Register
Page 7 of 19 FirstFirst ... 5678917 ... LastLast
Results 61 to 70 of 189
  1. #61
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Cuối tháng 03/1975, một ngày sau khi N.T bay ra Quảng Trị, TL cùng với một anh thư ký chánh ngạch ở trung ương được chọn và một thợ mở óng khóa người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn, cả ba đáp máy bay Hàng Không VN ra đến Tuy Hòa vào lúc xế trưa.

    Tại phi cảng Phú Hiệp (còn gọi là phi trường Đông Tác)/Tuy Hòa chưa bị tràn ngập dân chúng chạy trốn CSVN/VC TL thấy một quân nhân dong dỏng cao, trên đầu đội mủ ka-ki quân đội có gắng 2 ngôi sao, tay phải cầm một khúc gậy ngắn đang đi tới lui đi lui quan sát vòng rìa sân bay Tuy Hòa.

    TL và hai người trợ tá đi xe lam 03 bánh (Lambro) chở hành khách đến thẳng sở Ty. Cổng vào sở Ty đã được ngăn chận bằng một bộ ngựa sắt quấn kẽm gai và có 02 binh sĩ Bảo An đang đứng canh gác: Trưởng Ty đã rời bỏ nhiệm. Vào bên trong, việc đầu tiên là cho thợ óng khóa mở hai tủ sắt kiên cố lưu giữ tiền bạc thì thấy tróng rổng chỉ còn một mớ giấy bạc cũ rách và rất nhiều sổ lảnh tiền hưu bổng của dân chúng.

    Tại sao trong tủ sắt lại có nhiều sổ lảnh tiền hưư bổng của dân chúng? Qua kinh nghiệm của những lần đi thanh tra, TL biết đây là một cung cách làm việc hũ lậu của nhân viên thủ quỹ của sở Ty: một hình thức ăn chận tiền hưu trí của dân chúng bằng cách cho ưu tiên lãnh tiền nhanh chóng theo định kỳ mà khỏi phải sắp hàng chờ đợi nhân viên bên trong Ty nhiêu khê lập phiếu lãnh tiền: chỉ cần cho biết tên thì sổ sách hưu bổng sẽ được lôi ra ngay từ trong tủ sắt chứa đựng tiền của Ty sở và sẽ nhanh chóng được ưu tiên gọi ký tên lãnh tiền, khỏi phải mất công sức lưng đau, gối mỏi giữa đám đông các cụ ông, cụ bà tràn ngập đứng ngồi bên ngoài sân của Ty sở chờ đợi theo thứ tự kẻ đến trước, người tới sau!

    TL cũng được biết rẳng, những ngày trước đây Ty sở tại cũng phải điên đầu, nhứt óc đón nhận để giải thích tại sao không còn tiền trả lương cho binh sỹ chính quy VNCH và các lực lượng Bảo An, Cảnh sát an ninh, Dân vệ ở Tuy Hòa: vì tủ sắt không còn đồng nào, Ty sở tại phải chờ tiếp bạc từ trung ương, trưởng Ty đã đào nhiệm, thủ quỹ cũng vắng bóng, chỉ còn một số ít nhân viên hiện diện vào lúc nầy làm việc cầm chừng vì đang bị nao núng, hoang mang...!

    Sau khi kiểm quỹ, sổ sách rồi tạm thời cử nhiệm anh thư ký chánh ngạch cùng đi chung giữ chức vụ Trưởng Ty thừa ủy nhiệm, TL lên dinh tinh trưởng xin phương tiện di chuyển vào Ty sở tại của tỉnh Nha Trang (cách Tuy Hòa khoản 100 cây số đường chim bay) rút tiền mang ra Tuy Hòa để trả lương cho quân binh, cảnh sát, cán bộ công chức của VNCH và dân chúng...Ông Tỉnh trưởng cấp cho TL một chiếc máy bay trực thăng đang nằm ngoài trước sân dinh thự và một tiểu đội lính Bảo An đi theo hộ tống. Vào xế chiều thì Ty sở tại Tuy Hòa đã được tiếp quỹ có tiền để sáng sáng hôm sau thanh toán cho các cơ quan của VNCH trả lương quân, cán, chính thuộc quyền...

    Công việc sắp cho Ty tại Tuy Hòa xem như là tạm ổn, và nhờ lòng ưu ái , như là một nghĩa cử đền đáp, Ông Tinh Trưởng laị cung cấp thêm một chuyến bay trực thăng để TL và người thợ óng khóa bay về Ty sở Nha Trang.

    Trước khi TL và người thợ óng khóa rời Ty sở Tuy Hoà lên dinh Tỉnh trưởng, Anh trưởng Ty (do TL thừa ủy của TGĐ trung ương ký tên bổ nhiệm) cầm tay TL, với nét mặt u buồn nói ra một lời cầu khẩn: "Khi trở về Sài Gòn, Ông Thanh tra nhớ khẩn trình với bà TGĐ cho người ra thay thế ngay...kẻo vợ con ở nhà đợi trông..!" Nghe Anh Trưởng Ty bất đắc dĩ nói như thế, TL xuyết bật khóc: “Anh Trưởng Ty yên tâm làm việc, TL hứa sẽ dùng mọi cách để anh chóng về với Chị và các con ở Sài Gòn..."

    Nhưng thật là hối tiếc, thật là ân hận biết bao, ân hận suốt cả cuộc đời, bởi vì TL chưa kip thực hiện lời hứa "như đinh đóng cột" của mình bởi vì sau khi CS làm chủ tỉnh Tuy Hoà, Anh Trưởng Ty bất đắc dĩ, người ân nhân trung tín của TL, đã bị bỏ mình trong trại cãi tạo: Nếu Anh không phải là Trưởng Ty do TL áp đặt thì chắc chắn Anh không bị bắt đi tù cãi tạo bởi vì lý lịch thực sự của Anh chỉ là một thư ký cấp thấp không thuộc hàng công chức cao cấp (từ Chánh Sự Vụ trở lên) trong sổ bìa đen của CSVN.
    Khi TL và người thợ óng khóa vào gặp Trưởng Ty sở tại Nha Trang thì được báo cho biết là quân binh CSVN đã chiếm đóng Quảng Trị và đang bao vây Thừa Thiên, kinh thành Huế hỗn loạn . . . Sở Ty Nha Trang đang chuẩn bị di tản công quỹ và những công chức, nhân viên của Ty.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 04-02-2021 at 04:24 AM.

  2. #62
    (Tiếp theo kỳ trước)

    HÃI HÙNG TRÊN QUỐC LỘ 1 : TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG ĐƯỜNG NHA TRANG -HÀM TÂN

    Ngủ một đêm nơi một căn phòng riêng sát cạnh sở Ty dành riêng cho các Thanh tra từ Trung Ương xữ dụng mỗi dịp ra Nha trang thi hành công vụ. Sáng sớm ngày 01/04/1975, Trưởng và Phó Ty Nha Trang cho TL biết là họ sẽ tiến hành thủ tục thiêu đốt những loại giấy bạc cũ, bạc rách và những bó bạc chưa kịp gói ghém niêm phong đóng thùng để di tản về trung ương Sài Gòn. Vì không phải là một công tác thi hành trách vụ thanh tra thường lệ cho nên TL không hỏi họ khối lượng các loại tiền giấy đã được niêm phong đóng thùng là bao nhiêu mà TL chỉ nhẹ gật đầu và không có ý kiến gì thêm.

    Họ có thi hành đốt bạc thực sự, nhưng khối lượng bạc giấy không biết là bao nhiêu chỉ có một điều khác thường là “họ”đã cầm hai bó bạc giấy $100 đồng (tức là bằng với $200,000. = Hai trăm ngàn đồng) không cũ mà cũng không rách, rồi tự động mở chiếc cập Samsonite xách tay của TL đặt trên một bàn làm việc bỏ tróng nơi sở Ty. Tiền ai mà không ham? Nói không ham, không cần tiền là ba xạo, là đạo đức giả. Nhưng TL mĩm cười lắc đầu nhìn họ rồi trao tay trả lại hai bó bạc “Cám ơn các Ông, tôi xin không nhận cái nầy, hãy mang đốt nó đi như các Ông đã dự tính ..." Họ hỏi tại sao? TL chỉ mĩm cười và yên lặng.

    Tại sao ư? TL không sợ ở tù vì tội danh thâm lạm công quỹ, nhưng nếu bị ở tù thì sẽ hối tiếc cả đời nầy và luôn cả kiếp sau, hối tiếc cho bao nhiêu năm tháng tự phấn đấu để ngoi lên khỏi kiếp người cùng đinh thấp hèn bị thói đời khinh bạc né tránh, uổng phí công lao trầy vi, trốc vảy bao nhiêu năm tháng để đạt được gần như tột đỉnh của trí thức mà những hạng nhà giàu nứt vách không thể mua được bằng tiền vạn, bạc tỷ của họ; không lẽ tất cả sụp đổ tang tành theo mây khói chĩ vì $200,000 đồng hôi hám kia sao?

    Những thùng bạc giấy cũ mới, một thùng dầu nhiên liệu chạy máy xe 200 lít được xếp lên phía sau lòng chiêc xe buýt/bus Volkswagen; Phó trưởng Ty lái xe có Trưởng ty ngồi cạnh. Phía sau là hai hàng ghế ngồi 6 hay 8 chỗ cho hành khách. TL ngồi hàng ghế hành khách phía sau với 2 nhân viên trẻ tuổi của sở Ty, một nam, một nữ; hàng ghế trên sát ghế của tài xế là 04 lính Bảo An trang bị súng M16. Trên mui xe là 04 binh sĩ mặc quân phục lính dù VNCH trang bị 01 súng trung liên và 03 súng M16.

    Xe buýt/bus Volkswagen rời trụ sở Ty Nha Trang vào khoản 13G hay 14G trưa ngày 01/04/1975 hướng về phía Quốc lộ 1.
    Trên quốc lộ 1 hàng hàng, lớp lớp, đủ mọi loại xe nối đuôi nhau nhút nhít chậm rì từng li, từng tất như rùa bò, xe nào cũng đầy ứ thường dân và binh lính đu đeo từ trong ra ngoài vành xe. Xác xe cộ vừa cháy vừa hư nằm ngổng ngang.

    Không có ai có ý định đến gần để bu đeo quá giang theo chiếc buýt Volkswagen vì trên mui xe đã có 04 anh lính ôm súng canh chừng. Xác thây của thường dân già, trẻ, bé, lớn, máu me, trần trụi, nằm chơi vơi cô quạnh ở hai bên vệ đường, ngay cả trên mặt quốc lộ, nhìn đâu đâu cũng thấy. Có khi xe phải cán lên những thân xác chết nằm ngang trên quốc l để xe có thể nối đuôi kịp thời với đoàn xe phía trước.

    Có 2 cảnh tượng làm cho TL phải kinh hoàng, nó đánh động cực kỳ đậm nét vào thần hồn và in sâu vào tâm khảm:

    1/ Một chiếc xe Lambro lật ngửa nghiên gần sát bờ rìa đối diện của quốc lộ 1. Bên cạnh xe là môt người đàn bà nằm chết phơi ngực và nhủ hoa; trên ngực xác chết là một đứa trẻ đang bò quanh quẩn sờ soạn xác chết rồi kê miệng bú vú mẹ. Sau nầy, TL đọc được trên mạng Internet thì được biết có một hoàng cảnh tương tựa đã xảy ra trong trận chiến giữa binh sĩ VNCH và CSVN vào mùa Hè 1972 đỏ lửa từ 30/03 đến 27/06/1972 nơi tuyến đẩu lãnh thổ Quảng Trị của miền Nam VNCH .

    https://hosting.photobucket.com/imag...080&fit=bounds
    Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
    Nguồn hình: https:// Cha đẻ của “Đại Lộ Kinh Hoàng” – biển xưa (wordpress.com) và http://www.vietvungvinh.com/2016/05/em-be-gai-tren-ai-lo-kinh-hoang-cua-mua.html2/

    2/ Phía bên kia bờ quốc lộ, một chiếc xe Traction màu đen đang chờ đợi tìm cách để chen nối đuôi vào đoàn xe di tản xui Nam. Trên xe đó có một đàn ông ngồi tay lái xe, ghế bên cạnh là một người đàn bà. Bổng dưng một người đàn ông mình trần, quần kaki xanh, tay cầm một khẩu súng Colt đi lại đứng sát cửa xe Traction. Chưa đầy một phút trò chuyện, người cầm súng Colt giật mạnh cửa xe Traction rồi lạng lùng nổ 2, 3 phát súng. Bắn xong hắn lôi nạn nhân ra khỏi ghế lái xe rồi quơ tay súng chỉa sang phía người đàn bà như là hắn đang ra lệnh điều gì đó; người đàn bà vừa khóc vừa quýnh quáng mở cửa xe và hối hả rời khỏi xe. Hắn chui vào, đóng cửa xe, rồ máy rồi thản nhiên lái xe vượt đi bỏ lại người đàn bà đang khóc rống thảm thiết ôm xác người đàn ông vô tội bị sát hại để cướp xe.


    https://hosting.photobucket.com/imag...080&fit=bounds


    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 04-05-2021 at 07:58 AM.

  3. #63
    (Tiếp theo kỳ trước)
    Ngã ba Bình Tuy:
    Hàm Tân - Xuân Lộc - Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu)
    Chiều tối ngày 01/04/1975, trên Quốc Lộ1, hàng ngàn xe di tản phải dừng lại chờ sáng hôm sau. Phần đông dân tị nạn đều xuống xe nằm ấn núp dưới gầm xe vì sợ đạn pháo kích của CS, để chập chờn ngủ gà ngủ gật qua đêm.

    Nằm kề cận TL dưới lòng xe buýt/bus Volkswagen là người thiếu nữ thư ký, khá đẹp, trọ trẹ giọng miền Trung, nhân viên của sở ty Nha Trang đi theo xe di tản.

    Từ hai ngày qua, TL chưa có một chút gì trong bao tử, miệng khô đắng vì thiếu nước, thân hình bắt đầu teo ốm sụt ký, mắt thâm quầng, tay chân làm biếng cử động, nằm ngửa, mắt mở rộng nhìn bầu trời bao la chỉ mới lưa thưa một vài ánh sao đêm. Ngưởi nữ thư ký trẻ nằm gần bên cạnh bất chợt ngồi dậy rồi thì thào hỏi TL:

    Ông Thanh Tra có mang theo đồ ăn, thức uống gì không?

    Nghe hỏi, TL cũng bật ngồi dậy:

    Không có.”

    Như mô thì chịu đựng cho nổi?...”

    Không sao, tôi chịu đựng được.. chỉ mới có hai ngày thôi mà, chưa đến nổi chết đâu..."

    Người nữ thư ký ngưng không hỏi tiếp nhưng cuối mặt xuống sụt sạo cái túi xách tay của mình rồi lôi ra một nửa củ khoai lang trắng đã luột chín được bọc gói trong một tờ nhỏ lá chuối khô màu nâu:

    Ông Thanh Tra dùng tạm món nầy ..đở dạ ...”

    TL rất xúc động về nghĩa cử ân cần chăm sóc của người con gái.

    Cám ơn Cô thư ký...Cô hảy cất đi để phòng thân... đường đi còn dài lê thê lắm đó...”

    Người con gái tảng lờ sự từ chối nhưng lại lôi ra một chay nước có đậy nút, nhanh nhẹn đặt xuống sát cạnh chổ ngồi của TL:

    Ông Thanh Tra ăn xong uống miếng nước, đây là nước nấu chín...Xong rồi Ông Thanh Tra ráng nhắm mắt ngủ một chút qua đêm lấy lại sức..”

    “Cám ơn Cô....”

    *

    Sáng sớm 02/04/1975, ngày thứ nhì cuộc di tản, TL leo lên mui xe xe di tản bus Volkswagen ngồi chung với 04 quân nhân có trang bị súng óng để hộ tống chiếc xe buýt/bus Volkswagen chở bạc.

    Xe di chuyển thật chậm và phải ngừng lăng bánh từng hồi từng chập thật là sốt ruột hết sức. Lợi dụng vào một lúc xe ngừng, TL nhờ một anh Bảo An nhảy xuống bờ lề quốc lộ 1 nhặt dùm cho TL một khẩu M16 của ai đó đã vứt bỏ để thoát lấy thân. Khi trao khẩo súng M16 cho TL, người lính Bảo An lí nhí hỏi “Biết xài cái nầy không?” TL chỉ rùn vai, mĩm cười gật đầu rồi nhận khẩu súng.? “Anh hãy yên tâm..”

    Không lý nào một quân nhân tột trần của cấp úy, từng phục vụ tại một đơn vị bộ binh sát cạnh chiến khu D lại không biết bóp cò cái con khỉ gió M16 quái quỹ kia hay sao?

    Ánh mặt trời gay gắt làm cho mặt, mủi, tay chân của TL bị nóng rát, rám nắng và màu da sạm nắng giống như sắc tộc Phi Châu. Mui xe quá nóng khiến cho phần da hai bên mông của TL dù có mặc quần dầy cũng vẫn bị đỏ phù phỏng nắng.

    Đêm 02/04/1975 . Đang trăn trỡ vì các vết phỏng nơi măt, mủi, tay chân nhất lả ở hai mông khíến cho TL phải nằm sắp, không thể nằm ngửa thẳng lưng. Bất chợt có bàn tay mềm mai của ai đó đập nhẹ vào bờ vai của TL rồi rù rì:

    “Ông Thanh Tra ơi, ráng ngồi dậy lấy thuốc thoa lên những vết thương phỏng nắng ...”

    TL bàng hoàng ngồi bật dậy:

    Thuốc gì vậy ?”

    Cô gái không trả lời nhưng trao cho TL một tuýp (tube) nhựa còn mới chưa khui có ghi hàng chử Hydrocortisone Cream 1%, một loại kem thoa trị phỏng nắng ngoài da...

    Cô tìm đâu ra thứ này vậy?...Hay quá...Cám ơn Cô nhiều lắm ...”

    Giọng cô gái nhẹ nhàng, triều mến:

    Ông Thanh Tra thoa lên các chổ bị phỏng nắng... rồi đừng leo lên ngồi trên nớ nửa ...”

    TL gật nhẹ rồi bắt đầu bôi kem thuốc lên các chổ da bị phỏng nắng trên trán, trên mắt, hai mu bàn tay, bàn chân rồi ngần ngại nhìn cô gái, trao trả tuýp kem thuốc:

    Thôi thế này cũng là ...là ... được rồi...cám ơn Cô....”.

    Nói xong TL nghiêng người nằm xuống. Nhưng chỉ một vài giây sau, bàn tay mềm mại đó lại vỗ nhẹ lên mông TL kèm theo lời giải thích:

    "Ông Thanh tra đừng ngại chi mô..Để...Tui... thoa kem lên những vết phỏng trên hai mông của Ông nghe ?...Không có chi mà phải ột nhột ... Hai tay của Ông Thanh Tra mần sao có thể với tới khắp nơi, cứ để Tui làm dùm cho Ông...”

    Ôi! Đôi bàn tay thiên thần kỳ diệu! Những vùng kín đáo bị phỏng nặng trên thân thể của TL như được tưới mát bởi những giọt nước cam lồ trong chiếc bình bát của Phật Bà Quan Âm tuông xuống. TL thì thầm một mình “Cám ơn Thiên Thần xinh đẹp...Cám ơn...E...E...Em...

    TL xúc động, bất thần trầm giọng như ra lệnh:

    "Kể từ nay phải thôi không gọi Ông nầy Ông nọ nữa, nghe chưa?...Cứ xưng hô.. Anh, Em với nhau có được không?..."

    Người nữ thư ký trẻ đẹp mĩm cười ấm áp, cầm tay TL rồi khẻ gật đầu.

    Và đêm hôm đó (đêm thứ nhì 02/04/1975) có chuyện gì đã xảy ra dưới gầm lường chiếc xe buýt/bus Volkswagen khi một người đàn ông trung niên, một thiếu nữ trè trung mơn mởn xung mãn nằm kề cận bên nhau trong màn đêm che lấp...?

    (Còn tiếp)

  4. #64
    (Tiếp theo kỳ trước)


    Sáng sớm ngày 03/04/1975, trước khi lên xe, người con gái kín đáo kéo vành tay áo TL rồi thì thào:

    Nếu may mắn về được Sài Gòn rồi, xin đừng quên người ta đó !

    TL nhăn mặt cũng thì thào đáp nhanh:

    Tằm bậy !... Người ta quên thì có!..?”

    ‘’Còn bà Thanh Tra của Ông...A... Anh ở nhà đó chi…?’’

    TL mất vui quay người bước nhanh lên xe ngồi lặng thinh.

    Hôm nay đoàn xe di tản phía trước dài khoản 5-6 cây số bất động không nhúc nhích. Giữa trưa, khi mặt trời đứng bóng, phó Ty Nha Trang rời ghế tài xế nhảy xuống mặt đường với Trưởng Ty cùng một lúc; không biết họ bàn tán, hay mưu tính riêng tư điều gì nhưng sau đó, Phó Ty cùng với hai lính Bảo An mang theo súng đạn đi bộ lên phía trước đoàn xe di tản đang bị ứ động tắt nghẻn. Ba tiếng đồng hồ sau, Phó ty Nha Trang cùng hai anh lính Bảo an quay trở lại phúc trình tự sự gì đó với Trưởng ty Nha Trang cùng với 4 anh lính bảo vệ ngồi trên mui xe. Họ không nói ngay cho TL biết chuyện gì đang xảy ra khiến cho đoàn xe di tản phải nằm yên tại chỗ suốt cả ngày nay.

    Mặt trời đứng bóng; giữa trưa trong xe nóng bức, mọi người lại phải xuống xe để chui rút dưới gầm xe ẩn mình tránh nắng. TL và hai thư ký trẻ cùng ngồi ờ một gốc riêng dưới gầm phía đầu xe Volkswagen và chia nhau những mẩu bánh tráng mè nướng (còn gọi là bánh đa) của cô thư ký biết lo xa mang theo trong chiếc túi vải xách tay.

    (Còn tiếp)

  5. #65
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Xế chiều 03/04/1975, trưởng và phó Ty Nha Trang ra hiệu cho TL ra phía sau chiếc xe buýt/bus Volkswagen đễ cho biết rằng đoàn xe di tản trên Quốc lộ 1 bị nghẻn tắt từ ngả ba Xuân Lộc-Bình Tuy-Phan Thiết - thường gọi là Ngã Ba Bình Tuy- vì CS đã bao vây Xuân Lộc và đang phục kích tuyến đường Quốc lộ 1 ở khu Rừng Lá nhằm ngăn chận cuộc di tản của binh đội VNCH. Như vậy có nghĩa là:

    - Không thể tiếp tục di tản bằng xe buýt Volkswagen
    - Phải thiêu hủy tất cả những thùng bạc giấy trên xe.
    -Tất cả mọi người đều phải đi bộ trên QL.1 đến ngã 3 Bình Tuy/ Hàm Tân.
    - Muốn vào Hàm Tân, trị sở của tỉnh Bình Tuy, mọi người không phân biệt binh sỹ hay thường dân, tất cả đều phải đi bộ mình không, không được mang theo bất kỳ loại súng đạn, khí giới bén nhọn, chất nổ ...
    - Tất cả các loại xe dân sự, quân sự, cá nhân...đều bị cấm lưu thông trên tỉnh lộ đi vào tỉnh lỵ Bình Tuy/Hàm Tân gần bờ biển, cách thành phố Sài Gòn 183 km về hướng đông. Có tin xầm xì từ đoàn người di tản rằng:

    1/từ Hàm Tân chính quyền VNCH sẽ có phương tiện giao thông đường biển chuyên chở hết dân chúng tị nạn súng đạn và trốn tránh CSVN/VC về Vũng Tàu.

    2/ đoàn người di tản từ các tỉnh miền Trung hỗn loạn tràn vào thị xã Phan Thiết, lẫn lộn trong đó có một số tù nhân trốn thoát, thành phần lưu manh, bất lương lẫn lộn với CS nằm vùng giả dạng lính QL/VNCH... bắn giết, cướp phá gây sợ hãi cho dân chúng tị nạn cũng như dân chúng tại địa-phương và đang tiếp tục đi về hướng Bình Tuy.

    Tiểu Khu/Bình Tuy đã điều động lực lượng Quân-cảnh/ QC phối hợp với Địa Phương Quân làm nút chặn tại ngã ba vào Bình-Tuy từ Quốc lộ I. Nhiệm vụ của đơn vị QC nầy là tước khí giới những quân-nhân thất lạc đơn vị và bất cứ ai có vũ-khí trong đoàn người di-tản, ngăn chận cướp phá, và được phép bắn hạ bất cứ ai không tuân lệnh QC. (nguồn ; Bình-Tuy, Những ngày cuối cùng ! – dòng sông cũ (wordpress.com)

    Mọi người xuống xe ngoại trừ Trưởng Ty, Phó Ty Nha Trang cùng những lính hộ tống vẫn tiếp tục ngồi lại trên xe. Sau khi ra hiệu bảo TL và hai người thư ký trẻ tự túc đi bộ về hướng phía trước, Phó Ty tài xế rồ máy tách rời đoàn xe di tản xui Nam, quay ngược trở lại hướng Bắc rồi lái quẹo xe Volkswagen chạy sâu vào một con đường mòn phía bên kia quốc lộ 1.

    Chiếc xe bị cây cối hoang tàng um tùm dầy đặc khuất lấp không còn thấy tâm dạng. TL và hai bạn thư ký trẻ bồn chồn ngơ ngác đứng yên, bất động, tái tê như bị trời trồng. TL nhìn họ thương hại rồi trấn an: “Không sao...tụi mình cuốc bộ xuống Hàm Tân!...Từ đó sẽ lội bộ dọc theo bờ biển để đi về Phước Tuy, Vũng Tàu nếu Hàm Tân cũng bị CS uy hiếp...”

    ̣̣(Còn tiếp)

  6. #66
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Trời sụp tối. TL và hai người bạn trẻ đồng hành, cả ba người thất vọng, hoang mang lê bước, nhưng vẫn liên tục quay đầu nhìn lại phía sau không chớp mắt. Trong khoảnh khắc, bổng dưng họ thấy một cột lửa lớn bùng cao lên bầu trời nơi con đường mòn có chiếc xe Volkswagen bị che lấp: họ đã dùng 200 lít dầu nhiên liệu phòng hờ chở theo xe để đốt chiếc xe di tản tiền bạc công quỹ của VNCH. Thỉnh thoảng có nghe những tiếng nổ không lớn lắm phát ra từ chỗ đốt xe kèm theo những cột khói trắng bốc bay lên cao rồi gẫy gập bay la đà tứ phía xuống mặt đất: một hiện tượng kỳ lạ khó giải thích.

    Trời về chiều sụp tối, đoàn người di tản đi bộ hướng đến ngả ba Bình Tuy (sau 30/04/1975 được gọi là ngả ba 46) phải tạm dừng bước chờ sáng hôm sau 04/04/1975.

    TL cùng với hai người trẻ đồng hành phải tìm một gầm xe đò chở hành khách bỏ trống đậu sát bờ lộ để tìm một giấc ngủ phục hồi sức lực cho đoạn đường dài đi bộ ngày mai. Trong khi lay quay tìm một bờ mặt lộ bằng phẳng thì nghe 2 người đang đi ngang qua lớn giọng đối đáp với nhau:

    “Sao cô cứ câm miệng mà không chịu trả lời ?Tiền ở đâu mà cô có nhiều vậy?”

    “Dưới kia kìa...Đó đó...Chỗ bụi lữa đang cháy nồ lúp búp đó...”

    “Gì kỳ vậy?...”

    “Tiền trên trời rớt xuống chớ cái gì mà kỳ ?...Đâu phải là tiền ăn cấp, ăn trộm...Không tin thì quay lại chỗ đó mà lượm....Mắc mớ gì mà ở đây cật vấn hỏi tới hỏi lui hoài vậy?...Chia cho anh bao nhiêu đó rồi mà chưa đủ sao?... Không tin thì quay lại chỗ đó mà lượm....Mắc mớ gì mà ở đây cật vấn hỏi tới hỏi lui hoài?.."

    Vừa nghe xong, người đàn ông liền quay ngoắc lại, bỏ rơi mặt kệ người thương (vợ?) của hắn muốn đi đâu thì đi một mình, hắn chạy thật nhanh như ngựa đua, ngược về phía đám cháy cách xa chừng 2-3km. Ôi ! Nhân tình, thế thái ! Tham vàng bội ngãi!

    Cả ba nhìn nhau ngỡ ngàng, thắc mắc sau lại có chuyện lạ kỳ khó tin như họ vừa mới nghe qua. Suy nghĩ hồi lâu, TL chợt tỉnh lại tâm thần trí tuệ mà khám phá ra rằng: trong số những thùng tiền đóng gói một cách an toàn để di tản cũng có một số thùng kẽm hàn kín đựng giấy bạc loại 100, 500 hay 1,000 còn mới toanh chưa hôi mùi tay. Các thùng tiền nầy bị đốt nóng nỗ tung, và những tờ tiền giấy mới toanh trong các thùng kẽm nầy bay bốc lên cao theo cột khói trắng nóng rồi tỏa ra rơi trỡ lại xuống mặt đất sinh ra cái mà người dân di tản chất phát gọi là Tiền từ trời rớt xuống.

    Anh thư ký trẻ nằm lăng ra ngủ mê mệt. TL nằm ngữa nhìn trời, thao thức thỡ dài từng hồi từng chập rồi thiếp đi, bỏ quên người nữ thư ký trẻ, chỉ cách xa một tầm tay, chưa đi ngủ, không ngừng theo dỏi một cách kín đáo mọi động tác của Anh Thanh tra. Trong màn đêm lạnh lùng, TL bổng giựt mình thức giấc mê đầy để chập chờn nhìn thấy Người ta đang cận kề ngồi sát bên cạnh.

    Kể từ nửa đêm về sáng hôm đó Anh Thanh tra mất ngủ...

    (Còn tiếp)

  7. #67
    (Tiếp theo kỳ trước)
    04/04/1975
    Ngã Ba Bình Tuy


    Thời Pháp thuộc, trong số những tuyến đường ưu tiên xây dựng có tuyến đường La Gi nối với QL.1A và trạm tàu hỏa Sông Phan giao cắt với QL.1A gọi là Ngã Tư Trường Tiền:


    QL.1 (Nam/Xuân Lộc) + La Gi (Đông/Hàm Tân) + QL.1(Bắc/Phan Thiết) + Sông Phan Tây/Tây Sông Phan)


    - Những tuyến đường QL.1-La Gi và QL.1-Sông Phan ngày xưa có thể là những con lộ lớn chưa
    được trán nhựa đen cho nên chúng bị biến mất khi QL.55 được hình thành và giao điểm Ngã Tư Trường Tiền từ thời Pháp thuộc trở thành Ngã Ba Bình Tuy từ trước ngày 30/04/1975 có ý nghĩa là tờ tụ điểm nầy trên QL.1 điểm nầy đi về trung tâm tỉnh Bình Tuy tức là Hàm Tân. Từ Ngã Ba Bình Tuy về thị xã La Gi khoảng 15 phút (khoản 20-25 km), về Phan Thiết khoảng hơn nửa tiếng (khoản 46 km), về TP. Sài Gòn khoảng 3 giờ chạy xe ô tô. (khoản 270 km)


    - Sau ngày 30/04/1975, thì giao điểm Ngã Ba Bình Tuy được đổi tên gọi là Ngã Ba 46. Có thể là do
    vị trí giao lộ nằm cách tỉnh Phan Thiết 46km.




    (https://hosting.photobucket.com/imag..._Ba_46(2).jpg)

    Như vậy, theo bản vẽ của bản đồ trên đây thì TL và hai thư ký trẻ phải xuống xe Volkswagen tại một địa điểm trên QL.1 chạy ngang qua huyện Hàm Thuận Nam cách Phan Thiết khoảng chừng 25 km hay nói khác đi là TL và hai bạn trẻ phải cuốc bộ khoảng chừng 20-25 km để tới Ngã Ba Bình Tuy/nay gọi là Ngã Ba 46 và sẽ phải tiếp tục đi bộ khoảng 25 km nữa để vào được tỉnh lỵ Bình Tuy/Hàm Tân.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 04-21-2021 at 04:09 AM.

  8. #68
    (Tiếp theo kỳ tước)

    Mặc dù khoảng đường 20-25 km để đi tới ngã Ba Bình Tuy/ nay gọi là Ngã Ba 46 nhưng cả ba người cũng phải đi gần hết cả ngày 04/04/1975 mới tới được một điểm trên QL.1 còn cách Ngã Ba nầy gần 1km và phải dừng chân không thể đi tiếp vì bị tắt nghẻn bởi làng sóng người di tản phía trước đang chờ đến phiên được mở cỗng rào kẽm gai để vào con đường dẫn xuống Hàm Tân. Cho đến khi trời chiều sụp tối, cỗng rào kẽm gai đóng lại và loa thông báo cho biết cỗng rào sẽ mở lại vào sáng sớm ngày hôm sau: như vậy nhóm người di tản trong đó TL và hai bạn trẻ đành phải tiếp tục qua đêm tại ngay Ngã Ba Bình Tuy gần sát với một núi vũ khí đủ loại chất đống phía bên kia giao điểm QL.1-Ngã Ba Bình Tuy, cách xa cỗng rào kẽm gai khoảng chừng 500 mét.

    Ngày 05/04/1975

    Con đường dẫn xuống Hàm Tân


    https://hosting.photobucket.com/imag...ga_Ba_46_1.jpg

    https://hosting.photobucket.com/imag...ga_Ba_46_1.jpg


    Con đường nầy rất nhỏ, có lẽ chỉ vừa cho hai xe “Lambrô 3 bánh” chạy ngược chiều, dọc theo bên đường có rất nhiều cây to: có thể đây là tuyến đường La Gi nối với QL.1 từ thời Pháp thuộc để lại. Dòng người di tản, đủ mọi thành phần dân chúng, quan, binh, cán chính của miền Nam VNCH hối hả kéo nhau lê bước hàng dài cả cây số đang quanh co uốn lượn trên một con đường nhỏ hẹp giống như thân hình của một con rắn khỗng lồ đang trường bò tìm mồi. Anh thư ký trẻ đi trước cách khoản vài mét, Người Ta -người nữ thư ký- nấm cứng tay TL không rời một giây.

    Sau 2 giờ đi bộ cả 3 chỉ mới đi được ½ đường đi tới Hàm Tân.

    Mãi đến 09.00 giờ sáng ngày 05/04/1975 thì đến tỉnh lỵ Bình Tuy/Hàm Tân. Việc làm đầu tiên của TL là đến thẳng Sở Ty Hàm Tân thuộc quyền cơ quan trung ương ở Sài Gòn, xuất trình Sự Vụ Lệnh Công Tác: TL được Trưởng Ty sở tại tiếp đón rất nể trọng sau những phút kinh ngạc lạ lùng: “Thanh Tra chi mà trẻ quá như rứa.”

    Ngay sau những phút gặp mặt, TL đã đưa ra 2 yêu cầu mà sau nầy TL tự coi như là quá hắp tấp, u mê:


    1. Trưởng Ty sở tại thi hành ngay: Không nhận thu vào hay đổi các loại giấy bạc cháy ném do dân chúng thu nhặt “từ trời rơi xuống.” Tại sao lại phải làm như vậy? Dân chúng đâu có thâm lạm, ăn cấp công quỹ thì cớ sao lại không cho họ được xài tiền mà họ đã thụ đắc ngay tình.


    2. TL ra hiệu cho hai người bạn trẻ chia ngọt xẽ bùi giao nạp phần tiền mà họ có được kể từ khi Sở Ty Nha Trang tiến hành việc thiêu hủy số bạc lẽ và bạc cũ.
    Số bạc không lớn ($100,000/mỗi người) nhưng lúc đó tại Sở Ty Hàm Tân TL muốn chứng tỏ mình là “thanh liêm, trong sạch” một cách phô trương bệnh hoạn. Thấy thương quá sức cho hai người bạn sống chết có nhau với TL: họ u buồn, ngẩn ngơ nhìn TL một giây, TL gượng cười trìu mến nhìn họ rồi gật nhẹ đầu và họ ngoan ngoản vâng lời “cấp trên”. Hình như lúc đó TL đã rươm rướm nước mắt, thật tình chứ không phải là nước mắt cá sấu.

    Bấy giờ chỉ mới 10.00 giờ sáng. TL ký tên mượn Trưởng Ty Sở tại Hàm Tân $60,000 thuê ghe máy đánh cá để cùng hai người bạn thân thương đi ngay về Vũng Tàu. Trưởng Ty Hàm Tân đã cử người dẩn đưa đi mướn ghe. Khoản 12.00 giờ trưa thì về tới Vũng Tàu.

    TL nhờ Sở Ty Vũng Tàu đánh điện ngay về Trung Ương Sài Gòn báo cho biết là thanh tra TL đã về tới Vũng Tàu và sẽ về Sài Gòn ngay bằng xe đò “location/ (xe chở khách: đó là những loại xe chở khách khác taxi hay xe đò. Những dòng xe của thập niên 30s hay 40s hay sau này như xe lô ca xông (location hay xe Hoa-Hoa Kỳ, thường chở tối đa 4-5 người, thường chạy trong thành phố, địa điểm đi đến tùy khách, tiền xe được thương lượng giữa khách và tài xế lái xe.)

    TL lại ký mượn tiền Sở Ty Vũng Tàu để mướn xe đò cho cả 3 người cùng về Sài Gòn.

    14.30 giờ cùng ngày, cơ quan trung ương Sài Gòn đã cho công xa của cơ quan ra Ngã Tư Hàng Xanh chờ đón ngày về của thanh tra TL.

    15.00 giờ chiều thì về đến cơ quan trung ương. Xe vào phía cổng sau của cơ quan Trung Ương Sài Gòn phía. Vừa xuống xe thì hiền thê là người đầu tiên đã ào tới ôm ghì TL và khóc rống nức nở. TL vuốt nhanh mái tóc của vợ rôi nói nhanh “Xong rồi, không sao hết.. Đừng khóc nửa.. Để Tư lên trình diện bà TGĐ rồi mình về nhà...

    Hầu như gần hết nhân viên làm việc tại Trung Ương ùa ra cổng sau-không phải để đón và chào mừng người anh hùng rơm TL trở về- nhưng chỉ là tò mò xem hình hài tơi tả, thân tàng ma dại khẳn khiêu như bộ xương khô dạy cách trí. Trong số nầy cũng có mặt hai người em trai của hiền thê.

    Hai cánh cửa văn phòng của TGĐ đã mở rộng và vị nữ TGĐ đang đứng giữa 2 cánh cửa tiến tới để đón mừng TL:

    Chào mừng ông Thanh tra an lành trở về với cơ quan của chúng ta ... Tạ ơn trời ... Mời ông Thanh tra vào ngồi để chúng ta cùng nhau nói chuyện..

    Nói xong,TGĐ dìu tay TL đi về phía bàn làm việc, sau khi ngồi xuống, TGĐ mời:

    Mời ông Thanh Tra ngồi...Ông Thanh tra gầy ốm và chắc là quá mệt mõi phải không?...”

    TL không ngồi nhưng đứng thẳng, tay cầm cái thẻ hành sự Thanh tra của mình đặt mạnh lên bàn của TGĐ rồi dõng dạc tuyên bố:

    Xin trả lại cái thẻ hành sự nầy cho bà TGĐ...Kể từ giờ phút nầy tôi không còn muốn là một trong 6 thanh tra của cơ quan trung ương chúng ta...Tôi thất vọng vì không thực hiện được nhiệm vụ được bà TGĐ đã tuyệt đối tinh tưởng giao phó...”

    Chuyện từ nhiệm của ông Thanh tra sẽ bàn luận sau, còn bây giờ thì ông Thanh Tra hãy cứ về nghĩ ngơi với gia đình bao lâu cũng được. Vấn đề ông Thanh Tra mượn tiền của các sở Ty Hàm Tân, Vũng Tàu để thuê mướn ghe, xe đưa đón...sẽ được quỹ riêng của TGĐ hoàn trả lại cho các Ty vừa kể...Ngày ông Thanh tra đến sở Ty Nha Trang, tôi đã chỉ thị cho Trung Ương xuất quỹ thuê bao 02 máy bay Dakota loại 2 chong chóng của hảng Hàng Không Việt Nam để:

    “1/ Ra Nha Trang đón ông Thanh tra, đồng thời bốc xếp tiên bạc và nhân viên của sở Ty nầy di tản về cơ quan Trung Ương Tổng Nha N.K

    “2/ Ra Đà Nẵng để đón đệ tam ủy viên Ng. Ng.T... đồng thời bốc xếp tiên bạc và nhân viên của sở Ty nầy di tản về cơ quan Trung Ương Tổng Nha N.K.

    “Hai chuyến bay độc quyền nầy đã thất bại vì khi ra tới nơi, cả hai phi trường Đà Nẵng, Nha Trang tràn ngập quan ,quân, dân chúng cho nên máy bay không thể đáp xuống và vội vàng bay lộn trở về phi cảng Tân Sơn Nhứt.”

    https://hosting.photobucket.com/imag...L/dakota_1.jpg

    Máy bay Dakota 2 động cơ của Air Viet Mam trước 30/04/1975

    Tổng Nha N.K trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn trước 30/04/1975
    https://hosting.photobucket.com/images/vv205/TULEKL/nha_TNK.png


    (Còn tiếp)

    Sài Gòn Hấp Hối
    Last edited by nguyễn công tánh; 04-25-2021 at 04:19 AM.

  9. #69
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,000
    NU chào bác Nguyễn Công Tánh.

    Cảm ơn bác NCT đã bỏ thời giờ viết lại hồi ký với những chi tiết linh động.
    NU đã theo đọc từ Xuân Hạ Thu Đông, chờ đọc tiếp. Nu gởi đến bác NCT lời bình an.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  10. #70
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    NU chào bác Nguyễn Công Tánh.

    Cảm ơn bác NCT đã bỏ thời giờ viết lại hồi ký với những chi tiết linh động.
    NU đã theo đọc từ Xuân Hạ Thu Đông, chờ đọc tiếp. Nu gởi đến bác NCT lời bình an.
    1/ Chị Ngô Đồng kính mến,

    Lại được nhìn thấy dung nhan xinh đẹp của chị posted trên trang của NU.

    Sao hay quá vậy? Vượt thời gian qua mặt định luật tuổi tác.

    Bí mật nào? Hạnh phúc nào ̣để được như thế? mách bảo cho TL noi gương.

    Mông ơn trên giữ cho chi mãi được như thế trong hanh phúc gia đình mà chị đang có.

    Tình thân
    TL

    2/ Chị NU thân mến,
    '
    TL rất cảm kích vì có thêm một người bạn đồng hành trên mạng ĐT.i
    Tuy là hơi muộn màng, nhưng NU giống như một lạch suối mát chảy ngang qua những bước đi cuố đời của TL. Cámơn Chị NU..
    Sao Nu gọi Chị Ngô ̣̣Đồng là Chi còn xưng hô với TL thì gọi là Bác? Kỳ thị phải không?
    Cám ơn lời chúc của NU. Cầu xin ơn trên che chở và hộ phu cho Chi NU.

    Tình thân,
    TL

    *Tái bút:
    TL chậm reply vì bận chạy ̣đua ngày ̣đêm với thời gian cho kip̣ tương ứng với ̣ ngày 30/04/2021 trong bài viết tiếp theo sẽ được posted liền ngay sau đây.
    *
    (Tiếp theo kỳ tước)

    Sài Gòn Hấp Hối


    1*Những ngày cuối cùng trên lưng voi: 06/04/1975 _29/04/1975

    "..., còn bây giờ thì ông Thanh Tra hãy cứ về nghĩ ngơi với gia đình bao lâu cũng được.” Đó là những lởi an ủi vỗ về chân tình ưu ái của một người thân ruột thịt trong cùng một gia đình hơn là một động thái vuốt ve xả giao chiếu lệ của một đàn chị TGĐ kiêu sa hợm mình, bởi vì TLbất chợt nhìn thấy được có đôi giọt nước mắt đã rươm rướm ứa ra khỏi đôi vành mi trăn trở và mệt mõi của người nữ lưu quý mến kính trọng đang ngồi phía sau chiếc bàn làm việc rộng thênh thang kia.


    - Ngày 06/04/1975:


    TL ra khỏi văn phòng TGĐ quên cả lời cám ơn và tạm biệt, cuối gầm mặt, tránh né những lời chào hỏi kèm theo những vỗ vai, chạm tay thân tình của rất đông bạn bè đồng nghiệp, bước xuống cầu thang đi nhanh ra cổng sau, rồi cùng vợ vạ mấy đứa con leo lên chiễc xe La Dalat 2 ngựa do em trai vợ lái để đi ngay khỏi cơ quan và về thăng nhà bố vợ ở đường Trương Công Định. Hàn huyên, thăm hỏi, chiêu đải, kể lễ tứ văng mãi đến gần 10 giờ tối vợ chồng con cái mới chuẩn bị ra về căn nhà ọp ẹp của mình nơi ngỏ hẽm 129 đường Trần Bình Trọng/Quận 5, Chợ Lớn.


    Bố vợ đi theo ra tới ngoài sân rồi phán một câu xanh dờn: "Mang về được bao nhiêu thì hãy lo mà mua vàng để dành cho vợ con...."


    TL dừng bước mặt buồn xo nhìn bố vợ :

    "Ba ơi, thân nầy còn sống được tới hôm nay trở về thì gia đình mìng có thể coi như là đã được phúc lớn rời đó... Làm gì có chuyện mang tiền về từ cõi chết để sắm vàng mua bạc hả ba?..."


    TL không thể trách bố vợ, một con người có đàu óc con buôn châm phương, chỉ biết đếm tiền thủ lợi phòng cơ tích cốc cho vợ con và đại gia đình của ông. Hình như tới giờ phút nầy, ông vẫn còn chưa tin tưởng và thương yêu thật lòng thằng con rễ TL gốc Nam Kỳ. Hai người con rể khác của ông đều là gốc Bắc Kỳ.


    -Ngày 07/041975:


    Ở nhà hú hí với vợ con, nghe ngóng tin tức chiến sự qua đài Radio.


    Cộng quân tiến gần về Dầu Giây, gia tăng áp lực tại Bình Dương, Long Khánh.


    https://hosting.photobucket.com/imag...a_D_u_Gi_y.jpg

    Chiều tối chở vợ con đi ăn ở quán nhậu Thanh Hải trên đường Bùi Viện đối diện phòng trà ca nhạc Đức Quỳnh.

    -
    Từ 08/04/1975 – 24/04/1975:

    Trở lại làm việc bình thường cùng với hàng trăm nhân viên mới di tản khắp nơi tề tựơ về trung ương, không phải để tiếp tục làm việc làm việc nhưng là để được tiếp tục trả lương; trong số người nầy có cả trưởng và phó Ty Nha Trang: hai người nầy né tránh không tới gần tiếp cận với TL.


    Hương Đà Lạt (Mối tình đầu đời “bất đắc dĩ nhưng quá sâu đậm) và Minh Ngọc (tình yêu ngoại tình tội lỗi bất chính) cũng gặp mặt TL thường xuyên tại nơi cơ quan trung ương nầy. Minh Ngọc và TL luôn phải giữ mé vì là vai vế cấp điều hảnh của cơ quan vì lẽ “quan trên trông xuống, người ta trông vào.”


    Tuy nhiên, với Hương Đà Lạt thì lại khác: ông bà ta từng trãi đã có nói: “Vợ chồng cũ không rủ cũng tới.” Hương chưa phải là vợ, nhưng hai người đã từng khắn khít gần gũi nhau như vợ chồng thực sự trong một đêm Noel ngoài trời đông lạnh trên một ngọn đồi thấp ở Đà Lạt và hôm nay,chuyện “Vợ chồng cũ không rủ cũng tới” đã xảy ra một lần duy nhất trong những ngày đầu của Sài Gòn đang hấp hối. Và kể từ sau ngày 30/04/1975, chúng tôi không còn bao giờ được gặp nhau nữa vì kẻ nơi chân trời, người nơi gốc biển.


    Dân chúng bắt đầu rộn rịp tới Quỹ phát tiền của cơ quan Trung Ương nầy để rút hết tiền của họ đã ký gữi vào các chương mục tại đây (giống như các chương mục ký thác tiền mặt tại các ngân hàng tư nhân ngày nay ở ngoại quốc).


    Trong ngày nầy, bộ đội của Việt Nam Cộng Sản Bắc Việt (VCBV) áp lực nặng Long Khánh, tiến chiếm một đoạn đường dài trên QL.20 và ngăn chận hoàn toàn Ngã Ba Dầu Giây, giao điểm của QL.1 và QL.20. Để ngăn chận các đợt tấn công của Cộng quân, Không quân VNCH đã thựchiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của Cộng quân, tuy nhiên, các phi tuần này đã gặp khó khăn do màn lưới phòng không dày dặc của các trung đoàn pháo binh phòng không của Cộng quân. ( Nguồn: Thời Chinh Chiến: 10.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc (thoichinhchien.blogspot.com) ).


    - Tối ngày 15/4/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh nhận được báo cáo tuyến phòng tuyến ngã ba Dầu Giây do Trung đoàn 52 Bộ binh bị tràn ngập. (Thời Chinh Chiến: 15.4.1975: Dầu Giây Thất Thủ (thoichinhchien.blogspot.com))


    - Dân chúng Sài Gòn vẫn tiếp tục nhởn nhơ, bình chân như vại!


    - Ngày 16-4-1975, phòng tuyến Phan Rang vỡ, trước sự tấn công biển người của mấy sư đoàn và tăng pháo Bắc Việt. Cũng trong ngày, quân Bắc Việt ào ạt theo quốc lộ 1, qua Cà Ná, tiến vào lãnh thổ Bình Thuận.


    - Bắt đầu ngày 18-4-1975, tình hình Phan Thiết đã hỗn loạn. Quân Bắc Việt, đã làm chủ Thị Xả Phan Thiết, đêm 18-4-1975. (Nguồn: Thời Chinh Chiến: Cuộc Di Tản Của Tiểu Khu Bình Thuận (thoichinhchien.blogspot.com))


    - Tuyến phòng thủ Định Quán (Núi Chứa Chan, Gia Rai) đã bị vỡ trong ngày 19/4/1975.


    - Ngày 20/04/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh phổ biến lệnh mới của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 là toàn bộ lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc.


    - Tổng Thống Thiệu từ chức và trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương:


    - 19 giờ 30 ngày 21/4/1975, lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống đã diễn ra tại Dinh Độc lập và được trực tiếp truyền hình. Trong khi đó tại nhiều phòng tuyến thuộc Quân khu 3 chiến trận vẫn diễn ra giữa các đơn vị Quân lực VNCH và các sư đoàn Cộng quân. (Nguồn: Thời Chinh Chiến: 21.41975: Tổng Thống Thiệu Từ Chức (thoichinhchien.blogspot.com))

    - * Ngày 22/04/1975, Sau khi triệt thoái khỏi Long Khánh, QLVNCH tái phối trí phòng tuyến phòng thủ mới Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy.


    - Áp lực của Cộng quân gia tăng tối đa từ nhiều hướng nhắm vào Sài Gòn. Sau khi lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc, An Lộc và Chơn Thành, Quốc lộ 22 nối Củ Chi và Tây Ninh bị Cộng quân phục kích khắp cùng cắt đứt sự tiếp tế củ Các đoàn quân xa VNCH chở lên Tây Ninh song song cùng với những cuộc tấn công vào một số vị trí đóng quân của QL VNCH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.


    * 23/04/1975


    - Lực lượng Cộng quân quanh chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa đã tràn ngập, trong đó có 1 sư đoàn pháo binh, nhiều lữ đoàn thiết giáp và các đơn vị phòng không sử dụng hỏa tiển SAM.


    - Qua trung gian của đại sứ Pháp cho một cựu Trung Tướng Của QLVNCH (mặc dù vẫn cứ giữ quốc tịch Pháp) biết rằng Cộng Quân có thể chịu thương thuyết với tướng DVM nấm quyền VNCH vì vậy Tổng thống đương nhiệm Tr.V.H phải từ chức. Tướng lãnh nầy đã yêu cầu đại sứ Mỹ thuyết phục tổng thống Tr.V.H từ nhiệm.


    -Ngày 23 tháng 4/1975, nội các do ông Ng.B.C làm Thủ tướng nộp đơn lên Tổng Thống Tr.H. xin từ chức. Tổng thống đã yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Bá C. và cá thành viên của nội các tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có nội các mới được thành lập.


    -26.4.1975: CQ tấn công thị xã Bà Rịa.


    -Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, Cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn.


    -Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh Cộng quân bắn phá vào căn cứ Không quân Biên Hòa.


    - Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng bộ chiến của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch.


    -Chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May để ngăn chận Cộng quân tràn qua.


    *28.4.1975: ngày định mệnh điêu tàng của người dân miền Nam không CS:







    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 04-28-2021 at 03:35 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:14 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh