Register
Page 29 of 268 FirstFirst ... 1927282930313979129 ... LastLast
Results 281 to 290 of 2678

Thread: Góc Chiều

  1. #281
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Trung tâm nghiên cứu đồ cổ này nghiên cứu qua màn hình xì mạt phôn hả se sẻ. Hay quá ta. Chưa tính là nhân viên se sẻ đọc mà không hiểu. Thủ bút nghĩa là viết tay, viết tay nghĩa là không in bằng máy, nghĩa là muốn viết lúc nào viết. Cuối thơ tác giả có ghi bài thơ sáng tác năm 1974 và tặng cho ai đó năm 2010. Theo lộ trình tin đồn trên mạng (trong trang của tập thơ sưu tập gia Nguyễn Hữu Thời thì nhà thơ 3 bài này qua đời năm 2018. Nghĩa là xác suất biên bài thơ năm 2010 không phải là không có.




    Ngày nào vô đây đọc cũng cười. Dạ lúc đầu em se sẻ không hiểu chữ thủ là chữ chi chi, em biết chữ chủ bút là vì đã đọc qua ở đâu nào đó, hiểu là người làm chủ cây bút ở một tờ báo nào đó. Sáng nay đọc sư huynh giải thích, se sẻ bỗng chợt nhớ một câu coi kịch hồi bên quê nhà. " Anh em như thủ túc. Vợ chồng như y phục" A thì ra tay là thủ và chân là túc. Se sẻ viết theo sư huynh mà. Lúc đầu em viết nét chữ Cám ơn sư huynh giải thích, mỗi ngày em học thêm được một vài chữ.

    Trở lại coi nét chữ bên trên. Dạ đây là nét của đàn ông, có những nét cứng suy ra >người này hơi khó tính, có những nét mềm suy ra >cũng có chút loãng moạng. Nếu được cầm tay thì sẽ coi chỉ tay mới biết thêm tình duyên gia đạo

    Se sẻ vô ôm laptop cày chút quành lợi nhe.

  2. #282
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***
    Trộm nghĩ, việc ông Phạm văn Bình viết lại "nguyên tác" bài thơ "Chuyện tình buồn" vào năm 2010 để "thân tặng" ai đó thì chỉ có giá trị lưu niệm mà thôi. Chứ dùng nó như vật chứng để xác minh chữ "hai", chữ "như" hoặc chữ "những" đã được dùng trong câu thơ nguyên bổn "Đường chia ... nhánh sông" thì e rằng còn thiếu sót. Riêng chữ "như những" được ông Phạm Duy dùng trong bản phát hành năm 1973 thì khỏi bàn vì rõ ràng đây là câu nhạc mang chất ngẫu hứng rất cao. Một bài nhạc phổ theo thể thơ 5 chữ, tự nhiên, chêm vào một câu 6 chữ nghe phản cảm, đâm sườn lủng hết sức nhẽ mình.

    Trong bản in nguyên bổn, có ghi số giấy phép năm 1973. Ông Phạm văn Bình, trong bản thủ bút năm 2010, thì viết 1974. Rồi đến bản in mới nhứt gần đây, do ông Phạm Duy cho phép in lại khi còn ở Việt nam, thì ghi "Sài gòn 1972." Chắc "1972" là năm bản nhạc ra đời? Trộm đoán, ông Phạm Duy sáng tác bản "Chuyện tình buồn" năm 1972? Rồi sau đó, năm 1973, ông được giấy phép phát hành? Sau rốt, năm 1974 thì bổn nhạc có mặt trong các nhà sách bán sĩ và lẽ?

    Nói thêm về hai nhạc bổn in ngày trước, 1973, và ngày sau, 20.... Trong bổn 1973, tác giả ghi phong cách diễn đạt là "Kể lể"; Còn bổn sau thì ghi là "Lưu Loát". Nói nào ngay, "Kể lể" thì còn hiểu đặng mà diễn. Chứ "Lưu Loát" thì chịu chết. Phàm chỉ nghe, "nói lưu loát", "hát truyền cảm". Chứ "hát lưu loát" thi mới nghe lần đầu. Chả biết ý tác giả ra răng khi dùng chữ "Lưu Loát" ở đây? Chắc là ngầm bảo: ai không "lưu loát" tiếng Việt thì đừng hát bài này?

    Người ta bảo, thời gian là phương thuốc nhiệm màu làm thay đổi mọi sự. Quả đúng như làm vậy. Trong bổn in mới nhứt, ông Phạm Duy đã làm mới cho câu hát "Đời chia như những nhánh sông". Ông loại bỏ chữ "những". Câu hát làm líu lưỡi người hát, hụt hẫng người nghe của ngày trước, giờ đổi thành "Đời chia như nhánh sông". Đây là việc đáng mừng cho người hát cũng như người nghe vậy.

    Song le, theo em thì chữ "hai" trong câu" Đời chia hai nhánh sông" mới trong sáng và thực dụng hơn.
    Đỗ thành Đậu

  3. #283
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,655


    Quote Originally Posted by Lasi View Post

    Chào Chiều Buồn, ACE trong nhà.

    Nghe Chiều gọi hôm đó, những ngày cuối tháng trong sở HX bận nhiều không vào chơi với Chiều, hôm nay ghé G ó c C h i ề u đã có nhiều lời bàn từ ACB, HX chưa có giờ đọc hết các lời bàn, viết vài câu cảm nhận riêng của HX cùng Chiều .

    Chuyện Tình Buồn được Duy Quang, Elvis Phương, Thái Châu (hát với Thanh Lan) Vũ Khanh, Anh Khoa, ... , mỗi người mỗi giọng, mỗi người một phong cách riêng, với HX ai hát bài này cũng dạt dào cảm xúc, còn lại "một chút gì để nhớ" trong lòng người nghe (HX), một chuyện tình, buồn man mác.

    Bài thơ của tác giả Phạm Văn Bình, từ ngữ vốn đã hay (như Chiều nói), càng thêm hay qua âm nhạc bởi ta cảm được chuyện tình buồn tác giả "tâm sự" qua thơ, âm nhạc luôn chắp cánh cho bài thơ bay xa, nhiều người biết đến do nghe các ca sĩ hát. Như hôm nay, qua lời đề nghị của Chiều, Las ôm đàn hát, lần nữa ACB được nghe Chuyện Tình Buồn và lời bàn thì... vô tận phải không nào.

    Nhân nói đến thơ phổ nhạc, HX chia sẻ cùng Chiều và ACB, những bài thơ của các Thi Sĩ Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Du Tử Lê, Phạm Văn Bình...v.v... NS Phạm Duy phổ nhạc, hầu như bài nào cũng nổi tiếng, bài nào HX cũng thích.
    Cám ơn Las mang lại Chuyện Tình Buồn qua tiếng đàn.

    Chúc G ó c C h i ề u luôn rôm rả tiếng nói cười từ ACB. Chúc Chiều lạc quan, yêu cuộc sống, giữ gìn sức khoẻ để chăm sóc 2 bác.

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  4. #284
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post



    Chào Chiều Buồn, ACE trong nhà.

    Nghe Chiều gọi hôm đó, những ngày cuối tháng trong sở HX bận nhiều không vào chơi với Chiều, hôm nay ghé G ó c C h i ề u đã có nhiều lời bàn từ ACB, HX chưa có giờ đọc hết các lời bàn, viết vài câu cảm nhận riêng của HX cùng Chiều .

    Chuyện Tình Buồn được Duy Quang, Elvis Phương, Thái Châu (hát với Thanh Lan) Vũ Khanh, Anh Khoa, ... , mỗi người mỗi giọng, mỗi người một phong cách riêng, với HX ai hát bài này cũng dạt dào cảm xúc, còn lại "một chút gì để nhớ" trong lòng người nghe (HX), một chuyện tình, buồn man mác.

    Bài thơ của tác giả Phạm Văn Bình, từ ngữ vốn đã hay (như Chiều nói), càng thêm hay qua âm nhạc bởi ta cảm được chuyện tình buồn tác giả "tâm sự" qua thơ, âm nhạc luôn chắp cánh cho bài thơ bay xa, nhiều người biết đến do nghe các ca sĩ hát. Như hôm nay, qua lời đề nghị của Chiều, Las ôm đàn hát, lần nữa ACB được nghe Chuyện Tình Buồn và lời bàn thì... vô tận phải không nào.

    Nhân nói đến thơ phổ nhạc, HX chia sẻ cùng Chiều và ACB, những bài thơ của các Thi Sĩ Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Du Tử Lê, Phạm Văn Bình...v.v... NS Phạm Duy phổ nhạc, hầu như bài nào cũng nổi tiếng, bài nào HX cũng thích.
    Cám ơn Las mang lại Chuyện Tình Buồn qua tiếng đàn.

    Chúc G ó c C h i ề u luôn rôm rả tiếng nói cười từ ACB. Chúc Chiều lạc quan, yêu cuộc sống, giữ gìn sức khoẻ để chăm sóc 2 bác.
    Cám ơn Hương Khuya đã để lại lời cảm nhận.

    Chiều lần mò tìm kiếm thơ Phạm Văn Bình, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này : Cá Lội Bâng Khuâng hát với cây đàn thùng rất dễ thương. Nếu anh Lasi có nhã hứng thì ôm đàn hót tiếp nhe.

    Cá lội bâng khuâng

    ST: Phạm Văn Bình
    Ngày xưa, khi em hẵng còn thơ. Mẹ ru em câu hát buồn đêm mưa.
    Lời mẹ ru, nghe chơi vơi như thác đổ trên nguồn, nghe xôn xao bao chiếc lá vàng. Trên mi em thiêm thiếc giấc nồng, trên môi em nở đóa hoa hồng.
    Rằng xưa khi anh đã từ quan, ngựa buông cương giữa lúc hoàng hôn.
    Về rừng sâu, anh quăng gươm chôn kiếm tang bồng, trên non cao mây trắng chất chồng. trăng bâng khuâng mơ má em hồng, chân em qua suối cũng ngập ngừng.
    À ơi, ơi à bao giờ anh lấy được nàng, thì anh mua gạch bát tràng về xây.
    Xây dọc rồi lại xây ngang, xây hồ bán nguyệt cho nàng rữa chân.
    Nhìn mi em con cá lội bâng khuâng. Nhìn môi em, trăng ngủ trên non, á ơi à.
    Bao giờ anh lấy được nàng, thì anh xây lầu vọng nguyệt cho nàng ngắm trăng
    Nhìn trăng lên em hãy nhìn trăng buông, lòng tựa tơ vương, cho hoa ngẫn ngơ
    à ơi à.
    Có rữa thì rữa chân tay, đừng rữa long mày mà chết cá ao anh.
    Chuyện ngày xưa, mơ không thành mộng
    Chuyện ngày nay, thơ không thành dòng. Nên xa anh, em đi lấy chồng
    Trong tim anh máu nhuộm màu hồng.
    À ơi, ơi à, lòng em như con chuồn chuồn, khi vui chuồn đậu, khi buồn chuồn bay.

    https://www.youtube.com/watch?v=igkjaaBG4lE

  5. #285
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Trời, ông nhạc sĩ này sanh ở Đông Hà, chớ hẩm phải ở Trung Lương, làm gì có ngã ba. Hơn nữa chắc họ không có ăn cơm trước kẻng theo lộ trình tin đồn. Chưa có hôn nhân sao gọi là đời sống vợ chồng, không có đời sống vợ chồng sao gọi là chai hia. Cục đường ngậm chung, cục muối thì là shareware. Người ta nói là nói trước bước hẩm qua. Có lẽ ổng binh ba phé ba nơi nên cuộc đời hơi bị lủng. Lúc về sau vợ chánh cũng ôm 3 con chạy luôn thì lúc đó bài thơ đầu mới có giá trị ... thực dụng! Tuy nhiên lúc đó ông thi sĩ chỉ còn hận đời thôi, không chai hia nữa:



    /* nguồn: từ tập thơ của Nguyễn Hữu Thời.
    Cho se sẻ bàn qua vấn đề giấy hôn thú hoặc gọi là hôn nhân. Thực ra tờ giấy này chỉ có giá trị về mặt pháp lý thôi sư huynh ơi. Với em sống một ngày bên nhau cũng là nghĩa, tuỳ quan niệm của từng người. Đề tài này cũng đưa vô trường đại học để thảo luận hồi em còn đi học năm thứ ba thứ tư gì đó, lâu lắm rồi. Có nhiều người ôm tờ giấy nghe vai trò là vợ / chồng tưởng là oai lắm, khi những cơn sóng tsunami trong lòng của mình mà nổi dậy thì mười tờ giấy, hay mười mặt con cũng không giữ lại nổi.

    Cho nên chuyện tình tập ba, tập bốn gì của thi sĩ cũng đâu có gì là ngoại lệ. Dòng thơ hay là hay thì mình đâu thể phủ nhận là không hay (vụ này cũng tuỳ từng người cảm nhận riêng)
    Last edited by chieubuon_09; 11-01-2019 at 12:09 PM.

  6. #286
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Cá lội bâng khuâng
    ST: Phạm Văn Bình
    https://www.youtube.com/watch?v=igkjaaBG4lE
    giọng hát của người ca sĩ nghe rất sinh viên, làm TT nhớ lại thời xa xưa lúc còn đi học ở trường community college

  7. #287
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Nếu được cầm tay thì sẽ coi chỉ tay mới biết thêm tình duyên gia đạo


    Giỡn không hà, quá thực dụng giống thầy Ốc, được voi đòi luôn Hai Bà Trưng thực dụng.
    Không cho nắm tay thực dụng đâu.


    Last edited by Triển; 11-01-2019 at 06:23 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #288
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Chị Tràng Thi vô đây cười phụ với Chiều nhe,
    Chứ đọc anh Đậu viết đoạn nhạc sĩ Phạm Duy, câu đang 5 chữ bỗng dưng thành 6 chữ , chắc lúc này ông ta đang uống XO cùng với B52 nên say rồi (O:

    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Giỡn không hà, quá thực dụng giống thầy Ốc, được voi đòi luôn Hai Bà Trưng thực dụng.
    Không cho nắm tay thực dụng đâu.


    Hả sao tự dưng có vụ nắm tay trong đây vậy ta, cầm tay để coi chỉ tay chứ đâu có nắm tay đi ăn chè đâu, cầm và nắm là hai nghĩa khác xa ngàn dặm mà .

  9. #289
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Chào ngày đầu tuần cùng các anh chị em,

    Cuối tuần qua Chiều đi bái sư phụ học về phần hardware của computer. Những lần trước mỗi khi computer bị gì thì ôm tới nhà ông anh rể, ngồi chờ ảnh sửa, nhưng lần này xin được học, vì đây là cơ hội để tháo cái máy ra.

    Có câu truyện nào đó quên tên, đệ tử phải ngồi chờ thầy ba ngày ba đêm, quỳ bên ngoài tuyết rơi thầy mới trả lời. Chiều may mắn chỉ chờ ảnh uống xong ly cafe và ăn sáng nhẹ. Sau khi tháo máy ra check, bấm nút power, em nằm im không chuyển động. À thì ra em power đã đi thăm ông bà rồi , kế tiếp hai anh em lái xe ra tiệm Fry's electronics, anh chỉ dãy bán đồ computer, giải nghĩa từng phần v.v &.v.v . Điều anh dạy đầu tiên là phải bình tĩnh, càng bình tĩnh thì sẽ tìm ra bịnh của máy nhanh. Chiều hỏi nếu motherboard bị hư có thay được khổng, anh nói thay được, nếu khác CMOS thì phải load lại tất cả software (Chiều chưa tìm hiểu CMOS là cái chi, will research).

    Thì ra trong computer, phần hardware có vài món chính, và những đồ parts tuy có nhiều hãng làm nhưng phải chế standard, có computer thì quạt phía sau, có computer thì quạt bên hông, tuy hai power suply chế giống nhau chỉ khác công suất mạnh hơn, Chiều chọn cái mạnh 380 watts hơn cái bị hư 300 watts, tại có đùi gà hót. Hẫm biết nên gắn lung tung, lang tang làm bút power lên hông nổi chết luôn.

    Chia sẻ chút niềm vui.



    Giờ trưa vừa đi bộ vừa tìm hiểu CMOS:
    stands for “Complementary Metal Oxide Semiconductor”. Rồi hắn dính dáng gì tới motherboard

    "The CMOS is a physical part of the motherboard: it is a memory chip that houses setting configurations and is powered by the onboard battery. The CMOS is reset and loses all custom settings in case the battery runs out of energy, Additionally, the system clock resets when the CMOS loses power."

    Nhiệm vụ của hắn làm gì ?

    "CMOS Working Principle. In CMOS technology, both N-type and P-type transistors are used to design logic functions. The same signal which turns ON a transistor of one type is used to turn OFF a transistor of the other type."


    https://www.elprocus.com/cmos-workin...-applications/
    Last edited by chieubuon_09; 11-04-2019 at 08:10 AM. Reason: Sửa I thành S

  10. #290
    Đọc về computer đau não quá Chiều ơi. Nếu đọc thêm software chắc chết quá hu hu hu
    TT rất kém về những môn học này.

 

 

Similar Threads

  1. Nắng Chiều 18+, 65-
    By Triển in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 05-16-2019, 05:23 PM
  2. Sáng Đến Chiều Đi Đêm Tới
    By MưaPhốNúi_ in forum Tùy Bút
    Replies: 111
    Last Post: 03-31-2019, 09:10 AM
  3. Nắng Chiều
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 05-11-2016, 07:25 AM
  4. Chiều Xuân Xa Nhà
    By Gió Bụi in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 2
    Last Post: 02-26-2016, 05:09 PM
  5. Trăm Năm Lạc Bóng Mây Chiều
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 08-27-2013, 12:10 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:26 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh