Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 17 of 17
  1. #11
    Quote Originally Posted by thuyền nhân View Post
    .

    Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị dị ứng là tiết ra chất nhờn để bao phủ, ngăn chặn phấn hoa, tạo ra "nước mũi" và làm nghẹt thở . Việc kê gối cao hay nâng đầu cao lên giúp "nước mũi" chảy xuôi và bớt khó thở .

    Mùa Đông thì ít phấn hoa hơn . Nhưng cái lạnh cũng khiến sự bất cân bằng nhiệt độ cơ thể (37 độ Celsius) với nhiệt độ bên ngoài tạo khác biệt về áp suất, và khiến cơ thể tiết ra chất nhờn trong các xoang trên mặt (sinus), đưa đến việc "chảy mũi" và "nghẹt thơ" . Một cách đề phòng hữu hiệu là đi tất (socks), giữ cho thân nhiệt đều hoà từ đầu đến chân. Khi ngủ nên đội một nón mỏng cho ấm đỉnh đầu, và đi đôi vớ len cho ấm bàn chân . Khi thân nhiệt từ đầu đến chân bằng nhau, thì áp suất trong cơ thể cân bằng, và cơ thể sẽ không có nhu cầu tiết ra các chất nhờn giúp điều hoà áp suất trong người, "nước mũi" sẽ không bị tiết ra và dù nằm thẳng hay nằm nghiêng, dù nâng cao đầu hay không, cũng không bị nghẹt mũi hay khó thở .

    Đó là khi ta đã hoà cùng vạn vật, trong cùng một "thế gian", cùng một áp suất, một độ ẩm, một hơi thở, một sự sống .

    Sự "chan hoà" giúp sự sống trường tồn và tránh "nghẹt thở", không cần phải cố gắng nâng đầu cao hay thấp, thẳng hay nghiêng!

    ....

    Đúng như bạn nói, chân đi tất và đầu đội nón trong lúc ngủ sẽ khiến cho thân nhiệt đều hòa giúp ngủ an giấc . Mùa đông hay mùa hè gì tôi đều làm như vậy . Trong đêm đông nếu không mang vớ hay chụp nón đan thì ngủ không được . Khi hè đến cũng làm vậy luôn cho chắc ăn , dĩ nhiên là dùng nón vớ mỏng thôi ! Lý do vì thời tiết lắm khi trở lạnh thất thường trong đêm, không dễ gì bò dậy mà kiếm đồ đeo vào, trong khi nếu thấy nóng thì mắt vẫn cứ nhắm mà lột ra cái một .


    Một trong những triệu chứng khác ,thường đi kèm với bị nghẽn thở khi ngủ, là hay phải thức dậy đi tiểu hai ba lần trong đêm . Sau khi tìm hiểu về OSA mới biết là để đối ứng với tình trạng thiếu oxy vì thiếu thở, trái tim thường tiết ra một chất protein kích thích cho quả thận hoạt động làm cho cơ thể muốn bài tiết, với cái kết quả là khiến cho đương sự phải thức tỉnh mà đi tiểu, đồng thời tiếp tục thở trở lại. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy rằng khi tập ngủ được với máy CPAP rồi thì nằm được một lèo cho tới sáng, không còn phải lồm cồm dậy mò vô phòng tắm trong đêm nhiều lần như trước nữa .


  2. #12
    [QUOTE=chieubuon_09;247186]

    .. Nếu huynh ngủ nhiều gối cao hơi bị đau cổ thì huynh có thể mua loại giường Lucid L300 Adjustable Bed Base, giá cũng không đắt lắm. Chúc huynh có được những giấc ngủ thật ngon.

    https://www.youtube.com/watch?v=RzJVCsHg3Ro
    https://www.amazon.com/LUCID-L300-Ad...4104181&sr=8-4

    ...

    /QUOTE]

    Cám ơn bạn đã góp ý về cái giường . Xem ra đây cũng là giải pháp tốt có thể dùng . Tuy nhiên nếu muốn vậy, điều trước tiên là phải làm sao điều đình dàn xếp cho được ổn thoả với bà xã : "Mình ơi , biết sao hông, anh muốn mua giường mới, dọn phòng ngủ riêng . Hổng phải vì mình ngủ ngáy to, mà là vì ... " .


    Không xong rồi ! Không xong !







  3. #13
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Quote Originally Posted by BatNgat View Post

    Cám ơn bạn đã góp ý về cái giường . Xem ra đây cũng là giải pháp tốt có thể dùng . Tuy nhiên nếu muốn vậy, điều trước tiên là phải làm sao điều đình dàn xếp cho được ổn thoả với bà xã : "Mình ơi , biết sao hông, anh muốn mua giường mới, dọn phòng ngủ riêng . Hổng phải vì mình ngủ ngáy to, mà là vì ... " .


    Không xong rồi ! Không xong !





    Bạn BatNgat không cần phải điều đình với chị nhà vì mua hai cái Twin size sẽ gần bằng một cái King size. Trường hợp của bạn trung học Chiều thì bạn phải ngủ riêng vì cô vợ của bạn cần phải đi làm. Cô cần ngủ đủ thì đầu óc mới tỉnh táo, cả hai vợ chồng bạn đều là software engineers.


  4. #14
    Cám ơn Chiều nhe . Thật ra thì bà xã nhà tôi có good sense of humour , không hề phiền hà bực bội vì vụ tôi phải đeo máy thở, mà hình như còn lấy làm thú vị khi thấy tôi phải đóng vai Darth Vader, tự treo mõm, mỗi đêm .


    Nếu bạn của Chiều là software engineers thì sẽ có thể tận dụng 1 cái free software tên là OSCAR , cho biếu miễn phí tại apneaboard.com . Cái phần mềm này sẽ giúp cho người sử dụng máy hiểu rõ tường tận mọi chi tiết về tình trạng của mình mỗi đêm , không cần phải chờ đợi khó khăn để mà gặp hỏi bác sĩ . Biết sớm thì có thể điều chỉnh máy ngay, hoặc nhận thức rõ kịp thời điều gì đã gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sự nghẽn thở của mình mỗi ngày . Chẳng hạn như sẽ thấy ngay ảnh hưởng của thời tiết (nóng / lạnh), tác dụng của các thứ thuốc mình uống, của thức ăn mình dùng, của tâm trạng, của công việc làm ăn trong đời sống v..v.. . Biết để rồi có thể sớm liệu bề đối phó , bớt uổng phí công sức .


    Khi nhìn kỹ vào các dữ kiện phơi bày bởi cái phần mềm OSCAR thì sẽ thấy rằng sự ngưng thở thường bị gây ra không phải chỉ vì vấn đề tắc nghẽn tại cổ họng hay tại mũi, mà còn tùy thuộc vào hoạt động của thần kinh não bộ nữa . Áp suất từ máy bơm thở có thể giúp giải quyết được sự nghẽn nghẹt của cơ bắp , còn nói về sự ngưng thở vì khiếm khuyết tại não bộ thì dường như hiện nay chưa có biện pháp nào để đáp ứng hữu hiệu .



  5. #15

    Tại cái thành phố tôi ở, số người muốn chẩn bệnh ngủ nghẹt thở không phải là ít . Sau khi có giấy giới thiệu của bác sĩ, tôi đi đăng ký tại bệnh viện và phải đợi gần 3 tháng mới tới lượt . Vì muốn sớm biết thêm về tình trạng của mình nên tôi đã ráng tìm hiểu và nghĩ ra 1 cách để tự dò xét về giấc ngủ . Nay ghi lại đây, biết chăng có thể giúp ích phần nào cho các bạn khác .


    Lẽ dĩ nhiên cách này không chính xác như việc dùng máy móc chuyên môn của bệnh viện , nhưng nó cũng sẽ cho thấy 1 ấn tượng rõ ràng hơn về sự hô hấp của mình trong lúc ngủ . Điều đáng lưu ý là cách này làm tại nhà, ngay trên giường mình thường ngủ mỗi đêm, nằm tự nhiên không bị chằng chịt bởi dây điện và máy móc như trong bệnh viện . Thêm nữa, khi biết cách rồi thì có thể tự mình lập đi lập lại mỗi khi muốn kiểm chứng sự tiến triển hay biến đổi trong giấc ngủ của cơ thể .


    1) Dùng cái máy ghi âm nhỏ loại bỏ túi (digital voice recorder, trên eBay bán chừng 20 dollars) . Mua máy có bộ nhớ chừng 8 Gigabytes trở lên là đủ xài . Bỏ máy vô túi ngực của áo ngủ (hay mặc T-shirt có túi ngực), và ghi âm từ lúc bắt đầu ngủ cho tới sáng . Các máy này hay tự động thâu và ngắt kết quả ra thành nhiều hồ sơ (files), mỗi hồ sơ khoảng 2 gigabytes . .Nối máy ghi âm với máy computer, và chép các hồ sơ này vô computer .



    Cũng nên biết rằng giấc ngủ mỗi đêm của chúng ta thường gồm có 5 chu kỳ giống nhau, mỗi chu kỳ dài khoảng 1 tiếng rưỡi và có thể được chia ra thành 5 chặng: [1. Ru ngủ - 2. Ngủ nông - 3. Ngủ sâu - 4. Ngủ rất sâu - 5. Ngủ mơ ]




    2) Đem các hồ sơ này nhập (import) vào 1 cái phần mềm miễn phí tên là AUDACITY . Cách dùng phần mềm này hơi phức tạp, nhưng ta chỉ cần biết 1 vài chức năng cần thiết căn bản đủ cho công việc nghiên cứu của mình thôi , và việc này không khó chi lắm . Sơ lược là như vầy:


    2a) Khởi dựng AUDACITY (trong máy điện toán xài hệ Windows, hoặc hệ Linux, hoặc MacOS đều đưọc) .


    2b) Chọn 1 cái hồ sơ ghi âm mình muốn xem xét, nhấn chuột kéo nó vào khung ảnh của AUDACITY .


    2c) Sau khi hồ sơ nhập được rồi sẽ hiện trên màn ảnh dưới hình thức chuỗi sóng giao động .Ta không thể ngồi nghe lại tiếng thở suốt mấy tiếng đồng hồ, nhưng nhờ có hình ảnh này ta có thể xem lướt qua và thấy ngay tình trạng hơi thở mình ra sao . Vì tiếng thở của ta rất nhỏ, nên trước tiên ta cần phải phóng đại nó lên để xem xét dễ dàng hơn .


    Dưới đây là thí dụ cho thấy 1 hồ sơ ghi âm ngủ (2 gigabytes) , kéo dài 3 tiếng :





    2d) Phóng đại hình trình bày (và luôn cả âm thanh nữa) bằng chuỗi động tác sau đây:


    Nhấn Ctrl-A > Bấm Effect > Chọn Amplify > Chọn tăng 20 lần > Chọn Allow Clipping > Bấm OK


    Sau khi phóng đại 20 lần, thì sẽ thấy nhiều chi tiết hơn:




    2e) Nhìn các đồ hình này thì thấy là có những thời điểm hơi thở bị nhiều xáo động, chẳng hạn như quãng 10 phút từ 1:00 cho tới 1:10 . Ta có thể chọn và copy 10 phút này ra để xem xét kỹ càng hơn . Bằng cách: Dùng cursor key phải kéo dây chỉ đen tới thời điểm 1:00:00 > Nhấn giữ nút shift để bắt đầu highlight, rồi tiếp tục kéo nó tới thời điểm 1: 10 : 00 > Bấm Edit > Chọn Copy > Bấm File > Chọn New


    2f) Tới đây thì AUDACITY sẽ mở 1 screen mới, và ta cần tiếp tục xài cái screen mới này, bằng cách Bấm Edit > Chọn Paste


    Tới đây thì chi tiết thuộc về quãng 10 phút mà ta chọn sẽ xuất hiện trong screen mới .


    2g) Tiếp tục bằng cách: Bấm View > Chọn Track Size > Chọn Fit to Width


    thì sẽ thấy:








    Xem đồ hình này thì hơi thở của ta đã gặp nhiều vấn đề khó khăn trong 6 phút khoảng từ thời điểm 2:54 cho tới 8:50 . Bằng cách bấm Play để nghe âm thanh ta sẽ biết rằng từ phút 2:54 cho tới 3:30 không có nghe tiếng thở nữa , và từ phút 3:30 thì hơi thở rất yếu mãi cho tới phút 4:35 mới trở lại bình thường .


    Cứ tiếp tục xem xét bằng các phương cách này thì sẽ nhận thức đưọc khá rõ , ta đã nghẹt thở bao nhiêu lần và mỗi lần ngưng bao lâu .



    Bình thường thì ta chỉ có thể ghi nhớ và nhận xét một cách lờ mờ về giấc ngủ của mình, chỉ biết đã ngủ ngon yên giấc hay đã trằn trọc mơ màng cả đêm . Nếu chẳng dò xét cho kỹ lưỡng thì sẽ không thể hiểu thấu tầm mức hệ trọng của vấn đề .


  6. #16
    Quote Originally Posted by BatNgat View Post


    Bình thường thì ta chỉ có thể ghi nhớ và nhận xét một cách lờ mờ về giấc ngủ của mình, chỉ biết đã ngủ ngon yên giấc hay đã trằn trọc mơ màng cả đêm . Nếu chẳng dò xét cho kỹ lưỡng thì sẽ không thể hiểu thấu tầm mức hệ trọng của vấn đề .

    Nếu đời người là một bản án tù chung thân, thì giấc ngủ là "giờ ra chơi" để lấy lại thăng bằng qua bao áp lực của đời người. Loay hoay tìm cách "cải tạo giấc ngủ " lại là tự đeo vào mình một cái còng khác .

    Nếu bao áp lực đời thường không có cơ hội tự "thoát ly" trong giấc ngủ, thì cuộc đời sẽ cau có thêm biết bao.
    Nếu vì giấc ngủ không ngon, mà bạn được lên "niết bàn" sớm hơn 10 năm, 20 năm, thì đó có là một "ân xá" cho cuộc đời đang sắp có đại hoạ vì mất nhân tính và bom hạt nhân ?

    ...

    Dù sao, mỗi "sát na" ngủ cũng đều quý báu ...

    ...

    Có phải đó là lý do Việt dùng chữ "ngú" để ám chỉ các thăng hoa của sự hoà nhập của ngã và vô ngã khi "ngủ" mà không "ngủ "?


    ...
    Last edited by thuyền nhân; 12-20-2019 at 04:54 PM.

  7. #17
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by BatNgat View Post

    Tại cái thành phố tôi ở, số người muốn chẩn bệnh ngủ nghẹt thở không phải là ít . Sau khi có giấy giới thiệu của bác sĩ, tôi đi đăng ký tại bệnh viện và phải đợi gần 3 tháng mới tới lượt . Vì muốn sớm biết thêm về tình trạng của mình nên tôi đã ráng tìm hiểu và nghĩ ra 1 cách để tự dò xét về giấc ngủ . Nay ghi lại đây, biết chăng có thể giúp ích phần nào cho các bạn khác .


    Lẽ dĩ nhiên cách này không chính xác như việc dùng máy móc chuyên môn của bệnh viện , nhưng nó cũng sẽ cho thấy 1 ấn tượng rõ ràng hơn về sự hô hấp của mình trong lúc ngủ . Điều đáng lưu ý là cách này làm tại nhà, ngay trên giường mình thường ngủ mỗi đêm, nằm tự nhiên không bị chằng chịt bởi dây điện và máy móc như trong bệnh viện . Thêm nữa, khi biết cách rồi thì có thể tự mình lập đi lập lại mỗi khi muốn kiểm chứng sự tiến triển hay biến đổi trong giấc ngủ của cơ thể .


    1) Dùng cái máy ghi âm nhỏ loại bỏ túi (digital voice recorder, trên eBay bán chừng 20 dollars) . Mua máy có bộ nhớ chừng 8 Gigabytes trở lên là đủ xài . Bỏ máy vô túi ngực của áo ngủ (hay mặc T-shirt có túi ngực), và ghi âm từ lúc bắt đầu ngủ cho tới sáng . Các máy này hay tự động thâu và ngắt kết quả ra thành nhiều hồ sơ (files), mỗi hồ sơ khoảng 2 gigabytes . .Nối máy ghi âm với máy computer, và chép các hồ sơ này vô computer .



    Cũng nên biết rằng giấc ngủ mỗi đêm của chúng ta thường gồm có 5 chu kỳ giống nhau, mỗi chu kỳ dài khoảng 1 tiếng rưỡi và có thể được chia ra thành 5 chặng: [1. Ru ngủ - 2. Ngủ nông - 3. Ngủ sâu - 4. Ngủ rất sâu - 5. Ngủ mơ ]




    2) Đem các hồ sơ này nhập (import) vào 1 cái phần mềm miễn phí tên là AUDACITY . Cách dùng phần mềm này hơi phức tạp, nhưng ta chỉ cần biết 1 vài chức năng cần thiết căn bản đủ cho công việc nghiên cứu của mình thôi , và việc này không khó chi lắm . Sơ lược là như vầy:


    2a) Khởi dựng AUDACITY (trong máy điện toán xài hệ Windows, hoặc hệ Linux, hoặc MacOS đều đưọc) .


    2b) Chọn 1 cái hồ sơ ghi âm mình muốn xem xét, nhấn chuột kéo nó vào khung ảnh của AUDACITY .


    2c) Sau khi hồ sơ nhập được rồi sẽ hiện trên màn ảnh dưới hình thức chuỗi sóng giao động .Ta không thể ngồi nghe lại tiếng thở suốt mấy tiếng đồng hồ, nhưng nhờ có hình ảnh này ta có thể xem lướt qua và thấy ngay tình trạng hơi thở mình ra sao . Vì tiếng thở của ta rất nhỏ, nên trước tiên ta cần phải phóng đại nó lên để xem xét dễ dàng hơn .


    Dưới đây là thí dụ cho thấy 1 hồ sơ ghi âm ngủ (2 gigabytes) , kéo dài 3 tiếng :





    2d) Phóng đại hình trình bày (và luôn cả âm thanh nữa) bằng chuỗi động tác sau đây:


    Nhấn Ctrl-A > Bấm Effect > Chọn Amplify > Chọn tăng 20 lần > Chọn Allow Clipping > Bấm OK


    Sau khi phóng đại 20 lần, thì sẽ thấy nhiều chi tiết hơn:




    2e) Nhìn các đồ hình này thì thấy là có những thời điểm hơi thở bị nhiều xáo động, chẳng hạn như quãng 10 phút từ 1:00 cho tới 1:10 . Ta có thể chọn và copy 10 phút này ra để xem xét kỹ càng hơn . Bằng cách: Dùng cursor key phải kéo dây chỉ đen tới thời điểm 1:00:00 > Nhấn giữ nút shift để bắt đầu highlight, rồi tiếp tục kéo nó tới thời điểm 1: 10 : 00 > Bấm Edit > Chọn Copy > Bấm File > Chọn New


    2f) Tới đây thì AUDACITY sẽ mở 1 screen mới, và ta cần tiếp tục xài cái screen mới này, bằng cách Bấm Edit > Chọn Paste


    Tới đây thì chi tiết thuộc về quãng 10 phút mà ta chọn sẽ xuất hiện trong screen mới .


    2g) Tiếp tục bằng cách: Bấm View > Chọn Track Size > Chọn Fit to Width


    thì sẽ thấy:








    Xem đồ hình này thì hơi thở của ta đã gặp nhiều vấn đề khó khăn trong 6 phút khoảng từ thời điểm 2:54 cho tới 8:50 . Bằng cách bấm Play để nghe âm thanh ta sẽ biết rằng từ phút 2:54 cho tới 3:30 không có nghe tiếng thở nữa , và từ phút 3:30 thì hơi thở rất yếu mãi cho tới phút 4:35 mới trở lại bình thường .


    Cứ tiếp tục xem xét bằng các phương cách này thì sẽ nhận thức đưọc khá rõ , ta đã nghẹt thở bao nhiêu lần và mỗi lần ngưng bao lâu .



    Bình thường thì ta chỉ có thể ghi nhớ và nhận xét một cách lờ mờ về giấc ngủ của mình, chỉ biết đã ngủ ngon yên giấc hay đã trằn trọc mơ màng cả đêm . Nếu chẳng dò xét cho kỹ lưỡng thì sẽ không thể hiểu thấu tầm mức hệ trọng của vấn đề .



    Đàng nào cũng mua, thôi thì mua cái máy thứ thiệt đo có bảo chứng
    cho khỏe, dữ liệu đọc trên smartphone, và đi bác sĩ cầm đưa cho họ coi luôn.
    Mới tinh chỉ có 70 euro.











    Còn nếu muốn tự làm thì mua cái mic loại tốt, gắn vô cái laptop, thu âm trực tiếp qua audacity
    cho nó nhớ thẳng vô cái dĩa bên ngoài mua cho bự (2 TB) đo dài ngày, chứ không ngắn hạn.
    Tuy nhiên đo qua hơi thở không chính xác vì có white noise. Nên đo bằng những cái máy bên
    trên cho chính xác.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Nước Mỷ trong Tôi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 4
    Last Post: 06-18-2019, 06:01 PM
  2. Xin chào các cô chú anh chị trong Phố
    By sôngthương in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 4
    Last Post: 01-14-2015, 09:51 PM
  3. Một đêm trong căn nhà trên đồi
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 03-25-2013, 12:41 AM
  4. Bà con trong phố làm ơn cho em hỏi :-)
    By Co may in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 52
    Last Post: 08-03-2012, 02:51 PM
  5. Chuyện lạ trong một xứ rất lạ!
    By nvhn in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 07-05-2012, 12:37 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:00 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh