Register
Results 1 to 10 of 14

Hybrid View

  1. #1
    ( Tiếp heo kỳ trước)

    CHƯƠNG III

    TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ BỘ TỘC LẠC VIỆT

    Trong sách Việt Sử Tân Khảo (VSTK), Quyển I, từ trang 3 đến trang 7, soạn giả Nguyễn Công Tánh viết:

    “Nguồn gốc bộ tộc Lạc không rõ từ đâu.
    “Sách Đại Việt Sử Lược viết:
    "Ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ma thuật chinh phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang"(ĐVSL/Q. I) và sách An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng viết: "Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, làm chủ các ruộng ấy gọi là Lạc vương, người phụ tá gọi là Lạc tướng, Lạc hầu".

    “Có thể suy diễn như sau: một nhóm tộc Việt của Bách Việt đến định cư và sinh sống ở bộ lạc Gia Ninh; nhóm Việt tộc lần lần trở nên hùng mạnh và lấn quyền cai trị tất cả người dân trong bộ lạc Gia Ninh và do một người đứng đầu của nhóm Việt tộc nắm giữ (ĐVSL gọi là "người lạ") rồi từ Gia Ninh dùng mưu chiếm cứ bộ lạc Giao Chỉ, bộ lạc Văn Lang và các bộ lạc khác. Sau khi gồm thâu tất cả các bộ lạc, người lạ tự xưng là Hùng vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Văn Lang (Vùng Lâm Thao, Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay).

    “Lặp lại những truyện tích thần thoại hoang đường trong dân giang, sử cũ viết rằng: "vua Rồng của người Lạc tức Lạc Long Quân lấy nàng Âu" (Âu cơ; cơ: cô nàng, cô nàng của bộ tộc Âu) có lẽ là vì sử cũ muốn phản ảnh sự tiếp xúc và mối liên hệ gắn bó từ lâu đời giữa bộ tộc Lạc Việt và bộ tộc Âu Việt và cho thấy sự có mặt của tộc giống Lạc Việt xuất hiện cùng một thời đại hoặc lâu hơn với tộc giống Âu Việt.

    “Câu hỏi đặt ra là: tại sao có giống tộc Lạc và tại sao giống tộc nầy lại tập trung nhiều ở vùng Giao Chỉ? Lãnh thổ Giao Chỉ ở đâu?

    “Câu hỏi trên được đặt ra ngầm ý rằng lãnh thổ Giao Chỉ đã có từ lâu, trước khi có sự hiện diện của tộc giống Lạc Việt trên phần đất nầy, hay nói một cách khác, người Giao Chỉ nguyên thủy không phải là người Lạc Việt.

    “Đại Việt Sử Lược (ĐVSL) viết: "Xưa, vào lúc vua Huỳnh Đế tạo dựng đế quốc Trung Hoa, thấy rằng Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được cho nên mới coi ranh giới tiếp giáp với 15 bộ lạc ở phía Tây Nam, (trong đó có bộ lạc Giao Chỉ) như là giới hạn của đế quốc Trung Hoa.". Như vậy, vào thời đại của Huỳnh Đế (vào khoảng 2697-2597 TCN), Giao Chỉ không bị rơi vào vòng kiềm toả của tổ tiên nước Trung Hoa.

    “Sách Kinh thư của Trung Hoa, thiên "Nghiêu điển" chép: vua Nghiêu (2357-2258 TCN) sai Hi Thúc giữ việc suy trắc khí hậu ở Nam Giao (Nam Giao: đất Giao ở phương Nam). Sách Sử Ký của Trung Hoa chép: Năm Tân Mão thứ 6 (1110 TCN) đời Thành vương nhà Chu, phía nam bộ lạc Giao Chỉ có Việt thường thị qua ba lần sứ dịch, sang dâng chim trĩ trắng.

    “Theo những sự ghi chép đó thì lãnh thổ Giao Chỉ đã có trước đời nhà Đường, tồn tại mãi tới đời nhà Chu (1122-256 TCN) và nằm kề cận với lãnh thổ của bộ lạc Việt Thường.

    “Vậy, giống tộc nguyên thủy ở Giao Chỉ là giống tộc nào? Phải chăng giống tộc nầy là giống tộc chính gốc của người Việt Nam hiện nay?

    “Các công trình khai quật và nghiên cứu các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy những dấu vết về giai đoạn của nhóm người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm. Ở núi Đọ (Thanh Hóa) có rất nhiều công cụ đồ đá cũ, răng người vượn ở Bình Gia (Lạng Sơn): người vượn khai thác đá ở sườn núi, mài đẽo đơn sơ để tạo thành những công cụ chặt đẽo, rìu tay, bàn nạo. . để chặt cây, vót nhọn tre, lao, gỗ . . .; hình dạng các công cụ rất thô sơ phản ảnh thời đại non trẻ của lịch sử đang hình thành.

    “Dấu vết con người cùng với những động vật cổ đã hóa thạch phát hiện được trong các hang Hùm (Yên Bái), hang Thung Lang (Ninh Bình) cho thấy con người đã đi vào chế độ bộ tộc sơ khai cách nay vào khoảng ba bốn vạn năm: như vậy tức là đã có những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động ở các miền rừng núi đá vôi. Khoảng 50-60 năm gần đây, người ta đã khai quật được rất nhiều công cụ đồ đá ghè đẽo thô sơ ở vùng đồi Vĩnh Phú, huyện Lâm Thao, xã Sơn Vi; đó là di tích của nền văn hóa Sơn Vi: con người hang động từ các vùng Yên Bái, Ninh Bình đã tiến ra sinh sống ở miền đồi núi trung du vốn trước đây là vùng rừng rậm trên thềm đất phù sa rất cổ của sông Hồng.

    “Những di chỉ về nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn cách nay khoảng 10,000 năm cho thấy sự tiến triển kỹ thuật công cụ đồ đá đã đạt đến mức tinh xảo (lưỡi rìu mài tứ giác Bắc Sơn); những đồ gốm đầu tiên nhồi nặn bằng tay và những vật dụng bằng tre, nứa (lao, cung tên, thừng bện, gậy, cán) cũng được tìm thấy: như vậy, tre, nứa là một trong những tài nguyên thiên nhiên trọng yếu rất cần cho việc sinh tồn của nhóm người nguyên thủy cũng như những thời đại tiếp nối về sau .

    “Di chỉ khai quật ở xã Quỳnh Văn thuộc huyện Huỳnh Lưu (Nghệ An), là nơi đầu tiên tìm thấy những cồn vỏ sò điệp do con người vứt bỏ sau khi ăn; những mộ huyệt tròn khai quật từ giữa những cồn vỏ sò, điệp đã tìm thấy một vài loại công cụ bằng đá và đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ chôn theo người chết; di chỉ Quỳnh Văn cho thấy rằng: cùng thời với những giống tộc và bộ lạc ở miền núi, còn có những nhóm người nguyên thủy khác sống ở miền ven biển Đông.

    “Ở miền Bắc Việt Nam đã liên tiếp phát hiện được những di chỉ của thời đại đồ đồng thau, ở miền trung du, ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ qua các giai đoạn Phùng Nguyên/ tỉnh Vĩnh Phú (khởi đầu thời đại đồng thau), Đồng Đậu/ tỉnh Vĩnh Phú (khoảng giữa thời đại đồng thau), Gò Mun/ tỉnh Vĩnh Phú (thời kỳ phát triển), Đông Sơn/ tỉnh Thanh Hóa (cuối thời đại đồng thau, đầu thời đại đồ sắt). Các di chỉ đó có có số tuổi cách ngày nay từ khoảng 2,400 đến 3,400 năm tức là trước thời đại của Huỳnh Đế dựng nước Trung Hoa. Trong giai đoạn Phùng Nguyên, các đồ đá tìm thấy đã đạt tới tới mức hoàn hảo: những lưỡi rìu, đục được mài, giũa, khoan, cắt khá tinh vi và có phẩm chất cao; các đồ trang sức như vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi bằng đá được trau chuốt, tiện mài rất đẹp; các loại đồ gốm có những hình dạng độc đáo, trang trí với những nét hoa văn sắc xảo và bền chắc: chén, nồi, hủ, ly tách. . . có thể đã được nhào nặn bằng kỹ thuật bàn xoay tròn mà hiện nay nhiều nơi trên thế giới vẫn còn dùng trong lãnh vực chế tạo đồ gốm.

    “Trong những giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, bên cạnh đồ đá hoàn thiện cũng đồng thời tìm thấy công cụ, vũ khí bằng đồng thau như: lưỡi câu, liềm, rìu, đục, mũi giáo, tên và trong những di chỉ khảo cổ thời đại đồng thau cũng đã tìm thấy nhiều xương động vật như xương heo, chó, trâu, bò, vỏ trấu, hạt gạo, hạt đậu, hạt trám. vân. vân . . .

    “Như vậy, rõ ràng là có dấu tích của con người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam thời cổ. Nước Việt Nam thời cổ có phải là lãnh thổ Giao Chỉ hay không? Và nhóm người nguyên thủy trên lãnh thổ Giao Chỉ nầy có phải là người Lạc Việt ngày xưa hay không?

    “Từ thời Huỳnh Đế, qua thời nhà Đường thì Nam Giao hay Giao Chỉ đã hiện hữu và sau đó trở thành một bộ trong 15 bộ tộc của triều đại Hùng Vương. Theo Nguyễn Thiên Túng chú thích Dư Địa Chí của Nguyễn Trải thì Giao Chỉ thời Hùng vương là vùng Sơn Nam (Sơn Nam gồm vùng đất các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thái Bình và tỉnh Hà Đông/nay thuộc tỉnh Hà Tây). Theo A. Schreiner trong Abrégé de l' Histoire d' Annam thì Giao Chỉ nay là Hà Nội, Nam Định và Hưng An hay Hưng Yên.

    “Đa số thuyết cũ đều cho rằng người Lạc Việt từ ở nơi khác đến lập nghiệp ở vùng Bắc Việt Nam (tức Giao Chỉ) chưa lâu lắm nhưng không xác định rõ hay khẳng định dứt khoát họ cũng là một trong nhóm tộc Việt giống như Đông Việt, Mân Việt, Âu Việt, U Việt, Vu Việt, Nam Việt . . .Sách sử cũ của Trung Hoa không thấy nói tới Lạc Việt và Âu Lạc mà chỉ thấy nói tới đất Nam Giao, Giao Chỉ hoặc đất An Nam.

    Sách Đại Việt Sử Lược của Việt Nam cũng viết rằng: " Xưa, Huỳnh Đế lập quốc...thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt không thể thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam gồm có 15 bộ lạc là: 1/ Giao Chỉ, 2/ Việt Thường, 3/ Vũ Ninh, 4/ Quân Ninh, 5/ Gia Ninh, 6/ Ninh Hải, 7/ Lục Hải, 8/ Thang Tuyền, 9/ Tân Xương, 10/ Bình Văn, 11/ Văn Lang, 12/ Cửu Chân, 13/ Nhật Nam, 14/ Hoài Nam, 15/ Cửu Đức ".
    Như vậy, người Giao Chỉ không phải là một trong những tộc giống Bách Việt giống như người của Văn Lang, và những bộ tộc khác cùng thời với bộ tộc Giao Chỉ cũng không thuộc nhóm Bách Việt.)

    Đại Việt Sử Ký Toàn thư (ĐVSKTT) cũng chép là 15 bộ nhưng có 5 bộ khác với ĐVSL là: Chu Diên, Phúc Lộc, Dương Tuyền, Vũ Định và Tân Hưng. Đại Việt Sử Ký Tiền Biên thời Nguyễn Tây Sơn (ĐVSKTB), Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thời Nguyễn Gia Long (KĐVSTGCM).

    Việt Sử Cương Mục Toát Yếu của Đặng Xuân Bảng (VSCMTY) tất cả đều ghi 15 bộ theo ĐVSKTT.

    Theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi thì 15 bộ nầy là:
    1. Giao Chỉ: là vùng Sơn Nam, nay là Hà Nội, Nam Định và Hưng Yên.
    2. Chu Diên: gồm phần đất tỉnh Sơn Tây cũ (nay thuộc Hà Tây), phần lớn đất Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và một phần đất tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc tỉnh Hà Tây).
    3. Phúc Lộc: Sơn Tâỵ
    4. Vũ Ninh: Kinh Bắc, nay là Bắc Ninh... Có thời huyện Gia Lâm của Hà Nội cũng thuộc xứ Kinh Bắc.
    5. Việt Thường: Thuận Hóa tức là Quảng Trị, Thừa Thiên.
    6. Ninh Hải: An Bang hay Yên Bang, nay là Quảng Yên. Tỉnh Quảng Yên cũ bao gồm cả đất huyện Thủy Nguyên của Hải Phòng ngày naỵ Yên Bang bao gồm phần lớn đất của tỉnh Quảng Ninh và một phần đất Hải Phòng ngày naỵ
    7. Dương Tuyền: Hải Dương.
    8. Lục Hải: Lạng Sơn.
    9. Vũ Định: Thái Nguyên, Cao Bằng.
    10. Hoài Hoan: nay là Hà Tĩnh.
    11. Cửu Chân: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình.
    12. Tân Hưng: Hưng Hoá, Tuyên Quang
    13. Cửu Đức: Hà Tỉnh, Quảng Bình.
    14. Bình Văn: chưa rõ là ở đâu.
    15. Văn Lang: vùng Lâm Thao, Bạch Hạc của tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Vùng nầy sử sách cũ còn gọi là Phong Châụ Lời cẩn án trong KĐVSTGCM viết: "Phong Châu sử cũ chua là Bạch Hạc. Đường thư /Địa lý chí chép: Phong Châu thống lĩnh năm huyện. Sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử triều nhà Tống (bên Tàu) chép: Quận Thừa Hóa Phong Châu xưa là nước Văn Lang. Như thế thì Phong Châu tức là địa hạt phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) và phủ Lâm Thao thuộc tỉnh Sơn Tây bây giờ ".

    “Khởi đầu thời đại Tây Lịch, người ta vẫn còn thấy chế độ Lạc tướng tồn tại. Vào thời đại nầy các "bộ lạc" chuyển thành huyện và lôi kéo theo sự thay đổi danh hiệu Lạc tướng thành huyện lệnh hay huyện trưởng. Sử sách cũ ghi người phụ tá vua Hùng là "bộ chúa" hay "phụ đạo" tương tự như các chức pơ tao, mơ tao, bơ tao, tạo, đạo . . . của các thủ lĩnh dân tộc miền núi trong nước Việt Nam trước đây không lâu lắm và đó là các chức vụ kế truyền theo huyết tộc. Sử cũ cũng chép rằng, dưới thời Hùng Vương, những người giúp việc gọi là "bồ chính". Trước năm 1945, nhiều vùng ở Bắc bộ còn gọi chánh tổng là bồ đình. Bộ tộc Gia-rai ở Tây nguyên, người có trách nhiệm cai quản một số buôn, plây gọi là pô-ta-rinh.

    “Cũng theo sử cũ của ta thì con trai của Hùng vương gọi là ‘quan Lang’, con gái vua gọi là ‘mị nương’. Trước năm 1945 ở vùng đồng bào Mường vẫn còn tồn tại chế độ Lang đạo: con cả của chi ngành trưởng cai trị một mường và gọi là Lang cun, và con cả của ngành thứ cai quản những xóm nhỏ gọi là lang đạo. Con trai của Lang cun hay Lang đạo cũng gọi là lang; con gái của các lang gọi là nàng (cô nàng, mệ nàng). Như thế, xã hội Lạc Việt đời Hùng vương có thể có những nét tương đồng với chế độ Lang đạo của người Mường trước năm 1945.

    “Cho đến thế kỷ thứ 8, ờ miền Ba Vì tỉnh Hà Tây vẫn còn chế độ quan Lang. Cũng theo sách cũ, tổ tiên của Phùng Hưng "Bố Cái đại vương" đời đời làm tù trưởng châu Đường Lâm (nay là Cam Lâm, Ba Vì) gọi là quan lang. (theo Giao Châu ký của Triệu Công/ dẫn trong Việt điện u linh/ Lý Tế Xuyên).

    “Sách Abrégé de L'histoire d'Annam (Tiết yếu lịch sử của người An nam), Alfred Schreiner viết: ‘Les fils des rois de la dynastie des Hồng Bàng prenaient le titre de quang lang et les filles celui de mĩ nàng; c'est le titre que portent encore actuellement les chefs et leurs femmes chez les tribus Mường du Tonkin’ (dịch: những người con trai của các vua triều đại Hồng Bàng [tức là các vua Hùng] mang danh hiệu là quang lang và những người con gái là mĩ nương; đó là danh hiệu mà hiện nay vẫn được dùng để gọi các tù trưởng bộ tộc người Mường và những người vợ của họ ở Bắc kỳ).(Alfred Schreiner/Abrégé de l'Histoire d'Annam/ 2è.Édit./ 1906/ trang 11). Có 2 điểm chú ý ở đây:

    1/ Tác giả dùng chữ quang không phải là quan và ghi chú quang: briller, nghĩa là chiếu sáng, sáng lạng.
    2/ Dùng chữ Mĩ không phải là Mị và ghi chú Mĩ: grâce, nghĩa là dịu dàng, dễ thương. Tư liệu được tái bản vào năm 1906, như vậy cũng có thể rút ra được một thực tế: trước năm 1906, dân tộc Mường ở Bắc phần vẫn còn tồn tại những danh hiệu quan Lang và Mị nương.

    “Tóm lại, có thể nói rằng người Lạc không phải là người Việt Nam nguyên thủy thuần giống. Người Lạc nguyên thủy đã pha trộn, phối chủng với nhiều giống tộc Việt khác nhau từ nhóm Bách Việt tách ra, phiêu lưu, luân lạc rồi đến định cư và sinh sống ở Giao Chỉ, từ thời Huỳnh Đế lập quốc ở Trung Hoa và đã tạo sinh ra một giống tộc mới: giống tộc Lạc Việt.

    Lãnh thổ Giao Chỉ, cũng như lãnh thổ Văn Lang trở thành 2 bộ lạc hợp chủng riêng rẽ với một giống tộc mới đến mà sử sách cũ của Trung Hoa gọi là dân Lạc ở Giao Chỉ. Dân Lạc ở đây rất có thể người Trung Hoa muốn ám chỉ nhóm người Việt bị ruồng bỏ, nhóm người Việt chạy loạn xuống phía Tây Nam sinh sống chung đụng một cách an bình với người Giao Chỉ nguyên thủy- họ trở thành thổ dân Lạc ở Giao Chỉ. Dân Lạc tập trung đông đảo nhất ở bộ lạc Giao Chỉ, lần lần đồng hóa và phối chủng với người dân bản địa Giao Chỉ để nẩy sinh ra một giống tộc mới tạm gọi là dân Lạc-Giao

    “Giống tộc người Lạc-Giao đối với người Hoa là người tạp chủng ở Giao Chỉ cho nên trong sách sử cũ của họ vẫn tiếp tục gọi chung là dân Giao Chỉ và về sau thì gọi là An Nam quốc. Khi người Việt Nam bắt đầu chép sử, thì chữ Lạc được ghép thêm chữ Việt dùng để chỉ hợp chủng người Việt Nam kể từ thời các vua Hùng, tức là dân Lạc Việt.”

    “Có thể nói rằng phần trình bày trên đây đã dựa vào tiền sử học để truy cứu và suy định một cách sơ lược về thành phần nhân chủng và tình hình các dụng cụ sản xuất của những chủng tộc đã từng sinh sống trên đất nước ta ở Bắc Việt và Bắc Trung Việt vào thời xa xưa chưa có sử sách. Tuy nhiên nếu so sánh những chủng tộc ấy với người Việt Nam hiện nay thì chúng ta thấy rằng nhóm tập chủng nầy không phải là tổ tiên trực tiếp của chúng ta mặc dù yếu tố nhân chủng của họ có dự phần vào tiến trình cấu thành nhân chủng của dân tộc Việt Nam. Vì thế, tiền sử học chưa thể giải quyết được một cách thuyết phục vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

    “Dựa trên truyền thuyết và sử cũ của ta thì lại đi đến một kết luận bất nhất: một mặt thì cho rằng tổ tiên của chúng ta là người Giao Chỉ không dính líu gì đến huyết tộc người Hoa (Hoa Hạ/Pawa); một mặt khác lại xem Kinh Dương Vương là thủy tổ của chúng ta tức là xem người Việt Nam chúng ta như là con cháu của người Hoa bởi vì Kinh Dương Vương là con trai của đế Minh [Đế Minh là cháu đời thứ 3 của Viêm Đế họ Thần Nông thuộc chủng tộc Hoa và Thần Nông theo truyện thần thoại Trung Hoa là một trong 5 ông Đế (ngũ Đế) ở thời thượng cổ, người đầu tiên đã dạy người Hoa cày bừa làm nghề nông, được họ tôn sùng như thần linh và gọi là Thần Nông, cũng được gọi là Viêm Đế: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh (c) lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua (tức Kinh Dương Vương) là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi cai quản phương Bắc (Trung Hoa), phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình quân tên là Thần Long (d) sinh ra Lạc Long Quân.’ Lạc Long Quân Tên húy là Sùng Lảm, con của Kinh Dương Vương.Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt. (VSTK, s.đ.d. tr.tr. 37, 38.)

    “Sử cũ nước ta đều viết rằng Kinh Dương Vương là người Hoa".

    “Bản gốc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) chữ nho (chữ Hán) viết: "Thú Động Đình Quân nữ viết Thần Long" có nghĩa: Thần Long là con gái của Động Đình Quân. Nhưng ở đoạn Sử thần Ngô Sĩ Liên nói thì lại viết: "Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt... "Vương (Kinh Dương Vương) lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân” nghĩa là Động Đình Quân có tên là Thần Long.

    “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (LTHCLC/Nhân Vật Chí viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân đẻ ra Lạc Long Quân" không đề cập đến tên của người con gái.

    “Việt Sử Tiêu Án (VSTA), Ngô Thì Sĩ viết: ‘Đến như việc Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình.’ không đề cập gì đến tên của người con gái.

    “KĐVSTGCM (1884) cũng không có tên của người đàn bà nầy: ‘Kinh Dương Vương sinh ra Sùng Lảm lên nối ngôi xưng là Lạc Long Quân. (Nguyễn Công Tánh, Việt Sử Tân Khảo, s.đ.d., Q.I., tr.tr.3-7).

    Tuy nhiên, trong sách VSTK, soạn giả Nguyễn Công Tánh sau khi đã truy cứu sâu rộng đã đưa ra những kết luận như sau:
    1/- Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là một sản phẩm tưởng tượng phản khoa học.
    2/- Chủng tộc Việt Nam không phải là một trong những tộc chủng Bách Việt từ phía Bắc đi xuống.
    3/- Chủng tộc nguyên thủy Việt Nam có trước chủng tộc Hoa Hạ/ Pa Wa và các chủng tộc Việt khác.
    4/- Và điều đáng chú trọng hơn hết là khoa học hiện đại gần đây lại khám phá ra được rằng tổ tiên người Hoa có thể là phát xuất từ chủng tộc Việt Nam nguyên thủy, từ phía Nam đi lên phía Bắc. (Nguyễn Công Tánh, Việt Sử Tân Khảo, s.đ.d., Q.I., tr. 99).

    (Còn tiếp)


  2. #2
    (Tiếp theo kỳ trước)

    III/ Những loại trống đồng đã được khai quật và phân loại ở Trung Quốc

    1Khai quật

    Theo các bản thống kê của năm 1980 từ 12 tỉnh thành, thị xã và những vùng tự trị của Trung Quốc thì đã có vào khoản 1,500 trống đồng được trưng bày, lưu giữ tại các bảo tàng viện, các trường đại học và các viện nghiên cứu, ước lượng số trống đồng do các tư nhân sở hữu là 800 chiếc, trong khi đó thì ở tỉnh Vân Nam thì đã có 150 chiếc trống đồng mà đa số được lưu giữ tại viện bảo tàng của tỉnh Vân Nam. So với các nơi khác trong tỉnh Vân Nam, thị trấn Wenshan/Văn Sơn là đứng đầu về số lượng, loại kiểu và có nhiều ý nghĩa lịch sử của trống đồng; xuyên qua những trống đồng nầy người ta có thể khám phá ra nền văn hoá cổ xưa của nhiều nhóm sắc tộc ở Văn Sơn.1


    Sách sử Trung Quốc từ triều đại nhà Thanh (1644-1912) đã có viết những truyện trống đồng. Bộ sách 6 quyển có tựa đề Sử Ký Tổng Luận về Vân Nam/A General History of Yunnan viết:

    “Vào mùa Đông niên hiệu Đạo Quang/ Daoguang2 năm thứ 10 (1830), một người Hán tên là Qin Shifeng ở làng Mugui, hạt Guangnan (Hạt Quảng Nam thuộc châu tự trị người Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.) đã lấy được từ lòng đất một chiếc trống đồng khi đương sự đang cày xới đất. Trống cao 1 chi + 5 cun và vòng hình trụ đo được 4 chi + 5 cun3…Chiếc trống nầy bị chôn dưới lòng đất hơn ngàn năm qua. Vì có những tranh tụng về quyền làm chủ cho nên chính quyền địa phương sở tại mới tịch thu chiếc trống và đặt nó và một ngôi đền thờ Thần Hoàng theo lời yêu cầu của dân chúng.”

    Sách Quảng Đông Phủ Sử Truyện vào năm thứ 5 niên hiệu Đạo Quang (1825) cũng có ghi chép về truyện của chiếc trống đồng nầy và cho biết thêm là người thợ đúc ra chiếc trống có tên là Ma Fubo. Hạt trưởng hạt Quảng Nam ca tụng chiếc trống nầy và cho rằng nó cần phải được bảo tồn qua năm tháng vì là một báu vật của dân làng bản xứ. Nhưng đáng tiếc là chiếc trống hiện nay bị thất lạc. Nhiều học giả khác cũng làm thơ xưng tặng chiếc trống của Ma Fubo và còn cho rằng chiếc trống được đúc theo khuôn mẫu của người Hán. Sách Quảng Đông Phủ Sử Truyện, quyển II có ghi chép về trống đồng của sắc tộc người Choang ở vùng Văn Sơn/Vân Nam khi họ ăn mừng lễ hội Tết Âm Lịch: “Từ tháng Giêng đến Hai (âm lịch) người Choang ăn mừng tết âm lịch; họ vừa nhảy múa ca hát vừa đánh trống đồng.4

    Truyện Lịch sử huyện Khâu Bắc/Quiubei được viết vào năm 1923 và xuất bản vào năm 1926 có ghi chép việc người Choang địa phương tìm thấy và xử dụng một chiếc trống đồng và được một nông dân họ Yi (họ Lý) và được lưu giữ cho đến ngày nay. Vào năm thứ 8 niên hiệu Quang Tự5 một dân làng lại tìm thấy một trống khác khi đào bới một con mương; chiếc trống nầy được đúc bằng vàng nguyên chất.
    _____
    1 (Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Trung Quốc Cổ đại Đồng Cổ (Trống đồng cổ đại của Trung Quốc/Chinese Association of Ancient Bronze Drums of China.Beijing), Bắc Kinh: Cultural relics Publishing House, October,1988. Cũng xem: Bronze Drums from Wen Shan. Text in Chinese, with an English introduction. Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, tr.tr. 29-30.)
    2 Niên hiệu Đạo Quang của hoàng đế Thanh Tuyên Tông /chữ Hán: 清宣宗, còn gọi là Đạo Quang Đế (道光帝), là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 – 1850.)
    3 (1 xích, (市尺, chi) = 10 cun/ thốn = 1/3 m = 33.33 cm; 1 thốn (市寸, cun) = 10 phân = 3,33 cm).
    4 Bronze Drums from Wen Shan., Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, s.đ.d., tr.tr 30-31.
    5 Đây là niên hiệu của hoàng đế nhà Thanh tức Quang Tự Đế, trị vì 33 năm 263 ngày (1875 –1908).

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 06:51 AM. Reason: chính tả

  3. #3
    (Tiếp theo kỳ
    trước)

    Sách Nghiên cứu về những đồ sắt và đồ đá trong tiến trình Lịch sử mới về tỉnh Vân Nam xuất bản vào năm 1949 đề cặp tới việc khai quật đựơc một chiếc trống đồng thời danh ở hạt Guangnan.6 Năm 1919, một nông dân tại làng Azhang hạt Guangnan (Quàng Nam) trong khi cày cấy ruộng đất đã phát hiện được một trống đồng có chiều cao 1 Chi 4 Cun, mặt trống có đường kính rộng 2 Chi 4 Fen, chu vi 7 Chi 5 Cun. Thân trống có chu vi là 6 Chi, chân đáy 7 Chi 7 Cun.7 Ngoài rìa có 4 tai. quai; mặt trống có những hoa văn dợn sóng và trên thân trống có hai nhóm hoa văn: nhóm phía trên có hình người xỏa tóc nhảy múa và nhóm người phía dưới đang lái thuyền ngang qua một con sông. Đây là một chiếc trống lớn với mặt trống rộng 65.5cm đường kính. Vào đầu thập niên 1950s, chiếc trống nầy được di chuyển từ hạt Guanang/huyện Văn Sơn về viện bảo tàng Côn Minh tỉnh Vân Nam. Sách nghiên cứu vừa kể cũng có nói tới một chiếc trống khác được tìm thấy ở địa hạt Xichou8, huyện Văn Sơn khu tự trị của người Choang và người Miao tỉnh Vân Nam/Trung Quốc; mặt chiếc trống nầy có đường kính đo được 1 chi và 4 cun, chiều cao 9 cun.; hai bên đều có tai quai, hoa văn rất đẹp nhưng nhỏ hơn trống Guangnan (Quảng Nam).9

    [IMG][/IMG]

    Trống đồng phủ Kaihua đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quí Châu Trung quốc nhưng lại được một tộc trưởng người Mèo ở phủ Kaihua (phủ Khai Hóa, ngày nay là thị trấn Wenshan/ (Văn Sơn) sở hữu rồi được một người ngoại quốc ở Việt Nam (Léopold Gilet?) thu mua và nay đặt ở một bảo tàng của nước Áo (Austria). Chưa thấy có tài liệu nào nói rõ thời điểm đầu tiên khi chiếc trống nầy được khai quật ở Quí Châu.10
    Năm 1962, một trống đồng thuộc loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba được tìm thấy ở một cánh đồng thị trấn Văn Sơn/Wenshan, Vân Nam, Trung Quốc và đuợc đặt tên là trống Pingba (Bình Bá).11

    Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam; trống bị chôn úp mặt xuống và nó được dùng để chứa hạt mễ cốc trong suốt 20 năm. Năm 1984, Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn mới hay biết và tiếp thu.12
    ________

    6 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr.tr.31-32.
    7 (市尺, chi) 1 xích,= 10 thốn = 1/3 m = 33,33 cm
    (市寸, cun)1 thốn = 10 phân = 3,33 cm
    (市分, fen) 1 phân = 10 li = 3,33 mm
    (市厘, li) 1 li = 10 hào = 1/3 mm = 333,3 µm
    (毫, hao) 1 hào = 10 si = 33,3 µm
    8 Xichou County (西畴县; pinyin: Xīchóu Xiàn) is located in Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture, Yunnan province, China
    9 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 32.
    10 Trống đồng Kaihua (Khai Hóa): Đường kính: 65 cm, cao: 53 cm. Trống được tìm thấy ở nhà tù trưởng người Mèo phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau đó đã bán cho một người ngoại quốc ở Việt Nam rồi sau đó thấy xuất hiện ở Bảo tàngViên nước Áo. Phần chân hơi loe thành hình nón cụt. Có hai chiếc quai kép gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng. hoa vănTrông có hai loại hoa văn là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật.
    Hoa văn tại mặt trống Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 12 cánh. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công.
    Từ trong ra ngoài có tất cả 13 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau.
    Về hoa văn hình học, 5 vành trong giống hệt như trống Sông Đà. Hoa văn xoắn ốc kép và vòng tròn đồng tâm có ở vành 9, gần gũi với hoa văn vành 7 trên mặt trống Hoàng Hạ. Vành 11 và 13 có văn răng cưa hình tam giác. Vành 12 gồm 4 đoạn hồi văn xen kẽ với 4 đoạn hoa văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa
    Về hình khắc người, động vật và vật gồm có: vành 10 là 18 hình chim bay, mỏ và đuôi dài, có mào. Vành 6 là những cảnh sinh hoạt tương tự như trống Sông Đà như: hai hình nhà sàn mái cong, hai hìnhh nhà cầu mùa, có những nhóm người múa, đặc biệt ở trống này có thêm người thổi khèn. Trên mỗi nóc nhà mái cong có một con vật hình chim. Trong nhà có hai người xoã tóc sau lưng, quay mặt vào nhau. Đáng chú ý là trong vành sinh hoạt này không có cảnh trai gái giã gạo.
    Rìa mặt trống không có trang trí, có 24 dấu vết con kê để lại, đó là kết quả của quá trình đúc trống.
    hoa văn ở thân trống
    Phần trên cùng của tang trống là một băng hoa văn hình học, gồm các loại hoa văn: chấm nhỏ thẳng hàng, hình răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Có một vành hồi văn xen kẽ với văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa như trên mặt trống.
    Phía dưới cũng có hình 6 chiếc thuyền. Phần giữa thân trống có những băng hoa văn hình học, gồm có hoa văn vạch chéo song song, văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa. Ngoài ra, các hình vũ sĩ cũng có tại các băng này.
    Chân trống không có trang trí.
    Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_H...91%E1%BB%93ng)
    11 Pingba, huyện Bình Bá (chữ Hán giản thể: 平坝区, bính âm: Píngbà Qū, âm Hán Việt: Bình Bá khu) là một huyện thuộc địa phận cấp thị An Thuận, tỉnh Quý Châu, Trung Hoa. Huyện này có dân số năm 1999 là: 332.278 người. Khoảng 27% là người dân tộc thiểu số. Mã số bưu chính của Bình Bá là 561.100. Thời Thục Hán có tên là Đông Khê. Trống nầy do một thợ đồ đồng dùng làm khạp đựng nước trước khi Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn thu nạp.
    12 Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam; mặt trống bị chôn úp mặt xuống và nó được dùng để chứa hạt mễ cốc trong suốt 20 năm. Năm 1984, Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn mới hay biết và tiếp thu.12
    Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_B%C3%A1 .Cũng xem: Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 33.

    *
    (Còn tiếp)


  4. #4
    (Tiếp theo kỳ trước)

    2 - Cácloại trống đồng được tìm thấy ở Trung Quốc
    2.1 Loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba

    Khá nhiều trống loạiVạn Gia Bá khác được tìm thấy tại nhiều bãi tha ma, mộ táng từ thời cổ xưaở khu tự trị thành phố Sở Hùng (Chuxiong), tỉnh Vân Nam, Trung Quốc:
    [IMG][/IMG]
    [IMG][/IMG]
    Ngoài ra còn có một số trống đồng VạnGia Bá/Wanjiaba khai quật được tại những địa điểm khác như: Shibo (ở huyện Fengqing,thị trấn Lincang, tỉnh Vân Nam.) Nanhapo (thuộc huyện Tiandong,thị trấn Baise, tỉnh Quảng Tây.)
    Yanyuan (nằm trong khu tự trị Liangshan Yi, tỉnh Tứ Xuyên.)
    Dalingpo (nằm trong huyện Tiandong, thị trấn Baise, tỉnh Quảng Tây.)
    [IMG][/IMG]

    2.2 Trống đồng loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan tìm thấy ởTrung Quốc

    [IMG][/IMG]

    ThạchThủy Sơn/Shizaisan là một vùng đồi thấp cạnh bên làng Thạch Thủy/Shizaicun trong thị trấnTấn Ninh/Jinning, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, hiện nay cách hồ Điền về hướng Đông Nam khoản 1 cây số. Dưới lòng đất, chung quanh hồ Điền cùng trên ngọn đồi nầy chứa đựng nhiều di vật văn hóa cổ xưa hơn hai ngàn năm và những cuộc đào mộ của dân chúng trong những thập niên 1940s và 1950s để hốt cốt hoặc để tìm kiếm những di vật hiếm quý đã khiến cho nhiều khu cổ mộ từ thời đại đồ đồng ở vùng nầy bị tàn phá hư hại hay tiêu hủy. Có khoảng 50 ngôi cổ mộ phân bổ chung quanh dốc sườn đồi vốn đã bị khai quật từ trước thì nay lại được khai quật lần nữa trong những năm1955 và 1960 cho nên phần nhiều những loại di vật tìm thấy vào lúc nầy thường là bị hư hại, không cònn guyên vẹn.13Nhữngcuộc khai quật lại tái diễn tại vùng cổ mộ ThạchThủy Sơn trong những tháng 5/1996 và 6/1996. Đây đợt khai quật thứ năm kể từ đợt khai quật đầu tiên vào năm 1955. Đợt khai quang lần nầy hơn 300 mét vuông diện tích và có 36 ngôi cổ mộ đã được khai quật với những di vật của hai mộ số M69, M71 khá phong phú và mộ số M71 còn nguyên vẹn. Tổng cộng hơn 1,000 di vật được tìm thấy.Trong số đó, có những di vật tìm thấy trong những ngôi mộ cổ nhỏ ở dưới thấp sườn đồi lại có niên đại từ thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, sớm hơn so với những di vật được tìm thấy trong những lần khai quật trước đây. Mộlớn M71 có thể xếp vào niên đại từ thời nhà Tây Hán sớm hơn niên đại của mộ M6 Thạch Thủy Sơn thời Vương quốc Điền. Nhiều bộ xương cốt trong lần khai quật nầy không có đầu hoặc tay chân bị cụt mất và được chôncất theo nhiều vị thế kỳ lạ không tìm thấy trong những lần khai quật trước đây.Những di vật tìm thấy như vừa kể có niên đại kéo dài từ cuối thời Xuân Thu đến giữa thời Tây Hán và như thế người ta suy diễn rằng, khỏang thời gian trải dài qua nhiều thế kỷ, vùng Thạch Thủy Sơn đã dược dùng như là một vùng mộ chôn cất quan trọng trong thời cổ và trước khi vương quốc Điền được thành lập, vùng Thạch Thủy Sơn đã được xử dụng như làvùng mộ cổ chôn cất tiền nhân của nền văn hóa Thạch Thủy Sơn

    -----------------------
    13 Zhilong JIANG, Newexcavations at the Bronze Age site of Shizhaishan, Yunnan, and implications forthe archaeology of the ancient Dian kingdom. Bulletin of the Indo-PacificPrehistory Association; Vol 18 The Melaka Papers (Volume 2) 1999,tr.tr.117-120. Table of Contents. Nguồn: http://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/article/viewFile/11706/10335
    Cũng xem:
    https://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/issue/archive
    14
    Zhilong JIANG, Newexcavations at the Bronze Age site of Shizhaishan, Yunnan, and implications forthe archaeology of the ancient Dian kingdom, s.đ.d.,tr.tr. 117-118.
    (Còn tiếp)

    Last edited by nguyễn công tánh; 06-23-2019 at 12:31 PM.

  5. #5
    Thân mến chào ACE Phố Rùm DT,

    Thay vì tiếp tục đăng tải tiếp tục, nay soạn giả NCT đưa ra địa chỉ sau đây để ACE có thể đọc toàn vẹn từ đầu đến cuối công trình sưu khảo nả̀y.

    1-https://issuu.com/tanhcongnguyen/doc...ion_13_09_2029

    2- https://issuu.com/tanhcongnguyen/doc...d608ba84352f4e

    Tình thân,

    NCT
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-16-2019 at 10:23 AM.

 

 

Similar Threads

  1. TIẾNG TƠ ĐỒNG: Chuyện hoa mai
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 3
    Last Post: 12-19-2014, 11:42 PM
  2. Công thức NSA
    By Triển in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 3
    Last Post: 04-07-2014, 08:32 AM
  3. Tâm sự của một Công Dân Tự Do
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 04-28-2013, 05:56 AM
  4. T.T.X.V.H - Công Lý & Sự Thật
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 27
    Last Post: 05-24-2012, 09:33 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-22-2012, 08:57 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:20 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh