Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 20 of 20
  1. #11
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Chống biến đổi khí hậu : Mấu chốt là tiền



    Thời sự trong nước là chủ đề hàng đầu của nhiều báo Pháp số ra ngày mùng 2 tháng Giêng 2019. Le Figaro đặt câu hỏi : « Liệu tổng thống Macron có dẫn dắt thành công các cải cách trong năm 2019 ? ». Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa : « Thuế : 2018 năm của những thay đổi lớn ». La Croix chú ý đến hiện tượng mới người di cư vượt biển từ Pháp qua Anh trên những chiếc thuyền mong manh. Libération dành gần như trọn số báo đầu năm mới cho cuộc chiến vì môi trường, với tựa đề trang nhất : « Gây ô nhiễm ít hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Các giải pháp của Libé ».

    Hồ sơ « Sinh thái và xã hội, sự phối hợp của hai cuộc chiến » của Libération nhấn mạnh là cuộc chiến vì chuyển đổi sang kinh tế sinh thái và cuộc chiến vì công bằng xã hội hoàn toàn không đối lập nhau. Bởi những nhóm xã hội nghèo khó nhất cũng chính là các nhóm chịu các tổn thất lớn nhất, do ô nhiễm, biến đổi khí hậu, các giống loài sinh vật bị tiêu diệt.

    Libération nêu bật bốn biện pháp cho phép vừa giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa tiết kiệm được ngân sách. Đó là cải tạo lại nhà ở để tiết kiệm năng lượng hơn, nguyên tắc ai gây ô nhiễm người ấy trả tiền, với mục tiêu nhắm vào các ngành công nghiệp phát thải chính, cũng như các phương tiện giao thông phát thải chính, như hàng không, hàng hải. Thứ ba là cải tiến phương thức đi lại sao cho tiết kiệm năng lượng hơn và thứ tư là thay đổi cách ăn uống, ưu tiên các thực phẩm ít gây khí thải và tổn hại cho sức khỏe hơn. Libération cũng dành nhiều bài cho chủ đề làm sao để con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

    Gắn bó với thiên nhiên cần được coi là hậu thuẫn số một cho cuộc chiến vì sinh thái. Nhật báo Pháp có bài phỏng vấn nhà sinh học Emmanuelle Pouydebat. Bà kêu gọi đừng thờ ơ với thế giới sinh vật muôn màu muôn vẻ, bởi vì nhiều loại sinh vật có những khả năng hơn hẳn con người, có những bài học thú vị, những giải pháp mà con người có thể học hỏi. Từ loài sứa méducula kích thước 5 mm có khả năng cải lão hoàn đồng, đến nhiều loại kiến và chim có khả năng định vị tuyệt vời trong không gian, nhiều loài thú có khả năng tìm được những nguồn thuốc chữa bệnh cho mình…. Bên cạnh đó là những năng lực mang tính bản năng mà con người vốn có, với tư cách động vật, nhưng đã và đang mất đi với đời sống công nghiệp, hiện đại hóa.

    Đặc biệt đáng chú ý trong loạt bài của Libération hôm nay là cuộc phỏng vấn nhà kinh tế Pierre Larrouturou, mang tựa đề « Cứu khí hậu : Cuộc chiến duy nhất không gây tổn thất nhân mạng ».

    Các tổn thất khủng khiếp do biến đổi khí hậu gây ra là điều mà ngày càng nhiều người nhận thức được. Không có tháng nào mà không có các trận khô hạn, cháy rừng, mưa lũ, hay các hiện tượng khí hậu bất thường khác – do Trái đất bị hâm nóng - làm đảo lộn cuộc sống của hàng trăm nghìn người. Từ Nhật Bản, đến châu Âu, Hoa Kỳ hay châu Phi. Riêng tại nước Pháp, đợt lũ lụt hè 2018 gây thiệt hại 31% sản lượng lúa mì. Tại châu Phi, thu hoạch nông nghiệp sụt giảm từ 35% đến 60% tùy theo từng vùng, trong lúc dân cư lục địa này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến 2050. Nếu không có các nỗ lực đáng kể, xu thế Trái đất nóng lên ít nhất từ 2 đến 3°C trong vài chục năm tới là điều chắc chắn. Thiệt hại sẽ ngày càng lớn hơn.

    Lấy đâu ra 1.000 tỉ euro ?

    Theo nhà kinh tế Pháp, cũng giống như trong mọi cuộc chiến khác, vấn đề chủ chốt hiện nay là « tiền ». Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cần phải tăng gấp 3 lần chi phí so với hiện nay mới đủ. Riêng tại châu Âu, chi phí cần thiết cho khí hậu là 1.000 tỉ đô la hàng năm. Lấy đâu ra số tiền khổng lồ này ?

    Kinh tế gia Pierre Larrouturou nhấn mạnh là việc huy động số tiền này là hoàn toàn nằm trong tầm tay của Liên Hiệp Châu Âu. Năm 2008, để tránh cho hệ thống ngân hàng sụp đổ, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã tung ra 1.000 tỉ euro. Cách đây 3 năm, để kích thích tăng trưởng Liên Âu đã rót 2.500 tỉ. Do vậy, không có lý do gì mà hiện nay châu Âu không huy động được một số tiền tương đương. Một ví dụ cụ thể là, năm 1989, trong bối cảnh cần đầu tư khẩn cấp để giúp các nước khối Liên Xô cũ, Đức và Pháp đã quyết định lập ra một ngân hàng riêng dành để giúp các quốc gia này thành công giai đoạn quá độ.

    Ngân hàng châu Âu về khí hậu có thể là một chi nhánh của Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu (BEI), để có thể được hưởng các điều kiện cho vay ưu đãi. Ngân hàng này có thể nhận được nhiều đầu tư, bởi BEI có hệ số tín nhiệm AAA. Đến lượt mình, Ngân hàng sẽ cho vay các dự án khí hậu vay với lãi suất 0%. Bên cạnh Ngân hàng chung của Liên Âu về khí hậu, theo kinh tế gia Pierre Larrouturou, mỗi quốc gia cần dành 2% GDB cho cuộc chiến vì khí hậu. Như vậy, Đức sẽ có thể đầu tư 65 tỉ euro cho khí hậu, Pháp 45 tỉ, Tây Ban Nha 25 tỉ… Bên cạnh Ngân hàng về khí hậu Liên Âu, đầu tư của mỗi nước, tác giả đề nghị lập ngân sách chung về khí hậu của Liên Âu.

    Về nguồn lực huy động cho ngân sách khí hậu của các quốc thành viên, và của châu Âu, tác giả đề nghị tấn công vào nạn lậu thuế kinh doanh. Theo kinh tế gia Pháp, tỉ lệ tiền thuế trung bình đánh vào lợi nhuận ở châu Âu đã sụt giảm mạnh trong những thập niên gần đây, từ 40% còn 19% hiện nay. Trong lúc, tại Hoa Kỳ, từ thời Roosevelt đến trước khi tổng thống Trump lên nắm quyền, tỉ lệ này luôn ổn định ở mức 38%. Nếu Liên Âu lập ra được một sắc thuế của khối đánh vào lợi nhuận của các cổ đông, với mức 5%, hàng năm châu Âu sẽ có thêm 100 tỉ cho khí hậu. Đầu tư mạnh mẽ cho cuộc chiến khí hậu cũng sẽ tạo ra hàng triệu việc làm ở châu Âu, riêng tại Pháp là khoảng một triệu, theo cơ quan Môi Trường và Quản Lý Năng Lượng Pháp.

    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190102-chong-bien-doi-khi-hau-mau-chot-la-tien

  2. #12
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Thư gửi Liên Hiệp Quốc: Không có tình trạng khẩn cấp về khí hậu




    Hôm 23/9 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học và chuyên gia về khí hậu và những lĩnh vực có liên quan đã gửi một bức thư tới Liên Hiệp Quốc, trong đó nhấn mạnh rằng: “không có tình trạng khẩn cấp về khí hậu.”

    “Các mô hình hoàn lưu chung khí quyển (General Circulation Model) làm cơ sở cho những chính sách quốc tế là không phù hợp,” trích nội dung bức thư gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres. “Do đó, thật độc ác cũng như thiếu thận trọng khi ủng hộ việc phung phí tới hàng nghìn tỷ USD vào những mô hình còn nhiều thiếu sót như vậy.”




    Bức thư trên được ký tên bởi các nhà khoa học và chuyên gia nổi tiếng đến từ những lĩnh vực liên quan, trong đó có nhà vật lý khí quyển Richard Lindzen, giáo sư địa chất ứng dụng Alberto Prestininzi. Bức thư được khởi xướng bởi giáo sư Guus Berkhout, một kỹ sư người Hà Lan, từng là giáo sư âm nhạc, địa vật lý và quản lý đổi mới sáng tạo tại Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan).


    Giáo sư Berkhout dự định sẽ công bố đầy đủ danh sách gồm 500 chữ ký tại Oslo (Na Uy) vào ngày 18/10.

    Bức thư cho biết, các chính sách về khí hậu hiện nay đã làm suy yếu hệ thống kinh tế và gây khó khăn cho những quốc gia muốn tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ.

    “Chúng tôi đề xuất việc tuân thủ theo một chính sách đúng đắn về khí hậu dựa trên cơ sở khoa học, khả thi về mặt kinh tế, qua đó giảm thiểu những tổn thất không đáng có,” trích nội dung bức thư.

    Bức thư được gửi đi trùng với thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại New York, trong đó có nêu một số tình trạng đáng báo động. Nhà hoạt động khí hậu tuổi teen người Thụy Điển Greta Thunberg đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh rằng hành tinh này đang bắt đầu “tuyệt chủng hàng loạt.”


    Trong một cuộc họp báo kèm theo bức thư, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mức tăng nhiệt độ được dự báo từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) cao gấp 4 lần so với thực tế.

    Trước đó, IPCC cho biết các mô hình khí hậu của tổ chức này không thể dùng để dự đoán một cách chính xác những biến đổi của khí hậu diễn ra trong dài hạn.

    “Tóm lại, một chiến lược phải nêu ra được những điều khả thi. Trong việc nghiên cứu và mô hình hóa khí hậu, chúng ta nên hiểu rằng mình đang phải đối phó với một hệ thống rất phức tạp và hỗn loạn, và do đó, việc dự đoán các tình trạng khí hậu trong dài hạn là điều không thể,” theo nội dung báo cáo của IPCC trong năm 2018.

    Theo bức thư gửi Liên Hiệp Quốc, khí hậu Trái đất luôn biến đổi. Vậy nên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu diễn ra gần đây cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì Thời kỳ tiểu băng hà (Little Ice Age) đã kết thúc vào năm 1850. Bức thư cũng cho biết việc nóng lên toàn cầu cũng không gây ra các thảm họa tự nhiên.

    Bức thư do Berkhout khởi xướng được viết sau đơn thỉnh cầu của hơn 90 nhà khoa học Ý công bố vào tháng 6 vừa qua, trong đó nói rằng việc con người gây ra sự nóng lên toàn cầu chỉ là một giả thuyết dựa trên các mô hình thiếu chính xác về biến đổi khí hậu.

    “Về mặt khoa học, không hợp lý khi quy trách nhiệm cho con người đối với sự nóng lên đã diễn ra từ thế kỷ trước cho đến nay,” đơn thỉnh cầu cho biết.

    “Do đó, các dự báo khẩn cấp là không đáng tin, bởi chúng dựa trên những mô hình có kết quả trái ngược với dữ liệu thử nghiệm. Tất cả các bằng chứng đều cho thấy những mô hình này đánh giá quá cao sự tác động của [con người] và đánh giá thấp sự biến đổi khí hậu tự nhiên, đặc biệt do mặt trời, mặt trăng và đại dương gây ra.”


    https://co2coalition.org/2019/10/01/...nited-nations/


  3. #13
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Tại sao nhu cầu sử dụng than đá trên thế giới tăng?



    Theo báo cáo hồi tháng 12/2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế, lượng than đá được sử dụng trên thế giới đã tăng 1% so với năm 2017. Xu hướng này khiến các chuyên gia môi trường đặc biệt lo ngại, bởi vì than đá là nguồn nhiên liệu thải tới 45% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.

    Tại sao nhu cầu than đá trên thế giới lại có xu hướng tăng?

    Lý do chính : Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất 38% lượng điện trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng điện tăng đương nhiên kéo theo tiêu thụ than đá tăng. Trong bài viết« Giải thích thế nào về xu hướng than đá được sử dụng nhiều hơn trên thế giới ? » đăng trên trang mạng The Conversation, nhà kinh tế Carine Sebi thuộc Đại học quản trị Grenoble, Pháp (GEM) cho biết 2/3 lượng than đá được dùng để sản xuất điện, phần còn lại phục vụ cho công nghiệp, chủ yếu là ngành luyện kim.

    Chuyên gia Carine Sebi dẫn nguồn dữ liệu của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực năng lượng Enerdata cho biết trong giai đoạn 2010-2017, mức tiêu thụ than đá để sản xuất điện tăng tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ điện nói chung, lần lượt là 2,8%/ năm và 3%/năm.

    Nước nào sử dụng nhiều than đá nhất ?

    Nếu như tại Pháp, chỉ có 1,8% lượng điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện dùng than đá, và ở Trung Đông chỉ khoảng gần 3%, thì tại nhiều nước, tỉ trọng này vẫn rất lớn, chẳng hạn Ba Lan (78%), Ấn Độ (75%), Trung Quốc (68%), Indonesia (58%), Philippines (50%). Con số này ở Việt Nam là 34%.

    Trung Quốc là nước có nhu cầu cao nhất về than đá. Hiện giờ, Trung Quốc tiêu thụ tới ¼ tổng lượng than đá khai thác được trên toàn thế giới. Các nguồn năng lượng sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên Trung Quốc chủ yếu vẫn phải dựa vào nhiệt điện. Nhu cầu điện của Trung Quốc tăng trung bình 7%/năm kể từ năm 2005. Xét về số lượng, Trung Quốc sử dụng nhiều than đá nhất thế giới để phục vụ ngành sản xuất điện.

    Sản lượng than đá tiêu thụ tăng mạnh nhất ở khu vực nào trên thế giới ?

    Hiện nay,trên thế giới có hai xu hướng trái ngược nhau. Trong khi một số nước đã giảm tỉ trọng nhiệt điện, thì có một số nước khác lại đẩy mạnh sản xuất điện từ than đá. Nhóm nước thứ hai cũng thường là các quốc gia khai thác nhiều than đá nhất. Ấn Độ, tỉ trọng nhiệt điện đã tăng thêm 7% từ năm 2010 đến năm 2017. Mức tăng ở Indonesia là 18%, Philippines 15%. Việt Nam cũng là nước có tỉ trọng nhiệt điện tăng mạnh (+14%). Tại Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, nhiều nhà máy điện nguyên tử đã phải đóng cửa. Trong bối cảnh đó, nước Nhật phải dựa nhiều vào than đá để sản xuất điện. Tỉ trọng nhiệt điện than tại nước này vì thế tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015. Philippines và Việt Nam là hai trong số các nước có trữ lượng than đá lớn và đã tận dụng nguồn nhiên liệu này để sản xuất điện, tránh phụ thuộc về năng lượng.

    Ngược lại, tỉ trọng nhiệt điện than giảm mạnh ở Mỹ (-15%), châu Âu (-10%). Trung Quốc, cho dù vẫn là nước tiêu thụ nhiều than nhất thế giới để sản xuất điện, nhưng chính quyền cũng đã triển khai các chính sách môi trường và năng lượng để hạn chế sử dụng than đá để giảm nạn ô nhiễm môi trường, nhờ vậy tỉ trọng nhiệt điện than cũng được giảm 10%.

    Có nhiều nước mới phát triển về nhiệt điện than hay không ?

    Điều đáng ngạc nhiên, theo nhà kinh tế Carine Sebi, là trong bối cảnh thế giới đấu tranh chống biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đề ra mục tiêu đóng cửa triệt để các nhà máy nhiệt điện than (Pháp - năm 2022, Anh và Ý - năm 2025, Hà Lan - năm 2030 và Đức - năm 2035), thì hiện giờ lại có thêm khoảng 20 nước, trong đó có 9 nước châu Phi, 3 nước Trung Mỹ, hai nước Trung Đông và 2 nước châu Á đang hướng về than đá. Từ nay đến năm 2025, hơn 70 nhà máy nhiệt điện than tại những nước này sẽ được đưa vào hoạt động.

    Một điểm khác đáng nói là đa phần những quốc gia này thậm chí còn không có nguồn than đá, trừ Bangladesh và Tanzania. Dự án nhiệt điện than tại những nước này phần lớn đều có nguồn vốn của Trung Quốc và Ấn Độ, bởi vì thời gian gần đây ngày càng có nhiều định chế tài chính quốc tế lớn không ủng hộ những dự án liên quan đến nhiệt điện than nữa.

    Nhu cầu than đá sẽ tăng hay giảm trong những năm tới ?

    Theo dự báo mà cơ quan dự báo Enerfuture của tổ chức nghiên cứu năng lượng Enerdata công bố vào tháng 01/2019 và được chuyên gia Carine Sebi trích dẫn, từ nay đến năm 2040, tỉ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện trên thế giới sẽ chỉ giảm 10 điểm, xuống còn 27,6%. Trung Đông, châu Mỹ la-tinh và châu Âu sẽ là 3 khu vực có tỉ trọng nhiệt điện than thấp nhất thế giới, lần lượt là 1,9%, 4% và 7,4%. Ấn Độ (54,2%), Indonesia (44,3%) và Trung Quốc (38,7%) vẫn sẽ là 3 nước có tỉ trọng nhiệt điện than cao nhất do có trữ lượng than đá dồi dào và mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế. Nhưng nếu xét về mức độ giảm, thì Trung Quốc sẽ dẫn đầu (-24,6%).

    Xét về ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu điện trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, nhất là do nhu cầu ở các nước có nền kinh tế mới nổi tăng mạnh, đồng thời sẽ có thêm nhiều lĩnh vực sử dụng điện, nhất là xe hơi chạy bằng điện. Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế công bố ngày 30/05/2018, từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2017, số xe hơi chạy điện trên thế giới đã tăng gấp 5 lần. Tính đến cuối năm 2017, trên thế giới có khoảng 3,1 triệu xe hơi điện lưu thông, gần 2/3 số đó là xe chạy điện 100%. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2030, số xe hơi chạy điện sẽ tăng lên đến 125-220 triệu chiếc.

    Trong năm 2017, hơn 50% số xe hơi điện bán được là tại Trung Quốc. Nhưng nếu so sánh với các nước khác, trong khi số xe hơi điện chỉ chiếm 2,2% tổng số xe bán được tại Trung Quốc, thì tại Bắc Âu, tỉ lệ này là cao hơn rất nhiều (Na Uy 39,2%, Island 11,7% và Thụy Điển 6,3%). Tại Pháp, so với năm 2016, số xe hơi bán được tăng 18%, còn tại Đức và Nhật, con số này tăng gấp đôi.
    Hiện giờ, chính phủ nhiều nước đã đề ra kế hoạch cấm xe chạy bằng xăng và diesel, chuyển hoàn toàn sang xe hơi chạy điện : Na Uy - năm 2025, Hà Lan - năm 2030, Scotland - năm 2032, Pháp và Anh - năm 2040. Xe hơi chạy điện sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng, nhu cầu than đá vì thế khó có thể giảm nhanh.

  4. #14
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Việt Nam cần ngày càng nhiều than để sản xuất điện





    Việt Nam đang phải nhập thêm nhiều than cho các nhà máy nhiệt điện trước nguy cơ sẽ thiếu điện nghiêm trọng trong những năm tới, vì nhu cầu về điện tăng nhanh hơn tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới. Nói cách khác, Việt Nam sẽ không thể một sớm một chiều từ bỏ hay hạn chế sử dụng than cho nhiệt điện.

    Vấn đề là các nhà máy điện than phải sử dụng những công nghệ tiên tiến để hạn chế tác hại đến khí hậu, môi trường và sức khỏe của người dân. Đó là ý kiến của giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 13/08/2019.

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu của năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá khoảng hơn 2 tỷ đôla, tăng gần 49 % về lượng và tăng khoảng hơn 71% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Cũng theo số liệu này, Úc, Trung Quốc và Indonesia là ba thị trường cung cấp than đá nhiều nhất cho Việt Nam. Nhưng nay, Việt Nam cũng đang xem xét khả năng nhập than từ thị trường Hoa Kỳ.

    Theo tin từ báo chí trong nước, vào đầu tháng 8, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa thảo luận với Tập đoàn Xcoal (Mỹ) về khả năng nhập khẩu than trực tiếp từ Hoa Kỳ về Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội cũng muốn tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ để giúp thu hẹp thặng dư thương mại với nền kinh tế hàng đầu thế giới và như vậy tránh bị chính quyền Trump áp thuế lên hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

    Thật ra, Việt Nam buộc phải tìm thêm nguồn cung cấp than đá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Theo dự báo của bộ Công Thương, than đá sẽ chiếm khoảng 42,6% công suất nguồn điện của Việt Nam vào năm 2030, tăng so với mức 38,1% ở thời điểm hiện tại. Cũng theo dự báo của bộ Công Thương, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng vào năm 2021, vì tăng trưởng nhu cầu điện nhanh hơn tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới. Như vậy, Việt nam sẽ phải nhập khẩu 680 triệu tấn than để cung cấp cho các nhà máy điện trong giai đoạn 2016 - 2030.

    Theo Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, do đ ã bỏ dự án nhà máy hạt nhân, và cũng do không thể nhanh chóng phát triển các loại năng lượng tái tạo ( Mặt trời, gió… ), nên Việt Nam không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc gia tăng sử dụng than:

    “ Trước đây, theo Quy hoạch điện 7, Việt Nam tính đủ các nguồn cung cho phát triển kinh tế cho đến năm 2020 và bây giờ tính tiếp Quy hoạch 8 cho đến năm 2030. Thế nhưng, trong quy hoạch đó thì trước đây có chủ trương hẳn hoi về làm điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân có công suất rất lớn. Cho nên nếu làm vài nhà máy hạt nhân trước năm 2030 theo như quy hoạch cũ, thì rõ ràng là ta sẽ không thiếu nguồn điện sử dụng, đến mức phải dùng than đá.

    Nhưng bây giờ quy hoạch đó đã bỏ điện hạt nhân rồi, tức làm một mãng lớn không còn nữa, trong khi thủy điện của ta thì thực chất đã khai thác gần hết. Trong những năm gần đây có phát triển thêm thủy điện nhỏ, nhưng cũng không đáng kể. Nhưng dù sau thủy điện vẫn là nguồn phát điện chính ở Việt Nam hiện nay.

    Một nguồn phát điện nữa là dầu và nhất là khí đốt, thì phụ thuộc vào việc khai thác dầu khí ở ngoài khơi, mà tình hình hiện nay, với sự quấy phá của Trung Quốc như thế, thì việc khai thác rất là bấp bênh, không thể được coi như là một nguồn chủ lực như đối với một số nước khác. Nhiều người cũng nói đến năng lượng tái tạo, nhưng cũng không dễ gì phát triển. Vậy thì còn cách gì khác ngoài sử dụng than?”

    Vấn đề là tại hội nghị về khí hậu ở Paris năm 2015, chính phủ Việt Nam đã cam kết cắt giảm 8% lượng khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính từ đây đến năm 2030, trong khi đó việc gia tăng sử dụng than đá cho nhà máy nhiệt điện sẽ kéo theo việc gia tăng lượng khí CO2 và khiến ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn càng nặng nề.

    Giáo sư Phạm Duy Hiển giải thích cụ thể hơn về tác hại của các nhà máy nhiệt điện đối với khí hậu và môi trường không khí:

    “ Thứ nhất, đó là một nguồn phát ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu, trong khi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tương đối nặng nề. Đấy là một nhược điểm lớn. Nhiều nước trên thế giới đang muốn từ bỏ điện than vì lý do đã cam kết giảm khí thải CO2.%

    Tại hội nghị COP 21 ở Paris, Việt Nam cam kết sẽ giảm 8% lượng khí phát thải CO2. Nếu như được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hay các nước phát triển, thì Việt Nam sẽ phát triển các năng lượng tái tạo nhanh và do đó cam kết sẽ giảm đến 20%.

    Đấy là những cam kết mà bây giờ rất khó thực hiện, bởi vì lúc đưa ra những cam kết thì ( trong quy hoạch ) còn điện hạt nhân. Nếu có điện hạt nhân thì cam kết như thế là tương đối dễ, bởi vì điện hạt nhân không phát ra CO2. Bây giờ là rất khó, vì bỏ điện than không phải là đơn giản.

    Một lý do chính khác mà nhiều người phản đối và nay cũng đang gây xôn xao dư luận trong nước nhiều nhất, đó là các nhà máy điện chạy than gây ra ô nhiễm môi trường khí, vì phát ra các bụi, các khí độc như SO2, Nox. Ngoài ra còn có nhiều tạp chất độc hại trong than phát ra ngoài như thủy ngân…

    Cho nên, ô nhiễm môi trường do các nhà máy điện chạy than ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta phản đối điện than mạnh nhất là ở chổ đó. Như trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn. Đúng là các nhà máy điện than của Trung Quốc đã gây ô nhiễm môi trường khí rất nặng nề tại rất nhiều vùng của nước này, thậm chí gần như toàn bộ, nhất là về mùa đông. Ở Việt Nam, kịch bản cũng gần giống như thế.

    Có điều là có những phát biểu trên báo chí rằng điện than ở Việt Nam giết chết hàng năm 4.300 người. Các chuyên gia của EVN ( Tập đoàn Điện lực Việt Nam ), các chuyên gia về ngành điện, ngành năng lượng đã bức xúc phản đối ( phát biểu đó ). Với tư cách chuyên gia nghiên cứu môi trường từ nhiều năm nay, tôi thấy là không nên phát biểu như thế, vì nó không dựa trên một cơ sở khoa học nào, mặc dù có trích các chuyên gia của Havard nói chung cho cả vùng Đông Nam Á.”

    Tuy nhiên, theo giáo sư Phạm Duy Hiển, có thể giảm thiểu những tác hại đến khí hậu và môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến cho các nhà máy điện than:

    “ Hiện nay, các công nghệ điện than đã phát triển rất mạnh để vừa nâng cao hiệu suất của các nhà máy điện than, đồng thời giảm bớt các ô nhiễm đấy. Do đó, dùng điện than là phải dùng các công nghệ tương đối hiện đại để giải quyết cả hai bài toán, từ khí CO2, cho đến các khí gây ô nhiễm, cho đến nâng cao hiệu suất.

    Hiện nay, ở Việt Nam lần đầu tiên có nhà máy Vĩnh Tân 4, công suất 600 megawatt, lần đầu tiên sử dụng công nghệ tương đối là hiện đại, đó là công nghệ hơi nước siêu bảo hòa, nâng hiệu quả của sản xuất điện than, đồng thời giảm bớt các khí phát thải.

    Ngoài ra, ta bắt buộc phải đầu tư vào các hệ thống làm giảm bớt bụi, hút bụi, làm sạch khí CO2, khí NOx. Làm như thế thì sẽ nâng giá thành đầu tư của nhà máy điện than lên cao, ví dụ từ mức trung bình là 1.000 đôla/kw công suất chạy điện than tốt, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường, thì phải tăng thêm vài trăm đôla nữa. Nhưng như thế thì nó gặp vấn đề là giá thành điện năng, ảnh hưởng đến giá bán điện. Giá bán điện hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu này."

    Cái nan giải đối với chính phủ Việt Nam hiện nay chính là ở chổ đó. Muốn có thêm vốn đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến cho các nhà máy điện than thì phải tăng giá điện bán ra. Nhưng tăng giá điện thì dân chúng sẽ bất bình phản đối vì vật giá hiện đã quá cao rồi.

  5. #15
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á




    Các hành vi bức hiếp láng giềng của Bắc Kinh không chỉ được thấy trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, mà còn thể hiện trên đất liền, với việc khống chế nguồn nước của các con sông tỏa ra khắp khu vực.

    Trong bài phân tích “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á - China is weaponizing water and worsening droughts in Asia”, công bố ngày 28/10/2019 vừa qua trên tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review, giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney đã vạch trần thủ đoạn của Trung Quốc, lợi dụng vị trí đầu nguồn các con sông chảy qua các nước khác, ồ ạt xây đập để biến nguồn nước thành công cụ gây sức ép chính trị, với hệ quả là làm cho nạn hạn hán ở châu Á thêm nghiêm trọng.

    Bài phân tích trước hết nêu bật sự kiện châu Á, lục địa khô hạn nhất thế giới tính theo đầu người, hiện là trung tâm xây đập của thế giới, tập hợp hơn một nửa trên tổng số 50.000 con đập lớn của hành tinh. Hoạt động quá mức của các con đập đã làm gay gắt thêm tranh chấp khu vực và quốc tế về nguồn lợi đến từ các con sông chung của nhiều nước.

    Thế thượng phong tự nhiên của Trung Quốc

    Theo chuyên gia Chellaney, Trung Quốc nằm ở trung tâm bản đồ về nguồn nước của châu Á. Nhờ chiếm được vùng cao nguyên Tây Tạng giàu nguồn nước và vùng Tân Cương rộng lớn, Trung Quốc trở thành thượng nguồn các con sông chảy xuống 18 quốc gia vùng hạ lưu. Không một nước nào trên thế giới là đầu nguồn nước của nhiều quốc gia như thế.

    Khi xây dựng đập, hay những cấu trúc khác làm thay đổi dòng nước ở vùng biên giới, Trung Quốc thiết lập như thế những cấu trúc lớn ở thượng nguồn, trang bị cho mình khả năng sử dụng nước như vũ khí.

    Ví dụ rõ nhất được tác giả nêu lên là sông Mêkông. Mùa hè vừa qua, mực nước của dòng sông có giá trị sống còn cho vùng Đông Nam Á này, dài 4.880 cây số, đã xuống mức thấp nhất từ hơn 100 năm qua, cho dù mùa mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng cuối tháng 9. Sau khi hoàn tất 11 con đập khổng lồ, Trung Quốc lại xây thêm một loạt đập nữa ở thượng nguồn dòng sông. Bắc Kinh cũng xây đập trên những con sông xuyên quốc gia khác.

    Rủi ro đến từ các con đập

    Giáo sư Chellaney nhìn thấy việc xây dựng đập thủy điện cũng khuấy động quan hệ ở nơi khác ở châu Á.

    Tranh chấp ở Kashmir vùng Nam Á, hay ở Ferghana Valley, khu vực Trung Á, liên quan đến vấn đề nguồn nước cũng như lãnh thổ. Tại nhiều nơi ở châu Á các quốc gia đều tìm cách kiểm soát tài nguyên của những con sông chung bằng cách xây dựng đập, cho dù vẫn đòi hỏi sự minh bạch và thông tin về các đề án của các láng giềng.

    Hạn hán nghiêm trọng đã xẩy ra ở nhiều vùng rộng lớn, từ Úc cho đến bán đảo Ấn Độ. Tình trạng này đã phơi bày các rủi ro trong việc tập trung vào giải pháp đập, làm tăng thêm nguy có thiếu hụt nước sử dụng.

    Những vùng đông dân cư ở châu Á đã đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nước. Việc tranh nhau xây đập cũng gây ra thêm căng thẳng có thể đi đến xung đột.

    Ở phương Tây, các công trình xây đập khổng lồ không còn được tiến hành nữa. Tại các quốc gia dân chủ lớn ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, việc xây đập lớn cũng giảm đi do các phong trào phản đối của người dân. Tại các nước độc đoán thì khác

    Chính việc xây đập ở các nước không dân chủ đã biến châu Á thành tụ điểm của việc xây đập. Và Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lãnh vực này ở trong nước cũng như ngoài nước.

    Bắc Kinh luôn luôn bị tham vọng xây đập ngày càng lớn, càng sâu, càng dài, càng cao hơn ám ảnh. Và như vậy, Trung Quốc đã hoàn tất đập lớn nhất thế giới Tam Hiệp, công trình được khoe là kiến trúc vĩ đại nhất trong lịch sử từ sau Vạn Lý Trường Thành…

    Trong kế hoạch xây dựng đập mới, có công trình trên con sông cao nhất thế giới, Brahmaputra. Đập dự kiến nằm gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ được canh phòng cẩn mật. Công xuất điện sản xuất gần gấp đôi của đạp Tam Hiệp, mà bồn chứa dài hơn là hồ lớn nhất của Great Lakes, Bắc Mỹ.

    Một số quốc gia Đông Nam Á cũng có đề án xây đập, do công ty Trung Quốc tài trợ và xây dựng, như ở Lào và Miến Điện, để xuất khẩu điện sang Trung Quốc.

    Bài viết ghi nhận là Trung Quốc cũng không mấy tỏ ra áy náy trong việc xây đập tại những nơi tranh chấp, như ở vùng Kashmir ở Pakistan, hay vùng sắc tộc thiểu số miền bắc Miến Điện.

    Từ khi Trung Quốc xây một loạt đập to lớn trên sông Mêkông, hạn hán trở nên thường xuyên hơn ở các nước hạ lưu. Và điều đó đã khuấy động quan hệ với các nước khác, vì Bắc Kinh không chấp nhận nguyên nhân đến từ đập của mình.

    Giải pháp cứu vãng tình hình ? (cứu vãn không rê )

    Trong thực tế, Trung Quốc đã tìm cách đóng vai kẻ cứu tinh, hứa sẽ xả thêm nước từ các con đập xuống cho các quốc gia bị hạn hán. Nhưng đề nghị này chỉ nêu bật tình trạng phụ thuộc hoàn toàn mới của các nước hạ nguồn vào thiện chí của Trung Quốc - một sự phụ thuộc được đặt ra ngày càng sâu sắc khi Trung Quốc xây dựng thêm những con đập khổng lồ trên sông Mêkông.

    Với những tai họa về nước ngày càng tồi tệ trên khắp châu Á, lục địa này phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng - đi theo con đường hiện tại, điều này chỉ có thể dẫn đến suy thoái môi trường nhiều hơn và thậm chí là chiến tranh nước, hoặc thay đổi cơ bản bằng cách bắt đầu con đường hợp tác dựa trên quy tắc.

    Con đường thứ hai không chỉ đòi hỏi sự chia sẻ nước và lưu lượng dữ liệu thủy văn miễn phí mà còn đòi hỏi quản lý hiệu quả hơn việc tiêu thụ nước, tăng sử dụng nước tái chế và khử muối, và các nỗ lực bảo tồn và thích ứng.

    Không thể làm được điều này nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc, cho đến nay vẫn từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với bất kỳ nước láng giềng nào.

    Nếu Trung Quốc không từ bỏ cách tiếp cận hiện tại, triển vọng cho một trật tự dựa trên quy tắc ở châu Á có thể bị xóa bỏ vĩnh viễn. Do đó, theo ông Chellaney, việc kéo được Trung Quốc vào cuộc đã trở nên thiết yếu trong việc quản lý nguồn nước vì hòa bình ở châu Á.

  6. #16
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Failure In Madrid As COP25 Climate Summit Ends In Disarray

    Mưa do Trâm, nắng do Trâm, lụt do Trâm, cháy do Trâm, hạn hán do Trâm, biến đổi khí hậu cũng tại Trâm. Lão Trâm này chắc là bốn ông thần hay sao í. Bà mẹ nó, nó lấy tiền của Mỹ mỗi năm mấy chục tỉ đô, chẳng làm ra trò trống gì, khối châu Âu dẫn đầu là thằng Đức xỏ lá, xạo ke.

    tàu cộng chắn nước làm mấy trăm cái đập thủy điện í, đất ruộng dân Việt hạn hạn khô nước. Có ai trong cái Cốp xe 25 dám đụng đến thằng tàu bảo nó phá mấy cái đập thủy điện cho dân miệt dưới nhờ không?

    Bà mẹ nó chỉ biết tiền, tiền của Mỹ là tiền thuế của dân mà ra

    Hoan hô Tổng thống Trump đã quyết định sáng suốt rút chân ra. Hoan hô ! Hoan hô ! Hoan hô !!!






    "If the United States is not backing an agreement that is meaningful it is extraordinarily difficult for the rest of the world to come to an agreement. And I'm afraid as long as we have [President Donald] Trump in the United States with President [Jair] Bolsonaro in Brazil it is extraordinarily difficult to get all of those countries to agree."





    https://www.forbes.com/sites/davekea.../#6f955f223d1f

    https://www.bbc.com/news/science-environment-50801493




  7. #17
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Dư luận viên cặn bã rác rưởi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #18
    HeaWeaSUNHawk CCG's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Location
    Kapa'a Kauai
    Posts
    1,865
    Lots of bull going on.










  9. #19
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Theo Iain Rogers, Bloomberg 12/31/2019,

    Angela Merkel Issues Stark Warning on ‘Real, Dangerous’ Climate Change ….

    Để coi những con người đó, xứ sở đó sẽ làm được trò trống gì ngoài việc issuing?
    Chắc bước kế tiếp sẽ là kêu gọi toàn thế giới lên án chệt, Ấn Độ và Mỹ đã thải quá nhiều CO2? Sorry girl! We are running out of $$.

    Hy vọng không phải là đòn chính trị kiểu pha chế vật ly + hóa học để dính mâm thêm nhiệm kỳ 6!
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  10. #20
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Vụ Hứa Quẩy (Huawei) cũng đã có chiều hướng xoay rồi. Mới bữa nào thấy đòi ban chệt (5G). Giờ đã gần như nuốt chửng vào trong.... rồi rủ chệt ra sau hẻm làm trò!
    Last edited by Mang Mộc; 12-31-2019 at 05:30 AM.
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2014, 09:31 AM
  2. Secretary Kerry Announces Same-Sex Couple Visa Change
    By ngocdam66 in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 0
    Last Post: 08-02-2013, 08:41 AM
  3. Paris chuẩn bị Tưởng Niệm Biến cố tết Mau Thân 1968.
    By Hồng Y Nương in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 8
    Last Post: 03-12-2013, 01:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:41 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh