Register
Results 1 to 6 of 6

Threaded View

  1. #1
    như thị visabelle's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Bellefontaine
    Posts
    1,004

    trao đổi giữa người cha và con về Black Lives Matter




    Tôi viết bài này đầu tiên bằng tiếng Anh vì cảm thấu sự bức xúc của các bạn trẻ. Không ngờ, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, có hơn 500 bạn trẻ đã hưởng ứng. Rất nhiều bạn trải lòng về khó khăn giữa họ và người lớn. Tôi được nhiều yêu cầu chuyển sang tiếng Việt. Để họ có thể chuyển tải. Đây, cố gắng nhỏ nhoi về trải nghiệm #BLM của tôi.

    Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm # BlackLivesMatter của tôi và con gái, Ivy, sinh viên đại học năm thứ nhất. Tôi coi mình là một người có quan điểm ôn hòa 57 tuổi, chịu đựng 6 năm dưới chế độ cộng sản cho đến khi 19 tuổi, đi tị nạn. Quan điểm ban đầu của tôi về vấn đề cuộc sống người da đen là không quan tâm. Tôi thậm chí đã không thích từ này. Tôi cảm thấy thoải mái hơn với từ All Lives Matter, cho đến ngày nay, nghe lọt tai hơn.

    Ivy về ở với tôi vì đại dịch. Cháu bức xúc chia sẻ với tôi cảm xúc của cháu về #blm. Lúc đầu, tôi đã giải thích cho cháu về phấn đấu của người tị nạn, tin rằng người da đen cũng phải làm như vậy để vượt lên trên hoàn cảnh của họ. Ivy đã tận dụng tình yêu của tôi dành cho cháu. Cháu hỏi tôi có muốn biết những gì cháu học được ở trường đại học không. Tôi quý trọng từng giây phút với con. Cháu và tôi cùng xem "Sự nguy hiểm của một dòng chuyện duy nhất” trên youtube. Trong khi xem, cháu đã chia sẻ về ấn tượng của một người dành cho người khác, được hình thành dựa trên một dòng chuyện duy nhất. Ví dụ, người Việt Nam chúng ta luôn xem cộng đồng người da đen thông qua những tội ác mà một số người đã làm, và xây dựng thành kiến đối với toàn cộng đồng người da đen. Mặc dù hầu hết những người da đen tử tế chúng tôi biết, tâm sự với tôi, họ cũng bị ấn tượng xấu. Họ luôn lo sợ phập phồng khi gặp cảnh sát, vì dễ bị bắt. Có nhiều người bị bị bắt hay cả giết oan. Có những khái niệm khác cháu học từ đại học cháu chia sẻ với tôi khiến tôi tin rằng cháu đã có cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm với dòng chính, và cháu áp dụng hiểu biết của mình trong suy nghĩ. Lần sau, cháu cùng tôi xem bộ phim tài liệu Netflix với tên gọi “13th” - Bộ phim tài liệu này đã cho chúng ta hiểu hơn về hoàn cảnh của cộng đồng người da đen khi bị làm nô lệ, bị liên tục phân biệt đối xử không bằng con người, và các chính sách thúc đẩy vì chính trị tác động xấu đến họ cho đến ngày nay. Đẩy họ xuống triền miên. Cháu đã cho tôi một ví dụ tại sao #blacklivesmatter(Mạng Sống Người Da Đen Quan Trọng). Nhà hàng xóm của tôi tên Đen đang cháy. Không ai để ý. Cháu hỏi tôi: "Bố ơi, bây giờ bố có ba lựa chọn. Hoặc là bố không làm gì cả, không biết rằng ngọn lửa có thể lan sang nhà mình. Hoặc bố hét lên 'Ngôi nhà của ông Đen đang cháy', hoặc bố muốn hét 'Tất cả các ngôi nhà đang cháy'? " Tôi hiểu #Blacklivesmatter là một tiếng kêu cứu tuyệt vọng. Người da đen đang sống trong tình trạng thiếu công lý dài dẵng. Trong những ngày biểu tình dữ dội, Ivy đã chia sẻ nhiều video clip trên Instagram mà cháu tìm thấy, miêu tả sự bất công với người da đen, những đứa trẻ da đen với giọng ngây thơ cảm giác như thế nào, sự tàn bạo của cảnh sát, tương trợ giữa người da trắng, người da đen và thậm chí cả người châu Á, một mặt biểu tình, và một mặt ngăn kẻ phá hoại làm mất đi ý nghĩa của tranh đấu. Đúng như thế, cuộc thăm dò gần đây hơn 70% dân Mỹ đã coi biểu tình của người da đen là chính đáng. Riêng chúng ta, thì nhìn ngược lại. Cháu giải thích cho tôi bối cảnh đằng sau tất cả các clip đó, cho phép tôi thấy tầm nghiêm trọng của tình huống. Đó là điều mà tôi chưa bao giờ được tiếp xúc, vì đang ở trong một không gian an toàn và thoải mái. Cháu chia sẻ. "Bố ơi, con càng phát hiện ra hoàn cảnh của người da đen, con càng cảm ơn bố mẹ cho con nơi ở, cuộc sống đầy đủ, và học hành cho tương lai". Cháu nói thêm "Bố mẹ cho con học đại học vì tương lai tốt đẹp hơn. Bố mẹ đã dạy con phải giữ vững sự chính trực, và trái tim của mình giúp đỡ người khác khi cần. Con cảm được nỗi đau trong những người bạn da đen, sinh ra cũng như con, nhưng đã bị người ta kỳ thị rồi, kể cả những người da đen tốt" . Trái tim tôi ấm lên vì cháu thực sự cho tôi thấy sự trưởng thành trong cháu mà tôi không có ở tuổi 18. Cháu nói: Bố ơi, con không muốn thế hệ tương lai của mình nghĩ rằng ông cha mình không làm gì với sự bất công này. Người ta nhìn vào người Việt mình. Bố cần sử dụng tiếng nói của mình để chia sẻ những gì bố biết", Tôi trả lời" Nhưng nhiều người bạn Việt Nam sẽ không thích bố. Họ có quan điểm hoàn toàn khác. Bố không thích dính vào chính trị. Đây không phải là trận chiến của bố, con à”. Cháu nói”Sao bố nghĩ quyền bình đẳng con người lại là chính trị? Con nhìn gương can đảm của bố, khi bố lên tiếng về những vấn đề khác. Không phải bố đã từng dạy con, đừng bao giờ quên những người đã giúp đỡ mình khi mình trong hoàn cảnh khó khăn. Cộng đồng da đen, vào năm 1978, đã kiến nghị chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận người tị nạn Việt Nam và bây giờ, chúng ta không chỉ từ bỏ họ, mà con biết một số người còn thể hiện hành vi phân biệt chủng tộc hay buộc tội họ. Con chia sẻ cho bố đó. Không có người Da Đen tranh đấu, thì bây giờ con đâu được học chung với người da trắng và được đối xử công bằng? Con muốn tự hào về gốc Việt của mình không bị dân Mỹ coi thường"- Tôi cũng được biết Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô, mà tôi yêu mến, đã lên tiếng ủng hộ người da đen đòi công lý. Đó là điều khiến tôi tham gia nhiều hơn vào việc lên tiếng trên trang FB của mình trong thời gian gần đây. Và đã có những tranh luận trái chiều từ những người bạn của tôi, trong không khí tôn trọng lẫn nhau.

    Ivy đã tận dụng tình yêu của tôi dành cho cháu, giá trị mà tôi đã dạy cháu trở thành một người tốt cho một tương lai tốt đẹp hơn trong xã hội chính thống của Mỹ, để mở lòng tôi về quan điểm xa lạ đối với tôi. Tôi cũng sợ rằng nếu không đi cùng cháu, thì cháu sẽ lý tưởng hóa cái nhìn của cháu. Vì cùng trao đổi, tôi đã có thể kiểm soát quan điểm của cháu bằng cách chia sẻ hiểu biết và trải nghiệm của riêng mình. Khi cháu có mục đích vì người khác và xã hội, tôi thấy cháu trở thành người tốt hơn và có mục đích cho bản thân hơn. Qua điều này, tôi tin cháu sẽ có cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.

    Tôi luôn tò mò về tại sao nhiều người Việt Nam chúng ta đứng về quan điểm cực hữu của dòng chính Mỹ. Đây là bài học của tôi - Để bắt đầu, xã hội Việt Nam nói chung là một xã hội kẻ thắng người thua. Chúng ta đã quen tự tranh đấu sinh tồn trong hoàn cảnh hiếm hoi vật chất không như ở Mỹ. Trong nhiều trăm năm, chúng ta đã quá quen với các cấu trúc quyền lực phân cấp của Khổng Tử và không hoàn toàn hiểu quyền dân sự. Chúng ta trọng giầu khinh nghèo một cách rõ rệt. Đầu óc bảo thủ và kỳ thị vì lý do sinh tồn. Người da đen, nhiều khi chỉ vì da mầu mà bị mất cảm tình, khác hẳn cách nhìn của mình đối với người da trắng. Con nít lai đen ở Việt Nam bị đày đọa hơn. Là người Việt Nam nhập cư, chúng ta đã không bị mặc cảm tự ti từ ban đầu, khác với lịch sử 400 năm luôn bị đàn áp mặc cảm của người da đen, mà người Việt mình mới đến, chỉ thấy bề nổi. Hầu hết người nhập cư, có ý chí vươn lên và coi trọng giáo dục. Chúng ta sống trong thế giới của riêng mình và thích một xã hội có trật tự, ít tội phạm, yên tâm đi làm, sống cho gia đình riêng. Nhiều người trong chúng ta bị hạn chế về tiếng Anh nên chúng ta chủ yếu coi và đọc các thông tin tiếng Việt. Rất tiếc, nhiều nhóm cực đoan, lợi dụng tung tin giả lẫn lộn với thật, chia rẽ và lái người Việt về hướng cực hữu của xã hội Mỹ trong nhiều năm nay. Khổ thay, chính mình cũng không thoát khỏi tư duy này để nhìn cả hai phía.

    Điều này giải thích rất rõ ràng sự khác biệt rõ ràng giữa tư duy người trẻ Việt Nam và cha mẹ họ. Giới trẻ Việt, lớn lên, sống một thế giới khác và hành xử khác. Không như thời của chúng ta . Hiểu biết hơn, công bằng hơn, trái tim rộng lượng hơn, và cách họ đối xử văn minh hơn khi khác nhau ý kiến. Họ cùng tìm hiểu với nhau để cho ra vấn đề. Giúp cho họ xử lý tốt hơn và văn hóa hơn trong dòng chính của Mỹ. Tôi nhớ mãi lời bố tôi - “Con hơn cha nhà có phúc”. Vì thế tôi luôn không cho phép mình có định kiến, luôn có chân trời mới. Tôi cho con đi học để hòng thâm nhập dòng chính của Mỹ. Nên tôi muốn con tôi giỏi hơn tôi. Khi trao đổi với cháu, tôi vui lắm, vì thấy cháu, và các bạn cháu, có nhiều chỗ giỏi hơn tôi. Tôi lại giúp thêm kinh nghiệm cho cháu. Ngược lại, tôi học được nhiều điều mới lạ từ cháu. Nhờ thế, tôi lại được tiếp tục song hành với con mình. Điều tôi mừng nhất qua bài học này, con gái tôi Ivy biết quan tâm đến tôi nhiều hơn, gần tôi hơn, để dẫn tôi đồng hành với cuộc sống của cháu.
    Đức Giáo Hoàng Francis nhắc giáo dân Mỹ phản đối kỳ thị chủng tộc: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/du...G6eDaHwMVENz-I
    Người tị nạn Đông Nam Á ‘nợ người da đen’: https://www.bbc.com/vietnamese/forum...Ic9UzpT4PsfIfY
    Người Mỹ gốc Châu Phi từng đấu tranh cho người tị nạn Việt Nam năm 1978: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...ccNQGE0NVCYK-k


    (Facebooker Luong Lu Ta)
    Last edited by visabelle; 06-12-2020 at 06:58 PM.
    "nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn...mía lau."

 

 

Similar Threads

  1. Black Lives Matter
    By visabelle in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 433
    Last Post: 07-18-2021, 10:47 AM
  2. trao đổi về người cha và con về Black Lives Matter
    By visabelle in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 06-12-2020, 06:53 PM
  3. Nỗi im lặng giữa em và tôi
    By ndangson in forum Thơ
    Replies: 240
    Last Post: 12-05-2016, 11:48 AM
  4. Replies: 82
    Last Post: 05-14-2013, 02:24 PM
  5. Tranh thơ - những khúc tự tình trao em
    By nguyennguyen in forum Thơ
    Replies: 69
    Last Post: 05-14-2013, 06:21 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh