Register
Page 4 of 4 FirstFirst ... 234
Results 31 to 40 of 40
  1. #31
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Ở SJ hôm bữa còn thấy tiệm cầm đồ VN nữa. Tui không có vấn đề với netter Bắc nhưng tui dị ứng với giọng Bắc HN mới trọ trẹ khó chịu.

  2. #32
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Mời bà con xem cái này lấy trong internet archive vì site du học đó bị hack, xem dân du học sang đây làm trò gì và ăn nói thế nào, tui cũng chưa đọc lại sặc mùi chống đế quốc.


    Sau hai ngày nhịn đói nhịn khát, cùng cậu bạn chạy ngược chạy xuôi để đổi vé máy bay bay đi Hàn quốc cho cậu này, do chuyến bay bị hủy vì bão tuyết, cuối cùng chiều ngày 27-12, cậu bạn cũng leo lên được máy bay đi Hàn quốc. Sau khi ngồi chén một bữa chia tay cậu bạn tại sân bay, 1h30 chiều (EST), anh phóng xe như điên về nhà cất xe, rồi lập tức lóc cóc tay xách nách mang đi subway quay trở lại sân bay để bay về phía Tây: San Francisco.

    Ra lại sân bay vào lúc 3 giờ chiều (EST) , bọn tay sai tư bản dốt nát hướng dẫn những hành khách nào có electronic ticket có thể tự check in, anh lò dò ra self-check in machine chỉ để phát hiện ra hệ thống máy tính tồi tàn của sân bay không cập nhật chuyến bay Boston - San Francisco. Thế là đành phải nuốt giận quay ra xếp hàng để một con mụ vừa đen vừa hôi check mình in. Sau khi check in xong, đi qua cửa kiểm soát và ngồi ngáp rất lâu, thì nhận được một thông báo xanh rờn : "Chuyến bay đi San Francisco bị hoãn lại một tiếng." Tiếp tục ngồi ngáp. Đến 6 giờ chiều mới leo lên được máy bay. Suốt cả chuyến bay 6 tiếng đồng hồ, bọn hàng không bần tiện cho hành khách xơi mấy miếng thịt mà giá có đem cho mèo ăn thì nó vẫn cứ thấy đói. Không hiểu do phép lạ kỳ diệu nào, chuyến bay vẫn đến San Francisco gần đúng giờ dự định, khoảng 9 giờ tối giờ California (Pacific time), tức là khoảng 12 giờ đêm ngày 27, rạng ngày 28 giờ EST.

    Vừa đói vừa buồn ngủ, anh leo ra xe shuttle bus để đến quầy cho thuê xe ô tô. Mặc dù là khách hàng Blue Chip của Thrifty và đã đặt thuê xe trước đó cả tháng, nhưng anh vẫn phải xếp hàng gần một tiếng đồng hồ mới lấy được xe, vì bọn nhân viên hãng thuê xe hôm đó là một lũ lười, phục vụ mỗi khách hàng mất 30 phút. Dân tộc Mỹ là một dân tộc đặc biệt thích xếp hàng. Giá Azit Nexin mà sống lại và qua Mỹ, thì ông sẽ viết một tác phẩm" Xếp hàng" mới mà chuyện xếp hàng ở Thổ phải gọi là cụ.

    Cuối cùng cũng lấy được xe ô tô, một chiếc Dodge đời 2003 mới lăn bánh khoảng 2000 dặm, leo lên tẹt ga tẹt số làm đúng một vòng rưỡi bãi đậu xe vì ... không tìm được lối ra. Bọn Tư bản thật là dốt nát, làm cái biển chỉ lối trong bãi đậu xe cũng không nên thân. Rốt cục do tinh thần tuổi trẻ sáng tạo, anh cũng tìm thấy lối ra, sau đó nhờ giời đúng 5 phút sau thì lái về tới khách sạn đã đặt trước ở South San Francisco.

    Sau khi tắm giặt xong xuôi, nhìn đồng hồ thì đã quá giờ mở cửa của các restaurant. Lại một khía cạnh nhà quê của nước Mỹ: Ở Mỹ rất ít nhà hàng mở cửa quá 10 giờ tối, thường khoảng 9h30 là đóng cửa. Tất nhiên là ở các thành phố lớn thì có một số ít nhà hàng mở cửa khuya, nhưng phải là thổ dân thì mới biết chỗ. Lái xe trong cảnh buồn ngủ, đói, mệt để đi tìm một nhà hàng còn mở cửa vào 11h đêm ở San Francisco không phải là một viễn cảnh tươi đẹp, nên anh chui vào bar của khách sạn làm một miếng Beefsteak với bánh mì và khoai tây, vừa xơi vừa chửi thầm chủ nghĩa đế quốc nhà quê, đến mở nhà hàng đêm cũng không biết cách.

    Cơm no rượu say, định đi gọi điện thoại về bờ Đông tán phét, thì phát hiện ra mình quên cụ nó số điện thoại ở nhà. Định vào Internet lấy số điện thoại, thì hóa ra laptop của mình hồi đó tới giờ toàn dùng cable, không cài software để dial-up. Thế là anh quyết định phải đi ngủ một phát đến 12 giờ trưa hôm sau cho bõ ghét. Không ngờ sáng ra, do tính keo cú, nghĩ rằng mình bay mấy ngàn dặm đến đây nằm ngủ thì cay quá, nên anh bò dậy, leo vào ô tô phóng vào San Francisco.

    Nhà cửa của San Francisco được xây dựng trên các sườn đồi, chủ yếu là kiến trúc theo kiểu thuộc địa, màu hồng, nâu nhạt, vàng, trắng với những mái vòm, cửa sổ vuông, nhìn vui mắt hơn hẳn kiểu kiến trúc bằng gỗ và gạch đỏ nặng nề của các thành phố bên bờ Đông.

    Highway buổi sáng cũng vắng, nên 15 phút sau anh đã xuất hiện ở Chinatown. Ở San Francisco có xe điện bánh hơi như kiểu trolley-bus của Nga và một loại tàu điện chạy đường ray cổ đến tàu điện Việt nam cũng phải gọi bằng cụ, nhưng công bằng mà nói thì đẹp hơn tàu điện Việt nam. Đường phố SF mặc dù vướng những loại xe này, nhưng vẫn dễ lái xe hơn ở New York nhiều. Sau khi bị lừa mất 25 xu ở một cái đồng hồ đậu xe bị hỏng, anh quyết định không đậu xe ở đó nữa mà chạy qua Mason Street và kiếm được một chỗ đậu xe free rất tốt. Vác theo một máy ảnh và rất nhiều ống kính, anh bắt đầu chuyến thám hiểm San Francisco bằng một bữa chén dimsum ở nhà hàng Four Seasons ở Grant Street. Mặc dù thức ăn không ngon lắm, nhưng anh vẫn chén 8 đĩa dimsum cả tôm lẫn thịt để bù cho mấy hôm đói khát. Chén xong, đi lang thang một lúc trong Chinatown thì trời đổ mưa cực to. Thế là anh đành cắn răng mua một cái ô để che đống máy ảnh và đồ nghề rồi lui cui quay trở lại ô tô. Đành phải tạm dẹp chương trình tham quan Golden Gate, mấy cái park và vịnh San Francisco đến hôm sau, vì mưa to thế thì có khỉ gì mà xem.

    Trên đường lái xe về khách sạn, thấy biển trên highway chỉ San Jose, nghĩ bụng: "Về ngủ thì thằng ngu nào mà chả làm được. Bây giờ đi tới San Jose chơi cho chúng nó chết.", thế là anh liền tẹt ga đi tiếp. Qua thành phố San Carlos, thấy phía dưới highway có BestBuy (một chuỗi siêu thị chuyên bán hàng điện tử, máy tính ở Mỹ), sực nhớ ra mình cần dial-up software cho laptop, anh lật đật chạy ra khỏi exit, sau 15 phút lại lao lên highway chạy tiếp, trong túi có thêm một mớ CD và bản đồ. Trời vẫn đổ mưa tầm tã. Ở cái nước Mỹ nhà quê của cái dân Mỹ nhà quê này, hễ cứ mưa là trên highway có tai nạn. Lần này cũng không ra ngoài quy luật. Hai thằng ngu đâm vào nhau làm tắc cụ nó một chục dặm đường, do tai nạn thì ít, mà do bọn nhà quê cố tình chạy chậm lại để xem tai nạn thì nhiều. Highway ở bờ Tây tuy lớn, nhưng dân tình chạy vẫn chậm, và bọn Mỹ phía Tây cũng có thói xấu là lái xe chạy rất chậm ở lane ngoài, nên lái xe khá khó chịu. Bọn Mỹ tưởng cái hành động bò 60 -70 dặm một giờ (khoảng 96 - 112 km/h) trên highway là "lái xe" thì thật là tội nghiệp cho nước Mỹ.

    Đến San Jose, trái tim của Sillicon Valley, trời vẫn tiếp tục mưa, vì thế anh làm một vòng city tour bằng ô tô. Nhà cửa vùng ngoại ô San Jose nhỏ, chủ yếu là nhà một tầng, thảng hoặc mới có một vài ngôi nhà hai tầng. Trên các đại lộ ở trung tâm thành phố cũng có một vài cao ốc, nhưng do đất rộng, nên ở đây không có xu hướng xây nhà chọc trời như bên bờ Đông nước Mỹ. Sau khi loanh quanh chán, anh ghé vào quán Đặc sản Cá 9 món của Việt nam trên đường Santa Clara làm một chầu Cá nướng lá lốt và cháo cá. Chén xong, anh phóng xe về South San Francisco.

    Về đến khách sạn, sau khi cài software vào laptop, nối vào Internet, lấy được số điện thoại và gọi về bờ Đông tán phét xong, anh lăn ra ngủ 2 giấc. Đến khoảng 8h30 tối, anh lại chạy vào làm một cú SF bynight. Ở San Francisco, nightlife có vẻ sầm uất hơn các thành phố bên bờ Đông như Boston và New York city. Trên đường Broadway, tụ điểm của tệ nạn xã hội của SF, dân tình đi lại tấp nập từ chập tối cho tới hai giờ sáng. Các XXX shop và club ở đây trang trí rực rỡ và mở công khai chứ không phải dấm dúi như ở bờ Đông. Giá cả ở đây cũng mềm hơn và có nhiều hoạt động phong phú hơn. Có một vài khách sạn có massage Thailand và Tàu thì hết sức kín cổng cao tường, muốn vào đến quầy tiếp tân phải đi qua mấy lần cửa có lưới thép và có camera theo dõi từ bên trong. Quanh khu vực này cũng có mấy hiệu sách cũ bán nhiều sách đủ các thể loại cũng khá hấp dẫn. Ở SF cũng có một vài club chơi nhạc sống, chủ yếu là Jazz khá hay. Có một vài club đòi hỏi phải dress code, tức là phải ăn mặc tử tế, không được mặc quần jeans, đi giày thể thao. Bọn mấy club loại này thì anh nhổ toẹt vào. Sau khi loanh quanh mấy tiếng đồng hồ và mất kha khá tiền, anh chuồn về khách sạn. Thế là hết ngày 28.

    Ngày mai mà trời không mưa thì anh sẽ đi ra Golden Gate, còn mưa thì anh sẽ đi Sacramento.

    -----------------------------------------------

    Sáng 29-12, mở mắt ra thấy trời nắng đẹp, thế là sau một bữa chén rất no tại khách sạn, anh phóng xe đi Golden Gate. Dưới chân cầu Golden Gate phía bờ San Francisco là khu Presidio Park và Golden Gate Park với những scenic drive (những con đuờng để lái xe ngắm cảnh) rất đẹp, quanh co trong núi đồi và những rừng thông của khu public park, trong đó có con đường 49 scenic drive dài 49 dặm (78.4 km) chạy dài từ trong downtown San Francisco ra tới đây. Trong khu vực này cũng có những khu nhà nghỉ, sân tennis, tiện nghi giải trí ... cho bọn đế quốc tư bản giàu có một cách hỗn láo hưởng thụ. Sau khi lái xe một vòng dọc bờ Thái Bình Dương, xuống Fort Point ở chân cầu Golden Gate, anh phóng xe lên cầu về phía bờ bên kia, town Marin.
    Last edited by angie; 11-27-2011 at 02:51 PM.

  3. #33
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Cầu Golden Gate không có màu sắc lãng mạn như trong các bức ảnh chụp được phổ biến trên khắp thế giới, mà được sơn một lớp sơn chống gỉ màu đỏ quạch. Chắc chắn là bọn chụp ảnh đã dùng kính lọc màu và kỹ thuật phòng tối để làm cho Golden Gate có màu sắc hấp dẫn như trong ảnh. Golden Gate là một cầu treo dài 1,7 dặm (2737 m) tính cả lối lên cầu, kiến trúc không có gì đặc sắc. Có lẽ chiếc cầu này nổi tiếng vì nó được xây từ năm 1933 đến 1937, vào thời kỳ Đại khủng hoảng của kinh tế Mỹ, và khi người ta dự định xây nó, thì có hơn 2000 vụ kiện của bọn ngu dốt trong chính quyền bang California và những bọn ngu dốt khác gây ra để ngăn chặn việc xây cầu. Bọn ngu dốt đó (nếu còn sống) và con cháu của chúng sẽ đời đời hổ thẹn vì việc làm ô nhục của chúng. Dân Mỹ là một dân tộc khốn nạn, rất ưa thích việc kiện cáo. Ở đây, everybody sues everybody because of everything, nói chung xã hội Mỹ là một xã hội thối nát, nhố nhăng.

    Sang phía bờ Marin, anh lái xe xuống khu vực U.S Coast guard để ngắm cảnh và chụp ảnh. Con đường từ trên cầu xuống khu vực U.S Coast Guard tuy ngắn nhưng uốn khúc trên sườn núi rất đẹp với những rừng thông xanh thẫm dọc theo ven đường và biển Thái Bình Dương ở phía bên kia. Làm vài kiểu ảnh, ngắm cảnh chán chê, anh lại leo lên xe phóng về phía bờ San Francisco. Cầu Golden Gate là một cái cầu rất đểu, lái xe từ San Francisco sang Marin thì không sao, nhưng lái theo chiều ngược lại thì bị mất $5 tiền cầu, y như rạp xiếc không thu vé vào cửa, nhưng lại thu vé ra cửa. Qua lại bờ San Francisco, sau khi park xe vào một bãi đậu xe giữa Fort Point và Golden Gate Gift shop, anh leo lên cầu đi bộ, ngắm cảnh. Thành phố San Francisco với những khu nhà rải rác trên các sườn đồi và Bay Bridge (cầu bắc từ San Francisco qua Oakland, qua vịnh) nhìn từ Golden Gate là một khung cảnh tuyệt đẹp. Đi bộ một vòng qua phía bên kia cầu rồi quay trở lại, đắc chí vì lần này mình đã quỵt được của chủ nghĩa đế quốc $5 tiền cầu do đi bộ 3.4 dặm (5.44 km) , anh quay lại xe ô tô, chạy xuyên qua Japanese town của San Francisco, vào khu trung tâm.

    Khu trung tâm của San Francisco rất đẹp, với những tòa nhà hiện đại, đường phố rộng rãi, và công bằng mà nói thì đường phố San Francisco sạch sẽ, ít rác rưởi hơn các thành phố bờ Đông như Boston, New York ... nhiều. Đang mùa bán hàng sale (bán hàng hạ giá), nên bọn dân Mỹ bần tiện đi lại mua sắm tấp nập, trông khá vui mắt. Ông già, bà cả, nam thanh nữ tú mua được hàng đại hạ giá, tay xách nách mang những túi và hộp carton hàng hóa, mặt mũi đờ đẫn vì niềm vui mua được hàng rẻ, miệng nở những nụ cười ngô nghê như Thị Nở được mùa, trông mà phát tởm.

    Tuy nhiên, chỉ vòng qua một vài block đằng sau những con đường chính, một nước Mỹ khác sẽ hiện ra trước mắt chúng ta: nước Mỹ của những người bình dân khốn khổ. Trên những con đường này, những người bất hạnh quây một vài tấm carton nhỏ xíu lại thành một chỗ che chắn tạm bợ, ngồi ở trong thò cả đầu ra ngoài, để tạo thành một chốn qua đêm ngay trên đường phố. Sáng hôm sau, họ lại phải xếp gia tài nghèo nàn chỉ gồm có những tấm carton rách nát, cũ sờn lại, tìm chỗ trốn chui trốn lủi tránh cảnh sát, cho đến khi màn đêm hạ xuống.

    Trên đường Market Street, góc ngã tư với 5th Street, cứ chiều chiều là có một đám đông bày ra hàng chục bàn cờ vua để chơi giải trí, ai muốn chơi cũng được, chỉ chơi cho vui chứ không ăn tiền, tuy nhiên cũng có đồng hồ bấm giờ như trong thi đấu thật. Nói chung đám chơi cờ ở đây cũng không cao thủ mấy, nên sau khi loặng quăng một lúc, anh bỏ đi ăn trong một quán Nhật. Bọn này bố láo, bán cá sống không được tươi như các quán Nhật anh vẫn ăn ở bên bờ Đông, mà lại đắt lè lưỡi.

    Sau khi chén xong, anh về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một chuyến đi dài hơn vào ngày hôm sau.

    Sáng ngày 30-12, trời đất San Francisco xám xịt, nhưng anh không cần, vì chương trình ngày 30-12 của anh là đi Sacramento, một thành phố cách San Francisco khoảng 91 dặm (145.6 km) để thăm Sacramento Wingchun Kungfu Association (Hiệp hội Vĩnh Xuân Sacramento), là một võ đường được tạp chí Inside Kungfu của Mỹ đánh giá là khá. Thực ra đây là một trong những mục đích chính của việc anh đi về miền Tây nước Mỹ trong kỳ nghỉ Xmas này, vì trong suốt cuộc đời lang thang phiêu bạt của mình, anh rất thích la cà ở các võ đường, lò võ ở Việt nam cũng như trên khắp thế giới để trao đổi học thuật, nếu bằng mồm mép không xong thì sử dụng đến chân tay

    Đoạn đường I-80 từ San Francisco đến Sacramento khá đẹp, chạy vòng vèo qua vùng đồi trồng nho làm rượu vang của bang California, phong cảnh gần giống như những vùng làm rượu vang ở Hessen và Saarland ở miền Tây nước Đức. Trên những sườn đồi cỏ xanh, có những đàn bò gặm cỏ. Thỉnh thoảng lại gặp một vài trại nuôi ngựa với những chú ngựa đua cao lớn lang thang trên đồng cỏ. Phong cảnh vùng này rất đẹp và thanh bình, làm anh băn khoăn không hiểu tại sao giữa phong cảnh hòa bình và êm dịu thế này lại có thể nảy nòi ra một cái giống hiếu chiến, đê tiện và đểu cáng gọi là người Mỹ.

    Bọn nông dân nhà quê vùng này cư xử trên highway một cách rất mất dạy. Theo luật giao thông, lane ngoài cùng bên trái là passing lane, nghĩa là chỉ dùng để vượt các xe khác, rồi chuyển vào trong, hoặc là dành cho những người chạy rất nhanh. Nhưng bọn nông dân Ivan Con nông phu ở cái vùng này luôn luôn tìm cách bò ra lane ngoài cùng, chạy chậm như rùa để gây cản trở giao thông. Thậm chí bấm còi vào mặt chúng nó cũng như nước đổ đầu vịt. Thật là một lũ vô liêm sỉ, không biết ngượng, không biết nhục. Bọn ở bờ Đông tuy tồi tệ, nhưng đến khi bị nháy đèn pha hay bấm còi vào mặt, ít nhất là nó còn biết nhục mà dẹp vào lane trong cho người ta đi. Đằng này bọn chăn bò miền Tây, đã không biết lái xe thì chớ, cũng không biết điều dẹp vào cho người biết người ta lái.

    Đến Sacramento, sau khi chén một bữa, nghỉ ngơi, thư giãn xong, anh tìm đến võ đường của Hiệp hội Vĩnh Xuân Sacramento, thì thấy nó là một phòng trong một khu nhà bẩn thỉu như nhà kho bị bỏ hoang, đóng cửa im ỉm. Đọc trên tấm biển quảng cáo phía ngoài, thấy nó chiêu sinh đủ thứ nhảm nhí, như thế chắc không phải là võ đường tốt, vì những người nghiên cứu võ thuật thực sự thì không ai quảng cáo nhảm nhí cả.

    Thất vọng tràn trề, anh lái xe vào downtown Sacramento, làm một vòng city tour trong làn mưa mù mịt, rồi leo lên highway I-80 West quay về San Francisco. Ra khỏi Sacramento một đoạn, thấy trên highway có biển chỉ đường đi Reno. Thành phố Reno ở bang Nevada là một thành phố nổi tiếng là làm thủ tục ly dị dễ nhất nước Mỹ, trước đây có tờ báo lá cải nào đó đăng rằng tại Reno có những máy ly dị tự động đặt trên đường phố, chỉ cần bỏ tiền vào và nhập số liệu là nó in ra đủ mọi giấy tờ thủ tục cho việc ly dị. Ngày xưa đọc truyện trinh thám về luật sư Perry Mason cũng hay có nhắc đến Reno. Vì thế thấy biển chỉ đường đi Reno, anh lại nổi máu tò mò, muốn đi xem một phát cho biết. Nhìn distance chart trên bản đồ đặt cạnh ghế lái, thấy Reno cách Sacramento 133 dặm (212.8 km), anh làm ngay một phép tính : 133 dặm lái xe chậm lắm thì cũng chỉ mất hai tiếng, sau đó quay về San Francisco từ Reno quãng đường dài 224 dặm (358.4 km) chậm lắm cũng chỉ mất 4 tiếng, thế là mất 6 tiếng đi đường, còn lại có thể chơi 4, 5 tiếng ở Reno, mất khoảng 10, 11 tiếng. 7 giờ sáng hôm sau anh mới phải lên máy bay từ San Francisco, còn thừa thời gian. Thế là lao ra khỏi exit gần nhất, một cú ngoặt gấp, quay trở lại I-80 East nhằm thẳng hướng Reno (Nevada)


    Khi qua khỏi thành phố Applegate, con đường bắt đầu dấn sâu vào vùng núi ngăn cách giữa hai bang California và Nevada, hai bên là những rừng thông ôn đới xanh thẫm, mặc dù hiện giờ đang là mùa đông ở Bắc Mỹ. Càng lên cao, con đường càng quanh co, hiểm trở, và lác đác bắt đầu có bông tuyết rơi. Qua khỏi Applegate một đoạn, bỗng nhiên đường bị tắc, đoàn xe chỉ còn bò đi với tốc độ 20 MpH (32 km/h). Anh thầm chửi trong lòng "Chắc lại thằng ngu nào bị trượt trên tuyết gây ra tai nạn, còn những thằng ngu khác thì dừng lại xem nên gây tắc đường", nhưng mãi sau mới biết là do nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn nhiều. Càng lên cao, tuyết rơi càng nặng.

    Sau khi bò có giời mới biết là bao nhiêu tiếng đồng hồ lên tới town Dutch Flat, vào trạm xăng đổ xăng, thấy có biển đề "chain service", anh không hiểu tại sao bọn nó lại đề biển này ở đây làm gì, vì ai chả biết trạm xăng Chevron, Mobil, Shell ... nào ở Mỹ chả là một chuỗi các trạm xăng của các công ty, việc gì phải quảng cáo nữa. Hoá ra "chain" ở đây có nghĩa khác.

    Đổ xăng xong, tiếp tục lao về hướng Đông, con đường càng ngày càng dốc đứng lên và các khúc quanh giữa các vách núi càng lúc càng gấp khúc. Radio thông báo có bão tuyết trong vùng núi. Lúc này anh mới hiểu tại sao có hiện tượng tắc đường : các xe chạy trên đường, chủ yếu là xe tải chở hàng xuyên bang, lần lượt dẹp vào bên đường, cuốn xích vào bánh xe để chuẩn bị qua đèo trong bão tuyết. Vốn tự tin vào kinh nghiệm lái xe trong các cơn bão tuyết khủng khiếp của vùng New England, kinh nghiệm cầm lái trên những vùng núi rừng hiểm trở ở Adirondack vùng upstate New York, Vermont, New Hampshier, Maine, biên giới Canada và các khu bảo tồn người da đỏ ở vùng rừng núi phía Bắc bang Pelsynnvania, anh định lái xe qua đèo không cần xích. Nhưng được một đoạn, có một trạm "chain control" (lúc này anh mới hiểu "chain" là dây xích chứ không phải là chuỗi các trạm xăng ), chặn tất cả các xe lại, cho biết là chỉ trừ các xe SUV hai cầu, all-wheel driver có lắp lốp đi tuyết thì mới có thể qua đèo không cần cuốn xích. Lúc này anh lại càng thấy nhớ chiếc Jeep Grand Cherokee của mình đang ở bờ Đông nước Mỹ. Đành phải cắn răng quay lại Dutch Flat mua xích cuốn vào hai bánh xe trước của chiếc Dodge, rồi tiếp tục lên đường. Đây là một town nhỏ, có mỗi một trạm xăng, nên anh không mua được xích tốt, mà phải mua xích Tàu đểu với giá đắt gấp đôi giá bình thường trong các cửa hàng bán phụ tùng ô tô.

    Khi xem bản đồ, anh chỉ xem khoảng cách mà quên mất không xem bình độ. Lúc đổ xăng, xem lại bản đồ mới biết vùng đèo này cao hơn 7000 feet (hơn 2300 m) so với mặt biển. Ngay cả đối với một người không xa lạ gì với những con đường chất lượng kém hơn, hẹp hơn với những đèo dốc hiểm trở như đèo Sài Hồ qua ải Chi Lăng ở Lạng sơn, đèo Cả, đèo Cù Mông, đèo Rù Rì, đèo Hải Vân trên đường xuyên Việt, đèo Ngoạn mục từ Phan Rang lên Đà lạt ..., thì con đường vượt đèo từ California qua Nevada trong bão tuyết cũng khá nguy hiểm. Mùa hè, con đường có thể sẽ rất đẹp với những đèo dốc quanh co uốn lượn và những vực thẳm. Nhưng trong một tối mùa đông, bão tuyết mù mịt thì đường đèo là một thử thách lớn. Xe có cuốn xích vào bánh nghiến xuống mặt đường kêu to như xe tăng, nhưng được cái an toàn, mặc dù đôi khi vẫn cảm thấy những cú trượt nhẹ của bánh sau không cuốn xích. Đoạn cuối của đường đèo đổ dốc liên tục, luôn luôn thay đổi hướng quanh với những khúc cua khá gấp. Hình như thằng cha Giám đốc Sở giao thông Công chính bang California (he ..he..không biết có cái Sở nào như thế không nữa) không đi học Luật giao thông bao giờ, nên trên highway không thấy biển báo Hướng cong và Độ cong trước khi đến khúc cua, làm cho các lái xe càng phải phát huy khả năng phán đoán.

    Vừa xuống khỏi 5 dặm dốc nhất của đường đèo, thì xích bên bánh trái của anh bị đứt (tiên sư hàng Trung quốc). May mà đã xuống khỏi đoạn nguy hiểm nhất của đèo, đành phải tháo nốt xích bên kia ra, rồi cứ thế đi tiếp. Được một đoạn, ra khỏi vùng núi, thế là thở phào. Vừa qua khỏi địa giới bang Nevada một đoạn đã thấy quảng cáo của các sòng bạc lòe loẹt hai bên highway. Đi thêm một đoạn nữa, có các casino rải rác bên đường. Thời tiết phía Nevada khô ráo, ấm áp, mặt đường tốt, thế là anh tẹt ga, tẹt số nhằm thẳng hướng Reno. Gần đến nơi, suýt nữa thì sa bẫy một chú cảnh sát làm anh hùng Núp ở sau bụi cây trên bãi cỏ ngăn cách hai chiều của highway, may mà phát hiện ra kịp. (bọn cop Mỹ cũng đặc biệt thích nấp ở trong bụi cây, các chỗ khuất và các bãi vắng, làm anh hùng Núp như cảnh sát giao thông ở nhà nấp sau cột điện).

    Xa xa, nhìn từ trên highway đã thấy những ánh đèn màu sặc sỡ đủ các màu của các hotel - casino của Reno. Hai bên đường ở đại lộ Virginia ở trung tâm Reno toàn là các hotel - casino với ánh đèn lòe loẹt, nhìn từ xa thì hấp dẫn, nhưng xuống gần thì cũng chả có tuồng gì, y như Atlantic city ở New Jersey bên bờ Đông. Sau khi làm mấy vòng city tour cả bằng ô tô lẫn đi bộ, chả thấy cái máy ly dị tự động chó chết nào, mấy sòng bạc ở đây thì kém hơn hẳn so với Las Vegas, anh quyết định chuồn về San Francisco.

    Bây giờ mới là lúc nan giải, vì đã gần nửa đêm, chả còn cửa hàng nào mở cửa, mà anh lại cần phải mua xích mới cho ô tô để qua đèo trở về. Ở lại bên này đèo là điều không thể được, vì 7 giờ sáng hôm sau anh phải lên máy bay ở San Francisco bay về Boston, nghĩa là muộn nhất khoảng 6 giờ sáng phải trả xe ô tô và có mặt tại sân bay. Bão tuyết thì có giời biết bao giờ mới tan, mà đến sáng có mua được xích cũng phải đến 9 giờ, lúc đấy thì bye bye máy bay. Sau khi tìm kiếm một cách vô vọng, anh quyết định lái xe trở về không cần xích. Giả sử bọn "chain control" có chặn lại thì bắt chúng nó phải kiếm xích mà bán cho mình. Phải công bằng mà thừa nhận là bọn dịch vụ công cộng và chính quyền Mỹ đôi khi phục vụ dân khá tốt, nghĩa là mình có khó khăn thì nó còn tìm cách giúp, chứ không đến nỗi "sống chết mặc bay" như bọn dịch vụ công cộng và chính quyền ở một nước khác mà ai cũng biết.

    Thế là anh lò dò lái xe không xích vào vùng đèo trong cơn bão tuyết mỗi lúc một lớn. Gió lốc dựng tuyết thành một bức tường trắng lóa phía trước xe, từng đám bông tuyết đập thẳng vào kính xe và đèn pha lấp loáng, làm tầm nhìn thu hẹp xuống dưới 5m trước mũi xe, mặt đường, dải phân cách và biển chỉ đường bị tuyết phủ trắng xóa như một cánh đồng tuyết, không còn nhìn ra đâu là lane, đâu là đường, đâu là shoulder. Gió to quá, thổi dạt cả xe trên đường, phải giữ tay lái lệch thì xe mới chạy thẳng. Bọn "chain control" chắc là khuya quá, hoặc thấy bão tuyết to quá, trốn cụ nó hết, không còn cơ hội nào mà mua xích, anh cứ thế lái xe đi. Phải vận dụng hết kinh nghiệm về lái xe trong bão tuyết và kỹ năng lái xe mà không sử dụng phanh (lái xe trên đèo trong tuyết dày, xuống dốc đứng mà dùng phanh thì cầm chắc là xuống vực), anh mới lần mò qua được từng khúc cua và từng con dốc của đường núi. Lúc qua đèo, về tới Dutch Flat mới biết là mình còn sống. Xuống tới đồng bằng, mặc kệ mưa rào, anh vẫn tẹt hết ga hết số nhằm thẳng hướng San Francisco. Qua khỏi Sacramento một đoạn, anh tạt vào một exit, nghỉ ngơi, thư giãn 20 phút, rồi lại đi tiếp. Đúng 3h25 sáng ngày 31-12, anh về tới khách sạn, ngủ một phát tới 5 giờ sáng, phóng xe ô tô đi trả cho hãng thuê xe; 3548 dặm trên đồng hồ, tội nghiệp hãng thuê xe, khách hàng nào cũng phá xe như mình thì nó phá sản sớm. Sau đó anh ra sân bay leo lên máy bay về lại Boston.
    Chiều hôm đó, Boston sương mù dày đặc, máy bay phải lượn mất mấy vòng trên trời mới hạ được cánh..

    Xuống sân bay, anh được hưởng cái thú làm "giang hồ cửu vạn", vác cái túi nặng chết cụ nội vì có thêm bộ xích cuốn bánh xe ô tô anh vác về làm kỷ niệm, mặc dù nó đã bị đứt một bên, đi subway về nhà. Thế là chấm dứt chuyến du lịch San Francisco.
    dau_dat
    Nháy theo yêu cầu

    Vietnam
    416 bài

    Đăng ngày*-*04/01/2003*lúc* 0803 * * *
    Đi c

  4. #34
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,595
    Đúng sai không cần bàn cãi, nhưng rõ là có "tư duy tự do." Đi du lịch như thế mới đáng công. Chụp bao nhiêu ảnh cũng không bằng viết một bài như thế - hơi giống kiểu truyện "On The Road" của anh Jack Kerouac, chỉ thiếu chút già dặn để bớt nổ.

  5. #35
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    569
    Quote Originally Posted by angie View Post
    Mời bà con xem cái này lấy trong internet archive vì site du học đó bị hack, xem dân du học sang đây làm trò gì và ăn nói thế nào, tui cũng chưa đọc lại sặc mùi chống đế quốc.
    Angie, đằng ấy chưa đọc ? chưa tóm tắt các điều "anh dzai" này mô tả về miền Viễn Tây trong lần viếng thăm vài ngày ... thì thiệt phí ! Nếu đọc chỉ để biết "mùi" nào mình thích thì lại càng phí thì giờ vàng bạc !

    Với vài ngày mà hắn có thể có cái nhìn khá xuyên xuốt với cách tư duy cố hữu của một anh dzai bắc kỳ ... thời mở cửa kể ra hắn là người có trí tuệ đấy chứ . Như anh Ốc nói đúng sai chả hề gì , tớ thấy hắn nổ còn thua tớ hồi xưa xa lắc ý chứ

  6. #36
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    Nhà iem đọc từ 2003 vừa đọc lại 2 lần rồi ạ.

    ......
    Thêm tí, giống như ông bố có lần xem sách giáo khoa vc dạy về những cánh đồng giồng lúa mì Mỹ, nó viết đồng gì mà có mỗi cái máy cày, có mỗi một tên nông dân làm việc. Ông bảo chúng chê ỏng eo không có tinh thần hợp tác xã tuy nhiên đã gián tiếp tâng bốc cái sự tiến bộ kỹ thuật của đế quốc Mỹ.
    Last edited by angie; 11-27-2011 at 10:13 PM.

  7. #37
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    569
    Tớ đồng ý với lời nhận xét của ông cụ !

    Nhưng tớ nghĩ thế này !!!
    Chữ vc mà sài rộng rãi quá có khi nó lại khiến quần chúng mê vc cũng không chừng !

  8. #38
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    378
    Typical nhận xét của một thằng sinh viên trẻ mới ra nước ngoài (có lẽ bài này hắn viết cho bạn gái), show off and arrogant, nhưng cũng còn có chút tư duy là lâu lâu tỉnh ngộ nên xài: "công bằng mà nói ..." ...
    Cớ dìn của 5Cam

  9. #39
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    Tên đó là bậc anh chị trong diễn đàn du học, viết cho toàn bộ diễn đàn coi.

  10. #40
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    378
    Quote Originally Posted by Angie View Post
    Tên đó là bậc anh chị trong diễn đàn du học, viết cho toàn bộ diễn đàn coi.
    Nếu vậy thì mục đích chính (của hắn) chỉ là propaganda (tuyên truyền)
    Last edited by 6Quit; 11-28-2011 at 12:10 PM.
    Cớ dìn của 5Cam

 

 

Similar Threads

  1. Facebook Việt xôn xao tranh 'lạ' về Việt Nam
    By Ba Ếch in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 12
    Last Post: 10-18-2011, 10:01 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:35 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh