Register
Results 1 to 9 of 9
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    On Earth We’re Briefly Gorgeous




    Nước Mỹ không thuộc một sắc dân nào

    Ngô Nhân Dụng
    July 19, 2019


    Ocean Vương và quyển “Night Sky with Exit Wounds” của anh. (Hình: kundiman.org)

    Ocean Vương đang là một tác giả được dư luận chú ý. Cuốn “On Earth We’re Briefly Gorgeous” là tiểu thuyết đầu tay của anh; mới ra đời mấy tháng đã được rất nhiều nhà phê bình văn chương ở Mỹ và Anh khen ngợi.

    Cuốn tiểu thuyết “Trên Trái Đất…” này mang hình thức một bức thư dài của nhân vật chính gửi cho mẹ. Những lời thủ thỉ nói với mẹ. Vì người kể chuyện biết bà mẹ mình không đọc được tiếng Anh. Cậu bé từ nhỏ đã được mẹ và bà ngoại đặt tên là “Chó Con” (Little Dog), theo mẹ cùng bà sang sống ở Hartford, thủ phủ tiểu bang Connecticut từ năm hai tuổi. Năm nay Ocean Vương đã 30, nhưng mẹ (Lan), cũng như bà ngoại (Hồng), vẫn “mù chữ Anh,” mẹ không đọc được bức thư con viết.

    Trên đài truyền hình NBC ngày 12 Tháng Sáu, 2019, Ocean Vương trả lời ký giả Seth Meyers, khi nhà báo hỏi chính mẹ anh nghĩ thế nào khi chứng kiến con mình thành công.

    “Bà rất hãnh diện,” Ocean Vương nói về lần thứ nhất bà đi theo con đến một buổi “đọc sách” của mình (ra mắt sách). Vì tiếng Anh của bà rất giới hạn nên bà chỉ tới đó để nhìn con mình đọc cho người ta nghe. Bà chứng kiến cảnh cả phòng vỗ tay, đứng dậy vỗ tay khi con bà đọc xong. Quay lại nhìn, Ocean Vương thấy bà mẹ đang khóc. Mẹ sao vậy? Con có làm gì cho mẹ buồn? Ocean Vương kể với nhà báo, “Tôi biết mẹ tôi đâu có nghe tôi đọc cái gì đâu!”

    Bà mẹ trấn an Chó Con: “Không sao, không sao.” Rồi bà giải thích, Ocean Vương dịch cho Seth Meyers hiểu, bà nói: “Mẹ không ngờ còn sống tới ngày trông thấy bao nhiêu người, toàn những người da trắng già vỗ tay hoan hô thằng con của mình!”

    Bà mẹ lúc đó mới 48, 49 tuổi. Những độc giả tới nghe Ocean Vương đọc chắc phần lớn ở tuổi về hưu, trên 60, đúng là những “người Mỹ da trắng già!” Họ vỗ tay hoan hô tác giả cuốn “On Earth We’re Briefly Gorgeous,” viết bằng tiếng Anh, tiếng nói của “người Mỹ da trắng.”

    Bà mẹ không được chứng kiến cảnh con trai bà đi nhận các giải thưởng văn chương, như T.S. Eliot Prize và Whiting Award, khi anh mới xuất bản tập thơ đầu tay của mình, “Night Sky With Exit Wounds” từ năm 2017; tập thơ mà Michiko Kakutani, nhà phê bình kỳ cựu của nhật báo New York Times đã so sánh với thơ Emily Dickinson. Bà mẹ cũng không được chứng kiến cảnh Chó Con bước lên khán đài nhận giải Forward prize tại Royal Festival Hall, London, Anh Quốc.

    Tập thơ “Trời Đêm …” (Night Sky) gồm những bài Ocean Vương viết trong lúc may mắn được vào học văn chương ở Brooklyn College, buổi tối đi lau phòng vệ sinh ở tiệm bánh Panera Bread lãnh lương $8 một giờ, đêm về nghiền ngẫm thơ Baudelaire và Langston Hughes, Allen Ginsberg và John Ashbery.

    Nhưng khi viết tiểu thuyết “Trên Trái Đất …” Ocean Vương đã khá giả hơn một chút, dạy thi ca ở đại học New York University. Và bây giờ, với cuốn “On Earth We’re Briefly Gorgeous,” gia đình đang ở Northampton, và anh dạy ở đại học University of Massachusetts tại Amherst.

    Chắc chắn bà mẹ phải sung sướng, hãnh diện khi thấy những tiến bộ trong đời sống vật chât, nghề nghiệp của Chó Con. Nhìn thấy bao người đứng dậy vỗ tay hoan nghênh con mình, lần đầu tiên, bà mẹ tất nhiên phải khóc vì cảm động; và hãnh diện. Nhưng bà nói cho con nghe rõ, những người vỗ tay này là “những người da trắng,”

    Tại sao phải nói rõ “những người da trắng?” Khi Ocean Vương dịch cho Seth Meyers nghe thì chắc nhà báo và khán giả đài NBC không chú ý đến những tiếng “người da trắng” trong câu bà mẹ nói. Và chắc Ocean Vương dịch các chữ đó để thuật lại trung thành những lời mẹ nói nhưng chẳng quan tâm đến chi tiết “da trắng” mấy.

    Muốn hiểu tâm trạng của bà mẹ này, chúng ta thử tưởng tượng. Nếu một đứa con của mình được trao huy chương vàng trong một cuộc thi đua nghiên cứu khoa học của “Hội Sinh Viên Gốc Á Châu” ở Mỹ thì chúng ta có hãnh diện không? Tất nhiên ai cũng hãnh diện. Nhưng nếu con mình lại chiếm giải trong một cuộc đua của tất cả các sinh viên nước Mỹ, và cha mẹ chứng kiến con mình lên khán đài được hội trường vỗ tay, đa số các giám khảo và người tham dự là người da trắng, thì chắc cha mẹ còn sung sướng hơn nữa.

    Câu nói của bà mẹ Ocean Vương ẩn chứa một tâm lý tế nhị. Thành công ở nước Mỹ chỉ đáng kể nếu là thành công trong “Dòng Chính.” Mà “Main Stream” ở Mỹ là người Mỹ da trắng.

    Khi còn ở Sài Gòn bà mẹ Ocean Vương mất việc làm ở một tiệm hớt tóc khi công an khám phá ra mấy chị em bà là “Mỹ lai.” Ông bố là một nông dân ở tiểu bang Michigan, gia nhập hải quân, qua Việt Nam với cây kèn “trumpet,” và kết hôn với một cô gái quê. Giấc mơ của ông là trở thành một “Miles Davis,” nhạc sĩ da đen thổi trumpet nổi tiếng.

    Sau khi sinh được ba con gái, ông về nước thăm gia đình, sau đó đứt liên lạc khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam. Bà mẹ phải gửi mấy cô con gái cho người khác nuôi để khỏi bị chế độ mới chú ý. Đến thời có bang giao Việt Mỹ, mấy mẹ con mới đoàn tụ. Nhưng vì mấy đứa con lai, họ “bị đuổi” ra khỏi quê hương Việt Nam, được cứu sang ở một trại tị nạn bên Philippines.

    Sau khi nhờ Hội Từ Thiện Salvation Army đưa qua Mỹ năm 1990, chắc bà mẹ cũng trải qua kinh nghiệm bị người chung quanh chú ý vì màu da bà không được trắng! Bà đã trải qua kinh nghiệm bị người chung quanh đối xử phân biệt vì khác màu da, hai lần, ở Việt Nam và ở Mỹ.

    Vì vậy, bà hãnh diện khi thấy con mình được vỗ tay, nhưng càng hãnh diện hơn khi nhìn những độc giả ái mộ toàn là “Mỹ trắng.”

    Đây cũng là tâm lý bình thường của nhiều người Á Châu sống ở Mỹ, trong thế hệ thứ nhất. Họ mang sẵn trong đầu hình ảnh “nước Mỹ là của người da trắng.”

    Nhiều người “Mỹ trắng”cũng nghĩ USA trước hết là nước của họ. Nói rõ hơn, của WASP, những người Da Trắng, Anglo Saxon và theo đạo Tin Lành, Protestant. Tất cả những người khác, cũng là người Mỹ đó, nhưng không thể so sánh được với WASP. Nhóm người này là một thiểu số, nhưng khi họ biểu dương sức mạnh chính trị thì họ gây ảnh hưởng rất lớn.

    Thế hệ di dân thứ hai, những người như Ocean Vương, nghĩ khác. Anh nhắc lại lời mẹ nói sau khi thấy con được vỗ tay, nhưng thú thật mình không bao giờ tưởng tượng được mẹ lại nghĩ anh “thành công” là như thế – là được người “da trắng” hoan nghênh. Lớn lên, hoặc sinh ra ở Mỹ, thế hệ thứ hai coi Hiệp Chúng Quốc là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa. Và thế hệ trẻ này không mang mặc cảm về màu da của mình.

    Họ hết mặc cảm là nhờ kinh nghiệm sống. Khi đi học, khi làm việc, các bạn trẻ gốc Việt Nam không thấy mình thua kém một sắc dân nào. Khi vào làm việc ở một công ty như Facebook, có thể thấy chung quanh đa số là người gốc Ấn Độ hoặc Trung Hoa, những người da trắng cũng không đông đảo vượt trên các sắc dân đó. Nếu trong sở làm nhân viên gốc Việt thấy mình là hiểu số, thì họ cũng biết lý do: Ít sinh viên Việt Nam qua Mỹ du học bằng số người từ Ấn Độ, Đài Loan và Trung Quốc.

    Một điều vui khi đọc Ocean Vương trả lời các cuộc phỏng vấn, là anh không tỏ ra có mặc cảm nào về nguồn gốc Việt Nam của mình (ba phần tư dòng máu Việt). Anh nói, khi viết cuốn tiểu thuyết “On Earth We’re Briefly Gorgeous,” anh nhắm gửi cho “thế hệ trẻ” những người Mỹ gốc Việt Nam.

    Dù sang ở Mỹ từ năm lên hai tuổi, Ocean Vương nói tiếng Việt thông thạo, chắc nhờ mẹ và bà ngoại chỉ nói tiếng Việt trong nhà! Ocean Vương rất hãnh diện về bà mẹ của anh. Bà mẹ đã giúp anh “mang ngôn ngữ trong mình” và sống “trong giờ phút hiện tại.” Từ năm 15 tuổi, Ocean Vương cũng thực tập Thiền quán, đặc biệt là “Quán Sự Chết.” Anh hay sang nghĩa địa gần nhà để quán tưởng, “rửa sạch đầu óc” bên những mộ bia.

    Ocean Vương nghĩ rằng nói tiếng Việt là một điều rất ích lợi cho công việc làm thơ viết văn của mình. Đó là một ngôn ngữ có dấu giọng, thay đổi âm trầm bổng, mấy chữ như ma, má, mả, mỗi chữ có nghĩa khác hẳn nhau. Người nói phải hết sức chú ý. Nhờ thế mà khi viết (tiếng Anh), mình sẽ tìm những từ ngữ sao cho chính xác như vậy.

    Cuối cuộc phỏng vấn với tác giả Seth Meyers, Ocean Vương được nói mấy câu với mẹ, bằng tiếng Việt: “Cám ơn mẹ, con rất là tự hào là con của mẹ. Con rất là vui và hạnh phúc. Cám ơn mẹ nhiều. Con thương mẹ nhiều lắm!”

    Không biết có bao nhiêu bạn trẻ người Việt trả lời một ký giả “Mỹ trắng” trên truyền hình nói như vậy?

    Một điều những người trẻ có thể hơn thế hệ cha mẹ của họ, là họ không còn mặc cảm về màu da, về văn hóa đặc biệt của mình, dù mình hoàn toàn khác với “Dòng Chính.” Vứt bỏ được các mặc cảm, họ sống hạnh phúc hơn. Họ yêu thương, không nuôi thù hận dễ dàng hơn. Bằng chính lối sống của mình, họ sẽ thay đổi thái độ của những người Mỹ khác, kể cả những người sẵn mặc cảm tự tôn. Nước Mỹ không thuộc một giống dân nào cả.

    Ocean Vương kể cuộc sống của một nhà thơ sống ở New York; lúc nào cũng chú ý quan sát người chung quanh. “Điều tôi biết là khi mình muốn kể chuyện cho mọi người nghe, mình sẽ thấy rất khó mà ghét được người khác!” (Ngô Nhân Dụng)


    /*nguồn: https://www.nguoi-viet.com/binh-luan...t-sac-dan-nao/

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    On Earth We’re Briefly Gorgeous by Ocean Vuong review – portrait of the artist as a teenager

    A Vietnamese-American poet’s debut mines his extraordinary family story with passion and beauty

    Ocean Vuong’s grandfather was a US soldier posted to Vietnam; there he fell in love with “an illiterate girl from the rice paddies”. They married and had three daughters, but while his grandfather was visiting family in the US, the fall of Saigon forced the family apart. His grandmother, fearing her children might be taken for adoption in the States, put her three girls into different orphanages, and they weren’t reunited until adulthood. Vuong’s mother worked washing hair in a Saigon salon, and gave birth to him when she was 18. She was discovered to be mixed race, and so banned from working by the new communist regime, before the whole family was evacuated to the Philippines under the sponsorship of a US charity. Vuong was still a toddler when, after months in a refugee camp, they were admitted to the US.

    Vuong’s family story is at the heart of his 2017 debut poetry collection, Night Sky with Exit Wounds, which won both a Forward prize and the TS Eliot prize. In it, he writes: “An American soldier fucked a Vietnamese farmgirl. Thus my mother exists. Thus I exist. Thus no bombs = no family = no me. / Yikes.”

    His first novel also draws on elements of his life, to tell the coming-of-age story of Little Dog, the son of Vietnamese immigrant parents in the US. Through a fragmented narrative, we piece together the past of Little Dog’s mother, Rose, and his grandmother, Lan, in Vietnam – he was born there but can scarcely remember it. His father, who came with them to the US, is a shadowy figure, violent towards Rose, last seen disappearing in a police car after being arrested for beating her up. Little Dog grows up in Hartford, Connecticut; he’s lonely and bullied at school for being different, for his foreignness and for what’s perceived as his effeminacy.

    Because Little Dog narrates in the first person and gives us glimpses of his adult life as a writer, he seems to have followed a classic American upwards trajectory, making his way from being an outsider, through transformative educational experiences that aren’t specified in the novel, to entry into privileged literary circles – though carrying with him the burden of his doubts about that privilege. He has become the writer-narrator of the novel we are reading, which is framed as a letter addressed to his mother, even though she can’t read it. “What I am about to tell you you will never know … I am writing to reach you – even if each word I put down is one word further from where you are.”

    At the core of the book, alongside his fraught relationships with his violent-loving mother and crazy-wise grandmother, is Little Dog’s teenage love affair with Trevor, who appears at first to be the very embodiment of the masculine white America that is shutting Little Dog out. Trevor is a football fan living in an “Easter yellow” mobile home, surviving on junk food and Sprite. The grandson of the man who owns the tobacco barns where Little Dog has a summer job, and the son of a drunk who shouts at the TV, he messes around with guns and is a fan of 50 Cent. Their sexual connection is surpassingly passionate and tender, but can’t be maintained into adulthood – Trevor doesn’t want to grow up to be a “fag”, and anyway lives carelessly, putting himself in danger, trashing a truck, swallowing pills like sweets.

    The essential gesture of the novel is there in its title: in early youth, somewhere beyond the margins of conventional society, there’s a brief authentic flowering of life and happiness, which can’t be carried forward into disappointing, grown-up, settled existence. That nostalgic pattern so characteristic of US fiction, whose archetypal expression comes in The Adventures of Huckleberry Finn, exists in interesting counterpoise with the shape of Lan and Rose’s stories, their ungorgeous youth, their war trauma and blunt humour, the sheer dogged persistence and will to survive that carry them into emigration and the future.

    There are passages in the novel of real beauty and originality. Vuong writes wonderfully about work: the resigned camaraderie and irony, for instance, of the women working in Rose’s nail bar, where smells of “cloves, cinnamon, ginger, mint and cardamom” from cooking in the back room mingle with the toxic “formaldehyde, toluene, acetone, Pine-sol and bleach”, which damage their health and their hands. In the tobacco fields, where Little Dog stands out among the mostly Hispanic labourers, “you could hear their lungs working as they cut, the stalks falling in bright green splashes around their hunched backs … could hear the water inside their stems as the steel broke open the membranes, the ground darkening as the plants bled out”. The novel’s strength lies in its specifics, so exactly seen or smelled or tasted; the salt around Trevor’s neck:

    “ … from the two-hour drives to nowhere and a Burger King at the edge of the county, a day of tense talk with his old man, the rust from the electric razor he shared with that old man, how I would always find it on his sink in its sad plastic case, the tobacco, weed and cocaine smoke on his fingers mixed with motor oil …”

    Vuong is at his best pressing the words further and harder like this, in his effort to capture in their net the fleeting sensations of a real moment, make on his page the illusion of life. His frankness and precision, writing about Little Dog’s lovemaking with Trevor, is persuasive and moving, as is the unsparing description of grandmother Lan’s death. It’s more problematic when the flow of the story is freighted with too much of a different kind of writing: an explicit commentary on the meaning of what’s happening, or a sort of choric lyrical lamenting between scenes. “In a world as myriad as ours, the gaze is a singular act: to look at something is to fill your whole life with it, if only briefly.”

    Part of the problem may come with the framing device: because the novel is addressed to Rose, who can’t read it, it’s aimed too much rhetorically at the unresponsive air – which can’t talk back, or yawn or laugh, as one suspects Rose might. Tonally there’s a habitual recourse to plangency, to a dying fall.

    “Ma, there is so much I want to tell you. I was once foolish enough to believe knowledge would clarify, but some things are so gauzed behind layers of syntax and semantics, behind days and hours, names forgotten, salvaged and shed, that simply knowing the wound exists does nothing to reveal it.”

    It’s not that those ruminations might not be worth attending to, taken by themselves – though there’s a lot of repetition. Inside the long economy of a novel, however, too much prose in this register inhibits the flow, dilutes the story’s power to persuade us. The passionate politics of this book are most alive whenever we’re most lost inside the experiences of his protagonists.

    • This article was corrected on 15 June 2019. Little Dog’s grandmother is called Lan, not Lin.

    • Tessa Hadley’s Late in the Day is published by Cape. On Earth We’re Briefly Gorgeous is published by Vintage (RRP £12.99). To order a copy, go to guardianbookshop.com or call 0330 333 6846. Free UK p&p over £10, online orders only. Phone orders min p&p of £1.99.



    /*src.: https://www.theguardian.com/books/20...n-vuong-review








    Interview
    War baby: the amazing story of Ocean Vuong, former refugee and prize-winning poet

    (more)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Anh này chắc tên gốc mít là Đại Dương.

    On Earth We're Briefly Gorgeous = Chúng ta có một phút huy hoàng

    Night Sky With Exit Wounds = Những lỗ đạn trên bầu trời đêm; Trăng sao như những vết thương

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    anh này lãnh 2, 3 giải văn chương danh giá,
    nên sách ảnh mới ra, tụi Đức cũng đã dịch xong
    và ấn hành luôn:


    Mình có phút huy hoàng trên dương thế



    (*src: https://www.deutschlandfunk.de/ocean...icle_id=453914 )



    PS: Mình không cảm thấy vẻ vang cho dân tộc, có thấy là thấy tò mò văn phong, vì mấy chàng cầm trịch văn chương các tờ báo lớn khen câu cú tác phẩm của anh dữ quá nên thử mua một cuốn coi ra sao.
    Last edited by Triển; 07-21-2019 at 04:19 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,421
    *


    Năm giỏi, không ra mượn thư viện mượn mà mua sách đọc đặng ủng hộ tác giả đang lên.

    Ốc muốn biết thêm về tác giả và tác phẩm thì đọc ở đây heng.
    Nú đọc một chập thì bỏ dở... thường khi là chuyện gợi lại "những niềm đau muốn chôn kín"
    Chiến tranh VN sau gần 40 năm vẫn là những vết cắt còn nguyên vẹn.
    Chừ giới trẻ viết về nó với cái nhìn trung thực không thiên kiến có lẽ, nên đã mở ra những vấn đề mà trước giở mình ngó miết đã quen.

    http://vietluan.com.au/gioi-thieu-sa...efly-gorgeous/
    Make the long story... short !

  6. #6
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Sống trong thời Trâm thịnh dương suy, có một hai người Việt tài giỏi vậy cũng đỡ tủi cho người di dân.

    Đất lành chim đậu, đất lạnh chim teo.
    (Tục ngữ)

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *
    Năm giỏi, không ra mượn thư viện mượn mà mua sách đọc đặng ủng hộ tác giả đang lên.
    Là giàu chớ hông phải giỏi. Tiền để trương mục sợ nó mục nên phải xài á.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,421
    *

    Trên nguyân tắc số lượng sách bán ra là mức thẩm định thành công trung thực nhứt của một tác giả.

    Dĩ nhiên là...tuy hiếm nhưng vẫn có những ngoại lệ :
    Tác giả và tựa sách được văn giới tiếp đón nồng nhiệt, trao giải thưởng tùm lum, nhưng... độ thẩm thấu của độc giả lại rất giới hạn, kéo theo thành công tài chánh khiêm tốn. Đây là ly do vì sao văn chương xã hội tình cảm thường khi bán chạy hơn văn chương có sắc màu văn học nghệ thuật... cấp cao.
    Dĩ nhiên mức dến vẫn là tạo tên tuổi trên văn đàn, nhưng... chuyện quảng bá tác phầm trong in ấn phát hành thường khi giới hạn vì các nhà xuất bản thường khi ái ngại bỏ vốn đầu tư. Công việc chánh của đầu tư là... sanh lợi, lợi không chắc thường khi rụt rè e dè việc... lỗ vốn.

    Sự nghiệp văn chương thường không phải là chuyện nổi đình nổi đám sớm, xong im lìm tắt ngúm.
    Nên rồi văn chương là con đường nên và phải nên dài đều và vững. Trồi sụt là chuyện nguy hiểm của văn chương, trong đó vị thế, chỗ đứng trên văn đàn là kết quả thường khi bị ảnh hưởng trực tiếp.

    Độc giả yêu văn chương chữ nghĩa nên chịu khó tốn kém chút đỉnh để thụ đắc sở hữu tác phẩm của các văn gia hạp thị hiếu của mình, đã đẩu tư nặng luộng để chau chuốc ý lời trong tác phẩm viết cho độc giả thưởng thức
    Văn chương free không chỉ là văn chương mua vui trong các tờ báo chợ - tui nói văn chương heng, hổng nói tới thông tri tin tức - nhưng còn là văn chương đọc chùa, cách này hay cách khác, vì... cho dù thích đó nhưng tốn tiền mua thì nhứt định lắc. Văn chương chùa là văn chương là văn chương vô tâm, thiếu hẳn "nhịp cầu tri âm" giữa nhà văn và độc giả.

    Độc giả vô tâm là loại độc giả tuy giàu có đấy, nứt đố đổ vách hổng chừng (đổ vách thì hiểu, nhưng tại sao lại nứt đố thì không, đố là cái chi ?} nhưng... tiền thà để mục trong ngân hàng chớ chi ra thì nhứt định lắc (ai hở, còn hỏi). Ngộ cái... đám vô tâm nọ vốn tiềm tàng các ý tưởng phê bình văn học, không chỉ trong lãnh vực văn chương mà còn hội họa âm nhạc điêu khắc và tranh ảnh nữa cà, nên dzồi... văn đàn đã thường khi sóng gió, chưa kể những cơn bão lớn nổi trong tách trà trong những buổi trà đàm cho nghệ thuật và vị nghệ thuật. Văn chương free nên phê phán cũng free.

    Dà... đây la chuyện dám xưa rồi, chừ sách vở có khuynh hướng phát hành kiểu ebook.
    Nhưng... ôm cái e-tab dzô giường chán lắm cà. Tay ta đụng cái màn hình lạnh lùng, thiếu hơi ấm, thiếu hương giấy, thiếu xoay trở vị thế thích hạp thể trạng. Rồi ta y chang con lật đật (ngay cả smart one).hết còn cảm nhận cảm tánh cảm xúc cảm lung tung. Ta đực ra y chang nàng robot tuy xinh đẹp nhưng không làm đậng việc gì
    Nhà tâm lý xã hội đạo đức đương đại kia mới khuyên đứa dở dở ương ương chưa dứt khóat ấy, rằng còn đường nghệ thuật là con đường chông gai, không chỉ cho người viết mà còn cho cả người đọc. Mơi kia mốt nọ... đám kép sến diều khiển nhóm đại cường xúm lợi uýnh vùi, bom nguyen tử thả tùm lum, nhơn loại sẽ lùi vè tình trạng ban sơ, khi ấy con người sẽ lại từ từ ôm sách vô giường như trước.

    Happy reading năm ôi.
    Nú đang sửa soạn dọn nhà, ngó đóng sách trong thư phòng mà sanh nóng lạnh.
    Bỏ thương vương tội. Nhà mới nhỏ hìu, không có phòng đọc sách
    Make the long story... short !

  9. #9
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Interview
    War baby: the amazing story of Ocean Vuong, former refugee and prize-winning poet
    Trai thời loạn:

    Ocean Vuong: Inside my head the war is everywhere.
    https://www.theguardian.com/books/20...a-white-powder

    “I hate to say it, but this is normal,” Vuong says from New York, when we speak during the early weeks of the Russian invasion of Ukraine in March. “Displacement and refugees crossing borders, mothers and fathers dragging their children along, these heartbreaking scenes, this is normal for our species.” As he tells his students at NYU, where he is a visiting professor: “If you want to study literature, study war. For as long as there are soldiers there are poets.”
    Văn phi khói lửa vô kỳ khí
    Nhân bất binh nhung vị lão tài
    (Quên tên tác giả)

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:07 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh