Register
Results 1 to 10 of 14

Hybrid View

  1. #1

    TRỐNG ĐỒNG Soạn giả: Nguyễn Công Tánh

    TRỐNG ĐỒNG
    Soạn giả: Nguyễn Công Tánh

    Trống đồng là một cổ vật của chung miền Nam Á, gồm cả Trung Hoa, Việt Nam, Miên, Thái, Phi, Miến, Mã Lai, Nam Dương... mà nơi phát xuất lớn nhất là Việt Nam trước khi có những cuộc khai quật quy mô các trống đồng tại vùng lãnh thổ của Sắc dân Choang (Zhuang) mìền nam nước Trung Hoa là những dân tộc ít người đông nhất ở Trung Hoa.
    Ghi chép cổ nhất có liên quan đến trống đồng xuất hiện trong Sử Bản (chữ Hán: 史本), một cuốn sách Trung Quốc từ trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cuốn sách này nay không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại một cuốn sách cổ khác: cuốn Thông điển (通典) của Đỗ Hữu (杜佑).
    Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận....". Sách này còn chép rằng Mã Viện, tướng nhà Hán, sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng 40-43, đã tận thu trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và cột đồng Mã Viện.
    Ở Việt Nam, các cuốn Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái thế kỷ 14 ghi lại nhiều truyền thuyết về trống đồng. Các cuốn sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng nói đến trống đồng.

    I- Trống đồng ở Việt Nam

    1 - Các cuộc phát hiện và phân loại trống đồng ở Việt Nam
    1.1 – Phát hiện

    Theo học giả Linh Mục Kim Định ghi chép nơi chương Dẫn Nhập trong tác phẩm “Sứ Điệp Trống Đồng, xuất bản vào năm 1984 thì vào thời Pháp thuộc, khoản 1885-1895, thực dân Pháp xem trống đồng là một di vật rất quý, nên tìm mua khắp nơi. Có 6 chiếc trống đồng loại thời danh nhất vào lúc đó: (Nguồn: http://searchvn.net/QueHuong/DiSan/t...g-kimdinh.html)

    - Một do Moulié (Trống Sông Đà) lấy được của một người đàn bà góa quan lang người Mường ở miền Sông Đài tỉnh Hoà Bình. Chiếc này được đem trưng bày ở Hội Chợ Quốc Tế Paris 1889 rồi biến mất không còm tung tích nhưng đến năm 1936 lại thấy xuất hiện ở bảo tàng viện Guimet. Còn gọi là trống Moulié

    Trống Sông Đà
    (https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B...on_Guimet.jpg)

    - Chiếc thứ 2 là trống Khai Hóa, do Gillet lấy được ở một tù trưởng Miêu tộc trên Vân Nam, cũng đưa đi đấu xảo ở Paris, rồi mất tích. Sau thấy xuất hiện ở bên Đức, tại bảo tàng viện dân tộc học thành Vienne. Còn gọi là trống Bắc kỳ Gilet I hay trống Viên
    - Chiếc trống đồng thứ ba là trống Ngọc Lũ của chùa Long Đại Sơn, làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Năm 1901, trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, nay ở Hà Nội.
    - Chiếc trống thứ tư là trống Hoàng Hạ, tìm được vào năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông. Trống được trao cho trường Viễn Đông Pháp, để ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà Nội. Đó là cặp trống đẹp nhất, cổ nhất, hơn cả 2 trống Sông Đà và Khai Hóa...
    - Chiếc trống thứ năm, gọi là Trống Hà Nội, được Anderson mua, đưa về Stockhom.
    - Và chiếc thứ sáu là trống Lào, tìm được bên đường cái Oubon bên Lào vào năm 1924. Theo Goloubew, chiếc trống này rất đẹp, cũng vào hạng cổ nhất, vì ít bị kiểu thức hóa. Mặt trống rộng 86 cm, cao 54 cm. Vòng 1 có 5 cặp vật giống giao long châu đầu vào nhau. Có nai và cả cá nữa. Về loại to nhất có trống Đông Hiếu (Nghệ An) rộng 89 cm, hiện ở Hà Nội.
    - Theo Goloubew, còn một chiếc trống rộng tới 1 mét (3 ft) của một tay chơi người Pháp tên là Nelson trước ở Bắc Xế, Lào.
    Nguồn: http://www.persee.fr/doc/befeo_0336-...%20de%20bronze
    Cũng theo học giả Linh mục Kim Định thì có chứng cớ cho thấy bên Tây Âu đã biết về trống đồng từ năm 1682 (xem Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, L. Bezacier, Paris, Picard 1972). Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890) mà ông cho là từ Trung Quốc phát nguồn. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Tộc. Ông Franz Heger, một học giả người Đức làm cố vấn trong hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông ở Hà Nội năm 1902 đã cho xuất bản tại Leipzig 2 quyển về trống đồng cổ ở Đông Nam Á. Sách in khổ lớn, có 45 hình và một bản mục lục về tất cả các diễn đề. Ông Heger chống lại ý kiến của Hirth cho trống đồng là sản phẩm của Trung Quốc, ủng hộ ý kiến của Grooth cho là của Việt Tộc, quả quyết trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở Bắc Việt, và xin người Pháp chú ý đến di vật đầy tính chất văn hóa này.
    Số trống đồng cổ trong công trình nghiên cứu của Franz Heger là 165 nhưng theo H... Parmentier, (Architecte diplômé, Chef du Service archéologique de l'Ecole Française d'Extrême-Orient) thì còn có những trống đồng khác đã được nhiều tư nhân ngoại quốc phát hiện tãn mạng ở vùng Viễn Đông trong số đó có một chiếc đang được lưu giữ ở viện Bảo Tàng Viễn Đông Bác Cổ, nâng tổng số trống đồng lên đến con số 188 vào thời đó cần được khảo sát và phân loại (H. Parmentier - Anciens tambours de bronze. BEFEO T. XVIII. Hà Nội. 1918 Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient Année 1918 Volume 18 Numéro 1)

    1. - Phân loại trống đồng ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc


    Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết vào lúc ấy thành 4 loại.



    • Loại I: thuộc vào loại trống đồng cổ xưa nhất giống như chiếc trống được trưng bày nơi Bảo Tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ ngày trước. Loại nầy thường có kích thước lớn và chia thành 3 vùng khác nhau: vùng giữa là thân trống thẳng đứng với tang trống phình cong; vùng trên cao là mâm mặt trống cong gắn nối vào tang trống; vùng thứ 3 là chân đế hình nón cụt của trống.



    Trống đồng Hoàng Hạ, loại Heger I, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    - Loại II: không có tang trống phình cong xen kẻ giữa mâm mặt trống và thân trống. không có hình người hay vật nữa, thay vào toàn là hoa văn hình học chũ S. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con, mặt trời 8 tia.

    Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
    Phần quai trống là một chi tiết quan trọng của loại trống nầy. Thông thường mâm mặt trống thuộc loại nầy được trang trí bằng những con cóc hay bằng các mô hinh dũng sỹ. Mô hình cóc hay dũng sỹ thường được sắp xếp quy hướng theo chiều kim đồng hồ đi ngược. Hoa văn trình bày trên các trống loại I có tính cách đặc trưng; loại trống cổ xưa nhất nầy thường có hoa văn đơn sơ cách điệu với những hình dạng kỳ lạ khó thể nhận thức về người, thú vật, nhà cửa, ghe thuyền vân…vân… Loại II này được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, ở miền Nam Trung Quốc và vùng hải đảo Mã Lai.
    Loại II và loại III có nhiều nét trùng hợp giống nhau. Nhất là mâm mặt vòng tròn của trống thường lớn quá khổ so với thân trống; các vùng hoa văn có những chi tiết nhiều hơn ở loại I nhưng lại là những chi tiết li ti và giống như những mắt khúc đồ đan lát. Mâm mặt trống thường được trang trí bằng 4 hoặc 6 con cóc đặt ngoài rìa mâm mặt trống.
    Một cách tổng quát, những dạng thức trên trống loại II đôi khi có khác biệt một ít so với loại I; quai trống không còn là một chi tiết quan trọng và thường chỉ là một loại quai đơn hình cong tròn. Hình ngôi sao thường có ít tia nhánh hình chỉ mành. Những vùng phân chia trên mâm mặt trống thường là số ít và cách trang trí thì đa số trường hợp được thực hiện bằng hai loại hoa văn chen kẽ nhau. Sự cách điệu hóa của những hoa văn nổi bật hơn so với trống loại III. Vào thời Pháp thuộc, theo Heger thì người ta không thể biết được xuất xứ, nguồn gốc của trống đồng loại II và vì thế người ta phải quy hướng sự phát xuất loại trống nầy từ vùng miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên trong số 13 trống được tìm thấy thì đã có 6 trống loại nầy tìm được ở vùng Bắc Việt Nam thời cổ.
    - Loại III: với hình dạng kém và thường là loại trống nhỏ và đôi khi chỉ được trang trí bằng hình những con cócđúc nổi gắng chồng cặp đôi trêm mâm mặt trống nhiều nhất là 4 cặp đôi. Hình thể thùng trống đơn giản hơn loại I; trục óng trụ choáng chổ nhiều hơn hết và phần dưới ít khi thấy loe ra. Quai trống nhỏ và thanh lịch giống như những mẫu sợi tam giác bện chung lại với nhau. Thùng trống cũng được trang trí giống như thế. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây "đời sống". Đôi khi ốc thay voi. Được phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).


    Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

    Loại Heger III
    - Loại IV: Có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia.
    Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.


    Trống đồng Long Đọi Sơn, loại Heger IV, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%...%91%E1%BB%93ng

    loại Heger IV
    Vào thời Pháp thuộc, người Pháp ở Việt Nam đã tìm thấy được 10 chiếc trống loại nầy trong số đó có 6 chiếc được tìm thấy ở Vân Nam Phủ/Trung Quốc mang về. Tất cả loại trống nầy đều giống với mẫu hinh của trống loại I nhưng đôi khi có trộn lẫn những chi tiết hoặc mẫu tự Trung Quốc.

    Hoa văn mặt trống loại IV
    Nhỏ hơn những trống trong nhóm I và II, hình dáng thấp; ngôi sao luôn luôn là mười hai tia và con số này hình như có quan hệ với chu kỳ 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi?) bởi vì có nhiều trống loại IV mang những dấu chỉ hay hình những thú vật sắp xếp theo chu kỳ. Loại trống nầy không bao giờ có những con cóc (?). Les grenouilles n'apparaissent jamais sur ce type; ……. La présence de grenouilles sur le plateau fait supposer que ces objets ont pu jouer le rôle de tambours de pluie. (?) [Cần lưu ý về điểm nầy].
    (Còn tiếp)

  2. #2
    (Trống Đồng Tiếp theo kỳ trước)
    1- Phát hiện và xếp loại

    Trống Ngọc Lũ được tìm thấy hữu ngạn sông Hồng vào khoảngnăm 1893 - 1894, do một số người Việt Nam thi hành nghĩa vụ dân công đắp đê ởxã Như Trác huyện Nam Xang (Lý Nhân).

    Khi đào ở bãi cát bồi thì thấy ở dưới độ sâu 2 mét lộ ra mộtvật bằng đồng rất lớn, các người dân công nầy vội lấp đất rồi đến đêm mới kéora đào thì thấy một trống đồng, họ khiêng về cúng vào đình làng Ngọc Lũ. Sau 7,8 năm một họa sĩ người Pháp đến vẽ tại đình thấy trống liền báo cho Công sứPháp ở tỉnh Hà Nam. Nhân có cuộc đấu xảo ngày 15 - 11 - 1902 ở Hà Nội, trống đượctrường Viễn đông Bác Cổ mua lại với giá 550 đồng. Từ năm 1958 đến nay trống đồngNgọc Lũ được lưu giữ, bảo quản và giới thiệu tại hệ thống trưng bày chính của Bảotàng Hà Nội Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ngày).


    Mặt trống
    Ngọc Lũ


    [IMG][/IMG]
    Trống đồng Ngọc Lũ được xếp vào loại H1 - Heger (theo sựphân loại của học giả F. Heger người Áo vào năm 1902). Trống có màu xanh ngảxám Trống có kích thước lớn, hình dáng cân đối và đặc biệt có hoa văn trang tríđẹp nhất trong số những trống Đông Sơn được phát hiện ở Việt Nam. Trống có đườngkính mặt: 79,3cm; đường kính chân: 8cm; Cao: 63cm. Trọng lượng của trống: 86kg.Trống gồm 3 bộ phận chính: Mặt trống, tang trống, thân trống bao gồm chân trống.

    Mặt trống chính giữa đúc thành ngôi sao nổi 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi. Đây là núm sao để đánh trống. Xen giữa các cánh sao lànhững họa tiết hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn: chấm nhỏ,vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, văn răngcưa, hình người hóa trang lông chim nhảy múa, người giã gạo chày đôi, ngườiđánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn và chim mỏ dài đứng.

    Tang trống hay phần phình ra của trống là chiếc hộp cộng hưởngkhiến cho âm thanh trở thành vang dội.
    Phần trên có 6 vành hoa văn hình học: những đường chấm nhỏthẳng hàng, hoa văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhaubằng những tiếp tuyến song song.

    Phần dưới: là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải,chở người tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá,chó săn được thể hiện theo lối cách điệu.

    Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoavăn bông lúa, đối xứng nhau.
    Thân trống hình trụ đứng, là bộ phận nắn âm thanh. Phần giữacủa thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hìnhchữ nhật. Trong ô là các dũng sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừamúa. Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng trònchấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đườngchỉ trơn.

    Chân trống hình nón cụt, không có hoa văn, là cửa mở để âmthanh thoát ra và tỏa rộng nhanh chóng.

    Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nhóm trống đồng được tìm thấy tại mộtvùng địa dư có tên gọi là Đông Sơn,: là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểunhất của nền văn hóa của vùng địa dư nầytrong khu vực Đông Nam Á. Trong những chiếc trống được phát hiện từ trước đếnnay (chưa hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếctrống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đề tài trang trí đẹp và phongphú nhất. Hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ phản ánh nhiều nét đặc trưng văn hóacủa cư dân xã hội nơi vùng Đông Sơn.

    Trống đồng giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt đa dạngcủa cư dân xã hội Đông Sơn. Cơ bản thì trống là một nhạc khí dùng trong những lễtiết lớn của dân tộc. Trống đồng còn được dùng trong lễ mai táng chôn theo ngườichết, trong lễ hội cầu mùa. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của tầng lớpthống trị thời cổ ở miền Bắc Việt Nam.

    Trên trống thể hiện rất nhiều hình trang trí khác nhau, diễntả nhiều trạng thái sinh hoạt khác nhau của xã hội Đông Sơn. Khi nghiên cứu tìmhiểu đầy đủ và có hệ thống những hình hoa văn độc đáo ấy, người ta phần nào hiểuđược đời sống vật chất và tinh thần của tổ chức xã hội cư dân thời đại đó.

    Trống đồng là một chứng vật lịch sử nói lên tài năng, kỹ thuậtsáng tạo đồ đồng thau tuyệt vời của chủ nhân đã sáng tạo ra chúng. Điều đó đượcchứng minh bằng việc trống đồng Ngọc Lũ đã được đúc thể nghiệm lại rất nhiều lầnnhưng vẫn không có được sự thành công thực sự như người xưa. Có biết bao điềubí ẩn về sự kết hợp pha chế của nguyên liệu khi đúc trống cho sản phẩm có đượcđộ âm vang khi đánh, sự kết hợp hài hòa giữa tạo dáng và hoa văn trang trí trêntrống.

    Chính vì có một vị trí quan trọng nổi bật như thế nên trốngđồng Ngọc Lũ luôn được sự chú ý quan tâm, nghiên cứu của các thế hệ học giả ViệtNam và quốc tế.1
    ____________
    1 (Nguồn tin: Viện Bảo Tàng LịchSử. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Bao-vat-quoc-gia/2013/01/3A923522/)

    *
    2- Các hình ảnh và hoa văn trên trống đồngĐông Sơn/Heger I

    Những di chỉ khai quật từ những ngôi mộ vùng Đông Sơn và nhữngtrống đồng đã được tìm thấy từ trước tới nay trên nhiều vùng đất ở Việt Nam đãđược các học giả quốc tế và quốc nội chú ý đặc biệt nhất là đối với những hìnhvẽ trên các loại trống đồng. Bởi vì từ những hình vẽ đó người ta suy định vàđánh giá một nền văn minh thời cổ ở vùng Đông Sơn.

    Vấn đề then chốt gây hao tốn nhiều giấy mực ở đây là những sựsuy diễn của nhiều học giả xưa nay chuyên nghiên cứu về trống đồng để cố gắngtìm ra ai là chủ nhân thật sự đã kết tạo ra những trống đồng đó. Hai học giảtiên phuông ngoại quốc là Henri Parmentier, Victor Goloubev đã tỉ mĩ mô tả cáchình vẽ đó và về phía Việt Nam thì có các học giả như Lê Văn Siêu, NguyễnPhương, Đào Duy Anh đào sâu vào chi tiết các hình vẽ trên các trống đồng ĐôngSơn đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ.

    Hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ rất phong phú vàsinh động, phản ánh nhiều sắc thái khác nhau về đời sống vật chất, tinh thần củacư dân Đông Sơn thời tiền sử, hoa văn được thể hiện cụ thể như sau: giữa mặt trốnglà hình ngôi sao nhiều cánh nổi dày (tượng trưng cho mặt trời toả sáng), xen giữacác cánh sao là họa tiết lông công, quanh ngôi sao là những vành đai hoa vănhình học gồm đường chấm nhỏ, vòng tròn có tiếp tuyến ngoài. . .v.v... Vành đaihoa văn hình người gồm: hai người giã gạo chày đôi, người đứng, ngồi trong nhàsàn, người đang đánh trống đồng, đoàn người đang nhảy múa... đan xen trong vànhđai hoa văn hình người là các vật như: nhà sàn mái cong, nhà sàn mái úp, trốngđồng, chuông đồng, vũ khí, nhạc khí.... Vành đai hoa văn động vật có: chim mỏngắn, mỏ dài, hươu.... Tang trống trang trí hình thuyền chở người có vũ trangtrong nhiều hoạt động khác nhau. Thân trống trang trí hình võ sĩ cầm vũ khí,khiên chắn và rìu chiến. Quai trống đối xứng từng cặp đúc nổi hình bông lúa...Như vậy những hoa văn hình học là một đặc trưng của trống đồng Ngọc Lũ và khiếncho mặt Trống Đồng Ngọc Lũ trở nên thần bí trọng vọng, khác biệt với các mâm đồngdùng làm vật gia dụng dọn cơm bưng nước hằng ngày của người dân phàm tục. Thiếunhững hoa văn hình học cầu kỳ đa dạng nầy thì mặt trống đồng Ngọc Lũ trở thànhmột mâm đồng trần truồng để dùng làm một vật một gia dụng tầm thường không mangmột ý nghĩa cao quý nào khác. Các hoa văn trang trí trên trống đồng rất đa dạng,thể hiện nhiều góc cạnh của một xã hộithời Cổ xưa được tìm thấy trên địa bànĐông Sơn. Các hoa văn này xuất hiện trên mặt, tang, thân và ngay cả chântrống đồng, chủ yếu gồm có hoa văn mặt trời, hoa văn kỷ hà, hoa văn tả cảnhsinh hoạt và những hình động vật.

    Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn (hình trên đây đượcđánh số thứ tự từ vòng trung tâm số 1 ra vòng ngoài rìa số 16) gồm có: những chấmnhỏ, vòng tròn tiếp tuyến, có chấm giữa, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp,hoa văn răng cưa. v.v.., hình người hóa trang bằng lông chim đang nhảy múa, ngườigiã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hưu (lộc nai) đang đicùng đàn chim mỏ ngắn đang bay và đàn chim mỏ dài xòe cánh cũng đang bay phíatrên một đàn chim (hay gà rừng?) đang đứngvới nhiều tư thế khác nhau.
    - Ngôi sao là họatiết trung tâm quan trọng trên mặt trống Đồng Ngọc Lũ
    - Vòng 11 trênTrống Ngọc Lũ có chiều rộng nhỏ hơn và hầu như ngang bằng với vòng 9.
    - Chim mỏ ngắnđang bay (vòng số 9) trên mặt trống Ngọc Lũ nguyên thủy gồm có 2 đàn chim mỏ ngắnvới số lượng khác nhau: một đàn có 6 con và một đàn có 8 con (Cộng chung 14).
    - Có 2 nhóm lộcnai: nhóm 10 con với 6 chim mỏ ngắn đang bay và nhóm 10 con với 8 chim mỏ ngắnđang bay (vòng số 9)
    - Vòng số 7 gồmcó hình 4 căn nhà và những hình người được xếp đặt gần như đối xứng nhau so vớivòng trung tâm của ngôi sao.
    - Vòng số 9 gồmcó chim mỏ dài xòe cánh đang bay phía trên một đàn chim (hay gà rừng?) đang đứng(dưới đất?) với nhiều tư thế khác nhau..
    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-29-2019 at 01:36 PM.

  3. #3
    Trống Đồng Ngọc L ũ(tiếp theo kỳ trước)

    - Ngôi sao là họatiết trung tâm quan trọng trên mặt trống Đồng Ngọc Lũ
    - Vòng 11 trênTrống Ngọc Lũ có chiều rộng nhỏ hơn và hầu như ngang bằng với vòng 9.
    - Chim mỏ ngắnđang bay (vòng số 9) trên mặt trống Ngọc Lũ nguyên thủy gồm có 2 đàn chim mỏ ngắnvới số lượng khác nhau: một đàn có 6 con và một đàn có 8 con (Cộng chung 14).
    - Có 2 nhóm lộcnai: nhóm 10 con với 6 chim mỏ ngắn đang bay và nhóm 10 con với 8 chim mỏ ngắnđang bay (vòng số 9)
    - Vòng số 7 gồmcó hình 4 căn nhà và những hình người được xếp đặt gần như đối xứng nhau so vớivòng trung tâm của ngôi sao.
    - Vòng số 9 gồmcó chim mỏ dài xòe cánh đang bay phía trên một đàn chim (hay gà rừng?) đang đứng(dưới đất?) với nhiều tư thế khác nhau.


    Sau đây là chi tiết những hình vẽ trên mặt và thân trống NgọcLũ.

    A/ Mặt trống đồng NgọcLũ

    Mặt trống là phần được những nghệ nhân (Đông Sơn) tô điểmcông phu và đặc biệt nhất. Từ vòng trung tâm (v.1) đi lần ra tới bờ vòng ngoàicùng (v.16), trước hết là một ngôi sao nhiều cạnh chiếm lĩnh trung tâm điểm củamặt trống rồi đến những vòng trang trí theo nhiều kiểu cách trình bày hình họckhác nhau hoặc hình người, hình cầm thú.

    a/ Ngôi sao: (v.#1)




    Ngôi sao trên mặt trống Ngọc Lũ (vòng #1) có 14 cánh tia. TrốngHoàng Hạ có 16 cánh tia. Các loại trống Nelson, Bosc, Vienna, Battambang có 12cánh tia. Trống Đông Sơn nói chung thì có loại chỉ có 8 cánh, có loại lại có tới20 hay 22 cánh. Cuối đầu nhọn các tia của ngôi sao tiếp giáp với với vành vẽvòng tròn chia cắt quãng giữa các cánh thành những mặt tam giác và bên trongcác mặt tam giác đó lại được trang trí bằng các mô hình giống như hình thớ lôngcủa con công có con mắt ở giữa. Loại hoa văn nầy chỉ thấy trên những loại trốngĐông Sơn lớn mà nhà khảo cổ người ÁoHeger gọi là nhóm I của loạiH1 như: NgọcLũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương nhưng không tìm thấytrong các loại trống đồng Đông Sơn thuộc các nhóm khác cùng loại H1.
    Gọi mặt trời nhằm giải thích tục thờ mặt trời; gọi ngôi saolà nhằm miêu tả chứ không có ý nghĩa là một giải thích hợp lý.

    Hình tượng ngôi sao chiếm đúng trung tâm mặt trống nơi đánhtrống. Ngôi sao bao gồm 3 phần: tâm, cánh tia và khoảng cách giữa các cánh tia.Tâm là một mảng tròn đúng tâm mặt trống. Từ tâm tỏa ra các cánh tia số lượng ítnhất là 4.

    Có hai nhóm hình tượng sao:

    - nhóm I: tâm ngôi sao phẳng, cánh sao hình tâm giác (chủ yếutrống loại I, III, IV Heger)
    - nhóm II: tâm ngôi sao nổi lên thành u tròn, cánh tia ngôisao như Mặt trống Ngọc Lũ, một đường thẳng nhọn đầu hơn là hình tam giác, gọilà tia sao chứ không gọi cánh sao (chủ yếu trông loại II Heger)
    Số lượng cánh sao mỗi trống khác nhau: 6, 7, 8, 10, 12, 14,16. Chủ yếu là số lượng cánh sao chẵn. Số lượng cánh, tia quan hệ với đườngkính mặt trống, trống cỡ lớn thường có 12 tia. Các khoảng trống giữa cánh saotrang trí dầy kín, tạo thành hào quang hay tia sáng của ngôi sao trung tâm.
    b/ Các vành trang trí hình học: (v.#2, #3, #4, #5, #6, #8,#10, #12, #13, #14, #15, #16)
    Các vành nầy là thành phần chung của 2 vành lớn: một sát vớivành ngôi sao (A), một ở vành rìa ngoài mặt trống (B) và gồm có nhiều loại môthức khác nhau:

    - Vành A:
    (Còn tiếp)

  4. #4
    (Tiếp Theo)
    [IMG][IMG]

    - Vành A:
    (i) Mô thức số #4 là một vành lớn nằm ở giữa đặt nối tiếp nhau với những hình chữ S (hay chữ Z) viết nghiêng. Mỗi chữ đều có đường viền.
    (ii) Mô thức #2, #3 đối xứng với #5, #6.
    - Vành #2 và #6 giống nhau gồm có những chấm nằm giữa hai đường vòng đồng tâm .
    - Vành #3 và #5 giống nhau gồm có những vòng tròn nhỏ có chấm ở giữa và liên kết chéo với nhau bằng những đường tiếp tuyến đơn. Trên các trống đồng Đông Sơn khác thuộc nhóm 2 loại H1 cũng có những kiểu vòng tròn nhỏ có chấm ở giữa như vừa kể, cũng có những đường tiếp tuyến nhưng là những đường tiếp tuyến kép.
    - Vành B:
    (i) Mô thức #13 và #16 có hình răng cưa; mỗi dãy răng cưa đố xứng nhau bằng những chấm nhỏ.
    (ii) Mô thức #14, #15 gồm có những vòng tròn không có chấm giữa nhưng cũng có những đường tiếp tuyến chéo giống như vành của các vòng tròn #3 và #5 nhưng có thêm chấm giữa.
    (iii) Mô thức #12 và #16 bis giống nhau và gồm có những chấm nằm giữa hai đường vòng đồng tâm giống như #2 và #6 nơi vòng B.
    c/ Các vành trang trí sinh hoạt: người, thú vật và nhà cửa: (#7, #9, #11)

    • Vành #7: Vành nầy rộng hơn tất cả các vành khác và gồm có 5 khumg cảnh, mỗi khung cảnh lập lại 2 lần; mỗi lần lập lại chiếm một nửa vành tròn. Nửa dưới của vành là nửa A và nửa trên của vành gọi là nửa B

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 04-01-2019 at 07:56 AM.

  5. #5
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,627

    Trống đồng nước Việt




    Kính chào ông Nguyễn Công Tánh,

    Tình cờ lên Diễn đàn Đặc Trưng hôm nay và may mắn hơn nữa là đọc được biên khảo về Trống đồng của nước Việt yêu quý ngàn đời.
    Tôi rất kính quý nền văn hóa, văn minh Lạc Việt mà Trống đồng là một biểu tượng.Từ ham thích dẫn đến tìm tòi và từ hơn 15 năm nay, tôi có cái mong muốn là thực hiện một cái trống đồng như đã thấy trong bài viết của ông. Muốn là một chuyện, làm đuợc hay không thì là chuyện khác, với khả năng điêu khắc Khiêm tốn cuả tôi thì các hoa văn trên và xung quanh không là điều quá khó, nhưng phải có tối thiểu là 5 giai đoạn lớn từ khởi đầu cho tới khi hoàn tất, chư kể vài bước chuẩn bị không thể thiếu. Vấn đề tài chánh và khí cụ đã là hai trở ngại chính.

    Cách đây vài năm, tôi có đến Bảo tàng viện GUIMET tại Paris để thăm viếng và bất ngờ khám phá ra một chiếc trống đồng khổng lồ được trưng bày nơi dây, tôi choáng váng, mê hồn vì nét đẹp cổ kính, quý phái, oai nghi và biểu hiện một sức mạnh hiện hữu không chối cải của nền Văn hoá Việt cổ đại. Sẽ trở lại đọc bài của ông và nghiên cứu thêm, tôi tin rằng sẽ rất hữu ích cho dự định của tôi như đã viết ở trên đây. Cám ơn ông rất nhiều và chúc ông luôn được khỏe để viết các bài nghiên cứu hầu giúp cho mọi người thêm hiểu biết về nét đẹp của quê hương để cố công giữ gìn trước HIỂM HOẠ HÁN HOÁ GẦN KỀ !
    Chân thành đa tạ !

    Cuoc si
    10/4 2019

    Tái bút :

    Dưới đây là hình trống đồng đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng GUIMET, Paris, Pháp.
    Xen liên kết.



    http://www.guimet.fr/collections/asi...ambour-moulie/






    Tambour du Sông Dà
    dit «tambour Moulié»


    Culture de Sông Dông Son II,
    Ier millénaire avant notre ère (milieu)
    Bronze
    61 x 78 cm
    Anc. Coll Moulié

    Image du Musée GUIMET
    Merci beaucoup !




    Tái bút 2:
    Sau khi đọc kỹ hơn vê bài biên soạn của ông, tôi mới thấy mình sơ sót vì phần nói về Trống đồng Đông Sơn, ông đã có trình bày, chân thành xin lỗi soạn giả !
    Last edited by cuocsi; 04-10-2019 at 08:56 AM. Reason: Thêm ảnh và cập nhật tin

  6. #6
    (tiếp theo kỳ trước)

    Khung cảnh 1
    :
    [IMG][/IMG]

    Nửa dưới A gồm có 6 người. Nửa trên B gồm có 7 người.

    Trong đoàn (A), tay trái người dẫn đầu không có cầm thuẫn nhưng lại cầm một mũi giáo đầu nhọn chĩa xuống còn phần cán giáo có trang trí lông chim, và nơi tay phải cầm một vật khác có thể là một lưỡi rìu hay búa giống như 5 người khác trong đoàn. Ba người tiếp theo thì tay trái có cầm thuẫn. Hình người thứ 5 tay trái cầm một dụng cụ giống như một cái kèn thổi hơi óng tre. Hình người thứ 6 (A) đang đeo ngang lưng một vật giống như một cái trống, tay trái cầm dùi đánh trống, tay phải cần rìu hay búa như những người kia.

    Nửa trên B có 6 người đều mặc y phục giống nhau ngoại trừ người thứ đứng sau cùng không đội mũ. Tất cả đều vấn khố. Mũ và khố có thể được làm bằng cùng một thứ vật liệu cứng hay mềm, có thể là vải đặc biệt hay là da thú, mây hay nang tre, nứa hoặc mo nang dừa, mo nang cau. Mũ đội có gắng thêm lông chim dài, có thể là lông đuôi con công hay lông đuôi chim trĩ. Năm người đi đầu tay trái cầm thuẫn, tay phải cầm rìu hay búa. Người thứ 6 đi sau thổi kèn hơi. Người thứ 7 đi sau cùng có dáng điệu như người tang cầm gươm đang chỉ huy thúc hối những người đi phía trước.

    Có một khác biệt đáng chú ý: người đi đầu của nửa dưới A không cầm thuẫn nhưng cầm giáo đầu nhọn trang bị lông chim thay thế chiếc thuẫn thì nay lại được thay thế bằng hai người cầm thuẫn ở nửa trên B. Người cầm gươm ở nửa trên B lại không còn đội mũ lông chim như ở đoàn A. Tại sao? Chuyện gì đã xảy ra?
    [IMG][/IMG]
    Hình người trên trống Hoàng Hạ
    Ở trống Hoàng Hạ, sáu người mặc khố thì có 4 người cầm mũi giáo nhọn chỉa xuống; cán giáo có trang trí lông chim. Người thứ 5 không cầm vũ khí nhưng trang phục cũng giống hệch như 4 ngưởi cầm giáo nhọn đi phía trước. Thay vì cầm vũ khí, người thứ 5 nầy đang cầm thổi một vật gì giống như cái kèn hơi óng tre (M’Buot)1 cũng được trang trí giống như cái đầu của một con chim. Đặc biệt nhất là người thứ 6 đi sau cùng: người nầy cũng mặc khố, không cầm khí giới nhưng hai tay nâng một vật gì giống như cái mâm hướng lên một con chim đang bay phía trên. Dáng điệu của người nầy giống như một người đang cầu khẩn kêu xin một điều gì đó với con chim (xin ban phát lương thực qua hình ảnh con chim ngậm quả trái hay hạt ngũ cốc hình tròn bỏ xuống mâm) hoặc đang chiêu dụ mời mọc con chim đáp xuống gắp thức ăn trên mâm (trái cây hoặc hạt ngũ cốc) do đoàn người nầy dâng hiến để con chim nầy bay theo sau hộ phù cuộc ra đi của đoàn dũng sĩ.
    [IMG][/IMG]


    --------
    (1) M’buốt là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc H'mông.


    [IMG][/IMG]
    Được làm từ 1 quả bầu khô và 6 ống tre xếp thành 2 hàng được cắm vào trong quả bầu. Hàng trên có 4 ống, hàng dưới 2 ống. Các ống có chiều dài từ 38,5 cm - 70 cm, đường kính 2 cm. Hàng trên có 3 lỗ bấm phía dưới và 1 lỗ bấm phía trên. Hàng dưới một ống có 1 lỗ bấm trên, ống còn lại có lỗ bấm dưới. M'buốt có 1 lam bằng đồng nằm ở phần nứa trong lòng quả bầu. Được xếp vào nhạc cụ đa thanh, âm vực hơn 1 quãng 8. Âm sắc M'buốt nghe đục, trầm, rè hơi mờ ảo. Khi diễn tấu người chơi là nam giới đứng thổi. Miệng ngậm vào núm quả bầu để thổi, tay trái bấm vào hàng ống dưới, còn tay phải dùng 4 ngón tay giữ hàng ống trên và kết hợp với ngón cái để bấm. M'buốt có thể chơi một mình hay hòa tấu cùng các nhạc cụ khác, M'buốt thường được chơi trong đám hỏi, trong lúc tỏ tình hay thậm chí là trên nương rẫy hoặc đi đường.

    Khung cảnh 2
    :

    (Còn tiếp )

 

 

Similar Threads

  1. TIẾNG TƠ ĐỒNG: Chuyện hoa mai
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 3
    Last Post: 12-19-2014, 11:42 PM
  2. Công thức NSA
    By Triển in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 3
    Last Post: 04-07-2014, 08:32 AM
  3. Tâm sự của một Công Dân Tự Do
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 04-28-2013, 05:56 AM
  4. T.T.X.V.H - Công Lý & Sự Thật
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 27
    Last Post: 05-24-2012, 09:33 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-22-2012, 08:57 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:49 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh