TRỐNG ĐỒNG
Soạn giả: Nguyễn Công Tánh

Trống đồng là một cổ vật của chung miền Nam Á, gồm cả Trung Hoa, Việt Nam, Miên, Thái, Phi, Miến, Mã Lai, Nam Dương... mà nơi phát xuất lớn nhất là Việt Nam trước khi có những cuộc khai quật quy mô các trống đồng tại vùng lãnh thổ của Sắc dân Choang (Zhuang) mìền nam nước Trung Hoa là những dân tộc ít người đông nhất ở Trung Hoa.
Ghi chép cổ nhất có liên quan đến trống đồng xuất hiện trong Sử Bản (chữ Hán: 史本), một cuốn sách Trung Quốc từ trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cuốn sách này nay không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại một cuốn sách cổ khác: cuốn Thông điển (通典) của Đỗ Hữu (杜佑).
Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận....". Sách này còn chép rằng Mã Viện, tướng nhà Hán, sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng 40-43, đã tận thu trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và cột đồng Mã Viện.
Ở Việt Nam, các cuốn Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái thế kỷ 14 ghi lại nhiều truyền thuyết về trống đồng. Các cuốn sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng nói đến trống đồng.

I- Trống đồng ở Việt Nam

1 - Các cuộc phát hiện và phân loại trống đồng ở Việt Nam
1.1 – Phát hiện

Theo học giả Linh Mục Kim Định ghi chép nơi chương Dẫn Nhập trong tác phẩm “Sứ Điệp Trống Đồng, xuất bản vào năm 1984 thì vào thời Pháp thuộc, khoản 1885-1895, thực dân Pháp xem trống đồng là một di vật rất quý, nên tìm mua khắp nơi. Có 6 chiếc trống đồng loại thời danh nhất vào lúc đó: (Nguồn: http://searchvn.net/QueHuong/DiSan/t...g-kimdinh.html)

- Một do Moulié (Trống Sông Đà) lấy được của một người đàn bà góa quan lang người Mường ở miền Sông Đài tỉnh Hoà Bình. Chiếc này được đem trưng bày ở Hội Chợ Quốc Tế Paris 1889 rồi biến mất không còm tung tích nhưng đến năm 1936 lại thấy xuất hiện ở bảo tàng viện Guimet. Còn gọi là trống Moulié

Trống Sông Đà
(https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B...on_Guimet.jpg)

- Chiếc thứ 2 là trống Khai Hóa, do Gillet lấy được ở một tù trưởng Miêu tộc trên Vân Nam, cũng đưa đi đấu xảo ở Paris, rồi mất tích. Sau thấy xuất hiện ở bên Đức, tại bảo tàng viện dân tộc học thành Vienne. Còn gọi là trống Bắc kỳ Gilet I hay trống Viên
- Chiếc trống đồng thứ ba là trống Ngọc Lũ của chùa Long Đại Sơn, làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Năm 1901, trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, nay ở Hà Nội.
- Chiếc trống thứ tư là trống Hoàng Hạ, tìm được vào năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông. Trống được trao cho trường Viễn Đông Pháp, để ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà Nội. Đó là cặp trống đẹp nhất, cổ nhất, hơn cả 2 trống Sông Đà và Khai Hóa...
- Chiếc trống thứ năm, gọi là Trống Hà Nội, được Anderson mua, đưa về Stockhom.
- Và chiếc thứ sáu là trống Lào, tìm được bên đường cái Oubon bên Lào vào năm 1924. Theo Goloubew, chiếc trống này rất đẹp, cũng vào hạng cổ nhất, vì ít bị kiểu thức hóa. Mặt trống rộng 86 cm, cao 54 cm. Vòng 1 có 5 cặp vật giống giao long châu đầu vào nhau. Có nai và cả cá nữa. Về loại to nhất có trống Đông Hiếu (Nghệ An) rộng 89 cm, hiện ở Hà Nội.
- Theo Goloubew, còn một chiếc trống rộng tới 1 mét (3 ft) của một tay chơi người Pháp tên là Nelson trước ở Bắc Xế, Lào.
Nguồn: http://www.persee.fr/doc/befeo_0336-...%20de%20bronze
Cũng theo học giả Linh mục Kim Định thì có chứng cớ cho thấy bên Tây Âu đã biết về trống đồng từ năm 1682 (xem Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, L. Bezacier, Paris, Picard 1972). Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890) mà ông cho là từ Trung Quốc phát nguồn. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Tộc. Ông Franz Heger, một học giả người Đức làm cố vấn trong hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông ở Hà Nội năm 1902 đã cho xuất bản tại Leipzig 2 quyển về trống đồng cổ ở Đông Nam Á. Sách in khổ lớn, có 45 hình và một bản mục lục về tất cả các diễn đề. Ông Heger chống lại ý kiến của Hirth cho trống đồng là sản phẩm của Trung Quốc, ủng hộ ý kiến của Grooth cho là của Việt Tộc, quả quyết trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở Bắc Việt, và xin người Pháp chú ý đến di vật đầy tính chất văn hóa này.
Số trống đồng cổ trong công trình nghiên cứu của Franz Heger là 165 nhưng theo H... Parmentier, (Architecte diplômé, Chef du Service archéologique de l'Ecole Française d'Extrême-Orient) thì còn có những trống đồng khác đã được nhiều tư nhân ngoại quốc phát hiện tãn mạng ở vùng Viễn Đông trong số đó có một chiếc đang được lưu giữ ở viện Bảo Tàng Viễn Đông Bác Cổ, nâng tổng số trống đồng lên đến con số 188 vào thời đó cần được khảo sát và phân loại (H. Parmentier - Anciens tambours de bronze. BEFEO T. XVIII. Hà Nội. 1918 Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient Année 1918 Volume 18 Numéro 1)

  1. - Phân loại trống đồng ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc


Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết vào lúc ấy thành 4 loại.



  • Loại I: thuộc vào loại trống đồng cổ xưa nhất giống như chiếc trống được trưng bày nơi Bảo Tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ ngày trước. Loại nầy thường có kích thước lớn và chia thành 3 vùng khác nhau: vùng giữa là thân trống thẳng đứng với tang trống phình cong; vùng trên cao là mâm mặt trống cong gắn nối vào tang trống; vùng thứ 3 là chân đế hình nón cụt của trống.



Trống đồng Hoàng Hạ, loại Heger I, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
- Loại II: không có tang trống phình cong xen kẻ giữa mâm mặt trống và thân trống. không có hình người hay vật nữa, thay vào toàn là hoa văn hình học chũ S. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con, mặt trời 8 tia.

Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
Phần quai trống là một chi tiết quan trọng của loại trống nầy. Thông thường mâm mặt trống thuộc loại nầy được trang trí bằng những con cóc hay bằng các mô hinh dũng sỹ. Mô hình cóc hay dũng sỹ thường được sắp xếp quy hướng theo chiều kim đồng hồ đi ngược. Hoa văn trình bày trên các trống loại I có tính cách đặc trưng; loại trống cổ xưa nhất nầy thường có hoa văn đơn sơ cách điệu với những hình dạng kỳ lạ khó thể nhận thức về người, thú vật, nhà cửa, ghe thuyền vân…vân… Loại II này được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, ở miền Nam Trung Quốc và vùng hải đảo Mã Lai.
Loại II và loại III có nhiều nét trùng hợp giống nhau. Nhất là mâm mặt vòng tròn của trống thường lớn quá khổ so với thân trống; các vùng hoa văn có những chi tiết nhiều hơn ở loại I nhưng lại là những chi tiết li ti và giống như những mắt khúc đồ đan lát. Mâm mặt trống thường được trang trí bằng 4 hoặc 6 con cóc đặt ngoài rìa mâm mặt trống.
Một cách tổng quát, những dạng thức trên trống loại II đôi khi có khác biệt một ít so với loại I; quai trống không còn là một chi tiết quan trọng và thường chỉ là một loại quai đơn hình cong tròn. Hình ngôi sao thường có ít tia nhánh hình chỉ mành. Những vùng phân chia trên mâm mặt trống thường là số ít và cách trang trí thì đa số trường hợp được thực hiện bằng hai loại hoa văn chen kẽ nhau. Sự cách điệu hóa của những hoa văn nổi bật hơn so với trống loại III. Vào thời Pháp thuộc, theo Heger thì người ta không thể biết được xuất xứ, nguồn gốc của trống đồng loại II và vì thế người ta phải quy hướng sự phát xuất loại trống nầy từ vùng miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên trong số 13 trống được tìm thấy thì đã có 6 trống loại nầy tìm được ở vùng Bắc Việt Nam thời cổ.
- Loại III: với hình dạng kém và thường là loại trống nhỏ và đôi khi chỉ được trang trí bằng hình những con cócđúc nổi gắng chồng cặp đôi trêm mâm mặt trống nhiều nhất là 4 cặp đôi. Hình thể thùng trống đơn giản hơn loại I; trục óng trụ choáng chổ nhiều hơn hết và phần dưới ít khi thấy loe ra. Quai trống nhỏ và thanh lịch giống như những mẫu sợi tam giác bện chung lại với nhau. Thùng trống cũng được trang trí giống như thế. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây "đời sống". Đôi khi ốc thay voi. Được phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).


Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

Loại Heger III
- Loại IV: Có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia.
Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.


Trống đồng Long Đọi Sơn, loại Heger IV, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%...%91%E1%BB%93ng

loại Heger IV
Vào thời Pháp thuộc, người Pháp ở Việt Nam đã tìm thấy được 10 chiếc trống loại nầy trong số đó có 6 chiếc được tìm thấy ở Vân Nam Phủ/Trung Quốc mang về. Tất cả loại trống nầy đều giống với mẫu hinh của trống loại I nhưng đôi khi có trộn lẫn những chi tiết hoặc mẫu tự Trung Quốc.

Hoa văn mặt trống loại IV
Nhỏ hơn những trống trong nhóm I và II, hình dáng thấp; ngôi sao luôn luôn là mười hai tia và con số này hình như có quan hệ với chu kỳ 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi?) bởi vì có nhiều trống loại IV mang những dấu chỉ hay hình những thú vật sắp xếp theo chu kỳ. Loại trống nầy không bao giờ có những con cóc (?). Les grenouilles n'apparaissent jamais sur ce type; ……. La présence de grenouilles sur le plateau fait supposer que ces objets ont pu jouer le rôle de tambours de pluie. (?) [Cần lưu ý về điểm nầy].
(Còn tiếp)