Register
Results 1 to 1 of 1
  1. #1
    Nhà Lầu
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    350

    Dung nhan thời COVID Trần Mộng Tú

    Đi Bộ Trong Xóm

    Trần Mộng Tú




    Nhà tôi và nhà con gái chung một xóm. Từ nhà tôi đi bộ sang nhà con mất mười phút. Hôm nay có nắng, tôi ra khỏi nhà, đi bộ. Không có tiếng xe nào trong xóm, cũng rất vắng xe từ đường chính rẽ vào.

    Đến trước cửa nhà con thấy có 5 tấm bảng mới cắm trên thảm cỏ. Tôi đứng tần ngần đọc.




    Đây là nội dung 5 tấm bảng

    1. Thank You Healthcare Workers

    2. Thank You Restaurant Delivery and Grocery Workers

    3. Thank You Teachers

    4. Thank You Sanitation and Utility Workers

    5. Thank You All who are working so we may STAY HOME

    Tôi hình dung ra hình ảnh ba mẹ con líu ríu làm mấy tấm bảng này với lòng biết ơn.

    Cánh cổng gỗ vào vườn sau bên hông nhà mở, khu vườn rất yên lặng. Chắc mấy mẹ con đang ở trong nhà.

    Tôi vào vườn, cỏ xanh mùa xuân tĩnh lặng, mấy bụi hoa Kim Hương ngập ngừng nở. Green House của con rể hàng năm đã thành hình, những mầm xanh đã lên cả gang tay. Người bố trẻ này mỗi năm, từ tháng 2 khi thời tiết hãy còn lạnh, anh đã bắt đầu thắp những ngọn đèn nhỏ, ươm mầm rau củ ngay trong family room với các con.

    Đủ các loại rau xanh ăn hàng ngày, thêm dưa leo, cà chua, bí đỏ và xen kẽ là hoa Hướng Dương và Thược Dược. Suốt từ tháng Tư, tháng Năm cho đến hết tháng Tám vợ chồng có nhiều hoa và rau củ mang cho cả họ.

    Tôi lên cầu thang vào cái balcony sau nhà. Đây là nơi tụ họp gia đình ăn uống trong những dịp cuối tuần vào những ngày nắng ấm áp. Hôm nay cũng nắng mà vắng vẻ quá. Sau khung cửa kính rộng, hai đứa trẻ và mẹ chúng đã nhìn thấy Bà. Chúng ríu rít đòi ra nhưng mẹ bắt đứng rất xa Bà.

    Cậu anh lên 9, cô em lên 7, tròn môi, khum tay gửi cho bà những nụ hôn gió. Con bé nói:
    \
    - Hết virus con sang Bà ngủ hai tuần nhé. I love you Bà

    - Con yêu Bà, thằng anh nói tiếng Việt.

    Tôi vẫy vẫy tay chào con cháu, xuống cầu thang ra về, một thăm viếng rất ngắn. Lòng rưng rưng đi qua khu vườn rau nhỏ đang vươn lên xanh mướt, hứa hẹn, đầy sức sống.

    Thượng Đế không hề bỏ loài người.

    tmt - Tháng 4-3-2020

    *************************************************


    THÁNG TƯ VÀ ĐẠI DỊCH - Nguyễn Thị Thêm

    11 Tháng Tư 2020



    Bây giờ là những ngày đầu tháng tư. Như TT Trump đã tuyên bố. Đây là hai tuần lễ thương khó của nước Mỹ. Dịch Virus Vũ Hán sẽ lên đến cực điểm. Người dân phải hết sức bình tỉnh và nên ở nhà để tránh lây nhiễm.

    Chúng tôi, những người già đang ở nhà, cháu cũng ở nhà vì không thể đến trường. "Người già và trẻ con" Những người không làm ra sản phẩm mà xã hội phải cưu mang. Người già sự đóng góp thuộc về quá khứ, Trẻ con sự đóng góp thuộc về tương lai. Chúng tôi cám ơn nước Mỹ, người Mỹ và tất cả những ai đang trên tuyến đầu chống dịch cho bà cháu tôi được ăn no, ngủ kỹ.

    Dịch bệnh hiện nay thật kinh khủng. Nó đã đi qua mọi quốc gia trên thế giới. Nơi nó ra đời là Wuhan bên Trung Quốc, trong phòng thí nghiệm vũ khí sinh học hay tại một ngôi chợ bán thú vật rất dơ dáy, dã man nhất thế giới tại Vũ Hán. Dù nói thế nào cha đẻ của Virus này cũng là Trung Cộng.

    Bi kịch của thế giới là Virus Vũ Hán giết người không gươm dao, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt giàu nghèo, không hình không dạng. Phải dùng kính hiển vi đặc biệt trong phòng thí nghiệm mới thấy được nó. Giống như chỉ con mắt của Tôn Ngộ Không mới thấy được yêu ma qua hình dạng một con người thường. Tính đến ngày hôm nay 10/4/2020 thế giới có hơn 1.607.912 người nhiễm bệnh. 95.813 người chết, đó là tính theo con số báo cáo chính thức. Nếu mà các nước Cộng Sản báo báo trung thực thì con số còn kinh hoàng hơn.

    Con Virus Vũ Hán chết tiệt này ác thật, nhưng từ cái ác mà ta thấy ra được nhiều thứ, hiểu được nhiều điều, rút ra được nhiều bài học.

    Mình lấy bản thân mình soi rọi trước nha.
    Lâu nay mình vốn coi thường hơi thở. Hơi thở nó đến tự nhiên từ ngày mở mắt chào đời. Nó không hình dạng, không đòi hỏi bổ sung, nó như của trời cho nên ta không chú ý nhiều đến nó. Ta chú ý trái tim, máu, nội tạng và tứ chi.

    Ăn để mà sống cho nên loài người chú ý ăn uống: Ăn ngon, ăn sang, ăn để tẩm bổ, ăn để thỏa mãn sự khoe khoang giàu có . Mấy ông đặt nặng vấn đề sinh lý nên nghĩ ra nhiều loại thuốc, loại rượu để:
    "Ông uống bà khen" Các cô các bà chú ý da mặt, sắc đẹp và ba vòng thân thể.

    Còn sống là còn thở. Do đó con dịch vật Vũ Hán nó chọn cái tâm điểm là hơi thở (từ phổi) để tấn công. Nó đến và trú quân ở chỗ kín đáo nhất, khó tìm nhất là ngay ngã ba quốc tế để nghỉ chân và từ từ xuống phổi. Tới đây nó nằm im phục kích. Nó sinh sôi nẩy nở (Giống như VC nằm vùng) Vài ngày khi đội quân bạch cầu mệt phải nghỉ ngơi. Nó lập tức ba mặt tấn công. Người bệnh sốt, ho, mệt và phổi bị bao vây tứ phía, Lúc đó người bệnh không thể thở, sức ép vô hình khiến cơ thể như bị nén lại, ngộp hơi, lồng ngực như muốn nổ tung.

    Bây giờ mới thấy thở không phải trời cho, tự nhiên mà là của mình, mình phải chiến đấu với virus để có thể thở. Thở được là đã sống, là chiến thắng kẻ thù. Đánh lui quân địch thì tự khắc hết sốt, hết ho, hết nhức đầu, thèm ăn, nghe được, nếm được. Thở được dễ dàng là bệnh nhân toàn thắng.




    Bây giờ mọi người đều phải ở nhà để khỏi bị lây lan. Ta không thể ra ngoài vậy thì hãy vào trong. Hãy dành cho mình thời gian suy gẩm và hít vào thở ra. Tự tại, an nhiên , không bị tác động quá nhiều vào con số.

    Ta quý từng hơi thở.
    Hơi ra vô mỗi ngày.
    Hít sâu đưa xuống dưới.
    Thở mạnh đưa ra ngoài.
    Hơi thở không hề khó
    Do mẹ cha sinh ra.
    Nhưng quý hơn tất cả.
    Không thở ta thành ma.

    Dịch Virus Vũ Hán lệnh cách ly và ở tại chỗ được ban ra.
    Cha mẹ già trên 65 tuổi được chỉ định "nên ở nhà". Bởi vì người già hệ miễn nhiễm rất yếu lại có nhiều bệnh. Khả năng lây bệnh rất cao, khi đã bị nhiễm Virus Vũ Hán thì khó phục hồi. Xe hú còi đi vào bệnh viện, phần lớn vài tuần đi ra bằng xe tang, không về nhà mà thẳng ra nhà hỏa táng hoặc nghĩa địa.

    Thường khi cha mẹ đã già, con cái đều có sự nghiệp, có gia đình riêng. Đây là lúc ta xem con cái nghĩ gì đến cha mẹ.

    Những đứa con có hiếu, gọi hỏi thăm cha mẹ hàng ngày, thăm hỏi sức khỏe, dặn dò hơn thiệt:
    - "Ba Má phải ở trong nhà, không được ra đường. Thức ăn tụi con sẽ tiếp tế. Cần gì thì phone"
    Thế là hai vợ chồng già cứ đi ra đi vào; - Càng nhìn nhau, càng yêu nhau mãi -

    Ly cà phê sáng bà pha
    Ông uống ông khen thật đậm đà
    Cơm trưa bà nấu ngon vừa miệng.
    Cơm tối ăn xong, ngồi uống trà.
    Hoặc:
    Bà ơi! Bà có khỏe hay không?
    Ngồi xuống đây có vợ có chồng.
    Con cái bây giờ riêng tư cả.
    Tình già gắn bó như ước mong.

    Có tiếng cửa garage mở. Con trai khuân vào bao nhiêu là thức ăn. Con dâu mở tủ lạnh, lột hết những bọc ngoài vất đi, ngăn nào thức ấy đầy đủ cho cha mẹ. Xong chúng ra sân, chào và xách bịt rác vất đi. Chúng gọi phone nói ba má cần thêm món gì thì gọi. Tụi con đi về. Love Mom. Love Dad.


    Không cần văn chương sáo rỗng, không cần ôm hôn thắm thiết mà đã nói lên tất cả tấm lòng tri ân và hiếu kính cha mẹ. Lòng già cũng ấm áp, virus cũng bỏ chạy xa ba thước.

    Mấy đứa con vô ơn thì khỏi nói, không hề quan tâm gì cả. Mặc cha mẹ tự lo, tự đi chợ, tự nấu ăn. Mình thủ thân mình. Nếu chúng ở xa thì đành chịu, mà ở gần có thể tới lui thì thật mũi lòng. Uổng công sinh dưỡng dạy dỗ.

    Cũng có những cặp vợ chồng khắc khẩu, thời kỳ cao điểm cấm trại ở tại nhà. Mỗi ngày hai vợ chồng ra vô ngó mặt, nhưng không thể đi ra ngoài xả hơi thì thật khó chịu. Ông la bà nói nhiều, cãi bướng. Bà nói ông độc tài, ngang như cua, chướng khí kỳ đời. Một người bạn tôi trong hoàn cảnh đó đã nói: "Không cãi, coi như không thấy, không nghe , nhịn để dĩ hòa vi quý". Tôi lại nghĩ đến hình 3 con khỉ ở chùa. Bịt mắt, bịt tai và che miệng. Nếu trời sinh ra một cặp tương khắc mà vẫn sống với nhau đến bạc đầu thì thật quý. Trong họ tình yêu tiềm ẩn và nếu thiếu đi người bên cạnh, họ sẽ đau khổ và buồn nhớ nhiều hơn.

    Ông nói rằng không, bà rằng có.
    Thiếu một người lại nhớ, giận, thương.
    Ông nói bà là hoa Cãi sau vườn.
    Bà nói Hoa Cẩm Chướng ông ươm đã nở
    Ông với bà hai người nặng nợ.
    Nói vài câu là cãi om trời.
    Thời cách ly, ngồi ngó nhau thôi.
    Phòng đóng cửa, mạnh ai nấy ở.

    Trong thời kỳ bị dịch bệnh phong tỏa, những người biết dùng internet thường có cuộc sống phong phú và bớt tẻ nhạt hơn. Ngồi ở nhà có thể gọi phone, face time cho con cháu, nói chuyện với bạn bè, tìm hiểu thời cuộc cho cuộc sống bớt căng thẳng.

    Tuy nhiên với mạng lưới toàn cầu phát triển, rất nhiều Youtube, Face Book...thông tin trái chiều được phát tán, người ta không biết đâu là tin thật, tin giả. Quần chúng bị nhiễu loạn và những người xấu, những nguồn tin bất chính dễ dàng xâm nhập.

    Cho nên chúng ta cũng nên biết giới hạn, suy luận và chọn lựa tin tức. Tốt nhất chỉ đến với những người, những nguồn tin chính thức đáng tin cậy.

    Không nói đến vấn đề thu mua hàng hóa tích trữ, người dân còn giành giật nhau từng cuộn giấy vệ sinh. Chúng ta còn bắt gặp rất nhiều chuyện vui mùa dịch bệnh nói lên một thời kỳ đặc biệt của xã hội. Thí dụ như hình photoshop những người phụ nữ mang bầu sau mùa dịch cúm vợ chồng phải ở nhà. Hình đôi tình nhân tỏ tình và xin cưới bằng một cuộn giấy vệ sinh. Hình cô dâu mặc áo cưới bằng giấy đi cầu để chứng tỏ mình giàu có. Hình bọn cướp chận xe để uy hiếp tài xế phải giao nộp giấy đi cầu...

    Điều đó nói lên tinh thần khủng hoảng của con người khi lo sợ cái chết đến gần. Giấy lau tay, hand sanitizer, gạo hay thức ăn tích trữ thì hợp lý. Nhưng giấy đi cầu khan hiếm thì là điều không giải thích được..

    Đối với người Mỹ họ không có thói quen mang khẩu trang như người VN hay người Nhật, cho nên trong mùa dịch, mọi người vẫn đi ra mua thức ăn bình thường, miễn tránh nói chuyện và không đứng gần nhau. Hiện nay, để an toàn hơn, chính quyền ra lệnh người dân nên mang khẩu trang khi ra ngoài. Do đó nhiều câu chuyện, hình ảnh về khẩu trang xuất hiện trên mạng xã hội. Áo ngực phụ nữ làm khẩu trang, vớ làm khẩu trang, giấy, quần lót, khăn tay làm khẩu trang. Khẩu trang được thực hiện với rất nhiều kiểu, nhiều hình thức. Nhất là những hình ảnh bảo vệ toàn thân khi ra ngoài như bao rác, thùng giấy, thùng nhựa, áo mưa... Thật cũng có, châm biếm cũng có, tạo được niềm vui và nụ cười để giảm bớt căng thẳng.

    Có một bà đi chợ, mang khẩu trang, bao tay rất kỹ lưỡng Sau khi đẩy hàng hóa ra xe nhà, bỏ hết vào cốp, đóng cốp lại cẩn thận. Lột bao tay và khẩu trang quăng vào xe đẩy và đẩy trả lại chợ. Ôi! Đôi bàn tay lại nắm ở thành xe đẩy.

    Có một anh mang khẩu trang, bao tay đi chợ. Phone reo. Anh lột bao tay, thò tay vào túi lấy phone ra, kéo khẩu trang xuống để nói chuyện. Quen tay, vừa nói vừa lựa trái cây.

    Có một chị đi chợ, mang khẩu trang. Đang lựa rau sống chợt mũi ngứa ngáy, chị kéo khẩu trang xuống và ngoáy mũi. Xong, đeo khẩu trang lại và lựa rau tiếp.

    Có rất nhiều người đi chợ, cũng mang khẩu trang, bao tay nhưng trả tiền mặt. Tiền thối lại lấy ra, bỏ vào ví và đồng tiền đó qua tay không biết bao nhiêu người.

    Vào tháng này những đồng tiền trợ giúp của chính phủ sẽ đến tận tay người dân. Đó là sự nỗ lực của những người điều hành đất nước, một nước Mỹ phi thường.


    Chúng ta, những người công dân nước Mỹ phải thấy hãnh diện và thực lòng cám ơn đất nước này. Bởi vì sự đóng góp của chúng ta cho nước Mỹ không là gì so với những chính sách, sự giúp đở mà quốc gia này đem lại cho những người tị nạn như ta.

    Bản thân tôi chân thành cám ơn đội ngũ Bác Sĩ, Y Tá và những nhân viên làm việc tại các bệnh viện. Họ là những chiến sĩ trên tuyết đầu chống dịch. Họ hy sinh cho chúng ta được sống. Trong khi chúng ta được ở nhà yên lành, được bao nhiêu ưu đãi của chính phủ thì họ làm việc không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống thiếu thốn. Mạng sống của họ thí phát cho may rủi. Con cái họ thiếu sự chăm sóc khi phải ở nhà. Trong khi nhiều người đến Costco, siêu thị vơ vét hàng hóa về tích trữ, thì họ không có thời gian để đi chợ, hay đứng sắp hàng chờ tới lượt mình. Tôi nghĩ các cửa hàng phải có chính sách ưu tiên cho những người làm việc ở bệnh viện.

    Xin cám ơn những ân nhân, những nhà hàng VN đã có ý kiến tặng những xuất ăn cho đội ngũ BS và Y tá các bệnh viện. Những bà mẹ, các chị gò lưng trên bàn máy để may những khẩu trang đem đến các bệnh viện, các nhà dưỡng lão trong thời kỳ khẩu trang khan hiếm. Việc làm tuy nhỏ nhưng nghĩa cữ to lớn. Một hành động tri ân và đóng góp rất đẹp và chân thành.

    Trên các trang mạng xã hội đã post nhiều những tấm gương, những hành động đẹp của cá nhân, tập thể, công ty, đại công ty, xí nghiệp, đại xí nghiệp, triệu phú, tỷ phú, doanh nhân, cơ quan từ thiện cùng tiếp tay sản xuất bao tay, kit thử nghiệm, y cụ, thuốc men và những công trình nghiên cứu bạc triệu, bạc tỷ để góp phần đưa nước Mỹ và thế giới vượt qua đại nạn thế kỷ này. Xin cúi đầu tri ân và kính phục.

    Nước Mỹ và thế giới sẽ vượt qua tất cả để đứng lên làm lại. Bài học được rút ra trong trận đại dịch này là đừng tin vào Trung Cộng. Hãy tự tin vào chính mình và sản xuất tất cả những mặt hàng cần thiết. Một phần loại được sự thao túng thị trường hàng giá rẻ tại Trung Cộng. Một phần chặt đứt vòi bạch tuộc của đế quốc Tàu đang muốn nuốt chửng thế giới. Bài học hôm nay là qua việc làm bẩn thỉu của Trung Cộng, Thế Giới Tự Do hãy cảnh giác và đoàn kết lại để xây dựng một khối đoàn kết thật sự.

    Mặc dù đến ngày hôm nay nước Mỹ đã có 468.895 người nhiễm bệnh với 16.697 người chết. Nhưng chúng ta không nên tuyệt vọng. Hãy tin tưởng Tống thống Trump và đội ngũ phụ tá sẽ tận lực đem lại sự ổn định cho đất nước.

    Chúng ta hãy nhìn lại những gì mà ông già ngoan cố 74 tuổi này đã làm cho tổ quốc. Tôi không dám bàn về chính trị, bởi vì tôi là một bà già nhà quê có biết gì đâu mà nói. Nhưng khi nhìn TT bây giờ, gương mặt đầy nét ưu tư, những đường nhăn đã xuất hiện , đôi mắt sâu thêm tôi thật lo cho ông. Cầu nguyện cho ông đầy đủ sức khỏe, vững vàng trong đối sách và đưa nước Mỹ vượt qua mọi thử thách.

    Những gì Tổng Thống làm vì đất nước, lo cho dân trong mấy tháng gần đây đủ thấy ông yêu nước Mỹ ngần nào. Những quyết định, những chính sách của ông đều hướng tới ổn định tình hình, giải quyết cấp bách những khó khăn rào cản, lo cho người bệnh, giảm số người tử vong. Những đảng đối lập, những người chống Trump, ghét Trump hay miệt thị Trump hãy vì mạng sống của người dân mà đặt tổ quốc lên trên, hợp tác với ông để chống dịch. Đó là sự đứng đắn, thẳng thắn của người làm chính trị, xứng đáng với sự tin tưởng của cử tri.

    Trước mắt phải đặt trọng tâm là sinh mạng người dân Mỹ trước dịch họa. Cùng TT giải quyết những tồn động khó khăn, phải vạch rõ âm mưu và đối phó với kẻ thù nước Mỹ và Thế Giới Tự Do. Bầu cho ai trong tháng 11 là do dân chúng nhận xét và đánh giá. Việc làm vì dân, vì nước là kết quả của mùa bầu cữ năm nay.
    Tôi không phải là người có đạo, nhưng khi nhìn bức ảnh Đức Giáo Hoàng một mình đi trước tòa thánh vắng người, lòng tôi chùng xuống kính phục tận đáy lòng. Người giống như Chúa vai mang thập tự hy sinh vì con chiên, đau lòng vì hiểm họa đất nước. Ngài không thể làm gì được trước đại dịch, Ngài chỉ biết cầu nguyện, hiến dâng đời mình xin Chúa rũ lòng thương xót nhân loại, tha thứ những lỗi lầm của con người.

    Tháng này là mùa chay của người công giáo. Chúa đã chết và Chúa đã sống lại. Mọi thứ chúng ta hãy tin tưởng vào ơn cứu rỗi. Dịch bệnh sẽ qua. Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.


    Tháng tư cũng là tháng mà tất cả những người VN tị nạn Cộng Sản đều không thể quên. 45 năm đã trôi qua. Năm nay tháng tư đến với nước Mỹ, người chết kinh hoàng như 45 năm trước tại VN. Người chết trên đường, xác nằm dài trên đại lộ. Bao nhiêu người đã chết không tang chế lễ nghi, không bà con đưa tiễn. Chết thật nhanh, chết mà không tin rằng mình ra đi cấp kỳ như thế. Bao nhiêu sinh mạng, bao nhiêu gia đình mất mát, chia lìa.

    Bây giờ ngồi trong nhà trốn dịch Vũ Hán, tôi có cảm giác như ngày xưa trốn trong hầm vì sợ pháo kích. Ngày xưa người VN tìm cách leo lên phi cơ bay lên trời. Trèo lên tàu để trốn ra biển đông. Người VN đi tìm cái sống trong cái chết cận kề. Kẻ tác động và đầu tư vào cuộc chiến tại VN là Tàu cộng. Mật ước thành đô đã đem ra ngã giá và đổi chác. Tàu cộng không bao giờ để mình phải chịu thiệt thòi. 45 năm trôi qua, mọi bí mật được phơi bày đã vạch mặt kẻ thù của dân tộc VN.

    Bây giờ kẻ đem Virus Vũ Hán gieo rắc cho toàn thế giới cũng chính là Trung Cộng. Ngày xưa là vũ khí chiến tranh, bây giờ là vũ khí sinh học. Trung Cộng đang trong kế hoạch thôn tính VN vào năm 2020. Cũng vậy, năm nay Trung Cộng muốn dùng con Virus Vũ Hán để nắm quyền sinh sát thế giới, làm chủ toàn cầu.

    Nói tới những âm mưu, những thủ đoạn bẩn thỉu của Trung Cộng thì tôi không đủ giấy, không đủ tài liệu và không đủ khả năng để phơi bày. Các bạn cứ vào các trang mạng xã hội trong Google mà tìm. Tin chắc tài liệu sẽ cho bạn sáng mắt sáng lòng về người anh môi hở răng lạnh, về ông bạn láng giềng bốn tốt.

    Mới đây nhất, trong cao điểm nạn dịch đang hoành hành khắp nơi trên toàn thế giới, tàu Trung Quốc đâm thẳng và nhận chìm tàu đánh cá VN tại vùng Hải Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta.
    Nhà nước VN đã gửi đi công hàm phản đối.

    Nguyễn Thị Thêm.

    *************************************************

    Thursday, May 7, 2020

    Dung nhan thời COVID

    Trần Mộng Tú


    Các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế làm trong các bệnh viện
    trên thế giớilúc nào cũng bịt mình từ đầu tới chân
    trong những y phục bảo hộ, xả thân ra cứu người.
    Trong hình, cô Julie Jacobson, một nhân viên y tế
    ở Sanford Health, Bismarck, North Dakota.
    (Hình minh họa: Tom Stromme/The Bismarck Tribune via AP)


    Sáng nay, sau khi đánh răng, rửa mặt, chị nhìn mình trong gương, bỗng dưng chị thấy một phụ nữ lạ hoắc. Tóc chị, một đường ngôi trắng xóa như con đường nhỏ phủ sương muối giữa luống rau úa. Hai bên tóc đã quá dài, tóc đáng lẽ phải cắt từ cuối Tháng Hai, bây giờ gần cuối Tháng Tư, nên tóc đã chạm vai, so le, cái ngắn cái dài không như ý. Bất giác chị nhớ tới câu thơ :

    “Sáng hôm nay em thấy ở trong gương
    Đường ngôi lệch sợi tóc buồn vừa thức
    Chiếc lược mỏng vùi trong vùng tóc ấm
    Những hàng răng rẽ mãi một đường ngôi”

    (Sợi Tóc, tmt)

    Tóc mai của chị bây giờ không được nhuộm, đã trắng xóa hai bên thái dương. Kệ, trắng cứ việc trắng. Chẳng có đi gặp ai nên gội đầu xong cũng chỉ sấy cho khô, chẳng chú ý đến việc cuốn, chải. Da mặt thì hình như có thêm vài vết đồi mồi xuất hiện, cặp mắt bớt tinh anh, cái nhìn như nhòe đi, vết chân chim kéo gần tới mang tai, trán rõ ràng có nhăn thêm mấy nếp gấp.

    Chị thấy trong có hai tháng mà chị trông lạ hoắc. Mình đã quên hay đã không làm cái gì nhỉ. A, không nhuộm tóc. Đáng nhẽ sáu hay bảy tuần phải nhuộm lại nếu không muốn nhìn thấy đường ngôi trắng xóa và để tóc dài thêm nữa mà không nhuộm thấy mệt mỏi, chán nản lắm. Tóc đã đến lúc phải cắt (không có tiệm nào mở cửa). Hay nhuộm tóc lấy, cũng không thấy có hứng thú, vì tự cách ly trong nhà không đi đâu (ai nhìn ?). Hóa ra từ trước tới giờ ta chăm sóc diện mạo là vì người khác nhiều hơn vì mình. Cá nhân mình thì chỉ cần giữ vệ sinh và sức khỏe. Chị mở ngăn kéo bàn phấn, mấy cây son khô lại vì cả hai tháng nay không đụng tới. Đã ít ra ngoài, mỗi khi ra ngoài lại đeo khẩu trang thì son phấn làm gì.

    Ngay như chồng chị, chắc không thắc mắc, chú ý tới chị, có son hay không có son dưới lớp khẩu trang đó.

    “Sáng nay em tô môi son đỏ
    Chỉ tại rặng phong đã thay màu”

    (tmt)

    Câu thơ nồng nàn đó bây giờ đọc cũng chẳng ai muốn nghe, mọi người còn bận theo dõi con COVID nó lan tới đâu và lan nhanh như thế nào.


    Chị nhìn mình trong gương, bỗng dưng chị thấy một phụ nữ lạ hoắc.

    Trong hình, cô Mathilde Dumont, một y tá 27 tuổi,

    trong một ca trực đêm tại phòng

    chăm sóc đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân COVID-19

    ở bệnh viện Ixelles, Brussels, Bỉ.

    (Hình minh họa: Aris Oikonomou/AFP via Getty Images)


    Bất giác chị nghĩ tới các phụ nữ trong nhiệm vụ bác sĩ, y tá và nhân viên y tế làm trong các bệnh viện trên thế giới. Trong hai tháng nay những phụ nữ này lúc nào cũng bịt mình từ đầu tới chân trong những y phục bảo hộ, xả thân ra cứu người. Họ có thời giờ đâu mà cắt tóc, chải đầu, son phấn như những ngày trước đây. Họ có thời giờ đi nhuộm tóc, trang điểm không ? Có thời giờ nghĩ tới săn sóc, vỗ về cho chính bản thân mình không ? Câu thơ “Ai điểm trang mà em phấn son” của ai đó bỗng ngậm ngùi trong chị.

    Những thỏi son khô và những hộp phấn của họ, nằm co mình buồn trong ngăn trang điểm không biết đến khi nào. Cầu xin cho những phụ nữ này mau mau được quay lại đời sống bình thường, để những thỏi son lại được tay ai chạm vào.

    Cái giường ngủ của chị đối diện với tủ treo quần áo, bỗng dưng cũng buồn bã lắm. Cánh tủ xếp gấp lại sang một bên được, nên luôn luôn mở cho tiện. Đây là quần áo để đi nhà thờ, đi ra ngoài với bạn hay đến nhà con cháu ăn uống tiệc tùng gia đình. Những cái áo không làm dáng quá, nhưng tươm tất lịch sự. Chị mỗi tối đi ngủ vào giường đọc sách xong, lơ mơ nhìn những cái áo đủ màu treo trong tủ, tự nhiên thấy lòng chùng xuống. Đã hai tháng nay không chạm tới chúng, cảm giác như chúng không thuộc về mình, không từng ôm ấp hơi hướng mình.

    Đã có lúc chị viết những câu thơ lãng mạn cho những chiếc áo:

    “Áo rộng chẳng phải gầy đâu
    Bởi tim bỏ ngực đi lâu với tình
    Áo chật chẳng phải lên cân
    Bởi tim ai dọn vào gần tim tôi”
    (Áo Ca Dao, tmt)


    Bất giác chị nghĩ tới các phụ nữ trong nhiệm vụ bác sĩ, y tá

    và nhân viên y tế làm trong các bệnh viện trên thế giới.

    Trong hình, cô Roxana Solano, một y tá ở North Miami, Florida, mặc đồ bảo hộ,
    cười thật tươi chơi đàn trong một phút nghỉ ngơi.


    (Hình minh họa: AP Photo/Lynne Sladky)


    Bao giờ thì mặc lại những chiếc áo này để đọc thơ và sống lại những ngày bình thường ?

    Đã hai tháng nay, không tới nhà thờ, không đi gặp bạn, ngay cả tiệc tùng trong gia đình cũng không có, chị cứ áo vải, quần thô ở trong nhà, có chạy vội ra chợ, hay xuống đồi đi bộ thì thêm cái khoác mặc ngoài thôi. Chị buồn buồn nhớ tới câu thơ:

    “Sáng hôm nay hồn em như tủ áo
    Ý trong veo là lượt xếp từng đôi”

    (Xuân Diệu)

    Cái cảm giác thơ mộng ngày trước mỗi khi vừa đọc thơ vừa dọn tủ xếp lại quần áo thấy không còn nữa. Cái tủ áo buồn hắt hiu vì bị bỏ quên.

    Những đôi giầy nữa, gót cao, gót thấp, màu sắc khác nhau để làm dáng thêm cho áo quần, đã nằm ngủ quên hai tháng nay trong hộp, giấu mình trong những góc tủ. Chị chắc chúng đang nhớ bàn chân của chị lắm. Nhưng làm sao được, hai tháng nay chị chỉ dùng một đôi giầy vải duy nhất mỗi khi đi ra ngoài một chút hay đi bộ trong xóm.

    Tất cả những tiện nghi và vẻ đẹp của vật chất bỗng dưng rủ nhau bốc hơi một lượt. Chị phân vân tự hỏi:
    “Liệu con người có cần tất cả những nhu cầu đó từ trước đến nay để được hạnh phúc hay không ?”.

    Chị không rõ ràng lắm, chỉ thấy mình đổi khác. Chị bâng khuâng, xa cách ngay với áo khăn, giầy dép, lạ lùng với phấn son đầu tóc và tưởng như mình đã thành một người khác trong chính ngôi nhà của mình.

    Chị nhìn lại mình trong gương một lần nữa, tạm gọi đó là: Dung nhan thời COVID.

    Trần Mộng Tú (Người Việt Online, May1 – 2020)

    ***********************************************



    Nhật Ký Tuần "Cấm Túc" Thứ Ba - Nguyễn Trần Diệu Hương


    11 Tháng Tư 2020
    Thứ hai 30 tháng 3



    Thay vì ghi lại những gì đang xảy ra, hôm nay xin được nói chuyện về một đại hội âm nhạc được trực tiếp phát ra trên 3 hệ thống truyền hình lớn ở Mỹ (ABC, CBS, và NBC) vào tối ngày thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020, lúc 5 giờ chiều giờ California, 7:00PM ở Texas, và 8 giờ tối ở New York.

    Chương trình này được bảo trợ bởi hai tổ chức Global Citizen và the World Health Organization (WHO) với tên là "One World: Together At Home"để quyên tiền cho hai mục đích:

    1 - Mua các trang bị y tế cần thiết cho tất cả những nhân viên trên tuyến đầu chống đại dịch COVID-19 ở các nơi đang bị tổn thương nặng nề nhất.
    2 - Đóng góp vào ngân quỹ của các tổ chức từ thiện đang cung cấp thực phẩm hay nơi cư trú tạm thời cho những người khốn khó.
    Chương trình âm nhạc từ thiện rất đặc sắc này được góp tay bởi các ca sĩ rất nổi tiếng : Keith Urban, Elton John, Chris Martin, John Legend, Andrea Bocelli...
    3 MC nổi tiếng của Mỹ: Jimmy Kimmel, Jimmy Fallon, and Stephen Colbert sẽ thay phiên nhau dẫn chương trình.

    Xin ghi vào thời khóa biểu của bạn vào chiều tối thứ bảy 18 tháng 4 sự kiện âm nhạc từ thiện chắc chắn sẽ rất hay, đầy xúc động này để cùng góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc chiến đấu với COVID-19, đưa đời sống trở về bình thường.

    Và để cùng tưởng niệm những người đã bỏ mình vì đại dịch.
    Xin mở "hầu bao", rút Credit Card sẵn sàng để đóng góp qua Internet, texting, hay telephone để cùng góp bàn tay vào chiều tối ngày 18 tháng 4. Hạnh phúc của người cho bao giờ cũng lớn hơn niềm vui của người nhận, hãy tin chắc chắn như thế.
    ***
    Thứ ba 31 tháng 3


    Một ngày rất buồn cho đất nước Tây Ban Nha khi chỉ trong một ngày mà có đến hơn 9 ngàn người nhiễm bệnh cúm Vũ Hán. Trong khi đó ở Ý, đến ngày cuối tháng 3 đã có hơn 12 ngàn người qua đời vì COVID-19.
    Tiểu bang Maine nhỏ xíu ở phía Đông Bắc Mỹ ban hành lệnh cấm túc "stay healthy at home mandate".

    Theo chân các công ty sản xuất rượu nho nổi tiếng thế giới ở Napa, phía Bắc California, một công ty sản xuất rượu whisky nhỏ ở gần downtown San Jose cũng chuyển qua sản xuất hand sanitizer. Chủ nhân công ty này sau khi tìm mua hand sanitizer không được vì nhu cầu tăng cao đột biến, ông quyết định tự làm loại dung dịch rửa tay đang được dùng ở khắp nơi. Với thiết bị của một nơi chuyên chưng cất rượu, với rubbing alcohol nồng độ cao có sẵn, ông tự làm hand sanitizer để dùng, và sản xuất khối lượng lớn để tặng các nhân viên cảnh sát, chữa lửa, và nhân viên vệ sinh.

    Hand sanitizer được đặt trong những thùng 5 gallons có pumper để những tất cả những người đang làm việc trên tuyến đầu chống COVID-19 có thể bơm vào các chai nhỏ cá nhân của họ miễn phí.
    ***
    Thứ tư 1 tháng 4

    Trong tình hình đại dịch cúm Tàu đang hoành hành khắp địa cầu, từ các hệ thống truyền thông TV, radio...đến các tờ báo lớn không còn ai có lòng dạ nào đùa cợt chuyện "cá tháng tư" như thông lệ vào ngày đầu tháng 4 hàng năm.

    Giải vô địch Tennis thế giới 2020 hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong vòng 75 năm, Wimbledon Tennis Tournament bị cancelled. Cuộc tranh tài tennis thế giới lần tới là vào giữa năm 2021.
    Trong khi West Virginia kéo dài lệnh cấm túc tại nhà đến ngày 9 tháng 6 thì Florida, Mississippi, và Georgia lần đầu tiên ra chỉ thị "Shelter in place" trên toàn tiểu bang.

    Trong màu đen của những tin không vui, xin tô điểm một chút màu hồng lạc quan xảy ra đúng vào ngày "cá tháng tư" April first, nhưng là chuyện thật 100% của một người có đầy đủ tiền bạc lẫn tấm lòng.

    Tài tử kiêm đạo diễn nổi tiếng Tyler Perry đã tặng 42 người làm việc tại nhà hàng Houston's West Paces in Atlanta, Georgia 21 ngàn dollars tiền tip. Chưa dừng ở đó, ông tài tử giàu có này đã gọi đến hệ thống chợ Kroger yêu cầu trả tiền cho tất cả những người đi mua sắm trong thời gian dành cho khách hàng trên 65 tuổi, ở 44 cửa hàng Kroger in Atlanta, Georgia, thành phố miền Nam nơi ông bắt đầu sự nghiệp diễn xuất.

    Ông cũng không quên thành phố New Orleans, Louisiana, nơi ông sinh ra và lớn lên. Vào một ngày đầu tháng 4, ông lại gọi điện thoại đến hệ thống chợ Winn-Dixie yêu cầu trả hóa đơn cho tất cả những người lớn tuổi ở 29 tiệm Winn-Dixie khắp tiểu bang Louisiana.Những người trên 65 tuổi đi mua sắm như thường lệ, chuẩn bị trả tiền thì được nhân viên của chợ cho biết Tyler Perry đã trả tiền cho họ. Họ đã òa vỡ trong một ngạc nhiên ngọt ngào hạnh phúc, có người đã gọi Tyler Perry là "Atlanta Angel" (thiên thần Atlanta).
    ***
    Thứ năm 2 tháng 4

    Liên minh Châu Âu thông báo chính thức do tổn thất nhân mạng vì cúm Vũ Hán nhiều nhất Châu Âu, Ý sẽ là nước đầu tiên nhận được sự hỗ trợ kinh tế từ tổ chức này.

    Hôm nay, Tennessee (quê hương của country music/ dân ca của Mỹ) ban hành lệnh "Shelter in place"
    Do đại dịch từ Coronavirus, hơn 2/3 nước Mỹ đã có lệnh "cấm túc tại nhà", các nhà máy, công ty, cơ sở dịch vụ đều tạm đóng cửa, dẫn đến hệ quả chỉ trong một tuần có đến 6.6 triệu người Mỹ xin tiền trợ cấp thất nghiệp, một con số cao vượt qua tất cả những lần suy thoái kinh tế trong lịch sử Hoa kỳ.

    Từ Union Square của San Francisco ở ven biển miền Tây , qua Manhattan của New York ở miền Đông, những địa điểm du lịch mua sắm nổi tiếng trên thế giới, bây giờ vắng vẻ, buồn tênh.

    Từ màn ảnh TV, nhìn đường Beach biển Santa Cruz của California hôm nay không một bóng người, chúng tôi chợt liên tưởng đến đường Duy Tân chạy dọc đường biển Nha Trang vào ngày 2 tháng 4 năm 1975 (ngày VNCH mất Nha Trang) cũng buồn hiu hắt, không một bóng người. Nỗi buồn chợt dâng cao, chất ngất.
    ***
    Thứ sáu 3 tháng 4

    Centers for Disease Control and Prevention (CDC) chính thức khuyên dân chúng nên mang khẩu trang khi ra đường để tránh dịch lây lan. Chính phủ cũng yêu cầu mọi người đừng đặt mua N95 mask vì loại mask hình cái nón này rộng hơn ,(lại có chỗ để không khí lọt vào vertically, mang lâu không bị ngộp) và che kín hơn medical mask bình thường hình chữ nhật. Mask N95 trong tình trạng này rất khan hiếm, Chính phủ yêu cầu mọi người ngừng mua, để dành cho các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.

    Oops, chúng tôi đã đặt mua một package nhỏ nhất 5 N95 masks vào ngày 25 tháng 3 trên Amazon giá $18.52. Thật tình, lúc đầu không có ý định order nhưng lúc đang làm việc online thì quảng cáo đập vào mắt, nên đặt mua vì biết sẽ có dịp dùng đến.

    Sau khi trả tiền, trong receipt gởi lại qua email, Amazon cho biết shipment sẽ đến nhà vào khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng 5. (Thông thường tối đa là 2 tuần sau khi order, hàng sẽ gởi đến nhà). Thật bất ngờ chỉ một tuần sau, hôm nay, gói hàng 5 N95 masks đã nằm trong thùng thư nhà chúng tôi.

    Nhận ra tình hình thiếu thốn masks của các bệnh viện, chúng tôi giữ lại 2 cái đủ dùng, và đến bệnh viện Kaiser ở gần nhà, tặng lại 3 masks N95 vẫn còn trong túi nylon. Người nhân viên làm ở reception hỏi tôi có muốn donate cho ai đó cụ thể không?

    Câu trả lời tự dưng bật ra khi tôi nhớ đến những em bé chưa tới 5 tuổi (con của các nhân viên y tế) đôi khi cả tuần không gặp Mẹ vì những ca trực ở bệnh viện kéo dài bất thường trong mùa đại dịch :

    - Xin dành cho những ai thật sự cần. Hoặc xin dành cho những y tá có con nhỏ
    - Xin cho chúng tôi biết tên và địa chỉ để gởi thư cảm ơn.
    - Tên tôi là concerned citizen, và nhà ở gần đây.
    ***
    Thứ bảy 4 tháng 4

    Chỉ mới có 1,000 bệnh nhân COVID-19, và 66 người thiệt mạng vì cúm Tàu tính đến hôm nay, nhưng Ai Cập ra lệnh lockdown trong vòng một tuần, nhưng rất nghiêm khắc kiểu quân đội: "không được ra khỏi nhà vì bất cứ lý do gì kể cả đi mua bánh mì"!

    Lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo, và lễ Phật Đản của Phật giáo đang đến rất gần, nhưng buồn thay gần như trên toàn thế giới, sẽ không có một ngày lễ Easter có những cuộc săn trứng đủ màu của các em nhỏ ở các công viên đầy cỏ xanh, ấm áp nắng vàng mùa Xuân; sẽ không có tuần Thánh bình thường mà các tín đồ chỉ có thể dự "virtual mass", nghĩa là thánh lễ qua TV hay qua Internet. Cũng sẽ không có lễ tắm Phật ở Chùa với những bài hát mừng Phật đản sanh hiền hòa, sâu lắng.

    Chưa khi nào có một thời kỳ lạ lùng đến vậy! Nhiều nhà lãnh đạo bạc tóc vì nghĩ cách đối phó hữu hiệu nhất. Không ai có kinh nghiệm đối phó với kẻ thù nhỏ xíu, không hình thù rõ rệt này. Virus Vũ Hán không những chỉ lấy đi hơn 50 ngàn mạng người ở khắp nơi trên thế giới, tính đến hôm nay, mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, và xâm hại cả tự do đi lại, tự do tín ngưỡng của con người.

    Buồn nhất là bệnh nhân COVID-19 phải chết trong cô đơn giữa bốn bức tường trắng của bệnh viện, không có thân nhân, không có những lời cầu kinh của các vị linh mục, các nhà sư giúp họ thanh thản rời khỏi trần gian.

    ***Chủ nhật 5 tháng 4

    Sau khi ổn định chỗ ở cho những người không thể thực hành lịnh "shelter in place" vì không có một nơi gọi là nhà, bằng cách thuê những khách sạn nhỏ vốn vắng tanh vì đại dịch cúm Vũ Hán từ ngày có lệnh "cấm túc"(sẽ kéo dài đến ngày 3 tháng 5 ở California), người ta bắt đầu nghĩ đến chỗ nghỉ ngơi cho các nhân viên y tế giữa những phiên trực dài hơn, vất vả bội phần.

    Vì có những mẫu chuyện thật nghe rất chùng lòng. Chẳng hạn một ông Bác sĩ có 3 con nhỏ dưới 10 tuổi. Những ngày đại dịch COVID 19 hoành hành nước Mỹ, ông không dám ôm con vì muốn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Mỗi lần từ bệnh viện về, ông phải bỏ tất cả những thứ trên người vào máy giặt, giặt bằng nước nóng với nhiều laundry detergent hơn bình thường để diệt trùng, tắm rửa bằng nước ấm với rất nhiều soap, và tắm lâu hơn .

    Khi số bệnh nhân COVID-19 nhiễm bệnh, lẫn tử vong, ngày càng tăng cao mà vẫn chưa đến peak time, ông bà còn cẩn thận hơn bằng cách: ông đi làm về nghỉ đêm ở khách sạn, và chỉ về nhà mỗi tuần một lần để giữ an toàn cho vợ con.

    Buổi sáng từ khách sạn, trước khi đến bệnh viện, ông bác sĩ ghé qua nhà pickup thức ăn bà vợ đã để sẵn trước cửa nhà, trong khi 3 đứa con nhỏ dàn hàng ngang sau khung cửa sổ gởi cho bố những cái hôn gió.
    Chiến tranh với vi khuẩn cũng khốc liệt như chiến tranh ý thức hệ ở Việt Nam hơn 40 năm trước. Cũng có "giới nghiêm", cũng có ở yên tại chỗ, cũng có những ông bố trẻ cả tháng không được ôm con, cũng có những người "mãi mãi không về"...

    Nhưng chiến tranh sinh học (nếu điều đó đúng như một nghi vấn khá thuyết phục) hôm nay nhẹ nhàng hơn chiến tranh súng đạn năm xưa ở chỗ sau chiến tranh sinh học sẽ không có trại cải tạo tập trung, không có những ông cán bộ phường khóm chỉ mặt con nít 15, 17 tuổi phán "cha mày có nợ máu với nhân dân" !!!
    Đối với hầu hết người Việt lưu vong, tháng 4 sẽ mang đến nhiều buồn đau ngoài những tác hại mà virus Wuhan đã gieo rắc cho nhân loại.

    Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay.


    Nguyễn Trần Diệu Hương

    Tháng tư đen 2020


    ************************************************
    Quà tặng giữa mùa
    dịch
    Bài LÊ HỮU


    Xa lộ vắng xe trong mùa dịch. (Getty Images)


    Bài LÊ HỮU


    “Thật xui xẻo! Đúng là thứ Sáu 13,” Sue tặc lưỡi, liếc nhìn kính chiếu hậu. Viên cảnh sát bước xuống, đóng sập cửa xe, tiến về phía xe cô. Dãy đèn xanh, đỏ trên mui xe tuần tra chớp sáng liên tục. Sue đặt hai tay lên tay lái, cố tỏ ra bình thản.
    Viên cảnh sát hiện ra, ra dấu cho cô hạ cửa kính xe xuống.
    “Xin chào. Cô vui lòng cho xem bằng lái, giấy chủ quyền xe.”

    Sue lúi húi mở túi xách tay trên ghế bên cạnh trong lúc viên cảnh sát chống hai tay bên hông, mắt không rời động tác lục lọi túi xách của cô.
    “Thẻ ID này là của tiểu bang Massachusetts,” Sue nói trong lúc đưa giấy tờ xe cho anh ta.
    Viên cảnh sát nói cám ơn, liếc sơ qua tấm thẻ lái xe. “Có chuyện gì cần mà cô lái xe xuyên bang đến Minnesota trong lúc có lệnh hạn chế đi lại?”
    “Tháng nào tôi cũng đi Minnesota cả,” Sue trả lời. “Tôi có một việc làm không chính thức trong một bệnh viện kiểm dịch ở Duluth.”

    “Cô là bác sĩ?” viên cảnh sát nhướng mắt nhìn Sue. “Cô cũng điều trị cho người nhiễm coronavirus chứ?”
    “Tôi làm việc ở khoa tim mạch,” Sue nói. “Khi có người nhiễm bệnh thì tôi cũng chăm sóc. Tháng này có rất nhiều người bệnh, bác sĩ, y tá làm đủ mọi việc.”
    Viên cảnh sát gật gù. “Cô chạy hơn 85 miles/giờ, vượt quá tốc độ quy định trên xa lộ này là 70 miles/giờ.”
    “Oh…, vậy sao?” Sue làm ra vẻ ngạc nhiên. “Tôi thực tình không biết.”
    “Cô ngồi yên đấy, đợi một lát.” Viên cảnh sát nói, quay đi, bước về chiếc xe tuần tra màu đỏ bordeaux vẫn đang chớp chớp đèn.

    “Anh chàng trông cũng cao ráo, điển trai mà mặt mũi thì lại khó đăm đăm, không có nổi một nụ cười,” Sue nghĩ bụng. Cô không lo lắm, anh ta sẽ thấy là trước giờ cô chưa hề bị cái ticket nào. Xa lộ I-35 vắng hẳn tiếng xe từ ngày dịch bệnh bộc phát, mọi khi thì xe cộ chạy vùn vụt mấy làn đường. Một hàng chữ điện tử chạy nhấp nháy trên tấm biển lớn dọc xa lộ,
    “Limit Travel - Stay Home - Save Lives - Beat Covid 19”.

    Đây là lần đầu tiên Sue lái xe xuyên bang từ Boston đi Minnesota, trước giờ cô chỉ đi máy bay nhưng vào mùa dịch này thì lái xe lại thoải mái hơn.
    Viên cảnh sát quay trở lại, vẫn vẻ mặt lành lạnh. “Cô chạy đi đâu mà nhanh thế?” anh ta hỏi.
    “Tôi không biết mình đang chạy quá nhanh,” Sue lúng túng. “Tôi chỉ muốn về nhà sớm để nghỉ ngơi và lấy lại sức sau những ngày làm việc khá căng thẳng ở bệnh viện.”

    “Đấy là lối suy nghĩ vô trách nhiệm”, viên cảnh sát lắc lắc đầu, nhìn thẳng vào mắt Sue.
    “Cô muốn về sớm nhưng có sớm được đâu, cô đang phải ngồi đây. Thế cũng là may cho cô đấy, cứ chạy xe với tốc độ ấy thì có khi cô chẳng về tới nhà được đâu mà còn gây tai nạn dọc đường, và xe cứu thương sẽ phải đưa cô trở vào bệnh viện. Khi ấy người ta sẽ phải điều trị cho cô thay vì cô điều trị cho bệnh nhân, trong lúc nhiều bệnh viện và nhiều người bệnh đang cần bác sĩ hơn bao giờ hết. Nếu cô nghĩ cho người khác thì cô phải hết sức bảo trọng.”

    Sue im lặng trong lúc anh ta tuôn ra một hơi dài. Cô từng nghé cách nói này, nhưng đây lại là một viên cảnh sát nói với cô. Liệu anh ta có quyền “lên lớp” cô như vậy? Sue vừa cố nén bực bội vừa cảm thấy lạ lùng.
    “Cô không phải nhận giấy phạt đâu,” anh ta nói tiếp. “Tôi chỉ muốn nhắc cô như thế.”

    “Cám ơn anh,” Sue bối rối. “Tôi xin lỗi…, thường thì tôi không chạy nhanh như vậy.”
    Viên cảnh sát bước lại gần hơn, chìa ra vật gì đó, đưa qua cửa xe cho Sue. “Cô giữ lấy cái này mà dùng.”
    Sue đón lấy, cô nghĩ anh ta trả lại cô giấy tờ xe, nhưng không chỉ có vậy. Trong tay cô là một bọc gì cồm cộm.
    “Không nên dùng lại những khẩu trang đã dùng rồi,” viên cảnh sát nói trong lúc Sue vẫn đang ngỡ ngàng.
    Khi nhận ra trên tay mình là những chiếc khẩu trang y tế thì cô hiểu ra.
    “Nhưng… đấy là của anh,” Sue ngập ngừng. “Anh cần nó mà.”
    “Cô cần thứ này hơn tôi.”
    Sue lặng người… Trong tay cô là 5 chiếc khẩu trang N95. Cô không biết nói gì, nước mắt cô muốn ứa ra. Cô ngước nhìn viên cảnh sát. Trong làn gió se se lạnh thổi vào qua cửa kính xe, cô thấy dường như mắt anh cũng rưng rưng như mắt cô.

    “Chúc cô một ngày bình an. Chạy xe cẩn thận nhé!” Viên cảnh sát quay lưng, bước vội đi.

    Dãy đèn chớp chớp trên mui xe tuần tra phụt tắt, chiếc xe cảnh sát bò ra đường lane ngoài cùng rồi phóng vụt đi. Sue vẫn còn ngồi đó, gục đầu lên tay lái. Xa lộ vẫn trống vắng, mênh mông.

    *
    Bên dưới là những dòng Sue viết trong Facebook của cô:

    Sau cùng thì tôi cũng biết tên anh ta, Bryan Swanson, một cái tên lạ hoắc. Tôi đã kể lại trong Facebook câu chuyện về “món quà” đặc biệt tôi nhận được ở anh. Câu chuyện được nhiều người chia sẻ và rồi cũng phổ biến trong Facebook của Minnesota State Patrol (MSP), và tôi gặp lại Bryan trong đó. Trông anh chàng tươi tỉnh chứ không còn bộ mặt hình sự như hôm ấy.

    Trong một video clip, khi được hỏi về 5 chiếc khẩu trang N95 đã cho đi, Bryan nói đấy là chuyện nhỏ mà ai khác cũng làm như anh thôi. Bryan kể lúc tôi mở túi xách để lấy giấy tờ xe, anh nhác thấy hai chiếc khẩu trang đã dùng rồi và anh nghĩ tôi cần có khẩu trang mới.

    “Như thế tốt cho cô ấy hơn,” anh nói với các đồng nghiệp. “Cô ấy có một gia đình, có những người thân yêu luôn lo lắng mỗi khi cô ấy rời nhà đến làm việc ở bệnh viện. Tôi cũng vậy, các bạn cũng vậy, chúng ta đều có những người thân lo lắng mỗi khi chúng ta rời nhà vì công vụ. Mọi người đều cần được chia sẻ.”

    Một lần nữa, Bryan làm tôi muốn ứa nước mắt. Bryan, tôi không hề quen biết anh chàng cảnh sát này. Anh ta cũng chẳng nợ nần gì tôi, và tôi cũng chẳng yêu cầu anh giúp đỡ chuyện gì.

    Sao anh ta làm vậy? Anh ta đâu cần phải làm vậy. Bryan nói tôi cần những khẩu trang ấy hơn anh ta, điều này không đúng. Trong lúc tôi làm việc trong điều kiện được bảo vệ, che chắn cẩn thận thì anh tiếp xúc với đủ mọi đối tượng với nhiều rủi ro, bất trắc. Anh phải cần những khẩu trang ấy hơn tôi chứ.

    Bryan, tôi chắc mình chỉ gặp anh ta một lần duy nhất trên con đường đời. Có những người ta chỉ gặp có một lần đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện rồi đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai. Như cơn gió thoảng qua vậy.

    Dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu nào là suy giảm. Mỗi ngày mỗi thêm những tin xấu.
    Con virus ấy đã lấy đi mạng sống của không ít đồng nghiệp tôi, những người tôi quen và không quen, những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế bị lây nhiễm trong lúc điều trị, chăm sóc người bệnh.

    Tôi có sợ không? Sợ chứ. Ai mà chẳng sợ, nhưng không ai bỏ cuộc cả, trong lúc các thiết bị và dụng cụ bảo hộ y tế như khẩu trang thì vẫn thiếu thốn, vẫn phải dùng đi dùng lại.
    Mọi người vẫn nói là chúng tôi đang ở những tuyến đầu. Chúng tôi có chọn “tuyến đầu” này đâu. Nói cho cùng, chúng tôi đâu có sự lựa chọn nào. Nếu có, chỉ là chúng tôi đã tự chọn lấy nghề nghiệp, tự chọn lấy công việc mình yêu thích ngay từ những buổi đầu, và chúng tôi sẽ còn ở lại mãi với công việc của mình. Chỉ đơn giản là vậy.

    Những chiếc khẩu trang N95 mà tôi cầm trên tay hôm ấy là của Bryan, của sở cảnh sát cấp phát cho anh để anh tự bảo vệ. Anh cầm lấy chúng, và anh đưa cho tôi, nói rằng tôi cần chúng hơn anh. Những khẩu trang ấy là quý như vàng trong lúc này đây. Ai cũng cần cả, Bryan à. Con virus ấy đâu có chừa anh ra.

    Mùa dịch này rồi sẽ đi qua. Nhiều người sẽ không bao giờ quên, là những người phải chịu đựng những tổn thất vì nó, chịu đựng những mất mát, khổ đau mà nó mang đến cho gia đình mình, cho những người thân yêu. Những người sống sót qua mùa dịch này cho là mình may mắn.
    Có bao giờ họ nghĩ rằng trong những may mắn của họ có một phần đến từ những người sẵn sàng hứng chịu cái phần rủi ro.

    Loài virus quỷ quyệt ấy vẫn không lấy đi được những tình cảm gắn bó và tương trợ giữa những con người đang phải vật lộn, chống trả với chúng.

    Hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy bình thản khi đương đầu với những thử thách của cuộc sống.
    Liệu có phải những chiếc khẩu trang tôi nhận được nơi Bryan đã làm dịu bớt những căng thẳng và âu lo, tôi không biết chắc, nhưng tôi tin rằng đi bên tôi vẫn không thiếu những người bạn đồng hành.

    Vẫn không thiếu những anh chàng Bryan như thế trong cuộc sống quanh ta.

    (Viết phỏng theo bản tin NBC News, March 31, 2020)

    ***********************************
    • Chống dịch bằng trái tim



      Hàng trăm người xếp hàng dài bên ngoài một tiệm Costco ở Novato, California ngày 14 tháng 3, 2020. Tình trạng tích trữ thực phẩm đã tạm lắng xuống vào tháng Ba, vì hầu hết các siêu thị đều có đủ thực phẩm cung cấp cho người dân trong cơn đại dịch Covid-19. (Justin Sullivan/ Getty Images)

      Bài TUYẾT VÂN

      Không ai chống dịch bằng trái tim. Người ta chống dịch bằng vaccine, thử bệnh, và cách ly. Gần hai tháng nay dich COVID-19 chế ngự đời sống hằng ngày của dân chúng ở đây. Mấy hôm nay, ngày nào cũng có Tổng Thống, Thống Đốc tiếu bang và Thị Trưởng thành phố báo cáo cho dân chúng về tình trạng hiện tại, kế hoạch và những chỉ thị ban hành để giúp dịch bệnh khỏi lan ra cùng một lúc quá nhiều.

    • Người dân thì hoang mang, kéo nhau đi mua đồ, dự trữ lương thực và những dụng cụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Thế là khẩu trang trở nên khan hiếm, gạo không còn, giấy vệ sinh không có, nước chai trở thành một món hàng mà người ta phải xắp hàng dài chờ đợi.


      Có gia đình sáng đi mua, chiều cùng đi mua. Vợ chồng con cái rủ nhau đi, chất đồ đạc trên chiếc xe dành cho những món hàng lớn như TV hay bàn ghế. Mua ở Costco xong lại qua Home Depot mua tiếp. Có người mua gel thoa tay ở chỗ Dollar Tree xong về bán lại giá cao hơn. Chính quyền địa phương và cộng đồng mạng đã phê bình về điều này rất nhiều. Trong cơn khủng hoảng người ta biến dạng, không phải chỉ riêng ở đây mà những nơi khác thì cũng vậy thôi.

      Thế nhưng trong cơn khủng hoảng người ta lại cũng có những tấm lòng vàng hiện ra. Vũ Hán, nơi đầu tiên và là trung tâm của COVID-19 có rất nhiều câu chuyện thương tâm. Một vị bác sĩ đã về hưu nhưng tình nguyện về bệnh viện làm việc trong thời gian gấp bách nầy. Ông đã mắc bệnh và mất ở tuổi sáu mươi bảy. Câu chuyện của ông nhắc tôi nhớ đến vị bác sĩ người Pháp trẻ tuổi mất ở Hà Nội trong thời dịch SARS cách đây mấy năm.

      Một cặp vợ chồng bác sĩ trẻ đã phải sống xa nhau ba tháng. Anh chồng bác sĩ bị đưa về làm việc ở Vũ Hán. Hai vợ chồng dùng mạng xã hội để liên lạc nhau. Đầu tháng Ba khi tình hình đã thuyên giảm anh hứa sẽ đưa cô về Vũ Hán để ngắm hoa đào. Cộng đồng mạng chúc anh khỏe mạnh để có ngày đoàn tụ và thực hiện lời hứa của anh.


      Khi Italy bị giới nghiêm, người ta đứng ở ban công nhìn ra đường, nhìn những chiếc xe cứu thương đưa xác người đi chôn, nghe tin bệnh viện chật người, bác sĩ và y tá phải làm việc trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Một người, hai người, rồi nhiều người đứng ở ban công hát những bài hát ca ngợi về tình người và lòng biết ơn đến những vị bác sĩ và y tá đang phải ngày đêm lo cho tính mạng của người khác.

      Ở đây cũng vậy. Khi mầm dịch bắt đầu lan rộng, các hội đồng chính phủ và thiện nguyện đều nghĩ đến cách giúp đỡ những người dân vô gia cư. Trường học đóng cửa họ nghĩ đến làm cách nào để các em vẫn có đủ phần ăn hàng ngày. Chưa hết, họ nghĩ đến cha mẹ của các em. Làm sao cha mẹ đi làm khi con nhỏ ở nhà. Cuối tháng, làm sao có tiền để trả tiền nhà, tiền điện nước đây. Bao nhiêu là câu hỏi xuất phát từ trái tim trong hoàn cảnh của đầu sôi lửa bỏng.

      Với tình trạng chen nhau mua chất trữ vật dụng quá mức, nhiều cửa tiệm đã không còn đồ vào buổi chiều. Một bà mẹ trẻ hối hả đi vào tiệm để mua đồ và khi nhìn thấy từng dãy hàng trống trải không còn gì để mua cô bật òa lên khóc.


      Khi hỏi, cô trả lời, “Tôi không có nhiều tiền để mua nhiều đồ. Tôi chỉ có thể mua được cho một hoặc hai ngày. Tôi đi làm từ sớm cho đến chiều tối mới về. Mấy hôm nay tới đây để mua đồ thì cứ thấy không có đồ nữa.”

      Lập tức mọi người lấy ra một ít đồ của mình chia sẻ với cô. Người đưa cô vài cuốn giấy đi cầu, người cho hai lon bắp, người đưa nước. Chỉ trong năm mười phút chiếc xe của cô đầy thực phẩm cho ba ngày ăn. Cô ôm mặt khóc càng to hơn. Có người tới ôm cô. Có người cùng khóc theo với cô. Khóc, nhưng chắc ai cũng thấy vui vì mình đã chia sẻ được. Nhận thì vui đã đành, nhưng cho, đó là một hạnh phúc.




      Một thanh niên mang găng tay và buộc khăn che mặt trong lúc lái scooter qua một rạp chiếu phim đã tạm đóng cửa ngày 18 tháng 3, 2020 tại Beverly Hills, California. Rạp đã viết thông điệp ‘Take Care of Each Other’ để khuyên mọi người hãy chăm sóc lẫn nhau cho qua mùa dịch này. (Mario Tama/ Getty Images)


      Một buổi sáng, hai vợ chồng tôi đi Costco để mua thêm nhưng thực phẩm trong nhà. Anh bỏ tôi xuống trước để đứng xắp hàng trong khi anh đang đi kiếm chỗ đậu xe. Khi trở lại, anh nói với tôi, thấy đằng sau mình có một bà mẹ với ba đứa con, hay là mình đổi chỗ đi, mình chỉ có hai người lớn thôi. Khi chúng tôi tới nói, cô ngạc nhiên và mừng ríu rít. Tôi cứ phải nói với cô “Không sao đâu cô” mãi. Cô còn trẻ quá. Cô đâu biết cách đây mấy mươi năm đất nước này cũng đã cưu mang chúng tôi, cho chúng tôi cơ hội, thì việc làm ngày hôm nay có nghĩa gì đâu chứ.

      Con trai tôi về nhà học online. Tôi cũng được hãng cho làm ở nhà. Với điều lệnh “shelter in place,” an vị tại gia, nhiều thương hiệu phải đóng của. Disneyland, Malls, rạp xi nê, gym, tiệm ăn, nhà hàng đều phải đóng cửa. Nhiều người phải mất việc làm. Nhiều người chỉ còn có thể làm bán thời gian.


      Cuộc đời có nhiều bất ngờ. Mới đây các nhà thời sự còn nói về sự vững mạnh của nền kinh tế mà nay thì đã hoàn toàn khác rồi. Tôi nhớ tới cậu thanh niên trẻ làm việc ở tiệm Burger King. Cậu vừa làm vừa học đại học trung cấp. Không biết cậu có còn được làm nữa không. Tôi vội vàng quay sang con trai dặn, chút nữa con ra mua cho má một cái fish sandwich, mua cho con nữa. À, chắc là từ nay mình nên ăn ngoài một tuần ba lần đó con.

      Mùa dịch này chỉ mới bắt đầu.


      (Nguồn: Tuyết Vân Page - https://tuyetvanpage.com/)




    ******************************
    Những Chiếc Bánh Bao


    Truyện ngắn của Phong Châu

    Vào ngày lễ Giáng sinh, như mọi năm, cư dân sống quanh khu vực phía bắc cầu Trường Giang, một số rất ít người, từ sáng sớm đã lặng lẽ đi đến nhà thờ để dự lễ chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ vì chính quyền địa phương thông báo là giáo đường không được cử hành lễ lâu hơn thời gian đã quy định, cũng không được cử hành lễ vào buổi chiều và ban đêm. Những người đến dự lễ hỏi nhau tại sao thì không một ai trả lời được.

    Bà Weng Chau trở về nhà với nỗi lo âu. Bà tính là chỉ còn một tháng nữa là tới ngày tết nguyên đán. Cũng như mọi năm, bà sẽ mua sắm đủ các thứ để trưng bày trong nhà và mua thêm nhiều thức ăn đặc biệt rồi do chính tay bà nấu cho cả gia đình và cả bạn bè, hàng xóm đến thăm có cái ăn trong ba ngày tết. Ngoài ra bà cũng không quên sẽ ghé quày bán các mặt hàng trang trí để thỉnh về một chú chuột vàng mà bà đã nhìn thấy trên các màn ảnh ti vi, bà sẽ đặt chú chuột vào một nơi trang trọng nhất trong nhà để quanh năm suốt tháng gia đình bà sẽ gặp nhiều điều may mắn như những lời quảng cáo ra rả mấy tháng nay để hối thúc mọi người hãy mau mua chuột vàng mang về kẻo hết. Bà sẽ mua tặng cho chồng một chiếc áo ấm mới và cả hai đứa con gái của bà, mỗi đứa một túi xách tay loại hàng hiệu Coach mà chúng hằng mơ ước. Chồng bà là bác sĩ hiện đang làm việc tại một bệnh viện ở thành phố Đông Hồ nằm trong địa phận tỉnh Hồ Bắc. Hai con của bà đều đang theo học đại học tại Thượng Hải, chúng trọ ở nhà của người em ruột của bà từ hơn hai năm nay.

    Đã hơn tháng, lúc đi nhà thờ, khi đi chợ bà được nghe nhiều người nói đến hình như là sắp có một sự kiện gì đó rất quan trọng xảy ra cho thành phố Vũ Hán. Bà cho đó là những tin đồn vô căn cứ mà đã từ lâu dân Vũ Hán đã quen với những tin kinh thiên động địa chẳng hạn như tin tận thế vào năm 2000, hai mươi năm trước đây, rồi cũng tin về tận thế năm 2012 và nhiều tin động trời khác nữa. Những dịp này dân chúng trong thành phố bày nhiều trò cúng kiến cầu khẩn, đến đình chùa miếu mạo đóng tiền xin lễ để mong cho “tai qua nạn khỏi”. Và rồi chẳng thấy chuyện gì xảy ra. Lần này bà Weng cũng cho là những tin đồn nhảm nhí như bao lần trước. Tuy nhiên bà vẫn thường xuyên nghe ngóng tin tức ở mọi bề, trên các đài phát thanh và truyền hình, kể cả những tin được cho là rò rỉ từ khắp mọi nơi lọt vào tai bà. Bà lo lắng và thường xuyên gọi cho hai con ở xa. Đối với ông Nhậm Chí Cường, chồng bà thì năm nay không được nghỉ vào dịp lễ Giáng sinh, theo lời ông là đang chuẩn bị lo tết cho bệnh viện nơi ông làm việc. Bà Weng lại nghĩ, chắc năm nay trong bệnh viện các nhân viên và bệnh nhân ăn tết lớn. Chuyện này vẫn thỉnh thoảng xảy ra trong quá khứ mỗi khi có các lãnh tụ cấp cao đến thăm bệnh viện trong những dịp lễ hay tết nguyên đán. Bà cũng yên tâm như mọi năm.

    Kể từ ngày rằm tháng chạp âm lịch, khi màn đêm buông xuống ở khắp mọi nơi, cư dân phía bắc cầu Trường Giang được nghe từ các loa phóng thanh “mọi người không được đi ra ngoài vì thời tiết rất xấu có thể ập đến bất ngờ”. Bà Weng liên tục mở màn ảnh ti vi từ đài trung ương cho đến các đài địa phương đều không có tin tức thời tiết như đã được báo động. Bà thắc mắc và nghi ngờ nhưng không tìm ra được câu trả lời nào cả. Mỗi sáng sớm bà đến nhà thờ để hỏi thăm cha xứ xem có chuyện gì xảy ra thì cha xứ cũng chỉ nói cho ba biết những gì mà cha đã nghe từ mấy chiếc loa và các đài của nhà nước. Cũng có những giáo dân đến nói với cha những tin tức họ nghe người này người nọ nhắc đến như một cơn bệnh sẽ bộc phát tại thành phố Vũ Hán có thể giết cả hàng triệu người. Cha dặn bà là phải cẩn thận, không nên phát tán những gì cha nói với bà để tránh bị vạ lây, nguy hiểm lắm! Kể từ hôm đó bà thấy dân chúng kéo nhau đi mua thức ăn và các vật dụng cần thiết khác để dự trữ. Các chợ và quày bán thực phẩm đã diễn ra cảnh xếp hàng dài dằng dặc và chen lấn chửi bới nhau để giành mua thức ăn, bà cũng cố chen vào dòng người đó để mua mang về được một mớ thực phẩm, trong đó có những thứ gia đình bà không bao giơ ăn đến, thấy thiên hạ vơ vét mọi thứ nên bà cũng phải làm như vậy mà thôi.

    Cho đến một buổi chiều, sau khi bà đặt mâm cỗ trước nhà để cúng đưa ông Táo về trời (*), vừa bước vào nhà thì tất cả đèn trong nhà bị tắt ngấm. Bà đến trước bàn thờ chụp vội chiếc đèn bạch lạp đang cháy đặt ngay giữa căn phòng để có chút ánh sáng. Bà tiến đến cửa trước vạch màn nhìn ra ngoài thì trời ơi, bà la lên một tiếng hốt hoảng khi bên ngoài là cả một vùng bóng tối, không một chút ánh sáng và cũng không nghe cả một tiếng động. Cả người bà toát mồ hôi và một cơn lạnh buốt chạy suốt sống lưng của bà. Bà phải cố bình tĩnh và vịn men theo vách tường để đến ngồi vào sofa. Một sự im lặng rợn người cùng với bóng tối bủa vây cả thành phố. Đang miên man lo sợ không biết chuyện gì xảy ra thì bỗng nhiên có tiếng loa vang hình như từ tứ phía vọng vào tai bà, bà nghe không rõ cả một loạt thông báo dài nhưng đại để là đảng và nhà nước ra lệnh cho nhân dân thành phố Vũ Hán kể từ 12 giờ khuya đêm nay không được ra khỏi nhà, đây là lệnh giới nghiêm cho cả thành phố, ai trái lệnh sẽ bị trừng phạt thích đáng…

    Liên tục nhiều ngày sau, bà gọi điện thoại cho chồng là ông Nhậm Chí Cường, cho cả hai đứa con gái ở Thượng Hải nhưng các đường dây điện thoại đã bị cắt. Bà gọi cho một số bạn bè và cả người hàng xóm thì tất cả mọi nơi đều im hơi lặng tiếng. Ban ngày, hé màn cửa nhìn ra ngoài thì bà có cảm tưởng chừng như mười một triệu người dân Vũ Hán đã biến đi đâu mất, thỉnh thoảng mới thấy một vài chiếc xe chạy vụt qua, trên đường không người đi, rác từ trong nhà đã tràn ra vệ đường, không người quét dọn…Nhìn phía xa chút nữa nơi công viên cạnh bờ sông, mỗi ngày đều có người già đến đó để tập thể dục, trẻ con đến vui chơi thì nay không một bóng người. Bà quay lưng vào và buột miệng nói “thành phố ma! ”.

    Mỗi ngày bà cố gắng gọi điện thoại cho chồng và hai con nhưng đều vô vọng. Bà lặng lẽ trong căn nhà rộng với tâm trạng hoang mang lo sợ tột cùng.

    Bỗng một hôm bà nghe tiếng điện thoại reo và nhận ra số điện thoại của chồng bà.
    Bà cuống quýt mừng vui nhấc điện thoại và hỏi thăm rối rít…anh đang ở đâu? anh đang làm gì? anh có khỏe không? anh có thứ gì để ăn không? …
    Ông Nhậm Chí Cường chỉ nói cho bà biết là ông rất khỏe và đang được chuyển đến một bệnh viện khác.
    Chỉ chừng ấy thôi là điện thoại cúp. Bà gọi lại thì bên kia đầu dây không nghe tiếng reo của điện thoại. Mấy ngày sau bà lại thấy cũng có nhiều người đi ra khỏi nhà nên bà cũng thử bước ra khỏi nhà để hỏi thăm các người ấy đi đâu thì bà mới vỡ lẽ là kể từ ngày có lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” vẫn có nhiều người liều mạng đổ xô đến các nhà ga xe lửa, bến xe và sân bay với hy vọng vớt vát được chuyến bay, chuyến xe, chuyến tàu cuối cùng để rời khỏi thành phố đáng sợ này trong khi chính quyền ra thêm thông báo rằng, nếu không có lý do đặc biệt, không ai được quyền rời khỏi thành phố. Bà Weng chết lặng người khi nhiều người đang chạy trên đường cho bà biết là đang có một thứ bệnh, một con vi trùng gì đó phát xuất từ khu chợ trung tâm Vũ Hán mà người ta gọi là vi rút từ một loài dơi đang được bày bán ở chợ.


    Trên các lối ra vào thành phố, giao thông đều bị tắt nghẽn và rồi hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt, các sân bay và ga tàu hỏa đều bị đóng cửa. Nhiều trung tâm thương mại lớn cũng không còn mở cửa. Các kệ hàng trong siêu thị trống trơn, nhiều khu chợ địa phương bị người dân vét sạch hàng hóa. Các trạm xăng bị quá tải vì tài xế ùn ùn kéo tới giữa những tin đồn rằng nguồn nhiên liệu dự trữ cạn kiệt, các cửa hàng bán nhu yếu phẩm đã bị cư dân địa phương mua hết những chiếc khẩu trang cuối cùng.

    Bà Weng đã lấy lại được sự bình tĩnh sau cả tuần bị bấn loạn tinh thần. Một hôm bà bước ra cửa và gặp một người quen, trước có thời gian dạy học chung với bà cho bà hay là giáo sư Wang Wei, bạn của chồng bà dạy ở đại học công nghệ Vũ Hán tìm cách cách về quê ăn tết ở Suizhou cách Vũ Hán 150 km nhưng không thoát được, bị bắt và rồi mất tích cho tới nay…Rất nhiều tin tức do những người ngoài đường thỉnh thoảng nói cho bà biết nhưng bà quan tâm nhất là chồng bà và hai người con đã bặt tin, bây giờ không biết số phận của họ ra sao…

    Một buổi sáng chủ nhật bà thức dậy sớm với ý định đi đến nhà thờ để thăm cha xứ mặc dầu bà biết là các buổi lễ đã được hủy bỏ. Khi bà vừa mở cửa ra thì thấy dưới chân bà có một gói hàng. Nhìn kỹ không phải là gói hàng mà một cái giỏ nhỏ đựng thức ăn. Bà thấy có một mẩu giấy viết tay mà bà linh tính biết là của chồng bà. Cầm mẩu giấy lên xem kỹ thì đúng là nét chữ nắn nót của chồng với vỏn vẹn mấy chữ:
    Anh vẫn khỏe. Có mấy cái bánh bao cho em. Thương nhớ. Dưới có chữ ký của ông Nhậm Chí Cường.

    Bà xách giỏ bánh bao đem vô nhà, quên cả việc phải ghé đến nhà thờ sáng nay. Bà cầm miếng giấy phủ mấy chiếc bánh bao để qua một bên và thấy năm cái bánh bao, đưa tay đặt nhẹ lên thì bà thấy những chiếc bành bao còn âm ấm. Chắc là mới mua ở tiệm, bà nghĩ thế. Một niềm hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn bà, bà yên lặng đón chào một thứ hạnh phúc đang khắc khoải mong đợi cho bõ những ngày lo âu thương nhớ. Bà lại tự nghĩ, có lẽ vì công việc nhiều nên chồng bà không về nhà được và hơn nữa lại có giới nghiêm, chắc nay mai ông lại về thôi. Bà tự an ủi và thấy vui trong lòng. Chưa cạn niềm vui, bà lại nghe tiếng điện thoại reo. Con của bà từ Thượng Hải gọi về. Chúa đã giúp bà. Tạ ơn Chúa. Bà chỉ kịp làm dấu thánh giá rồi nghe tiếng nói của hai con tranh nhau hỏi thăm sức khỏe của bà, chúng nói chúng vẫn khỏe và vẫn đi học bình thường và dì Weng Ming có nhắn lời thăm bà. Bà chưa kịp nói gì và hỏi thăm các con thì điện thoại đã cúp. Bà goi lại. Điện thoại bên kia không có tiếng reo…

    Bà Weng còn nhớ rõ, hôm bà nhận năm chiếc bánh bao của chồng là ngày cuối cùng của năm âm lịch. Liên tục trong ba ngày bà đều nhận được giỏ thức ăn, bên trong có năm chiếc bánh bao cùng với mẩu giấy có ghi dòng chữ giống như những chữ đã ghi trong mẩu giấy đầu tiên bà nhận được và cũng chữ ký của chồng. Ngày đầu ghi 24 tháng 1 năm 2020, ngày thứ nhì ghi 25 tháng 1 (nhằm ngày tết, mồng một) và ngày cuối là 26 tháng 1.

    Cầm những mẩu giấy trong tay như những báu vật cuối cùng bà Weng không khỏi hoang mang lo sợ. Linh tính cho bà biết chắc đang có chuyện gì xảy ra với chồng bà đây…Bà gọi cho hai con để báo tin về chuyện những chiếc bánh bao nhưng không liên lạc được.

    Những chiếc bánh bao được cho vào một góc tủ lạnh, bà không đụng tới chúng. Bà sẽ đợi cho đến hôm nào bác sĩ Nhậm Chí Cường cùng hai con trở về, bà mới mang ra, đồng thời sẽ nấu vài món ăn đặc biệt cho cả nhà cùng ăn để chào mừng cái tết muộn cũng không sao. Bà háo hức đợi đến ngày đoàn tụ gia đình…Bà chờ đợi…

    Vào khuya ngày 1 tháng 3, khoảng 11 giờ, khi bà đang lần chuỗi hạt và đọc kính Mân Côi thì nghe tiếng gõ cửa. Bà vội vàng chạy ra mở cửa vì bà nghĩ rằng, chồng hoặc con bà về. Cửa vừa mở ra thì có ba người đàn ông trong những bộ đồng phục màu đen đeo mặt nạ lập tức quật hai tay bà ra phía sau, trùm mặt và lôi bà quăng lên phía sau một chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng…

    Phong Châu 21 tháng 3 – 2020

    (*) Mặc dầu là người theo đạo Công giáo, một số gia đình tại Trung hoa vẫn còn giữ tập tục xưa “cúng đưa ông táo” vào 23 tháng chạp âm lịch.
















    Last edited by SP500 SPY; 05-24-2020 at 12:35 PM. Reason: removed: Tuong lai nguoi gia`.

 

 

Similar Threads

  1. Những điều cần biết về COVID-19
    By Nhã Uyên in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 181
    Last Post: 01-05-2023, 09:36 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-24-2018, 08:24 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-24-2018, 12:25 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-18-2013, 07:16 AM
  5. Sài Gòn và Tuổi Thơ Tôi - Trần Mộng Tú
    By NgụyXưa in forum Tùy Bút
    Replies: 45
    Last Post: 01-16-2012, 01:09 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:24 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh