Register
Page 2 of 7 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 64
  1. #11
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Human Development Report 2007/2008
    Fighting climate change: Human solidarity in a divided world



    “Human progress is neither automatic nor inevitable. We are faced now with the
    fact that tomorrow is today. We are conr onted with the i erce urgency of now. In this
    unfolding conundrum of life and history there is such a thing as being too late…We may
    cry out desperately for time to pause in her passage, but time is deaf to every plea and
    rushes on. Over the bleached bones and jumbled residues of numerous civilizations are
    written the pathetic words: Too late.”

    Martin Luther King Jr. ‘Where do we go from here: chaos or community’

    Delivered in a sermon on social justice four decades ago, Martin Luther King’s words retain a powerful resonance. At the start of the 21st Century, we too are confronted with the “fierce urgency” of a crisis that links today and tomorrow. That crisis is climate change. It is still a preventable crisis—but only just. The world has less than a decade to change course. No issue merits more urgent attention—or more immediate action.

    Climate change is the defining human development issue of our generation. All development is ultimately about expanding human potential and enlarging human freedom. It is about people developing the capabilities that empower them to make choices and to lead lives that they value. Climate change threatens to erode human freedoms and limit choice. It calls into question the Enlightenment principle that human progress will make the future look better than the past.

    The early warning signs are already visible. Today, we are witnessing at first hand what could be the onset of major human development reversal in our lifetime. Across developing countries, millions of the world’s poorest people are already being forced to cope with the impacts of climate change. These impacts do not register as apocalyptic events in the full glare of world media attention. They go unnoticed in financial markets and in the measurement of world gross domestic product (GDP). But increased exposure to drought, to more intense storms, to floods and environmental stress is holding back the efforts of the world’s poor to build a better life for themselves and their children.
    Climate change will undermine international ef orts to combat poverty. Seven years ago, political leaders around the world gathered to set targets for accelerated progress in human development. The Millennium Development Goals (MDGs) dei ned a new ambition for 2015. Much has been achieved, though many countries remain of track. Climate change is hampering efforts to deliver the MDG promise. Looking to the future, the danger is that it will stall and then reverse progress built-up over generations not just in cutting extreme poverty, but in health, nutrition, education and other areas.

    .....

    => more: http://hdr.undp.org/en/media/HDR_200...N_Overview.pdf




    Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách

    “Tiến bộ của nhân loại không phải tự dưng mà có và cũng không phải là một điều đương nhiên. Giờ
    đây, chúng ta đang đối mặt với thực tế là ngày mai cũng chính là ngày hôm nay. Chúng ta đang đối
    mặt với một tình huống hết sức khẩn cấp của ngày hôm nay. Trong bài toán nan giản này của cuộc
    sống và lịch sử, chúng ta thấy một vấn đề là có lúc mọi việc trở nên quá muộn màng…..Chúng ta
    có thể kêu gào một cách vô vọng để thời gian ngừng trôi, song con tàu thời gian đâu có để ý đến
    tiếng cầu cứu, van xin nào, nó cứ lao đi một cách vội vã. Trong đống ngổn ngang hài cốt và tàn dư
    của nhiều nền văn minh nổi lên một dòng chữ đầy nuối tiếc: quá muộn mất rồi.”


    Chúng ta sẽ đi về đâu: sự hỗn loạn hay một cuộc sống cộng đồng’ - Martin Luther King


    Những lời giảng giải đạo lý về công bằng xã hội đó của Martin Luther King cách đây bốn thập kỷ vẫn để lại dư âm mạnh mẽ. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta cũng phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng gắn liên quan ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng này vẫn có thể ngăn chặn được - nhưng khả năng đó chỉ tồn tại đúng lúc này mà thôi. Thế giới chỉ còn chưa đầy một thập kỷ để thay đổi tình hình. Giờ đây, không có vấn đề nào cần được quan tâm khẩn cấp hơn cũng như cần có biện pháp giải quyết gấp rút hơn thế.

    Biến đổi khí hậu là vấn đề nổi cộm thuộc phạm trù phát triển con người của thế hệ chúng ta. Mọi hoạt động hỗ trợ phát triển cuối cùng cũng nhằm phát huy tiềm năng và mở rộng cơ hội tự do cho con người. Phát triển nghĩa là giúp cho con người có năng lực hơn để họ quyết định những lựa chọn của riêng mình cũng như sống cuộc sống mà họ coi là có ý nghĩa. Biến đổi khí hậu đe dọa làm xói mòn các quyền tự do và hạn chế phạm vi lựa chọn của con người. Nó đòi hỏi phải cân nhắc nguyên tắc của thời đại văn minh, đó là tiến bộ của loài người sẽ làm cho tương lai trở nên tươi sáng hơn.

    Những dấu hiệu cảnh báo ban đầu đã xuất hiện. Hôm nay, chúng ta đang được tận mắt nhìn thấy rất rõ cảnh tượng các kết quả phát triển bắt đầu bị đẩy lùi ở mức độ nghiêm trọng. Ở các nước đang phát triển, hàng triệu người nghèo nhất trên thế giới đang phải đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu. Những tác động này không được giới báo chí trên thế giới cảnh báo qua các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi. Những tác động này cứ lặng lẽ diễn ra và không được đề cập tới trên thị trường tài chính hay trong kết quả đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Song tình trạng hạn hán, bão lụt nghiêm trọng hơn và sức ép môi trường gia tăng đang cản trở nỗ lực của những người nghèo trên thế giới trong việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và con cháu họ.

    Biến đổi khí hậu sẽ hủy hoại những nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo. Cách đây bảy năm, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã họp mặt để cùng nhau đề ra các chỉ tiêu thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực phát triển con người. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) thể hiện tầm nhìn đầy quyết tâm đến năm 2015. Tuy đã đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua, song nhiều nước vẫn chưa có triển vọng đạt được các mục tiêu này. Biến đổi khí hậu đang cản trở nỗ lực thực hiện các MDG. Trong tương lai, biến đổi khí hậu có thể sẽ chặn đứng và đẩy lùi thành quả mà biết bao thế hệ đã dày công xây dựng nên không chỉ trong việc giảm tỷ lệ nghèo cùng cực mà còn trong y tế, dinh dưỡng, giáo dục và các lĩnh vực khác.

    => xem tiếp: http://hdr.undp.org/en/media/HDR_200..._Overview1.pdf
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #12
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Mấy anh này chỉ làm hành động đó tượng trưng cho vui thôi. Sau đó, sẽ leo lên xe máy to, ngồi cho êm phao câu, phun khói mù mịt.
    Có tí xíu còn hơn không. ;-)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #13
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Xin góp thêm tí info, tác giả của bản báo cáo này là Kevin Watkins.

    Tớ thấy có điều này, từ sau khi biến cố Katrina, bất cứ ai viết về khí hậu thay đổi đều đem nó ra làm ví dụ điển hình. Thật ra, cơn bão này chẳng là gì cả, vấn đề chính là sự corruption (thối nát) trong những cơ quan chịu trách nhiệm về hệ thống đê điều của thành phố. Dầu sao, chương trình chống biến đổi khí hậu cũng là một cách tốt để kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Các chính trị gia rất thích đề tài này vì nó là vấn đề nói hoài không hết, dạng kể chuyện thần tiên cho con nít nghe. Lúc này là lúc tốt nhất để đem đề tài này ra kích thích kinh tế và tranh cử.
    Laissez les bon temps rouler!

  4. #14
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Một cái hỏng khác là chính những "nhà khoa học" đi đầu trong những nghiên cứu về thay đổi môi trường, vì họ cũng có ý đồ làm chính trị, cũng có tham vọng được trao cho những chức vụ cao trong các tổ chức quốc tế... cho nên không dám nói thẳng thắn, không muốn lên án những nước hay những tác nhân gây ra thay đổi trầm trọng, sợ mất lòng các thế lực khác nhau trong cộng đồng thế giới.

    Khi chức vụ quan trọng hơn nghiệp vụ thì người ta không cần tìm ra giải pháp mà chỉ muốn tìm ra "vấn đề."

  5. #15
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Xin góp thêm tí info, tác giả của bản báo cáo này là Kevin Watkins.

    Tớ thấy có điều này, từ sau khi biến cố Katrina, bất cứ ai viết về khí hậu thay đổi đều đem nó ra làm ví dụ điển hình. Thật ra, cơn bão này chẳng là gì cả, vấn đề chính là sự corruption (thối nát) trong những cơ quan chịu trách nhiệm về hệ thống đê điều của thành phố. Dầu sao, chương trình chống biến đổi khí hậu cũng là một cách tốt để kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Các chính trị gia rất thích đề tài này vì nó là vấn đề nói hoài không hết, dạng kể chuyện thần tiên cho con nít nghe. Lúc này là lúc tốt nhất để đem đề tài này ra kích thích kinh tế và tranh cử.
    Nước Mỹ và Trung Quốc không nhượng bộ đề tài này vì nó sẽ giết chết nền kinh tế hai "cường quốc" này.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #16
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Sẽ có phản ứng dây chuyền chứ, và lan rộng ra các nền kinh tế khác. Xe hơi của Đức, Nhật, dầu hoả của Trung đông, các công ty khai thác dầu của châu Âu (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Nga) đều sẽ bị ảnh hưởng theo. Các nước như Brasil, Mexico, Ấn Độ, Úc cũng mất đà phát triển. Cứ nom cái vụ khủng hoảng kinh tế hiện nay thì thấy nó lan rộng như thế nào. Thị trường chứng khoán cả thế giới cứ thấp thỏm ngóng tin vui từ Mỹ.

    Sự mâu thuẫn ở các hội nghị quốc tế về khí hậu và môi trường chỉ là sự tranh chấp giữa những thế lực tư bản với những quyền lợi kinh tế khác nhau, trong khi đó sự an nguy của con người và hệ sinh thái đều không được xem trọng.

    Kinh tế Mỹ rất đa dạng, không thể nào "bị giết chết" chỉ vì mất đi phần công nghệ sản xuất. Người Mỹ có thể khổ sở nhưng tư bản Mỹ vẫn cứ sống phây phây và chờ cho các nước nhỏ kiệt quệ rồi vơ vét thêm một mớ.

  7. #17
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Hết điện là hết tất cả. Mỹ thì vẫn sống phây phây, thấy nợ đụng trần thì lại đẩy cái trần cao thêm thế là lại mượn tiếp nợ, thế là vẫn sống phây phây. Chết thời nay dĩ nhiên là chết chùm.

    Last edited by Triển; 12-03-2011 at 08:31 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #18
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Mỹ vay nợ thì anh nghĩ là tiền của ai? phần rất lớn là tiền của tư bản Mỹ cho chính phủ Mỹ vay chứ đâu ra. Tiền đi vay về chính phủ Mỹ đổ vào chiến tranh thì ai hốt? cũng là tư bản Mỹ chứ ai?

    Cái quan hệ giữa người đi vay tiền với kẻ cho vay nó luôn luôn là hai chiều, tức là người đi vay cần tiền mà người cho vay cũng mong có người cần vay. Tư bản Mỹ nắm chính quyền trong tay thì chả lo gì bị quỵt mà không cho vay - và cũng chả phải lo chính phủ không chịu vay nữa vì "đụng trần." Cái màn kịch "đụng trần" chỉ là trò chính trị cho dân Mỹ hồi hộp, và cho dân chơi chứng khoán mất ngủ.
    Last edited by ốc; 12-03-2011 at 11:57 PM.

  9. #19
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Mỹ vay nợ thì anh nghĩ là tiền của ai? phần rất lớn là tiền của tư bản Mỹ cho chính phủ Mỹ vay chứ đâu ra. Tiền đi vay về chính phủ Mỹ đổ vào chiến tranh thì ai hốt? cũng là tư bản Mỹ chứ ai?

    Cái quan hệ giữa người đi vay tiền với kẻ cho vay nó luôn luôn là hai chiều, tức là người đi vay cần tiền mà người cho vay cũng mong có người cần vay. Tư bản Mỹ nắm chính quyền trong tay thì chả lo gì bị quỵt mà không cho vay - và cũng chả phải lo chính phủ không chịu vay nữa vì "đụng trần." Cái màn kịch "đụng trần" chỉ là trò chính trị cho dân Mỹ hồi hộp, và cho dân chơi chứng khoán mất ngủ.

    Trả giá quá nhé, cho xin 50 / 50 đi mà: :-ss

    (http://www.csmonitor.com/USA/Politic...oes-the-US-owe)



    .....

    Within this slice, the largest category is individuals – Treasury notes are good solid additions to any portfolio. US individuals hold 12 percent of the country’s debt. Next under the domestic category comes the Federal Reserve, which holds 9 percent of US debt, then pension and retirement funds, mutual funds, and state and local governments.

    Foreigners hold about 47 percent of US public debt. And yes, the largest foreign holder here is China – but only by a hair. Chinese investors are owed 9.8 percent of US debt. Next comes Japan, at 9.6 percent, and the United Kingdom, at 5.1 percent.

    Oil exporting nations as a group, including Saudi Arabia, Oman, the United Arab Emirates, etc., account for about 2.6 percent of US debt. Brazil has 1.8 percent. The rest is split among lots of other countries.

    So if anybody tells you that Americans work for China now, since they hold all our T-notes and can yank our fiscal chain, tell them that’s an exaggeration. The vast majority of US debt is owed to non-Chinese, after all. Maybe we should worry about the British instead – that queen of theirs looks like a tough customer.
    If anybody’s got an island lair, it’s probably her.

    ....
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #20
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Foreigners hold about 47 percent of US public debt. And yes, the largest foreign holder here is China – but only by a hair. Chinese investors are owed 9.8 percent of US debt. Next comes Japan, at 9.6 percent, and the United Kingdom, at 5.1 percent.

    Oil exporting nations as a group, including Saudi Arabia, Oman, the United Arab Emirates, etc., account for about 2.6 percent of US debt. Brazil has 1.8 percent. The rest is split among lots of other countries
    ...
    Như thế tổng số nợ Trung quốc, Nhật, Anh, các nước bán dầu Ả rập kia, và Brazil thì vị chi chỉ là 30%. Còn lại 20% là từ "nhiều nước." Có danh sách cụ thể thì anh sẽ thấy các nước ấy là những nước chuyên cho dân giàu gửi tiền trốn thuế như Thuỵ sĩ, Lục xâm bảo, An đò ra, Tân gia ba, Cây Men Islands, Bà ham ma, vân vân. Những thứ tiền đó hoá ra cũng là tiền của dân giàu bên Mỹ tẩu tán ra nước ngoài để khỏi bị đánh thuế. (Chứ chả nhẽ là của dân các nước be bé kia nhịn ăn nhịn mặc để dành cho chính phủ Mỹ mượn à?)

    Tiền gửi nặc danh từ những loại ngân hàng như Thuỵ sĩ thì khó truy ra gốc gác. Tuy nhiên các cụ bảo ăn cây nào rào cây nấy, tiền của dân xứ nào thì quanh quanh cũng đem về xứ ấy vì dân nhà giàu họ hiểu biết cách vận hành của chính phủ nên chả sợ chuyện bị quỵt. Nợ của các nước Hy Lạp, Ý, Tây Ban nha thì cũng nằm trong túi dân nhà giàu những xứ đó. Chính phủ nghèo vẫn không có nghĩa là dân trong nước ai cũng nghèo không còn tiền cho vay.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:42 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh