Register
Page 3 of 29 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 281
  1. #21
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Lan Huệ ơi, PV cũng thích phim này lắm, nét vẽ hoạt hình đặc sắc, làm khán giả thấy các "diễn viên" giống như đang được quay phim chứ không phải được vẽ lại. PV cố đi tìm thêm về loại phim hoạt họa này mà không được.

    Bây giờ PV ngồi viết nốt chuyện Đột Kích Trại Tù Sơn Tây nhé, rồi mình mới qua các đề tài khác được. Hẹn chút nữa.

  2. #22
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Như vậy là sao? Chuyện gì đã xảy ra? Phải chăng cơ mưu giải thoát tù binh đã bại lộ vào phút chót cho nên anh em đồng đội đã đến tận nơi rồi mà không có một bóng tù binh nào trong trại? Không phải vậy. Sau này, sau Hiệp Định Paris, tù binh hai bên được trao đổi, những người tù binh Mỹ trở về đã cho hay là trại Sơn Tây đã vô tình cho dời tất cả tù binh đi nơi khác để tránh lụt, từ tháng 7. Tình báo Mỹ cũng đã nghĩ đến việc thám thính thêm một lần nữa ngay trước khi cuộc đột kích tiến hành. Tuy nhiên, nếu việc thám thính bại lộ, hay bị nghi, ai có thể bảo đảm được sự an toàn của đoàn đặc kích và của tù binh? Thế là họ đành chịu chọn việc bảo mật và an toàn hơn là chọn việc khẳng định vào giờ chót.

    Tướng Leroy Manor khi biết tin này bay từ Núi Khỉ, gần Đà Nẵng, đến Udorn để đón toán quân trở về. Tất cả mọi người đều lộ ra một tinh thần suy sụp. Tướng Manor vẫn phải thu thập cho đủ tin tức để còn lập phúc trình đưa lên cấp trên. Đô đốc Hải Quân Moorer ra lệnh cho tướng Manor cùng đại tá Simons phải tức tốc trình diện Washington DC. Thế là chỉ trong vòng hai ngày, tất cả các đơn vị tham dự phải tập trung lại, quay về Mỹ. Cuộc đặc kích được coi như chính thức kết thúc.

    Ngoài cấp trên, những người chịu trách nhiệm về cuộc đột kích này đã phải chịu đựng những mũi dùi chỉ trích từ giới báo chí và truyền thông, cho rằng đây là một sự thất bại não nề, phía tình báo thì bị giễu cợt. Tuy nhiên, tướng Leroy Manor đã dùng hết tất cả các sự kiện đã xảy ra để nêu lên những điểm biện minh và kết luận rằng cuộc đột kích là một sự thành công, thành công đến mức có thể dùng làm mẫu cho những cuộc hành quân tiếp cứu khác trong tương lai của quân đội Mỹ.

    Thứ nhất, tiếp cứu và giải thoát tù binh từ lâu đã được xem như một nghĩa vụ cao quý của những người bên ngoài, dù có nguy hiểm đi chăng nữa cũng vẫn là điều sớm muộn gì cũng phải làm, làm càng sớm càng tốt, để chứng minh cho câu huynh đệ chi binh và còn khích lệ, trấn an tinh thần anh em binh sĩ vẫn còn đang tuân lệnh thượng cấp và tiếp tục chiến đấu bên ngoài.

    THứ hai, cuộc tiếp cứu đã được chuẩn bị quá kỹ càng, tập dượt nhuần nhuyễn, cụ bị đầy đủ, có thiếu chăng chỉ là chưa chế ra được mắt thần để có thể nhìn từ máy bay mà thấy xuyên qua được các mái ngói của trại tù. Thử hỏi, có cuộc giải cứu tù binh nào mà trơn tru ngon lành bằng cuộc đột kích này? Với bao nhiêu người tham dự đó, chỉ có một người bị thương nhẹ và một người bị trặc chân, không ai phải mất mạng hay bị trọng thương, kể cả toán đặc kích dưới đất lẫn đoàn phi công oanh tạc từ trên trời. Đoàn đặc kích cũng ứng biến rất nhanh, kịp thời, khi chiếc trực thăng đáp lộn xuống sân trường học. Nói về việc canh giờ, họ đã làm một cú rất ngoạn mục. Đầu tiên là họ có thể lừng lửng tiến vào không phận của Bắc Việt mà không bị phát giác để bị quân Bắc Việt dàn chào khi mới đặt chân từ trực thăng xuống đất. Thứ đến, họ đã có khả năng tính toán và dự trù phản ững của phía quân Bắc Việt, và cả thời gian đủ để phe Mỹ xuất quỷ nhập thần, không cho Bắc Việt có đủ giờ sát hại tù binh, hay phản công gây tổn thất cho đoàn đặc kích. Ngược lại, phía Mỹ đã có đủ thì giờ và khả năng bắn hạ, giết chết hay làm bị thương khoảng hơn 40 người bộ đội.

    Không đạt được mục tiêu tối hậu, nhưng cuộc đột kích đã gây một tiếng vang rất lớn về tinh thần trách nhiệm của chính phủ và quân đội Mỹ đối với những người đã hy sinh cho tổ quốc: Họ không bỏ rơi anh em. Sớm muộn gì họ cũng sẽ đến. Thêm vào đó, lòng tự hào của những người tham dự đã liên kết họ lại thành một đơn vị mới. Họ tiến về phía trước, không nao núng, không sờn lòng...

  3. #23
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636


    Năm nay Sydney, Australia, chịu chi, bỏ ra bạc triệu để bắn hơn 15 phút pháo hoa chào mừng năm mới.

  4. #24
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636

    London, England

  5. #25
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636

    Berlin, Germany

  6. #26
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636

    Hongkong

  7. #27
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636

    Taipei, Taiwan

  8. #28
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636

    Bangkok, Thailand

  9. #29
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Khắp nơi trên thế giới, hầu như mọi người đều đón chào năm mới 2012, không cần tiết mùa, xuân, hạ hay đông. Năm nay có một biến cố mới ở Samoa và Tokelau. Do múi giờ quốc tế, năm ngoái, Samoa và Tokelau là hai xứ đón năm mới 2011 sau cùng. Nhưng năm nay, Samoa và Tokelau là hai xứ đón năm mới 2012 trước hết. Do đâu mà có vậy? Do họ đã chịu mất đi một ngày, khi đồng hồ điểm nửa đêm thứ năm 29 tháng 12, lịch của hai xứ nhón chân nhảy vọt qua cầu ngày thứ sáu 30 tháng 12 và bước vào ngày thứ bảy 31 tháng 12 cái rụp. Quốc hội Samoa từ tháng 6 năm 2011 đã chấp thuận điều này và chính phủ Samoa ra lệnh cho công tư sở phải trả lương cho nhân viên ngày thứ sáu 30 tháng 12, mặc dầu ngày đó không có trên thực tế, đã tự nhiên biến mất, và nhân viên không làm việc.

    Tokelau là một đảo nhỏ phía nam của lãnh thổ New Zealand (Tân Tây Lan). Samoa tách ra khỏi Tân Tây Lan để trở thành một quốc gia độc lập năm 1962. Samoa gồm hai đảo lớn của quần đảo Samoa. Việc bỏ múi giờ bên đông để leo qua múi giờ bên tây này hy vọng sẽ giúp Samoa và Tokelau dễ bề làm ăn và giao dịch với hai xứ láng giềng Úc và Tân Tây Lan rất nhiều. Và từ nay, Samoa cũng sẽ gây được nhiều chú ý của thế giới hơn vì sẽ chính thức được xem là xứ thức dậy sớm nhất thế giới để đón chào một ngày mới và đón chào một năm mới. Samoa bước vào thềm năm mới 2012 trước Wellington, thủ đô Tân Tây Lan, 1 tiếng đồng hồ và trước Sydney 3 tiếng đồng hồ.

    Thứ tự đón năm mới 2012 trên thế giới (một số quốc gia quen thuộc thôi nha Ốc):

    Samoa, Tân Tây Lan, Úc, Nga, Nhật, Đại Hàn, Trung Hoa, Hongkong, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Nam Dương, Việt Nam, Lào, Cao Miên, Miến Điện, Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Tích Lan, Pakistan, Afghanistan, Iran, Iraq, Ai Cập, Hy Lạp, Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Ba Tây, Á Căn Đình, Gia Nã Đại, Mỹ, trong đó Honolulu, quần đảo Midway và đảo American Samoa đón năm mới sau cùng.

    (Dạ đúng, anh Triển, American Samoa thuộc lãnh thổ của Mỹ, vùng đất cực nam của Mỹ, về hành chánh do U.S. Department of Interior quản trị, coi bốn năm đảo hậu thân của núi lửa và một hai đảo san hô. Dạ không nói dấu gì anh, từ khi Nhật thắng Nga năm 1905 và bành trướng thế lực trên Thái Bình Dương, Mỹ cần có chủ quyền trên các đảo rải rác trên Thái Bình Dương để đáp máy bay, nhất là chiến đấu cơ, bay mỏi cánh ghé xuống đổ thêm nhiên liệu.)

  10. #30
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Loạt bài Cuộc Đột Kích Sơn Tây của chị PPVy đã xong , tôi được nghe cách giải thích ....cũng có lý
    Khi mối giao hảo VN-TQ không còn hữu nghị , anh Tàu cho VN xem những bức không ảnh của Mỹ chụp trại tù và gợi ý là VN chuyển hết tù binh qua Tàu , Tàu sẽ canh giữ dùm ....v...v...
    Đến lúc trao trả tù binh Mỹ thì Tàu ra mặt đểu cáng nên VN bị kẹt , danh sách thì có mà người thì không

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh