Register
Page 37 of 44 FirstFirst ... 273536373839 ... LastLast
Results 361 to 370 of 434
  1. #361
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++
    Phải đưa chúng nó ra tòa cho chừa cái thói chụp mũ, hăm dọa người khác chính kiến.

    --
    Ủng hộ BLM, dân biểu gốc Việt bị ‘chụp’ thân Cộng, doanh gia gốc Việt bị dọa giết
    Jul 10, 2020 cập nhật lần cuối Jul 11, 2020


    ANDOVER, Massachusetts (NV) – Một dân biểu gốc Việt tiểu bang Massachusetts lên tiếng ủng hộ phong trào “Black Lives Matter” (BLM) và một doanh gia gốc Việt ở Houston treo tấm bảng có dòng chữ này đang bị ngay chính cộng đồng người Việt phản đối, chỉ trích nặng nề, chụp mũ “thân Cộng,” thậm chí dọa giết.

    Dân biểu bị “chụp mũ” thân Cộng

    Cô Trâm Nguyễn, dân biểu tiểu bang Massachusetts, Địa Hạt 18 ở Essex, và gia đình đang bị “ném đá” dữ dội sau khi cô lên tiếng ủng hộ phong trào BLM.

    Theo báo The Eagle-Tribune ở North Andover, Massachusetts, hôm Thứ Năm, 9 Tháng Bảy, Dân Biểu Trâm Nguyễn cho biết một nhóm nhỏ những người Việt ở địa phương đã tấn công cô trên mạng xã hội, sau khi cô ủng hộ phong trào đấu tranh của người gốc Châu Phi qua một băng video gởi cho cử tri.

    Cô Trâm Nguyễn được bầu vào Quốc Hội Massachusetts hồi năm 2018, trở thành nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên ở tiểu bang này.

    “Tôi bày tỏ sự ủng hộ phong trào BLM, và đặc biệt nói về tầm quan trọng của người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương, để đứng lên đoàn kết với những hàng xóm và bạn bè người da đen của chúng ta, để đấu tranh cho công bằng chủng tộc và công bằng kinh tế,” vị nữ dân biểu được trích lời nói.

    Facebooker Bao Chau Kelley, có 5,000 người theo dõi, lên án quan điểm của Dân Biểu Trâm Nguyễn, làm hàng ngàn người trên mạng xã hội khắp thế giới chú ý.

    Facebooker này không phản hồi khi được The Eagle-Tribune phỏng vấn.

    Trên trang Facebook này, nay đã bị kéo xuống, nhiều người chỉ trích cô Trâm, chụp mũ cô là đứng về phía “người Mỹ Cộng Sản và khủng bố nội địa BLM, những người đang phá hoại nước Mỹ,” mặc dù vị nữ dân biểu này từng là người tị nạn Cộng Sản trốn khỏi Việt Nam.

    Trong một video đăng trên trang Facebook của mình, Dân Biểu Trâm Nguyễn nói rằng “nhóm người này phản đối chuyện tôi ủng hộ phong trào BLM và những giá trị của tôi, một người thuộc đảng Dân Chủ, và nói rằng những quan điểm này tương đương xã hội chủ nghĩa và Cộng Sản chủ nghĩa.”

    “Họ tìm cách chụp mũ tôi, cùng với những lời lẽ khác, là kẻ phản bội cộng đồng người Mỹ gốc Việt và nói tôi là ngu xuẩn khi đoàn kết với BLM, cũng như làm mất danh dự cha mẹ và gia đình tôi,” cô Trâm Nguyễn nói.

    Dân Biểu Trâm Nguyễn là luật sư làm việc cho Greater Boston Legal Services trước khi ứng cử dân biểu.

    Cô cho rằng các vụ tấn công này, xảy ra vào lúc xã hội Mỹ có căng thẳng chủng tộc, khác với những gì cô trải qua trước đây.

    “Điều thất vọng lớn nhất không phải là sự khác biệt ý kiến, mà là ngôn ngữ họ sử dụng để tấn công cá nhân tôi, gia đình tôi, đặc biệt là cha tôi,” cô Trâm Nguyễn cho biết.

    Cô Tami Nguyễn, 24 tuổi, em gái cô Trâm Nguyễn, nói rằng sự chỉ trích này là không bình thường trong môi trường chính trị, mà nó được “đẩy lên cao hơn” nữa.

    “Gia đình chúng tôi biết thế nào cũng bị chỉ trích khi chị tôi lần đầu tiên ứng cử. Chúng tôi chấp nhận. Chị tôi cũng có nói về điều này,” cô Tami kể. “Tuy nhiên, lần này, sự thù ghét đối với chị tôi lan tỏa khắp toàn cầu vì những lời chỉ trích này trên trang Facebook.”

    Vẫn theo The Eagle-Tribune, Facebooker Bao Chau Kelley chỉ trích cô Trâm Nguyễn như sau: “Thật là xấu hổ cho cha cô, một cựu sĩ quan VNCH, từng bị Cộng Sản bỏ tù.”

    Facebooker này viết tiếp: “Họ trốn thoát khỏi Việt Nam để cô sống trong tự do và dân chủ và có cuộc sống tốt hơn, nhưng dân biểu Massachusetts này lại ủng hộ người Mỹ Cộng Sản và khủng bố nội địa BLM.”

    Cô Tami cho tờ báo biết cha cô từng là thiếu úy cảnh sát chìm ở Sài Gòn từ năm 1973 đến năm 1975, giả làm sinh viên luật để theo dõi Việt Cộng nằm vùng, bảo vệ an ninh cho trường học và sinh viên.

    Sau năm 1975, ông bị đi tù Cộng Sản 8 năm, trước khi đến Mỹ định cư, theo cô Tami cho biết.

    Về vụ bị nhiều người chỉ trích vì ủng hộ BLM, Dân Biểu Trâm Nguyễn cho biết: “Tôi không thể để vụ này làm giảm mức độ đại diện và phục vụ cử tri.”

    “Tôi tự hào về những thành tích mà người Mỹ gốc Việt đạt được, và tôi biết cộng đồng chúng ta đóng góp rất nhiều cho tiểu bang và quốc gia,” cô Trâm Nguyễn nói. “Trong khi đó, tôi biết, chúng ta sẽ còn phải làm nhiều nữa để chấm dứt tình trạng chống người da đen trong cộng đồng chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người nên tôn trọng lẫn nhau.

    Doanh gia gốc Việt bị dọa treo cổ

    Trong những ngày qua, ông Lê Hoàng Nguyên, một doanh gia bán bảo hiểm ở Houston, bị nhiều người trong cộng đồng Việt Nam phản đối, thậm chí đòi treo cổ ông, vì gắn tấm bảng có hàng chữ “Black Lives Matter” và “Ngừng Kỳ Thị Chủng Tộc” trên bảng quảng cáo ở góc đường Bellaire và đường Boone, ngay trung tâm thương mại của người Việt.

    Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình VIETV ở Houston, ông Nguyên cho biết ông bắt đầu treo bảng từ ngày 29 Tháng Sáu và sau đó có người đòi “treo cổ” ông.

    “Tôi sinh hoạt ở Houston này 41 năm rồi, ai cũng biết tôi, biết số điện thoại của tôi, không có gì là bí mật cả,” ông Nguyên nói. “Điều tôi buồn là, trong 10 ngày sau đó, mẹ tôi không ngủ được, không nhắm mắt được, là vì có người đòi ‘treo cổ thằng Nguyên.’”

    Ông tiếp: “Họ không gọi điện thoại cho tôi để tìm hiểu, không hỏi tại sao tôi làm như vậy. Tôi nghĩ là một chuyện, mẹ tôi nghĩ là một chuyện, mẹ tôi khóc, mẹ tôi mất ngủ. Tôi là đứa con trai lớn của bà, tự nhiên, người ta không biết con của mình, nhưng mà lên mạng, lên Facebook, lên Youtube, nói ‘treo cổ thằng Lê Hoàng Nguyên.’”

    “Cái đó là một vết đau,” ông Nguyên nói, nhìn vào ống kính truyền hình, và nói tiếp: “Mẹ ơi, con rất xin lỗi mẹ.”

    Hôm 7 Tháng Sáu, ông Nguyên đăng trên trang Facebook của mình, giải thích việc treo tấm bảng ủng hộ BLM như sau: “Người Việt Nam có được ngày hôm nay ở Hoa Kỳ phần lớn là vì các hoạt động đấu tranh dân quyền của người gốc Phi Châu.”

    “Người da đen hy sinh rất nhiều để nước Mỹ thông qua Luật Dân Quyền của năm 1964, sau đó dẫn đến Luật Di Dân của năm 1965. Nhờ vậy, người Việt Nam chúng ta mới được nhập cư vào Hoa Kỳ và trở thành người Mỹ trong thập niên 1970. Nếu không có người da đen đổ máu, mất mạng vì các đạo luật đó thì người Việt Nam đâu có ngày hôm nay. Vì vậy, tôi xin quý vị nên suy nghĩ và thông cảm với họ,” ông nói.

    Được biết, vào Thứ Bảy, 11 Tháng Bảy, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Các Vùng Phụ Cận dự định tổ chức một cuộc họp báo ngay tấm bảng này.

    Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại đến ông Trần Quốc Anh, chủ tịch cộng đồng, để lại lời nhắn, nhưng chưa được hồi âm.

    Ngoài ra, nhật báo cũng gọi đến văn phòng ông Nguyên, nhưng không ai trả lời điện thoại.

    Một thân hữu của nhật báo Người Việt ở Houston, không muốn nêu danh tính, cho biết ông Hawk Newsome, một nhà hoạt động chính trị và là đồng sáng lập chi nhánh Greater New York của phong trào BLM, có liên lạc với ông Lê Hoàng Nguyên và bày tỏ sự ủng hộ việc treo tấm bảng này. (Đ.D.)
    Đỗ thành Đậu

  2. #362
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867

    Đây là “buổi hội thoại với ông Lê Hoàng Nguyên”:




    Hôm nọ tôi có xem cái clip này có kèm cả những lời “live comments” của lũ người Việt ngu dốt khốn nạn đe dọa treo cổ với đốt nhà của anh Nguyên này. Thằng dốt nát ngồi bỏm bẻm “đối chất” trong clip với anh Nguyên còn lớn mõm ngụy biện phải hiểu “treo cổ” theo nghĩa đồng bóng chứ không phải nghĩa đen! Trong đời tôi nhiều lắm tôi chỉ chửi lớn tiếng ra ngoài miệng chắc chưa tới 5 lần trong những năm còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Ngày hôm đó tôi không kềm được nữa mà phải toác mồm ra lớn tiếng chửi đám người Việt ngu dốt dạ thú ồ ạt viết những lời “comments” khốn nạn đầy thú tính đó với anh Nguyên và thậm chí còn mạt sát cả gia đình thân nhân của anh. Giờ lại còn thấy cô Trâm Nguyễn cũng bị một bọn côn đồ lòng lang khác trong cộng đồng người Việt mạt sát gia đình cô và hăm he ăn tươi nuốt sống cô. Không biết anh Nguyên và cô Trâm từ đây có còn sống được yên ổn hay không! Cầu chúc cho anh và cô cùng đại gia đình của hai người tránh được móng vuốt dã thú để tiếp tục cuộc sống an toàn của những người lương thiện, tử tế, và nhân hậu và cám ơn nghĩa cử của anh Nguyên và cô Trâm đã lên tiếng ủng hộ phong trào chống kỳ thị chủng tộc.

  3. #363
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Xem cô Trâm Nguyễn lên tiếng từ phút thứ 5:52... và sau đó còn có nhiều những người Á Châu khác, kể cả người Việt:




  4. #364
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by 008 View Post

    Đây là “buổi hội thoại với ông Lê Hoàng Nguyên”:




    Hôm nọ tôi có xem cái clip này có kèm cả những lời “live comments” của lũ người Việt ngu dốt khốn nạn đe dọa treo cổ với đốt nhà của anh Nguyên này. Thằng dốt nát ngồi bỏm bẻm “đối chất” trong clip với anh Nguyên còn lớn mõm ngụy biện phải hiểu “treo cổ” theo nghĩa đồng bóng chứ không phải nghĩa đen! Trong đời tôi nhiều lắm tôi chỉ chửi lớn tiếng ra ngoài miệng chắc chưa tới 5 lần trong những năm còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Ngày hôm đó tôi không kềm được nữa mà phải toác mồm ra lớn tiếng chửi đám người Việt ngu dốt dạ thú ồ ạt viết những lời “comments” khốn nạn đầy thú tính đó với anh Nguyên và thậm chí còn mạt sát cả gia đình thân nhân của anh. Giờ lại còn thấy cô Trâm Nguyễn cũng bị một bọn côn đồ lòng lang khác trong cộng đồng người Việt mạt sát gia đình cô và hăm he ăn tươi nuốt sống cô. Không biết anh Nguyên và cô Trâm từ đây có còn sống được yên ổn hay không! Cầu chúc cho anh và cô cùng đại gia đình của hai người tránh được móng vuốt dã thú để tiếp tục cuộc sống an toàn của những người lương thiện, tử tế, và nhân hậu và cám ơn nghĩa cử của anh Nguyên và cô Trâm đã lên tiếng ủng hộ phong trào chống kỳ thị chủng tộc.

    Cái đài TV này xem ra ký giả không chuyên nghiệp.
    Đạo diễn cũng kém. Nếu đứng ở phương diện truyền
    thông phải thấy ngay là anh Nguyên này tiếng Việt rất
    kém. Sao không phỏng vấn bằng tiếng Anh cho anh ta
    có cơ hội trình bày? Rõ ràng là anh ta không đủ trình
    độ ngôn ngữ để tự bào chữa cho mình.

    Một điều mà anh ta sửa lưng anh kia rất đúng là kiểu
    "tiếm danh" 90%! Con số người lên tiếng chửi rủa
    đâu có đại diện cho hết người Việt Houston.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #365
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Khai trí.




    Lịch sử nội chiến Mỹ và tượng đài miền Nam thua trận

    Trùng Dương
    12 tháng 7 2020




    Thử tưởng tượng một thời gian sau khi Miền Nam thất thủ vào ngày 30 tháng Tư, 1975, các tượng đài của các tướng sĩ của phe thua cuộc VNCH bỗng được dựng lên nhan nhản tại các tỉnh thành hay những địa danh ghi dấu các trận đánh lịch sử?

    Và thử tưởng tượng lá cờ vàng ba gạch đỏ vẫn tung bay đâu đó tại một vài nơi ở Việt Nam?

    Tất nhiên đó là chuyện đã không xảy ra, không thể xảy ra vì Cộng sản VN khôn ngoan đã lùa các quân dân cán chính của chế độ cũ vào các trại gọi là học tập cải tạo, nói là từ ba đến 10 ngày thôi rồi sẽ về với gia đình, làng xóm. Hàng ngàn, vạn người miền Nam đã tin theo và rủ nhau đi trình diện học tập, hy vọng sau đó được phục hồi quyền công dân và được phép đóng góp xây dựng một nước Việt Nam thống nhất hòa bình trong thịnh vượng.

    Kết quả ra sao, ai cũng đã biết. Cộng sản Việt Nam đã viết lại lịch sử của "bên thắng cuộc" và đã bóp méo, hoặc cả loại bỏ, sự thật như thế nào, ai cũng đã rõ.

    Thế mà chuyện phe thua cuộc lại có được cái khả năng viết lại lịch sử, chẳng những thế đã dựng lên trước sau cả ngàn tượng đài để tưởng niệm những vị "anh hùng" của phe mình, đã xảy ra ngay tại Mỹ.

    Những tượng đài cho phe thua cuộc


    Tôi thú thật không khỏi ngạc nhiên khi biết có cả ngàn pho tượng đã được dựng lên để tưởng nhớ "công lao" của các nhân vật từ tướng tá tới các chính trị gia của phe thua cuộc trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc cách nay đã 165 năm.

    Những pho tượng không chỉ nằm trong phạm vi 11 tiểu bang của quân ly khai Confederate thời Nội chiến ở miền Nam nước Mỹ mà còn lan tràn cả ở miền Bắc, kể cả thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và rải rác các nơi khác. Chưa kể cờ quạt của phe thua cuộc Confederate còn tung bay tại các tòa hành chính của ít ra năm tiểu bang, và trước một số tòa án, như một răn đe những kẻ không tin ở lịch sử đã-được-viết- lại của họ và giai cấp thượng đẳng của người da trắng. Cho tới gần đây.

    Việc người da đen và nhiều người da trắng và da mầu khác đòi những tượng đài và biểu tượng của phe thua cuộc phải được gỡ bỏ thực ra không chỉ đang diễn ra gần đây, mà bắt đầu từ nhiều thập niên trước. Đòi hỏi này bùng lên ở mỗi biến cố nổi bật gây phẫn nộ, đòi xét lại và cả chống xét lại.

    Gần đây hơn cả là các biến cố như vụ tàn sát tại nhà thờ ở Charleston, South Carolina năm 2015. Rồi vụ diễn hành của nhóm liên minh da trắng cực hữu ở Charlottesville, Virginia năm 2017. Và gần đây nhất là vụ người da đen George Floyd bị chết dưới đầu gối của một cảnh sát da trắng ở Minneapolis, Minnesota, và đã làm bùng nổ những cuộc biểu tình Black Lives Matter phản đối bạo hành của cảnh sát và đòi công lý, với sự tham dự không chỉ của dân da đen mà còn thu hút nhiều người da trắng và da mầu khác đa số thuộc giới trẻ.

    Tại sao có sự kiện hàng ngàn pho tượng của phe thua cuộc được dựng lên khắp nơi trên đất Mỹ mặc dù cuộc Nội chiến nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ đã kết thúc từ hơn thế kỷ rưỡi?

    Từ thua cuộc tới viết lại lịch sử

    Cuộc nội chiến Hoa Kỳ diễn ra từ 1861 tới 1865 giữa quân chính phủ Liên bang và quân ly khai Confederate, một liên minh giữa 11 tiểu bang ở miền Nam. Nguyên nhân vì các tiểu bang miền Nam từ chối bãi bỏ chế độ nô lệ, nguồn kinh tế chính của họ, và đòi ly khai khỏi Liên bang để lập ra một quốc gia khác mà họ đặt tên là Confederate States of America. Cuộc chiến đã giết chết trên dưới 700,000 người; và kết thúc với phần thắng lợi của chính phủ Liên bang dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Abraham Lincoln thuộc đảng Cộng hòa.

    Mặc dù thắng cuộc, chính phủ liên bang vẫn đối xử nhân đạo với phe thua cuộc. Ngay từ giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt, vào cuối năm 1863 và kế đó, TT Lincoln đã ban hành một số tuyên ngôn ân xá liệt kê những thành phần nào trong quân phiến loạn có thể nhận được ân xá sau khi thề trung thành với Hiến pháp và luật Liên bang liên quan tới việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Sau khi TT Lincoln bị ám sát, người thừa kế ông là TT Andrew Johnson tiếp tục ban hành thêm những điều kiện để được ân xá mà không bị mang tội phản quốc. Tám tháng sau khi cuộc chiến kết thúc, vào ngày 25 tháng 12, 1965, TT Johnson ký sắc lệnh ân xá vô điều kiện toàn thể quân nhân đã tham dự vào cuộc chiến. Tuyên ngôn này, mệnh danh là "Ân xá Giáng Sinh" (The Christmas Pardon), giúp phục hồi mọi quyền hiến định và sự che chở của luật pháp cho quân của phe thua cuộc.

    Tóm lại, theo sử gia William A. Blair thuộc Đại học Penn State, tác giả cuốn "With Malice Toward Some: Treason and Loyalty in the Civil War Era" (2014), phe thắng cuộc đã có những nỗ lực nhân nhượng nhằm hòa giải với phe phiến loạn để giảm bớt hận thù và chú tâm vào việc xây dựng đất nước. Không có một nhân vật nào của phe thua cuộc bị xử về tội phản quốc, kể cả Tổng thống Confederate Jefferson Davis và Tướng Lee. Song cũng chính vì chính sách khoan dung đó của bên thắng cuộc, theo sử gia Blair, mà khi cơ hội đến phe thua cuộc đã có dịp viết lại lịch sử theo cảm quan của họ qua cái gọi là "Cult of Lost Cause" (Giáo phái của chính nghĩa bị thất lạc), mà tôi sẽ đề cập tới ở phần sau.

    Nhờ ảnh hưởng của đảng Cộng hòa thời TT Lincoln, và do việc Quốc hội thời hậu chiến nằm trong tay đảng Cộng hòa, ba tu chính án nền tảng của công trình giải phóng dân da đen sau trên hai thế kỷ bị nô lệ đã được ban hành. Đó là TCA 13 chính thức hủy bỏ chế độ nô lệ; TCA 14, công nhận quyền công dân tự nhiên của bất cứ ai được sinh trên đất Mỹ; và TCA 15, công nhận quyền đầu phiếu của đàn ông da đen.

    Trong thời kỳ Tái thiết (Reconstruction) diễn ra từ năm 1865 đến 1877, chính quyền Liên bang, qua sự hiện diện của quân Liên bang trấn đóng tại năm vùng quân sự (military districts) ở miền Nam, có phần vụ cải tiến đời sống của 4 triệu dân da đen tự do và giai cấp da trắng nghèo ở miền Nam. Nhiều thay đổi chưa từng có đã diễn ra tại các tiểu bang miền Nam của phe thua cuộc, gồm có việc thiết lập các nhà thương công, trường học miễn phí, trợ giúp cho người nghèo qua các dịch vụ xã hội cần thiết chưa từng hiện hữu trước kia. Về hành chánh thì các tòa án Liên bang được thiết lập thay thế cho các chính quyền tiểu bang. Những cuộc hội thảo về quyền hiến định, như quyền đầu phiếu, việc phê chuẩn các Tu chính án 13, 14 và 15 và Luật Dân Quyền 1875 luôn có nhiều người tham dự, học hỏi và trao đổi.

    Kết quả, các sử gia ghi nhận trong thời kỳ Tái thiết này, có tổng cộng 600 dân biểu da đen tại các quốc hội tiểu bang, 14 dân biểu và hai thượng nghị sĩ Quốc hội Liên bang, và nhiều thẩm phán, cảnh sát quận trưởng và các viên chức da đen khác tại các tiểu bang miền Nam. Các tổ chức tư nhân, như Union League và Southern Farmer's Alliance, giữa người da đen và da trắng nghèo đã giúp giải phóng cả hai giới khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào giới có tài sản da trắng.

    Phe thua cuộc đã hẳn nuôi dưỡng sự căm hờn, chờ ngày quật khởi. Khi chính phủ Liên bang, một phần lớn do không khí chính trị tại Hoa Thịnh Đốn bắt đầu thay đổi với sự dần dà yếu thế của đảng Cộng Hoà, quyết định chấm dứt các chương trình Tái thiết sau 12 năm, đóng cửa các căn cứ tại các vùng quân sự và kéo quân Liên bang về Bắc, thì toàn thể dân da đen tại miền Nam nằm gọn trong vòng tay sinh sát của người da trắng.

    Họ đề ra các luật lệ, như bộ luật Black code dành riêng cho dân da đen và bộ luật Jim Crow nghiệt ngã, để khủng bố và tước quyền hiến định của dân da đen. Và đặc biệt kinh hoàng hơn cả đối với dân da đen là tổ chức Ku Klux Klan mà người Việt nào cũng đã từng nghe nói tới, thường xuyên khủng bố dân da đen ngày cũng như đêm. Nhiều người gọi đây là chế độ nô lệ thứ hai ở Mỹ.

    Nhiêu đó chưa đủ. Họ còn tìm cách viết lại lịch sử của cuộc Nội chiến.

    Phong trào 'Lost Cause'

    Theo các sử gia, các tượng đài tưởng niệm các nhân vật của phe phiến loạn nhan nhản khắp nước Mỹ là kết quả của một phong trào có tổ chức tinh vi. Năng động và hữu hiệu nhất là tổ chức United Daughters of the Confederacy, thiết lập vào năm 1894 ở Nashville, Tennessee, tiếng là để bảo tồn văn hóa của phe ly khai cho các thế hệ sau, qua việc viết lại viết lại lịch sử, không chỉ qua các tượng đài mà còn qua phương tiện sách giáo khoa và các tổ chức ngoại vi này khác.

    Theo đó, chính nghĩa của phe Confederate, mệnh danh là "Lost Cause" -- chính nghĩa bị thất lạc, có nghĩa là cần được vãn hồi - được xây dựng trên niềm tin rằng đấy là một cuộc tranh đấu dũng cảm nhằm duy trì nếp sống vốn tốt đẹp của miền Nam chống lại sự áp đặt độc đoán của chính quyền Liên bang; rằng nô lệ thực ra là một thể chế nhân từ; và, quan trọng hơn cả, chế độ nô lệ không bao giờ là động cơ tham chiến của miền Nam (mặc dù tài liệu chứng cớ trên giấy trắng mực đen còn đầy dẫy trong các văn khố công của miền Nam).

    Các bà trong hội đều thuộc thành phần gia đình có địa vị cao trong xã hội. Họ đã dùng ảnh hưởng đó để đẩy mạnh phong trào biện minh cho việc thiếu chính nghĩa của phe thua cuộc nhằm viết lại, đúng ra là bóp méo, lịch sử cuộc Nội chiến. Tồn tại trên ba phần tư thế kỷ, số hội viên UDC có lúc lên tới 100,000 người. Qua các buổi gây quỹ, thuê người vẽ và tạc tượng đài, rồi vận động các chính quyền địa phương để dựng tượng các anh hùng của họ ở các chốn công cộng như các tòa nhà quốc hội, các toà đô chính, các tòa án, dọc các đường chính, trong công viên khắp miền Nam. Bất cứ nơi nào có dính líu chút ít với Confederate đều đáng để dựng bảng ghi nhớ.

    Theo sử gia Karen Cox, tác giả cuốn sách về tổ chức UDC, "Dixie's Daughters: The United Daughters of the Confederacy and the Preservation of Confederate Culture," bảo là các bà trong UDC đã chủ tâm biến ý niệm "Lost Cause" như một sự thật lịch sử quả không sai.

    "Họ chính là lãnh tụ của phong trào 'Lost cause,'" sử gia Cox nói, trong một cuộc phỏng vấn với Vox Media. "Họ rất hữu hiệu, như việc họ đã thành công trong cuộc vận động để dựng tượng đài tưởng niệm quân Confederate ở ngay trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington mà chính Tổng thống Woodrow Wilson đã hãnh diện khánh thành trước một đám đông reo hò. Điều đó đủ cho thấy họ hữu hiệu như thế nào."

    Nhờ vận động của các bà trong UDC, hiện nay ở Mỹ có 1,747 tượng đài của phe thua cuộc, theo Southern Poverty Law Center. Ngoài ra, 103 trường tiểu và trung học và ba trường đại học được đặt tên của Tướng Robert E. Lee, Tổng thống Jefferson Davis và các nhân vật phiến loạn Confederate khác; 80 quận và thành phố mang tên của quân ly khai; năm tiểu bang công nhận chín ngày lễ kỷ niệm lịch sử của phe ly khai; và 10 căn cứ quân sự Mỹ được đặt tên quân phiến loạn.

    Xây dựng tượng đài tưởng niệm chỉ là chuyện bề mặt, theo sử gia Cox. Cái ảnh hưởng lâu dài và còn tiếp tục tới tận hôm nay là tinh thần kỳ thị đã được tiêm nhiễm vào các thế hệ kế tiếp qua sách giáo khoa nhằm dậy trẻ em "sự thực về lịch sử Confederate." Chưa kể việc vận động gây áp lực các thư viện công loại bỏ hoặc ghi ngoài bìa các sách "phản động" câu "bất công đối với miền Nam." Và việc lập ra những tổ chức ngoại vi như Con Cái của Confederacy, và những buổi học tập "giáo lý Confederate" cho các em từ nhỏ tới 18 tuổi, với phần thưởng cho em nào thuộc lòng những đoạn "giáo lý" dài về cái gọi là "Lost cause" của miền Nam.

    "Họ hiểu việc xử dụng giáo dục -- ai thắng trận trên trường văn trận bút, ai thắng trận trên lịch sử -- ấy chính là người thắng cuộc chiến," sử gia Cox nói. "Họ biến lịch sử thành chuyện riêng tư, do đấy mà nó sống lâu. Nhiều thế hệ trẻ em đã được nuôi dưỡng trong những chuyện kể lịch sử như thế và đã lớn lên trở thành những kẻ phân biệt chủng tộc (segregationists) trong các thập niên 50 và 60. Bởi vì họ đã được khuôn đúc như vậy từ tấm bé."

    Công trình của các bà trong UDC kéo dài từ cuối thế kỷ 19 tới sau đệ nhị Thế chiến. "Thế nhưng công tác gây hại kể như đã hoàn tất," sử gia Cox nói.

    Sự thật lịch sử

    Trở lại những cuộc biểu tình đòi xóa bỏ các tượng đài của phe ly khai Confederate, rồi từ đó lan ra các biểu tượng khác liên hệ tới một lịch sử khác, đó là lịch sử của dân bản xứ da đỏ tại Mỹ, và lịch sử của thời thực dân tàn bạo. Lẫn trong những cuộc biểu tình đòi xét lại lịch sử này đôi khi có những hành động phá hoại quá khích, do thiếu suy xét hoặc hiểu biết. Tuy nhiên, không thể vì thế mà kết luận nông nổi và tiêu cực về mục đích sâu xa đằng sau những cuộc biểu tình này, đó là nhu cầu về sự thật lịch sử phải được tôn trọng.

    Phe phiến loạn Confederate đã bỏ ra gần một thế kỷ để tẩy não dân Mỹ về sự thật dẫn tới cuộc Nội chiến mà họ là kẻ thua cuộc. Họ đã thành công, song tới một lúc nào đó, và cuối cùng, dù là sau hơn cả thế kỷ rưỡi, sự thật đã và đang thắng. Phản ứng tích cực của nhiều giới trong các chính quyền tiểu bang, quận, tỉnh và các cơ sở văn hóa, giáo dục đối với việc gỡ bỏ những tượng đài, cờ quạt và biểu tượng của quân phiến loạn, cho thấy đòi hỏi sự thật lịch sử phải, đã và đang được chú ý và tôn trọng.

    Khi nào tới phiên các "tượng đài nghìn tỷ" của Việt Nam?


    /* src.: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53372177

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #366
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Bài phóng sự này viết rõ ràng hơn bài bên trên.




    Ủng hộ Black Lives Matter, hai người Mỹ gốc Việt bị gọi là ‘cộng sản’ và khủng bố tinh thần

    Tina Hà Giang
    BBC News Tiếng Việt

    11 tháng 7 2020


    Facebook TN & LHN
    Dân biểu Trâm Nguyễn và thương gia Lê Hoàng Nguyên

    Vì kêu gọi ủng hộ Black Lives Matter (BLM), dân biểu tiểu bang Massachusetts Trâm Nguyễn bị lăng nhục và bị gọi là cộng sản, trong khi thương gia Lê Hoàng Nguyên tại Houston, Texas, còn bị một số người khủng bố tinh thần bằng cách hô hào phải ''treo cổ''.

    Hiện tượng này cho thấy trong bối cảnh nước Mỹ ngày càng bị phân cực, sự phân hóa của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về nạn kỳ thị chủng tộc cũng đã lên đến đỉnh điểm, và không có dấu hiệu sẽ dịu xuống.

    BBC News Tiếng Việt phỏng vấn hai nhân vật đang phải đối phó với hàng loạt vụ tấn công trên mạng vào cá nhân và gia đình, vì họ đã lên tiếng kêu gọi sự tiếp tay vào việc ngưng kỳ thị chủng tộc.

    Chuyện trò với dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn

    Đầu tháng Bảy, nữ dân biểu Trâm Nguyễn đăng một video trên FB cá nhân, thông báo việc bà đang bị một nhóm người tấn công và lăng nhục vì một video bà đã đăng trên FB trước đó vài tuần.

    Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên của tiểu bang Massachusetts, nói:

    ''Tôi đăng video là vì muốn nhờ mọi người lên tiếng về những tấn công tàn độc vào cá nhân và gia đình tôi trên mạng xã hội vì tôi ủng hộ Black Lives Matter. Nội dung video tôi post lên Facebook trước đó không chỉ để kêu gọi người Mỹ gốc Á ủng hộ phong trào Black Lives Matter, mà là tôi kêu gọi ủng hộ tất cả mọi người da màu, những cộng đồng bên lề, như người LGBT, người mới định cư, và biết bao nhiêu cộng đồng dễ bị tổn thương khác, mà chúng ta cần hỗ trợ.''

    Về những người tấn công mình, dân biểu Trâm Nguyễn nhận xét: ''Họ là một nhóm nhỏ nhưng mạnh miệng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt chống lại Black Lives Matter và ghét người da đen.''

    ''Họ gọi tôi là một người cộng sản. Bài đăng và lời bình của họ rất thô tục và hằn học trong cách họ đặt vấn đề với sự thông minh của tôi, sự thông minh của gia đình tôi. Họ chất vấn sự chính trực của tôi, họ đi xa đến độ nói rằng tôi là một sự ô nhục của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, là sự ô nhục của gia đình, vì tôi ủng hộ phong trào Black Lives Matter, và vì nỗ lực của tôi trong việc thúc đẩy công bằng xã hội và đấu tranh đòi công lý cho tất cả.'' Bà Trâm Nguyễn giải bày.

    Video kêu gọi mọi người tiếp tay vào việc thúc đẩy công bằng xã hội và đấu tranh cho những cộng đồng thiểu số, trong đó có cộng đồng người da đen của dân biểu Trâm Nguyễn được Facebooker Bao Chau Kelley, có hơn 5.000 người xem truyền đi, và thu hút hàng ngàn lời bình, đa số là đả kích kịch liệt, của nhiều người khác khắp nơi trên thế giới.

    Facebooker này, cho đến giờ, chưa đáp ứng yêu cầu phỏng vấn của BBC Tiếng Việt.

    Đại diện cho khu vực 18 của tiểu bang Massachusetts, với dân số khoảng 45.000, dân biểu Trâm Nguyễn là phụ nữ da mầu, và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào cơ quan lập pháp của tiểu bang. Đa số dân trong khu vực này là người da trắng, với khoảng 10% là người gốc Á, và 1% người da đen.

    Bà Trâm Nguyễn cho biết trước khi đắc cử dân biểu năm 2018, bà là một luật sư tư vấn pháp luật và từng làm việc với nhiều dự luật đấu tranh cho quyền lợi của nhiều giới trong đó có người di dân, các cụ già, cựu quân nhân, người bị tàn tật, v.v, và hai năm qua, chức vụ dân biểu cho bà cơ hội được làm việc cho những chính sách bà đã cổ súy trước khi đắc cử.

    Việc kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào Black Lives Matter, một phong trào chống kỳ thị chủng tộc đang lan rộng khắp thế giới và được nhiều sắc dân tham dự, vì thế, với bà là một điều không chỉ nên làm mà còn rất tự nhiên.

    Dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn nói về tâm trạng của mình khi bị tấn công:

    ''Tôi hết sức kinh ngạc khi thấy sự tấn công này đến từ một số người trong cộng đồng người Việt nhiệt thành ủng hộ Trump. Những ngôn từ họ dùng rất là lăng nhục về nhiều khía cạnh.''

    ''Mọi người đều có quyền phát biểu ý‎ kiến và quan điểm. Và khi bất đồng quan điểm với ai, bạn có thể ngồi xuống nói chuyện, nhưng bạn không thể tấn công người đó.''

    ''Tôi sẵn sàng trao đổi với những người có quan điểm trái ngược với mình để thảo luận, điều đó không sao, nhưng khi một người bắt đầu chửi thề hay tấn công tôi để thắng cuộc tranh luận và nói rằng nếu không đồng quan điểm với họ thì tôi là kẻ thù, là tà ác, là người kinh khủng hay gia đình tôi kinh khủng, thì những điều đó không mang đến được gì cho cuộc đối thoại.''

    Không chỉ riêng cá nhân dân biểu Trâm Nguyễn bị tấn công, mà là cả gia đình bà bị gọi là cộng sản. Bà Trâm Nguyễn cho biết.

    ''Bố tôi phục vụ trong quân đội VNCH và phải đi tù cải tạo trong 8 năm dưới chính thể cộng sản. Nói rằng chúng tôi là cộng sản không chỉ sai, mà còn coi thường giá trị của chúng tôi.''

    ''Nhưng chúng tôi không sợ hãi vì chúng tôi biết mình đang ở phía bên phải của lịch sử.''


    Chuyện trò với thương gia Lê Hoàng Nguyên

    Ông Lê Hoàng Nguyên vượt biên, đến Mỹ năm 1979 với một người bà con, khi mới 9 tuổi, và bố, một sĩ quan VNCH, khi đó, vẫn còn đang bị giam cầm trong trại cải tạo, còn mẹ ông ở lại để thăm nuôi bố.

    Ông trước là một kỹ sư cơ khí, sau chuyển nghề thành nhà môi giới địa ốc và bảo hiểm tại thành phố Houston, Texas, đã rất e ngại trước khi đồng ‎ý trả lời BBC News Tiếng Việt.

    ''Tôi đã vô tình dẵm chân vào ổ kiến lửa'', không biết xuất hiện trên báo chí có làm tệ thêm tình hình không. Ông tỏ lộ sau cuộc phỏng vấn.

    Được hỏi về tấm bảng quảng cáo ''định mệnh'' trên đường Bellaire ở Houston, Texas, với những hàng chữ Black Lives Matter - ngưng kỳ thị chủng tộc - stop racism, đã ném đời ông và gia đình vào sóng gió, ông Lê Hoàng Nguyên kể:

    ''Tôi thuê cái khung của bảng hiệu này từ 18 năm nay rồi. Mỗi năm chúng tôi thay đổi nội dung quảng cáo ba bốn lần. Vào giữa tháng Năm, tôi dự định đổi bảng hiệu thành thông điệp cám ơn những nhân viên y tế tuyến đầu. Còn đang xét lại những phác họa của công ty thiết kế, thì ngày 25/5 xảy ra.''


    Bảng quảng cáo với dòng chữ Black Lives Matter gây ra rắc rối cho ông Lê Hoàng Nguyên

    'Hôm ấy là sinh nhật thứ 50 của tôi. Tôi thẫn thờ ngồi xem khúc video chiếu cảnh George Floyd bị giết bởi người cảnh sát đó trong vòng 8 phút 46 giây. Lúc hấp hối, ông ấy kêu lên mama, mama.''

    ''Xem xong tôi bật khóc. Người bị chèn cổ chết đó có thể là tôi, có thể là một trong ba đứa con tôi. Tôi tự hỏi mình phải làm gì về điều này.''

    ''Tôi đọc thêm về lịch sử, về người da đen. Rồi tôi tìm thấy bài báo của tờ New York Times nói về việc một nhóm người đấu tranh người da đen năm 1978 đã gửi thỉnh nguyện thư đến tổng thống để xin cho người tị nạn Đông dương được vào Mỹ.''



    ''Năm 1978. Trời ơi!''

    ''Năm 1978, tôi còn là đứa bé 8 tuổi, đang lang thang ở trại tị nạn. Tôi không hề biết những người này. Họ cũng không biết tôi, nhưng đã đấu tranh cho tôi. Ý nghĩ đó khiến tôi nghĩ là mình phải lên tiếng.''

    ''Thoạt đầu tôi chỉ định để bảng với hàng chữ ''Ngưng kỳ thị chủng tộc, stop racism'' nhưng tôi quyết định thêm hàng chữ Black Lives Matter, vì với tôi đây là một phong trào rất đẹp được 50 tiểu bang, 18 quốc gia tham dự, đấu tranh cho tất cả mọi màu da, mọi người bị kỳ thị.''

    Quyết định rồi, ông vẫn còn phân vân, vì lo sợ lên tiếng như vậy có thể bị một số người không thích, khiến cơ sở thương mại của mình bị ảnh hưởng. Ông Nguyên cho biết.

    ''Thế rồi Houston có một cuộc biểu tình ôn hòa với hơn 60.000 người tham dự. Họ đồng thanh lên tiếng kêu gọi cho công bằng xã hội, rồi nỗi sợ hãi của tôi biến mất.'' Ông tâm sự.

    ''Bảng quảng cáo được treo lên hôm thứ Hai. Tôi đã lái xe đến đó buổi chiều để chụp ảnh với cái bảng mình rất tâm huyết ấy.''

    ''Tối hôm đó đi ngủ, tôi cảm thấy rất tự hào vì khi cho dựng bảng, tôi có ba mục đích: a) công khai kêu gọi ngưng kỳ thị chủng tộc; b) khuyến khích giới trẻ lên tiếng cho những gì mình tin vào; và c) khởi đầu một cuộc thảo luận, dù cho đó là cuộc thảo luận đầy khó khăn.''

    Sáng thứ Ba khi ông Lê Hoàng Nguyên ngủ dậy thì phone của ông nổ tung, và ông bỗng thấy mình đang là mục tiêu của một cuộc tấn công ồ ạt, liên tục và kéo dài, cho đến giờ đã gần hai tuần.

    Nhiều cuộc thảo luận về tấm bảng này xảy ra khắp nơi từ mạng xã hội đến các diễn đàn, vào cả những cuộc hội thoại. Người ta lên án, sỉ vả và đe dọa ông. Một người dẫn chương trình cuộc hội thoại được đăng trên Youtube còn hô hào là ''Lê Hoàng Nguyên phải bị treo cổ.''

    Không ai muốn thảo luận với Lê Hoàng Nguyên hết, ngay cả những người ông quen biết.

    Ông cho biết nhiều người gọi ông là cộng sản, bảo phải kéo tấm bảng xuống trước khi bị người Việt 'nhổ vào mặt'. Người khác nói ông làm 'xấu hổ triều đại nhà Lê', và lên tiếng ''từ'' (disown) ông.

    Được hỏi ông và gia đình có sợ trước những đe dọa này không, Lê Hoàng Nguyên trả lời:

    ''Sợ thì không sợ, nhưng tôi buồn, rất buồn.''

    ''Người phụ nữ chụp hình tấm bảng này đăng lên với lời chỉ trích rồi gửi đi khắp nơi, là một người tôi coi là bạn. Tuy không là bạn thân nhưng chúng tôi đã từng sinh hoạt chung với nhau trong cộng đồng, cùng chia sẻ mục đích phát triển giới trẻ gốc Việt.''

    ''Bà ấy biết tấm bảng này là của tôi. Nhưng đã không gọi tôi để hỏi tại sao tôi làm thế. Bà ấy viết trên Facebook rằng tôi chắc đã 'nhận tiền' của Black Lives Matter để cho họ đăng thông điệp của họ lên đó.''

    ''Và đó là khởi đầu của việc tôi bị đấu tố trên mạng. Mọi người ào ạt vào chửi rủa. Mọi lời bình vẫn còn nằm nguyên trên mạng lưới internet''

    Được hỏi về tâm trạng trước diễn biến bất ngờ này, ông Lê Hoàng Nguyên tỏ lộ:

    ''Tôi sững sờ trước trình độ và cách ứng xử của những người này. Họ không nói tại sao họ không ủng hộ quan điểm của tôi. Họ lập tức chụp mũ tôi là cộng sản. Lần đầu tiên tôi hiểu thấm thía hai chữ chụp mũ.''

    ''Đa số lời bình được viết bằng tiếng Việt, nhưng cũng có nhiều bình luận được viết bằng thứ tiếng Anh không chuẩn, cho thấy họ có thể là những người mới đến Mỹ.''

    ''Tấn công tàn ác nhất đến từ một nhóm người ủng hộ Trump. Tôi có thể thấy được điều này khi vào xem Facebook của họ. Lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là cuồng-tổng-thống-Trump. Xem xong tôi mới biết mình đã vô tình làm cho nhóm người mình không hề biết là họ hiện hữu nổi giận.''

    ''Thông điệp của tôi, Black Lives Matter - ngưng kỳ thị chủng tộc, stop racism chỉ cổ động sự bình đẳng xã hội, đã hoàn toàn được họ hiểu sai là một thông điệp chính trị nhắm vào một đảng phái.''

    Giới ủng hộ bắt đầu lên tiếng

    Ông Lê Hoàng Nguyên cho biết ngay sau khi tấm bảng được dựng lên, nhiều người đã hô hào kêu gọi tẩy chay cơ sở thương mại của ông:

    ''Tôi đã mất vài khách hàng, tuy nhiên thời gian còn quá sớm để biết sự tổn hại sẽ lớn đến như thế nào.''

    Nhưng không phải mọi người đều tấn công, ông Lê Hoàng Nguyên cho biết.

    ''Nhiều sự ủng hộ khắp nơi cũng đang đổ về. Nhiều người tôi không quen biết đã viết trên Facebook của tôi là họ sẽ bắt đầu hỗ trợ cơ sở thương mại của tôi ngay từ bây giờ.''

    ''Một người khác hỏi tôi có cần họ thiết lập một trang Go Fund Me để giúp không. Những người có cùng quan điểm đã xuất hiện. Họ là những người trẻ khoảng 30 tuổi.''

    Tương tự, dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn cho biết ngày cũng càng có nhiều người lên tiếng ủng hộ điều bà đang làm, và số người cùng quan điểm thật ra đông hơn sự phản đối ồn ào của một nhóm người bà gọi là 'thiểu số lớn miệng' nhiều.

    Được hỏi đã rút tỉa kinh nghiệm gì qua biến cố này, và nếu có cơ hội ngược dòng thời gian, thì bà có làm khác đi không, dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn trả lời:

    ''Tôi nhận được ra rằng chúng ta cần tiếp tục lên tiếng. Nếu không làm như vậy, sẽ trông có vẻ như người Mỹ gốc Việt đa số là những người ủng hộ Trump và không chống kỳ thị chủng tộc.''

    ''Nếu đi ngược dòng thời gian, tôi vẫn làm như vậy. Vì đây là những điều tôi tin vào. Lý do tôi ra ứng cử là để đấu tranh cho bình đẳng của tất cả mọi người. Không sự tấn công nào có thể thay đổi cam kết của tôi với l‎ý tưởng đó.''

    Với cùng câu hỏi, ông Lê Nguyên Hoàng trầm ngâm:

    ''Ban đầu khi tất cả những điều này xảy ra, tôi rất tức giận vì họ hiểu lầm, và không dành thời gian để tìm hiểu lý do tại sao tôi treo tấm bảng đó lên mà lập tức công khai bức hại tôi.''

    ''Ban đầu, khi tự vấn, tôi nói mình sẽ làm y như thế, vì mục đích của tôi rất trong sáng, đó chỉ là một lời kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc đối với tất cả mọi người. Nhưng thật không may, một số người coi đó là một thông điệp thù ghét đối với một bên cụ thể'.'

    ''Nhưng sau đó nghĩ thêm, tôi biết mình yêu cộng đồng người Việt. Tôi đã tiếp tay xây dựng nó trong suốt nhiều năm qua, và những gì đang xảy ra với cộng đồng làm tôi đau lòng.''

    ''Nếu được làm lại tôi sẽ vẫn làm điều đó, nhưng tôi sẽ chú ý đến thông điệp mình đưa ra, và chọn một thông điệp nào dễ được tiếp thu hơn.'' Ông nói.

    ''Thú thật, cách đây bốn năm, tôi cũng phản đối phong trào Black Lives Matter, nhưng sau khi thấy vấn đề mãi vẫn không được giải quyết, và sau khi tốn nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, tôi mới thấy mình cần lên tiếng ủng hộ họ. Lúc chưa tìm hiểu tôi rất kiêu căng, nghĩ rằng họ ở đây đã mấy trăm năm rồi mà tại sao như thế, còn chúng ta mới ở đây mấy chục năm đã được như thế này. Lúc đó tôi chưa biết luật Jim Crow là gì, chính sách tống giam hàng loạt người da đen ra sao.''

    "Sau khi hiểu rõ thêm, tôi đã thay đổi quan điểm.''

    ''Ở Mỹ, điều đáng trân trọng nhất của chúng ta là quyền tự do phát biểu. Nhưng phát biểu không phải là để tạo sự giận giữ, mà phải làm sao để mọi người dễ tiếp thu điều mình muốn nói. Tôi sẽ cân nhắc thông điệp của mình hơn.''

    ''Có thể như thế là tôi sẽ tự kiểm duyệt mình. Có thể lắm. Nhưng tôi sẽ chọn kiểm duyệt mình một chút vì sự hòa hợp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.''


    /*src.: https://www.bbc.com/vietnamese/53316822

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #367
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867


    Bản dịch bài báo của New York Times ngày 19/3/1978 ở trên:

    Người Mỹ Da Đen Kêu Gọi Đón Nhận Người Tỵ Nạn Đông Dương


    Từ những nơi không cộng sản ở Á Châu, hằng ngàn người tỵ nạn bất hạnh từ Việt Nam, Lào, Cam Bốt đang mòn mỏi lây lất trong những ngôi lều dựng tạm. Đối với hầu hết những người này, tương lai thật đáng sợ, sợ bị xã hội của những nước họ chạy đến nhờ nương náu khai trừ họ, sợ cảnh thất nghiệp bất tận, và còn kinh khủng hơn thế nữa là sợ bị trục xuất về lại quê nhà để gần như chắc chắn sẽ phải mất mạng tại đó.

    Là những người quan tâm trong cộng đồng người da đen, một cộng đồng mà chính họ vẫn tiếp tục phải chịu cảnh thiếu thốn và yếu kém về kinh tế, chúng tôi thông cảm với các anh chị em người Á Châu của chúng ta trong các trại tỵ nạn. Nhưng mối quan tâm của chúng ta phải vượt qua cả những ranh giới an toàn của việc đơn thuần chỉ bộc lộ niềm thông cảm. Chúng ta phải dấn bước tiến đến hành động.

    Nhiều người Mỹ có thiện ý đã lập luận rằng không thể làm gì được về mặt kinh tế cho vấn đề cấp bách và có thể bùng phát dữ dội này. Chúng tôi biết nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng tệ mạt, nhất là khi đã thấy rõ mức độ tàn phá của tình trạng này trong cộng đồng người da đen, và chúng tôi cũng biết là bất cứ chương trình nào để trợ giúp những người tỵ nạn này cũng phải tốn kém ít nhiều về mặt kinh tế. Nhưng chúng tôi chống đối khuynh hướng bất nhân là cân đo đong đếm cái giá phải tốn kém cho mỗi đầu người tỵ nạn Đông Dương này.

    Trước đây, Hoa Kỳ đã chứng tỏ được khả năng màu nhiệm để thích nghi với những tình huống bất thường và có vẻ như không thể làm được. Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ lại có thể mở rộng vòng tay một lần nữa để đón nhận một nhóm thiểu số đang lâm vào tình cảnh khốn khó, chính là những người tỵ nạn này, để họ có được một nơi nương náu an toàn và hy vọng cho tương lai.

    Do đó, chúng tôi kêu gọi Tổng Thống Carter và Quốc Hội Hoa Kỳ hãy trợ giúp đón nhận những người tỵ nạn này vào Hoa Kỳ trong cùng tinh thần như chúng tôi đã kêu gọi đất nước chúng ta đón nhận các nạn nhân của hệ thống kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi.

    Trong suốt quá trình tranh đấu gian khổ của chúng ta để có được dân quyền và các quyền chính trị và kinh tế tại Hoa Kỳ, chúng ta đã học được một bài học cốt yếu: không thể tách biệt thành nhiều phần riêng rẽ trong cuộc đấu tranh của chúng ta để chống cảnh khốn khổ bất hạnh của con người. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn của chúng ta để có được quyền tự do kinh tế và chính trị cũng gắn liền bất khả phân với cuộc đấu tranh của những người tỵ nạn Đông Dương còn phải tìm tự do này nữa. Nếu chính quyền của chúng ta không động lòng trắc ẩn với những người đã bị mất hết tất cả này thì thật khó mà có thể tin nổi cái chính quyền đó lại có được lòng thương xót gì đối với cộng đồng người da đen thiểu số tại Hoa Kỳ, hoặc đối với dân nghèo tại Hoa Kỳ.
    Last edited by 008; 07-12-2020 at 04:13 PM. Reason: Úp xÌ, bài báo năm 1978, không phải 1078!

  8. #368
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867

    Walk of courage vs walk of shame




  9. #369
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,595
    Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cảnh sát:

    Phoenix officer brutalized woman during minor traffic stop, then took her to jail
    https://www.theguardian.com/us-news/...camera-footage

    Mariah Valenzuela, 23, was pulled over one night in January for a minor traffic violation. Body-camera footage obtained by the Guardian shows that the officer involved, Michael McGillis, would not tell the unarmed woman why he stopped her, and that seconds after she said she didn’t have ID on her, he tackled and slammed her on to the ground, injuring her head, face, hands and legs.

    McGillis did not suggest she might be intoxicated until 30 minutes into the arrest when other officers arrived and asked him what happened. When one officer later noted that she was bleeding, he responded, “She’s just going to complain to complain.”

    Valenzuela was taken to jail and ticketed for a range of misdemeanors, including failure to have ID on her, “failure to comply with an officer”, driving “left of center” and a DUI “impaired to slightest degree”. The most serious charge was resisting arrest, classified as a violent felony for risking “physical injury” to the officer.

    McGillis’s attack made her think “something was wrong with him”, she said, adding that she was saddened to later learn that officers said they needed to “CYA” after they saw her bleeding and in pain: “I was not threatening to anybody. They didn’t care that I’m injured.

    All they cared about was making sure the officer was safe.”




    - CYA: cố ý ác

    (còn tiếp)

  10. #370
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,595
    Bớt gánh nặng cho cảnh sát:

    Berkeley moves toward removing police from traffic stops
    https://news.yahoo.com/berkeley-move...145937511.html

    [QUOTE]SAN FRANCISCO (AP) — After hours of emotional public testimony and a middle-of-the-night vote by Berkeley leaders, the progressive California city is moving forward with a novel proposal to replace police with unarmed civilians during traffic stops in a bid to curtail racial profiling.

    The City Council early Wednesday approved a police reform proposal that calls for a public committee to hash out details of a new Berkeley Police Department that would not respond to calls involving people experiencing homelessness or mental illness.

    The committee also would pursue creating a separate department to handle transportation planning and enforcing parking and traffic laws.


    The council voted for the committee to find ways to eventually cut the Police Department's budget by half and approved an analysis of police calls and spending.


    A tired but excited Berkeley Mayor Jesse Arreguin said he doesn't expect a new transportation department overnight because conversations will be hard and detailed with complicated logistics to figure out. But he said communities of color in his city feel targeted by police and that needs to change.[/QUOTE]

    Like Trump said: find something new.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:44 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh