Register
Page 62 of 66 FirstFirst ... 12526061626364 ... LastLast
Results 611 to 620 of 654
  1. #611



    Nơi máng cỏ Chúa Hài Đồng giáng thế
    Hang Bê-lem vang tiếng hát Thiên Thần
    Dẫn dắt đàn chiên qua dòng khổ lệ
    Sống hợp nghĩa tình tương ái tương thân


    GIÁNG SINH VUI VẺ sis Dulan




    Last edited by Hoàng Thu Diệp; 12-22-2017 at 11:01 PM.

  2. #612
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    ...

    Paris có gì lạ không em










    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về em có còn ngoan
    Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
    Em có tìm anh trong cánh chim

    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về giữa bến sông Seine
    Anh về giữa một giòng sông trắng
    Là áo sương mù hay áo em?

    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ gọi là mây
    Ngày sau hai đứa mình xa cách
    Anh vẫn được nhìn mây trắng bay

    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về mắt vẫn lánh đen
    Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen



    Thi sĩ Nguyên Sa đuợc may mắn hơn nhiều thi sĩ khác
    Tuổi trẻ của nhà thơ đuợc nêu câu hỏi
    Paris có gì lạ không em ???
    Với nàng con gái của đô hội của Âu châu,
    Giữa những mùa thu quê nguời, những mùa đông băng tuyết lạnh lùng
    đến khi trở về cố quốc, lời nhớ nhung của những bức thư tình vọng từ cõi Đông sang cõi trời Tây như làn ánh sáng chạy tràn lan trên lục địa -Một tình yêu bát ngát, lãng mạn không buồn chán bi quan
    Lá thư tình
    Câu hỏi với tình yêu, mỉm cuời với cuộc đời

    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về em có còn ngoan
    Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
    Em có tìm anh trong cánh chim

    Câu thứ 4 Khổ đầu của bài thơ
    Em có tim anh trong cánh chim
    Nếu thấy được mùa xuân đã đến và đang còn, thì ở đâu trong vạn vật cũng đều có mùa xuân. Hỏi nhưng cũng đã tự trả lời
    Em sẽ không phải tìm anh trong cánh chim,
    vì anh không xa vời ngòai tầm với. Anh đang hiện diện cạnh em,
    trong tim em, trong làn gió, trong hương nắng, trong ánh mắt, trong nụ cười.


    Paris vội vàng
    Paris đông đúc - Paris ánh sáng của kiêu kỳ
    Có thể vì thế mà dòng sông Seine trở thành đẹp lạ thường.
    Đẹp vì cái trầm lặng tươi mát của con nước chảy giữa những phồn hoa nhộn nhịp. Sông Seine đẹp vì hai mươi lăm chiếc cầu bắt ngang dòng sông, nối nhịp cho những giao tiếp của dân Paris từ các khu vực hai bên bờ.
    Sông Seine đẹp vì những liễng hoa tươi thắm đủ mầu lộng lẫy là trang sức qúy phái nằm dọc trên các thành cầu.
    Sông Seine đẹp vì chúng ta đã nghe thấy được âm hưởng nụ cười, bước chân của những cặp tình nhân yêu nhau say đắm, dìu nhau đi ngang trên dòng sông, hoặc ngồi ngắm sông nước mà tận hưởng hạnh phúc của rung cảm tuyệt vời khi có nhau.
    Sông Seine đẹp vì những rung động của thi nhân,


    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về giữa bến sông Seine
    Anh về giữa một giòng sông trắng
    Là áo sương mù hay áo em?



    Là áo suơng mù hay áo em
    Chỉ vỏn vẹn 14 chữ nhà thơ đã phác họa 1 bức tranh tuyệt mỹ
    Giòng sông mờ trắng đục
    Phải chăng sông cũng ray rức như tình nguời
    sông đồng cảm khoác áo suơng mù bên cạnh nguời thiếu nữ đợi chờ nhớ mong .
    Một bức ảnh chụp giữa vạn ngàn ánh sáng của thành phố lộng lầy
    Giòng sông Seine lửng lờ nhẹ nhàng trôi bên nỗi buồn man mác của kẻ đọi chờ
    Mối tình Tây phuơng nhưng lai rất thuần chủng Á
    Môt mối tình rất là Việt Nam - thứ tình của áo lụa Hà đông, của mái tóc ngiêng buồn

    Dù hôm nay giữa một ngày tháng bảy
    Chiếc tháp ngà đang ướt rũ mưa ngâu
    Sông Seine về chân đang bước xô nhau
    Sẽ vịn ai cho đều dòng nước chảy



    Paris có gì lạ không em
    Nhạc sĩ Ngô thụy Miên đã thở một làn hơi, một giai điệu
    không thêm 1 chữ hay sửa lời bằng tiết tấu của nhịp VALSE
    Dòng nhạc quý phái cao sa, đã chuyên chở mối tình đầy
    lãng mạn của Thi sĩ - Không thể phủ nhận
    Chính Nhạc sĩ Ngô thụy Miên đã giới thiệu chúng ta đến với thế giới thi ca của Nguyên Sa
    Xin đuơc ghi lai nguyên văn của bài thơ khi sẽ sang phần tiếp tục




    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về em có còn ngoan
    Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
    Em có tìm anh trong cánh chim

    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về giữa bến sông Seine
    Anh về giữa một giòng sông trắng
    Là áo sương mù hay áo em?


    Em có đứng ở bên bờ sông?
    Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
    Anh về có nương theo giòng nước
    Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

    Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
    Mỗi lần tan một chút sương sa
    Bao giờ sáng một trời sao sáng
    Là mắt em nhìn trong gió đưa...


    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ gọi là mây
    Ngày sau hai đứa mình xa cách
    Anh vẫn được nhìn mây trắng bay


    Anh sẽ chép thơ trên thời gian
    Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
    Vì em hay một vừng trăng sáng
    Đã đắm trong lòng cặp mắt em?

    Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
    Anh đàn mà chả có thanh âm
    Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
    Để lúc xa vời đó ~ nhớ nhung


    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về mắt vẫn lánh đen
    Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen?...



    Paris có gì lạ không em???
    Mai anh về trên bến sông Seine
    Tư hỏi nhà thơ cũng tự trả lời
    bằng cách hình dung nguời thuơng nhớ


    Em có đứng ở bên bờ sông?
    Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
    Anh về có nương theo giòng nước
    Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

    Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
    Mỗi lần tan một chút sương sa
    Bao giờ sáng một trời sao sáng
    Là mắt em nhìn trong gió đưa...



    Em ủ rũ ngồi thẩn thờ
    không chắc em đứng bên giòng sông
    Nhưng tai sao lai hy vọng lai nhờ em che khuất vầng trăng.
    Nếu che khuất ánh trăng thì ắt hẳn làm sao có bóng trăng trên giòng sông loáng bạc
    Ẩn ý của thi sĩ nhắn nhủ nguời yêu hãy tạm lắng buồn hãy
    - che khuất nửa mảnh đơn côi
    Và khi anh về trên giòng Seine nếu có thể vì lý do gì chia xa
    anh còn nguyên một bóng trăng để thuơng nhớ
    Dòng thơ đuơc nhân cách hóa trừu tuợng, những con chữ đầy ma thuật
    Trong thơ Nguyên Sa hình như những chữ suơng, sao khuya, gió đưa
    Đuợc thi sĩ lập đi lập lại minh chứng phong cách lãng mạn tuơng tư của 1 tuổi trẻ của một tình yêu đầy mặn ngọt không bi quan rất nhẹ nhàng dầu xa cách
    Phong cách này đã minh chứng cho chàng trai trẻ rất ư là đông phuơng
    thử nghe đoạn câu khác của nhà thơ



    Buổi tối ngồi nghe sao khuya
    Đi về bằng những ngón chân thưa
    Và nghe em ghé về giấc mộng
    Vành nón ngiêng buồn trong gió đưa


    Tôi không biết rằng lạ hay quen
    Chỉ biết em mang theo Nghê thuờng
    Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
    Cả bốn chân trời chỉ có em

    Vành nón ngiêng buồn trong gió đưa
    với
    Là mắt em nhìn trong gió đưa


    Là mắt * câu này nghe thú vị hơn. Mắt là cửa sổ của linh hồn
    Nguời ta thuờng nói mắt biết nói, biết cuời, biết ái ân
    Như Hồ dzếnh cũng từng buông câu

    Lần đầu ân ái bằng đôi mắt
    Em để tình thuơng đến trọn đời


    nên

    Bao giờ sáng một trời sao sáng
    Là mắt em nhìn trong gió đưa.


    Ngày nào đó khi tình yêu không còn những ánh mây đen đem đến cho cuộc đời
    những ngày trở bão có lẽ mắt em sẽ tràn ngập ánh nắng long lanh
    từ mắt vị của tình yêu sẽ nuơng theo làn gió nhả huơng thơm ngát
    Lãng man, quyến rũ và ngay cả bầu trời kia dù không một bóng chim bay, một cánh én - Thành phố nơi anh về cũng đã rất xuân

    Main dans la main


    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ gọi là mây
    Ngày sau hai đứa mình xa cách
    Anh vẫn được nhìn mây trắng bay



    Hình như rất ít nhà thơ nói về sự cố chia xa mà không quay quắt đau đớn
    Trong Nguyên Sa chúng ta băt gặp một tình yêu sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ
    cái thản nhiên chấp nhận của cuộc đời rủi ro, của biến đổi vô thuờng của
    biển xanh hóa thành ruộng dâu của một trái tim biết yêu mang đầy tính nhân ái
    Khác với những nhà thơ khác yêu và hận

    Chiều trở lại để dư vang chia biệt
    Vọng miên man truờng hận thở than gì

    Bùi Giáng



    Réo gọi điên cuồng rung vũ trụ
    Trăng sao che khuất lối đi về
    Không gian mờ mịt vào vô thức
    Một buớc nhấc lên nặng khối chì

    Diên Nghị

    Em có mấy linh hồn bao nhiêu mộng
    Em còn trái tim nào đang xúc động
    Em có gì trong xác thịt như hoa
    Lạc thiên nhiên đến cả bọn đàn bà
    ...
    ...
    Ta lảo đảo đứng lên cuời ngất
    Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly
    Rồi giầy xéo lên sông núi đô kỳ
    Bên thành quach ta ra tay tàn phá
    Giữa hoang loạn của lầu đài, đình tạ
    Ta thản nhiên đi lại núi rừng
    Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng

    Đinh Hùng


    MỖI MỘT NHÀ THƠ CÓ PHONG CÁCH KHÁC NHAU
    Họ với những hoàn cảnh, cá tánh khác biệt, cũng không thể vịn vào 1 vài câu thơ
    mà đi đến kết luận về nhân cách.
    Đây chỉ là những ví von về những dòng thơ
    Tuy nhiên điểm lại Nguyên Sa vẫn đuợc yêu chuộng bằng tất cả sự trìu mến của nguời đoc thơ ông
    Quả thật chữ Thiền hình như đã nằm sẵn trong đầu óc nhà thơ
    Nên ngay cả đến khi truớc cái chết nhà thơ còn buông câu

    Những bài thơ anh đã viết trên môi
    Lửa trái đất sẽ nung thành ảo ảnh


    Những lỗi lầm, những đổ vỡ trong cuộc sống, những bất hạnh của tình yêu
    nhà thơ đã quên hết, xóa hết chỉ để lai có tình thuơng


    Anh cúi mặt hôn lên lòng đất
    Sáng ngày mai giuờng ngủ lạnh côn trùng



    -

    Cỏ cây cần ánh nắng mặt trời, cần những hạt mưa rơi
    Cả vạn vật đuợc hình thành bởi bàn tay tạo hoá và hổ tuơng lẫn nhau
    Tình yêu cũng thế: Cũng có lúc nắng, lúc mưa,
    huơng vị của tình yêu là hờn ghen: Nó là một thứ mật ngọt không thể thiếu
    khi con tim còn rung với những nhịp đập xúc cảm
    Ghen cũng có thể coi như một cái thú – Khi nét dỗi, nỗi hờn và cái ghen nhè nhẹ
    bật lên những âm thanh du duơng của nốt nhạc Mozart.
    Thi và nhạc sĩ hầu như đều có cái đồng cảm trong tình yêu
    Một Nguyễn Bính nhắn nhủ

    cô nhân tình bé của tôi ơi /Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cuời /
    những lúc có tôi và mắt chỉ /nhìn tôi những lúc tôi xa xôi

    Và như thế Thi sĩ Nguyên Sa đã thốt lên

    Anh sẽ chép thơ trên thế gian
    Lời thơ toàn chuyện hờn ghen

    Quả là cái ghen thật dễ thuơng, mang đầy tính cách phong lưu tài tử
    Nguời yêu của thi sĩ chắc chắn có đôi mắt rất đẹp làm nguời đối diện phải xuyến xao
    Thơ theo nguyên ngữ của tiếng HyLạp là sự sáng tạo
    Sáng tạo cái mới, cái chưa từng ai nói tới, hay cái đã đuợc nói tới nhiều mà mình
    Nói lại thì hay hơn, lúc đó nó đã trở thành một cái khám phá

    Một Nguyễn Du tả Kiều theo nét cổ điển

    Làn thu thủy nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh


    Bút pháp của Tố Như với những nét chấm phá tả chân mày đôi mắt
    đến vẻ đẹp Kiều hoàn thiện, song có điều những ví von những từ ngữ Cụ dùng khó thích hợp với đám đông quân chúng, bởi nó không đuợc bình dân hoá
    Có thể coi như đi vào lòng nguời hơn và hầu như ai cũng thuộc dù hai câu (hay thuộc cả bài)


    Vừng trăng lên mái tóc mây
    Một hồn thu lạnh mơ say huơng nồng
    Mắt em là một dòng sông,
    Thuyền ta bơi lội trong dòng mắt em


    Bài trăng lên của Lưu trong Lư



    Tuơng tự như Họ Lưu, Thi sĩ Nguyên Sa cũng ví von


    Vì em hay một vừng trăng sáng
    Đã đắm trong lòng cặp mắt em

    Anh sẽ đàn những phím tơ chùng
    Anh đàn mà chẳng có thanh âm
    Chỉ nghe gió thoảng niềm thuơng nhớ
    Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung




    Nỗi lòng hay đàn tâm
    Nguyên Sa: Đã đem đến cho những nguời đọc, thuởng thức thơ ông
    Và khi nguời đọc gậm nhấm từng lời từng chữ
    Nguời ta dễ dàng nhận ra một điều hình ảnh chiến tranh thời bấy giờ mờ nhạt, tất cả nhuờng chỗ cho tình yêu
    những tình yêu thiêng liêng huyền diệu như trong truyện ngàn xứ lẻ một
    Nguyên Sa đã giúp cho tuổi trẻ biết yêu sự sống trân trọng tình cảm
    Khổ kết của bài

    Paris có gì lạ không em
    Mai anh về mắt vẫn lánh đen
    Vẫn hỏi lòng mình là huơng cốm
    Chẳng biết tay ai làm lá sen

    Một đoạn kết tuyệt vời
    Một ví von bình dị mộc mạc của những nguời dân Hà Thành
    Ai đã từng ăn cốm, thuởng thức huơng vị cốm đều biết rất rõ thế nào là cốm
    Một thức ăn dân dã nhưng không thể thiếu.
    Thủa còn đi học dù phải hoc thuộc lòng những bài thơ của các tác giả qua từng thế kỷ
    4 câu cuối thấy hay, vẫn hiểu nhưng hoàn toàn không thấu triệt đuợc ý Thi sĩ
    ...


    về sau một chuyến du hành Hà Nội, vỡ nhẽ ra
    Cốm Hà nội khác cốm Sài Gòn
    Vẫn làm bằng những hạt thóc (hoặc hạt nếp) rang, rồi tẩm đuờng
    Song cốm Hà Nôi đuợc bọc trong những chiếc lá sen già đuợm thứ huơng hoa dâng hiến
    Ngửa cổ bốc một nhúm, cốm chạm vào luỡi, cốm tan từ từ, cốm như thì thầm lời của trời đất nuớc non, nhắm mắt lại mà như nhìn thấy cả một đầm sen ngan ngát, dẫy sóng lúa rì rào và mơ màng bâng khuâng với những hình ảnh cô thiếu nữ tóc dài muơn muớt
    Còn tẩm huơng mùi bồ kết giã cốm đêm trăng
    Nguyên Sa đã đem cái hồn, một món ăn tinh khiết, một cái thú tao nhã của nguời Hà thành vào thi ca

    Vẫn hỏi lòng mình là huơng cốm
    Chẳng biết tay ai làm lá sen

    Đọc lại bài thơ này, thả hồn một chút về mùa thu Hà Nội
    Chành chạnh một chút niềm riêng - Một mùa thu Hà nội với huơng cốm
    Chỉ có nơi này cốm mới ngon đến thế, hơn lúc nào hết
    cảm đuợc cái lòng của thi sĩ, những nguời rời xa nơi quê Cha đất Tổ thèm một mùa cốm thoảng huơng bên lá sen ấp ủ.
    ...


    Dạo ấy còn quá nhỏ, đất nuớc chia đôi Miền Bắc chỉ nằm trên sách vở
    Nguyên Sa đã thổi vào văn học thời bấy giờ... một làn không khí mới
    một đột phá kiểu tây phuơng mà vẫn giữ đuợc nét đẹp của dân tộc
    Những áo lụa Hà đông, tuổi muời ba bằng những lời ngọt ngào

    Paris có gì lạ không em?
    Bài thơ đã cùng với Cung Trầm Tuởng qua bài Chưa bao giờ buồn thế

    Lên xe tiễn em đi
    Chưa bao giờ buồn thế
    Trời mùa đông Paris
    Suốt đời làm chia ly

    Cả hai Thi sĩ đã đem đến cho tuổi trẻ thời các Ngài và cả sau các ngài thế hệ hậu sinh
    những cảm giác mơ mộng, đứng trên vỉa hè Sài Gòn mà mơ con phố St .Michel,
    uớc một lần đuợc nói câu tự tình với nguời con gái trên sông Seine cũng như
    tập làm thơ học đòi theo Thi sĩ Vũ hoàng Chuơng

    Anh hiểu vàng thu sẽ dậy men
    Lá rơi vàng kín mặt sông Seine
    Hồn anh sẽ đọng dài trên lá
    Để gíup em mầu đan áo len

    Truớc khi kết thúc bài xin đuợc thắp một nén huơng lòng đến các bậc tiền bối
    Nơi miền đất vĩnh cửu đã điểm vàng sơn son cho nền văn học Việt
    Một thời và mãi mãi
    Nếu đuợc bình bầu tôi sẽ chọn Nguyên Sa làm Hoàng tử của thi ca
    với những áng thơ tình lãng mạn.



    =====@@@=====


    Paris mù mịt mưa đan
    Tôi ngàn năm nhớ nào tàn mộng xưa
    Vi vu con gió thu mùa
    Sông Seine còn vọng đủ vừa nhớ thuơng




    ...


    (Nguồn: Trang QGNT)













    ...





    Last edited by dulan; 01-05-2018 at 09:43 AM. Reason: typo

  3. #613
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    ...



    Chiều Tưởng Nhớ

    Posted on January 15, 2018 by dongsongcu


    Ðể tưởng niệm nhà thơ Mây-Ngàn
    Điệp Mỹ Linh


    Tiếng chuông chùa đồng vọng, vang xa trong không gian buốt lạnh của một chiều cuối Ðông khiến quang cảnh quanh chùa trông thật tịch liêu. Mặt trời nghiêng về phía quê xưa. Những tia nắng mong manh nhẹ nhàng ve vuốt từng phiến đá gầy trước sân chùa. Khung cảnh này gợi nơi hồn tôi những câu thơ rất gợi cảm của Mây-Ngàn:


    Nắng có màu không? Tím lẫn hồng?

    Hay nắng không màu, nắng rất trong!
    Nắng về tươi thắm ngàn hoa thắm
    Sưởi ấm lòng ai chiều cuối Ðông.

    Lúc này, đối với tôi, bút hiệu Mây-Ngàn cũng như bút hiệu của nhiều nhà văn, nhà thơ tôi quý mến chứ không có gì khác biệt. Nhưng khi vào trong chánh điện, thấy ảnh và bài vị đặt giữa chánh điện tôi mới bàng hoàng xúc động để nhận thức được sự thật mà suốt mấy tuần qua tôi cứ cố tình chối bỏ: Mây-Ngàn Nguyễn-Phúc Bửu-Châu không còn nữa!


    Bằng hữu thường gọi Anh một cách thân mật là Anh Châu hoặc là Anh Bữu-Châu chứ ít ai gọi Anh là Mây-Ngàn hay là bác-sĩ Bửu-Châu.


    Từ ngày quen biết Anh, tôi hầu như quên bẳng Anh là một y-sĩ mà tôi chỉ nghĩ anh là một nghệ sĩ; một nghệ sĩ tài tử rất nặng lòng với bạn bè và văn học nghệ thuật. Khi ngồi lặng lẻ trong chánh điện, nghe bạn hữu nói về Anh tôi mới tỉnh trí để “nhìn lại Anh” ở một góc độ mà tôi đã vô tình quên bẳng:


    Bác-sĩ Bửu-Châu tốt nghiệp Y-Khoa bác-sĩ năm 1968. Anh không bị trưng dụng vào Quân-Y vì lý do sức khỏe. Năm 1974 bác-sĩ Bửu-Châu thi đậu văn bằng Master of Public Health tại Singapore và Anh về dạy tại trường Ðại-Học Y-Khoa Huế. Năm 1975, di tản sang Mỹ, Anh định cư tại Mississippi. Tại đây, Anh nhận chức Medical Health Director. Sau một thời gian Anh trở thành Assistant District Health Officer for the Mississippi Department of Health. Năm 1979 anh dời về Houston, làm giáo sư phụ giảng tại Baylor College of Medicine. Một thời gian sau Anh về làm việc cho tòa thị chính Houston với chức vụ Chief of Health Department for the City of Houston. Anh đậu “Board” về Y-Khoa phòng ngừa. Chính bác-sĩ Bửu-Châu thành lập chương trình y-tế chuyên lo về bệnh viêm gan (Hepatitis) cho người Á-Ðông. Mấy năm sau cùng Anh chuyển sang quận hạc Harris, giữ chức vụ Harris County Acting Deputy Director. Sau đó Anh trở thành Director of Heath Department cho đến khi Anh nghỉ hưu. Anh nhận được rất nhiều bằng khen thưởng của chính quyền và các trường đại học.(1)


    Là một người rất năng động và nặng tinh thần xã hội và giáo dục, bác-sĩ Bửu-Châu dùng thời gian hưu trí của Anh vào việc tham gia vào tổ chức Khuyến-Khích Tự Lập để nâng cao giáo dục tại Huế. Tổ chức này đang xúc tiến việc xây cất nhiều trường học tại Thừa-Thiên. Trong thời gian này bác-sĩ Bửu-Châu được đại học Y-Khoa Saigon mời làm giáo sư thỉnh giảng và Anh đã nhận lời.

    Sau vài tháng trở lại Mỹ để theo dõi tình trạng sức khỏe, Bác-Sĩ Bửu-Châu lâm bệnh, phải ra, vào bệnh viện nhiều lần. Ðến tháng 01-06 bác-Sĩ Bữu-Châu cảm thấy khỏe hẳn nên quyết định về lại Việt-Nam để tiếp tục thúc đẩy công việc của tổ chức Khuyến-Học Tự Lập – mặc dù các bạn đồng môn với Anh đều khuyên ngăn Anh nên đình hoản chuyến đi này.

    Vào ngày 23 tháng 01 năm 2006, trong một cuộc họp, cô Quỳnh-Trang, một thành viên trong nhóm Khuyến-Khích Tự Lập, đã tường trình rất nhiều chi tiết về những hoạt động của nhóm với bác-sĩ Bửu-Châu. Sau đó Quỳnh-Trang đưa bác-sĩ Bửu-Châu viếng thăm hai trường mẫu giáo đã hoàn tất.


    Bốn giờ 20 chiều, Quỳnh-Trang đưa bác-sĩ Bửu-Châu về nhà Anh, tự dưng Quỳnh-Trang cảm thấy không an tâm. Quỳnh-Trang hỏi thăm tình trạng sức khỏe của Anh. Anh bảo vẫn khỏe. Về đến nhà cô, 04 giờ 45, Quỳnh-Trang cũng vẫn không an tâm nên cô điện thoại đến tư thất bác-sĩ Bửu-Châu để vấn an. Không ai trả lời điện thoại.


    Hôm sau, ngày 24-01-06, lúc 02 giờ chiều, Quỳnh-Trang nhận được tin bác-sĩ Bửu-Châu qua đời.


    Bác-sĩ Bửu-Châu qua đời ngay trong ngôi nhà mà Anh đã được sinh ra và lớn lên.


    Trong khi bạn hữu tiếc thương và nhắc lại những hoạt động không ngừng nghỉ của bác-Sĩ Bửu-Châu trong địa hạt y tế, xã hội và giáo dục thì – như phần dẫn nhập tôi đã thưa – tôi lại nghĩ đến nếp sống nội tâm mà Anh vô tình hé lộ:


    Đường đời đó, vinh quang hay tủi nhục

    Còn lại gì? Danh vọng cũng tàn phai.
    Khi xuôi tay, cát bụi mảnh hình hài
    Không hay có cũng chỉ là ảo tưởng!

    Tôi không hiểu làm thế nào một người rất tích cực trong cuộc sống – như Anh – lại mang một tư tưởng nặng triết lý Phật-Giáo đến như vậy! Tôi không nghĩ Anh yếm thế; bởi vì một người yếm thế không thể nuôi dưỡng được trái tim chan chứa tình yêu:

    Nói yêu em, lời nào cho hết ý?

    Tình mênh mông như sóng biển trào dâng.
    Hồn tương tư nên ngây dại bâng khuâng
    Cho nhung nhớ nghẹn ngào đêm cô tịch…

    Trong Anh, tình yêu đôi lứa nhiều khi dạt dào, mênh mông, tha thiết; nhưng trên hết vẫn là tình yêu cao cả Anh dành trọn vẹn cho quê hương:


    Người ơi, hãy nói giúp giùm ta

    Biết tả làm sao nỗi nhớ nhà!
    Không hương, không vị mà da diết
    Nỗi nhớ rung từng thớ thịt da!

    Tôi đến Huế chỉ vài lần, sống ở Huế chỉ vài ngày và mang trong người chỉ “một nửa Huế” thôi. “Rứa mà” bốn câu thơ sau đây Anh vẽ ra một hình ảnh tuyệt vời cho đến nỗi tôi chỉ mong tôi là người Huế chính gốc để được yêu thương, được thấm nhập trọn vẹn trong hương cau thơm ngát của vùng không gian huyền diệu này.


    Quê tôi ửng nắng mấy hàng cau

    Thoáng gió đong đưa mấy dặm bầu
    Con đò ngược bến Văn-Lâu đó
    Có còn in bóng nước sông sâu?

    Trong tất cả những bài thơ tình cảm Anh dành cho Huế, tôi thích nhất bài Nhớ Huế:


    Ta nhớ vô cùng em biết không?

    Nhớ đồi Vọng-Cảnh, gió ru thông.
    Nhớ hồ nước Tịnh, sen soi bóng
    Nhớ bến Văn-Lâu, chạnh tất lòng!
    Ta nhớ vô vùng em biết không?
    Nhớ mái trường xưa phượng thắm hồng
    Nhớ mái tóc thề chiều tan học,
    Nhớ nẽo em về một cuối đông!
    Ta nhớ vô cùng em biết không?
    Nhớ trăng thôn Vỹ, nắng Kim-Long.
    Nhớ sông Bến-Ngự, con đò nhỏ.
    Nhớ má ai kia ửng nắng hồng.
    Ta nhớ vô cùng em biết không?
    Nhớ chiều buông nhẹ tiếng chuông ngân
    Nhớ dòng Hương dịu ôm thành Huế,
    Nhớ quá làm sao nhớ lạ lùng!

    Bài thơ này dường như ra đời vào khoảng giữa thập niên 80, được Song-Ngọc phổ nhạc và ca sĩ Khánh-Hà trình bày rất nhiều lần. Bản nhạc này, ngay sau khi Song-Ngọc vừa hoàn tất, chính anh Bửu-Châu đã đàn và hát tại nhà Anh vào một buổi họp mặt bằng hữu. Tôi nhận thấy Anh Châu hát rất “có hồn”. Nhưng phải đợi đến khi nghe Khánh-Hà hát tôi mới nhận biết mối tình cảm sâu kín của một người “Huế lai” trong tôi bừng dậy, để rồi trở nên dịu dàng, tha thiết theo mỗi giai điệu, mỗi tiếng láy ở cuối phân đoạn và cách phát âm những địa danh thương mến.


    Giữa thập niên 80 không khí văn nghệ tại Houston rất sôi nổi. Và nhà Anh Bửu-Châu là tụ điểm của những buổi họp mặt vui và lành mạnh. Anh Châu và Luật Sư Nguyễn-Ngọc-Hải chơi Keyboard. Thường thường anh Châu, anh Hải và tôi hát chung, vì chúng tôi biết nhiều nhạc bản của thập niên 60. Một lần, tôi không hiểu do đâu Anh Châu biết tôi từng chơi Accordéon. Anh hỏi. Tôi xác nhận, nhưng thưa với Anh rằng tôi bỏ lâu quá nên chẳng còn nhớ được bài nào. Anh hỏi tôi thường chơi nhạc gì? Tôi đáp nhạc Pháp. Anh mở Cassette những bản bán cổ điển và những bản thịnh hành của thập niên 60-70. Tôi nhận ra được gần hết, nhưng vì bản nào cũng dài quá cho nên tôi không nhớ trọn. Ðến bản Etoile De Neige tôi vui mừng reo lên, vì bài này tương đối ngắn. Anh Châu cũng vui mừng, bảo sẽ đến nhà tôi lấy đàn đem lại để Anh, anh Hải và tôi cùng hòa đàn. Tôi cho Anh Châu biết rằng tôi không có đàn. Bác Sĩ Hồ-Vương-Minh bảo người con của anh ấy có một Accordéon và anh Minh sốt sắn đến nhà người con mượn, đem đến cho tôi.


    Sau vài phút “rà” lại, tôi đàn bản Etoile De Neige và anh Châu, anh Hải đệm theo. Anh Châu cho biết, lúc còn đi học Anh rất thích Accordéon nhưng vì cây đàn nặng, tình trạng sức khỏe của Anh không cho phép. Nửa đùa nửa thật Anh Châu đề nghị Anh, anh Hải và tôi thành lập ban tam ca “Ba Con Mèo…Mun”.


    Ðề nghị của Anh Châu, dù đùa hay thật, cũng không thể thực hiện được; vì Anh Châu lâm trọng bệnh, phải qua ba cuộc giải phẫu tim trong một thời gian rất ngắn.


    Thời gian Anh trải qua ba cuộc giải phẫu, bệnh viện cần máu. Hầu hết bằng hữu của Anh đều đến bệnh viện hiến máu. Ðây là lúc mọi người thấy được sự quý mến của bạn hữu dành cho Anh Châu. Không ai bảo ai, nhưng trong lòng mọi người đều thầm lo, không biết Anh có “qua” được hay không!


    Anh đã “qua” được, hồi phục nhanh và yêu đời hơn bao giờ hết. Anh quay cuồng trong điệu luân vũ. Anh lịch lãm trong từng bước Tango. Anh cười sảng khoái khi “ù” được một ván mà chược. Ngoài tài năng và kiến thức chuyên môn, không ai có thể hiểu được Anh lấy năng lực từ đâu để sống trọn vẹn với đời, để thực hiện những điều mà nhiều người mơ ước.


    Anh để lại thi tập Chỉ Là Mơ Thôi. Trong thi tập này có những bức họa do Anh vẽ, màu sắc rất dịu dàng, tươi đẹp, khơi dậy một sức sống. Trong thi tập này cũng có những bản nhạc do chính Anh sáng tác và cũng có những bản nhạc do vài nhạc sĩ phổ nhạc từ thơ của Anh.


    Tôi vừa nghĩ đến đây thì tiếng niệm kinh cũng vừa dứt.


    Nhìn vạc nắng cuối ngày trải đều trên thềm cỏ úa, tôi ngậm ngùi nhớ đến mấy câu thơ rất thích rất hợp với tâm trạng của tôi lúc này.


    Có những chiều buồn mây tím bay,

    Tím cả hồn tôi em có hay?
    Nẽo về tôi thấy ngàn sao rụng
    Chân bước thẫn thờ, đôi mắt cay!


    Không nén được nỗi buồn, tôi thở dài, chậm bước. Bất ngờ trạng thái chối bỏ lại trở về trong tôi. Tôi khẽ lắc đầu, thầm nhủ: “Chỉ Là Mơ Thôi”. (2)


    1.- Những chi tiết này do bác sĩ Nguyễn Văn Thuận cung cấp.

    2.-Tất cả những phân đoạn trên đây được trích từ tập thơ Chỉ Là Mơ Thôi của Mây-Ngàn.


    Điệp Mỹ Linh






    ...

    Xin cúi đầu mật niệm để tưởng tiếc và tri ân Bác Sĩ Bửu Châu!
    Dulan


    ...
    Last edited by dulan; 01-14-2018 at 08:15 PM.

  4. #614

    Bút mực còn kia

    Bút mực còn kia

    Mấy độ qua rồi chẳng thấy thơ...
    Dulan bên ấy chốn xa lơ
    Khiến người cảm mến hoài trông ngóng
    Bút mực nằm kia vẫn đợi chờ…

    NTS
    Last edited by Nguyễn Thành Sáng; 01-14-2018 at 09:29 PM.

  5. #615
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    ...



    Bút mực còn kia

    Mấy độ qua rồi chẳng thấy thơ...
    Dulan bên ấy chốn xa lơ
    Khiến người cảm mến hoài trông ngóng
    Bút mực nằm kia vẫn đợi chờ…

    Nguyễn Thành Sáng




    ...





    Bút mực xin chờ

    Cảm ơn thi hữu nhắc tình thơ
    Mê mãi Dulan muối súp lơ
    Chăm chút bếp hồng mâm cỗ đợi
    Tô bày ẩm thực tiệc bàn chờ
    Làng Giao nem nắm vo cung mộng
    Nam Định bún dài ngắt sợi mơ
    Hẹn nhé ra giêng ta bút mực
    Vầy trà xướng họa dưới trăng Ngươn.



    Dulan





    ...





    Nem Nắm Giao Thủy & Bún Đũa Nam Định





    ...



    Last edited by dulan; 01-18-2018 at 03:40 PM.

  6. #616

    Để Thấy



    Để Thấy

    Để thấy trăng vàng lóng lánh lay
    Trải ngàn êm ả đến cùng ai
    Lâng lâng, dào dạt, niềm thanh thản
    Lững thững hồn mơ thả bước dài…

    Nguyễn Thành Sáng

  7. #617
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187


    ...



    Để Thấy

    Để thấy trăng vàng lóng lánh lay
    Trải ngàn êm ả đến cùng ai
    Lâng lâng, dào dạt, niềm thanh thản
    Lững thững hồn mơ thả bước dài…

    Nguyễn Thành Sáng


    ...





    Nguyệt tận

    Viên Thu tròn trịa nhẹ lung lay
    Thấm đẫm hương Xuân tỏa nét ai
    Thơm thảo mưa Đông se gió hạn
    Ngọt bùi nắng Hạ dệt mây dài
    Chung trà chia nửa tình vơi cạn
    Dĩa bánh cùng nhau nghĩa đọng đầy
    Nguyệt tận nơi đây hoa tuyết nở
    Trao người một đóa gọi lòng này.


    Dulan
    (Ba mươi tháng mười một Đinh Dậu)








    ...





    Bánh nhãn Nam Định




    ...




    Last edited by dulan; 01-16-2018 at 07:40 AM.

  8. #618



    Nguyệt tận

    Viên Thu tròn trịa nhẹ lung lay

    Thấm đẫm hương Xuân tỏa nét ai

    Thơm thảo mưa Đông se gió hạn

    Ngọt bùi nắng Hạ dệt mây dài

    Chung trà chia nửa tình vơi cạn

    Dĩa bánh cùng nhau nghĩa đọng đầy

    Nguyệt tận nơi đây hoa tuyết nở

    Trao người một đóa gọi lòng này.



    Dulan

    (Ba mươi tháng mười một Đinh Dậu)


    Trăng Lên


    Nguyệt tận khung mờ. gió nhẹ lay
    Bâng khuâng, vương vấn tận lòng ai
    Âm thầm, lặng lẽ chờ bên vắng
    Dào dạt, lâng lâng nhớ nhịp dài
    Tái ngộ, tri giao, trà uống cạn
    Ngân nga ý mộng, bánh chia đầy
    Trăng lên kẻ sĩ niềm lai láng
    Trổi nhạc du dương gửi tặng này.


    17/1/2018

    Nguyễn Thành Sáng
    Last edited by Nguyễn Thành Sáng; 01-18-2018 at 12:57 AM.

  9. #619
    Mến chúc em và gia đình Vạn Sự Tốt Lành trong năm mới!





    EM ĐI CHỢ SÁNG


    Chợ xong em ghé mua quà
    Cất gọn trong giỏ, tiếp qua quán mì
    Ơ nầy! Một tô bự đi
    Thêm giò chéo quẩy tức thì cho tôi!

    Tả xung, hữu đột một hồi
    Độ chừng lưng lửng, tiếp bồi bánh bao
    Hai cái ăn đã làm sao
    Tiếp thêm hai cái gói vào dành trưa

    Nhìn trời nắng hãy còn thưa
    Vòng vòng ngắm chợ cho vừa mắt em
    Ô kìa! Ai bán chuối chiên
    Mùi thơm phưng phức làm phiền bụng em

    Bán tôi ba cái chiên mềm
    Tấp vào, em đứng,“sầu đêm” chẳng còn
    Hết rồi tiếp tục bon bon
    Bước qua phía trái xem còn gì không!

    Ạ a! Quầy bán cháo lòng
    Sao từng đi chợ lại không thấy à
    Ghé vô, tô bự bưng ra
    Kèm theo đùi lớn thịt gà chị ơi

    Nhẹ nhàng ngồi xuống em xơi
    Một tô, tô nữa đã đời mới ngưng
    Vừa đi, vừa vỗ nhẹ lưng
    Cho mau xuống lẹ, vẫy vùng đánh thêm!

    Đây rồi! Óng ả chùm nem
    Làm vài chục cái cho mềm vành môi
    Xong đi, chợt nhớ, hỡi ôi!
    Quầy chè đậu đỏ gần nơi, quên nhìn

    Lỡ rồi mua tạm bánh in
    Vừa đi, vừa cắn, ngắm tình chợ vui
    Tự nhiên khát nước quá trời
    Tìm nơi quán sạch để ngồi ngâm nga

    Một ly sữa đá bưng ra
    Trên bàn cái bánh mặn mà đậu xanh
    Một hơi hai cái ngon lành
    Mua thêm ba cái để dành sương sương

    Xong rồi bước lẹ ngang đường
    Ghé quầy vé số tìm hương cuộc đời
    Cặp gin, hai cặp mua chơi
    Chiều dò hy vọng một thời lên mây

    Thân em chợ sáng mỗi ngày!


    Thơ vui!

    Nguyễn Thành Sáng
    Last edited by Nguyễn Thành Sáng; 02-13-2018 at 08:41 AM.

  10. #620
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187



    ...

    Hồi ký bạn tù




    Hoàng Quốc Việt


    Mấy hôm sau có một tai nạn thương tâm bên khu biệt phái. Một giáo chức trong lúc làm “anh nuôi” sơ ý cầm nguyên bịch thuốc bồi pháo binh đến gần lò lửa phực cháy phỏng nặng. Bạn bè khiêng anh lên bệnh xá tiểu đoàn. Nói là bệnh xá nhưng chỉ là một phòng trống ở xa đám đông để người bệnh tự do rên la và để tập thể vô tư… không nghe không thấy. Anh được đưa lên giường “cấp cứu” bằng cách… cho nằm trong mùng 24/24 để ngăn ngừa ruồi muỗi bu chích và “chữa trị” tận tình bằng cách chia bạn tù thay phiên nhau đứng bên giường… quạt… cho mát.! Vài ngày sau anh qua đời để lại bao xót xa trong lòng những người biết tin!

    Tôi có dịp ghé thăm bệnh xá đó. Một hôm tạp dịch dọn rác trên tiểu đoàn, lúc về ngang qua đó một người trong nhóm tên là Hiếu trước kia là Trung Úy Nhẩy Dù rủ vào thăm người bạn cùng tổ đang nằm điều trị vết thương mông, do trước kia, lúc còn trong quân ngũ bị bệnh phải chích thuốc, xui xẻo thay gặp y tá đơn vị cẩu thả không nấu nước sôi sát trùng kim kỹ lưỡng trước khi chích nên bị “áp xe” làm độc. Vô đây bị “xì” ra phải đưa lên bệnh xá. Gặp bạn đến thăm, anh mừng rỡ ngồi dậy đón tiếp.
    – Sao? vô đây uống thuốc gì mà trông xanh xao vàng vọt quá vậy? Hiếu hỏi
    Nghe câu đó người bệnh trả lời ngay.
    – Thuốc đó đó, kia kìa, thiếu gì! rồi chỉ bánh thuốc lào để trên bàn và tiếu lâm:
    Lên đây toàn chơi thứ này, nhức nhối không có thuốc uống thì lấy thuốc lào say ra kéo một hơi dài cho quên đớn đau chớ có thuốc men chữa trị gì đâu. Hai tuần thuốc mới về một lần, mỗi lần về một loại, lần nào cũng toàn là thứ vớ va vớ vẩn gì đâu… thuốc đỏ, thuốc tím, thuốc sốt rét rừng, thuốc xổ, thuốc trụ sinh kể như đừng nghĩ tới, thuộc loại xa xí phẩm không tới tay mình, hên lắm mới gặp thuốc đúng bệnh, còn không thì phải chờ… hai tuần sau lên xem về thuốc gì, đau cũng phải lựa bệnh mới khổ. Từ lúc vô đây tới giờ chỉ có một lần lên xin là có thuốc, mà phát thật nhiều, ra về hớn hở, đến lúc lấy ra uống mới nhận ra rằng trong phòng năm thằng khai năm bệnh khác nhau nhưng lại được phát cùng một thứ thuốc “không tên” như nhau, cả đám thắc mắc không hiểu tại sao thằng nhức đầu chóng mặt mà cũng uống chung thuốc với thằng đau bụng ỉa chảy là thế nào, chắc thuốc làm bằng bột gạo bột mì uống vô “vô thưởng vô phạt” nên mới phát thả giàn “không suy tư” như vậy. Tụi này gọi nó là “thuốc an thần”… uống vô để yên chí lớn là mình vừa nuốt một viên thuốc thật vào bụng chớ không phải “nhồi” thuốc “khắc phục “… vào đầu! Lên đây buồn chán lắm, thà ở trại sướng hơn, trông mong đủ điều, mới lên trông về, trông thuốc, ở lâu còn thêm cái trông “hại bạn”nữa là… trông người… lên đây nằm… để có “bạn bệnh” nói chuyện cho đỡ buồn.

    Bạn vừa xổ bầu tâm sự xong thì Hiếu lại bồi tiếp:
    – Còn bệnh của mi thì BS tụi nó nói thế nào, sao tao thấy mi đi đứng không thẳng lưng, lom khom như thằng gù nhà thờ Đức Bà vậy.
    oOo
    Nghe câu đó, anh lơ đãng nhìn mông lung vào hư không trả lời… vu vơ : thì lúc nào cũng lải nhải “một âm quen”… khắc phục vậy thôi chớ có nói thêm gì đâu! Rồi như sực nhớ ra một điều gì quan trong anh lết vội tới đầu giường lục lọi trong túi sách lấy ra một tờ giấy nhăn nhó được gấp lại ngay ngắn cẩn thận đưa cho Hiếu rồi nói:
    – Tao có cái toa thuốc này của y tá bộ đội viết cho, nó nói là thuốc gia truyền để trị “sâu quảng”, mày xem có thể giúp tao tìm những vật liệu trong đó được không?.
    Hiếu đọc xong bậm môi để khỏi bật cười, đưa tay lấy cái điếu cầy, vừa vói vừa nói:
    – Mi nói giỡn hay nói chơi, tờ giấy này mà mi bảo là toa thuốc à, chắc lấy lộn rồi, tao nghĩ nó là tờ điếu đóm!
    – Ấy chết, đừng nói bậy, đừng đốt đi, toa thuốc gia truyền thiệt đó, nó là niềm hi vọng bấy lâu nay của tao ở đây, mầy không thấy tao cất kỹ nó ở dầu nằm đó sao?

    Hiếu đưa “toa thuốc” bèo nhèo viết trên giấy vở học trò xé ra nham nhở, chữ nào chữ nấy to bằng con ruồi nhăng, khoảng trên chục chữ đã chiếm đầy trang giấy cho mọi người xem trong đó có cả Bác Sĩ Trần xuân Ninh, một BS giải phẫu nổi tiếng ở bệnh viện Nhi Đồng thời bấy giờ. Liếc sơ qua “bài vị” trong toa thuốc đó tôi cứ tưởng là để chuẩn bị nấu một món đặc biệt gì đó… cho mèo ăn! Nó chỉ vỏn vẹn mấy chữ sau đây:
    Vật liệu :
    Con chuột chù, Sả, Gừng, Giềng, Tỏi, Hành, Mì chính. Cỏ mực, Mắm tôm… và thêm vài thứ rau cỏ lạ nữa tôi không nhớ hết. Chỉ thế thôi chớ không bầy vẽ chỉ dần cách “nấu sào ” thế nào hay nói rỏ đây là thuốc uống hay thuốc… ăn! Thế mà anh bạn đáng thương của mình lại đặt hết niềm tin vào đó mới tội. Đọc xong một người bông đùa:

    – Tôi nghĩ toa thuốc này để chữa trị cho con mèo ốm đói kén ăn… thịt chuột chù… thì có lý hơn! Tại chưa có con chuột chù đó thôi, chớ có rồi làm thành thuốc để trước mặt là anh sẻ… nín thở… đem đi đổ liền! Chuột chù hôi tanh lắm, con mèo nhà tôi cũng sợ không dám vồ. Anh gạt phắc đi ngay:
    – Giỡn hoài! tại anh không ở trong hoàn cảnh tôi nên mới nói vậy, rồi ngây ngô dẫn giải:
    Chữa trị lối này đại khái cũng giống như dùng mẹo để trị sán xơ mít trong ruột vậy… nhịn ăn cho con sán thật đói rồi ngồi ngâm mông trong thau nước ấm pha đường hay thức ăn loãng mà con sán thích để dụ nó chui ra ngoài. Nan giải nhất là con chuột chù, chờ mải đến bây giờ chưa có. Tên y tá bộ đội hứa hẹn là khi nào tìm được con chuột chù thì nó sẻ tự tay biến chế thành “thuốc “… đắp lên vết thương để dụ con “sâu quảng” mò ra ăn của lạ. Nghe xong tôi cũng ngây thơ quay qua Bác Sĩ Ninh hỏi:
    – Anh Ninh, anh là Bác Sĩ, anh thấy làm như vậy có đúng không?
    Bệnh nhân trố mắt nhìn BS Ninh không chớp chờ đợi. Sâu sắc hơn, không nỡ giết đi niềm tin của người bệnh tù bất hạnh, nhất là trong hoàn cảnh này, BS Ninh trầm ngâm một hồi ra ve đắn đo suy nghi rồi trả lời một câu thật khéo:
    – Tôi không rõ khoa này cho lắm nhưng chắc nó cũng đúng… theo cổ y!
    Gương mật bệnh nhân tươi hẳn ra, đôi mắt long lanh những tia hi vọng. Tôi lặng người nhìn anh xót xa thương cho thân phận hẩm hiu bọt bèo và đau lòng hơn khi thấy ngón áp út bàn tay anh lại… đeo nhẫn!
    Chúng tôi từ giã ra về, anh lom khom tiễn ra tận cửa, luôn miệng dặn dò cầu khẩn từng người ráng cứu giúp anh, ráng tìm con chuột chù cho anh, anh rất biết ơn, khi nào bắt được nhớ tìm mọi cách đem nó lên đây cho anh ngay đừng quên…. thật là tôi nghiệp! Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi gặp anh, thật ngắn ngủi, trong chốc lác, nhưng “dư âm” câu chuyện mãi đến tận bây giờ cũng không quên!
    Nghĩ lại cũng thương và tội cho anh, trong tận cùng của tuyệt vọng, của khổ đau, không tin vào đó thì biết tin vào đâu bây giờ, có còn hơn không, chờ uống thuốc “con chuột chù” chưa bất được trong đầu coi bộ cho anh nhiều “sức sống” hơn là chờ uống thuốc “khắc phục” trên miệng vẹm. Anh như người kiệt lực sắp chết đuối giữa dòng, thấy xác chết trương sình lình bình trước mặt cũng mừng rỡ như gặp vị cứu tinh… hồ hởi phấn khởi gom hết tàn lực bơi nhanh tới đó để bám… làm bè… tìm sự sống trên thây ma hôi thối đó!
    Trên đường về Bác Sĩ Ninh mới nói hết sự thật cho chúng tôi biết là người bệnh đó đang ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mình, sở dĩ anh bị cong lưng rút cổ không đứng thẳng được là vì “cái con sâu quảng” mà chúng mình nghe nôm na ban nãy đã ăn sâu vào tận tủy sống của anh rồi, đến tình trạng này là kể như hết thuốc chữa, y học cũng bó tay, chỉ chờ chết mà thôi. Bệnh này thật ra không phải là một bệnh nan y không chữa trị được, mới phát hiện đem giải phẫu nạo bỏ lớp thịt ung thối ấy đi thì đâu có gì nguy đến tánh mạng. Nếu chữa trị “khắc phục” theo kiểu đó cứ để anh ở lại trại chữa trị “dã chiến” chắc cũng không đến nỗi như bây giờ. Ít lâu sau Hiếu báo tin anh không còn nửa. Lần này nghe tin một người lìa đời tôi lại không buồn mà lại còn mừng cho anh nữa là đằng khác… sống làm gì kiếp sống khốn khổ khốn nạn đó, chỉ thắc mắc một điều là trước khi nhắm mắt lìa đời anh có còn tin vào toa thuốc gia truyền đó nữa không, có nhận thức ra rằng mình chết là vì lòng “nhân đạo khoan hồng” của đảng và nhà nước quá… “tàn nhẫn vô nhân”… giết anh từ từ chầm chậm không gươm không đao, đẻ anh chết dần chết mòn hẩm hiu cô quanh trong đớn đau tuyệt vọng chớ không phải vì thiếu.. con chuột chù trong cái toa thuốc quái đản đó.!
    Tôi cũng đã có dịp làm phụ tá “rờ vịn” cho BS Ninh trong một ca mổ “bỏ túi” cho một OC quen biết trong đây tên là Hợp, khóa 11 OCS. Lúc đó ở Long Khánh, không hiểu vì sao một ngón chân cái của anh không thấy dấu vết gì trầy trụa mà lại sưng vù lên, xanh lè, đau nhức, mang giày mang guốc không được nên phải đến cầu viện nhờ BS Ninh chữa trị. BS Ninh vui vẻ nhận lời ra tay “cứu độ” ngay. Đồ nghề do bệnh nhân mang tới gồm một bếp than và nồi nấu nước nhỏ, một khăn dày nhỏ, một ít bông gòn và đặc biệt Hợp cũng tìm đâu ra, mượn đâu được một lưỡi dao mổ nhỏ thứ thiệt trông rất sắc sảo đẹp mắt, so với dao cải tạo “có công mài sắt có ngày nên dao” hay lưỡi lam cạo râu cắt tóc thì hiện đại hơn nhiều, chắc nhờ trại chúng tôi đang ở trước đây là căn cứ của một Đại Đội Quân Y thuộc SĐ 18 BB nên mới có thứ này. Trước khi bắt tay vào việc anh phân công đám “phụ tá”ôm giữ bệnh nhân để anh dễ dàng làm việc đề phòng con bệnh giãy giụa, nhìn lại toàn dân Hải Quân không, người ôm mình, người vịn chân, người nắm tay, người giữ đầu. Lo xong “cái ghết mổ ” anh bắt qua chuẩn bị tinh thần cho con bệnh, nhìn Hợp anh nói :
    – Mổ “tự nhiên” không thuốc tê, không painkiller như thế này đương nhiên là đau rồi, chỉ biết cắn răng chịu đựng mà thôi, vì thế nên tôi mới nhắn anh đem theo một cái khăn lau mặt sạch là vậy, tuy nhiên nếu biết vận dụng ý chí tinh thần chúng ta có thể chế ngụ được phần nào cái đau. Theo tâm lý học ta có hai chọn lựa sau đây:
    Một… là mình nghĩ tới người mình thương yêu nhất trên đời, chẳng hạn như bó mẹ mình, người yêu mình, vợ mình, con mình v. v. đó là tôi chỉ thí dụ gợi ý cho anh thôi chớ còn người yêu quý nhất trên đời của anh là ai thì tùy anh lựa chọn. Nhưng một khi đã chọn rồi thì trong lúc mổ anh ráng tập trung tư tưởng nghĩ về người đó mà thôi chớ đừng phân tâm nghĩ qua chuyện khác.
    Hai… là mình nghĩ tới người mình thù ghét nhất trên đời, chẳng hạn như người đã làm cuộc đời mình tan nát, nhắc tới là kinh tởm, là chỉ muốn “ăn tươi nuốt sống” hay nguyền rủa cho họ bị “trời đánh thánh đâm” mà thôi. Nói như vậy nghe có vẻ độc ác nhưng có được một người như thế để ghét mới là người… lý tưởng number one! Thôi, nói thế đủ rồi, bây giờ tôi để cho anh toàn quyền chọn lựa, người thương, người ghét tùy anh, nhưng ráng chọn… đúng người mới có hiệu lực… nhớ nhé!

    Nói xong, anh mới trở về lo phần việc của anh… nấu nước sôi sát trùng dao mổ, rửa tay bằng xà phòng cho sạch sẽ vệ sinh. Chưa mổ chỉ nghe bấy nhiêu thôi mà gương mặt Hợp cũng tái mét như Hợp… lãi nhà mình, cặp kính cận xệ xuống cũng chẳng buồn kéo lên. Một anh bạn HQ khóa 22 NT cùng tổ với Hợp giờ tôi không nhớ tên lên tiếng”trấn an”:
    – Ôi!… nhằm nhò gì cái lưỡi dao bé bé xinh xinh đó, suy nghĩ chọn lựa làm gì cho mệt óc, chừng nào bị mổ bằng dao mổ heo mổ bò mới lo. Bây giờ kéo một “bi” lấy lại tinh thần cái đã!
    Sát trùng xong BS Ninh lấy lưỡi dao ra để lên miếng bông gòn rồi bảo Hợp tháo cặp kính cân ra và kê cái khăn dày giữa hai hàm răng. Chúng tôi sẵn sàng… “thế ghì xiết thủ thế”… Hợp ngồi trên cái sạp ngủ đưa chân ra ngoài, Trung khỏe mạnh ôm người, tôi ốm yếu ghì chân… không đau, trước khi ra tay BS Ninh cũng không quên nhắc lại câu chuyện “ban nãy” mà tất cả chúng tôi kể cả Hợp đều quên phứt đi sau màn “giải nao thuốc nào”, cứ nghĩ đó là câu chuyện làm quà… “nghe qua rồi bỏ”:
    – Sao? nãy giờ anh đã chọn được ” người lý tưởng” ấy chưa? người thương hay người ghét? nếu chưa để tôi chọn hộ cho anh cũng được… Nầy nhé, nghe kỹ đây nhé, để hết hồn mình nghĩ tới người tôi sắp nói ra đây… người ấy chính là bác Hồ của chúng ta chớ còn ai vào đây nửa! Nói tới đây là anh “khai dao” liền, tay làm miệng nói:
    Này nhé,… bác Hồ vĩ đại nhé!
    Này nhé… bác Hồ kính yêu nhé!

    Mỗi tiếng “này nhé” phát ra là lưỡi dao ấn mạnh ấn sâu xuống da thịt, rọc một đường dài dọc theo đầu ngón chân… máu xanh máu vàng phọt mạnh ra. Hợp ưỡn người lên, chân tay quíu lại… chúng tôi ghì xiết “thực tình”, người cũng “rung động” theo cơn rung rẩy của nạn nhân, răng cũng nghiến chặt kèn kẹt như người trong cuộc. Mở miệng khai thông cho máu mủ trào ra xong là anh buông dao dùng hai tay nặn bóp chung quanh đầu ngón chân…nước nhờn xanh lè vàng khè tuôn trào xuống đất, nạn nhân có vẻ đau hơn, oằn oại tê mê, mắt nhắm nghiền, mồ hôi mồ kê chảy ra như tắm. BS Ninh không quên nhiệm vụ “vừa đánh vừa đàm” vừa nặn vừa nói:
    Này nhé… bác Hồ đó là lòng ta yên tĩnh nhé!
    Này nhé… bác Hồ đây là chân ta hết đau liền!
    Này nhé…. chưa nói hết câu thì một giọng lạ xen vào

    – Các anh làm gì mà tụ lại gọi lớn tên bác Hồ lên vậy! …mọi mái đầu quay về phía phát ra câu hỏi đó…
    Tôi bật miệng thành tiếng: Chết mẹ quản giáo… ! rồi biết lỡ lời im ngay nhưng vẩn lầm bầm trong bụng : lại thêm chuyện rắc rối cuộc đời… “thần khẩu hại xác phàm” nữa rồi, chưa xong chuyện này đã tới chuyện kia, không biết hắn đến từ lúc nào, có biết chuyện chọn lựa điều một điều hai này không? Tiếng “này nhé”thắng lại tức khắc…im bặt… ca mổ lạng quạng, mất khí thế… may nhờ tiếng “rên không nên lời” vì miếng khăn dày ngậm đầy trong miệng Hợp phát ra…. kéo mọi mái đầu trở lại với… máu mủ… lấy lại tinh thần… quên đi “dép râu nón cối” đang đứng “coi cọp” sau lưng! BS Ninh “xệ” thấy rõ, tay rung rung, mặt biến sắc, không còn linh động hoạt bác chủ động như trước. Thiếu tiếng “này nhé”…xoa dịu niềm đau nhân thế của anh, không khí “mổ tự nhiên” bỗng dưng trở nên tẻ nhạt, ngột ngạt, khó thở… không người lái… thỉnh thoảng còn đệm thêm tiếng thở dài ngao ngán của đám rờ vịn”tiếp sức” với tiếng ú ớ xuýt xoa đau đớn của bệnh nhân…Rồi những dòng máu đỏ bắt đầu xuất hiện báo hiệu ca mổ xắp tàn và… báo hiệu cho BS Ninh chuẩn bị tinh thần cho ca “mổ xẻ” cái miệng… hại cái thân kế tiếp! Lấy bông gòn rủa sạch vết thương bằng nước sôi xong là anh vội vàng đứng lên “thanh minh thanh nga” rất có bài bản, chắc có lẻ vừa nghĩ ra trong lúc nặn máu mủ:
    – Thưa anh, sở dĩ ban nãy anh nghe tôi gọi tên bác lên là thế này: Mổ không có thuốc tê như thế này thì đau lắm, nhưng chúng ta có thể “khắc phục” được nó bằng cách tập trung hết tinh thần tư tưởng nghĩ tới một người mình kính yêu nhất trên đời chẳng hạn như đức Phật, đức Chúa hay những bậc vĩ nhân thế giới, tiền nhân dân tộc.. . Sau khi hội ý với nhau ” đề bạc bình bầu ” trong nhóm thánh nhân trời đất, chúng tôi đã đồng lòng nhất trí chọn bác Hồ vĩ đại của chúng ta làm người “mẫu” để anh đây chỉ nghĩ tới trong lúc mổ đau…. Sợ mất “tự giác”, thiếu “tập trung” nên tôi phải luôn miệng nhắc nhở tên bác cho anh đây… ” nắm”! Bởi thế anh luôn nghe tội gọi lớn tên bác Hồ lên là vậy!
    Hắn gật gù ra vẻ đồng tình rồi cao húng lên lớp “bồi dưỡng” thêm cho chúng tôi một ” bài học thuộc lòng” bốc thơm bác mà hắn được nhồi sọ từ thuở ấu thơ lúc mới cắp sách đến trường:
    Công cha như núi thái sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Bác Hồ hơn cả… mẹ cha!!!
    Mênh mông trời bể… bao la biển trời!!!

    Rồi đắc chí nói : Đó, bác chúng ta vĩ đại thế đó, tôi hoàn toàn nhất trí với các anh, chọn như vậy thật là… hết ý!. Chúng tôi nghe xong… rởn tóc gáy, nhưng cũng thở phào nhẹ nhõm mừng cho BS Ninh thoát nạn chớ không phải mừng cho con bệnh hết đau. Anh đã miệng bằng tay, tay bằng miệng, tài tình khéo léo “giải khổ” cho bệnh nhân và cho cả chính mình!
    Thôi tạm gác lại chuyện ốm đau bệnh tật chết chóc tang thương sang một bên để kể chuyện năm hết Tết đến trong vòng rào như thế nào? Tháng ngày hờ hững trôi qua, đã qua mùa học tập, hết mùa vác củi nhưng chưa tới mùa tan… tù! Một ngày như mọi ngày, lãng quên ngày tháng nhưng đêm đến khéo co cách mấy trên cái chiếu tôn cũng không thấy ấm mới biết tiết trời đổi thay, năm cùng tháng tận sắp qua… ngoài rào! Lịch đời Tam Tông Miếu ba trăm sáu mươi lăm ngày dầy cộm bóc hoài cũng hết mà lịch tù “thập thiên thu” mười ngày “ăn” mỏng dính gạch mãi vẫn còn… dan dở, gia hạn thêm không biết bao nhiêu lần cái mười ngày đó mà cũng chẳng thấm vào đâu. Lạnh lẽo nhớ nhà, nôn nóng mong về chớ ai đâu mong chi Xuân đến gợi thêm sầu trong cái cõi đời toàn là những ngày sầu này làm gì. Đầu óc cứ tơ tưởng đến chuyện ân xá nhân dịp xuân về, nhìn đàn én bay lượn trên cao không rạo rực được một mùa xuân trong lòng mà lại gợi nhớ tự do mới khổ! Mỗi lần thấy bóng dáng nón cối dép râu cầm tờ giấy nhỏ đi xăm xăm về hướng trại là nghĩ đến chuyện phóng thích và ước ao có tên mình trong đó. Nếu đảng sáng suốt biết dừng lại nơi đây thả về lúc này thì hay biết mấy, đắc nhân tâm cỡ nào! Không tội mà tù than trời không được, chỉ biết đêm đêm co ro cúm rúm như con cuốn chiếu chấp tay vô háng cầu xin khấn ” dái “… bác… sống khôn thác thiêng hiện hồn về soi đường dẫn lối cho đám đảng ngu si đần độn trở về với đường lối dân tộc, lấy trí nhân thay cường bạo, đem tình thương xóa bỏ hận thù, học khôn bài học sử thời Trần thời Lê… sai đem đốt đi thùng tài liệu mật thám ghi tên những kẻ tình nghi hợp tác với giặc trước mặt bá quan văn võ triều đình để trấn an trăm họ, dẹp bỏ nghi kỵ, khôi phục nhân tâm, chung sức nhất trí kiến tạo lại đất nước sau tàn phá chiến tranh chớ đừng say men chiến thắng trả thù hành hạ kẻ thất trận, quên đi đại nghĩa dân tộc… đánh người chạy đi chớ đâu ai đánh người trở lại! Chúng tôi chỉ có cái tôi duy nhất là sanh sống ở miền Nam, “ăn cây nào rào cây nấy” nên lớn lên phải đáp lời sông núi, đội nón sắt, mang bốt đờ sô, cầm M16 bảo vệ miền Nam tự do, chớ nếu sanh ra và lớn lên ở miền Bắc thì khỏi nói, chạy trời không khỏi nắng cũng đội nón cối mang dép râu ôm AK 47 làm kẻ chiến thắng rồi! Không khéo không cải tạo được ai mà lại còn đào tạo họ trở thành những con người chống cộng kiên trì nhất trên đời này. Cải tạo càng lâu, hận thù càng dầy, chống đối càng dai! Tôi dám chắc cả miền Nam trước kia không có trường huấn luyện chống cộng nào tuyệt vời bằng trường cải tạo của đảng cả. Học xong một khóa “đảng đã tôi ta thế đấy” bảo đảm chống đến cùng, chống đến nơi, chống không còn chỗ nào chê hết, ôn hòa hay quá khích cũng đều chất lượng cả!
    Đó là chuyện về lâu về dài, còn bây giờ chuyện trước mắt là phải “phục tòng” mừng Xuân ăn Tết theo lời Đảng biểu cái đã. Trước hết là viết thơ ” vòi quà” để nhà gởi vô ăn Tết, kế đến là viết báo liếp báo tường đọc chơi Xuân và sau cùng tập dợt văn nghệ văn gừng mừng năm mới. Chu đáo thế đấy, đầy đủ vật chất lẩn tinh thần! Mục đầu coi bộ hấp dẫn, cả trại hưởng ứng nhiệt tình, hết mình! Quà hai ký mà cắm đầu hí hoáy miệt mài liệt kê một “toa hàng” đầy hai mặt giấy, cái gì cũng cần, cái gì cũng xin, nhẹ nhẹ nhiều nhiều, từ cây kim sợi chỉ, thuốc bổ thuốc bịnh đến cái áo lót quần thung thay đổi hàng ngày. Không cần thấy hai chữ đói rách te tua trong thơ, chỉ cần đọc cái danh sách dài lê thê lết thết thiếu điều có thể mở một tiệm chạp khô trong đó là nhà biết liền. Trên nửa năm trời rồi còn gì, cái gì mà còn, cái gì mà chịu nổi, cạn tào ráo máng, còn lại tấm thân gầy như bộ xương cách trí này là hay lắm rồi! Viết xong gởi đi là bắt đầu bấm đầu mấy ngón tay tính từng ngày từng đêm canh quà đến, nghe gọi tên lên lãnh quà sướng như được gọi tên lên lãnh phần thưởng danh dự vậy, ôm gói quà “nhẹ ký nặng tình” mừng mừng tủi tủi nước mắt rưng rưng! Đúng là đảng đã cho ta một mùa Xuân… đón quà… chớ không phải đón giao thừa! Nhận quà xong hai mục sau kể như chìm vào quên lãng, ai nấy bùi ngùi nghĩ chuyện nếu Xuân này vắng anh hay nếu con không về chắc mẹ buồn lắm chớ tâm trí đâu nghĩ chuyện viết lách đọc chơi và tập dợt ca hát ngày Tết cho tù vui Xuân. Rầu nhất là mục báo chí, tờ ” Liếp Xuân” thành lập cả tháng nay mà chẳng lên được liếp nào, chủ nhiệm chủ bút được trên chỉ định đảm trách kêu gọi khản cổ mà chẳng có bài vở nào gởi tới, dụ dỗ ban bố đặc quyền đặc lợi miễn mọi công tác lao động cho người hợp tác cũng chẳng có ma nào tham gia. Tết gần kề mà báo chưa ra làm trên nổi giận dùng biện pháp mạnh cưỡng bách viết lách. Ra lệnh bỏ nguyện một buổi ” buông cuốc xuống cầm bút lên “, bắt buộc mỗi người phải viết một bài, thơ văn gì cũng được, không cho khất lại ngày mai, ai không viết bài thì viết tờ… tự kiểm! Khôn hồn mà liệu, muốn vừa cười vừa viết hay vừa khóc vừa viết! Thể là cả trại tuân theo răm rắp ngồi lại bên nhau… tập làm thơ văn! Quen viết sơ yếu lý lịch, tự phê tự kiểm, thu hoạch học tập theo ý đảng mớm mà giờ bảo viết lách thơ văn theo ý mình nghĩ thì khó vô cùng, không biết nghĩ gì, viết gì cho hợp mình, hợp đãng, hợp Xuân… tù! Những nhà thơ nhà văn bất đắc dĩ cứ đực mặt ra như bị táo bón, đăm chiêu bất động cắn bút suy tư, ngắm nhìn… nắng xuyên khe vách, gió lùa tơ nhện tìm cảm hứng viết truyện… ruồi bu! Khổ còn hơn ngồi trong phòng thi nửa, vì đi thi gặp bài khó làm không được thì đứng lên bỏ cuộc thi nộp giấy trắng ra về, còn đằng này phải nộp giấy có chữ mới được… yên phận tù đầy! Viết bài cho cả trại đọc không được cũng khổ mà viết tự kiểm tự đọc cho cả tổ nghe cũng còn khổ hơn, năm cùng tháng tận mạc rận đời tù là thê! Thấy mấy người viết xong thảnh thơi đánh cờ chiếu tướng mà bắt thèm. Ngồi đồng rặng mải không ra chữ nào, đầu óc trống rỗng, tự trách mình đần độn ngu si “khôn nhà dại chợ”…. viết thơ vòi quà thì hết ý bất tận mà viết văn đăng báo lại cạn ý hết chữ! Bí quá, ngồi nữa cũng vậy, tôi bèn đứng lên đem tờ giấy trắng qua tổ của Nguyễn Cư kế bên gặp Trung cầu viện vì biết Trung thơ văn một bung, Nho Hán một cây, ngủ thư tứ kinh thông suốt. Đến bên Trung tôi mở lời nhờ vả chẳng chút ngượng ngùng:
    – Ông có thể làm giùm một bài thơ cho tôi đem nộp được không, khổ quá, động não suốt buổi mà giấy trắng vẩn hoàn trắng giấy!….rồi im lặng hồi hộp chờ câu trả lời, Trung mỉm cười nói:
    – Ông muốn bài dài hay bài ngắn, được đăng hay không được đăng? Mừng rỡ tôi trả lời ngay không cần suy nghĩ:
    – Càng ngắn càng tốt, càng dở càng hay, chỉ cần để nộp chớ không cần để đăng. Nói xong muốn tìm hiểu thêm cho ra lẽ tôi hỏi tiếp:
    – Ngắn thì sao mà dài thì thế nào, nghe ông nói sao dễ như ăn cơm sườn vậy! Ông làm thế nào nói cho tôi biết.Trung trả lời giải thích:
    – Ngắn thì bốn câu còn dài thì sáu, tám hay dài nữa tùy ý mình. Thí du bốn chữ Cung Chúc Tân Xuân, thì từ từng chữ riêng biệt Cung, Chúc, Tân, Xuân, mình làm một câu, mỗi câu bồn, năm chữ cũng tùy mình là có một bài thơ ngắn liền. Còn dài thì tìm câu nào nhiều chữ hơn như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như vậy là mình có bài thơ tám câu mà muốn dài nữa thì thêm mấy chữ Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, vậy thôi, chớ có khó khăn gì đâu! Làm “nhà thơ” hay thì khó chớ làm “thợ thơ” dở thì dễ ợt, vài phút là có thể làm một bài thơ theo tiêu chuẩn ông nói. Còn nếu làm theo thể thơ “con cóc” thấy sao viết vậy người ơi mà mình học trong sách giảng văn lớp đệ thất:
    Con cóc trong hang,
    Con cóc bò ra,
    Con cóc ngồi đó,
    Con cóc nhảy đi… thì còn nhanh hơn nửa! Nghe qua mừng húm tôi trả lời liền.
    – Vậy thì ông làm ơn thảo giùm tôi một bài thơ con cóc đi, nhớ làm cho thiệt dở để bị loại không được đăng cho tôi. Trung nói như thật:
    – Nếu vậy chọn câu “Đừng Nghe Hãy Nhìn” hay “Đón xuân này nhớ xuân xưa”! Tôi hết hồn trả lời ngay.
    – Đừng xúi bậy cha nôi, làm vậy để tôi làm tự kiểm sướng hơn! Trung phân trần:
    – Cái khó là làm sao cho nó bị loại mà tác giả nó không bị gì. Muốn không được đăng phải sài mấy thứ đó chớ không phải dài, ngắn,hay, dở. Bây giờ mấy câu Cung Chúc Tân Xuân hay Chúc Mừng Năm Mới cũng đã làm hết rồi, chỉ còn Bác Hồ Vĩ Đại, Bác Hồ Kính Yêu hay XHCN mà thôi, ông muốn thứ nào? Tôi đắn đo cân nhắc:
    – Thôi, đừng chơi dại “Nâng bi” bác bằng thơ con cóc nguy hiểm, lở nó nhẩy “dập” thì sao? lấy XHCN cho tôi cũng được.
    – Vậy thì ông nên thêm hai chữ Ưu Việt cho đủ bộ, chứng tỏ mình thuộc bài, học tập tốt!
    – Chỉ sợ tốn thời giờ ông thôi, còn tôi thì sao cũng được.
    – Không sao cả, ba mươi giây là xong liền.

    Đùa dai xong, Trung mới cầm bút viết câu Xã Hội Chủ Nghĩa Ưu Việt dọc theo trang giấy làm khung sườn cho bài thơ rồi bắt đầu bắt tay vào việc…điền vào chỗ trống những câu sau đây cho đủ nghĩa… .
    Xả hành gừng tỏi
    Hội hè đình đám
    Chủ tớ thợ thầy
    Nghĩa lể trí tín
    Ưu ái cho nhau
    Việt Nam thái hòa.

    Thế là xong, chưa đầy hai phút đã xong một bài thơ để nộp, hóa giải cho tôi những bế tắt điên đầu, khỏe re như bò kéo xe. Cám ơn rối rít xong là tôi vội vàng trở về tổ lấy giấy khác viết lại cho đúng tuồng chữ mình rồi ghi tên phía dưới đem nộp tổ trưởng bài thơ… không tên chiều ngang mà có tên chiều dọc! Nộp xong, hồi hộp mong sao cho nó bị loại, thế mà cũng được đăng mới độc. Nghe An về báo có tên mày trong đó rồi rủ lên xem cho vui mà muốn độn thổ, giả vờ từ chối khéo ra suối giặc đồ. Phải chi được phép ghi “bút hiệu” hay chính tự tay mình làm bài thơ đó thì cũng lên liếc qua coi nó nằm ở liếp nào và nhất là xem “liếp Xuân” ra sao. Đằng này thơ người tên mình nên ngượng ngượng ngùng ngùng sao đó, không dám bén mảng đến gần nói gì đến xem!
    Đa tài như Trung cũng gặp lắm truân chuyên, văn hay, vẻ giỏi nên bị trưng dụng vào ban báo chí làm họa sĩ trang trí cho “Liếp Xuân”. Một hôm bỏ về sớm, ngồi thừ người ra, mặt mày một đống, lầm lỳ không nói. Đến trưa viện cớ nhức đầu xin trở về lao động lại với anh em đổi không khí chớ không muốn vẻ nữa nhưng không được. Hỏi ra mới tức tối xổ bầu tâm sự với Cư:
    – Mẹ, làm việc trên giấy với tụi nầy còn mệt hơn cuốc đất. Vẻ cỡ nào cũng bị chê, bắt vẻ đi vẻ lại hoài mà cũng chưa vừa ý. chê tới chê lui không biết đâu mà rờ!
    – Chắc mày vẻ tụi nó xấu quá nên bị chê bắt vẻ lại chớ gì?
    – Đâu có, nó không chê đẹp sấu mà chê vẻ không giống mới chết chứ, Vẻ “chân dung” tụi nó bây giờ đâu khó khăn như xưa, tưởng tượng mệt óc, “người mẫu” đủ loại, vệ binh, quản giáo, chính trị viên, sờ sờ trước mặt, tha hồ mà vẻ, mặt nào ra mặt nấy, thế mà chúng chê không giống chúng mà giống người khác mới khùng. Vẻ ba thằng bộ đội ca khúc khải hoàn tao cho đội nón cối. mang dép râu, ôm A K đàng hoàng, cờ đỏ sao vàng làm nền phất phới sau lưng mà cũng bị thằng Chánh Trị Viên chê sao vẻ mặt mày Bộ Đội Giải Phóng ăn mừng chiến thắng lại đằng đằng sát khí y như ba thằng “ngụy quân” trên bao thuốc lá Ruby Quân Tiếp Vụ vậy. Cư tiếu lâm ngắt lời:
    – Chắc thằng đó đang hút Ruby chớ gì? Trung mỉm cười nhưng vẫn tiếp tục nói tiếp:
    – Còn vẽ thằng bộ đội thảnh thơi ngồi ôm súng “nhân đạo” hưởng hòa bình trên phiến đá thì phê bình sao ngồi buồn giống tượng “Tiếc Thương” trong Nghĩa Trang Quân Đội trên xa lộ Biên Hòa. Vẻ nữa dám nói giống hình thằng Việt Cộng mặt xanh nanh vàng trong “bia lên” trên sân bắn Quang Trung lắm! Tụi nó có cặp mắt “nhìn gà hóa cuốc, nhìn mèo ra cáo” nên vẻ thế nào cũng bị nói, tao chịu thua luôn! Cư cười thông cảm nhưng vẩn “động viên” :
    – Thôi lỡ rồi, tiếp tục vẽ lại đi, chuyện này không nhỏ đâu, không khéo bị chụp mũ chống đối bắt làm tự kiểm, khổ mày mà khổ luôn cả tổ. Tao biết báo chí là báo đời rồi nhưng đâu ngờ vẻ cũng có “màu sắc chánh trị” như thế, nghĩ chỉ có viết mà thôi! Trung tiếp liền:
    – Tao thấy vẻ còn độc hơn viết, vì viết còn “lách”nên có thể tránh được hiểm nguy. Cư tiếp tục xoa dịu:
    – Biết ra thì cũng muôn rồi, phóng lao phải theo lao, ráng lên, ráng ra tay vẻ mặt mày tụi nó đẹp tươi thêm một chút, đừng theo “trường phái” : “tao buồn mày cũng phải buồn theo tao” nửa! Trung vẩn ấm ức, bồi thêm một câu cho đỡ tức :
    -Chưa chắc, vẻ chúng nó trắng trẻo đẹp trai, mắt to mũi thẳng dám bị bắt bẻ sao vẻ mắt mũi Bộ Đội Nhân Dân Anh Hùng lại giống bọn “giặc Mỹ cọp beo ” quá vậy! … rồi mới chịu đứng lên đi làm chuyện…. báo đời!

    Đó là chuyện báo chí báo đời, còn chuyện văn nghệ văn gừng ra sao?
    Thấy cũng có đặc quyền đặc lợi miễn mọi công tác khiên vác cuốc đào nên tôi cũng xin vào toán văn nghệ lấy miệng độ thân để “tỵ nạn lao động” nhân dịp Xuân về. Cũng may gặp trưởng ban văn nghệ có tài nên những ngày trong đó không nhàm chán lắm. Anh tên Hà văn Ngạn, người nho nhỏ, duyên dáng, nghệ sĩ, trước làm phòng Tâm lý Chiến Cục Chiến Tranh Chính Trị, tuy không xuất thân từ Quốc Gia Âm Nhạc nhưng soạn hòa âm rất hay và có hồn. Anh chọn hai bài để tập dợt trình diễn là Trường ca Sông Lô của Văn Cao và bài “cò mồi lót đường” Đảng đã cho ta một mùa Xuân của nhạc sĩ “vô danh tiểu tốt” nào đó không cần biết đến, vì có tiếng thì đâu dại gì sáng tác bài đó để mất tiếng, tự hủy diệt tên tuổi mình.. Bài Trường Ca Sông Lô thì ca bè, luyện tập rất công phu, khó khăn, còn bài Đảng đã cho ta một mùa Xuân thì hát “hội đồng” như hằng đêm thường rống sau phiên họp tổ, khỏi cần giữ bè giữ giọng, chỉ cần thuộc bài hát to là được. Thuở đó phe ta còn “chậm tiêu” bám víu vào “mười ngày ăn” để sống cho qua ngày tháng, đâu dám nghĩ chuyện lâu dài chế tạo ra cây đờn để “trường kỳ tù chiến” nên tập dợt ca hát chỉ trông nhờ vào cái miệng và bàn tay của nhạc trưởng mà thôi. Tùy theo giọng thiết giọng chì, vịt cồ,vịt đực, vững hay yếu nhạc lý Ngạn phân chia toán văn nghệ gần ba chục miệng ca thành ba bè để hát bài Sông Lô, một bè chánh và hai bè phụ, một thấp một cao. Nội cái phần mở đầu không thôi tập dợt gần cả tuần mới xong. Bè thấp giọng mạnh trầm hát đi hát lại hai chữ: Sông Lô… ô ô ô….Sông Lô…ô ô ô….., Bè chánh giọng “tạp lục”thùng thiết bể hát câu : Sông Lô ô ô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau xanh, Sông Lô. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn dòng nước Sông Lô ô ô trô.ô ô ôi. Còn bè cao dành cho những ai cứng và vững nhạc lý hát câu anh hơi sửa lời lại một chút: “Ai qua trên sóng nước biết lặng nhìn dòng nước sông Lô trôi” cao vút. Thoạt đầu anh cho mỗi bè ra một góc tập dợt riêng cho đến khi thật nhuần nhuyễn mới cho nhập lại, lúc đó hồn ai nấy giữ, bè ai nấy bám, tập trung tư tưởng ráng giữ lời mình, lơ đãng là bị bè cao khi trầm khi bổng, khi lại ngang ngang như cua cuốn hút là lạc giọng ngay. Khi mới bắt đầu, tất cả nín thở nhìn bàn tay Ngạn điều khiển. Bè thấp lót đường hát phụ họa hai chữ Sông Lô Sông Lô trước, rồi chờ Ngạn phất tay là bè chánh và bè cao cùng hát một lượt: ” Sông lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau xanh Sông Lô”, đến đây bè cao ngưng, bè chánh tiếp tục đoạn kế: ” Ai qua bến nắng hồng” nhưng vừa tới chữ hồng là bè cao phụ họa đuổi theo giọng cao vút vượt hẳn lên câu: “Ai qua trên sóng nước biết” rồi nhập lại với nhau ở đoạn “lâng nhìn dòng nước Sông Lô trô ô ôi. Ba bè nhập lại mà ăn khới với nhau thì nghe đã cỡ nào, tuy không vừa hát vừa nghe được nhưng nhìn bàn tay, cái miệng và gương mặt nhạc trưởng là biết hết sẩy, hết ý. Chỉ mới vô phần “entry” không thôi cũng đáng đồng tiền bát gạo rồi… rung động, rung rinh hết mấy xơi chân lông… đừng nói vô đoạn giữa và đoạn cuối thay đổi thật là phong phú, khi thì hát bè du dương, khi thì đồng ca mạnh mẽ, khi thì hát đuổi sống động. Đúng là bài trường ca, hát đã đời, hát sùi bọt mép, hát văng nước bọt, hát bể buồng phổi, hát không biết mệt, hát vơi sầu khổ, hát quên luôn mình đang… ở tù! Cái hay của nhạc sĩ tài hoa Văn Cao là thế, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, lời ca không có một chút “chất cộng” nào trong đó làm người hát có lúc muốn mơ… làm người sông Lô luôn! Ngược hẳn với bài “Đảng đã cho ta một mùa Xuân”, hát xong là thấm thía thân phận tù dày liền. Hát lí nhí trong họng, nhạc trưởng há mồm, tay này để lên lỗ tai ra hiệu không nghe gì hết, tay kia ngửa ra nâng lên liên tục ra hiệu to lên, mở “volum” tối đa lên mà nghe cũng yếu xìu, tập đi tập lại mải cũng vậy. Có người đề nghị sửa lại câu “đảng đã cho ta một mùa Xuân đầy hi vọng” thành: “đảng đã cho ta một mùa Xuân như thế này” thì hát mới có hứng, có hồn, chớ không buồn ngủ quá, hát không “bốc”! Những bài thơ, bài văn, bài hát ca tụng quê hương và dân tốc vì văn học nghẹ thuật sống mải với thời gian trong hồn mọi người chớ không hề nhạt phai như loại tâng bốc bác và đảng vì miếng cơm manh áo là vậy!

    Từ lúc qua đây tới giờ tôi thường sưu tầm những băng dĩa có bài Trường ca Sông Lô trong đó để nghe xem họ hát và hòa âm thế nào nhưng chưa thấy dĩa nào nghe đã lỗ tai cả, thường là chỉ soạn hòa ca giản dị cho một giọng chánh, còn những giọng khác chỉ phụ đêm tiếp sức thêm cho to to cho mạnh, chớ không phải soạn hòa âm hát bè cho mấy chục người ca. Không hiểu tại “mèo khen mèo dài đuôi” hay tại bên ngoài không ai… “quởn đâu làm chuyện đó”, không rộng dài ngày tháng bỏ đi như tù nên không dám chơi sang bỏ ra trên một tháng trời không nghỉ ngày nào, nuôi ăn nuôi ở cho mấy chục miệng ca, ngày đêm luyện tập chỉ một bài và trình diễn một lần rồi thôi thì lấy gì mà sống, nghệ thuật mà không đẻ ra tiền thì ai thèm làm làm gì? Nhưng dầu sao cũng nhò tài của Ngạn mà chúng tôi nếm được mùi vị Sông Lô, mặc dù không được ngồi nghe thưởng thức như những người khác nhưng lúc trình diễn thấy phía dưới im lặng chăm chú là cảm thấy rồi. Lén coi những khối khác tập dợt mới thấy bàn tay nhạc trưởng là quý. nhìn những “giọng ca ô hợp” của những khối bạn hát theo bàn tay cứng ngắc như chẻ củi của nhạc trưởng bất đắc dĩ mà tôi nghiệp giùm cho họ….hát không nổi, không ra lời, buồn ngủ muốn chết! Tôi tò mò hỏi Ngạn có xuất thân hòa âm từ quốc gia âm nhạc không sao soạn có hồn vậy Ngạn khiêm nhường trả lời không theo học một khóa nào cả, chỉ đi nhà Thờ hát Thánh ca học “lóm ” được mà thôi. Anh cũng chịu chơi, thấy anh em chỉ lấy hơi bằng bi thuốc lào, thiếu chanh đường thấm giọng nên mỗi ngày cũng cữ ra hai người lén ra hàng rào đào rễ tranh, hà thủ ô tối nấu uống bồi dưỡng cho giọng ca thêm ngọt ngào. Thỉnh thoảng cũng hát nhạc vàng cho anh em nghe đổi không khí. Bản ruột của anh là “Gởi người yêu dấu”. Hát xong anh tâm sự:
    – Bà xã mình rất thích bản này, nhờ hát bản này mà mình “cua” được bả. Chịu đèn rồi bả ra tối hậu thư từ rày trở đi không được hát bài này cho con nào khác nghe cả ngoại trừ bả. Từ đó trở đi mình mất đi cảm hứng để hát bài này vì không được hát cho mấy con nhỏ khác nghe, Hôm nay thấy hứng trở lại, hát cho các bạn nghe mà tưởng như hát cho bả nghe lần đầu, nói rồi anh kéo một bi vào tận buồng phổi và thở dài… theo làn khói trắng!
    Trước ngày trình diễn phải lên hát tổng họp kiểm duyệt. Ngồi phía dưới chờ cho đến phiên mình, xem khối bạn lên trước trình diễn mà tưởng như họ ra trước vành móng ngựa đối diện với quan tòa, không khí nghẹt thở, im phăng phắc, con ruồi bay qua cũng nghe. Ban giám khảo trại mặt lạnh như tiền, có tên còn đeo cập kính đen thùi như thấy bói, ngồi nghiêm chỉnh như dự phiên xét xử. Tiếng hát vừa cất lên là cử tọa ghi ghi chép chép y như giám khảo lái xe lúc thi lấy bằng, mình phạm lỗi nào là ghi vào ngay. Các “hạt nhân văn nghệ” nào biết khôn tập trung tư tưởng nhìn bàn tay nhạc trưởng thì còn chép miệng được chớ lỡ dại liếc qua dàn tiền đạo nón cối trước mặt ” nghe nhạc như vịt nghe sấm” là dội liền, lạc giọng ngay, cho hát bài “Bác cùng chúng cháu hành quân”thuộc lòng như cơm bữa cũng lạng quạng. Đến phiên khối tôi lên trình diễn Sông Lô thì dàn trên đầu cứ ngửng lên rồi cúi xuống viết lia lịa. Đến lúc nghe phê bình thì Sông Lô bị chê nhiều nhất, tập dợt gì cả tháng mà không đều, “xo ne”, giọng cao giọng thấp, người trước người sau không nhất trí, mất khí thế, còn nhiều điểm yếu, nên khắc phục. Còn “hội đồng ca” Đảng đã cho ta một mùa Xuân lại được khen đáo để, đạt yêu cần cách mạng, có chất lượng tốt, nên phát huy. Ra về có người hỏi Ngạn:
    – Hay là mình hát Sông Lô đồng ca theo lời tụi nó. Ngạn tức tối trả lời:
    – Chúng nói gì mặc kệ, để ngoài tai, tao đã tính trước rồi, Sông lô là để cho chúng mình nghe, còn “Đảng đã cho ta một mùa Xuân” là để cho chúng nó nghe, vẫn giữ như thường, không có gì thay đổi cả.

    Uổng nhất bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo, có phần hoạt cảnh rất là vui nhộn, đặc sắc, thành phần diễn viên khá hùng mạnh, có người giả làm sơn nữ Phà Ca tóc dài buông xõa che lưng giã gạo ban đêm vì ngày bận làm “tình”, bận váy, không mặc yếm, ở trần mà cái ngực xẹp lép như con tép, không có cặp vú mướp lòng thòng trước ngực cho giống nên kẹt quá đành… đeo xú chen “giả” bằng giấy như hai cái phễu, đầu nhọn hoắt…ngụy trang. Có người hóa trang ở trần trùng trục mang khố như mọi da đỏ trong đó có anh bạn khóa 22 NT, cầm đuốc nhẩy bebop, à go go thật sống động, sau khi nhẩy đã đời dứt bài hát thì anh bạn khóa 22 NT giả nói tiếng Thượng y như thật rất hay, không biết nói tiếng Thượng thật hay giả vì có ai biết tiếng Thượng đâu mà biết, anh diễn như thật, nói một câu thì ngưng để một hoạt náo viên khác thông dịch cho tất cả mọi người hiểu. Lời lẽ đại khái chúc toàn thể ban chỉ huy trại, quản giáo và vệ binh một năm mới vạn sự như ý và các bạn cải tạo viên một năm mới gặp nhiều may mắn, học tập tốt, lao động tốt, sớm trở về đoàn tụ với gia đình. Thật là một hoạt canh hoàn hảo, vui nhôn, đầy ý nghĩa, ai cũng tin chắc như bắp là sẻ được khen thưởng và giựt dài nhất của trại. Thế mà bị chê trách, kiểm duyệt, chỉ cho hát chớ không cho diễn hoạt cảnh, uổng bao công lao tập dợt! Sông Lô cũng còn may, chỉ nói khắc phục chớ không có cấm.
    Đang đắm chìm trong giấc ngủ trốn Giao Thừa thì tiếng kẻng khua vang liên hồi báo Giao Thừa sắp đến. Tất cả chui khỏi mùng, sách cái ghế “tùy thân”nhỏ lên hội trường thưởng thức văn nghệ, ai đã từng học tập đều quen thuộc với cái ghế này. Trong cái đêm ba mươi tối đen như mực, mấy trăm người đổ dồn về hôi trường mà chỉ nghe tiếng guốc chớ không nghe tiếng người. Ai nấy đều để hồn về đón Giao Thừa ở nhà chẳng buồn nói chuyện với nhau. Người MC điều khiển chương trình đêm đó là một nhân vật có tầm vóc, tôi nhớ không lầm thì tên anh là Phạm văn Liễu, đẹp trai, hoạt bát, là một cộng sự viên đác lực của Hoàng đức Nhả, đã từng là trưởng đoàn hướng dẫn một toán Văn Công VNCH sang Paris lúc đang ký Hiệp Định để đấu tranh Dân Vận với đám Văn Công Bắc Việt. Anh kể lại một màn trình diễn ngoài trời thu hút được người coi và được sự khen thưởng của kiều bào tại Pháp, được coi là thành công của đám Văn Công Bắc Việt. Đó là hoạt cảnh Con Voi. Nó rất giản dị, mộc mạc. Trên sân khấu chỉ cho mấy người làm con voi giả rồi diễn theo lời kể chuyện con voi mà mình nghe lúc mới tập nói tập đi:
    Con vỏi con voi
    Cái vòi đi trước
    Hai chân trước nó đi trước
    Hai chân sau nó lại đi sau
    Còn cái đuôi nó đi sau rốt
    Tôi xin kể nốt câu chuyện ông voi.

    Thế thôi, vậy mà được người ta vỗ tay hoan hô rất nhiều. Bài con voi này rất thường với mình, nhưng rất lạ với kiều bào hải ngoại, vì vậy họ chú ý theo dõi xem diễn tả thế nào, đến khi biết câu chuyện có đầu có đuôi như vậy mới bật cười và vỗ tay. Kể xong anh kết luận: Thành công trên đời có khi chỉ là một chuyện rất bình thường mộc mạc ngay đứa con nít cũng biết!
    Trở lại đêm văn nghệ đón Giao Thừa. Dưới ánh điện lu mờ, trình diễn trước đám khán giả “đón Xuân này nhớ Xuân xưa” còn khó hát hơn nửa, nhìn xuống thấy mắt họ cứ để đâu đâu, mặt “trơ gan cùng tuế nguyệt” như tượng “Tiếc Thương” ngồi ngoài cổng Nghĩa Trang Quân Đội trên xa lộ Biên Hòa. Trình diễn xong có khi họ còn quên vỗ tay, ban tổ chức phải vỗ tay nhắc tuồng họ mới vổ theo, tiếng vổ to như tiếng pháo chuột… lép!.Sông Lô của chúng tôi cũng chịu số phận như vậy. Bây giờ mới thấy là một “trường ca” theo nghĩa đen của nó, dài ơi là dài, mong nó mau hết mà cứ còn hoài. Nhạc trưởng chắc nhớ nhà nhớ vợ nhớ con mặt mày buồn ngủ buồn thiu như xác không hồn. Đến bài Đảng đã cho ta một mùa Xuân thì tôi “thừa nước đục thả câu” hát đổi lời như anh bạn đề nghị cho nó “bốc” : “Đảng đã cho ta một mùa Xuân như thế này” một cách tỉnh bơ, tự nhiên, làm An đứng kế bên cũng “tỉnh dậy luôn” lấy tay thúc ngang hông cảnh giác, nhưng mặc kệ…. có ai chú ý nghe đâu mà sợ!. Đến màn đơn ca hát “bà chòi” chỉ có một người trình diễn, không có micro thì hét cỡ nào ở giữa cũng không nghe nổi nói gì phía sau. Đến lúc sắp hết bài, anh đưa tay trình diễn chỉ trỏ về phía trước rồi xuống câu : “Mồ cha cái lũ chúng bây, đánh tao thì đánh bảo khai thì đừng”… chưa kịp cúi đầu chào quan khách và khán giả thì một tràng pháo tay nổi lên như sấm từ trước ra sau, khán giả chắc chỉ canh chờ giây phú này xổ bầu tâm sự, xì xú báp, vồ tay la hét đã đời, át cả tiếng pháo từ xa vọng lại bên ngoài. Người trình diễn về ngồi xuống rồi mà tiếng vỗ tay cười ồ chưa dứt làm anh Liễu “nhột” quá, vội vàng chạy lên giới thiệu qua màn khác và đốc thúc ban mới lên trình diễn ngay để hóa giải giây phút hiện tại, chấm dứt màn vỗ tay bốc đồng, đột xuất này. “Bà chòi” chỉ một người ca, mộc mạc, giản dị thế thôi mà cũng thành công vượt bực, được khen thưởng nhiệt liệt ngoài sự tưởng tượng của ban tổ chức, không thua gì bài “Con Voi” của anh Liễu vừa kể! Ai biết được lòng khán giả mà mò, họ thích là vỗ chớ đâu cần gì hay! Còn người hát được người ta vỗ tay tán thưởng thì không mừng mà còn sợ mang họa vào thân… mượn lời ca cách mạng để chửi lại cách mạng, mặt tái mét như tào lá. Từ đấy trở đi anh giải nghệ luôn. Năm sau không thấy xuất hiện trên sân khấu hát “bà chòi” nữa, sợ khán giả vỗ tay… bằng năm bằng người năm ngoái thì khốn nạn cuộc đời! Để kết thúc chương trình văn nghệ mừng đón Giao Thừa, tất cả hội trường đồng ca bài Việt Nam Hồ Chí Minh… như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…. Bài ca vừa dứt mới thấy nét “hồ hởi phấn khởi” trên mặt mọi người… ai nấy thở phào nhẹ nhõm như thoát được nạn… hiếp dâm lỗ tai, vội vàng đứng lên xách ghế ra về. Liên hoan “đêm ba mươi” chào mừng Tết Nguyên Đán của cả dân tộc mà mặt mày “trong héo ngoài tàn” như “ngày ba mươi”…. tháng tư năm ngoái vậy! Sáng mùng một mới thấm, có người nằm bất động khoanh tay trước ngực đăm đăm nhìn… giọt nắng xuyên tôn… thũng. Có người ngồi bó gối lơ đãng ngắm… bụi bay về đâu… trong vũng nắng Xuân này… trầm ngâm gậm nhấm nỗi buồn tâm tư. Thấy vậy chịu không nổi tôi bèn gân cổ hát to : Đảng đã cho ta một mùa Xuân… như thế này!” rồi ngưng ngay để phá tan cái im lặng hiện tại. Thế mà cũng có ép phê, tất cả những mái đầu xanh vô tội… “mà tù” im lặng hướng về phía tôi gật gù ra vẻ… thấm ý đồng tình… một hồi lâu mới chịu hé môi nở nụ cười đầu năm… lấy hên! Giản dị vậy thôi, đâu cần hát chi nguyên bài mới có những nụ cười Xuân… héo ấy! Đến trưa có đoàn múa lân trống kẻng cắt tùng beng khua động làm không khí cả trại sống động hẳn lên. Đó là nhờ công lao của tổ ăn Nguyễn Cư đã âm thầm tự nghĩ tự làm mà không cần hưởng bất kỳ đắc ân nào của trại cả, thật đúng là “mình vì mọi người”, Ngay phần hồ keo, màu sắt để dán và trang trí đầu lân ông địa cũng đều tự biến tự chế ra cả! Nhóm của Cư ở nhờ nhờ địa thế ngoài hiên thoáng mát, ngay đầu dãy, cạnh hội trường, ngã ba quốc tế, lại giao thiệp rộng rãi cởi mở, xả láng, ai thiếu thuốc tìm đến là có ngay, ai rảnh rỗi không biết gì làm đến tán dóc, uống nước rể tranh, hà thủ ô ra về thoải mái, quần hùng tới lui tấp nập như một hội quán. Cư khéo miệng, Trung khéo tay, tổ ăn của Cư như cái “rốn” của trại. Trăm sự cũng nhờ khối óc và bàn tay của Trung cả. Chỉ cần mốt cái giỏ cần xế đựng rau cải bỏ đi bên rào lượm về lúc lãnh thực phẩm và đống giấy rác gói quà thu nhặt trong tổ mà đầu lân ông địa chào đời. Lân miệng rộng, lưỡi dài, mũi to, mắt lồi, sừng nhọn, tai vểnh, màu sắc sặc sỡ đẹp đẽ không thua gì lân ngoài đời, địa cười tươi, phúc hậu, thật xứng đôi vừa lứa với nhau. Dã vậy lại to và nặng chỉ những tay võ nghệ thể thao to lớn khỏe mạnh mới múa nổi mà thôi, Trung không làm thì thôi, đã làm thì làm hết mình, tuyệt chiêu mới được, trước hết phải ngồi vẻ lại, moi trong ký ức những đường nét đặc thù của Lân và Địa chỉ có trong tưởng tượng để vẻ Lân ra Lân, Địa ra Địa đâu ra đó, chớ không phải Việt Cộng thành Quốc Gia như tên Chánh Trị Viên xài xể chê trách, rồi mới bắt tay vào việc. Khi đầu Lân và ông Địa thành hình rồi còn phải trang trí tô điểm sơn phết cho giống cho đẹp nửa, Tội nghiệp cho Địa và Lân, chì sài toàn đồ bỏ, đồ lượm từ ngoài vào trong. Ngay cả màu sắc xanh đỏ tím vàng, đồ trang điểm cho Lân Địa cũng toàn chơi đồ dỏm: xanh thì rút mực viết bis xanh trét lên, đỏ thì thuốc đỏ xức ghẻ, tím xài thuốc tím rửa rau, vàng lấy thuốc ký nin trị sốt rét rừng hòa nước, đen lấy nhọ nồi bôi vào, lông mày râu mép thì hái trái bông gòn trên cây, râu cầm tua tủa thì chỉ bao cát phòng thủ, đuôi dài thì tấm trải nằm. Khắc phục vậy đó chớ Lân Địa cải tạo “lên đồ” rồi thì hơn xa những Lân Địa ngoài đời bầy bán dạo trên xe ba bánh chạy khắp đường phố những ngày cuối năm… cho trẻ em chơi!
    Sau đó còn phải “cưa” cái thùng phuy cho ngắn bớt làm trống cột vào hai cái cáng dài để khiêng đi cho dễ. Mới bắt đầu xuất hành chỉ lèo tèo chưa đầy mười người do Trung múa dẫn đầu, nhưng chỉ đi một lát là có nhiều người khác nhẩy vào múa thế cho Lân đỡ mệt trong đó có một tay nhà nghề xưa kia chuyên môn theo xe Lân múa kiếm ăn ba ngày Tết ở Chợ Lớn. Múa vài đường xong anh nhường lại cho người khác và đảm nhận việc đánh trống. Khi anh nhúng tay hợp tác đánh trống, đôn đốc đám chầu rìa theo coi về lấy thêm nồi niêu xoong chảo ra gõ cho xôm tụ là đoàn Lân khởi sắc ngay, từ nghiệp dư sang nhà nghề, đi múa xa kiếm ăn chớ không quanh quẩn ở tổ nhà khối nhà nửa. Đi tới đâu chiêu mộ tới đấy, dàn múa khá hùng hậu càng lúc càng đông. Tôi cũng kiếm hai cái nắp nồi đi theo nhịp xèng xèng cho đỡ buồn. Qua sân cờ đại đội, nay trở thành sân chơi bóng chuyền thấy ông già tóc bạc áo thung quần xà lỏn, guốc mới… đóng… vì cây đinh, cục sắt làm búa kế bên đang ngồi gục đầu dưới cột cờ. Thấy chướng mắt, Địa chạy tới vỗ bụng chọc cười, Lân theo sau ra múa trước mặt, Tiếng cắt tùng xeng inh ỏi, ông già cảm động quá bảo chờ rồi chay vào trong. Lân vẩn tiếp tục múa trước cột cờ, ngước nhìn lên thấy thiếu bóng cờ vàng phất phới trên đó. Tiếng trống dồn dập tùng tùng tùng….nhỏ dần…tiếng kẻng nhanh tay xèng xèng xèng…. nhỏ theo…. Lân cũng biết khôn phủ phục gục đầu chạy thục lùi cúi lậy… tạ tôi…, đất nước… không giữ được cò vàng phất phới trên cao. Địa hiểu ý cũng cúi đầu… quạt đất!! Một lát sau ông già chạy ra “lì xì” cho Lân nguyên bánh thuốc lào và bao mì gói, đưa tay đút vào miệng Lân, Lân gục đầu múa lạy cám ơn. Từ giã ông già tóc bạc gục đầu dưới cột cờ thiếu bóng quốc kỳ kính yêu, đoàn Lân tiếp tục lên đường, trước mua vui sau kiếm “lì xì” từ tổ này qua tổ kia, hết khối này qua khối khác Của ít lòng nhiều, tổ trưởng nào cũng ráng quyên góp anh em trong tổ mỗi người một chút tùy hỉ bỏ vào một bịch to bằng….nắm tay rồi lấy sợi dây cột chung với cây cải cho Lân múa lấy… lấy hên. Phẩm vật thì đủ thứ trên đời: đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, bí đỏ, bí xanh, rau cải, thuốc lào, thuốc rê, trà gói, bánh kẹo, đường thẻ, cá khô và tiền nửa… sộp nhất là một cái lạp xưởng…. treo thật cao, phải mấy người công kênh nhau mới lấy được. Cứ thế, đến khi hết giải treo mới chịu mò về. Góp gió thành bảo, phẩm vật nhận được khiêng về mệt nghỉ. Lành cho sạch, rách cho thơm, Lân Địa rất phong cách, không biết “nâng bi”, thấy nón cối dép râu là tránh xa liền. Mệt lả rã rời nhưng vui hơn đêm văn nghệ mừng đón Giao Thừa nhiều. Vui nhất là lúc mở quà lì xì. Rồi sau đó mở tiệc chiêu đãi, phẩm vật đầy bàn, bên cạnh phần cơm “chế độ” còn thêm món mì gói rau cải phẩm vật múa Lân, ai hên lắm mới gắp được miếng lạp xưởng…trần đời. Sau đó còn ăn tráng miệng, nước trà bánh kẹo và chè “thập cẩm” bí đỏ và đủ thứ đậu trên dời. Bữa tiệc linh đình, trên năm chục người vừa đứng vừa ngồi ăn uống nói chuyện vui vẻ. Nửa năm trời mới có một bữa no, mừng tưởng như mình đang được ăn…. Tết vậy! Thật đứng là… “đảng đã cho ta một mùa Xuân”… như thế này!!!
    Thay mặt Lân và Địa cải tạo kính chúc các bạn và gia quyến một năm mới tràn đầy hạnh phúc… Vạn Sự Như Ý.

    Hoàng Quốc Việt

    bienkhoi.com

    ...



    Last edited by dulan; 04-25-2018 at 11:07 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:36 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh