Register
Page 5 of 19 FirstFirst ... 3456715 ... LastLast
Results 41 to 50 of 189
  1. #41
    (tiếp theo kỳ trước)

    Sau buổi cơm âm phủ và bánh bèo Huế, TL hỏi thăm bà chủ quán về việc thuê mướn khách sạn hay phòng trọ ở trung tâm thành phố Huế và được trả lời như sau, giọng Trung kỳ đặc sệt:

    Chuyện ni thì anh chị cứ ra hỏi mấy chú xích lô đạp, nhờ họ chở đi tìm dùm cho...”

    Anh phu xe xích lô người Trung khắc khổ, thân hình ốm nhỏ có vẻ như đạp không nổi chiếc xích lô chở hai vợ chồng TL dạo quanh trung tâm thành phố Huế tìm khách sạn nhưng không còn trống chỗ. Có lúc anh phu xe phải rời yên xe nhảy xuống mặt đường để hì hục đẫy chiếc xe lên mặt đường xoảy dốc và TL thấy động lòng cho nên cũng xuống khỏi xe để phụ đẫy tiếp sức với anh phu xe. Xe rời trung tâm chạy sang phía bên khia cầu Tràng Tiền nhưng cũng chẵng tìm được một khách sạn nào còn chỗ trống. Cũng có lúc anh phu xe xích lô đề nghị hai vợ chồng TL ngủ đò nhưng vợ lại sợ người ta quăng 2 đứa xuống sông Hương để cướp đoạt tiền bạc nữ trang ...v.v...Cuối cùng cũng tìm ra được một phòng trọ nhưng chỉ có một giường cho một người nhưng thôi cũng đành phải chịu vì trời đã quá tối không còn hơi sức tiếp tục đi tìm nơi khác. Hai vợ chồng chen chũc nhau trên chiếc phản tre trãi chiếu rồi mới mơ màn thíếp đi thì nghe có tiếng giật cửa phòng ầm ầm kèm theo những tiếng thét uy lực hăm dọa, giọng miền Trung nằng nặc, nghe thật đinh tai nhứt óc:


    • Công an cảnh sát kiểm tra và soát phhòng; mở cửa nhanh lên...”
    • Yêu cầu cho xem căn cước, cả hai người…
    • -Trình thẻ căn cước.
    • -“Từ đâu đến?”
    • -“Từ Sài Gòn.”
    • -“Ra đây mần chi?”
    • -“Vợ chồng mới cưới đi du lịch.”
    • -“Cho coi hôn thú của hai người...?”
    • -“Chúng tôi không có mang theo...”
    • -“Mua bán dâm phải không?”
    • -“Chúng tôi là vợ chồng thật sự chứ đâu phải như các ông hỏi như thế!
    • -“Vợ chồng sao không có giấy tờ chứng minh?”
    • -“Có giấy hôn thú, nhưng chúng tôi không có mang theo..., Tôi là một công chức được cơ quan cấp giấy nghĩ phép đi du lịch trăng mật với vợ mới cưới...Đây là giấy nghĩ phép của tôi có ghi rõ rành mạch như thế. Nếu không tin, quý vị cứ giữ thẻ căn cước của vợ chồng chúng tôi rồi sẽ trả lại sau khi quý vi phối kiểm với cơ quan công quyền chỗ tôi đang làm việc...ở Sài Gòn. Chúng tôi là vợ chồng thực sự mà, đâu có gì phải gian dối... ”

    Họ vẫn lừng khừng mèo nheo một hồi khá lâu: co lẽ ho muốn được lì xì trà bánh chăngng? Nhưng TL vẫn cưng lòng làm ngơ. Họ miển cưỡng rời khỏi Lu trọ nhưng còn thả thòng :
    Lần sau phải mang theo hôn thú đó...”



    Luật lệ gì mà kỳ vậy? Luật bày trừ tứ đỗ tường của thủ tướng D...có khỏan đó hay không hỉ?


    Kỹ niệm 3/
    Thưởng ngoạn Kinh thành Huế và các lăng tẩm bằng cách thuê bao
    2 ngày liên tục hai xích lô đạp

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 10-24-2020 at 05:37 AM.

  2. #42
    (tiếp theo kỳ trước)


    Kỹ niệm 3/
    Thưởng ngoạn Kinh thành Huế và các lăng tẩm bằng cách thuê bao
    2 ngày liên tục hai xích lô đạp



    Với một không gian chiến tranh đôi co tạo ra tình trạng bất an ninh khắp nơi ở miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 17, cuộc du ngoạn của hai vợ chồng TL nơi một miền đất lạ nước, lạ cái như thế nầy thì quả là điếc không biết sợ súng. Hơn thế nữa, trong cuộc đi nầy nếu gọi là một cuộc du ngoạn thì e rằng đây là một thậm xưng chăng? Bởi vì người ta chỉ du ngoạn đến những nơi cảnh tú, thơ mộng hoặc được đặt chân đến những kiến trúc, những di sản tráng lệ huy hoàng...v.v... của người xưa để lại trên khắp cõi địa cầu nầy bên ngoài nước Việt Nam. Tại sao lại chỉ có những nơi khác mà lại ngoại trừ nước Việt Nam? Thật là vô lý và u mê cho những kẻ nào dám cứng môi mạnh miệng bảo rằng “việt Nam chẵng có một di tích nào đáng gọi là huy hoàng, tráng lệ, quy mô...như ở các nước Âu Châu, Trung Đông, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản ...v.v... Di tích có nghĩa là những dấu vết của những di sản vật chất hay tinh thần trong thời quá khứ xa xôi mà con người phải đảo xới, moi móc, từ lòng đất, từ lòng biển, trong rừng sâu, trên đồi núi, nơi băng giá Nam/Bắc cực ...v.v... để đưa những di sản đó trở ra ánh sáng của thời buổi hiện đại.

    Hơi dong dài một chút như trên là vì TL muốn xác quyết một sự thật lịch sử mà bất cứ người Việt Nam nào, cho dù là Bắc, Trung, Nam trước hay sau năm 1975 đều nên thẳng thắn, vô tư và sáng suốt thừa nhận. Sự thật lịch sử đó là dãy đất hình cong chữ S nhỏ bé nầy của chúng ta có rất nhiều di tích cũng huy hoàng, cũng tráng lệ, cũng quy mô của những tiền nhân Việt Nam Bắc, Trung, Nam để lại cho những kẻ hậu sinh chúng ta, qua bao nhiêu thời đại độc lập và tự chủ khỏi ách đô hộ của Bắc phương bá quyền và thực dân phương Tây xâm lược. Đặc biệt là Nhà Nguyễn đã để lại những di sản vật thể lẫn phi vật thể vô cùng phong phú, ngày nay được thế giới công nhận, qua một thời trước đây không lâu đã bị cả hai chính quyền của nước Việt Nam bị chia đôi, Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam và Lao Động /Cộng Sản ở miền Bắc, xem nhẹ, thậm chí bị lên án là tàn dư của phong kiến thối nát, tàng dư của vương triều nhà Nguyễn làm tay say cho thực dân xâm lược từ phương Tây, là cổng rắn cắn gà nhà .

    Là người đứng đầu bộ thông tin tuyên truyền vừa là chủ biên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử của đảng và nhà nước Cộng sản ở miền Bắc nước Việt Nam, ông Trần Huy Liệu đã dề ra việc bình luận một số nhân vật lịch sử qua một loạt bài viết đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử (viết tắt NCLS) từ số 48 đến số 55, phát hành trong năm 1963 ở Hà Nội nơi mục Bình Luận Nhân Vật Lịch Sử. Mở đầu cho loạt bài bình luận nầy, tòa soạn Tạp Chí NCLS của Ông Trần Huy Liệu đã đưa ra những tiêu chuẩn để hướng dẫn cho những tham dự viết bài bình luận như sau:

    Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. Chúng ta có thể nhìn vào nhiều mặt nhưng bao giờ cũng phải nhắm vào mặt chính của nó. Nhất là không thể chiều theo tình cảm riêng hay chỉ nhìn vào đạo đức tư cách cá nhân mà phải nhìn vào sự việc cụ thể để đánh giá cho đúng. Một khi đã có những kiến giải rõ ràng rồi thì đối với đối tượng mà mình phê phán cần có thái độ dứt khoát.” (Tạp chí NCLS số 48, tháng 3 năm 1963; Hà Nội).

    Gợi ý như thế, có thể là những người tham dự viết bài - lúc đó đang ở dưới chế độ Cộng Sản ở miền Bắc Việt Nam - chưa nắm vững được điều gọi là quan điểm chủ nghĩa Karl Heinrich Marx-Lenin nếu không nói một cách quá đáng là họ không biết gì hoặc không muốn biết chủ nghĩa dài dòng rắc rối đó vì đa số họ xuất thân từ giới lao động bình dân không có đủ thời gian để ngồi nghiền ngẫm những tập sách lý thuyết "siêu phàm" phức tạp nhiêu khê của các ông trùm Cộng Sản ngoại quốc, và dù họ được gọi là những người Cộng Sản Việt Nam. Trên thực tế, có lẽ chỉ có một thiểu số rất ít đảng viên trung kiên đảng Cộng Sản Việt Nam là thấm nhuần chủ nghĩa Marx-Lenin. Dân chúng miền Bắc vào thời điểm năm 1963 chỉ cần có gạo và không biết ông Marx là ai. Không có ai có thể giải thích nổi cho tầng lớp dân chúng nông dân, thợ thuyền cùng khổ ở miền Bắc vào thời điểm đó hiểu thấu các tín điều Marx-Lenin. Do đó, lời gợi ý dựa vào quan điểm chủ nghĩa Marx-Lenin cũng giống như một dụ chỉ của ông vua hay củahoàng đế thời phong kiến ban xuống cho các nho quan để họ chỉ cần hiểu rằng viết chính sử là phải viết theo ý của ông vua hay của ông hoàng đế.

    Trước đó, năm 1951, đảng Lao Động Việt Nam cũng ban hành xuống cho các đảng viên của mình một chỉ thị gọi là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng thông qua, năm 1951. Nơi chương II dưới tiêu đề XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM, Tiết II nói về Cách Mạng Việt Nam, điều 1, 2 và 5 viết như sau:

    "II. Cách mạng Việt Nam

    1.Hiện nay cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và những thế lực phản động, khiến cho chế độ ấy phát triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Thế lực phản động chính đang ngăn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

    Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Do đó cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.

    2. Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

    Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược.
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

    5. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội. Do giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh chặt chẽ với nông dân và lao động trí óc, lại được sự giúp đỡ của Liên-xô và các nước dân chủ nhân dân, nhất là Trung Quốc, cách mạng Việt Nam không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

    Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trung tâm, phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm đó để tập trung lực lượng vào đó mà thực hiện.

    Trong giai đoạn thứ nhất, giai đoạn hiện tại, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào đế quốc xâm lược. Đảng phải tập hợp mọi lực lượng dân tộc, lập Mặt trận dân tộc thống nhất, kháng chiến chống bọn đế quốc xâm lược và các hạng Việt gian. Đồng thời phải cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động, để cho nhân dân hăng hái kháng chiến.

    Sang giai đoạn thứ hai, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào lực lượng phong kiến. Lúc đó Đảng phải tập trung lực lượng xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện người cày có ruộng, đẩy mạnh việc kỹ nghệ hóa: hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân. Song, vẫn tiếp tục chống đế quốc thế giới bảo vệ độc lập của dân tộc.

    Đến giai đoạn thứ ba, trọng tâm của cách mạng là phát triển cơ sở xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị thực hiện chủ nghĩa xã hội. Những bước cụ thể của giai đoạn này phải tùy theo điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và ngoài nước khi đó mà quyết định.
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ."
    (Nguồn: Đối thoại sử học, nhiều tác giả, nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội 2000)
    www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2& -

    Chỉ có Bộ Tuyên Truyền Thông Tin và nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử của ông Trần Huy Liệu vào năm 1963 tuyên bố rằng: "về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử ".

    Sử sách dùng trong các trường học miền Bắc do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội trực tiếp chỉ đạo phát hành vào năm 1971 dưới đề tựa LỊCH SỬ VIỆT NAM, Tập I (viết tắt là LSVN) cũng không ra ngoài đường hướng của bản Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951).” Sang giai đoạn thứ hai, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào lực lượng phong kiến. Lúc đó Đảng phải tập trung lực lượng xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến.”

    Kiểu viết trong LSVN nhằm mục đích tuyên truyền gieo mầm thù ghét hơn là giáo dục truyền đạt kiến thức cho học sinh: nơi chương VIII, từ trang 368 đến 386, Nguyễn Phúc Ánh Gia Long và các người tiếp nối kế nghiệp đế vương của dòng họ Nguyễn đã bị LSVN kết án không nhân nhượng trong khi dòng họ Hồ Văn Huệ Quang Trung được xưng tụng và vinh danh hết mức. Chỉ nhìn vào các tiêu đề trong bản mục lục của LSVN cũng có thể nhìn thấy điều đó:

    MỤC LỤC:

    Chương VIII: Giai đoạn suy sụp của chế độ phong kiến thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Phong trào cách mạng nông dân Tây-sơn và cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. trang 319
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
    Sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở Đàng-trong. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trang 330
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
    Tình hình khủng hoảng của chế độ phong kiến vào nửa đầu thế kỷ XIX. Chiến tranh nông dân phát triển liên tục, mạnh mẽ. trang 368

    Nhà Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến phản động: tr.369. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan: tr.369. Tăng cường bộ máy đàn áp: tr. 371. Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát: tr.372.- Chế độ áp bức bốc lột nặng nề: tr.373. - Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động: tr.375; Chính sách ruộng đất: tr.375; Nông nghiệp sa sút: tr.376; Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và những chính sách lạc hậu của triều Nguyễn: tr.378.- Chính sách đối ngoại mù quáng: tr.379


    Cũng may là sau hiệp định Genenva năm 1954, VNDCCH do đảng Lao Động (tức đảng CS Bắc Việt) chỉ mới được cai trị một nửa nước Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 17 trở ra tức là vùng Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế ở ngoài vùng kiểm soát cai trị của họ chứ ví bằng họ được phân chia từ vĩ tuyến thứ 13 như họ đã đòi hỏi trong quá trình tranh cải nơi bàn hội nghị Geneva 1954 tức là bao gồm Thừa Thiên-Huế thì có thể là các lăng, miếu, chùa chiểng của nhà Nguyễn Phúc đã bị phá sập thiêu hủy mất hết cả rồi. Đây không phải là một suy đoán vô căn cứ hay có tính cách thù ngịch đối với chế độ mới của CSVN: cứ nhìn lại những cung cách xử sự của người chủ mới nước Việt Nam kể từ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 đối với những nhân vật lịch sử của vương triều nhà Nguyễn. Cũng may là các di tích đền thờ, lăng, miếu của vua chúa nhà Nguyễn chưa kịp bị phá hủy toàn diện cho đến những năm tháng gần đây, trước khi các di tich nầy ở Huế trở thành những di sản của thế giới được UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận và tài trợ ngân khoản tu bổ, tái tạo, bảo trì.

    Còn VNCH từ phía Nam vĩ tuyến 17 thì sao?


    • VNDCCH ở miền Bắc chống đế quốc thực dân tư bản xâm lược và ngụy quyền miển Nam thì VNCH trong miền Nam chống Cộng Sản và tay say nô lệ của CS Liên Xô –Trung Quốc.
    • VNDCCH suy tôn lãnhtụ. VNCH suy tôn Tổng Thống.
    • VNDCCH tiêu diệt cường hào ác bá, bày phong kiến, đã đảo thực dân, tịch thâu ruộng đất. VNCH bày phong, đã thực, tố Cộng, truất hữu ruộng đất.



    *
    Miền Nam truất phễ nhà vua cuối cùng của dòng họ vương tộc Nguyễn Phúc và thiết lập thể chế VNCH và mặc dù không chủ trương triệt hạ những di sản, thành trì, lăng tẩm, cung điện, đình chùa, phố phường... có giá trị nghệ thuật và nhân văn cao của triều đại nhà Nguyễn nhưng lại làm ngơ, không chăm sóc, phó mặc cho thiên nhiên tàn phá và trộm cấp tháo gở khiến chỉ còn là những phế tích điêu tàng rêu phong cỏ dại, nóc tường đổ nát, cột kèo xiêu vẹo...

    (Còn tiếp)

    Last edited by nguyễn công tánh; 11-13-2020 at 04:34 AM.

  3. #43
    (tiếp theo kỳ trước)

    Chỉ dự trù một ngày để đi xem mọi khung cảnh của Hoàng thành Huế thì giống như dùng óng nhõ giọt để nhõ một giọt nước lên đầu một con vịt.Tuy nhiên cứ thế mà đi, tới đâu hay tới đó, phó thác cho hai bác lái xe xích lô làm hướng dẫn viên du lịch cho vợ chồng TL.

    Phải thú nhận rằng, ngày còn đi học , TL không mặn mà nhiều với môn Sử-Địa của nước nhà cho nên vào lúc nầy TL, và có lẽ vợ TL cũng thế, cả hai không còn nhớ chi nhiều vê triều đại vương quyền của giòng họ nhà Nguyễn Phúc. Sau nầy, khi ra nước ngoài sinh sống, TL lại đam mê tham khảo sách, báo tài liệu, từ trong nước và ngoại quốc để viết lách biên khảo bộ Việt Sử Tân Khảo và nhờ vậy giờ đây TL có thể tóm lược tiến trình hình thành và Sơ đồ Kinh Thành Huế như sau:

    * I. Tiến trình hình thành Kinh Thành Huế

    Sách ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ, Quyển Nhất-KINH SƯ do Tổng-tài, Toản- tu Cao-Xuân-Dục cùng với hai Sử quan Lưu-Đức-Xứng và Trần-Xán ở Quốc-sữ-Quán nhà biên soạn vào niên hiệu Duy-Tân thứ 3 (1910) viết;

    THÀNH-TRÌ

    Kinh thành chu vi 2487 trượng (1 trượng = 4 m) 3 thước (1 thước = 40 cm) 6 tấc (1 tấc= 4 cm) , cửa Đông 1 trượng 5 thước 6 tấc , dày 5 trượng, xây gạch, có 11 cửa, mặt tiền: cửa Thể-nhơn, cửa Quảng-đức, cửa Chính-nam, cửa Đông-nam; phía tả: cửa Chính-đông, cửa Đông-bắc, cửa Trấn-bình; phía hữu: cưả Chính-tây, cửa Tây-nam; phía sau: cửa Chính-bắc, cửa Tây-bắc; ngoài thành có hào đều rộng 5 trượng 7 thước , sâu 1 trượng, ngoã chính-trung xi cửa thành xây đá làm cầu để đi qua lại trên hào, mặt tiền chỗ chính-trung xây kỳ-đài, ở trên thành cả 4 mặt có xây 24 cái pháo đài .[IMG]

    [/IMG]
    [IMG][/IMG]


    [IMG][/IMG]

    Trên đây là 3 sơ đồ căn bản của Hoàng Thành Huế do soạn giả Nguyễn Công Tánh sưu khảo và thêm ghi chú.
    TL sẽ căn cứ trên 3 bản sơ đồ nẩ̀y ̣để cống hiên đến ACE nào của ĐT muốn biết thêm về Hoàng Thành Huế XƯA-NAY.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 12-22-2020 at 05:02 AM.

  4. #44
    (tiếp theo kỳ trước)

    Cả 3 bản sơ đồ kể trên tuy khác nhau về hình thức trình bày nhưng nội dung thì không có khác biệt nhiều về số lượng cũng như tên gọi của mỗi kiến trúc; cách đánh số biểu hiện để mô tả sơ lược các cơ cấu kiến trúc trong Hoàng thành Huế đều trùng hợp ăn khớp với nhau: có tất cả 96 cơ cấu kiến trúc lớn nhỏ được đánh số theo thứ tự từ số 1 đến số 96 theo thứ tự từ hướng Nam lên hướng Bắc. Ngoài ra còn có một vài số mang tiếp ngữ bis hoặc ter.


    TL chỉ trích dẩn những phần viết chi tiết cho cơ cấu kiến trúc nào mà TL và người bạn đời đã đặt chân tới chứ không thể nhiêu khê dài dòng ôm đồm hết 96 kiến trúc trong vòng 2 ngày du ngoạn cùng chung với hai bác phu xe xích lô đạp.
    Một điều lưu ý sau hết là tình trạng mô tả các kiến trúc sẽ không phải là tình trạng “suy sụp đủng nghĩa” mà hai vợ chồng TL đã được nhìn thấy vào năm 1959.

    *
    1.Mã Khái Sở. Chuồng ngựa.


    1bis. Pháo Xưởng Sở. Cơ xưởng đặt những khẩu súng đại bác Thần công.


    2. Ngọ Môn. Cổng Chính Nam

    Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1834). Ngọ Môn là xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Phần trên của Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng , có phòng riêng đặt bệ ngồi chủ tọa của hoàng đế vào những dịp lễ hội long trọng . Ngoài ra lầu nầy còn có những phòng ngăng riêng có rèm thưa che cho các bà mệnh phụ của cung thành. Trần vách của các phòng óc trên lầu cao nầy được trang trí sang trọng và lộng lẫy.


    “Ở giữa mặt trước của Hoàng Cung người ta xây cửa Ngọ Môn...
    “Phía trên cửa có lầu Ngũ Phụng.
    “Hồ trước cửa là hồ Kim Thủy Trì. Trên hồ người ta xây cầu Kim Thủy (ba cầu, một ở giữa và hai bên hai cái.” (Tập san NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ/tập 14_1BAVH. NXB Thuận Hóa_Huế _1997, tr.tr.331, 332.)

    [IMG][/IMG]

    3. Kim Thủy Kiều
    . (金 水 橋) Nằm giữ hai hồ Nước Vàng (Kim Thủy) nằm ở phía ngoài Ngọ Môn: nước màu Vàng kim loại, màu Vàng là màu dành riêng cho vua chúa) xây bằng gạch phủ đầy bông sen và chỉ có hoàng đế hay vua được xử dụng chiếc cầu này.


    3bis.Trung Đạo Kiều. (中 道 橋) cầu bắc ngang giữa 2 hồ Thái Dịch

    [IMG][/IMG]



    (Còn tiếp)

  5. #45
    (tiếp theo kỳ trước)

    4. Đại Triều Nghi.

    Sân chầu của các quan chức văn võ cao cấp trình diện triều kiến vua trong những buổi nghi lễ, hội hợp long trọng đặc biệc như: lễ đăng quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng trong điện Thái Hòa. Chỉ các quan Tứ trụ (cột chống) và những hoàng tộc của nhà vua mới được phép vào điện Thái Hòa để diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải.

    Tất cả các vị trí đều được đánh dấu chia phẩm bậc các quan trên hai dãy đá đặt trước sân chầu gọi là Phẩm Sơn (Núi cấp bậc). Dưới cùng, gần cầu Trung Ðạo còn một hàng nữa dành cho các kỳ cựu hương lão đến chầu trong những dịp khánh tiết.. Hai góc sân có hai con kỳ lân bằng đồng thiếp vàng để trong lồng kiến bằng gỗ sơn vàng.
    [IMG][/IMG]
    [IMG] [IMG][/IMG][IMG][IMG][/IMG][/IMG]
    5. Thái Hòa Điện. (太 和 殿):

    Là điện chính của Hoàng cung, là biểu trưng cho uy quyền của Hoàng tộc triều Nguyễn, ở giữa gian nhà chính có đặt ngai vàng của vua. Trần nóc cung điện nầy được xây dựng trên những cột gỗ quý to lớn uy nghi với nét chạm trỗ, sơn son thếp vàng lộng lẫy.Cùng với sân Đại Triều, điện Thái Hòa là nơi diễn ra các buổi lễ quan trọng như : lễ Đăng quang, lễ tấn phong Hoàng thái tử, các buổi tiếp đón sứ thần chính thức và những buổi Đại triều.Ngoại trừ vua hay hoàng đế, nơi này là một cung cấm, không có bất cứ người nào khác có thễ xâm nhập hay đến sát gần ngai vàng. Điện nầy được xây cất năm Gia Long thứ 3 (1804), năm Thành Thái thứ 3 (1891) trùng tu, năm 11 (1899) lót nền lại bằng gạch hoa. (ĐNNTC, Kinh Sư và Thừa Thiên Phủ, Nha Văn Hóa, Bộ QGGD Sài Gòn (1960,1961,1962).

    [IMG][/IMG]
    (Còn tiếp)





  6. #46
    (tiếp theo kỳ trước)

    6. Đại Cung Môn.


    Cửa chính vào Tử cấm thành, ở phía Nam.Có 5 gian (không chái) được làm năm 1833 thời Minh Mạng, gồm 3 cửa. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua
    [IMG][IMG][IMG][/IMG][/IMG][/IMG]

    [IMG][/IMG]
    [IMG][/IMG]
    Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua


    Mặt sau Đại Cung Môn hai bên có hai hành lang (6bis) gọi là Tả, Hữu Dược Lang nối với hai công trình trái, phải có tên là Tả Vu, Hữu Vu dành cho các quan sửa sang chĩnh tề lễ phục của mình trước khi vào triều kiến nhà vua.

    [IMG][/IMG]


    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 01-02-2021 at 11:01 PM.

  7. #47
    (tiếp theo kỳ trước)

    Công trình Đại Cung Môn này cùng với điện Cần Chánh (và một loạt cung điện khác) trong Tử Cấm Thành đều bị đốt cháy năm 1947.


    7. Cần Chánh Điện.

    Điện được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Điện Cần Chánh nằm thẳng hàng với điện Thái Hòa theo trục Bắc - Nam, nằm phía sau Đại Cung môn. Điện nằm giữa điện Thái Hòa (nơi thiết triều chính) và điện Càn Thành (nơi ở của vua). Trước Điện có "Sân bái mạng", là nơi tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với nhà tả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị nghi lễ và chiêu đãi khách.Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành. Nền đài cao gần 1m, với diện tích mặt nền gần 1000m2. Chính điện có 5 gian, 2 chái kép; tiền điện 7 gian, 2 chái đơn, hai bên đông tây có 4 hồi lang mỗi bên 5 gian nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển và qua Tả Vu, Hữu Vu.

    [IMG][/IMG]

    [IMG][/IMG][IMG][IMG][/IMG]

    [IMG][/IMG]
    [/IMG]


    [IMG][/IMG]
    [IMG][/IMG]
    Các Thái gíám trên sân Cần Chánh Điện, 1892
    http://redsvn.net/wp-content/uploads...4ce_h_OXPK.jpg

    Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra điện còn là nơi vua tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính.


    Điện Cần Chánh còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm của Trung Hoa, các hòm tượng bảo ấn bằng vàng và bằng ngọc của triều đại.
    Vị quan mang cấp Cần Chánh điện Đại học sĩ là vị quan cao cấp và quyền lực nhất triều đình Huế. Có 4 vị Đại học sĩ mang tên các Điện trong Hoàng cung theo thứ tự như sau:
    *1- Cần Chánh điện Đại học sĩ.
    *2- Văn Minh điện Đại học sĩ.
    *3- Võ Hiển điện Đại học sĩ.
    *4- Đông Các điện Đại học sĩ.
    Bốn vị trên được gọi chung là Tứ trụ triều đình, ngoài ra còn có Hiệp Biện (hay Tá, do kiêng ngự danh Biện của vua Đồng Khánh) Đại học sĩ là cấp phó của các vị trên.


    Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947 chỉ còn cái nền rộng lớn cho đến năm 1991 (các mũi tên đỏ).

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 01-12-2021 at 09:18 AM.

  8. #48
    (tiếp theo kỳ trước)

    8. Tả Vu - Hửu Vu.

    Tả vu và Hữu vu là hai công trình phối thuộc của Điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành của Kinh thành Huế. Tả vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc. Tả vu và Hữu vu đều được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Công trình đã từng được tu sửa 2 lần vào năm Thành Thái thứ 10 tức năm 1899. Đến năm 1923 nhân chuẩn bị cho lễ Tứ Tuần Đại Khánh của vua Khải Định công trình một lần nữa được tu sửa quy mô, hình dáng kiến trúc như hiện nay.

    [IMG][/IMG][IMG][/IMG]

    (Còn tiếp)

  9. #49
    (tiếp theo kỳ trước)

    9. Viện Cơ Mật.

    Là một cơ quan trong triều đình nhà Nguyễn, thành lập năm 1834 dưới thời Minh Mạng năm 1903. Viện lúc đầu đặt ở nhà Tả vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời qua dinh của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là chuyển về chùa Giác Hoàng, họp cùng với Toà giám sát (của người Pháp) và Trực phòng các bộ nên gọi chung là Tam toà.


    Trong tiến trình hình thành và phát triển của Vương triều Nguyễn, kể từ thời các chúa đến thời các vua, khu đất của Tam Tòa hiện nay đã trải qua nhiều lần xây dựng và cải tạo với những bộ mặt kiến trúc, chức năng sử dụng và tên gọi khác nhau.

    Dưới đây là 5 lần thay đổi quan trọng nhất về chức năng và bộ mặt kiến trúc của khu vực này.


    • 1./ 1738 - 1801: đây là trung tâm của Thủ phủ các chúa Nguyễn, rồi của Kinh đô nhà Tây Sơn
    • 2./ Đầu thế kỷ XIX: địa điểm này được xây dựng là chỗ ở của Hoàng tử Đảm (sau này trở thành vua Minh Mạng)
    • 3. /Từ năm 1839- 1899: là vị trí của chùa Giác Hoàng
    • 4. / 1903 - 1945: là Viện Cơ Mật
    • 5./ 1945 - 2000: là Trụ sở của một số cơ quan công quyền.


    [IMG][/IMG]

    [IMG][/IMG][IMG][/IMG][IMG][/IMG]

    [IMG][/IMG]


    (Còn tiếp)


    Last edited by nguyễn công tánh; 01-12-2021 at 07:29 AM.

  10. #50
    (tiếp theo kỳ trước)

    12. Văn Minh Điện.

    Đại Hội Đồng Cố Vấn. Đây là Trụ sở của các cuộc họp bình thường của triều đình, nhưng điện Van-Minh, cũng như tất cả các cơ sở của cung điện nầy chỉ chính thức quan tâm đến cuộc sống của Hoàng đế.


    * Sách Đại Nam Nhất Thống Chí _Kinh Sư viết: "......, trước điện Càn-thành là điện Cần-chánh làm chánh điện thường triều vậy. - Phía Đông điện Cần-chánh làm điện Văn-minh, phía Tây làm điện Võ-Hiển. Phía đông tả vu điện Cần-chánh làm Đông các. Phía nam Đông-các là Tụ khuê thơ. . . .
    “Hai điện Văn-minh, Võ- hiển khi đầu niên hiệu Gia-Long làm tả hữu Phương-đường, ở tả hữu cung Càn-thành, năm Minh-Mạng thứ 5 (1824) đổi phía tả gọi là Võ-Hiển-điện, phía hũu gọi Văn-Minh-điện, năm 14 (1833) lại đổi phía tả gọi làn Văn-Minh, phía hữu gọi làm Võ-Hiển.” (ĐNNTC, Kinh-Sư, tập số 6, tr.tr.21, 22. Văn Hóa Tùng Thư/Nha Văn Hóa Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản, Saì Gòn 1960.)


    Trong tập san BAVH_28-2, nơi trang 155, A. LABORDE ghi chú thêm nơi mục số 10/ Viện Đông Các như sau: “Cần lưu ý rằng tên gọi của các dinh thự đánh số 7, số 10, số 11, số 12 được đặt tên theo chức danh của 4 quan chức trọng vọng cao cấp hơn hết thường gọi là Tứ Trụ (4 cây cột chống đở) của triều đình vì họ trợ tá nhà vua điều hành quyền lực trong vương quốc. Ngoài ra, nơi Viện Đông Các còn có thêm Văn phòng của các Bí Thư (Cố Vấn riêng) của nhà Vua có tên gọi là Nội Các chuyên lo việc quản lý giữ gìn các sắc chỉ, lệnh truyền của chính nhà vua đích thân hoặc truyền xuống cho văn phòng Nội Các soạn thảo. Tất cả những bản chính có chữ ký của nhà vua đều phải được lưu giữ riêng biệc tại Nội Các và chỉ có những bản sao được cho phổ biến ra công chúng.


    13. Càn Thành.

    Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa. Điện Càn Thành nằm trong Tử Cấm thành (Huế), đây là tư cung của vua triều Nguyễn. Công trình này đã trở thành phế tích sau khi bị đốt năm vào tháng 2, 1947. Điện Càn Thành là trung tâm của Tử Cấm Thành, nằm sau điện Cần Chánh-nơi vua thiết triều, phía trước cung Khôn Thái - nơi từng là cung điện của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Phía trước điện, bên phải có điện Trinh Minh và bên trái có điện Quang Minh.
    [IMG][/IMG]
    Điện Càn Thành đặt trên nền cao 2 thước 3 tấc (gần 1m), gồm 3 tòa nhà ghép nối với nhau, chính điện 7 gian 2 chái kép, tiền điện và hậu điện đều 9 gian 2 chái đơn, nối với nhau bằng hai trần vỏ cua đỡ hai máng nước bằng đồng dài 50 m, mái lợp ngói lưu ly vàng và lắp cửa kính. Hành lang vòng hai bên điện nối với điện Cần Chánh ở phía Nam và điện Cao Minh Trung Chính ở phía Bắc, hành lang bên hữu nối ra cung Diên Thọ.


    Cửa giữa dành riêng cho vua. Các ô hộc trang trí các đề tài cổ điển xen lẫn với thơ văn, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Ba chữ Hán Càn Thành Cung cho biết cửa này dẫn vào điện Càn Thành.


    Bên phải, ở khoảng giữa điện Càn Thành và cung Khôn Thái là viện Thuận Huy. Phía Tây viện Thuận Huy là viện Đoan Huy, viện Đoan Thuận, viện Đoan Hoà, viện Đoan Trang và viện Đoan Tường. Các viện trên đây là chỗ ở của các phi tần chia nhau ra trú ngụ, được gọi chung là Lục viện.


    Bên phải điện Càn Thành là một vườn ngự uyển, trong đó có điện Minh Thận, hồ Quang Văn, gác Tứ Phương Vô Sự, lầu Nhật Thành...đều làm năm Thiệu Trị thứ nhất và bị triệt giải vào triều vua Thành Thái. Trước điện có một sân rộng, giữa có đường dũng đạo lát đá, trước sân có một ao sen và một tấm bình phong.


    .......................
    ......................


    23. Minh Viễn Lâu:

    Sách Đại Nam Nhất Thống Chí / KINH SƯ VÀ THỪA THIÊN PHỦ/Quyển Kinh sư viết: “Phía bắc cung Khôn Thái có điện Cao-minh trung-chánh...(tr.23)... “Xét ở phía bắc điện Cao-minhtrung-chánh có hồi lang tả hữu nối nhau, trong có ngự lâu gọi Minh-viễn-lâu明 遠 樓, phía đông lầu nầy là Ngự-Viên gọi Thiệu-phương-viên...(tr.24).
    Lầu được vua Minh Mạng xây dựng vào năm 1827, gồm có 3 tầng cao đến 15.80m so với mặt đất, là nơi Vua lên ngắm cảnh từ xa. Năm 1876 lầu bị vua Tự Đức triệt giải vì nó đã xuống cấp trầm trọng.


    Từ tháng 7-12/1915 trên nền cũ cao 4m của lầu Minh Viễn, vua Duy Tân xây dựng Du Cửu Lâu, theo đồ án của kiến trúc sư Auclair, hội viên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Hue), với các tiện nghi mới như điện, nước, nhà vệ sinh. Vua Duy Tân chỉ ở đây có vài tháng thì bị phế vị vào tháng 5/1916.


    Năm 1921 vua Khải Định xây dựng lại thành Kiến Trung Điện ( 建 忠 殿 ) đến năm 1923 thì hoàn thành.


    Từ năm 1923-1925 Kiến Trung Điện là nơi ở và làm việc của vua Khải Định.


    Từ năm 1932-1945 là nơi ở và làm việc của vua Bảo Đại, cùng hoàng hậu Nam Phương và các con.
    Kiến Trung Điện đã bị phá hủy vào tháng 2/1947.

    [IMG][/IMG]


    * Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh



    Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng, cùng lúc với Thế Miếu. Được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại. Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17 m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành.


    Tòa nhà chia làm 3 tầng, tầng 1 chia làm 5 gian, hệ thống cột, kèo, đố bản chạm khắc hình rồng, hoa, lá có giá trị nghệ thuật cao. Ở đây có chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được xem là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị bậc nhất ở Hiển Lâm Các. Tầng 2 chia làm 3 gian. Tầng 3 chỉ có 1 gian, trên nóc dựng một bầu rượu màu vàng khiến cho tòa nhà trở nên thanh thoát.


    Yếu tố chính tạo nên sự bền vững của tòa nhà trước gió bão là hệ thống 24 chiếc cột gỗ xuyên suốt cả 3 tầng của tòa nhà. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng: Hiển Lâm Các là một công trình nghệ thuật đẹp nhất, nổi bật nhất trong Hoàng cung.






    *Cửu Đỉnh


    Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó.

    [IMG][/IMG]
    Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh sau nhiều biến cố lịch sử vẫn còn tồn tại nguyên vẹn tới ngày nay.

    (Còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:50 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh