Register
Results 1 to 7 of 7
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Sách miễn phí



    Nghe ông này giải thích lý do sách giao khoa ở Mỹ miễn phí nghe tức cười. Ông này nói: vì luật cưỡng bức đi học nên sách học phải miễn phí. Quái chiêu vậy mà cũng nghĩ ra. Tôi tin rằng 99% quốc gia trên thế giới có luật cưỡng bức đi học là vì chống nạn mù chữ. Còn sách giáo khoa miễn phí là vì chính sách muốn chia sẻ gánh nặng tài chính với phụ huynh thế thôi. Ở Đức, công dân đi học đại học còn miễn phí chứ nói chi sách.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,996

    Chào Triển hiệp sĩ, ông đó nói vậy nghe mắc cười, bắt buộc đi học thì tốt cho bản thân trước tiên, miễn cho bao nhiêu phước mừng bấy nhiêu, cái này gọi là được voi đòi tiền.
    Trường công, tùy chính sách và tài chính mà chính phủ miễn tiền trường, lệ phí, sách giáo khoa 100% hay không, đài thọ hết là chính phủ thương dân, muốn khuyến khích học vấn,
    đâu phải "trách nhiệm" của chính phủ, tiền là do dân đóng thuế có hạn, phải chi nhiều chỗ khác.
    Hiện nay ở tiểu bang TLinh cư ngụ, trường công phụ huynh cũng phải phụ trả tiền khoảng $3000 một năm, nghe nói cao nhất trên thế giới, còn Laptop, cái gì cũng tự mua .
    Dĩ nhiên học sinh nước ngoài vào học thì trả nhiều hơn gấp 4-5 lần .
    Trường tư thì phí đi học cở $15k- $20k/ year tuỳ trường, cho vài học bổng học sinh giỏi để đỗ đạt cao lấy tiếng tăm cho trường.

    Ở Úc cũng bắt buộc trẻ em vào trường học từ 6 tuổi đến 16t-17t tuỳ tiểu bang .
    Hồi đó học đại học cũng free hết. Đến năm 1989, chính phủ Lao Động của ông B. Hawke đổi luật cho mượn, bắt ký giấy nợ nếu muốn học đại học, Higher Education Contribution Scheme (HECS).
    Sau này đi làm tới mức lương nào đó, sở thuế trừ thuế và có hệ thống trừ lương trước theo phần trăm của lương, lấy nợ HECS lại từ từ cho đến hết.
    The compulsory repayment threshold for the 2021-22 income year is $47,014.

    Không ai ký nợ mà chạy khỏi, có tiền muốn dứt thì trả hết một vài lần cho rồi, vì nói không tính lời mà tính ...
    HECS-HELP debts don't attract interest, but they are indexed to inflation. The rate is based on the consumer price index (CPI), a measure of the cost of living, 2%, sau Covid sắp lên 3.9%.

    Hồi em gái TLinh mới làm part time thì $ không đến mức để trừ, tới khi làm full time là trừ liền, trả đến giờ chưa hết.
    Trường hợp không trả là nếu thất nghiệp hay làm part time suốt đời thì không đủ để bị trừ, TLinh biết một cô VN cứ làm part time hoài dù sở làm cho vô full time cũng không vô, trốn nợ mà ...hy sinh cũng ngộ
    hoặc là...ngủm thì nghĩa tử là nghĩa tận.
    Last edited by Thùy Linh; 06-11-2022 at 10:54 AM. Reason: typo

  3. #3
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Sách đi học thì miễn phí nhưng xách đi học thì hơi phí tổn, vì cuốn nào cuốn nấy nặng như cái cùm, mỗi ngày con nít Mỹ chắc phải khiêng theo chừng một tạ sách giáo khoa từ nhà vô lớp rồi từ lớp về nhà.

    Từ khi có laptop với camera phone học trò mới đỡ phải lao động tay chân. Sách vở đều để trên mây, bài giảng trên bảng thì chụp hình lại khỏi cần ghi chép mỏi tay. Bất cử mà lưỡng tiện.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Chào Triển hiệp sĩ, ông đó nói vậy nghe mắc cười, bắt buộc đi học thì tốt cho bản thân trước tiên, miễn cho bao nhiêu phước mừng bấy nhiêu, cái này gọi là được voi đòi tiền.
    Trường công, tùy chính sách và tài chính mà chính phủ miễn tiền trường, lệ phí, sách giáo khoa 100% hay không, đài thọ hết là chính phủ thương dân, muốn khuyến khích học vấn,
    đâu phải "trách nhiệm" của chính phủ, tiền là do dân đóng thuế có hạn, phải chi nhiều chỗ khác.
    Hiện nay ở tiểu bang TLinh cư ngụ, trường công phụ huynh cũng phải phụ trả tiền khoảng $3000 một năm, nghe nói cao nhất trên thế giới, còn Laptop, cái gì cũng tự mua .
    Dĩ nhiên học sinh nước ngoài vào học thì trả nhiều hơn gấp 4-5 lần .
    Trường tư thì phí đi học cở $15k- $20k/ year tuỳ trường, cho vài học bổng học sinh giỏi để đỗ đạt cao lấy tiếng tăm cho trường.

    Ở Úc cũng bắt buộc trẻ em vào trường học từ 6 tuổi đến 16t-17t tuỳ tiểu bang .
    Hồi đó học đại học cũng free hết. Đến năm 1989, chính phủ Lao Động của ông B. Hawke đổi luật cho mượn, bắt ký giấy nợ nếu muốn học đại học, Higher Education Contribution Scheme (HECS).
    Sau này đi làm tới mức lương nào đó, sở thuế trừ thuế và có hệ thống trừ lương trước theo phần trăm của lương, lấy nợ HECS lại từ từ cho đến hết.
    The compulsory repayment threshold for the 2021-22 income year is $47,014.

    Không ai ký nợ mà chạy khỏi, có tiền muốn dứt thì trả hết một vài lần cho rồi, vì nói không tính lời mà tính ...
    HECS-HELP debts don't attract interest, but they are indexed to inflation. The rate is based on the consumer price index (CPI), a measure of the cost of living, 2%, sau Covid sắp lên 3.9%.

    Hồi em gái TLinh mới làm part time thì $ không đến mức để trừ, tới khi làm full time là trừ liền, trả đến giờ chưa hết.
    Trường hợp không trả là nếu thất nghiệp hay làm part time suốt đời thì không đủ để bị trừ, TLinh biết một cô VN cứ làm part time hoài dù sở làm cho vô full time cũng không vô, trốn nợ mà ...hy sinh cũng ngộ
    hoặc là...ngủm thì nghĩa tử là nghĩa tận.
    chào Đường thi tiểu thơ,

    Ở Úc học phí như vậy là đắt như ở Anh bên Châu Âu. Bên Đức có đóng nguyệt liễm, nghĩa là mỗi lục cá nguyệt khoảng 180 euro để đại học trang trải các chi phi giấy tờ, nhưng đó không phải là học phí. Đức chưa bao giờ có học phí từ tiểu học lên đại học.

    Bỗng nhiên cách đây 10 năm, có một, hai tiểu bang chính quyền sinh tật, bắt sinh viên đóng học phí mỗi năm 1000 euro, nhưng chuyện giáo dục là do tiểu bang quyết định. Nên nhiều tiểu bang không chịu lấy học phí của sinh viên. Thế là sau một năm vụ học phí của tiểu bang đó cũng bỏ. Vì hàng loạt sinh viên chuyển trường sang học đại học ở tiểu bang khác cho bỏ ghét.

    Tuy nhiên học miễn phí chỉ cho chương trình chính thức. Những đứa nào học hoài không ra, sẽ bị đóng "phạt phí", mỗi lục cá nguyệt 1000 euro. Đó là tiền phạt. Còn em nào cha mẹ không đủ sức trang trải tiền sinh sống thì chính phủ cho vay không lãi, trước kia (đến thập niên 80 là cho luôn), sau thập niên 80 trả phân nửa, và cũng như Úc, làm lương thấp hoặc thất nghiệp thì chưa phải trả ngay.

    Vụ Thùy Linh nói cô nào VN học ra mà làm part time để trả tiền là quá ngộ. Giá sinh hoạt của Úc tính ra có vẻ còn rẻ hơn Đức. Lương người tốt nghiệp đại học ra làm và sống tiện tặn chừng 3, 4 năm là trả hết mười mấy ngàn. Nếu chỉ ăn xương không ăn thịt, thì chắc một năm cũng trả hết vì mười mấy ngàn không có nhiều, chính phủ cho không hết phân nửa rồi.

    Ya, còn vụ sách giáo khoa miễn phí ở tiểu học và trung học, thì 5 nghĩ cái ông đài VOA phỏng vấn phăng ta dê. hihihihi chắc ổng căn cứ vào cái câu dán trong sách nếu phải trả tiền thì phụ huynh được quyền kiện. Rồi suy diễn tèm lem. Quốc gia nào trên thế giới mà không có luật bắt trẻ con vị thành niên phải đi học. Bên 5 còn bắt phải vào trường học, nên có nhiều gia đình theo đạo gì đó chỉ muốn con cái ở nhà học, phải di dân sang Mỹ sống. Vì bên đó cho phép học ở nhà cha mẹ dạy.
    Last edited by Triển; 06-11-2022 at 08:45 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Sách đi học thì miễn phí nhưng xách đi học thì hơi phí tổn, vì cuốn nào cuốn nấy nặng như cái cùm, mỗi ngày con nít Mỹ chắc phải khiêng theo chừng một tạ sách giáo khoa từ nhà vô lớp rồi từ lớp về nhà.

    Từ khi có laptop với camera phone học trò mới đỡ phải lao động tay chân. Sách vở đều để trên mây, bài giảng trên bảng thì chụp hình lại khỏi cần ghi chép mỏi tay. Bất cử mà lưỡng tiện.

    Sách bên này nặng vì nó bìa cứng, giấy tốt. Còn sách Việt Nam giấy sách giống giấy của truyện chưởng, nhìn vàng khè mất hồn, tưởng giấy chùi đ. cho nên cuốn sách nhẹ hều.
    Nhưng mà con nít cho nhìn vào máy riết, chúng nó sẽ cận thị giày cộm. Nhất cử bất tiện. Không nên cho học bằng pad này pad nọ. Trường bên mình trường nào cũng có tủ sách trong lớp và tủ cất đồ cho học sinh (locker) cho nên không cần vác mỗi ngày. Tuy nhiên cô giáo thầy giáo ngốc nghếch cho bài tập tuyền là cha mẹ làm hộ nên không có sách giáo khoa là cha mẹ lúa luôn. Rốt cuộc chúng nó ngày nào cũng công kênh cả 5, 6 kí-lô trên lưng.

    Đức khá lạc hậu, điện thoại cầm tay bị cấm trong trường nhiều tiểu bang. Ra chơi rút ra là cũng bị giám thị tịch thu.
    .
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,996

    Chào Ngũ công tử,

    Lướt tin tức khg có chi tốt, chứng khoán Wall Street tuột giá cái vèo, có cái tốt là Úc thắng Peru penalty shootout.
    ~~
    Nói Đức khá lạc hậu mà cũng có cái hay, học sinh bây giờ bấm điện thoại chơi Games thấy sợ .
    Ui dà, cha mẹ có kiến thức mới làm hộ bài tập ở nhà nhưng con có học được gì, dạy kèm thì khác .

    Quote Originally Posted by Triển View Post
    chào Đường thi tiểu thơ,
    Vụ Thùy Linh nói cô nào VN học ra mà làm part time để trả tiền là quá ngộ. Giá sinh hoạt của Úc tính ra có vẻ còn rẻ hơn Đức. Lương người tốt nghiệp đại học ra làm và sống tiện tặn chừng 3, 4 năm là trả hết mười mấy ngàn. Nếu chỉ ăn xương không ăn thịt, thì chắc một năm cũng trả hết vì mười mấy ngàn không có nhiều, chính phủ cho không hết phân nửa rồi.
    Nếu chính sách của chính phủ, trường cho học sinh sách giáo khoa mà bắt mua thì có cơ sở. Ông nói đồng phục miễn phí thì không thể nào?
    ~~
    Vậy ra bên Đức tốt chứ, học đại học tuỳ ngành nghề gì mất bao năm, thi rớt học lại cho ba lần, tốn tiền bao nhiêu, nợ cũng lớn lắm có khi cả ~$100k -$200k,
    đa số người trẻ ra trường rồi đi chơi, lập gia đình, mua nhà, nghỉ hộ sản, ...nên không trả thêm nợ học vì lãi suất ngân hàng cao hơn lo trả nhà trước.
    Computer Science 3 năm, Registered Nurse 3 năm, dược sĩ 4 năm, nha sĩ 5 năm, bác sĩ Bachelor of Medical Studies 6 năm tính tới.

    Ở Úc càng ngày càng khó, hồi xưa thi đủ điểm muốn chọn học ngành y, nha là được nhưng mười mấy năm nay thì không, muốn vô học y khoa dù học giỏi thi đậu điểm cao cũng phải qua 3 cửa :
    1. học giỏi, đậu cao môn nào cũng trên 97/100, tuỳ tiểu bang, chỗ đông người NSW còn đòi 99/100 .
    2. phải thi đậu UCAT (Verbal Reasoning, Decision Making, Quantitative Reasoning, Abstract Reasoning, Situational Judgement ) hay thi đậu GAMSAT tuỳ theo đòi hỏi ...
    3. phải qua được cửa phỏng vấn cuối cùng, Medical School Interviews, phỏng vấn này dùng MMI ( Multiple Mini Interview) hay SSI (Semi-Structured Interview) tuỳ theo đại học nào ?
    mới quyết định, nếu rớt phỏng vấn thì không được vô học y khoa . Mà ông trời mới biết tại sao rớt phỏng vấn ...

    Cha, mẹ người Việt hy sinh cho con, vi` chỗ có hạn, đòi điểm cao, nên học sinh sẽ xin tất cả các trường đại học của các tiểu bang, kể cả New Zealand, ai nhận thì đi .
    ~~
    Hồi xưa dân Úc sướng chứ bây giờ thì hết của rồi, chính phủ bán dần nên dân lãnh đủ.
    Giá sinh hoạt của Úc 10 năm trở lại đây thì cao lắm, có lẽ so với đồng lương sau khi trừ thuế lợi tức trung bình, đủ thứ chi phí, dân Úc không nhiều ~25 triệu dân, trừ người già ra chia đầu người mà đóng nhiều loại thuế.

    Điện, những công ty tư nhân chặt chém người tiêu dùng mà đành chịu vì chính phủ đã bán đi, cá nằm trên thớt. Một ví dụ nhỏ, ai có solar làm ra điện dư thì họ mua 6cent/kw và bán liền tay 42cent/kw lúc peak hours, công ty nào cũng vậy.
    Buồn cười, trả tiền mắc mà còn khg đủ điện xài, hôm qua ở NSW, OLD bị blackouts vì trời lạnh dùng sưởi quá tải không đủ điện .

    https://www.news.com.au/national/que...e7240de38183aa

    Còn gas thì sản xuất ra bán cho Nhật, Nam Dương giá rẻ còn dân Úc trả giá mắc hơn nhiều và không có đủ gas để xài, đang bị thiếu la làng.

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Chào Ngũ công tử,

    Lướt tin tức khg có chi tốt, chứng khoán Wall Street tuột giá cái vèo, có cái tốt là Úc thắng Peru penalty shootout.
    ~~
    Nói Đức khá lạc hậu mà cũng có cái hay, học sinh bây giờ bấm điện thoại chơi Games thấy sợ .
    Ui dà, cha mẹ có kiến thức mới làm hộ bài tập ở nhà nhưng con có học được gì, dạy kèm thì khác .



    [SIZE=3]Nếu chính sách của chính phủ, trường cho học sinh sách giáo khoa mà bắt mua thì có cơ sở. Ông nói đồng phục miễn phí thì không thể nào?
    ~~
    Vậy ra bên Đức tốt chứ, học đại học tuỳ ngành nghề gì mất bao năm, thi rớt học lại cho ba lần, tốn tiền bao nhiêu, nợ cũng lớn lắm có khi cả ~$100k -$200k,
    đa số người trẻ ra trường rồi đi chơi, lập gia đình, mua nhà, nghỉ hộ sản, ...nên không trả thêm nợ học vì lãi suất ngân hàng cao hơn lo trả nhà trước.
    Computer Science 3 năm, Registered Nurse 3 năm, dược sĩ 4 năm, nha sĩ 5 năm, bác sĩ Bachelor of Medical Studies 6 năm tính tới.
    5 chỉ nói chế độ hỗ trợ sinh viên đại học thôi. Chế độ hỗ trợ học nghề như y tá ..v.v.v 5 không biết vì trong nhà 5 không có ai trải nghiệm. Tuy nhiên dường như học nghề ở Đức cũng không có học phí, và bắt đầu năm thứ nhì được trả lương hằng tháng. Chắc những quốc gia Tây Âu khác cũng vậy.

    Còn đại học hiện tại tiền vay nhà nước mỗi tháng tối đa là 861 euro. Các ngành cử nhân văn khoa, kỹ sư, là khoảng 4 năm. Y khoa có học trình 6 năm và sau đó 2 năm thực tập. Luật khoa học 5 năm. Cho nên đứa trẻ nào chọn học y khoa có học trình dài nhất thì nếu không kéo dài thêm năm nào, ra trường sẽ nợ chánh phủ gần 62 ngàn euro. Nhưng chỉ trả phân nửa, là 31 ngàn euro. Phân nửa kia chính phủ cho không. Nhưng theo tui biết thì xác suất sinh viên ra trường đúng lịch trình học không cao. Thông thường trễ một năm. Nhưng nợ có 31 ngàn thì có gì to tác đâu. Một chiếc Mercedes ngày nay đã 68 ngàn rồi. Lương một thầy giáo sư phạm học ra dạy trung học (nghĩa là từ lớp 10 trở lên) mỗi tháng đã cầm 4 ngàn rưỡi (chưa đóng thuế). Nếu tiện tặn mà sống thoải mái mỗi tháng chỉ dư ra 500 euro thôi thì trả hơn 5 năm là hết cho số tiền vay.
    Còn đứa nào lúc học mà thi rớt hoài thì hè đi làm thêm từ chạy bàn nhà hàng cho đến đứng đường phát giấy quảng cáo đến 450 euro mỗi tháng. Nhưng học hoài mà không ra là binh đường sai rồi. Nghĩa là khả năng không nằm ở Đại học, nên nhanh tìm cách học nghề cho có qualification.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Luyện TOEIC miễn phí ;-)
    By Triển in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 0
    Last Post: 04-27-2018, 07:52 AM
  2. Thư viện miễn phí cho trẻ em
    By s2o0Del in forum Giáo Dục
    Replies: 2
    Last Post: 12-22-2016, 07:53 AM
  3. Vẽ thiệp miễn phí
    By Mây Hồng in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 318
    Last Post: 02-13-2013, 10:33 PM
  4. Bồ tát ở khắp nơi - Phở miễn phí
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 73
    Last Post: 01-17-2013, 10:23 AM
  5. Vẽ bảng hiệu miễn phí
    By k h ó i in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 172
    Last Post: 03-16-2012, 07:56 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:42 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh