Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 14 of 14
  1. #11
    (Tiếp theo kỳ trước)

    III/ Những loại trống đồng đã được khai quật và phân loại ở Trung Quốc

    1Khai quật

    Theo các bản thống kê của năm 1980 từ 12 tỉnh thành, thị xã và những vùng tự trị của Trung Quốc thì đã có vào khoản 1,500 trống đồng được trưng bày, lưu giữ tại các bảo tàng viện, các trường đại học và các viện nghiên cứu, ước lượng số trống đồng do các tư nhân sở hữu là 800 chiếc, trong khi đó thì ở tỉnh Vân Nam thì đã có 150 chiếc trống đồng mà đa số được lưu giữ tại viện bảo tàng của tỉnh Vân Nam. So với các nơi khác trong tỉnh Vân Nam, thị trấn Wenshan/Văn Sơn là đứng đầu về số lượng, loại kiểu và có nhiều ý nghĩa lịch sử của trống đồng; xuyên qua những trống đồng nầy người ta có thể khám phá ra nền văn hoá cổ xưa của nhiều nhóm sắc tộc ở Văn Sơn.1


    Sách sử Trung Quốc từ triều đại nhà Thanh (1644-1912) đã có viết những truyện trống đồng. Bộ sách 6 quyển có tựa đề Sử Ký Tổng Luận về Vân Nam/A General History of Yunnan viết:

    “Vào mùa Đông niên hiệu Đạo Quang/ Daoguang2 năm thứ 10 (1830), một người Hán tên là Qin Shifeng ở làng Mugui, hạt Guangnan (Hạt Quảng Nam thuộc châu tự trị người Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.) đã lấy được từ lòng đất một chiếc trống đồng khi đương sự đang cày xới đất. Trống cao 1 chi + 5 cun và vòng hình trụ đo được 4 chi + 5 cun3…Chiếc trống nầy bị chôn dưới lòng đất hơn ngàn năm qua. Vì có những tranh tụng về quyền làm chủ cho nên chính quyền địa phương sở tại mới tịch thu chiếc trống và đặt nó và một ngôi đền thờ Thần Hoàng theo lời yêu cầu của dân chúng.”

    Sách Quảng Đông Phủ Sử Truyện vào năm thứ 5 niên hiệu Đạo Quang (1825) cũng có ghi chép về truyện của chiếc trống đồng nầy và cho biết thêm là người thợ đúc ra chiếc trống có tên là Ma Fubo. Hạt trưởng hạt Quảng Nam ca tụng chiếc trống nầy và cho rằng nó cần phải được bảo tồn qua năm tháng vì là một báu vật của dân làng bản xứ. Nhưng đáng tiếc là chiếc trống hiện nay bị thất lạc. Nhiều học giả khác cũng làm thơ xưng tặng chiếc trống của Ma Fubo và còn cho rằng chiếc trống được đúc theo khuôn mẫu của người Hán. Sách Quảng Đông Phủ Sử Truyện, quyển II có ghi chép về trống đồng của sắc tộc người Choang ở vùng Văn Sơn/Vân Nam khi họ ăn mừng lễ hội Tết Âm Lịch: “Từ tháng Giêng đến Hai (âm lịch) người Choang ăn mừng tết âm lịch; họ vừa nhảy múa ca hát vừa đánh trống đồng.4

    Truyện Lịch sử huyện Khâu Bắc/Quiubei được viết vào năm 1923 và xuất bản vào năm 1926 có ghi chép việc người Choang địa phương tìm thấy và xử dụng một chiếc trống đồng và được một nông dân họ Yi (họ Lý) và được lưu giữ cho đến ngày nay. Vào năm thứ 8 niên hiệu Quang Tự5 một dân làng lại tìm thấy một trống khác khi đào bới một con mương; chiếc trống nầy được đúc bằng vàng nguyên chất.
    _____
    1 (Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Trung Quốc Cổ đại Đồng Cổ (Trống đồng cổ đại của Trung Quốc/Chinese Association of Ancient Bronze Drums of China.Beijing), Bắc Kinh: Cultural relics Publishing House, October,1988. Cũng xem: Bronze Drums from Wen Shan. Text in Chinese, with an English introduction. Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, tr.tr. 29-30.)
    2 Niên hiệu Đạo Quang của hoàng đế Thanh Tuyên Tông /chữ Hán: 清宣宗, còn gọi là Đạo Quang Đế (道光帝), là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 – 1850.)
    3 (1 xích, (市尺, chi) = 10 cun/ thốn = 1/3 m = 33.33 cm; 1 thốn (市寸, cun) = 10 phân = 3,33 cm).
    4 Bronze Drums from Wen Shan., Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, s.đ.d., tr.tr 30-31.
    5 Đây là niên hiệu của hoàng đế nhà Thanh tức Quang Tự Đế, trị vì 33 năm 263 ngày (1875 –1908).

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 11-30-2019 at 06:51 AM. Reason: chính tả

  2. #12
    (Tiếp theo kỳ
    trước)

    Sách Nghiên cứu về những đồ sắt và đồ đá trong tiến trình Lịch sử mới về tỉnh Vân Nam xuất bản vào năm 1949 đề cặp tới việc khai quật đựơc một chiếc trống đồng thời danh ở hạt Guangnan.6 Năm 1919, một nông dân tại làng Azhang hạt Guangnan (Quàng Nam) trong khi cày cấy ruộng đất đã phát hiện được một trống đồng có chiều cao 1 Chi 4 Cun, mặt trống có đường kính rộng 2 Chi 4 Fen, chu vi 7 Chi 5 Cun. Thân trống có chu vi là 6 Chi, chân đáy 7 Chi 7 Cun.7 Ngoài rìa có 4 tai. quai; mặt trống có những hoa văn dợn sóng và trên thân trống có hai nhóm hoa văn: nhóm phía trên có hình người xỏa tóc nhảy múa và nhóm người phía dưới đang lái thuyền ngang qua một con sông. Đây là một chiếc trống lớn với mặt trống rộng 65.5cm đường kính. Vào đầu thập niên 1950s, chiếc trống nầy được di chuyển từ hạt Guanang/huyện Văn Sơn về viện bảo tàng Côn Minh tỉnh Vân Nam. Sách nghiên cứu vừa kể cũng có nói tới một chiếc trống khác được tìm thấy ở địa hạt Xichou8, huyện Văn Sơn khu tự trị của người Choang và người Miao tỉnh Vân Nam/Trung Quốc; mặt chiếc trống nầy có đường kính đo được 1 chi và 4 cun, chiều cao 9 cun.; hai bên đều có tai quai, hoa văn rất đẹp nhưng nhỏ hơn trống Guangnan (Quảng Nam).9

    [IMG][/IMG]

    Trống đồng phủ Kaihua đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quí Châu Trung quốc nhưng lại được một tộc trưởng người Mèo ở phủ Kaihua (phủ Khai Hóa, ngày nay là thị trấn Wenshan/ (Văn Sơn) sở hữu rồi được một người ngoại quốc ở Việt Nam (Léopold Gilet?) thu mua và nay đặt ở một bảo tàng của nước Áo (Austria). Chưa thấy có tài liệu nào nói rõ thời điểm đầu tiên khi chiếc trống nầy được khai quật ở Quí Châu.10
    Năm 1962, một trống đồng thuộc loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba được tìm thấy ở một cánh đồng thị trấn Văn Sơn/Wenshan, Vân Nam, Trung Quốc và đuợc đặt tên là trống Pingba (Bình Bá).11

    Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam; trống bị chôn úp mặt xuống và nó được dùng để chứa hạt mễ cốc trong suốt 20 năm. Năm 1984, Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn mới hay biết và tiếp thu.12
    ________

    6 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr.tr.31-32.
    7 (市尺, chi) 1 xích,= 10 thốn = 1/3 m = 33,33 cm
    (市寸, cun)1 thốn = 10 phân = 3,33 cm
    (市分, fen) 1 phân = 10 li = 3,33 mm
    (市厘, li) 1 li = 10 hào = 1/3 mm = 333,3 µm
    (毫, hao) 1 hào = 10 si = 33,3 µm
    8 Xichou County (西畴县; pinyin: Xīchóu Xiàn) is located in Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture, Yunnan province, China
    9 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 32.
    10 Trống đồng Kaihua (Khai Hóa): Đường kính: 65 cm, cao: 53 cm. Trống được tìm thấy ở nhà tù trưởng người Mèo phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau đó đã bán cho một người ngoại quốc ở Việt Nam rồi sau đó thấy xuất hiện ở Bảo tàngViên nước Áo. Phần chân hơi loe thành hình nón cụt. Có hai chiếc quai kép gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng. hoa vănTrông có hai loại hoa văn là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật.
    Hoa văn tại mặt trống Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 12 cánh. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công.
    Từ trong ra ngoài có tất cả 13 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau.
    Về hoa văn hình học, 5 vành trong giống hệt như trống Sông Đà. Hoa văn xoắn ốc kép và vòng tròn đồng tâm có ở vành 9, gần gũi với hoa văn vành 7 trên mặt trống Hoàng Hạ. Vành 11 và 13 có văn răng cưa hình tam giác. Vành 12 gồm 4 đoạn hồi văn xen kẽ với 4 đoạn hoa văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa
    Về hình khắc người, động vật và vật gồm có: vành 10 là 18 hình chim bay, mỏ và đuôi dài, có mào. Vành 6 là những cảnh sinh hoạt tương tự như trống Sông Đà như: hai hình nhà sàn mái cong, hai hìnhh nhà cầu mùa, có những nhóm người múa, đặc biệt ở trống này có thêm người thổi khèn. Trên mỗi nóc nhà mái cong có một con vật hình chim. Trong nhà có hai người xoã tóc sau lưng, quay mặt vào nhau. Đáng chú ý là trong vành sinh hoạt này không có cảnh trai gái giã gạo.
    Rìa mặt trống không có trang trí, có 24 dấu vết con kê để lại, đó là kết quả của quá trình đúc trống.
    hoa văn ở thân trống
    Phần trên cùng của tang trống là một băng hoa văn hình học, gồm các loại hoa văn: chấm nhỏ thẳng hàng, hình răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Có một vành hồi văn xen kẽ với văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa như trên mặt trống.
    Phía dưới cũng có hình 6 chiếc thuyền. Phần giữa thân trống có những băng hoa văn hình học, gồm có hoa văn vạch chéo song song, văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa. Ngoài ra, các hình vũ sĩ cũng có tại các băng này.
    Chân trống không có trang trí.
    Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_H...91%E1%BB%93ng)
    11 Pingba, huyện Bình Bá (chữ Hán giản thể: 平坝区, bính âm: Píngbà Qū, âm Hán Việt: Bình Bá khu) là một huyện thuộc địa phận cấp thị An Thuận, tỉnh Quý Châu, Trung Hoa. Huyện này có dân số năm 1999 là: 332.278 người. Khoảng 27% là người dân tộc thiểu số. Mã số bưu chính của Bình Bá là 561.100. Thời Thục Hán có tên là Đông Khê. Trống nầy do một thợ đồ đồng dùng làm khạp đựng nước trước khi Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn thu nạp.
    12 Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam; mặt trống bị chôn úp mặt xuống và nó được dùng để chứa hạt mễ cốc trong suốt 20 năm. Năm 1984, Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn mới hay biết và tiếp thu.12
    Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_B%C3%A1 .Cũng xem: Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 33.

    *
    (Còn tiếp)


  3. #13
    (Tiếp theo kỳ trước)

    2 - Cácloại trống đồng được tìm thấy ở Trung Quốc
    2.1 Loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba

    Khá nhiều trống loạiVạn Gia Bá khác được tìm thấy tại nhiều bãi tha ma, mộ táng từ thời cổ xưaở khu tự trị thành phố Sở Hùng (Chuxiong), tỉnh Vân Nam, Trung Quốc:
    [IMG][/IMG]
    [IMG][/IMG]
    Ngoài ra còn có một số trống đồng VạnGia Bá/Wanjiaba khai quật được tại những địa điểm khác như: Shibo (ở huyện Fengqing,thị trấn Lincang, tỉnh Vân Nam.) Nanhapo (thuộc huyện Tiandong,thị trấn Baise, tỉnh Quảng Tây.)
    Yanyuan (nằm trong khu tự trị Liangshan Yi, tỉnh Tứ Xuyên.)
    Dalingpo (nằm trong huyện Tiandong, thị trấn Baise, tỉnh Quảng Tây.)
    [IMG][/IMG]

    2.2 Trống đồng loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan tìm thấy ởTrung Quốc

    [IMG][/IMG]

    ThạchThủy Sơn/Shizaisan là một vùng đồi thấp cạnh bên làng Thạch Thủy/Shizaicun trong thị trấnTấn Ninh/Jinning, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, hiện nay cách hồ Điền về hướng Đông Nam khoản 1 cây số. Dưới lòng đất, chung quanh hồ Điền cùng trên ngọn đồi nầy chứa đựng nhiều di vật văn hóa cổ xưa hơn hai ngàn năm và những cuộc đào mộ của dân chúng trong những thập niên 1940s và 1950s để hốt cốt hoặc để tìm kiếm những di vật hiếm quý đã khiến cho nhiều khu cổ mộ từ thời đại đồ đồng ở vùng nầy bị tàn phá hư hại hay tiêu hủy. Có khoảng 50 ngôi cổ mộ phân bổ chung quanh dốc sườn đồi vốn đã bị khai quật từ trước thì nay lại được khai quật lần nữa trong những năm1955 và 1960 cho nên phần nhiều những loại di vật tìm thấy vào lúc nầy thường là bị hư hại, không cònn guyên vẹn.13Nhữngcuộc khai quật lại tái diễn tại vùng cổ mộ ThạchThủy Sơn trong những tháng 5/1996 và 6/1996. Đây đợt khai quật thứ năm kể từ đợt khai quật đầu tiên vào năm 1955. Đợt khai quang lần nầy hơn 300 mét vuông diện tích và có 36 ngôi cổ mộ đã được khai quật với những di vật của hai mộ số M69, M71 khá phong phú và mộ số M71 còn nguyên vẹn. Tổng cộng hơn 1,000 di vật được tìm thấy.Trong số đó, có những di vật tìm thấy trong những ngôi mộ cổ nhỏ ở dưới thấp sườn đồi lại có niên đại từ thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, sớm hơn so với những di vật được tìm thấy trong những lần khai quật trước đây. Mộlớn M71 có thể xếp vào niên đại từ thời nhà Tây Hán sớm hơn niên đại của mộ M6 Thạch Thủy Sơn thời Vương quốc Điền. Nhiều bộ xương cốt trong lần khai quật nầy không có đầu hoặc tay chân bị cụt mất và được chôncất theo nhiều vị thế kỳ lạ không tìm thấy trong những lần khai quật trước đây.Những di vật tìm thấy như vừa kể có niên đại kéo dài từ cuối thời Xuân Thu đến giữa thời Tây Hán và như thế người ta suy diễn rằng, khỏang thời gian trải dài qua nhiều thế kỷ, vùng Thạch Thủy Sơn đã dược dùng như là một vùng mộ chôn cất quan trọng trong thời cổ và trước khi vương quốc Điền được thành lập, vùng Thạch Thủy Sơn đã được xử dụng như làvùng mộ cổ chôn cất tiền nhân của nền văn hóa Thạch Thủy Sơn

    -----------------------
    13 Zhilong JIANG, Newexcavations at the Bronze Age site of Shizhaishan, Yunnan, and implications forthe archaeology of the ancient Dian kingdom. Bulletin of the Indo-PacificPrehistory Association; Vol 18 The Melaka Papers (Volume 2) 1999,tr.tr.117-120. Table of Contents. Nguồn: http://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/article/viewFile/11706/10335
    Cũng xem:
    https://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/issue/archive
    14
    Zhilong JIANG, Newexcavations at the Bronze Age site of Shizhaishan, Yunnan, and implications forthe archaeology of the ancient Dian kingdom, s.đ.d.,tr.tr. 117-118.
    (Còn tiếp)

    Last edited by nguyễn công tánh; 06-23-2019 at 12:31 PM.

  4. #14
    Thân mến chào ACE Phố Rùm DT,

    Thay vì tiếp tục đăng tải tiếp tục, nay soạn giả NCT đưa ra địa chỉ sau đây để ACE có thể đọc toàn vẹn từ đầu đến cuối công trình sưu khảo nả̀y.

    1-https://issuu.com/tanhcongnguyen/doc...ion_13_09_2029

    2- https://issuu.com/tanhcongnguyen/doc...d608ba84352f4e

    Tình thân,

    NCT
    Last edited by nguyễn công tánh; 09-16-2019 at 10:23 AM.

 

 

Similar Threads

  1. TIẾNG TƠ ĐỒNG: Chuyện hoa mai
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 3
    Last Post: 12-19-2014, 11:42 PM
  2. Công thức NSA
    By Triển in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 3
    Last Post: 04-07-2014, 08:32 AM
  3. Tâm sự của một Công Dân Tự Do
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 04-28-2013, 05:56 AM
  4. T.T.X.V.H - Công Lý & Sự Thật
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 27
    Last Post: 05-24-2012, 09:33 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-22-2012, 08:57 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:37 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh