thê lương của chị Tư Thi chỉ có một mình mẹ biết rõ nhưng mẹ vẫn giữ kín bí mật đó cho đến khi mẹ qua đời.

    Có một thời mẹ vì quá ưu phiền, cộng thêm bệnh đau khớp chân đầu gối, cho nên mẹ bắt đầu uống rượu để xoa diệu hai nổi đau thể xác và tinh thần. Ban đầu thì uống để quên rồi thì trở thành nghiện ngập không uống không được cho tới khi phải đưa vào nhà thương vì bị nám phổi, chai gan và mồm học máu tươi !

    (CÒN TIẾP)

  4. #24
    (HỒI KÝ TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)

    * Thời niên thiếu của TL trong cư xá NTNK Sài Gòn:

    Cư xá của Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn gồm có 2 khu. Khu nhà cũ ở ngay phía sau Nha TNK và khu nhà mới nằm giữa ba con đường Phủ Kiệt-Ngô Đức Kế- Võ Duy Nghi, ngăn cách với khu nhà cũ bằng một bức tường gạch có một cửa cổng nhỏ thông qua hai khu.

    Đúng ra khu nhà mới là một dãy nhà kho dùng để cất giữ tài liệu giấy tờ của NTNK nhưng đã được cắt ra một phần thành một dãy dài 5 căn phố phía đường Phủ Kiệt làm nhà ở cho một số ít công chức hiện tùng sự (đang làm việc) tại NTNK Sài Gòn
    Khu nhà cũ là những phòng ốc dùng làm cư trú cho những gia nô phục dịch giặc ủi, làm bếp v.v ... cho các quan viên cao cấp thờì thực dân Pháp (Tổng Giám Đốc, Phó TGĐ và 3 Ủy Viên: tất cả đều là dân Tây gốc Việt) cư ngụ nơi các tầng trệt và lầu cao của cơ sở chính diện NTNK song song ở phía đường Phủ Kiệt và Ngô Đức Kế.
    Trong thời niên thiều và thuở TL còn đi học trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký thỉ trong “cư xá cao cấp” TNNK Sài Gòn gồm có những gia đình sau đây:

    1-TGĐNK Sài Gòn Paulus Hiếu (dân Tây, thời còn thực dân Pháp). Sau đổi sang quốc tịch Việt Nam thời Thủ tướng Ngô Đình Diêm; thời ông Diệm làm Tổng Thống VNCH tên gọi là Ngô trọng H., được giao cho làm Bộ Trưởng Bộ Công Dân Vụ: cư ngụ nơi lầu thượng mé đường Ngô Đức Kế-Nguyễn Huệ.
    2- Đệ nhất Ủy Viên Phó TGĐNK Sài Gòn: dân Tây Dương Tấn C.n: cư ngụ nơi lầu thượng mé đường Phủ Kiệt-Nguyễn Huệ.
    3- Đệ Nhị Ủy Viên: Nguyễn Công Tr., dân Tây: cư ngụ ở tầng trệt sát mé đường Phủ Kiệt-Nguyễn Huệ. Gia đình nầy có người con gái tên Rosalie Nhung rất dễ thương và rất tình nghĩa với TL. Mỗi tối, TL và đồi trưởng đồi phòng vệ leo lên thềm lang cang phía ngoài một khung cửa sổ lớn để tò tí tâm sự, miệng hôn hít, tay múa máy thám hiểm tứ văng: TL với Rosalie, đội trưởng với chị giúp việc. Thương có thương, nhưng không có tình yêu mặn nồng say đắm. TL xin lỗi Rosalie! Rosalie là một trinh nữ đẹp miền Nam, trong trắng, hiền dịu, không kiêu kỳ phân biệt giai cấp với mối tình đầu đời của mình trong cư xá NTNK. TL không còn biết tung tích gì về Rosalie kể từ khi gia đình nàng rời khỏi cư xá TNNK dọn nhà đi nơi khác.

    Cư xá hạ tầng nơi khu nhà cũ gồm có:

    1. Gia đình cha mẹ của TL.
    2. Gia đình tham sự Phạm văn Chính.
    3. Gia đình một tống thư văn (Planton).

    4- Gia đình một thanh tra Ngân Khố tên là Phương.
    5- Gia đình của một Planton khác quản lý việc nấu cơm trưa và bán cà phê, ăn sáng các món ăn lặc vặt suốt ngày cho nhân viên làm việc TNNK Sài Gòn. Ngoâi ra còn giữ chìa khoá cơ sở câu lạc bộ bóng bàn TNNK.


    1. Cư xá hạ tầng nơi khu nhà mới gồm có gia đình. Trong số đó có gia đình Phạm văn H., sau là phó TGĐNK.
    2. Gia đình của Kế toán trưởng Lưu văn Tượng; con trai lớn là Lưu trọng Hiếu, một bạn thân học cùng trường Pétrus Ký với TL; sau 1975 Hiếu được trọng dụng làm Viện trưởng đại học Nông Lâm Súc. Ngày ấy, Hiếu là mồt chàng trai ốm yếu, ẻo lã như con gái nhưng lại học hành rất xuất sắc, năm nào cũng rinh về nhà phần thưởng danh dự cuối năm tại trưởng Pétrus Ký chẵng bù với TL, học hành trồi sụt, lúc giỏi, lúc ì ạch nhưng không bị ở lại lớp là may lắm rồi! Tại sao? Vì vừa học lại vừa ham hố nhảy hưu nhảy vượn với lũ bạn bè cà khịa ôn dịch hà bá bên ngoài cư xá TNNK, hết khiêu vũ trường nầy đến khiêu vũ trường khác khắp nơi khắp chốn thị thành Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Tiền quà ăn sáng ba mẹ cho mỗi ngày TL cất giữ để hai ngày cuổi tuần hùn hạp với Tâm, Chúc, Thủy, Gấm, Trường cùng nhau vào một khiêu vũ trường rẻ tiền “La Mélodie” trong Chợ Lớn. Thủy là đầu nêu làm thầy dạy nhảy cà tững cho cả bọn. Trong số bạn vong mạng nầy,chỉ có Tâm và Gấm là hạp gu nhất với TL và sẽ là hai chàng rể phụ ngày TL “lên xe hoa cưới vợ”.
    3. Gia đình ông Hổ có hai người con trai tên Nha và Như bạn trai thân với TL trong cư xá. Nha có một cô tình nhân tên là Hường vốn là em vợ của tham sự Phạm văn Chính nơi khu nhà cũ đã được kể trên. Éo le thay, người con gái tên Hường nầy lại sẽ là một người bạn tình “nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một” sâu đậm nhất nhì của TL. (Sẽ kể chi tiết ở phần sau).
    4. Gia đình của hai anh em Tuệ, Nguyên, bạn bóng bàn rất thân của TL.
    5. Gia đình của đoàn trưởng đoàn thể Thanh Niên Cộng Hoà đồng phục xanh dương của TNNK. Ông nầy người Huế đặc kẹo. Con trai của Ông tên Hào cũng là một bạn bóng bàn của TL.
    6. [IMG][/IMG]


    (CÒN TIẾP)

  5. #25
    ̣(Tiếp theo kỳ trước)

    Đúng ra khu nhà mới là một dãy nhà kho dùng để cất giữ tài liệu giấy tờ của NTNK nhưng đã được cắt ra một phần thành một dãy dài 5 căn phố phía đường Phủ Kiệt làm nhà ở cho một số ít công chức hiện tùng sự (đang làm việc) tại NTNK Sài Gòn


    Khu nhà cũ là những phòng ốc dùng làm cư trú cho những gia nô phục dịch giặc ủi, làm bếp v.v ... cho các quan viên cao cấp thờì thực dân Pháp (Tổng Giám Đốc, Phó TGĐ và 3 Ủy Viên: tất cả đều là dân Tây gốc Việt) cư ngụ nơi các tầng trệt và lầu cao của cơ sở chính diện NTNK song song ở phía đường Phủ Kiệt và Ngô Đức Kế.

    Trong thời niên thiều và thuở TL còn đi học trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký thỉ trong “cư xá cao cấp” TNNK Sài Gòn gồm có những gia đình sau đây:


    1-TGĐNK Sài Gòn Paulus Hiếu (dân Tây, thời còn thực dân Pháp). Sau đổi sang quốc tịch Việt Nam thời Thủ tướng Ngô Đình Diêm; thời ông Diệm làm Tổng Thống VNCH tên gọi là Ngô trọng H., được giao cho làm Bộ Trưởng Bộ Công Dân Vụ: cư ngụ nơi lầu thượng mé đường Ngô Đức Kế-Nguyễn Huệ.
    2- Đệ nhất Ủy Viên Phó TGĐNK Sài Gòn: dân Tây Dương Tấn C.n: cư ngụ nơi lầu thượng mé đường Phủ Kiệt-Nguyễn Huệ.
    3- Đệ Nhị Ủy Viên: Nguyễn Công Tr., dân Tây: cư ngụ ở tầng trệt sát mé đường Phủ Kiệt-Nguyễn Huệ. Gia đình nầy có người con gái tên Rosalie Nhung rất dễ thương và rất tình nghĩa với TL. Mỗi tối, TL và đội trưởng đội phòng vệ leo lên thềm lang cang phía ngoài một khung cửa sổ lớn để tò tí tâm sự, miệng hôn hít, tay múa máy thám hiểm tứ văng: TL với Rosalie, đội trưởng với chị giúp việc. Thương có thương, nhưng không có tình yêu mặn nồng say đắm. TL xin lỗi Rosalie! Rosalie là một trinh nữ đẹp miền Nam, trong trắng, hiền dịu, không kiêu kỳ phân biệt giai cấp với mối tình đầu đời của mình trong cư xá NTNK. TL không còn biết tung tích gì về Rosalie kể từ khi gia đình nàng rời khỏi cư xá TNNK dọn nhà đi nơi khác.

    Cư xá hạ tầng nơi khu nhà cũ gồm có:

    1- Gia đình cha mẹ của TL.
    2- Gia đình tham sự Phạm văn Chính.
    3- Gia đình một tống thư văn (Planton).
    4- Gia đình một thanh tra Ngân Khố tên là Phương.
    5- Gia đình của một Planton khác quản lý việc nấu cơm trưa và bán cà phê, ăn sáng các món ăn lặc vặt suốt ngày cho nhân viên làm việc TNNK Sài Gòn. Ngoâi ra còn giữ chìa khoá cơ sở câu lạc bộ bóng bàn TNNK.

    1- Cư xá hạ tầng nơi khu nhà mới gồm có gia đình. Trong số đó có gia đình Phạm văn H., sau là phó TGĐNK.

    2- Gia đình của Kế toán trưởng Lưu văn Tượng; con trai lớn là Lưu trọng Hiếu, một bạn thân học cùng trường Pétrus Ký với TL; sau 1975 Hiếu được trọng dụng làm Viện trưởng đại học Nông Lâm Súc. Ngày ấy, Hiếu là mồt chàng trai ốm yếu, ẻo lã như con gái nhưng lại học hành rất xuất sắc, năm nào cũng rinh về nhà phần thưởng danh dự cuối năm tại trưởng Pétrus Ký chẵng bù với TL, học hành trồi sụt, lúc giỏi, lúc ì ạch nhưng không bị ở lại lớp là may lắm rồi! Tại sao? Vì vừa học lại vừa ham hố nhảy hưu nhảy vượn với lũ bạn bè cà khịa ôn dịch hà bá bên ngoài cư xá TNNK, hết khiêu vũ trường nầy đến khiêu vũ trường khác khắp nơi khắp chốn thị thành Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Tiền quà ăn sáng ba mẹ cho mỗi ngày TL cất giữ để hai ngày cuổi tuần hùn hạp với Tâm, Chúc, Thủy, Gấm, Trường cùng nhau vào một khiêu vũ trường rẻ tiền “La Mélodie” trong Chợ Lớn. Thủy là đầu nêu làm thầy dạy nhảy cà tững cho cả bọn. Trong số bạn vong mạng nầy, chỉ có Tâm và Gấm là hạp gu nhất với TL và sẽ là hai chàng rể phụ ngày TL “lên xe hoa cưới vợ”.

    3- Gia đình ông Hổ có hai người con trai tên Nha và Như bạn trai thân với TL trong cư xá. Nha có một cô tình nhân tên là Hường vốn là em vợ của tham sự Phạm văn Chính nơi khu nhà cũ đã được kể trên. Éo le thay, người con gái tên Hường nầy lại sẽ là một người bạn tình “nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một” sâu đậm nhất nhì của TL. (Sẽ kể chi tiết ở phần sau).

    4- Gia đình của hai anh em Tuệ, Nguyên, bạn bóng bàn rất thân của TL.

    5- Gia đình của đoàn trưởng đoàn thể Thanh Niên Cộng Hoà đồng phục xanh dương của TNNK. Ông nầy người Huế đặc kẹo. Con trai của Ông tên Hào cũng là một bạn bóng bàn của TL.
    *
    Bằng cấp và sự nghiệp khởi đầu của TL

    Trong giai đoạn là học sinh của trường trung học Pétrus Ký, TL có nhiều kỹ niệm khó quên như sau:

    1/ Thi tuyển sinh vào lớp đệ thất trường trung học công lập nầy không phải là chuyên dễ. Vậy mà TL cũng thi đậu nhưng là đứng hàng thứ 3 trên bản danh sách các thí sinh đậu vớt: chó ngáp phải ruồi là một điều hiếm có! Vậy nghĩa là chỉ khi nào có thí sinh được trúng tuyển chính thức không thèm nhận lớp học ở trường nầy thi mới có chỗ tróng cho những thi sinh đậu vớt điền khuyết vào chỗ đó.

    2/ Người anh rể chồng chị Ba Thơ cho TL một chiếc xe đạp 3 càng: xe nầy cho người lớn đàn ông chân dài có thể ngồi trên yên xe để đạp nhưng TL lúc ấy còn nhỏ chân ngắn cho nên phải lòn chân qua lỗ hỏng tam giác của 3 càng xe để đạp trông thật dị kỳ thê thảm, nhưng có còn hơn không vì nghèo quá mà, đâu còn chỗ để so đo!

    3/ Có 4 nhân vật được tất cả học sinh ghi nhớ:

    i- Người thứ nhất là ông hiệu trưởng, người thấp lùng nhưng dáng vẽ cung cách xử sự rất mực là Tây phương. Mặc dù tiếng Việt là sinh ngữ chính ở trường nầy nhưng cứ mỗi lần phát giấy ban khen cho học sinh xuất sắc hằng tháng của mỗi lớp thì bắt học sinh phải nó lời “Cám ơn ngài Hiệu trưởng rất nhiều” bằng tiếng Pháp: “Je vous remercie beaucoup Monsieur Principal”.

    ii- Kế đến là một giáo sư dạy Sử-Địa có tên là Gần: vào lớp, thay vì dạy các mục sử ký hay địa lý mà đa số học sinh cùng thời với TL cho là những môn học nhàm chán, vô bổ thì giáo sư Gẩn thay thế vào bằng những truyện dài, tiểu thuyết hoặc tuồng tích phiêu lưu mạo hiễm thu hút của các tác giả tài danh nước Pháp như Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ, Lưỡi Kiếm của Bá Tước Mont Christo, Thằng Mù Nhà Thờ Đức Bà, Romeo và Juliette v.v...và cứ thế mà tiếp tục cho tới các kỳ thi lục cá nguyệt để lên lớp: thầy Gần báo trước cho các học trò của thầy những đề tài Sử-Địa nào sẽ được thầy đưa ra trong các kỳ thi. Thật là khả ái, dễ thương và khó có thể nào quên thầy Gần dù năm tháng thời gian cứ trôi đi. Thưa thầy, tụi con những cựu học sinh trường Pétrus Ký luôn thương mến thầy trong tim và suốt đời.

    iii- Trong số những thầy giám thị thì có một vị rất ư là khắc khe “hung dữ như hùm beo”: giám thi Tập bụng phệ với tướng đi hàng hai trông thật là dị hợm. Học sinh vi phạm trật tư hoặc làm huyên náo hàng ngũ khi vào hay ra lớp học thường bị thầy giám thị Tập bụng phệ chiếu cố ghi tên vào sổ đen cấm túc vào những ngày nghĩ học cuối tuần.

    iv- Chương trình dạy Hán văn do một thầy thuộc dòng họ vương tộc nhà Nguyễn đảm trách: thầy Ưng Thiều. Cung cách giáo huấn của thầy là cung cách của những thầy đồ nho học của nước ta ngày xưa: tay cầm roi mây đê gõ lên bàn tay học trò viết sai nét chữ Hán hay nhịp nhẹ roi mây lên vai học trò hiểu sai một từ ngữ Hán văn. Có l lần thầy hỏi cả lớp nghĩa của hai chữ “ngọc hành” là cái gì? Cả lớp nín khe. Thầy gật gù vừa khệnh khạng đi tớ đi lui trong lớ roi mây gõ nhịp lóc cóc lên cạnh những bàn học dõng dạt to tiếng: “Đồ ngu hết thãy, ngọc hành là hạ bộ, là con cu của chúng mi đó.” Cả lớp đồng thanh cười rộ! Thầy trộn mắt hỏi to: “Mần răng mà cười? Không biết ốt nhột hĩ?” Mãi về sau nầy TL mới biết được “ốt nhột” có nghĩa là hỗ thẹn.


    4 / Loạn Bình Xuyên


    Đầu năm 1955, Thủ tướng Diệm ra lêđnh đóng cửa các sòng bạc Grand Monde (Đại Thế Giới) ở Chợ Lớn và Kim Chung ở Sài Gòn và tảo thanh các ổ mãi dâm do Bình Xuyên làm chủ để làm kinh tài và cung ứng tiền tài cho Quỗc trưởng Bảo Đại đang sinh sống xa hoa ở nước ngoài.
    Năm 1955, TL tiếp tục được lên lớp đệ ngũ tại trường Pétrus Ký. Vị trí lớp học của TL nằm phía cuối dãy tầng lầu bên trái kể từ phía cổng chính nhà trường ở về hướng đường Cộng Hoà (Nancy) đi vào bên trong trường. Vị trí của lớp học nầy có thể nhìn xuyên suốt ra đại lộ Cộng Hòa dọc theo doanh trại Ô Ma- là bản doanh của Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Và Công An Quốc Gia. Mặt tiền của cơ quan bán quân sự nầy hướng ra phía đại lộ Trần Hưng Đạo Sài Gòn và TL đã thấy xe bọc sắt và lính Bình Xuyên chạy tới lui lố nhố từ mé trường trung học Chu văn An, sân vận động trường Pétrus Lý và trên đại lộ Cộng Hòa trong ngày Bình Xuyên tạo loạn ở Sài Gòn.

    Cũng may là bộ đội Công An Bình Xuyên đã không nổ sùng và phá kìch vào trường Pétrus Ký và cũng đã để cho tất cả học sinh chạy táng loạn khỏi


    trường nầy.

    Trong sách VIỆT SỬ TÂN KHẢO / Chú Giải và Khảo Luận Quyển XII/1, từ trang 3899-3911 của Soạn giả Nguyễn Công Tánh có ghi lại cuộc binh biến Bình Xuyên như sau:

    Ngày 23/04/1955, Thủ tướng Diệm hiệu triệu quốc dân, kêu gọi Công An Xung Phong Bình Xuyên về quy thuận chính phủ, yêu cầu các lực lượng vũ trang của các giáo phái gia nhập quân đội của chính phủ, yêu cầu người Pháp chấm dứt gây rối ở miền Nam Quốc Gia Việt Nam. Ông Diệm hứa với nhân dân rằng chính phủ sẽ tổ chức tuyển cử Quốc Hội và thành lập Hội Đồng Chính Trị.

    Ngày 28/04/1955 lịch sử: Thủ tướng Diệm phóng lao

    Ngày 25/04/1954, thủ tướng Diệm chấm dứt nhiệm vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An Lại Văn Sang rồi cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế, giải tán CAXP của Bình Xuyên, di chuyển trụ sở cảnh sát từ đường Catinat (sau đổi tên là đường Tự Do) gần nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xuống đường Trần Hưng Đạo.

    Một Giác thư của Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Viễn Đông Sự Vụ (Sebald) gửi cho ngoại trưởng Dulles vào ngày 27/04/1955 mô tả tình Việt Nam kể từ giữa trưa ngày 27/04/1955 được tóm lược như sau:
    - Tình hình Sài Gòn rất nghiêm trọng giữa chính phủ với Bình Xuyên. Quân đội chính phủ trong tình trạng báo động và sẵn sang. Việc ngừng bắn được coi như là vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến ngày 01/05/1955. Hoa Kỳ được biết rằng quốc trưởng Bảo Đại sẽ có hành động can thiệp chậm nhất là từ ngày thứ Năm 28/04/1955 để loại Ông Diệm và chỉ định một thủ tướng mới nhưng Hoa Kỳ yêu cầu Bảo Đại hãy chờ.

    - Ông Diệm tỏ ra kiên quyết bám trụ. Ngày 26/04/1955, ông đã ký một Nghị Định cách chức Giám Đốc Cảnh Sát Công An Lại Văn Sang của Bình Xuyên và cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế (Ghi chú #2). Tuy nhiên ông Diệm chưa thực hiện việc đánh chiếm trụ sở cũ Cảnh Sát Quốc Gia hiện vẫn đang do CANBX (Công An Xung Phong Bình Xuyên )đóng giữ. Chưa thấy Bình Xuyên có phản ứng nào. Mặc dù Ông Diệm bề ngoài vẫn như là một người độc diễn mọi thứ trong chính phủ nhưng cũng có dấu hiệu cho thấy rằng một số phần tử chính trị quan trọng địa phương đang tách rời khỏi Mặt Trận Toàn Lực Quốc Gia của các giáo phái đối lập để về theo ông Diệm. . . . . . .

    Lại Văn Sang tuyên bố không tuân lệnh của Ông Diệm cách chức đương sự “vì lý do vi phạm kỹ luật trầm trọng” và cho rằng chỉ có quốc trưởng Bảo Đại mới có quyền cách chức đương sự.295 Ngay vào buổi tối 26/04/1955, Sang dùng đài phát thanh của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia để tuyên bố cho dân chúng biết là sẽ không rời bỏ chức vụ và chỉ có quốc trưởng Bảo Đại mới có quyền cách chức đương sự mà thôi.
    Ngày 27/04/1955 từ Cannes, qua trung gian của văn phòng quốc trưởng ở Sài Gòn, Bảo Đại đã gửi 2 bức Công Điện: một CĐ cho thủ tướng Diệm và một CĐ gửi cho Lai Văn Sang. CĐ thông báo cho Sang biết rằng trái với mọi sự đồn đãi, quốc trưởng Bảo Đại hiện không có quyết định hay biện pháp nào đối với Sang. Nội dung CĐ gửi cho thủ tướng Diệm thông báo văn phòng Quốc Trưởng đã nhận được CĐ của Lai Văn Sang và các phe phái vũ trang ngoài chính quyền phản kháng hành động của Ông Diệm với các xử sự gần đây của ông Diệm đã gây ra những xáo trộn nghiêm trọng. Bảo Đại cho biết là đã ra lệnh cho các phe phái vũ trang ngoài chính quyền và Lai Văn Sang phải tự chế và tôn trọng tình trạng tạm ngừng bắn: “Quốc trưởng yêu cầu quý vị (ông Diệm và Sang) từ nay về sau không được có bất cứ biện pháp nào trái ngược với chính sách nhân nhượng thỏa hiệp mà quốc trưởng đã lựa chọn để áp dụng. Không được có hành vi manh động nào như vừa kể nếu chưa tham khảo ý kiến của quốc trưởng.

    Qua ngày 28/04/1954, quốc trưởng Bảo Đại lại đánh công điện yêu cầu thủ tướng Diệm sang Cannes trễ lắm là ngày 03/05/1954 để cùng tham dự một cuộc Hội nghị vào ngày 05/05/1955 cùng với những thân hào nhân sĩ Việt Nam do quốc trưởng chọn lựa để tìm phương cách giải quyết khủng hoảng của đất nước hiện giờ. Từ Đà Lạt, qua một Công Điện khác ngày 28/04/1955 tướng Vỹ yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại cho phép được thực hiện cuộc đảo chính Ông Diệm mà vào tháng 10/1954 trước đây tướng Hinh không thể thực hiện được.

    Ngày 28/04/1955, lệnh ngừng bắn bị tan vỡ. Ông Diệm than phiền với đại tá mật vụ Hoa Kỳ E. Lansdale rằng dân chúng và quân đội trách cứ người Pháp gây ra sự khủng hoảng giữa chính phủ và Bình Xuyên bởi vì chính mắt họ nhìn thấy xe bọc sắt và binh đội của Pháp sẵn sàng hành động chống trả người Việt Nam. Lansdale cùng với người phụ tá đáp ứng lời ông Diệm rằng dân chúng Việt Nam giờ đây cần có một lãnh đạo và ông Diệm hiện giờ đang là thủ tướng, vì thế Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục ủng hộ ông Diệm.

    Tài liệu của Lầu Năm Gốc viết rằng vào trưa ngày 28/04/1954, bí thư riêng của thủ tướng Diệm gọi điện thoại cho đại tá Lansdale để khẩn báo Dinh Độc Lập đang bị pháo kích nặng nề bằng súng cối. Rằng thủ tướng đang nói chuyện với tướng Pháp Cao ủy Paul Ély, và Ély đã nói với thủ tướng là đương sự chẳng nghe thấy có tiếng đạn nổ nào cả khiến thủ tướng phải cầm óng nghe điện thoại đưa ra sát ngoài khung cửa để cho Ély có thể nghe thấy những tiếng nổ quanh sân dinh Độc Lập. Viên bí thư vừa mới bắt đầu hỏi Lansdale là phải ứng phó cách nào thì đã phải cắt ngang câu chuyện để thông báo ngay cho Lansdale được biết rằng thủ tướng Diệm vừa mới ra lệnh cho quân đội Quốc Gia phản công và thủ tướng thông báo ngay cho tướng Ély biết lệnh phản công nầy.

    Trong Hồi Ký L’ Indochine dans La Tourmente, tướng P.Ély đã viết về cuộc binh biến ở Sài Gòn vào trưa ngày 28/04/1955 như sau:
    “Những âm mưu khủng bố gia tăng ở Sài Gòn mà không biết ai là tác giả. Ngày 28/04, sau nhiều ngày chuẩn bị và suy tư, thủ tướng Diệm phát động tấn công vào những địa điểm chính yếu trú đóng của lực lượng Bình Xuyên. Ông Diệm đã cho bản chức biết qua điện thoại một phần quyết định của ông vào lúc 13.Giờ 30. Ông Diệm xác minh quyết định của mình là để đáp ứng với những trận pháo kích vừa rồi bằng súng cối vào dinh Độc Lập và hơn nữa những trận báo kích nầy rõ ràng là miếng đánh trả đối với những cuộc tấn kích được phát động vào xế trưa hôm nay vào những điểm tựa quân địch. Trước thái độ như thế, bản chức chỉ còn có thể khuyến cáo rằng ông Diệm phải cẩn thận đối với trách nhiệm nặng nề mà ông phải chuốc lấy đối với đất nước của ông với sự mạo hiểm đưa đất nước vào cuộc nội chiến và rằng bản chức giành quyền tự do đầy đủ để hành động trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình.”299 Một đoạn Xã luận ghi chép dưới hình thức ghi chú dưới một CĐ đề ngày đề ngày 27/04/1955 của Bộ Ngoại Giao gửi sang tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã ghi lạ cuộc khởi đầu binh biến Bình Xuyên ở Sài Gòn như sau: Theo những báo cáo sớm nhất từ Sài Gòn thì cuộc giao tranh giữa quân đội Quốc Gia Việt Nam và Bình Xuyên, giống như đã xảy ra lẻ tẻ từ mấy ngày trước đây, đã khởi phát vào lúc giữa trưa (Giờ Sài Gòn) ngày 28/04 trong vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào lúc 12 giờ 15 trưa những đợt pháo kích bằng súng cối không biết của phe phái nào đã rơi vào gần một khu vực do Bình Xuyên kiểm soát gây thương tích cho 6 người và 7 binh sỉ Pháp canh gát một trạm phát điện. Rồi kế đến vào lúc 1 giờ 15 trưa, Bình Xuyên pháo kích nhiêu đợt vào dinh Thủ Tướng. Ông Diệm hiện còn đang ở nơi phòng ở riêng trong Dinh đã gọi điện thoại cho tướng Ély và thông báo rằng nếu pháo kích vào dinh Thủ Tướng còn tiếp tục thì bắt buộc ông phải ra lệnh cho quân đội chính phủ Quốc Gia Việt Nam phản công. Pháo kích vào Dinh Thủ Tướng vẫn tiếp tục, và ông Diệm đã ra lệnh quân đội đưa quân tấn công Bình Xuyên. Những trận chạm trán lớn đã tiếp diễn trong suốt buổi trưa và chiều.

    Trưởng Đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Đông Dương O’Daniel đã tóm lược cuộc binh biến ở Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn khởi phát vào lúc 1 giờ trưa ngày 28/04/1955 như sau:

    “Xung đột giữa quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên khởi phát vào lúc 13 Giờ 15 địa phương ngày 28/04 với đạn súng cối pháo kích vào dinh thủ tướng tiếp theo sau những cuộc nổ súng rời rạc trong những ngày gần đây.

    Trước 2 giờ trưa, tướng Gambier (của Pháp) được mời tới Tổng Hành Dinh Việt Nam ở đường Galliéni (sau đổi tên là đại lộ Trần Hưng Đạo) để chứng kiến việc pháo kích của đạn súng cối nhưng lúc đó lại chưa có tiếng súng cối nào pháo kích. Tướng Gambier vừa rời khỏi hiện trường một lúc thì đạn súng cối pháo kích vào Tổng Hành Dinh, quân Quốc gia Việt Nam liền phản pháo và trận đánh bắt đầu tập trung dọc theo đại lộ Galliéni. Đạn pháo kích của Bình Xuyên bắn cháy lều trại binh sĩ dựng chung quanh bãi đậu xe nơi Tổng Hành Dinh và quân đội quốc gia chỉ bị thiệt 2 xe, không có thiệt hại nhân mạng. Khu dân cư nằm giữa kinh Tàu Hủ và đường Galliéni bị thiêu cháy suốt cả buổi trưa, Kể từ 5 giờ chiều, thủ tướng Diệm ra lệnh quân đội quốc Gia của chính phủ càn quét Bình Xuyên và phản công với 4 tiểu đoàn lính dù. Quân chính phủ dứt điểm thành công những ổ kháng cự Bình Xuyên dọc hai bờ kinh Tàu Hủ vào lúc 1 giờ trưa ngày 29/04/1955, chiếm đống Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát của Bình Xuyên ở đường Galliéni và đánh bật Công An Bình Xuyên ra khỏi nhiều yếu điểm quan trọng bên trong thành phố. Trong một cuộc hành quân khác, quân đội quốc gia của chính phủ đã đánh chiêm đồn bót của Bình Xuyên gần trường Trung học Petrus Ký. Một cứ điểm mạnh của Bình Xuyên là ở sòng bạc Grande Monde ở Chợ Lớn bị thiêu hủy. Cầu chữ Y lót đà cây dùng để vận chuyển bộ đội rút về các đồn bót ở hướng Nam kinh Tàu Hủ đã bị Bình Xuyên cho nổ sập hư hại không còn xử dụng được nữa. Lửa cháy thiêu rụi dọc đường Galliéni vào lúc dáng ngày 29/04. Giao tranh giảm bớt vào trưa 29/04 nhưng lại tái diễn kể từ 5 giờ chiều. Giữa trưa ngày 24/09, quân đội chính phủ nhất quyết càn quét truy kích Bình Xuyên ra khỏi mọi khu vực.

    Quân đội chính phủ ước lượng có 20-30 tử trận, 150 bị thương vào bệnh viện cò phí Bình Xuyên có 100 tử trận, 400 bị thương. Số dân chúng bị vạ lây rất nặng.

    Vào lúc 2 giờ 30, Pháp đưa quân của họ bố trí dọc chung quanh các ranh giới các khu kiều dân Âu Châu đông đúc có thể là để phòng ngừa bất trắc các cuộc giao tranh lan rộng hay là để chận cạnh sườn quân chính phủ. Nguồn tinh của quân đội chính phủ cho biết là tại các đồn bót do Pháp kiểm soát ở Sài Gòn do 3 đại đội Công An Xung Phong Bình Xuyên trú giữ và điều nầy càng khiến cho tình trạng trở nên căn thẳng.

    Quân đội chính phủ tỏ ra đủ khả năng, tinh thần và ý chí cương quyết thanh toán ngay Bình Xuyên.

    Quân đội quốc gia vốn đã bị tổn thất trong những tháng vừa qua cộng thêm những lệnh truyền của quốc trưởng Bảo Đại dựa trên những sự tham khảo với chính quyền Pháp ở Paris hiển nhiên là đã khiến cho những khuynh hướng Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ chính phủ của ông Diệm mất tinh thần và bất định. Bất kỳ một thay đổi nào trong việc lãnh đạo hay chỉ huy vào thời điểm nầy sẽ có thể tạo ra hỗn loạn.”

    1. Hoa Thịnh Đốn lại đổi ý: Hoa Kỳ ủng hộ Ông Diệm


    Chiến thắng vang vội ít ai ngờ của Ông Diệm ở Sài Gòn đã khiến cho Hoa Kỳ phải nhanh chóng có hành động đáp ứng. Tất cả cơ quan của Hoa Kỳ ở miền Nam đều được lệnh ngưng ngay mọi hành động chuẩn bị thay thế Ông Diệm theo chỉ thị Ngoại trưởng F.Dulles trong các công điện số 140,141,142 gửi sang tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào chiều tối ngày 27/04/1955 trước đây.
    Điều trần trước phiên họp thứ 246 ngày 28/04/1955 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, Ngoại Trưởng Foster Dulles báo cáo như sau:
    “. . . . . . . . .Nhưng, vào buổi trưa ngày thứ Sáu tuần rồi bộ Ngoại Giao chúng tôi đã gửi đi hàng loạt công điện sang Sài Gòn phát họa những phương án thay thế ông Diệm và nội các của ông ấy. Tuy vậy, nhận định tình hình diễn tiến và sự bộc phát của đêm hôm qua, chúng tôi đã chỉ thị cho những người của tòa đại sứ ở Sài Gòn hãy ngưng hành động theo kế hoạch của chúng tôi nhằm thay thế ông Diệm. Những sự việc biến chuyển tối hôm qua có thể khiến cho việc hạ bệ ông Diệm càng xảy ra nhanh hơn hoặc là khiến ông nổi bật như một người hùng thoát khỏi cơn hiểm loạn. Vì thế, chúng tôi tạm ngưng để chờ xem kết cục ra sao trước khi đặt ông Quát hay bộ trưởng Quốc Phòng (sai!) Đỗ như là những phần tử có thể thay thế ông Diệm. Ngoại trưởng Dulles thú nhận rằng mình không tin tưởng bộ trưởng Quốc Phòng. Mặc khác, cho đến lúc có một sự cố nào đó xảy ra trong những chuỗi rối loạn ở Sài Gòn thì Ông Diệm sẽ vẫn là nhân vật nổi bật.”
    Trong khi ở Sài Gòn tình hình rối loạn quân sự đang sôi sục cùng với sự căng thẳng giữa thủ tướng Diệm và tướng Collins “Diệm must go!” thì vào ngày 28/04/1955 quốc trưởng Bải Đại lại gửi công điện yêu cầu ông Diệm và tướng Lê Văn Tỵ sang Cannes trình diện đồng thời cũng cắt cử tướng Nguyễn Văn Vỹ thân Pháp thay thế tướng Tỵ trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Quốc Gia Việt Nam rồi biệt phái tướng Hinh về Sài Gòn mang theo nhiều chỉ thị riêng của quốc trưởng.


    Ngày 29/04/1955, cuộc xung đột tiếp tục ở khu trường trung học công lập Pétrus Ký và suốt dọc đường Trần Hưng Đạo, khu Bàn Cờ, khu chợ cầu Ông Lãnh, dân chúng chạy tránh đạn khắp các đường phố nhất là vùng chợ Nancy.Nhiều đồn bót cảnh sát do công an xung phong Bình Xuyên đóng chốt bắt đầu bị bỏ trống trước sức tấn cồng mãnh liệt, gan dạ của các đội lính dù mủ đỏ trung thành với chính phủ Quốc Gia. Sức nặng của áp lực bị bao vây tứ phía đè trên vai Ông Diệm bắt đầu nhẹ đi.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 05-20-2020 at 06:43 AM. Reason: chính tả

  6. #26
    (Tiếp theo kỳ trước)

    TL biết khiêu vũ một cách sành sõi nhưng đồng thời cũng rất ham học và đã thi đậu bằng Brevet Pháp và bằng trung học đệ nhất cấp Việt Nam trong cùng một năm mặc dù lúc đó Thiện chỉ mới học tới lớp đệ ngũ ở trường Pétrus-Ký. Ba mẹ quá sức kinh ngạc nhưng lại mừng rỡ và hãnh diền với đứa con Út tài ba của mình cho nên mẹ gôm góp tiền bạc, hốt hụi để mua tưởng thưỡng cho TL một chiếc xe gắng máy hiệu PUCH khá đắc tiền và đẹp nhất vào thời buổi đó ở Sài Gòn.


    Mặc dù TL có thể được lên lớp đệ tam ở trường Pétrus Ký nhưng TL lại muốn cắt giai đoạn “học nhảy lớp” tức là không cần phải học lớp đệ tam cho nên TL đã bỏ ngôi trường cũ công lập không phải trả học phí để ra ngoài học lớp đệ nhị luyện thi tú tài nhất tại trường tư thục Phan Quốc Quân ở đường Cô Bắc Sài Gòn. Năm đó TL thi rớt bằng tú tài I. Sáu tháng sau khi TL có bằng trung học, ông phán đến tuổi về hưu vì thế gia đình không còn đủ điều kiện cho TL tiếp tục ăn học.
    Sau ngày hiệp định Genève ký kết, TL nghe lời một người bạn tên Toàn cùng nhau xuống bến tàu Sài Gòn để di cư ra Bắc vì muốn phiêu lưu mạo hiểm nhưng rồi TL đổi ý và ở lại còn người bạn chí thân thì ra đi biệt tâm từ ngày đó .


    *Đời sống của một công chức hạng bét ba cọc ba đồng.-


    Tháng 6 năm 1957, TTL được tuyển vào làm việc tại Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn - Sở Phát tiền hưu trí phụ trách vào sổ công văn những công văn Đến và công văn Đi: công việc của một tống thư văn hạng bét., với ngach thư ký phù động, lương hằng tháng khoản hơn một ngàn năm trăm đồng. Ban ngày TL đi làm, tối tiếp tục đi học lớp luyện thi tú tài I của hội văn hóa bình dân. Thứ bảy, chúa nhật TL vắng nhà mất dạng. Tiền lương của TL tiêu pha riêng một mình. Ăn uống, quần áo thì ông bà phán vẫn cứ phải tiếp tục bao bọc cho TL. Anh Năm Tâm thì không còn hung tợn với TL như xưa nữa vì thân hình của TL to lớn gắp hai lần thân hình của Tâm. T tập tạ và tập đánh sà ngang từ khi bắt đầu lên lớp đệ thất nhờ vậy hình dáng của TL vừa đẹp lại vừa khỏe giống như những lực sĩ thẩm mỹ .Có lần Tâm nóng giận bâng quơ cầm cọc chăn mùn đập TL chụp được cây cọc bẻ gảy gọn làm hai quăng đi, đưa mắt nhìn người anh hung bạo rồi chỉ lắc đầu mà không nói gì . Kể từ ngày đó Tâm không còn dám đánh em trai của mình nữa.


    Ngày TL chưa đi làm, cũng có những lúc bà phán nổi nóng cầm chổi lông gà quất túi bụi ; TL chỉ đứng yên chịu trận, không né tránh, không nài xin, thân mình quầng đỏ vì những lằn roi vọt đến độ làm cho bà phán thấy tội nghiệp bật khóc rồi ngưng tay . Đến lúc đó TLmới quỳ xuống lại bà phán để xin lỗi rồi đứng lên đi rót nước mời mẹ và nhỏ nhẹ nói:" Mẹ đánh con làm gì cho mệt, cho đau tay; mẹ già rồi, nếu con có gì quấy, mẹ cứ gọi anh Tâm theo lệnh của mẹ đánh con cũng được mà, con sẽ đứng xui tay để cho anh ấy dạy dỗ theo ý mẹ".
    TL rất thương ông phán, bà phán. Ngày lãnh số lương đầu tiên, Thiện tự mình ra Chợ Cũ lựa mua trầu cao thật ngon và một kí lô thịt heo quay mang về cho cha mẹ. Thứ bảy cuôi tuần lại đưa cả nhà, có cả anh Tâm vào đường Lacaze ở Chợ Lớn ăn mì vịt rồi di xem cải lương ở rạp Nguyễn Văn Hảo . Tâm dù hung dữ nhưng thật lòng yêu thương đứa em út của mình.


    Giàu út ăn, khó út chịu, và TL là đứa con chịu thiệt thòi nhất nhà mặc dù ông bà phán xem TL như là một đứa con ngà ngọc. Cả cuộc đời ông phán luôn luôn phải truân chuyên lặng hụp để ngoi lên để rồi đến ngày đầu bạc cũng chỉ có được một số tiền hưư bổng ba cọc ba đồng. Có một thời ông phán mê sa cờ bạc, lương tiền hằng tháng nướng hết vào sòng bạc Kim Chung , Đại Thế Giới, gia đình nợ nầng túng thiếu tứ tung khiến cho TL và người chị thứ tư tên là Thi phải vào ăn nhờ ở đậu trong nhà vợ chồng người chị thứ ba ổ Gia Định và ở đó, trong thời non trẻ TL đã ngơ ngác chứng kiến chị Tư Thi của mình bị một tên bà con của ông anh rể ở trong nhà xé quần xé áo ! Sau nầy chị Tư Thi trốn nhà đi theo tên đó về Bến Lức, nhưng bà phán cứ phải dấu kín chuyện xấu hổ nầy bằng cách đặt chuyện chị Tư Thi theo VM đánh Pháp rồi chết !


    ́*Tình yêu Nhất Gái Hơn 2, Nhì Trai Hơn 1.

    (Còn tiếp)

  7. #27
    (Tiếp theo kỳ trước)

    *Tình yêu Nhất Gái Hơn 2, Nhì Trai Hơn 1.

    - Tháng 7 năm 1957, TL thi đỗ bằng tú tài phần nhất và trúng tuyển kỳ thi thư ký chánh ngạch Ngân Khố tập sự. -

    - TL quen với Hương ngày nàng từ Đà Lạt xuống Sài Gòn về ở chung với vợ chồng người chị trong cư xá Ngân Khố . Hương lớn hơn TL 2 tuổi. Anh rể của Hương là một tham sự giữ chức chánh sự vụ sở nhân viên Nha Tổng Ngân Khố . TL được vào làm việc ở đây một phần cũng là nhờ người anh rể của Hương ghé mắt nâng điểm trong kỳ thi tuyển vì gia đình TL và gia đình ông Tham ở cùng chung trong cư xá Ngân Khố . Hương cũng là một công chức hạng thấp: kiểm ngân viên tại ngân hàng quốc gia. TL biết được Hương thương mình khi Hương xé nát một mãnh thư nhỏ và tấm hình của một người bạn gái mà TL cất giữ trong cái ví bằng da . Tình yêu giữa TL và Hương không được gia đình Hương chấp nhận vì vấn đề môn đăng hộ đối . Rồi họ chia cắt hai người bằng cách đưa Hương trở về Đà Lạt làm việc ở ty Ngân Khố trên đó và cứ đến mỗi trưa thứ sáu hằng tuần, TL lén bỏ việc về sớm để ù chạy ra bến xe đò Sài Gòn-Đà Lạt cho kịp chuyến xe cuối cùng lên Đà Lạt gặp Hương.


    - Giáng sinh năm 1958, Hương đã ở suốt đêm với TL giữa trời lạnh giá buốt trên ngọn đồi kỵ mã gần hồ Xuân Hương và đó là mối tình đầu sâu đậm của TL khi vừa mới bước vào trường đời để kiếm sống. Một tuần lễ sau, mẹ của Hương xuống Sài Gòn. TL năn nỉ mẹ qua nhà ông bà tham để gặp mẹ của Hương xin dạm hỏi nhưng người chị của Hương đã tiếp đón một cách hời hợt rồi thẳng thừng từ chối không cho mẹphán gặp mẹ của Hương. Trở về nhà, mẹ buồn tũi vô hạn. Gặp TL, mẹ vừa giận vừa thương con khiến cho nước mắt bà tuông trào : chỉ vì mình nghèo mà con không cưới được vợ ! TL ôm bà phán vào lòng giọng khẩn thiết:


    - "Con lại mẹ, xin đừng buồn giận con chi cho tổn sức. Con dại dột không biết tự lượng thân phận thấp kém của mình khiến cho mẹ phải liên lụy xấu hổ. Con thật là kẻ bất hiếu, mong mẹ thương mà bỏ qua cho . Mẹ buồn sầu con đau sót lắm . . ."


    - Bà phán ghì cứng con mình vào lòng. Bà thấy thương con vô bờ bến . Bà biết TL đang đau, con tim của TL bị rướm máu nhưng nó đang cắn răng đè nén để cho mẹ khỏi sầu bi vì bị nhục nhã, khinh khi. Bà phán thổn thức:


    - "Con còn trẻ, thiếu gì người khác đẹp hơn con em của họ. Họ chê con nghèo, họ trề môi vì con chưa có chức phận, họ bảo con đèo bồng muốn trèo cao . . .Nhưng mẹ biết chắc rằng con sẽ hơn họ gắp ngàn lần. Chỉ cần con có chí đừng thất vọng buông trôi. Thương mẹ, thương ba, con phải tiến và tiến xa hơn người ta mới được. Mẹ nhất định phải sống để nhìn thấy con thành đạt, để thấy người ta ân hận hối tiếc !"

    - TL lại đi chơi nhiều hơn xưa nhưng vẫn tiếp tục theo học các lớp luyộn thi tú tài II ỡ trung tâm giáo dục của hội Văn Hóa Bình Dân từ tối thứ hai đến tối thứ sáu hằng tuần.
    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 06-11-2020 at 11:21 AM.

  8. #28
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Tháng 7 năm 1958, TL thi đỗ bằng tú tài phần nhất và trúng tuyển kỳ thi thư ký chánh ngạch Ngân Khố tập sự. Nghề nghiệp ổn định không còn phải lo sợ mất việc và không phải đi quân dịch “binh nhì”. TL lại đi chơi nhiều hơn xưa nhưng vẫn ghi tên học lớp luyện thi Tú tài II vào buổi tối lớp Bình Dân Giáo Dục.

    *Những kỹ niệm khó quên trong giai đoạn khởi nghiệp của một công chức thấp kém

    1-Tuổi trẻ nóng nảy tự ái nhưng hiếu học cầu tiến.
    Đánh lộn trong công sở- bị đối đi làm việc ở Ty Kho Bạc Chợ Lớn.

    Hắn tên Hạp, một tên vô học ngu xuẩn được vào làm sai nha chạy hiệu lặt vặt tại Sở Phát Tiền Hưu Bổng NTNK Sài Gòn, mỗi ngày chỉ cần có mặt tại sở Hưu Bổng vài tiếng đồng hồ vào buổi sáng rồi có xe đưa đón đi tập tành trên sân cỏ cho hội bóng đá hạng nhi của TNNK trong vị trí thủ môn. Hắn rất được nuông chìu bởi “ngài chủ tịch” hội bóng đá TNNK. Chánh sở Phát tiền Hưu Bổng cũng là một kẻ ghiền xem môn bóng đá cho nên tên Hạp càng được nước cà khịa, không nể nang kiên dè với hạng thư ký cấp thấp như TL. Hôm đó, trong một cuộc đôi co, lý sự với TL, hắn đã văng tục đ.m...và phun nước bọt vào mặt TL. Chữi xong , hắn trề môi nhúng nhảy quay lưng đi, mặt vênh váo. Trên bàn làm việc của TL có một bình mực nước bằng thủy tinh lớn như một cái chén, TL đã cầm bình mực đó đập mạnh thẳng vào mặt của hắn, máu tuông xối xả, lỗ tai bên phía tay mặt của hắn rách toét. Hậu quả: TL bị “cấp trên” cho đi đày làm việc vào Ty Kho Bạc Chợ Lớn còn tên Hạp thì sau khi vết thương lành mạnh thì vẫn cứ được nuông chìu ở lại làm việc hụ hợ tại sở phát tiền HB như cũ.

    Đi đày gần 2 năm ở Ty Kho Bạc Chợ Lớn thì được cấp trên “khoan hồng” cho trở về làm việc tại sở Thâu Thuể của TNNK nằm trên đường Phủ Kiệt Sài Gòn.

    2 / * Yêu thầm, trộm nhớ, yêu đơn phương
    Phó đốc sự Hành Chánh mới tốt nghiệp Thái thị Minh Ngọc (MN) đến tập sự tại Sở Thâu Thuế của TNNK Sài Gòn. Minh Ngọc, là gái có chồng, có 3 con nhưng vẫn còn đẹp, quá đẹp, ẻo lã, với đôi chân dài của những nữ siêu mẩu ngoại quốc chuyên trình diễn thời trang quần áo tắm hai mảnh bi-kini, dáng đi uống lượng như loài rắn trường bò trông thật khiêu khích mời mọc và thu hút đến mức độ mà đàn ông không thể nào ngoãnh mặt làm ngơ không nhìn. Khuôn mặt trái soan, môi mềm phơn phớt son phấn, búi tóc đuôi gà thanh tao, giọng nói nhẹ, trọ trẹ, thoảng êm như thôi miêng ru ngủ, đôi mắt nhìn thẳng người đối diện như thôi thúc trò chuyện hàng quyên thân thiết và TL đã bị MN hớp hồn từ đó! Nhưng khốn thay, tuổi tác, thân phận, học thức, chức phân của TL so với nàng thì TL thuộc về hạng cá kèo “nghèo mà ham” !


    TL đã thầm yêu trộm nhớ “người đàn bà 3 con trông mòn con mắt” nầy mất rồi. Làm sao với tới cho được? E sợ rằng nếu trèo cao té đau như cổ nhân đã mách bảo. Nhưng bản chất háo thắng bồng bột trong con người của TL lại nổi dậy hối thúc: nhất định chinh phục cho bằng được. Bằng cách nào? Bằng cách vương lên cho ngang hàng hoặc cao hơn thân thế hiện nay của người đàn bà nầy cho dù TL phải theo đuổi nàng đến 10 năm hay 20 năm.Người ta đã là gái có chồng, có con vậy sao lại muốn cám vổ người ta chui vào vòng ngoại tình tội lỗi? TL không sợ dư luận người đời lên án nguyền rũa? Có sợ, nhưng không thể không yêu và cứ yêu!...Yêu thầm, trộm nhớ thì có chi gọi là tội, có gì gọi là lỗi? Đâu phải chỉ có một mình TL như thế: tại đây, ở cơ quan nầy, còn có một số đàn ông chức phận , không phải là ít, độc thân có, vợ con có.., họ cũng tò vè, thả dê sàm sỡ với Minh Ngọc và lúc nào nàng cũng tươi vui thân mật thích thú, tưởng chừng như là nàng đã “chịu đèn” với họ.

    Sau này, TL mới khám phá ra rằng Minh Ngọc là một người đa tình, ham muốn được nhiêu người đàn ông bu quanh như ong bướm bay lượng trên một cành hoa đã nở rộ toàn vẹn nhưng nhụy hoa vẫn còn đầy ấp mật ngọt mời gọi. Nàng là một phụ nữ chân dài sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, miền Trung Việt Nam, nơi có núi đá không cao quá, sông nước cũng không sâu thâm: “Sơn bất cao, thủy bất thâm”.

    ̣(Còn tiếp)

  9. #29
    (Tiếp theo kỳ trước)


    *3/ lập gia đình tuổi 21 :


    - Lương duyên tiền định


    TL và Hầu - một bạn thân chí cốt vì cả hai đứa đều đam mê luyện tập tạ thể dục thẩm mỹ – thường có thói quen lượng vòng quanh các đường phố Sài Gòn mỗi sáng chúa nhật sau khi đi lễ ở vương cung thánh đường (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn). Do đó, cũng vào một sáng chúa nhật trời trong TL và Hầu đang rảo lượng rửa mắt nhìn theo các lưng eo, hấp dẩn của những dáng bóng hồng trên hè phố bên phía cửa Tây chợ Bến Thành thì cả hai đứa đều phải trố mắt trầm trồ mở mắt nhìn về phía sau tròn trịa dưới màu vải quần đen sa-ten láng mượt. Nàng đi đứng thật thông dong, thản nhiên không lơ láo nhìn quanh nhưng rồi bổng nhiên quay lại nhin về phiá TL và Hầu rồi mĩm cười gật đâu ngỏ ý chào hỏi, giọng nói nhẹ nhàng hiền hậu:


    "Chào anh Tư...Đã lâu lắm bây giời mới gặp lại..... Em là Liên anh Tư có nhận ra không?..."


    Hóa ra là người quen. TL quá ngạc nhiên, chưng hửng:


    “À há! Là Liên ngày trước cùng ở xóm Cây Bàng Thủ Thiêm phải không? Sao lạ quá, nhìn không ra!"


    “Sao lại nhìn không ra hả anh Tư? Có gì thay đổi đâu? ...”

    TL bối rối:


    “Liên bây giờ khác xa với lúc còn đi học lớp nhì ở trường nữ tiểu học của dòng nữ tu Mến Thánh giá Thủ Thiêm... Bây giờ đẹp quá ! Như một hoa khôi... Không thể nào ngờ được...”


    “Thôi mà, anh Tư vẫn cứ trêu chọc em như ngày em còn ở Thủ Thiêm...”


    “Liên đi đâu vậy?”


    “Em ra chợ trông cửa hàng bán phụ giúp với Ba của em.”


    “Cửa hàng trong chợ Bến Thành?”


    “Ngay vừa bước vào cửa Tây chợ. Cửa hàng kim chỉ và vật dụng thêu may, thương hiệu Kim Thành...Khi nào có thì giờ anh Tư ghé ngang cửa hàng cho biết...Bây giờ em xin kiếu để ra chợ kẻo Ba em trông...”


    Nàng là hoa khôi của Chợ Bến Thành. Một hoa khôi hiền thục, đảm đang khiến chsinh sổo nhiều bà chủ sạp bán hàng trong chợ ngắm nghía muốn kén nàng về làm vợ cho con trai của họ nhưng cha nàng chưa chịu với lý do là nàng còn quá trẻ: 19 tuổi. Mẹ mất sớm, nàng là chị cả cùng với cha phải châm lo quán xuyến gia đình với một đoàn, em gáí trai 4 đứa nhỏ dại. Cha nàng là một người nặng gánh gia đình, phải bảo bộc ông bàn, đâ nội già nua và hai người chú lêu lỏng tiêu pha hoang phí chỉ biết khẻ tiền và luồng lách tài sản do cha của nàng ngày đêm bương chảy làm ăn.


    Gia đình nàng là Bắc Kỳ cũ: di cư vào Nam Việt Nam năm 1954, tạm cư ở Thủ Thiêm. Cha nàng mở một tiệm may nhỏ ở ấp Cây Bàng. Mẹ nàng - một người đànbà đẹp đầu đội khăn vấn, chít khăn mỏ quả, răng đen, mặc quần thâm đất, 100% Bắc Kỳ- buôn tảo bán tân phụ chồng nuôi nấng 5 con dại khờ. Bà có nét nữ lưu con nhà quan quyền, nề nếp nho phong theo đạo gia tô ở miền Bắc, bà bỏ gia đình mình để theo chồng vào Nam lập nghiệp.


    Lúc nàng học đến lớp nhì thì gia đình di chuyển sang Sài Gòn. Cha nàng mở một tiệm may ở một căn phố mướn trên đường Trương Định gân sân Tao Đàn (thời Pháp gọi là vườn Peugeot). Gia đình lần trở nên phát đạt, cha nàn Căn phố mướn số 80 được mua đứt song song với việc sang một sạp vãi và một sạp bán kim chỉ ngoài chợ Bến Thành Sài Gòn, dẹp tiệm may. Bất hạnh thay, mẹ nàng lại qua đời quá nhanh sau khi bi xẩy thay và xuất huyết quá nhiều. Bà chết trẻ, không kịp hưởng giàu sang và để lại 5 con thơ dại cho người chồng chung thủy, đa đoan, đơn chiết.


    Một tuần lễ sau ngày gặp gỡ đó, Hầu rời bỏ Sài Gòn trở về Nam Vang (Pnompen-Cambodge, nay là Kampuchea) sống với gia đình cha mẹ cùng anh chị em đang ở bên đó và TL cũng bắt đầu ghé ngang quán hàng kim chỉ hiệu Kim Thành sát cửa Đông chợ Bến Thành sau mối chiều tan sở đi làm về hoặc vào những buổi trưa thứ bảy hay chúa nhật lựa những giờ cha của nàng vắng mặt về nhà nghĩ trưa ở số 80 đường Trương Định. Cứ thế kéo dài được vài ba tháng đê tình trong như đã mặt ngoài còn e giữa nàng và TL để rồi vào một buổi trưa chúa nhật trời trong đó, TL đã len lén chèn vào trong tờ tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn của nàng đang đọc một trang giấy nhỏ với một hàng chũ ngắn gọn: “TL THƯƠNG LIÊN..."


    ̣(Còn tiếp)

  10. #30
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Suốt một tuần lễ sau đó dài lê thê, bồn chồn, chờ đợi phản ứng hồi đáp, nhưng nàng không có một thái độ nào gọi là gật đầu hay lắc đâu: Éo le là lá thư tỏ tình đó nàng chưa kịp đọc thì nó lại lọt vào tay của người thiếm dâu út đầu của nàng. Chồng của người thiếm dâu nầy là chú Út (tên Hiểu, tuổi tác có lẽ cũng không lớn hơn TL bao nhiêu), cũng là một thanh niên ham chơi, nhảy đầm phóng túng hơn là ham học hỏi làm ăn ổn định. Thiếm Út là một trợ tá phụ dạy nhảy đầm –gái nhảy- tại phòng dạy nhảy đầm Quách Chính tọa lạc trên đường Frères Louis (sau đổi gọi là đường Võ Tánh). Trước kia, người chú nầy và một người chú lớn hơn đều do một tay cha của Liên bao bọc nuôi nấng (Cha của nàng tên Ngọc nhưng hàng xóm láng giềng thường gọi ông là “Bác Kim Thành" tức là tên thương hiệu cửa hàng bán kim chỉ của ông ngoài chợ Bến Thành). Mỗi ngày chú Út trốn học để gặp gỡ thiếm Út nơi phòng dạy nhảy đầm Quách Chính và không bao lâu thì chú Út òn ĩ bà nội của Liên gây áp lực với ông Kim Thành chi tiền cưới người thiếm "gái nhảy" đó. Chú Út là tay nhảy đầm thường xuyên, ngày, đêm khắp các khiêu vũ trường Sài Gòn-Chợ Lớn và cũng đã từng gặp gỡ TL nhiều lần ở những nơi chốn ăn chơi đó. Lá thư ngắnn của TL tỏ tình với Liên đã bị rì rõ qua tay của người thiếm “gái nhảy" và vì thế TL không còn có thể gặp mặt thường xuyên người thương nơi cửa hiệu kim chỉ ngoài chợ Bến Thành: Cha nàng bắt đầu có mặt thường xuyên nơi cửa hàng của ông. Trước đó, lần cuối cùng gặp nhau, TL đánh bạo hỏi: "Liên có đọc lá thư ngắn kẹp trong quyển tuẩn báo Phụ Nữ Diễn Đàn hay chưa?
    Nàng buồn bã gật nhẹ đầu:
    "Có, thiếm Út bắt chuộc tiền rồi mới chịu trả lại lá thư của anh Tư!"
    "Vậy thì sao?" TL nôn nóng chất vấn.
    Nàng lo âu trả lời:
    “Liên không biết phải làm sao... Sợ ba không bằng lòng...”
    “Chê Tư nghèo phải không?”
    Mắt nàng rưng rưng:
    "Dạ không biết có phải vậy hay không...Ba bắt đầu nghi ngờ nhưng cũng chẵng thèm nói gì hết..."
    TL đánh ván bài chót:
    “Còn Liên thì sao? Có chê Tư không?
    Nàng không trả lời thẳng nhưng vừa lau nước mắt vừa lắc đầu liên hổi.
    TL đã hiểu, nàng cũng thương TL như mình TL đang thương nàng. Thật tội nghiệp cho người con gái
    19 tuổi trinh nguyên hiền thục nầy!


    * Mai mối

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-07-2020 at 03:38 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:30 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh