Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 13 of 13
  1. #11
    "Theo tôi, Lê Duẩn cũng giống như Stalin. Ông ấy không quan tâm về chuyện có bao nhiêu người bị giết. Ông ấy là người có ý chí sắt. Stalin là người có ý chí sắt. Hitler là người có ý chí sắt."
    Chính quyền Hà Nội không công bố con số thương vong chính thức nhưng theo ước tính của phía Mỹ, con số này có thể lên tới 58,000 sau toàn bộ chiến dịch kéo gần hết năm 1968. Theo thống kê mà US News thu thập được, thương vong của phía đồng minh là gần 9.000 người, trong đó hơn phân nửa là binh sĩ Việt Nam Cộng hòa.

    Nhà sử học Asselin so sánh Lê Duẩn là giống lãnh tụ Kim Il Sung của Triều Tiên về mặt “độc tài” khi đưa ra các quyết định, và giống như Stalin khi quyết định hy sinh hàng triệu quân để dành chiến thắng.
    Tết Mậu Thân: Vai trò của Lê Duẩn và bài học cho người Mỹ

    Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại về mặt quân sự đối với các lực lượng chính quy miền Bắc và Việt Cộng, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, giáo sư sử học và cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.

    Rạng sáng ngày 31/1/1968, giữa lúc người dân Việt Nam đang đón Tết thì các lực lượng Cộng sản phát động một đợt tấn công bất ngờ trên toàn miền Nam. Chiến dịch này được coi là cuộc tấn công lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam đã dẫn đến nhiều thương vong tại nhiều thành phố và thị trấn trên khắp miền Nam.

    “Về mặt quân sự, Bắc Việt đã thua to. Toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Việt Cộng bị quét sạch,” William Ridley, cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nói với VOA-Việt ngữ.

    Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Bing West và giáo sư sử học Đại học San Diego State University, Pierre Asselin, cũng nhận định tương tự với VOA sau một cuộc hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tại Washington hôm 31/1.

    Trong khi đó Hà Nội tuyên bố đây là một thắng lợi về chiến thuật và là một trận đánh gây tiếng vang lớn, “một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” – theo lời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Theo truyền thông trong nước, quân “giải phóng” Bắc Việt đã hoàn thành một trong những mục tiêu quan trong được đề ra là “đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng.”

    Một nửa thế kỷ sau cuộc tổng tiến công bắt đầu từ Tết Mậu Thân 1968 và kéo dài hơn 300 ngày ở nhiều nơi, gồm cả Huế và Sài Gòn, người Mỹ vẫn bàn luận về những bài học được rút ra từ cuộc tấn công được coi là đã thay đổi cục diện của chiến tranh Việt Nam.

    “Tôi cho rằng bài học lớn nhất là nếu anh là Tổng thống, nếu anh là Tổng Tư Lệnh và đưa quân vào một cuộc chiến thì phải có ý chí để quyết thắng," ông West nói. "Đừng nhụt chí như cách mà Tổng thống Lyndon Johnson đã làm. Ông ấy đã quay lưng bỏ đi chỉ vì (cuộc tấn công) Tết Mậu Thân. Ông ấy lẽ ra không nên làm như thế.”
    Theo cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Bing West dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, trong thời gian Tết Mậu Thân sau khi đánh bại quân miền Bắc, Tổng thống Johnson đã có cơ hội để đánh bom hệ thống đê miền Bắc và cảng Hải Phòng cũng như cắt đường cứu viện từ Trung Quốc và Nga.

    “Chúng ta đã có thể nện cho họ tơi tả cho tới khi họ hiểu rằng họ không thể cưỡng chiếm miền Nam.”
    Theo nhận định của cựu quan chức Bộ Quốc phòng này, Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội để chiến thắng và quân miền Bắc lẽ ra cũng không nên tấn công bởi vì cuộc tấn công đó “không hiệu quả như họ mong muốn.”
    Ông West nhận định “cả 2 phía đã mắc sai lầm” nhưng thừa nhận ảnh hưởng tiêu cực của cuộc tấn công này đối với phía Mỹ.

    “Chúng tôi đã mất tinh thần. Tổng thống mất tinh thần khi nói ‘Trời, tôi chỉ muốn rút ra khỏi cái nơi đó.’”

    Cho tới năm 1968, Mỹ đã đưa 468.000 quân tới Việt Nam với khoảng 30.000 lính đã thiệt mạng trên chiến trường này. Tổng thống Johnson, người đã vấp phải nhiều phản đối từ những người chống chiến tranh Việt Nam, xin rút khỏi cuộc đua ngay trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ năm đó.

    Cuộc tấn công của Lê Duẩn

    Một bài học khác mà ông West rút ra từ cuộc tấn công này là “các quyết định quan trọng chỉ do một số người đưa ra.” Cựu quan chức Bộ Quốc phòng cho biết điều này “đúng trước đây và bây giờ vẫn đúng”, ám chỉ các quyết định của những nhà lãnh đạo Mỹ tại Afghanistan hiện nay.

    Phía Bắc Việt, những quyết định quan trọng cũng do một số người đưa ra, theo nhận định của giáo sư sử học Asselin, người nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam. Ông cho rằng TBT Lê Duẩn, chứ không phải ông Hồ Chí Minh hay Tướng Võ Nguyên Giáp, là người điều hành chiến tranh Việt Nam, và là người quyết định trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân, cùng với tướng Văn Tiến Dũng.

    Nhà sử học Asselin so sánh Lê Duẩn là giống lãnh tụ Kim Il Sung của Triều Tiên về mặt “độc tài” khi đưa ra các quyết định, và giống như Stalin khi quyết định hy sinh hàng triệu quân để dành chiến thắng.

    “Đối với Lê Duẩn, Việt Nam đã bị Pháp đô hộ, và trong suốt chiều dài lịch sử luôn bị Trung Quốc hăm dọa. Và Lê Duẩn sẽ làm thay đổi điều đó, làm thay đổi 2.000 năm lịch sử," GS Assalin nói với VOA. "Tôi nghĩ ông Lê Duẩn cho rằng không có sự hy sinh nào là quá lớn. Đối với ông, nói đến 1 triệu hay 2 triệu người Việt hy sinh trong chiến tranh, thì đó là cái giá và là cái giá cần thiết bởi vì khi đã đạt được mục đích thì mọi thứ sẽ được chấp nhận trong lịch sử.”

    Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng West đồng ý với quan điểm đó.

    "Theo tôi, Lê Duẩn cũng giống như Stalin. Ông ấy không quan tâm về chuyện có bao nhiêu người bị giết. Ông ấy là người có ý chí sắt. Stalin là người có ý chí sắt. Hitler là người có ý chí sắt."

    Năm mươi năm sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Việt Nam vẫn tiếp diễn về những tác động của chiến dịch này và liệu quyết định của ông Lê Duẩn và tướng Văn Tiến Dũng là đúng hay sai.
    Cũng như những nhận định trong loạt phim tài liệu “Cuộc Chiến tranh Việt Nam” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick được công chiếu năm ngoái, nhiều người cho rằng cuộc tấn công này do miền Bắc phát động vào các thành phố ở miền Nam nhắm vào người dân thường, bất chấp hai miền thường ngừng bắn để cùng ăn Tết. Rất nhiều thường dân đã bị giết chết trong biến cố này.

    Luật sư Lê Công Định nhận định trên một bài viết trên trang Facebook cá nhân rằng “cuộc tấn công lén lút đó lại biến thành cuộc thảm sát thường dân vô tiền khoáng hậu trong ký ức và tâm khảm người dân miền Nam.”
    Chính quyền Hà Nội không công bố con số thương vong chính thức nhưng theo ước tính của phía Mỹ, con số này có thể lên tới 58,000 sau toàn bộ chiến dịch kéo gần hết năm 1968. Theo thống kê mà US News thu thập được, thương vong của phía đồng minh là gần 9.000 người, trong đó hơn phân nửa là binh sĩ Việt Nam Cộng hòa.

    https://www.voatiengviet.com/a/tet-m...y/4234787.html


    ***

    tổng công kích mậu thân 68 cộng sản đã giết hại nhiều thường dân, một số bài hát viết nói lên sự căm phẫn này.

    Tấn công sài gòn

    Tam neo duong thanh

    Tac gia hoai linh

    ca sĩ Thanh phong-huong lan



    Bé thơ ơi ! Bé thơ ơi !
    Nín đi đừng khóc.
    Xót xa nhiều trào thêm nước mắt
    Chiến tranh nào mà không tan nát
    Khói lên cao trắng tay máu dân nghèo lơ láo.

    Mẹ bồng con giờ về đâu
    Nhìn vành tang con quấn ngang đầu
    Xác ai đây chết hôm qua đến nay còn thấy
    Vắt cơm gầy nằm trong gói dây
    dưới chân tường nhà ai đang cháy.

    Ðốt đêm đen trái châu treo thay đèn lấp lánh
    Cầu chữ Y, Lộ Hàng Xanh
    Lửa bao thiêu tám nẻo đường thành

    Ðầu Xuân súng nổ reo rắc tóc tang
    Giờ đây nhúm lửa thiêu đốt phố xưa
    Súng nào giết trẻ đêm đen
    Súng nào banh xác mẹ hiền
    Một lần đêm vài bạn viếng mộ dày thêm.

    Khóc quê hương suốt hai mươi năm ngoài lửa khói
    Cũng do một bàn tay anh mãi
    Nếu xa lạ thì không ai nói
    Ðếm đi anh ! Ðếm đi anh !
    Bao hồn oan đó
    Mộ chẳng sinh, cỏ chẳng xanh
    Người nghìn sau nhắc chuyện đường thành.
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 07-22-2019 at 08:15 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #12
    Tấn công Huế

    chuyen mot chiec cau da gay

    tac gia tram tu thieng

    ca si huong lan


    Một ngày vào thuở xa xưa trên đất Thần Kinh
    Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
    Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
    Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình
    Niềm vui bao lâu ước mơ
    giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ
    Thỏa lòng người dân hằng chờ
    có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ
    Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
    Cầu đã đưa anh qua xới ruộng nâu
    Cầu êm ái quen nghe tiếng hò Ngự Bình
    Nước dưới cầu nước vẫn trong xanh
    như lòng người dân lành
    Cầu đưa ta đi sớm trưa
    tìm trong nắng mưa niềm vui ngày mùa
    Hết lòng gìn giữ nhịp cầu
    nối liền tình người đẹp đời mai sau
    Tình người…
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 07-22-2019 at 08:16 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #13
    chuyen mot dem – anh bang

    hoang oanh



    Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
    Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
    Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
    Mái tranh lửa cháy bốc lên ngùn ngụt trời cao
    Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
    Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh hờn vong
    Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
    Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
    Ai, ai đã cướp con tôi
    Ai giết con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
    Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
    Giờ mẹ con đành cách nhau
    Bà đặt con lên trên đám cỏ phủ sương mờ
    Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
    Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
    Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-02-2018, 02:05 AM
  2. Uwe Siemon-Netto và chiến tranh Việt Nam
    By thuykhanh in forum Biên Khảo
    Replies: 27
    Last Post: 07-13-2017, 01:14 PM
  3. Replies: 16
    Last Post: 04-20-2014, 06:46 AM
  4. Bên trong Trung Quốc
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 31
    Last Post: 08-12-2013, 11:39 PM
  5. Replies: 143
    Last Post: 08-08-2013, 12:01 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:49 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh