Register
Page 28 of 269 FirstFirst ... 1826272829303878128 ... LastLast
Results 271 to 280 of 2687

Thread: Góc Chiều

  1. #271
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Ông Phạm Văn Bình, tác giả bài thơ, đã hoạt động trong lãnh vực văn nghệ báo chí trước khi ông Phạm Duy phát hiện ra bài thơ "Chuyện tình buồn" đăng trên nhật trình hay một đặc san nào đó. Ngày ấy, có thơ đăng trên báo là ngon lành. Thơ phải hay thì người ta mới chọn đăng.

    Cũng có lý ha. Hồi đó mấy truyện chưởng này đăng câu khách mỗi tuần luôn mà cũng không có nhạc sĩ nào phổ truyện. Chắc truyện này hẩm ngon lành gì sất.


    (* nguồn sau ảnh)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #272
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ****

    Theo em thì "Đời chia hai nhánh sông" là đúng nhứt. Là vì hai câu thơ đi trước, là "Từ khi em lấy chồng. Anh dặm trường mê mãi" đã cho thấy cảnh giới "Đôi ngã chia ly" gồi. Gõ gàng là chỉ có hai ngã thôi. Anh đường anh. Em đường em. Không thấy nơi mô trong toàn bài thơ nói về ngã thứ ba hoặc thứ bốn. Nói giả dụ, là nếu hai người này có con trước khi chia tay thì còn một con đường nữa là "con đường con". Đó là ngã thứ ba vậy.

    Thì như làm vậy, nếu dùng chữ "như" trong câu "Đời chia như nhánh sông" thì không đúng lắm. Là vì chữ "như" có tính ước lệ, ét ti mết, phỏng chừng. Làm người đọc lầm tưởng giòng sông tẽ ra hơn 2 nhánh. Nói giả dụ, như sông "Cửu Long". Sự này không đúng với tình hình tình duyên lúc bấy giờ của tác giả bài thơ. Còn chữ "những" thì cũng mơ hồ tựa chữ "như". Nếu ghép hai chữ này thành "như những" thì càng xa rời thực trạng cuộc tình năm xưa của tác giả.

    Nói tóm tắt, dùng chữ "hai" là đúng đắn nhứt. Vừa phản ánh chính xác hiện tình lúc bấy giờ mà còn mang tính khoa học thực dụng nữa.

    Đây nói về hai chữ "như những" trong câu hát" Đời chia như những nhánh sông" của nhạc phẩm "Chuyện tình buồn." Em thấy là, mọi câu hát trong toàn bài đều có 5 chữ. Chỉ riêng câu này là có đến sáu chữ. Nói nào ngay, đây là một hiện tượng lạ lẫm. Là vì em kiểm tra các bài nhạc phổ từ loại thơ có 5 chữ như: "Hai năm tình lận đận" và "Em hiền như ma sơ" thì nhận ra mọi câu hát trong hai bài này đều có 5 chữ. Không hiểu nguyên nhơn nào đã khiến ông Phạm Duy phá lệ khi phổ bài thơ "Chuyện tình buồn" này?
    Đỗ thành Đậu

  3. #273
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Cũng có lý ha. Hồi đó mấy truyện chưởng này đăng câu khách mỗi tuần luôn mà cũng không có nhạc sĩ nào phổ truyện. Chắc truyện này hẩm ngon lành gì sất.
    Trộm nghĩ, không phải ngon lành hay dở hơi mà sự "phổ" được phân định thực hiện theo giới tính. Nói giả dụ, giới nhạc sỹ thì thích phổ thơ thành nhạc, còn giới biên đạo phim thì khoái phổ truyện thành phim. Làm việc phải có quy hoạch cẩn thận như làm vậy. Chứ chồng chéo lên nhau thì có ngày có đứa bị bẹp ruột.
    Đỗ thành Đậu

  4. #274
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    ****

    Theo em thì "Đời chia hai nhánh sông" là đúng nhứt. Là vì hai câu thơ đi trước, là "Từ khi em lấy chồng. Anh dặm trường mê mãi" đã cho thấy cảnh giới "Đôi ngã chia ly" gồi. Gõ gàng là chỉ có hai ngã thôi. Anh đường anh. Em đường em. Không thấy nơi mô trong toàn bài thơ nói về ngã thứ ba hoặc thứ bốn. Nói giả dụ, là nếu hai người này có con trước khi chia tay thì còn một con đường nữa là "con đường con". Đó là ngã thứ ba vậy.

    Trời, ông nhạc sĩ này sanh ở Đông Hà, chớ hẩm phải ở Trung Lương, làm gì có ngã ba. Hơn nữa chắc họ không có ăn cơm trước kẻng theo lộ trình tin đồn. Chưa có hôn nhân sao gọi là đời sống vợ chồng, không có đời sống vợ chồng sao gọi là chai hia. Cục đường ngậm chung, cục muối thì là shareware. Người ta nói là nói trước bước hẩm qua. Có lẽ ổng binh ba phé ba nơi nên cuộc đời hơi bị lủng. Lúc về sau vợ chánh cũng ôm 3 con chạy luôn thì lúc đó bài thơ đầu mới có giá trị ... thực dụng! Tuy nhiên lúc đó ông thi sĩ chỉ còn hận đời thôi, không chai hia nữa:



    /* nguồn: từ tập thơ của Nguyễn Hữu Thời.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #275
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Tái bút: viết lộn. Ông thi sĩ sanh ở Đông Hà chớ hổng phải ông nhạc sĩ.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #276

    KHoa mang các loại chè vô cho o Chiều đãi khách nè.
    Không thấy chè bông cỏ héng.

  7. #277
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,156
    Hello Sư huynh, anh Lasi, anh Đậu, sis Dulan,

    Hôm qua Chiều đi học nên trả lời chậm trễ thông cảm, CFO quăng trái banh này hơi nặng, thành ra phải cử cả ba người, Sếp của se sẻ, Director of HR, và Se sẻ đưa đi học để backup lẫn nhau, em là lính cảm tử nên phải học tất cả các phần chính của từng người trong bộ phận tài chánh, HR của hãng để backup trong lúc họ nghỉ phép. God! nhiều trái banh quăng ra se sẻ cũng bơi thấy mồ luôn, nhờ vào tính ham học nên cũng lội được tới bờ

    Dậy 5 giờ sáng để đón kịp xe Caltrain lên San Francisco, lên tới nơi thì lớp đầy, bốn người waiting list trong đó có se sẻ, em nói tôi dậy lúc 5 giờ sáng, nếu không còn chỗ thì tôi ngồi dưới sàn cũng được, sau đó em đi lấy ly cafe, vô lại phòng học, họ thấy khuôn mặt bán than của se sẻ nên kéo thêm cái ghế ép hai người hai bên lại, em được ngồi, em nghĩ kiến thức của mỗi lãnh vực nào cũng có giá trị riêng của nó nên có ngồi sàn học vẫn vui.


    ..............

    Tí nữa sẽ quanh lại vụ Chuyện Tình Buồn
    Last edited by chieubuon_09; 10-31-2019 at 03:20 PM.

  8. #278
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    [INDENT]
    [SIZE=3] Hơn nữa chắc họ không có ăn cơm trước kẻng theo lộ trình tin đồn.

    Em cũng đoán là "họ không có ăn cơm trước kẻng" nhưng em lô gích là chắc chắn họ có ăn cháo chút lỉnh. Làng xã tin em đi. Em không nói điêu đâu. Em đã rà sát bài thơ và phát hiện dấu tích của sự thế gian này được tiềm ẩn trong ba câu thơ sau:

    "Những vai mềm, môi ngoan
    Những hẹn hò cuống quýt
    Trên lối xưa thiên đàng"

    Thì đấy, chỉ chừng ấy chữ làm chứng từ thì người ta cũng hiểu tình hình thực tế ra răng rồi. Chả cần phải dài dòng văn tự vì tiếng Việt vốn trong sáng mà. Đọc cái hiểu liền hè. Song le, em còn muốn xác định được địa bàn mà hai anh chị đã hẹn hò nữa.

    Em tư duy như thế này. Câu "Trên lối xưa thiên đàng" tiềm ẩn một thông tin quan trọng. Vì nói đến "thiên đàng" thì người ta nghĩ đến đạo Công giáo ngay. Mà nói đến đạo Công giáo thì lại nghĩ đến nhà thờ, có nơi còn gọi là giáo đường nữa. Thì như làm vậy, có nhẽ, chỗ hẹn của hai anh chị là khu vực chung quanh giáo đường? Việc khoanh vùng này có khả năng đúng vì trong những câu thơ kế tiếp có nhắc đến "sân giáo đường cỏ mọc" và "gác chuông nằm chơ vơ." Chắc chắn là ngày trước họ đã nhòm thấy "gác chuông" và đi trên "sân giáo đường" rồi. Thì đến giờ mới thấy cái khác biệt trước mắt chứ?

    Nói chả phải khen, ngay khi đọc câu "những hẹn hò cuống quýt" là em đã đoán ra được địa bàn hẹn hò của họ rồi. Chỉ có hẹn hò trong khuôn viên giáo đường thì mới giở nên "cuống quýt" vì sợ ông Trùm ông Quản bắt gặp rồi đến nhà méc Bố Mẹ thôi. Phải không cơ?
    Đỗ thành Đậu

  9. #279
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,156
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Du Lan thì nói thi sĩ dùng chữ "như" là ví von. Cuộc đời ba chìm bảy nổi của thi sĩ như nhánh sông, chia năm xẻ bảy, quẹo tá lạ.
    Se sẻ thì nói dùng chữ "những": Đời chia những nhánh sông, có thể hiểu là "Đời chia thành những nhánh sông", đó là sự khẳng định, chớ không phải so sánh nữa. Ý nghĩa hai câu khác nhau. Làm gì có chuyện "đều đúng".
    Thủ bút viết tay thì Se sẻ "dìm hàng" nói là hàng nhái. Còn bài thơ không có nguồn của Lasi sao lại chắc hàng thiệt lắm luôn? Thấy bài nhạc của nhà xuất bản "Khai sáng" thì ôm luôn đại nhạc sĩ Phạm Duy vào lòng nói là vĩ đại là "nâng hàng". kakaka
    Vậy chắc mấy bài này cũng hàng nhái luôn quá?


    Hàng này hâm biết có phải là "hàng nhái" hâm ta? Có in cả hình nhạc sĩ luôn kìa? Ơ mà sao cũng xài chữ "như".


    /* nguồn: https://vnguitar.net/threads/chuyen-...nt5656&slide=0


    Rồi hàng này nữa, chắc cũng hàng nhái há se sẻ?



    /* nguồn: https://nhacxua.vn/nha-tho-pham-van-...-em-lay-chong/

    Dựa theo trung tâm nghiên cứu đồ cổ thì tờ giấy của thủ bút không có màu của thời gian, còn có cả chữ ký nữa, mà tác giả đã đi về cõi vĩnh hằng, thành ra hông có người thực để đối chiếu chữ ký, hàng này là hàng nhái cao cấp .

    Chữ viết tay là nét của con gái hông tin thì hỏi anh Đậu. Anh Đậu ngâm cứu giùm Chiều.

    Bản nhạc này cũng là hàng nhái tuy có hình của nhạc sĩ Phạm Duy nhưng phong chữ này là của thời hiện đại.

    Sư huynh hông cho tụi em đúng cũng ô cơ, cho se sẻ xin một phút huy hoàng nhe
    Tạm post này trước, mấy post kia chưa đọc .

    Cám ơn huynh Khoa đã đem chè về mời quý khách.
    Last edited by chieubuon_09; 10-31-2019 at 03:21 PM.

  10. #280
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Dựa theo trung tâm nghiên cứu đồ cổ thì tờ giấy của thủ bút không có màu của thời gian, còn có cả chữ ký nữa, mà tác giả đã đi về cõi vĩnh hằng, thành ra hông có người thực để đối chiếu chữ ký, hàng này là hàng nhái cao cấp .

    Trung tâm nghiên cứu đồ cổ này nghiên cứu qua màn hình xì mạt phôn hả se sẻ. Hay quá ta. Chưa tính là nhân viên se sẻ đọc mà không hiểu. Thủ bút nghĩa là viết tay, viết tay nghĩa là không in bằng máy, nghĩa là muốn viết lúc nào viết. Cuối thơ tác giả có ghi bài thơ sáng tác năm 1974 và tặng cho ai đó năm 2010. Theo lộ trình tin đồn trên mạng (trong trang của tập thơ sưu tập gia Nguyễn Hữu Thời thì nhà thơ 3 bài này qua đời năm 2018. Nghĩa là xác suất biên bài thơ năm 2010 không phải là không có.

    Chữ viết tay là nét của con gái hông tin thì hỏi anh Đậu. Anh Đậu ngâm cứu giùm Chiều.


    Bản nhạc này cũng là hàng nhái tuy có hình của nhạc sĩ Phạm Duy nhưng phong chữ này là của thời hiện đại.
    Dạ theo cái link trên thì bài này viết trong tập thơ khi ông Phạm Duy về bển ở cho in cú chót kiếm cơm vào năm 2007 thì dĩ nhiên là phong chữ thời hiện đại rồi ký điệu.

    Sư huynh hông cho tụi em đúng cũng ô cơ, cho se sẻ xin một phút huy hoàng nhe
    Một phút wy wàng rồi chợt tắt hả?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Nắng Chiều 18+, 65-
    By Triển in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 05-16-2019, 05:23 PM
  2. Sáng Đến Chiều Đi Đêm Tới
    By MưaPhốNúi_ in forum Tùy Bút
    Replies: 111
    Last Post: 03-31-2019, 09:10 AM
  3. Nắng Chiều
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 05-11-2016, 07:25 AM
  4. Chiều Xuân Xa Nhà
    By Gió Bụi in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 2
    Last Post: 02-26-2016, 05:09 PM
  5. Trăm Năm Lạc Bóng Mây Chiều
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 08-27-2013, 12:10 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh