Register
Page 4 of 19 FirstFirst ... 2345614 ... LastLast
Results 31 to 40 of 189
  1. #31
    (Tiếp theo kỳ trước)

    *Mai mối

    * Trỡ ngại 1: vai vế và xưng hô

    Anh rễ của TL (chồng chị Hai Đào tên là Rớt) là con đỡ đầu rửa tội tân tòng theo đạo thiên chúa giáo thường gọi là Công Giáo của ông nội của Liên vì vậy vai vế bố của nàng ngang hàng với anh Rớt, anh Rớt phải xem bố của Liên như là anh trai của minh hay nói khác đi tất cả anh chị em vợ của anh Rớt đều phải đối xử với bố của Liên là một người anh trai của họ và cũng phải xưng hô gọi là Anh Ba (Anh Ba Chấu : không biết vì sao lại gọi là Chấu vì tên thật của ông là Ngọc). TL cũng phải gọi bố của nàng bằng danh nghĩa “Anh Ba” và ngược lại nàng là con của Anh Ba thì phải gọi TL bằng tiếng Chú TL: Chú với cháu thi thương nhau coi sao được? Đó là câu trả lời của Anh Ba khi TL nhờ cậy người anh rể (anh Rớt ) qua nhà của Anh Ba để mở lời môi giới dùm cho TL được hỏi cưới Liên về làm vợ.

    * Trỡ ngại 2: Cha mẹ của TL quá gia trưởng, khăc khe

    Cháu nó còn quá trẻ chưa có kinh nghiệm trường đời “ không đủ khả năng về làm dâu cho gia đình của TL bởi v mẹ TL nổi tiếng là “dữ như chằngkhắp Thủ Thiêm ai ai cũng biết!

    * Trỡ ngại 3: Nghề nghiệp của TL hiện tại không đủ tự nuôi sống lấy bản thân

    làm sao bao bọc vợ con?”

    * Trỡ ngại 4: Người miền Nam phần nhiều chỉ ham chơi bời phung phí, không biết làm ăn kiếm tiền
    Ý muốn nói rằng TL long bong, lêu bêu , nhảy nhót, vẫn còn ăn bám ba mẹ.

    * Trỡ ngại 5: Đàn ông, con trai miền Nam thường hay lăng nhăng, ít chung thủy với vợ

    * Trỡ ngại 6: Thủ Thiêm nhà quê

    TL chưa có nhà riêng bên phia Sài Gòn!”.

    Như vậy là anh rễ của TL bước đầu đã thất bại trong việc dọ dẫm làm mai cho TL. Tuy nhiên người anh rể nầy (anh Rớt ) vẫn cố lì ỉ ôi, năn nỉ ông bà nội của nàng và mặt khác anh Rớt cũng tình nguyện lập và giữ sổ sách kế toán miễn phí cho thương hiệu kim chỉ Kim Thành của ba nàng (Anh Rớt là kế toán trưởng của một công ty xuất nhập cảng của người Pháp “Denis Frères” trên đường Catinat (đường Tự Do trước 30/04/1975) đồng thời cũng là một thẫm định viên kế toán rất uy tín tại các tòa án thượng thẫm Sài Gòn). Rồi tin vui cũng đã đến với TL với điều kiện là cần có ông và bà mai phải có uy thế, tiếng tâm ở Thủ Thiêm nhưng không phải là ba mẹ ruột của TL: ý c ủa “họ” muốn đề nghị ông bà Chín Ngọt giàu có thuộc hàng phú hộ nổi tiếng nhất nhì ở Thủ Thiêm sẽ làm ông mai bà mối cho bên nhà trai: TL gọi ông bà Chín Ngọt là Cậu Mợ Chín vì Mợ Chín và mẹ của TL là chị- em họ.

    (Còn tiếp)


    *Thách cưới



    Last edited by nguyễn công tánh; 09-26-2020 at 09:53 AM.

  2. #32
    (Tiếp theo kỳ trước)

    *Thách cưới

    1/ Hai trăm (200) hộp bánh Champagne Pháp

    (Bánh sâm panh có nguồn gốc từ cuối thế kỉ 15 từ triều đình của Lãnh chúa vùng Savoy và được làm nhân chuyến thăm của vua nước Pháp. Nó được nhận là món bánh chính thức của cung đình. Các thanh niên trong triều đình ưa thích loại bánh này. Khách đến thăm được mời loại bánh này, như một biểu tượng của ẩm thực địa phương. Như các loại bánh xốp khác, bánh sâm panh thường không có bột nở hóa học và nhờ không khí vào trong trứng để tạo được độ xốp. Sau khi nướng, đường bột thường được rắc lên bề mặt bánh để tạo một lớp vỏ mềm.)

    2/Bốn thùng (4 thùng) rượu Cognac Martell Pháp (mổi thùng 6 chay


    3/Hai trăm lọ danh trà hiệu Chính Thái từ các tiệm trà của người Hoa ở Chợ Lớn

    4/ Hai thiên cau tươi

    5/ Hai mâm trầu

    6/ Một cặp nhẫn cưới và một đôi bông tai (hột xoàn tối thiểu 5 ly)

    7/ Ngày lễ đám hỏi do bên nhà gái ấn định và tổ chức tại số nhà 80 đườnng Trương Định, quận II Sài Gòn. Sáng ngày hôm đó, phía nhà trai sẽ chở sính lễ đến trên 7 chiếc xích lô đạp đẩy theo theo sau đoàn người của nhà trai, khởi đầu từ ngã tư của hai đường Trương Định - Gia Long ...v.v..

    Đối vối một công chức chính ngạch tập sự vào thời buổi thập niên 50 (1958-1959) sự thách cưới như vừa kể thì TL rất ít hy vọng có đủ khả năng tài chánh và hiện vật để cưới được một cô vợ Bắc kỳ như thế! Thật đúng như lời của cổ nhân đã nói: Phú quý sinh lễ nghĩa”! TL không biết họ giàu có bao nhiêu mà làm cao quá như thế?
    [IMG][/IMG]



    Tội nghiệp cho mẹ của TL. Bà gom góp hết vàng bạc , tiền của để dành trao hết cho thằng con trai Út nhưng cũng chỉ vừa đủ cho đôi bông tai 05 ly. TL cương quyết không nhận nhưng Mẹ khóc mếu máo ôm ghì TL rồi nức nở kể lễ: “Con quên vụ mẹ hạ mình chịu lắm ô nhục xin hỏi cưới cô em gái củavợ tham sự Chinh tên Hường trong cư xá Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn hay không? Họ thẵng thừng khước từ và chê con nghèo, không danh phận, học thức quá tệ ...v.v... Lần nầy nếu lại như thế , chắc là mẹ phải cắn lưỡi chết phức đi cho xong…!”

    Rượu Cognac Matell, bánh Champagne TL nhờ anh rễ Hai Rớt trưởng kế toán hảng xuất nhập cảng Pháp Denis Frères trên đường Catinat (sau đổi thành đường Tự Do) mua dùm được bớt 20%. Tiền mua 200 lọ trà Chính Thái, 2 thiên cao, 2 mâm trầu TL mượn quỹ tương trợ xã hội của Tổng Nha Ngân Khố, hốt hai phần hụi để chi phí và dự trù đặt cọc đãi tiệc nhà hàng ngày lễ cưới.


    Có một điều khiến cho TL xúc động và nhớ mãi cho đến hơi thở cuối cùng của đời mình: gặp nhau một tuần trước ngày đám hỏi, nàng đã trao cho TL một bao thơ rồi thúc hối TL phải rời ngay cho nhanh khỏi hàng kim chỉ ngoài chợ Bến Thành kẻo ba nàng bắt gặp: trong bao thơ là một xắp dầy giấy bạc giấy 10$ và 20$ kèm theo một miếng giấy nhỏ ghi vội: “tiền quà bánh của ba cho mỗi ngày, em nuôi heo đất, không phải tiền rút rỉa lén lút trong khi giữ cửa hàng của ba, nay xin góp một chút chi phí với anh Tư.”

    (Còn tiếp)
    * Đám hỏi phô trương
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-29-2020 at 04:53 AM.

  3. #33
    (tiếp theo kỳ trước)

    * Đám hỏi phô trương


    1/Thọc gậy bánh xe


    Trong gia đình ba vợ tương lai của TL là cột trụ trông coi quán xuyến trong ngoài, cất giữ tiền của do một tay của ông làm ra. Hai người chú của nàng chỉ là những kẻ ăn bám, phung phí và gặm nhắm lén lút hầu bao của người anh trai rộng lượng bác ái vì quá nặng tình ghĩa, gia tộc. Người chú lớn mập mạp tròn trịa, bụng phệ, chân đi hàng hai, hai con mắt to trắng vả láu liên vừa nhìn vừa liếc nháy, miệng mòm ăn nói cùng một nhịp phách lắt lư của cái đầu hói tráng trợt, được bà nội của nàng rất thương yêu , nhất là bà nội luôn luôn về phe với người đàn ông mưu mẹo nham hiểm nầy. Chính bà đã làm áp lực bắt ba vợ tương lai của TL phải bỏ tiền bạc sang một sạp kim chỉ thứ hai ở chợ Bến Thành cho người đàn ông nầy cũng bán buôn kim chỉ giống như sạp kim chỉ hiệu Kim Thành của ba nàng. Hàng hóa bán buôn dĩ nhiên là ông Kim Thành phải cung ứng đầy đủ cho một cửa hàng kim chỉ để người chú nầy khai trương dứơi danh nghĩa một thươg hiệu mới, tiền bạc thu vào, vốn lời thì “ông chủ mối” thu tóm vào túi riêng của mình nhưng luôn luôn kêu gào thâm thủng để ông Kim Thành phải cung cấp thêm tiền bạc và hàng hóa.


    Một tuần trước ngày tổ chức đám hỏi, chính người chú lớn lắm miệng mồm vừa kể trên đã to nhỏ đồn đại với ông Kim Thành rằng: “Thằng TL nó đã ăn ở có con với một gái nhảy tên Nga của một vũ trường nào đó, nhà nó ở một ngỏ hẽm trên đường Charles de Gaules (sau đổi là đường Công Lý), nay lại bỏ rơi con người ta để đi lắy vợ khác! . . .”

    Ông Kim Thành là người rất đa nghi và hay suy diễn một cách lớ ngớ, vô lý, không cần phân tích thực hư những tin đồn nhảm nhí , loại tin cá tháng tư quanh chợ Bến Thành cho nên ông không bỏ qua tin đồn của người em trai nham hiểm nhất nhà: ông tuyên bố bãi hôn, không cần lấy một lời giải thích hay một xác chứng “hàm oan” nào của TL. Cả hai đứa đều đau đớn ngất trời. Nàng khóc tỉ tê chỉ biết lắc đâu không nói gì, TL thối chí ê chề, bỏ ăn, mất ngủ.

    ̣(Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-27-2020 at 12:58 PM.

  4. #34
    (tiếp theo kỳ trước)

    Người chú Út “nhảy đầm” của nàng cũng nhảy vào vì câu chuyện tin đồn éo le gây sầu não cho đứa cháu gái của mình :

    “Tưởng con nào chứ con Nga gái nhảy đó thi tui cũng biết mà, nhà nó ở thuê trên đường Charles de Gaules chứ đâu, để tui lên nhà nó hỏi cho ra lẽ.” Rồi cặp vợ chồng nhảy đầm Chú Út đi gặp cô gái nhảy tên Nga :

    “Lúc rày Nga còn gặp anh TL không?” Chú Út hỏi.

    Ảnh bỏ Nga từ hai ba năm nay rồi ...”

    Tại sao bỏ?”

    Ảnh không còn thích nhảy đầm “khỏi trả Tickets” với em nứa chứ sao!... ‘

    Lý do?

    Chắc là ảnh có cô nào khác nhảy giõi hơn em... Tự nhiên biến mất không còn tới nhảy đầm ở vũ trường Tabarin (tọa lạc tại tầng lầu gốc đường Hamelin-Reims ăn thông ra đại lộ De Lasomme/Hàm Nghi là cơ ngơi của nhà hàng khiêu vũ trường Tabarin (?)nơi có nhạc sĩ đánh trống Huỳnh Anh và dàn nhạc khiêu vũ Võ Đức Tuyết phục vụ hằng đêm.) mà cũng không còn tới lui nhà em, đi đâu biệt tâm biệt tích...”

    Anh ta chạy trốn trách nhiệm, quất ngựa truy phong ...phải không?

    Trách nhiệm gì vậy?

    Còn đứa con của anh ta với Nga thì sao?”

    Nga trố mắt hỏi lớn:

    Cái gì, hứ? Đứa con nào?...Em với anh Tư coi nhau như anh em ruột một nhà, một đôi bạn thâm tinh nơi chốn nhảy nhót chứ có cái chó gì gọi là con với cái? Thằng nào, con nào mà đồn đãi ác ôn thất đức như vậy? Mã cha mấy thằng đó, mấy con đó, tui mà gặp được tụi nó tui đập quần dơ có tháng lên đầu tụi n cho coi!...

    .................................................. .................................................. .................................................. ......

    .................................................. .................................................. ..........”

    Như vậy, nhờ có sự can thiệp của chú Út nhảy đầm cho nên sau cơn mưa trời lại sáng.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-28-2020 at 06:49 AM.

  5. #35
    (tiếp theo kỳ trước)

    2/ Đám hỏi tiệc tùng phô trương

    Đám hỏi con gái trưởng của ông chủ xưởng quấn chỉ ống Kim Thành được tổ chức rầm rộ, phô trương, khoe giàu với 25 bàn tiệc đãi khách khứa, (mỗi bàn 12 thực khách) bà con giòng họ, được bày biện xuyên suốt từ bên trong căn phố số 80 đường Trương Định Sài Gòn, ra đến ngoài 3 lều vãi trước sân nhà lấn qua hai sân trước của hai căn phố láng giềng kề cận. Tiệc tùng kéo dài 2 ngày cuối tuần thứ bảy, chúa nhật, mỗi ngày một đợt thực khách khác nhau.
    [IMG][/IMG]\

    [IMG][/IMG]

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-29-2020 at 05:07 AM.

  6. #36
    (tiếp theo kỳ trước)

    Khi thách cưới, nhà gái đã đưa ra hai điều kiện tiên quyết tuyệt đối: không cùng một đạo giáo mà còn phải là đạo gốc (tức là phải cha truyền con nối nhiều đời chứ không phải đạo theo từ một tôn giáo khác), không cùng đạo, không gả.. May quá, TL bước qua cửa ải cuồng nhiệt và mê tín kiên định nầy. Đây là một đòi hỏi xuẫn động, quê mùa u mê mà đa số người theo đạo Gia Tô giáo nhất là trong thiểu số đồng bào di cư từ Bắc vào Nam trước năm 1954 thường khăng khăng đòi hỏi khiến cho biết bao nhiêu đôi trai gái yêu nhau thắm thiết phải chia lìa đau khổ: không thấy có một điều luật nào của Gia Tô giáo cấm cản như thế, ngược lại còn khuyện khích những người “đạo theo” để cưới vợ, lấy chồng và hơn nữa còn cho phép vợ chồng đạo ai nấy giữ.

    Lễ cưới của TL và vợ theo nghi thức tôn giáo được cử hành tại nhà thờ Huyện Sỹ /Chợ Đũi một tháng sau ngày làm đám hỏi. [IMG][/IMG]

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-30-2020 at 08:23 AM.

  7. #37
    (tiếp theo kỳ trước)

    *Xe Hoa và tài xế đăc biệt

    Vào thời thập niên 1959-1960, dọc theo hai bên đường Charner (sau đổi thành đường Nguyễn Huệ) là bến đậu của nhưng chiếc xe hơi to lớn 4 cửa, màu sắc bóng loáng sang trọng nhập cảng từ Hoa Kỳ hay Pháp như Plymouth, Chevrolet, Studebaker, Cadillac, Chrysler , Desoto, Pontiac, Oldsmobile, Buick, Ford Fairlane, Dodge , Mercury, DS , Simca, Panhard, Austin ...v.v... : đó là những chiếc xe cho thuê mướn bao luôn tài xế và trang hoàng bông hoa để làm xe hoa đưa rước cô dâu chú rể. Chi phí thuê bao cho mướn khoản $300-$500 đồng bạc Việt Nam mỗi ngày.

    Xe hoa miên phí (chỉ tốn tiêrn mua hoa lá để trang trí cho xe) trong ngày lễ hôn phối và đưa rước đôi vợ chồng TL là xe SAAB/sản xuất từ nước Thụy Điển; xe xử dụng từ ngày đám hỏi cho đến khi rước dâu từ Sài Gòn đến bến đò dưới Thủ Thiêm mé bờ sông Sài Gòn gần cột cờ Thủ Ngự mà thời Pháp gọi là Point des blageurs/Địa điển của những kẻ bàn bạt tán dóc.

    Tài xế xe hoa là chủ nhân của chiếc xe SAAB cũng là một thầy thuốc ngạch Đông Dương (Médecin du cadre d’Indochine/ Y sỹ ngạch Đông Dương không có bằng tiến sỹ Y khoa) tên Ng.ng.T.., anh em ruột với bác sỹ y khoa Ng.ng.B...có phòng khám bệnh ổ ngã ba Ông Tạ /Phú Nhuận /Gia Định. Bác sỹ B...có người con trai bị liệt hai chân từ sơ sinh nhưng lại là một nhạc sỹ, một ca sỹ , một MC cho các chương trình radio, tv show ca vũ nhac kịch nổi tiểng khắp thế giới dưới nghệ danh là V.D... cùng chung với một nữ ca sỹ có biệt danh Ng. Á.....v.v... Bây giờ thì TL không còn có thể nhớ được do đâu mà mình có thể gặp và kết tình thân hữu bạn bè với chủ nhân vừa là tài xế chiếc xe hoa hiệu SAAB trong ngày cưới của vợ chồng TL.



    [IMG][/IMG]
    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-30-2020 at 12:34 PM.

  8. #38
    (tiếp theo kỳ trước)

    *Tiêc cưới


    Tiệc cưới của tân nương và tân lang được tổ chức trên tầng lầu của một nhà hàng rẻ tiền ở Chợ Cũ trên đại lộ De Lasomme Sài Gòn (sau đổi là đại lộ Hàm Nghi) có tên hiệu là Đồng Phát không tráng lệ sang trọng giống như những nhà hàng Tàu ở vùng Chợ Lớn như Grand Monde, Đồng Khánh, Arc en Ciel, Bát Đạt, Soái Kinh Lâm ...v.v...Thực khách phía gia đình cô dâu là 5 bàn/12 người mỗi bàn. Phía gia đình quyến thuộc và bè bạn, đồng nghiệp của TL là 7 bàn/12 người mỗi bàn Tổng cộng thêm các khách con nít ăn theo thì có hơn 150 người tham dự tiệc cưới của vợ chồng TL. Sau khi tàng tiệc, vợ mang bộc đựng các bao thơ tiền mừng của các thực khách để hai vợ chồng cùng đếm lấy tiền trả chi phí liền ngay trong đêm cho nhà hàn g Đồng Phát. Đếm xong, TL lo lắng sụ mặt buồn rầu nhìn vợ rồi nói:

    Thiếu tiển rồi, em ơi!... Chắc phải năn nỉ nhà hàng khấc lại phần còn thiếu để vài hôm sau sẽ trả hết...Không biết họ có chịu hay không...?”


    Nàng nhìn quanh thấy không còn ai trong phòng tiệc liền quay lại nhìn châm châm vào khuôn mặt hốp má nhô xương với đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ của TL , nàng bất giác rơi lệ ôm chầm lấy người chồng đang trong cơn khốn đốn cùng cực, rồi cất giọng thổn thức:

    Tội nghiệp cho anh quá....Vì em mà một mình anh phải gánh chịu trăm bề khốn đốn thiếu hụt như thế nầy...Em thương anh lắm...anh Tư ơi...Em vô tích sự, chẵng giúp được gì cho anh. Nhìn anh gầy guột héo mòn như thế nầy thì làm sao em chịu nổi!.... Em thương anh quá chừng quá mức...”

    Trong khi TL còn chơi vơi bàng hoàng chưa kịp đáp ứng về hành động và những lời tỏ tình chân thật rung động thấm tim gang từ người vợ mới cưới thi nàng rời TL , cuối xuống lần mò mở chiếc túi xách :tay đặt nằm trên chiếc ghế của cô dâu trong buổi tiệc cưới rồi lấy ra một bao thư dầy cợm , giọng chân thành:

    Anh đừng lo lắng thêm cho khổ thân anh và xót xa cho em...Đây này, anh xem... Trước khi ra về, Ba đã ngầm đưa riêng cho em bao thư nầy rồi thì thầm :Cất giữ riêng lấy để phòng thân, đừng cho người ta biết’...Nay thân em là của anh rồi, em đang được anh gìn giữ quan phòng thì vàng bạc châu báu nào có sánh kịp... Của em là của anh, là của chung hai đứa...Anh cầm lấy số bạc trong phong bì nầy để trả phần thiếu hụt cho nhà hàng.”

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 10-01-2020 at 07:16 AM.

  9. #39
    (tiếp theo kỳ trước)


    Nổi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh, Arc-en-ciel (sau này đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu... Tại đây còn phục vụ loại “ăn chơi” theo cung cách nhất dạ đế vương. Quả thật người viết bài này chưa bao giờ được “làm vua một đêm” nên đoán trong những bữa tiệc như thế phải có mỹ nữ hầu tửu, thực đơn chắc chắn phải có nhiều món huyền thoại danh bất hư truyền về cái chất bổ dương khích dục đi đôi với các thứ rượu quí như whisky, cognac và Mao Đài tửu (Mao Đài hoàn toàn không có liên quan gì đến Mao Xếnh Xáng dù ông có dùng rượu này để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia).

    * Cuộc sống vợ chồng son của TL với Ba-Mẹ ở Thủ Thiêm


    Ngày rước dâu từ Sài Gòn hoa lệ về Thủ Thiêm bằng xuồng máy, cả xóm Cây Bàng ở bến đò dưới bao quanh chật sân nhà ba mẹ của TL để ngắm nhìn cô dâu xinh đẹp xứ lạ con nhà giàu lấy chồng nhà quê khiêm hạ không mấy khá giả, không là phú hộ hay đại gia mà chỉ là một công chức nhỏ nhoi thấp kém “sáng xách ô đi, chiều xách ô về “với lương tháng ba cọc ba đồng .


    - Mẹ chồng nàng dâu


    Quê quán của mẹ TL ở Thủ Thiêm, xã An Khánh, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Bà là một người Nam chính gốc tên là Nguyễn thị Nhâm mà dân tình ở Thủ Thiêm gọi là bà Sáu Nhâm . Sở dĩ người dân Thủ Thiêm biết tên “Bà Sáu Nhâm” là vì bà có nghề trị bệnh bằng một y thuật “đông Y” gọi là cắt giác, giác hơi và cạo gió.
    [IMG][/IMG]

    Bà thương cưng TL rất mực nhưng không bộc lộ ra mặt bằng những ngôn từ hay cử chỉ ve vuốt âu yếm. Gương mặt của bà rắt nghiêm khắc, nói chuyện thì chẩm rãi nhưng gằn gằn từng chữ một nghe thật đe dọa của một kẻ bề trên và chính vì vậy, nếu ai mới tiếp cận với bà lần đầu thì cứ tưởng như rằng bà là một người dữ dằng khó tính nhưng khi đã trở thành quen lâu và cho dù chưa thân lắm thì ai cũng phải xác nhận rằng: “Bà ấy mà dữ ỡ chỗ nào, chỉ là vì cách thức ăn nói thẵng thừng, nghĩ sao nói vậy cho cho nên nhiều người không hiểu tưởng là làm phách kiêu kỳ nhưng thực tình bà là người dễ gần, độ lượng và có lòng nhân ái ít có người sánh kịp.. Làm gì có một bà chằng Sáu Nhâm như thiên hạ ở Thủ Thiêm thường đồn đãi xa gần?

    Bà cưng
    TL chỉ có một, nhưng đứa con dâu Bắc Kỳ ngơ ngơ xinh đẹp “không biết gì hết, nhất là việc nấu nướng theo kiểu Nam Kỳ” lại được bà cưng hơn gắp đôi thằng con trai út /TL của bà, thương đứa con dâu nhiều hơn là thương những con gái ruột của bà (Chị Hai Đào, chị Ba Thơ của TL). Trước kia, TL được bà cưng yêu nhất nhà, kế đến là chị gái út Tư Thi, một người chị bất hạnh đã yếu lòng nghe theo lời dụ ngọt ong bướm của một tên sở khanh và bỏ nhà đi theo hắn vào bưng biền của CS Việt Minh (VC) nằm vùng kháng chiến chống thực dân Pháp để rồi chị bị bệnh chết bỏ thây nơi rừng thiên nước độc. Nơi chôn xác chị Tư Thi chỉ có mẹ chứng kiến và nhân chứng nhưng điều nầy bà dấu kín trong lòng nhất định không điềm chỉ cho bất cứ ai trong gia đình của bà điạ điểm mộ phần của chi Tư Thi cho tới ngày bà nhấm mắt lìa đời. Phải chăng đứa con dâu Bắc Kỳ nầy đã chiếm trọn vẹn vị trí thay thế chị Tư Thi cho nên nàng đang được mẹ chồng tin yêu như con ruột.

    Căn nhà ngói khá rộng, vách tường, lót gạch bông cột gỗ đỏ gồm có 3 gian , 1 chái , nhưng chỉ có ½ gian phía trái được ngăn vách kín đáo dùng làm phòng ngủ của ba mẹ TL .


    Gian nhà bên phải là một bộ ván dầy, bằnig loại cây gỏ mun đỏ cứng quý đánh vẹt ni bóng loáng, đủ rộng cho 4 người lớn nằm ngủ thoả mái.

    Gian giửa là một tủ gỏ mun cẩn xa cừ; trên đầu tũ là tủ nhỏ lọng kiến bàn thờ ki tô giáo. Trước tủ gỏ mun cẩn xa cừ là một bàn cẩm thạch trắng nổi nhiều nhánh gân xanh quý phái và 4 ghế ngồi cũng bằng cây gỏ đỏ.

    Phía sau sát liền với ba gian mặt tiền (mặt trước) là một chái rộng ngang, lợp ngói, lót gạch Tàu (tức gạch đất sét nung) kê một sạp gỗ cây dầu đánh vẹt-ni dùng để nằm nghĩ cùng với một bàn cẩm thạch tròn và 4 chiếc ghế cho sinh hoạt gia đình hằng ngày và tiếp khách thân tình.

    Theo “đề nghị “ của mẹ , mà ba cũng nghe theo, gian nhà bên trái có ngăn vách dùng làm phòng ngủ giường tre, chiếu lát của ba mẹ, nay được nhường lại cho hai vợ chồng son trẻ mới cưới.

    *Ba chồng nàng dâu

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 10-11-2020 at 06:29 AM.

  10. #40
    (tiếp theo kỳ trước)

    *Ba chồng nàng dâu


    Một tuần lễ sau ngày về làm dâu nhà chồng ở Thủ Thiêm, vợ thủ thỉ với TL:


    Em sợ ba!...Ba có vẻ khó hơn mẹ! …


    TL cười nhẹ nhàn, ôm hôn vợ:


    Em có nói lộn không vậy? Ba mà khó cái nổi gì, ai nói với em như vậy?


    Vợ rưng rưng nước mắt, giọng chùng xuống:


    Chẵng thấy ba hỏi han ngó ngàng gì tới em !...”


    Như vậy là khó? Sao mớì gọi là ngó ngàng?


    Rồi TL âu yếm hỏi tiếp:


    Một mình anh hỏi han suốt ngày, ngó ngàng em từng giờ từng phút còn đâu chỗ để cho ba xen vào?...Có điều là ba ít nói, ít khi tõ hiện một bộc lộ ra mặt tình thương của ba đối với vợ và tất cả con cái trong nhà đấy thôi. Em đừng suy nghĩ vẩn vơ. Ba cũng thương vợ chồng mình lắm, không thua gì mẹ đâu, em đừng lo...”


    *Tuần trăng mật


    Sau đó TL được cơ quan đặc cách ưu đãi cho nhân viên mới cưới vợ được phép nghĩ phép 2 tuần làm việc để hai vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật và TL cùng vợ lên đường đi du lịch trăng trăng mật ở Nha Trang Nha Trang nhưng khi chuyến xe lửa gần tới Nha Trang thì TL đổi ý, đề nghị với vợ là cùng nhau ra thẳng Huế để du ngoạn thành nội và các lăng tẩm các vua của triều đại nhà Nguyễn. Có hai kỹ niệm đáng ghi nhận như sau:


    Kỹ niệm 1/ Cơm âm phủ


    Khi ra tới Huế thi trời đã xế trưa. Hai vợ chồng lớ ngớ gọi một chiếc xích lô đạp để đi từ ga xe hoả, ngang qua cầu tràng tiền đến chợ Đông Ba. Hai đứa vào chợ, dạo quanh một vòng rồi ngồi xuống một quán bún bò Huế bên hông chợ: quán nầy ngoài món bún bò còn có thêm nhiều món ăn khác như bánh bèo, bánh xèo và đặc biệt có món cơm nguội lạnh tên gọi là “cơm âm phủ”.

    [IMG][/IMG]

    Chỉ nghe tên gọi là TL và vợ đã cảm thấy rợn người và cả hai đều nghĩ rằng món cơm nầy chắc để cúng cho vong hồn người chết hưởng trước rồi mới được đem ra bày bán cho người còn sống ăn. Tuy nhiên cả hai cũng bậm gang gồng mình kêu dọn một phần để cùng ăn thử xem sao: đĩa cơm gồm có một chén cơm nguội úp ngược sồ sộ đứng giữa trung tâm cái đĩa; trên chốp chén cơm là một nhúm tôm chiên cháy, Món ăn phụ xếp quanh chén cơm mỗi thứ một ít được cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn, gồm có: trứng chiên, trứng luộc, thịt nướng, thịt nạc dăm, chả lụa, nem chua, dưa leo, rau xanh, thêm chén nước mắm ớt chua ngọt và chỉ có thế, thật đơn giản vậy mà lại phải ăn thêm một đĩa thứ hai, không phải vì bụng quá đói nhưng là vì “món cơm nhà ma” đó có hương vị rất “Trung Kỳ”, thơm ngon, và độc đáo.



    Kỹ niệm 2/ Phòng ngủ và rắc rối với công an địa phương

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 10-15-2020 at 06:06 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:41 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh