Register
Page 5 of 8 FirstFirst ... 34567 ... LastLast
Results 41 to 50 of 77
  1. #41
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664

    Chờ Giáng Sinh Nghe Tâm Tình Người Yêu Của Lính:





    ____


    https://www.youtube.com/watch?v=01Q8-vjl4_s&t=295s



    Thái Châu, mình thích giọng hát này từ ngày xưa, tới giờ vẫn thích. Anh vẫn là một (trong số những) ca sĩ có giọng hát mình ái mộ. Link nhạc nhận từ email, post ở đây chia sẻ cùng Phố trong lúc chờ đón Giáng Sinh. (Mình mới chỉ nghe được bài đầu do Thái Châu hát, Hương Lan hát bài nhạc Huế, một ca sĩ mới của TTTN mà mình quên tên)
    Last edited by HXhuongkhuya; 02-08-2022 at 05:55 AM. Reason: Thêm clip Người Yêu Của Lính

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  2. #42
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664
    Cuộc Tình Buồn Dưới Mưa Và Bài Thánh Ca Buồn Khắc Khoải 40 Năm







    Nhạc sĩ Nguyễn Vũ năm 1968. Ảnh tư liệu của nhạc sĩ





    Gần nửa thế kỷ trôi qua, giai điệu Bài Thánh ca đó còn nhớ không em của nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn không ngừng ngân vang, len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những vùng quê.

    Kỷ niệm cuộc tình dưới mưa

    Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”.
    Không chỉ sáng tác nhạc, Nguyễn Vũ còn hát rất hay.

    Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano…và hát cho Ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh đã đoạt giải Nhất đơn ca thiếu nhi do Đài Phát thanh Đà Lạt tổ chức. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ và nhạc sĩ Đức Huy là anh em con cô, con cậu. Khi còn nhỏ Nguyễn Vũ và Đức Huy cùng sinh hoạt “sói con” (hướng đạo sinh) với nhau. Nguyễn Vũ thường qua nhà Đức Huy hướng dẫn cho Đức Huy chơi đàn thuở Đức Huy 14-15 tuổi.

    Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc “Loài chim biển”. Hai năm sau, tên tuổi nhạc sĩ mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ “cuối”: “Lời cuối cho nhau”, “Nhìn nhau lần cuối” và “Bài cuối cho người tình”. Rồi sau đó, ấn tượng nhất là “Bài thánh ca buồn”.

    Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết: “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình.

    Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen…”

    “Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (TP.Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên. Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy. Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…”.

    Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng…trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay.. Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy:

    “Đêm Thánh vô cùng/ Giây phút tưng bừng/ Đất với trời, se chữ đồng…”. Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo.
    Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy run, khẽ đưa tay vuốt nhẹ những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo của cô ấy. Cô ấy bất chợt quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”.

    Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ vì “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.

    Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”.

    Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại “Đêm thánh vô cùng” từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi trần thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và “Bài thánh ca buồn” ra đời.

    Chuyện tình buồn nhưng không bi lụy

    Nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” được nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác trong hai tiếng vào một ngày tháng 10.1972 và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện và ngay sau đó, nó trở thành ca khúc “hot” nhất trong mùa Giáng sinh năm đó.

    Cho đến nay có rất nhiều ca sĩ hát bài này nhưng ca sĩ Elvis Phương đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm một chút gì tiếc nuối. Xa vắng, kết hợp xử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âm ca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên. Biết bao nhiêu thế hệ người nghe, ca khúc vẫn không nhàm chán: “Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa cao sang/ Xin cho đôi mình suốt đời có nhau/ Vang trong đêm lành bài ca Thiên Chúa/ Khẽ hát theo câu: “Đêm thánh vô cùng”/ Ôi giọng hát em mênh mang buồn”.

    “Bài thánh ca buồn” là một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh. Nó là ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử khiến cho tác phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích.

    Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn nhưng không bị lụy. Hơn 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần.

    Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không lớn lao như nhiều nhạc sĩ khác nhưng “Bài thánh ca buồn” đã trở thành một trong những bản nhạc được yêu thích, nhất là trong các album nhạc giáng sinh.

    “Bài thánh ca đó còn nhớ không em/ Noel năm nào chúng mình có nhau/ Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt/ Áo trắng em bay như cánh thiên thần/ Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân”.

    Gần nửa thế kỷ trôi qua, cứ vào dịp lễ Giáng sinh, giai điệu bản tình ca “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, vẫn không ngừng ngân vang trong những đêm lành, len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những vùng quê… Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.


    Đăng lại bài post của anh Khoa trên một diễn đàn khác. *HX dùng hình ảnh của Thái Châu thay vì Kyo York.

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  3. #43
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215
    Giáo sư âm nhạc Trần Quang Hải qua đời


    PhápGiáo sư, tiến sĩ Trần Quang Hải - chồng danh ca Bạch Yến, con nhà nghiên cứu Trần Văn Khê - mất rạng sáng 29/12 vì ung thư máu.
    Kiến trúc sư Trần Quang Minh - ở TP HCM, em trai ông Trần Quang Hải - nói được gia đình ở Pháp báo tin buồn sáng nay. Ông Quang Minh cho biết: "Anh trai tôi lúc tối đi ngủ, và ngủ luôn không dậy nữa".

    Nhà báo Thế Thanh - đại diện quỹ học bổng Trần Văn Khê - cho biết những năm gần đây, Trần Quang Hải âm thầm điều trị bệnh. Ông phát hiện bị ung thư máu năm 2017 và tích cực điều trị. Năm 2019, bệnh ông từng trở nặng, phải vào viện cấp cứu. Bác sĩ còn chẩn đoán ông bị sưng phổi, suy thận, tiểu đường.
    Trước đó, ngày 23/12, giáo sư Trần Quang Hải còn gửi đến ban tổ chức Quỹ học bổng Trần Văn Khê tại TP HCM một video ông nói về tâm nguyện lập quỹ học bổng của cha mình. Bà Thế Thanh nói: "Dù ở xa, theo dõi qua các bài viết, tôi biết ông vẫn ấp ủ nhiều tâm nguyện với âm nhạc truyền thống dân tộc. Ông có thể được xem là truyền nhân của giáo sư Trần Văn Khê".



    Giáo sư Trần Quang Hải thừa hưởng tình yêu với âm nhạc dân tộc từ cha - ông Trần Văn Khê. Video: VTC10


    Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên - môn sinh của giáo sư Trần Văn Khê - bàng hoàng khi hay tin buồn. Bà Mỹ Duyên nói: "Tôi được biết anh Trần Quang Hải qua đời khi đang đọc bản thảo quyển sách của cha anh. Tôi thấy như ai đang bóp trái tim mình. Cảm giác này đã có và đau nhiều hơn lần trước đây tôi đến bệnh viện Gia Định thăm bác Khê những ngày cuối đời. Dù tôi chỉ có ba lần gặp anh nhưng ấn tượng về một giáo sư uyên bác mà bình dị, thân thiện và tràn đầy nhiệt huyết... Nó trở thành kỷ niệm đẹp đẽ đi cùng tôi trên hành trình hoạt động âm nhạc cho đến bây giờ...".


    Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại TP HCM, là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ. Bố ông là Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Trần Văn Khê. Chịu ảnh hưởng gia đình, ông sớm theo đuổi âm nhạc, tốt nghiệp khoa violin trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, sau đó tiếp tục sang Pháp học nâng cao về nhạc cụ này. Ở Pháp, ông chuyển hướng nghiên cứu các loại nhạc cụ dân tộc, sau đó lấy bằng tiến sĩ. Ông từng làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) ở Paris.





    Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Hải. Ảnh: Facebook Trần Quang Hải

    Nhạc sĩ có nhiều nghiên cứu về hát đồng song thanh, phát triển kỹ thuật gõ muỗng, biểu diễn đàn môi. Ông gắn bó với muỗng, được đặt danh hiệu "vua muỗng" sau khi chiến thắng một cuộc thi gõ trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge (Anh) năm 1967. Ông từng biểu diễn gõ muỗng trong hơn 1.000 chương trình. Năm 2012, ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Người trình diễn đàn môi tại nhiều quốc gia nhất thế giới.
    Nối nghiệp cha, ông dành tâm huyết cho tình yêu âm nhạc dân tộc. Năm 2017, ông trao tặng sách, băng đĩa tư liệu nghiên cứu âm nhạc của mình cho Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Năm 2019, ông xuất bản hai quyển sách gồm 50 năm nghiên cứu nhạc truyền thống Việt NamHát đồng song thanh tại Mỹ.
    Ông kết hôn với danh ca Bạch Yến ở Pháp năm 1978. Cùng vợ, ông thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Ông bà chung sống 43 năm, không có con chung. Ông có một con gái riêng tên Minh Tâm, cũng từng học nhạc.
    Năm 2009, khi về nước biểu diễn, Bạch Yến cho biết bà vốn ảnh hưởng văn hóa phương Tây nhưng đam mê nhạc dân tộc nhờ tác động từ chồng. Những năm cuối đời, vợ luôn đồng hành Trần Quang Hải chống lại bệnh tật. Dịp kỷ niệm 40 năm ngày cưới năm 2018, ông từng viết thơ tặng vợ:

    "Bốn mươi năm hạnh phúc bên nhau
    Kỷ niệm hôm nay lắm ngọt ngào
    Chồng vợ ngày ngày chung cuộc sống
    Tình yêu gìn giữ suốt đời sau!".




    Ông Trần Quang Hải bên vợ - danh ca Bạch Yến. Ảnh: Facebook Trần Quang Hải

  4. #44
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215


    -Music Box #48 | Thanh Lan, Thanh Hà, Quang Lê |
    Tình Ca Phạm Mạnh Cương - Thương Hoài Ngàn Năm





  5. #45
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664

    Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương đã gần 90* tuổi mà trông ông còn khoẻ mạnh. Vốn là Giáo Sư Triết, ông nói chuyện từ tốn, giải thích về những bóng hồng trong sáng tác của ông thật là dễ thương.

    Trời ban cho các Nhạc Sĩ, Thi Sĩ tâm hồn nhạy cảm lãng mạn hơn người thường để họ có nguồn cảm hứng sáng tác, vì thế những bóng hồng trong thơ nhạc của họ có khi lại không liên quan gì tới đời thật cả.

    Giã Từ Cố Đô, tâm tình của NS về một bóng hồng xuất hiện cho sáng tác này (phút thứ 27), khi ông từ giã Kinh Thành Huế ra Hà Nội học, hình ảnh của tà áo trắng, tóc thề, nón bài thơ đi vào hồn NS để có cảm xúc cho sáng tác của ông rất hay qua giọng hát Quang Lê.

    Năm nay NS Phạm Mạnh Cương đã gần 90 tuổi, nhìn lại những năm gần đây, các NS nổi tiếng lần lượt ra đi, có những khi phải tới lúc họ không còn thì những tác phẩm của họ mới được ưu ái, được trân trọng.
    Cám ơn anh hải Việt mang về Phố một clip hay.





    ____


    https://www.youtube.com/watch?v=t6XvoolY8XY


    Khánh Ly: Sinh Nhật Ca (Trần Dạ Từ)/ Album Nụ Cười Trăm Năm)
    Last edited by HXhuongkhuya; 01-19-2022 at 03:01 PM. Reason: *

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  6. #46
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664

    Nỗi Lòng





    Bích Chiêu, "huyền thoại Nỗi Lòng" ra đi ở tuổi 80.

    Nghe lại chương trình cũ tưởng nhớ gia đình nghệ sĩ Lữ Liên-Bạch Yến với những người con ca sĩ thành danh:
    Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích, Ban Tam Ca Thuý Hà Tú, Lan Anh.


    Phần 2:

    https://www.youtube.com/watch?v=JW4TJrsufdg

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  7. #47
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    Quang Lê về quê Huế ăn Tết - Toàn cảnh Huế Mộng Mơ chào xuân Nhâm Dần 2022




  8. #48
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664

    Vị Cung Nữ Cuối Cùng Của Triều Nguyễn Qua Đời ở tuổi 102




    Long Ngâm: Tu Là Cõi Phúc
    (
    coi ở phút thứ 48:20)
    "
    Trăm năm trước thì ta chưa có, trăm năm sau có cũng như không...
    Trời là sắc sắc không không
    Trăm năm chỉ có tấm lòng từ bi ...
    (55:00)




    Khoảng 4 năm trước tôi coi một bộ phim tài liệu về 2 vị cung nữ cuối cùng thời Vương Triều Nguyễn vẫn còn sống.
    Dù lưng cong, dáng khòm mà tâm trí của các cụ không hao mòn, làm chứng nhân cho lịch sử thời Vua Chúa.

    Hôm qua tình cờ coi youtube về sự ra đi của Cung Nữ cuối cùng do Hoàng Tộc nhà Nguyễn thực hiện.
    Cụ mất tới nay cũng đã giáp năm mà bây giờ tôi mới biết. Kính mong Cụ yên nghỉ.


    *Cung Nữ cuối cùng:
    https://www.youtube.com/watch?v=GwonyuZy6Bc


    Last edited by HXhuongkhuya; 02-17-2022 at 07:46 AM. Reason: *Thêm tin

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  9. #49
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664

    Tâm Sự Thanh Lan Với Kỷ Niệm Cùng Tuấn Ngọc:



    Tiếp theo post số 46 ở trên, mình nghĩ nghe Thanh Lan tâm tình về danh ca Tuấn Ngọc cũng có lý.
    Mời ACE Phố.

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  10. #50
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,664

    Cuối Tuần nghe Trăm Năm Nhớ Hoàng Cầm, tác giả Lá Diêu Bông.



    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-14-2018, 07:57 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 09-26-2018, 06:56 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-22-2018, 06:23 AM
  4. Tình sử của Hoàng Thi Thơ và Lam Phương
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 6
    Last Post: 02-15-2014, 09:26 AM
  5. Cung Tiến & Hoàng Hạc Lâu ... (mộng đã thành ...)
    By LeThu in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 12
    Last Post: 10-15-2013, 09:23 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:22 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh