Register
Results 1 to 10 of 18

Hybrid View

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by ốc View Post

    Thời nay, ai đi làm công cho ông chủ thì từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 đều là "Chủ nhật" tức là thời gian của ông chủ. Qua ngày thứ 7 phải dành để hầu hạ vợ thì gọi là "Bà Chủ nhật." Tận hôm sau mới được tự do coi đá banh hay nhậu nhẹt với bạn bè nên gọi là "Tự Chủ nhật" thì đúng hơn.
    Các chàng độc thân làm nhà hàng, cảnh sát, y tá, bác sĩ ..... tội nghiệp cuối tuần không có làm chủ hay chúa gì ngày đó mà thường khi đi cày thấy tía ... nên đổi cho họ thì là Điền Nhật, ngày ra ruộng.

  2. #2
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***
    Đẳng cấp văn minh của xứ Việt ngang tầm với xứ Mỹ trong việc chọn ngày đầu tuần là Sunday, ngày mặt trời. Vì nhẽ, dù hành tinh hay hành yêu, thì cũng phải xoay quanh mặt trời. Mặt trời là cái rốn của vũ trụ. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì không có sự sống. Và dù có là thần gì đi nữa thì cũng phải sống trên cõi đời này đã. Thì như làm vậy, Sunday, ngày mặt trời phải có trước rồi mới đến ngày hành hoặc ngày thần.

    Xứ Việt gọi ngày đến trước ngày thứ Hai là "chủ nhật" là muốn nhấn mạnh vai trò to nhớn của ngày này: mốc khởi đầu của một tuần lễ. Ngày chủ của một tuần lễ. Từ "chủ" ở đây không có liên quan gì đến giai cấp chủ nhơn đầy tớ. Mà chỉ nói đến đỉnh điểm xuất phát. Phàm mọi sự đều có khởi điểm. Nói giả dụ, thứ một rồi mới đến thứ Hai. Trong gia đình cha mẹ là thứ một, sau là đến người con trưởng, rồi thì con thứ. Con trưởng, người miền Nam, gọi là Hai, dù là gái hay trai. Sau Hai thì đến Ba, đến Bốn. Còn người Bắc gọi con trưởng là Cả.

    Không biết người Việt dùng lịch Tây từ khi nào? Nhưng có nhẽ người đặt tên cho các ngày trong tuần là người miền Nam nên đã dùng thứ tự "hai" để gọi ngày thứ hai trong tuần. Tránh dùng chữ "Cả" vì, hình như, có liên quan đến ông Cha Cả, người có công phát triển chữ Quốc ngữ thì phải?

    Xem vậy, người Việt mình, từ lâu, đã phát huy nền văn minh xếp hàng khi dùng số thứ tự để gọi những ngày trong tuần. Không phân biệt hành nào, thần nào cả. Mọi sự, mọi loài bình đẳng dưới ánh mặt Giời.
    Đỗ thành Đậu

  3. #3
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,630
    Em nghĩ các cụ ngày xưa kiêng xài chữ "một" vì theo tiếng Hán thì "một" có nghĩa là chết, mất (mai một). Tháng một thì gọi là tháng Giêng, ngày thứ một thì gọi là Chủ nhật, con thứ nhất thì gọi là cả cho đỡ xui...

    Người Tàu tính Thứ Hai là ngày đầu tuần, gọi ngày đó là "chu nhất" (週一 nghe y chang "chủ nhật"). Thật là éo le.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368




    Chắc một cụ nào đó định nghĩa ngôn ngữ cho lịch ngày xưa là người miền Nam
    nên gọi thứ Hai là ngày đầu tuần, cháu bé Bắc Kỳ trong video dưới này là nhại lại thôi
    chớ nghĩ lầm là tác giả:



  5. #5
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    *
    Người ta đồn là người Nam kỳ gọi con trưởng là Hai vì chữ "Cả" đã dành riêng cho Giám mục Bá Đa Lộc, thường được gọi là Cha Cả, người có công lớn trong việc sáng tạo và phát huy chữ Quốc ngữ. Trộm nghĩ, việc này không đơn giản như vậy. Vì nhẽ, vào thời Pháp thuộc, trong Nam người ta vẫn dùng chữ Cả ghép chung với chữ Hương thành "Hương Cả" để chỉ người đứng đầu trong ban hội tề của Làng. Có vùng miền còn gọi người giữ chức vụ này là "Ông Cả". Theo khoa học tự nhiên, danh xưng "Ông Cả", chắc chắn là cao hơn "Cha Cả". Thì như làm vậy, rõ ràng việc kiêng gọi con trưởng là "Cả" của người Nam kỳ không có liên quan đến Giám mục Bá Đa Lộc.

    Có nhẽ, cái lệ này xuất phát từ việc sợ sệt "Ông Cả" trong làng mà ra. Nói nào ngay, phép vua thua lệ làng, Ông Cả là vua làng. Là sếp của mấy ông Hương trong ban hội tề. Thì như làm vậy, nhơn gian không thể giỡn mặt với Ông Cả? Phải kính sợ ông ra mặt ra trò. Đứa nào làm ông phật lòng phậy ý thì sớm liệu phần hồn lo phần xác. Không bị ông đì sói trán thì cũng khó sống qua hết tuần trăng. Nghe nói, những người chọc giận ông Cả thường phải bỏ xứ mà đi tha hương cầu thực. Không biết có đúng không?

    Ngày đầu tuần gọi là "thứ Hai". Tháng Một gọi là tháng Giêng. Ngày mùng một của mỗi tháng thì gọi là "đầu tháng". Nhưng ngày Mùng Một Tết thì vẫn gọi là Mùng Một tết. Nghĩ cũng kỳ cục thiệt.


     
    Đỗ thành Đậu

  6. #6
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    *
    ...Tháng Một gọi là tháng Giêng. Ngày mùng một của mỗi tháng thì gọi là "đầu tháng". Nhưng ngày Mùng Một Tết thì vẫn gọi là Mùng Một tết. Nghĩ cũng kỳ cục thiệt.  
    Không phải thế!

    1) Sở dĩ tháng Một gọi là tháng Giêng là vì khi dùng Âm Lịch thì người ta gọi tháng mười một là "tháng Một" (bỏ chữ "mười"), tháng mười hai là "tháng Chạp", và tháng một là "tháng Giêng". Rất nhiều người cũng gọi như thế cho cả Âm Lịch lẫn Dương Lịch.

    2) Người ta vẫn gọi ngày mùng một mỗi tháng là… mùng một. Chẳng hạn như nhiều người vẫn nói "Tôi ăn chay ngày rằm, mùng một." Vậy ngày rằm và mùng một ở đây là hai ngày (15 và 1) của mỗi tháng chứ không phải chỉ có mùng một Tết và cũng không ai nói "Tôi ăn chay ngày rằm và ngày đầu tháng" bao giờ! Ngoài ra, người ta còn có thể gọi chung chung là ngày đầu tháng hay ngày cuối tháng, và ngày cuối tháng có thể là một trong ba ngày: 28, 30, 31. Thêm nữa, người ta còn gọi ngày (hoặc vài ngày) cuối tháng là ngày (hoặc những ngày) giáp hạt vì khoảng thời gian đó đã sạch túi và phải chờ sang đầu tháng lãnh lương mới lại có mà tiêu tiếp.

    3) Khi muốn nói về mười ngày đầu năm thì bắt buộc phải nói là mùng một, mùng hai, mùng ba, mùng bốn… cho đến mùng mười Tết chứ không ai nói ngày… đầu Tết rồi sau đó mới là mùng hai, mùng ba,…Tết!

  7. #7
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,630
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Ngày đầu tuần gọi là "thứ Hai". Tháng Một gọi là tháng Giêng. Ngày mùng một của mỗi tháng thì gọi là "đầu tháng". Nhưng ngày Mùng Một Tết thì vẫn gọi là Mùng Một tết. Nghĩ cũng kỳ cục thiệt.
    Có nhẽ vì thế mà cả nước cứ xui hoài hàng năm, không thấy khá. Có kiêng có lành. Người Việt nam nên bắt đầu truyền thống ăn Tết Nguyên Đám vào "mùng Hai" cho nó khỏi xui.

  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Người Việt nam nên bắt đầu truyền thống ăn Tết Nguyên Đám vào "mùng Hai" cho nó khỏi xui.


    Các nhà này quá hủ lậu, phong kiến kiêm thiếu kỹ thuật hiện đại.
    Nhà tớ vẫn giữ gìn được truyền thống mà vẫn văn minh bằng
    cách sáng mồng một tớ ôm con gà ô của tớ chạy ra cửa xong
    lại chạy vào nhà. Cha mẹ tớ hỏi vì sao thì tớ nói tớ đặt tên con
    gà tớ là Năm vì hồi đó anh tớ mua cho tớ con gà vào tháng Năm.

    Tháng Năm tiếng Anh là May. Mà May tiếng Việt là may mắn.
    Cha mẹ tớ nghe có lý lẽ quá nên từ đó nhà tớ văn minh hẳn ra
    so với chòm xóm. Mồng một ai muốn đến nhà tớ xông đất nhậu
    nhẹt lì xì ...v.v.v thì cứ việc tới. Vì sáng sớm tớ đã ôm con gà chạy
    ra rồi chạy trở vô rồi. Mục xông đất đã hoàn tất thì còn sợ gì xui.



 

 

Similar Threads

  1. Riêng một góc trời
    By TranTrinhThy in forum Không Gian Riêng
    Replies: 40
    Last Post: 02-19-2024, 09:32 PM
  2. Từ một góc trời thu
    By NguyetHa in forum Thơ
    Replies: 62
    Last Post: 07-31-2015, 09:20 AM
  3. Ơn trời
    By Triển in forum Gia Đình
    Replies: 0
    Last Post: 09-03-2014, 01:17 AM
  4. Chợ trời '7 Cây Số'
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 4
    Last Post: 06-14-2012, 08:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:23 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh