Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 18
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Ngày mặt trời





    Ngày hôm nay ở chỗ tui là ngày rất quan trọng, ngày Chúa sống dậy, phục sinh, quốc lễ (bắt đầu từ thứ Sáu (đóng đinh), sống dậy ngày Chủ Nhật, sang thứ Hai vẩn còn phè cánh nhạn nằm nhà, thứ Ba mới đi làm). Nhân ngày Chủ Nhựt tui coi trên mạng thấy sư huynh người đạo Ki-tô giáo này giải thích khôi hài. Nhưng thực sự có đúng như vậy hay không?




    Tại sao người Công giáo gọi Chúa Nhật thay vì chủ nhật?

    Có nhiều bạn hỏi tôi rằng, tại sao những người đạo Thiên Chúa (Công giáo) cứ cố tình kêu nhang nhảng cái chữ “Chúa Nhật” mà không phải gọi chữ “Chủ Nhật” như người ta thường gọi, có phải họ cố tình truyền đạo hay tôn vinh Đạo của họ lên trước mặt mọi người chăng?!

    Xin cắt nghĩa thế này, dù bạn gọi Chúa Nhật hay Chủ Nhật cũng là ngày của Chúa chúng tôi. Vì nguồn gốc của tên gọi Chúa Nhật (Chủ Nhật) trong tiếng Việt xuất phát từ đạo Công Giáo. Tên gọi gốc là “Chúa Nhật”, Nhật có nghĩa là ngày, Chúa Nhật có nghĩa là “ngày của Chúa”. Chữ Chúa và Chủ đều bắt nguồn từ chữ zhǔ (主) trong tiếng Hán, vì lúc Thiên Chúa Giáo truyền vào Trung Hoa, người Tàu dịch là Thiên Chủ, sau đời Mãn Thanh mới đổi thành Thiên Chúa cho trang trọng. Chúa và Chủ đều giống nhau. Nên có thể gọi là Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều như nhau. Người theo đạo Công giáo buộc phải đi lễ nhà thờ, giữ tâm tịnh và kiêng việc xác thịt vào ngày này.

    Trước năm 1975, hầu hết trong văn bản hành chánh, văn chương sách vở, âm nhạc, truyền thông… đều kêu là ngày “Chúa Nhật” chớ không ai kêu Chủ Nhật cả. Sau năm 1975, chính quyền Đảng Cộng Sản không muốn cho dân chúng kêu bất cứ tên gọi nào có “mùi” Tôn Giáo nên kêu từ “Chủ Nhật” nghe cho nó nhẹ, riết rồi quen miệng hơn mấy chục năm nay.


    Ví dụ, từ trong Âm Nhạc, nó chẳng phải Thánh Ca ca ngợi Chúa -tôn giáo gì cả, nhưng người ta vẫn quen gọi Chúa Nhựt.

    “Hôm chia tay chiều Chúa Nhật, anh bảo rằng tuần sau anh đến, hái một nụ hoa xinh xin màu tim tím anh cài lên mái tóc thề…” (Hoa Mười Giờ – Đài Phương Trang.)

    “Hôm nay ngày Chúa Nhật vườn tao ngộ em đến thăm anh, đường Quan Trung nắng đổ xa xôi mà em đâu có ngại khi tình yêu ngun ngút cao lên rồi…” (Vườn Tao Ngộ- Khánh Băng)

    “Chiều Chúa Nhựt lối năm giờ, cô Lý giấu chồng để dành tiền được hai trăm đồng bạc, cô đi qua Mỹ Tho vay thêm một trăm đồng bạc nữa để hùn hạp làm tiệm lúa cho Kỳ Tâm làm Tổng Lý…” (Tiểu thuyết Tỉnh Mộng – Hồ Biểu Chánh).

    Ngày xưa, không ai kêu Chủ Nhật, cho nên đừng nghĩ những người đạo Thiên Chúa truyền đạo mà kêu tên Chúa, mà phải biết ngày “Chúa Nhật” nguồn gốc nó từ đâu.

    Petrus Trần

    /* nguồn: Trang Giáo Phận Vĩnh Long: http://giaophanvinhlong.net/tai-sao-...-chu-nhat.html

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Last edited by Triển; 04-20-2019 at 07:31 PM.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    * Góp ý với sư wynh Petrus Trần:









    /* nguồn: cuốn tự điển Việt Pháp này của tui.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Xin cắt nghĩa thế này, dù bạn gọi Chúa Nhật hay Chủ Nhật cũng là ngày của Chúa chúng tôi. Vì nguồn gốc của tên gọi Chúa Nhật (Chủ Nhật) trong tiếng Việt xuất phát từ đạo Công Giáo. Tên gọi gốc là “Chúa Nhật”, Nhật có nghĩa là ngày, Chúa Nhật có nghĩa là “ngày của Chúa”. Chữ Chúa và Chủ đều bắt nguồn từ chữ zhǔ (主) trong tiếng Hán, vì lúc Thiên Chúa Giáo truyền vào Trung Hoa, người Tàu dịch là Thiên Chủ, sau đời Mãn Thanh mới đổi thành Thiên Chúa cho trang trọng. Chúa và Chủ đều giống nhau. Nên có thể gọi là Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều như nhau.

    Petrus Trần

    /* nguồn: Trang Giáo Phận Vĩnh Long: http://giaophanvinhlong.net/tai-sao-...-chu-nhat.html


    * nguồn: Days of the Week in Chinese: Three Different Words for 'Week' - http://www.cjvlang.com/Dow/dowchin.html

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Để bớt lệ thuộc tàu, đề huề tôn giáo bớt cãi cọ,
    hay là tiếng Việt nên đổi ngày mặt trời lại thành ngày .... thứ kết, thứ cuối, thứ chót, thứ út !




  6. #6
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Giải thích dễ hiểu nhất là mấy ông cha Bồ đào nha, Tây ban nha hay Ý dịch từng tên ngày trong tuần cho dân thuộc địa xài theo. Chữ Domingo hay Domenica thì dịch là Chủ nhật hay Chúa nhật cũng đều đúng vì có hai cách đọc, tùy theo ai học sư phụ nào.

    Thời nay, ai đi làm công cho ông chủ thì từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 đều là "Chủ nhật" tức là thời gian của ông chủ. Qua ngày thứ 7 phải dành để hầu hạ vợ thì gọi là "Bà Chủ nhật." Tận hôm sau mới được tự do coi đá banh hay nhậu nhẹt với bạn bè nên gọi là "Tự Chủ nhật" thì đúng hơn.

  7. #7
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    "Sunday" nên gọi là ngày "thứ Một" vì nhẽ đã có ngày thứ Hai thứ Ba thứ Tư mà không có ngày khởi động cho một tuàn thì trái nhẽ tự nhiên. Nếu gọi là ngày "thứ Nhất" là lụy tầu bỏ Việt. Rất là không nên lắm luôn.

    Gọi là ngày "thứ Một" thì không những tránh được các xung đột mâu thuẫn giữa tư bản và tôn giáo mà còn làm cho tiếng Việt thêm trong sáng và dễ xử dụng.
    Đỗ thành Đậu

  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Giải thích dễ hiểu nhất là mấy ông cha Bồ đào nha, Tây ban nha hay Ý dịch từng tên ngày trong tuần cho dân thuộc địa xài theo. Chữ Domingo hay Domenica thì dịch là Chủ nhật hay Chúa nhật cũng đều đúng vì có hai cách đọc, tùy theo ai học sư phụ nào.

    Quote Originally Posted by Đậu
    "Sunday" nên gọi là ngày "thứ Một" vì nhẽ đã có ngày thứ Hai thứ Ba thứ Tư mà không có ngày khởi động cho một tuàn thì trái nhẽ tự nhiên. Nếu gọi là ngày "thứ Nhất" là lụy tầu bỏ Việt. Rất là không nên lắm luôn.

    Gọi là ngày "thứ Một" thì không những tránh được các xung đột mâu thuẫn giữa tư bản và tôn giáo mà còn làm cho tiếng Việt thêm trong sáng và dễ xử dụng.

    Tiếng Việt đã bỏ tên các ngày hành tinh, thần thánh sang gọi số thứ tự nhưng vẫn lọt sổ ngày cuối cùng trong tuần (@thầy Đậu: chỉ có Hoa Kỳ mới coi Chủ Nhật là ngày đầu tuần thôi). Theo chuẩn Liên Hiệp Cuốc ISO-8601 thì Chủ Nhật là ngày cuối cùng trong tuần lễ, ngày thứ Tám. Thì vì sao không đổi luôn thành ngày thứ Tám? Để Chủ Nhật, Chúa Nhật (lai tàu) .... mần chi cho bị khi dễ là hàng chôm chỉa? Dù gì thì các ngày trong tuần cũng đã gọi thứ tự rồi?

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post

    Thời nay, ai đi làm công cho ông chủ thì từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 đều là "Chủ nhật" tức là thời gian của ông chủ. Qua ngày thứ 7 phải dành để hầu hạ vợ thì gọi là "Bà Chủ nhật." Tận hôm sau mới được tự do coi đá banh hay nhậu nhẹt với bạn bè nên gọi là "Tự Chủ nhật" thì đúng hơn.
    Các chàng độc thân làm nhà hàng, cảnh sát, y tá, bác sĩ ..... tội nghiệp cuối tuần không có làm chủ hay chúa gì ngày đó mà thường khi đi cày thấy tía ... nên đổi cho họ thì là Điền Nhật, ngày ra ruộng.

  10. #10
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***
    Đẳng cấp văn minh của xứ Việt ngang tầm với xứ Mỹ trong việc chọn ngày đầu tuần là Sunday, ngày mặt trời. Vì nhẽ, dù hành tinh hay hành yêu, thì cũng phải xoay quanh mặt trời. Mặt trời là cái rốn của vũ trụ. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì không có sự sống. Và dù có là thần gì đi nữa thì cũng phải sống trên cõi đời này đã. Thì như làm vậy, Sunday, ngày mặt trời phải có trước rồi mới đến ngày hành hoặc ngày thần.

    Xứ Việt gọi ngày đến trước ngày thứ Hai là "chủ nhật" là muốn nhấn mạnh vai trò to nhớn của ngày này: mốc khởi đầu của một tuần lễ. Ngày chủ của một tuần lễ. Từ "chủ" ở đây không có liên quan gì đến giai cấp chủ nhơn đầy tớ. Mà chỉ nói đến đỉnh điểm xuất phát. Phàm mọi sự đều có khởi điểm. Nói giả dụ, thứ một rồi mới đến thứ Hai. Trong gia đình cha mẹ là thứ một, sau là đến người con trưởng, rồi thì con thứ. Con trưởng, người miền Nam, gọi là Hai, dù là gái hay trai. Sau Hai thì đến Ba, đến Bốn. Còn người Bắc gọi con trưởng là Cả.

    Không biết người Việt dùng lịch Tây từ khi nào? Nhưng có nhẽ người đặt tên cho các ngày trong tuần là người miền Nam nên đã dùng thứ tự "hai" để gọi ngày thứ hai trong tuần. Tránh dùng chữ "Cả" vì, hình như, có liên quan đến ông Cha Cả, người có công phát triển chữ Quốc ngữ thì phải?

    Xem vậy, người Việt mình, từ lâu, đã phát huy nền văn minh xếp hàng khi dùng số thứ tự để gọi những ngày trong tuần. Không phân biệt hành nào, thần nào cả. Mọi sự, mọi loài bình đẳng dưới ánh mặt Giời.
    Đỗ thành Đậu

 

 

Similar Threads

  1. Riêng một góc trời
    By TranTrinhThy in forum Không Gian Riêng
    Replies: 40
    Last Post: 02-19-2024, 09:32 PM
  2. Từ một góc trời thu
    By NguyetHa in forum Thơ
    Replies: 62
    Last Post: 07-31-2015, 09:20 AM
  3. Ơn trời
    By Triển in forum Gia Đình
    Replies: 0
    Last Post: 09-03-2014, 01:17 AM
  4. Chợ trời '7 Cây Số'
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 4
    Last Post: 06-14-2012, 08:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh