Register
Page 1 of 4 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 40
  1. #1
    Lotus
    Guest

    Dân trí và tư duy tự do: Nền tảng chất lượng cho nghệ thuật Việt Nam



    Nền nghệ thuật Việt Nam từ ngàn xưa tới nay được gây dựng bằng việc tiếp thu, học hỏi từ những nền văn hóa ngoại lai lớn như Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ… Nếu ví giao diện nghệ thuật của chúng ta như một bông cẩm tú cầu nhiều màu sắc thì cái gọi là bản sắc dân tộc Việt tuy mờ nhạt nhưng giữ vai trò bệ đỡ như chiếc đài hoa vậy. Khi đài hoa này khỏe khoắn thì bông hoa nghệ thuật mới nở rộ; ngược lại, nó sẽ èo uột, thiếu sức sống đến mức ko thể nhận ra diện mạo.

    Trong thực tế, đáng buồn rằng thực trạng nền nghệ thuật dương đại của ta lại không có một cái đài vững chắc, tức là không có nền tảng để nâng đỡ, chất chứa sự giao thỏa phức tạp của rất nhiều nền văn hóa lớn nhỏ trên thế giới. Nhìn vào nền nghệ thuật Việt Nam, ta chỉ thấy nó manh mún, thiếu tính hệ thống và ít sức sáng tạo.

    Dân tộc Việt là một dân tộc tiểu nhược ở ven bờ biển Đông, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường. Đã có thời kỳ văn hóa chúng ta thuần túy mang đặc trưng bản xứ – văn hóa Đông Sơn. Những dấu ấn được lưu giữ trên các di chỉ khảo cổ là sự thể hiện trí tưởng tượng và gu thẩm mỹ riêng biệt của dân Âu-Lạc.
    Biểu tượng con chim Lạc được cách điệu hóa từ con cò – một loài chim quen thuộc ở vùng đồng bằng nhiệt đới, tượng trưng cho khát vọng tự do và hòa bình của người dân phương Nam. Họa tiết đơn giản, hiền hòa, không cầu kỳ, đối lập hòan toàn với hình ảnh con rồng dũng mãnh, hung hổ tượng trưng cho tham vọng bá chủ của vua tôi phương Bắc. Sau này, đến đời Lý, chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến phương Bắc, hình ảnh con rồng trở nên thông dụng, nhưng không hề có cái vẻ phô oai diễn dũng, mà đã được kết hợp với sự chân phương của con chim Lạc.


    Thời kỳ đầu của lịch sử dân tộc, khi chưa có chữ viết hay sử sách, những nét văn hóa bản xứ đã được hình thành như: Ăn trầu, nhuộm răng, tục ăn bánh chưng-bánh dày… Đây là thời kỳ cực thịnh của văn hóa Việt.

    Âm nhạc Việt được ký âm bằng ngũ cung, học được từ Trung Hoa. Tuy nhiên, sau này, từng buớc phát triển, âm nhạc Trung Hoa đã thêm 2 dây vào cây đàn giáp – một loại cổ cầm trước có 5 dây, sau thành 7 dây. Âm nhạc phương Tây là loại âm nhạc 7 nốt. Chính vì sự thiếu sót này, âm nhạc Việt Nam chỉ thấy ở phần giai điệu mà không có phần hòa âm. Có lẽ đó chính là lý do khiến âm nhạc Việt Nam chỉ lưu truyền trong dân gian và không hề được ghi chép lại trong tầm phổ. Thứ gọi là âm nhạc bác học mà ta biết đến hiện nay đều là học từ Trung Quốc và Pháp..

    Hội họa Việt Nam cũng tương tự, không hề có tính lịch sử. Không hề có một bức tranh cổ nào lưu lại, thậm chí là tranh thư họa. Những gì còn sót lại của hội họa Việt Nam e rằng chỉ là mấy phiên bản tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống hay vài họa tiết cổ trên các di chỉ khảo cổ.

    Hội họa chỉ thực sự có vị trí từ khi phương Tây vào, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào xứng tầm thế giới. Thời trước Cách mạng, các họa sĩ được đào tạo bai bản nhưng lại thiếu tính tự do. Vì vậy, hầu như các tác giả thời kỳ này đều theo trường phái cổ điển hoặc tân cổ điển. Sau thơi kỳ đổi mới, các tác giả táo bạo hơn, chịu tìm tòi, bắt chước các họa sĩ hiện đại trên thế giới. Nhưng những họa sĩ này kém tay nghề mà chỉ có bản năng, họ liền trốn vào tranh siêu thực, tượng trưng.

    Sân khấu Việt Nam thì lại hoàn toàn có nguồn gốc ngoại lai. Trước thời Pháp thuộc, sân khấu tồn tại dưới hình thức là kich hát (tuồng, chèo, cải lương). Sau khi Pháp vào Việt Nam thì kịch nói bắt đầu xuất hiện. Nhưng các vở kịch vẫn còn chưa thoát được hai cái bóng: cái bóng của sân khấu kiểu cũ và cái bóng của văn học.

    Văn chương – Thơ ca là loại hình nghệ thuật có nền tảng vững chắc nhất, đặc biệt là các thể loại thơ ca. Người dân Việt dường như sinh ra để làm thơ. Từ những câu ca dao dân gian đã đạt được trình độ làm thơ tinh tế và không kém phần bác học.

    Thơ chữ Hán nước ta cũng đạt không ít thành tựu. Thơ chữ Nôm là phát triển đỉnh cao của văn học phong kiến. Phong trào Thơ Mới là một cuộc cách tân thơ toàn diện và cũng là đỉnh cao từ trước tới nay.

    Truyện thích ứng với môi trường và để lại nhiều tác phẩm độc đáo. Nhưng các truyện ngắn cho tới nay hầu như chỉ tập trung ở trường phái lãng mạn và hiện thưc. Riêng về tiểu thuyết thì đáng tiếc chưa phát triển xứng tầm ở Việt Nam. Ngay từ tiểu thuyết chương hồi thời phong kiến cho đến tiểu thuyết hiện đại, các tác phẩm vẫn còn rất sơ sài, kém về kết cấu và không có tầm tư tưởng lớn.

    Điện ảnh là một lĩnh vực nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù nước ta có sản xuất vài bộ phim nhưng chưa có bộ phim nào có tầm cỡ lớn. Nhưng dù sao, đây là một lĩnh vực hoàn tòan mới, chưa từng có và cũng cần có thêm thời gian để phát triển.

    Sự thiếu hệ thống ở các lĩnh vực nghệ thuật hiện nay chung quy lại cũng vì trình độ học vấn và tư duy tự do của dân mình chưa cao, khiến cho: người viết thì không đủ sức thuyết phục, trong khi người đọc lại thi dễ bị lôi kéo vì không có lập trường vững vàng. Để xây dựng một nền nghệ thuật có chất lượng ở Việt Nam, trước tiên phải cải thiện các vấn đề về dân trí, phát huy cách tư duy tự do ở mỗi người, dù người đó có là khán giả hay độc giả.

    Khuê Đăng

    http://danlambaovn.blogspot.com/2011...tang-chat.html

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Nhìn vào nền nghệ thuật Việt Nam, ta chỉ thấy nó manh mún, thiếu tính hệ thống và ít sức sáng tạo.
    Em đoán là tại vì quen đi cọp dê của người khác nên nó thành ra thế.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Để xây dựng một nền nghệ thuật có chất lượng ở Việt Nam, trước tiên phải cải thiện các vấn đề về dân trí, phát huy cách tư duy tự do ở mỗi người, dù người đó có là khán giả hay độc giả.
    Kết luận mơ hồ. Lười suy nghĩ hay là viết cho có ? Tự do tư duy là cái gì ? Là được tự do suy nghĩ và chọn lựa ? Tác phẩm nghệ thuật nào sáng tác ra cũng bị kiểm duyệt. Dĩ nhiên đó là điều cần thiết và chức năng của chính quyền trong một xã hội. Tuy nhiên, thành phần có chức sắc kiểm duyệt hiện nay một là không có khả năng, hai là chỉ làm việc theo sự chi phối của bên trên. Cái gì được đưa ra công chúng đều được sàng lọc bằng chính trị. Báo chí và truyền hình, truyền thanh, những phương tiện căn bản nhất đưa nghệ thuật đến với công chúng đều nằm trong tay chính quyền. Bộ văn hóa thì chính trị hóa nghệ thuật ngay từ sơ khai, thì dù khả năng sáng tác có tiến bộ như thế nào vẫn không phát triển được. Người sáng tác không hoàn toàn quyết định được nội dung sáng tác của mình, còn độc giả hay người thưởng thức thì chỉ quanh quẩn bên những cái thứ nghệ thuật được bày bán. Dân trí không cần cải thiện, "tư duy" không cần tự do. Điều cần là cái tự do căn bản và nhân bản. Cái quyền công dân bình thường. Tự nhiên nghệ thuật sẽ thuận đà mà phát triển.
    Last edited by Triển; 11-25-2011 at 09:08 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Tôi thấy thằng cha tác giả Khuê Đăng này chỉ viết cho có rồi đăng lên cho thành bài . Vậy mà cũng có người mang về dán lên, thật chẳng ra làm sao hết cả .

    Ngay cả cách dùng chữ như "tiểu nhược" , "Âm nhạc Việt được ký âm bằng ngũ cung", "tầm phổ"....thật chẳng ra làm sao mà cũng khuân vác về đây, cái chị Tút này thật là tệ quá.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  5. #5
    Lotus
    Guest
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Em đoán là tại vì quen đi cọp dê của người khác nên nó thành ra thế.
    Ừ , đi cọp cái đồ mà Đông Đưc´ và Liên Xô đã bỏ vào thùng rác, cho nên nó ra thế.

    Rôt´cuộc thì phải dựa vào ngươì da trăng´ mơí có chỗ để sông´, mơí có thể xin viện trợ, ODA, hay là để tồn tại, vậy mà vẫn tự sương´, tưởng mình là ai cái đó mơí là lạ .

  6. #6
    Lotus
    Guest
    Quote Originally Posted by gun_ho View Post
    ...
    Mâý chục năm nay, tôi không đọc các bài khác ngoài sách báo Đức, Anh, Pháp, vì lý do nghề nghiệp. Mơí thỉnh thoảng đọc lại tiếng Việt trong vòng 2 năm nay thôi. Tôi học trung học và đại học bên Đức, không học bên VN, cho nên thâý có vài chử lạ .

    Có vài câu trong bài trên tuy tôi không đồng ý hoàn toàn, tuy nhiên cũng không bỏ phần đó ra .

    Ai thích thì đọc, không thích thì thôi.

    Ở nước nào thì phải rành ngôn ngữ nước đó. Chư´đâu thể ở Mỹ, làm công dân Mỹ mà không học ngôn ngữ Mỹ, chỉ nói tiếng Việt.

  7. #7
    Lotus
    Guest
    Quote Originally Posted by gun_ho View Post
    ...
    Ngươì Việt ở các vùng khác nhau trên thê´giơí cũng không dùng danh từ luôn luôn y chang nhau. Cho dù vì thê´nào đây nữa, cũng không nên phán xét một cách độc tài.

    Có một cái mà chúng ta nên học thêm, đó là lịch sự.

  8. #8
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Chị Tút

    Chữ nhược tiểu thì cha này lộn lại thành "tiểu nhược" làm tôi nghĩ đến chứng đái ướt chân, không bắn xa được.

    Âm nhạc Việt được ký âm bằng ngũ cung là sao ? Chị Tút có hiểu hay không ? Tất cả các môn nghệ thuật, văn hóa Việt được top góp và nhận định vội vàng có tính chất instant noodle dành cho kẻ làm biếng suy nghĩ rồi đi đến một kết luận mơ hồ, lười suy nghĩ (@ Triển) vậy mà chị cũng đọc và bưng về đây dán lên .

    Tôi mà là Mod, tôi tháo bỏ ngay cái bài xàm này và cảnh cáo chị cái tội cửu vạn bừa bãi.

    Chị thông cảm, nếu ngồi im không nói thì chị cứ vác về mãi.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  9. #9
    Lotus
    Guest
    Vậy thì thơ / nhạc Việt luôn đảo từ ngữ , thì ông nói làm sao ? Nêú có gì không chính xác thì nêu ra chỗ không chính xác, thay vì chửi bơí thiêú lịch sự.

    Hãy nhìn lại ngôn ngữ mà ông sử dụng, trước khi chỉ trích ngươì khác.


    Google thử thì ra tiểu nhược là ngôn ngữ của ngươì bên VN. Ngay cả trong báo chính phủ CHXHCNVN cũng có dùng.

    Tôi thì dùng "nhỏ, bé, yêú, kém" thay vì nhược tiểu, vì không quen dùng từ Hán Việt.
    Last edited by Lotus; 11-26-2011 at 12:17 PM.

  10. #10
    Lotus
    Guest
    Nhược tiểu = nhỏ và kém, vưà nhỏ vưà kém, bởi vì không phải nhỏ thì đồng nghĩa là kém. Có những trường hợp tuy nhỏ tuy nhiên vẫn phát triển nhiêù và phát triển mạnh.


    Tuy nhiên xem ra ngươì bên VN sau này hay ghi "tiểu nhược" . Ví dụ :


    Tại sao dân Việt mắc chứng tiểu nhược?
    ...

    Xét về dân số, Việt Nam đứng thứ 15 với 84,402,966 người (so với 236 quốc gia khác)

    Nhìn những con số từ FBI Factsbook trên, ai dám nói rằng Việt Nam là một nước nhỏ?

    Nhưng tại sao dân tộc ta vẫn mang tư duy tiểu nhược?

    Bị đô hộ lâu quá?

    Bị đè đầu cỡi cổ lâu quá?

    Bị áp bức bóc lột lâu quá?

    Bị đàn áp lâu quá?

    Bị bịt miệng bịt mắt bịt tai lâu quá?

    Hay vì chúng ta không biết chúng ta là ai?

    Hay vì chúng ta không có lòng tự tôn dân tộc?

    Hay vì một cái gì khác?

    Tại sao?

    Tại sao?

    Tại sao?



    http://blog.demifantasy.com/?p=639

 

 

Similar Threads

  1. Facebook Việt xôn xao tranh 'lạ' về Việt Nam
    By Ba Ếch in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 12
    Last Post: 10-18-2011, 10:01 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:06 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh