Register
Results 1 to 1 of 1
  1. #1
    Nhà Lầu
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    350

    Viết cho Ngày của bố – Father’s Day

    Viết cho Ngày của bố – Father’s Day

    Giang Công Thế on Friday

    Theo lịch Mỹ thì ngày mai (Chủ Nhật của tuần thứ 3 của tháng 6) là ngày của bố. Mình làm con thì viết về bố và cũng hy vọng lũ con viết về mình trong tư cách người bố.

    Lúc bập bẹ biết nói con hay ma ma… mẹ mẹ, ít khi đứa nào gọi bố bố, chỉ khi muốn ị thì gọi bô bô. Khi đau đớn, sung sướng, thường hét lên, ôi mẹ ơi. Như vậy bố chỉ là cái bóng của lũ con. Viết về bố khó kinh.
    ...
    Báo hiếu cho bố như thế nào?

    Hồi ở viện Tin học người bạn có mẹ mất vài tháng bỗng nhiên nghỉ phép. Hỏi sao vì hắn có nghỉ bao giờ đâu. Hắn bảo ở nhà cưới vợ cho bố. Mẹ vừa mất, mộ chưa xanh cỏ, đã hỏi vợ cho bố thì đúng là vô đạo, theo giáo lý của Khổng Tử.

    Mẹ đi xa, lũ con thay nhau cơm nước cho bố khi đó hơn lão Cua bây giờ vài tuổi (U70). Lên lịch là cãi nhau, rồi đứa nấu ngon, đứa vụng, bố thích đứa này, không vừa lòng đứa kia, đâm ra cãi nhau ngấm ngầm.

    Ông bố điên lên và tuyên bố, để tao tự lo. Lũ con mừng vì đỡ đi lại. Sau vài tháng theo dõi, cậu trưởng họp cả nhà lại và tuyên bố, nên cưới vợ cho bố. Mọi người phản đối ầm ầm vì chuyện này cách đây mấy chục năm là động trời. Nhưng anh bảo, bố có bà bạn đi lại, lo cơm nước, giặt quần áo, bên cạnh lúc trái nắng trở giời… Hình như bố cũng thích. Cưới thôi. Thế là làm mâm cơm mời họ hàng, tuyên bố “Hôm nay ngày lành tháng tốt….”

    Sau anh vui lắm, nghĩ mãi các cụ nói không sai “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Có người giúp tại sao không vui. Còn chuyện của nả của bố, đứa nào về lo cho bố mà xin di chúc.

    Năm 2004, có đứa bạn khác sang Washington DC cứ hỏi mình mua Viagra ở đâu? Mình hỏi, cậu trẻ (U35) thế sao lại dùng. Em mua cho bố em U70. Mẹ già rồi chịu sao thấu. Thì đi gội đầu thanh nữ… Cụ còn sức cho cụ vui tý. Thằng cu biết đường yêu bố.

    Nhớ đọc tiểu thuyết “Khói” của Đoàn Bảo Châu có chi tiết về ông bố ngoài 70 rất hay đi cắt tóc thanh nữ. Con cái lèo nhèo, bố làm thế mất hết đạo đức. Nhưng ông bảo, tao đi bộ đội về phép hai lần, mỗi lần có một đêm là ra hai chúng mày. Thú thật là trời tối, chả biết của nợ ra sao. Mẹ chúng mày mất rồi, có tiền chúng mày cho, tao đi xem cho biết chứ tuổi 70 làm được gì.

    Hồi năm 2015, mình vào Sài Gòn găp anh Lưu Quốc Bình, con trai họa sỹ Lưu Công Nhân, trong cuộc vui với anh Trần Đĩnh “Đèn cù”. Anh Bình có khiếu kể chuyện hài hước rất vui, lôi cả chuyện làm “chim bồ câu đưa thư” tới các người tình cho cha.

    Có lần đi công tác, anh Bình thuê cho bố một phòng trong khách sạn ở riêng, bố hỏi, sao phí thế. Cứ để yên con lo. Rồi anh nhờ một chân dài massage cho bố suốt đêm. Hôm sau họa sỹ khen con hết lời, mày đúng là thằng con có hiếu.

    Các bố tuổi già cũng nhiều chuyện, nếu con cháu không hiểu sẽ không biết đường mà trả hiếu.

    Cái tivi và cha tôi (post lại)

    Hồi tôi ở khu tập thể Thành Công (1979-1986, Hà Nội), nhớ có lần ông già ra chơi không hẹn trước vì thời đó làm gì có điện thoại. Đi làm ở cơ quan rồi tót đi chơi với người yêu luôn. Mãi tối mịt mới về, thấy cụ đứng ở trên tầng 4 đợi con trai yêu quí.

    Mình mừng và hỏi “Bố ăn gì chưa?”. Ông già thản nhiên “Tao ăn rồi”, và thở dài đánh sượt. Tưởng cụ ăn rồi nên chả nấu nướng gì, cứ thế hai bố con đi ngủ. Về quê ông kể, con học hành nhất làng mà ngu. Bố từ quê ra, nó hỏi mỗi một câu, chả thèm nấu cơm, để bố đói cả đêm, không nhắm mắt được. Ông già đay chuyện này đến cuối đời.

    Rút kinh nghiệm lần sau, tôi nhờ người bạn đi chợ, nấu nướng, mời thì cụ bảo “Tao ăn ở ngoài bến xe Kim Liên no thật rồi”. Ông bảo, tao thích ra đây vì Hà Nội có tivi, ở quê điện đóm không, nói gì đến đố sang trọng thế, thèm gì nhà mày bữa cơm. Nhà cao tầng toàn ỉa đái lên đầu nhau, tầng dưới đốt hương, tầng trên đánh rắm, đi lại rón rén, nhà bé bằng cái lỗ mũi, tắm tiết kiệm từng gáo nước, chán bỏ mẹ.

    Nhà Tổng Cua nghèo, không có tivi, không đài đóm. Từ lúc con kênh xanh xanh đến trống đồng Ngọc lũ (bắt đầu chương trình tới kết thúc), cụ sang nhà chị nhà thơ hàng xóm xem nhờ Denon đen trắng tậm tịt “có hình, không tiếng”, phải nghe nhờ nhà bên “có tiếng, không hình”. Thật ra, cụ thích xem hình, tai hơi nặng nên tiếng có hay không, với cụ không quan trọng.

    Cụ nhận xét, cái tivi bé thế mà họ nhét được cả cô Kim Tiến mặc áo dài vào trong, xinh ơi là xinh. Mà sao cô Kim Tiến chạy sô giỏi thế, tao xuống tầng 1 thấy cô ấy đang trong tivi, sang nhà bên cạnh, cũng đúng cô này đang nói, lạ thật. Rồi cụ ước, giá bao giờ tao lên tivi nhỉ. Lúc nào có tiền, con nhớ mua cho bố một cái mang về quê xem cho đã đời, thử chui vào xem có vừa không.

    Con mải làm ăn, mãi tới ngoài 40 mới có của ăn của để. Mua được cái tivi Sony 14 inch nhưng giá cả nửa cây vàng. Đợi mùa Hè mời cụ ra ở cả tháng cho sướng.

    Chả hiểu sao lận ấy ở quê cụ bị tai nạn xe bò. Do mắt mũi đã kém, đi xe đạp trời nhá nhem, vướng phải cái xe bò nhà anh Đại, cụ lăn xuống bờ đê, gẫy một tay và hỏng một mắt. Cụ có một mắt kém do bị thiên đầu thống, mắt thứ hai xem rõ hơn, nhưng tai họa cướp đúng cái mắt ấy.

    Thề là mắt kia cứ mờ dần, tai nặng đi và điếc hẳn. Mời cụ ra Hà Nội chơi, bật tivi cho bố xem, nhìn ông ghé sát vào cái màn hình và bảo, tao chẳng nhìn thấy gì, nghe cứ ùm ùm. Ông không biết mắt con đẫm lệ mà không dám nói.

    Ngày Father’s Day không biết viết gì, kể vài chuyện báo hiếu bố già cho đúng cách.
    Đợi các cụ mất đi mới khóc thương, mâm cao cỗ đầy thì quá muộn.


    Hồi xưa, hai vợ chồng hay hay giỡn.

    Thinh thoảng, vợ đấm chồng thùm thụp.
    Chồng la lên: cứu bố! Cứu bố! Con gái ơi! Cứu bố…
    Thế là đứa con gái nhỏ 3-4 tuổi nhào ra đánh mẹ nó: không được đánh bố! Không được đánh bố! Thương bố kinh khủng luôn.Lâu lâu, chồng lại đấm vợ bùm bụp. Vợ la lên: cứu mẹ! Cứu mẹ! Con gái ơi cứu mẹ!
    Con gái nó đứng im xem bố đánh mẹ à. Nó không có cứu.
    [SIZE=2]

    Đối với con gái nhỏ thì bố là tất cả. Mẹ chỉ là cái bóng của bố thôi

    *************************************************

    Tình yêu sâu lng
    Li Th Mơ

    Chúng ta nghe rất nhiều câu ca dao tục ngữ, ca tụng tình yêu của mẹ, cũng như thấy rất nhiều hình ảnh của loài vật bảo vệ con, như gà mẹ xù lông tránh đàn gà con khỏi nanh vuốt của diều hâu. Bản năng làm mẹ khiến gà mẹ trở nên mạnh mẽ, kiên cường, quyết giữ đàn con, không hề biết sự chênh lệch về sức vóc mà người mình thường nói "Nực cười châu chấu đá xe/ Tưởng là chấu ngã, ai ngờ xe lăn". Còn thò tay vào ổ chó con thì phải coi chừng, chó mẹ hung dữ sẽ táp tay dù bạn có là chủ của nó.

    Loài vật còn như thế, huống chi con người, tình mẹ, lòng mẹ không có lời nào đủ để diễn tả.
    Ngày mẹ cũng ồn ào không kém.

    Còn ngày cha? Cũng có nhưng kém phần long trọng.
    Dĩ nhiên ai cũng phải có cha mới tạo ra hình hài của một con người. Tuy vậy vô số trẻ em chẳng hề biết bố là ai, từ khi mở mắt chào đời cho đến khi lớn lên, chúng chỉ thấy mẹ là người duy nhất hàng ngày gần gũi chúng. Đó là tình trạng của rất nhiều bà mẹ đơn thân hiện nay, nuôi con một mình với trăm ngàn lý do: chia tay hay bị lừa đảo, bỏ rơi, tai nạn...Vì vậy có rất nhiều bà mẹ hầu như không muốn nhớ, nhắc đến cha đứa trẻ, mặc nhiên xem như nó không có cha. Còn khi cơm không lành canh không ngọt, cha mẹ chia tay thì những đứa con chịu phần thua thiệt. Hầu như bất cứ nơi nào người mẹ cũng ưu tiên được quyền nuôi con nhỏ, chỉ khi nào qua tuổi vị thành niên đứa bé mới có quyền quyết định theo ai. Tình cảm phát sinh do sự gần gũi, nên tình cha con cũng khó sâu đậm thiết tha. Rất nhiều ông bố cố làm hết sức cho con khi có dịp (được phép), sinh nhật, lễ tốt nghiệp… Thời gian gần gũi không có, các ông bố chỉ biết dùng tiền để đền bù những thiếu sót của mình. Có khi nào bạn nghe hai đứa trẻ lớn lên trong cùng một nhà thì thào: ba mày đến đón kìa. Ba mày, ba tao nghe lạnh lẽo như cuộc đời của chúng nó.

    Luật pháp cũng không khe khắt truy tìm cha đứa trẻ, các bà mẹ đơn thân chỉ cần vác cái bụng bầu đi xin trợ cấp xã hội. Đó là bằng chứng hiển nhiên đứa bé là con của người mang nó.
    Phải có cha góp phần mới có phôi thai thành hình, nhưng căn nhà đầu tiên của một con người lại là bụng mẹ. Thức ăn để con phát triển cũng từ trong cơ thể mẹ. Rõ ràng mẹ là người đầu tiên con tiếp xúc (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) cho đến khi chào đời.

    Còn vai trò của cha? Người may mắn có cha trông nom dìu dắt, kẻ bất hạnh cha mất hoặc bỏ đi biền biệt từ khi chưa chào đời. Có nhiều người, trong suốt cuộc đời của họ không hề có hình ảnh thấp thoáng sâu đậm (hay nhạt nhòa) của tình phụ tử?

    Không phải tự nhiên mà ca dao tục ngữ VN đã ví "con không cha như nhà không nóc". Một căn nhà không có nóc thì không thể là nơi trú ẩn an toàn.

    Mặc dù công mẹ mang nặng đẻ đau trong 9 tháng 10 ngày, nhưng khi con ra đời nuôi dậy đứa trẻ trở thành người khôn lớn tốn nhiều công sức hơn. Tục ngữ Mỹ có câu "Nurture is stronger than nature", còn VN mình cũng nói " cha sinh không bằng mẹ dưỡng", công đẻ không khó nhọc bằng công nuôi.

    Một đứa bé bị bỏ rơi dù mẹ là gái giang hồ, cha là kẻ du thử du thực vô đạo đức cũng hề gì. Nếu đứa bé đó được mang đi nuôi dậy trong một gia đình gương mẫu đạo đức, nó lớn lên trở thành người thành công, hữu dụng cho xã hội. Năng lực, đạo đức, văn hóa, ảnh hưởng từ môi trường nuôi dạy, không phải do di truyền huyết thống.

    Như vậy rõ ràng công nuôi dưỡng và sự giáo dục là hai thứ đã tạo cho con giá trị đích thực. Đó là lý do tại sao ông Steve Jobs nói về người cha nuôi của mình là một người vĩ đại đối với ông, chứ không phải là cha đẻ. Cha nuôi của ông chưa học hết trung học, còn cha đẻ giàu có học thức. Ông vô cùng xót xa tủi phận, khi biết mình bị từ bỏ khi chỉ mới tượng hình, và nhất định không thông cảm (tha thứ) cho hoàn cảnh của cha ruột lúc đó. Mẹ ông đã không chịu phá thai(theo lời đề nghị của cha đẻ). Bà vẫn giữ lại cái mầm sống đang tượng hình, nên bây giờ nhân loại mới có biết bao vật dụng tiện ích dùng hàng ngày, từ những phát minh của nhà bác học tài ba. Logo quả táo cắn dở như một điềm báo trước cuộc đời của ông đã không trọn vẹn như lòng ông mong mỏi. Dù tôn sùng đạo Phật, nhưng ông không thể làm theo được lời Phật dạy" Hãy tha thứ, lấy ân trả oán, oán tiêu tan. Lấy oán trả oán, oán chất chồng".

    Trong quyển Biography viết về Steve Jobs, cho đến cuối đời ông nhất định không gặp mặt cha ruột, chỉ nói vắn tắt" too late". Coi như từ khi ông sinh ra cho tới khi nhắm mắt, cha ông chưa bao giờ được cầm tay con.

    Tân Tổng Thống Ukraine vừa đắc cử, Volodymyr Zelensky, có lời nhắn nhủ vô cùng cảm động trong bài diễn văn nhậm chức:

    Tổng Thống không phải là thánh nhân. Xin đng treo hình chân dung ca tôi nơi làm vic. Bn hãy treo hình con ca bn.

    Để hình người thân (cha mẹ vợ con) nhắc chúng ta bổn phận, sống sao cho xứng đáng với vai trò của mình (chồng, cha, con).

    Còn Randy Pausch khi biết mình mắc bệnh ung thư tụy tạng. Trong bài diễn văn cuối cùng (The last lecture), ông nhắc nhở học trò:

    Lạc quan yêu đời/ Hãy tự tin & không bao giờ sợ thất bại.

    Riêng với con, kèm theo tấm ảnh ôm con vào lòng, còn kèm theo hàng chữ: Hãy nhớ rằng, trên cõi vĩnh hằng lúc nào cha cũng theo dõi bước con đi.

    Ước muốn tha thiết của người cha khi phải lìa xa con mình quá sớm. Dù cha không thể dìu dắt con trên nẻo đường đời, nhưng hãy tin rằng cha vẫn mãi ở bên con.

    Trong bài hát " My Papa" của Paul Anka, ông đã bảo với con rằng: Đừng nghĩ cha mất vĩnh viễn, hãy nhìn các con của con, sẽ thấy cha trong đó. Phải rồi chẳng cần thử DNA, bất cứ đứa con nào cũng có (ít nhất) một nét di truyền của cha hay mẹ, dù nhiều người thường bảo "giống (cha hay mẹ) như hai giọt nước".

    Cá tính khác nhau giữa nam và nữ, nhưng thiên tính thì không bao giờ khác. Đó là tình yêu sâu lắng của người cha đối với con, cũng chẳng thua gì tình yêu nồng ấm của mẹ.

    Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Núi Thái Sơn uy nghiêm vững chãi, lòng mẹ hiền như nguồn nước mênh mông.

    Loài vật hay loài người cũng có một " mái ấm", đó là gia đình. Bạn có bao giờ thấy hình ảnh dễ thương của một " gia đình" gà đi kiếm mồi. Con gà trống luôn luôn dẫn đầu, kế đến là gà mái, lúc nhúc đàn gà con ríu rít theo sau. Ngay trong phim Lion King, người ta cũng dựng cảnh sư tử cha canh chừng con mình như thế nào. Như một quy ước bất thành văn: nuôi con là mẹ, dạy con là cha. Bởi vậy người ta mới nói: Con không cha như nhà không nóc.

    Cha là hình ảnh để con noi theo, cha nghiêm nghị nên ngày xưa chữ "Nghiêm đường" để nói về cha, con có thể mè nheo nũng nịu với mẹ nên gọi là "Nhũ mẫu".

    Phụ t tình thâm, dù chỉ là loài vật sống theo bản năng, hùm dữ cũng không ăn thịt con.
    Còn biết bao hình ảnh cảm động về mối liên hệ huyết thống cha con của muôn loài muôn vật.
    Dẫu ở hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không thể chối bỏ sự thật: ai cũng có một người cha.
    Thù hận, giận hờn chỉ là những tác nhân gây hại. Chỉ có sự tha thứ, lòng khoan dung mới mang lại yên ổn cho tâm hồn.

    Ngày Father's day hàng năm là ngày để cha con cùng nghĩ tới nhau. Có biết bao người cha vĩnh viễn ra đi, nhưng sự hào hùng của cha lại là hành trang để cho con tiến bước noi theo trên đường đời vạn nẻo. Đó là Đại Tá Nguyễn Huấn hiện đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, con trai của Đại Tá Nguyễn Tuấn chỉ huy trưởng trường Thiết Giáp VNCH (65-68). Ông là đứa bé duy nhất sống sót sau thảm kịch cả gia đình bị sát hại trong biến cố tết Mậu Thân do tên Cộng sản nằm vùng Bẩy Lốp.

    Tên Bẩy Lốp sau đó đã bị Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắt sống. Ông đã dùng súng lục bắn chết ngay kẻ sát nhân, ngay trên đường phố bất chấp dư luận, chỉ nói ngắn gọn: Việc tôi làm để lịch sử phán xét.

    Công lý cho gia đình của Đại Tá Nguyễn Tuấn bị tên Bẩy Lốp sát hại từ mẹ già, tới con dại. Tướng Loan giữ im lặng suốt đời, chấp nhận tất cả mọi phê phán của dư luận thế giới thời gian đó.

    Nhưng công lý công bằng đã thức tỉnh lương tâm con người. Cuối cùng thì anh phóng viên chụp được tấm hình oan nghiệt đó, đã lặng lẽ cúi đầu trước di ảnh của người quá cố, xin ông tha lỗi: Ông giết k sát nhân, còn tôi (mù quáng) giết ông bng mt tm hình. Tôi vô cùng ân hn, xin t ti cùng ông và gia đình.

    Đại Tá Nguyễn Huấn đã tiếp nối truyền thống hào hùng của cha là người lính VNCH, làm rạng danh cho gia đình, cho dân tộc.

    Không chỉ riêng Đại Tá Nguyễn Huấn, trong quân lực VNCH chúng ta còn rất nhiều người khác nữa như Thiếu Tướng Lương xuân Việt trong quân đội Hoa Kỳ hiện nay, ông cũng là con của cố Thiếu Tá Lương xuân Đương trong quân lực VNCH.

    Ngày Father's day là ngày vinh danh những người con như Đại Tá Nguyễn Huấn, Thiếu Tướng Lương xuân Việt đã làm rạng danh cho nòi giống và là niềm tự hào cho cả gia đình quân lực VNCH.

    Tình yêu của cha dành cho con là tình yêu sâu lắng, giống như những mạch máu ngầm ẩn dưới làn da, âm thầm đem thức ăn đi khắp mọi nơi để nuôi cơ thể.

    Mẹ là trái tim và cha là giòng máu đã nuôi con khôn lớn nên người.
    Hạnh phúc thay cho những ai vẫn còn cha, để được nói lời chúc mừng đến với cha trong ngày Father's day.
    Happy Father's day to all Father's.
    ******************************


    A Father’s Hands : Bàn tay của Cha

    BS. Nguyễn Ý Đức (dịch)


    (Dịch theo một bài viết bởi một người ẩn danh, nhân dịp ngày “Father’s Day”. Bài viết nói lên cái công lao của người Cha đối với các con lớn như núi Thái Sơn. Lời văn nhẹ nhàng, ý văn thắm thiết, diễn tả chân tình, xúc động. Xin thoát chuyển ra Việt Ngữ, để những người con cùng đọc. Và suy gẫm… - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức).




    Cha tôi, năm nay khoảng ngoài 90 tuổi, đang ngồi uể oải trên tấm ghế dài ngoài hiên. Không cử động, ông cúi đầu chăm chú nhìn hai bàn tay. Tôi ngồi xuống cạnh ông. Ông không để ý tới sự có mặt của tôi và càng ngồi lâu tôi tự hỏi không biết ông có bình thường.

    Sau cùng, dù không muốn quấy rầy ông nhưng cũng muốn coi xem ông ra sao, tôi hỏi, “Cha vẫn thường đấy chứ ?”.

    Ông ngẩng đầu, nhìn tôi, nở một nụ cười.“Bố vẫn bình yên, cảm ơn con đã hỏi thăm”, Ông trả lời với giọng nói mạnh và trong.

    “Con không có ý định quấy rầy cha, nhưng thấy cha chỉ ngồi đó chú mắt nhìn đôi bàn tay thì con muốn biết cha vẫn không sao đấy chứ ?”.

    “Có bao giờ con ngắm đôi bàn tay của con không ?”, ông hỏi, “Bố muốn nói con nhìn thật kỹ cơ ?”.

    Từ từ, tôi mở rông hai bàn tay và nhìn. Tôi lật qua lật lại nhiều lần. Thực ra chưa bao giờ tôi làm như vậy và tự hỏi không biết ông muốn nói gì.

    Cha tôi mỉm cười và bắt đầu kể chuyện như sau:

    “Con hãy tập trung nghĩ tới đôi bàn tay mà con đang có, bàn tay đã phục vụ con trong những năm tháng vừa qua. Hai bàn tay dù nhăn nheo, co rúm và yếu đuối đã là những dụng cụ mà cha sử dụng suốt đời để vươn ra, tiếp nhận, ôm ấp sự sống.

    Những bàn tay đã chống đỡ cho cha khỏi té trên sàn nhà khi chập chững bước đi. Bàn tay đưa cơm vào miệng, phủ áo lên mình. Bàn tay mà khi còn bé bà nội dạy chắp tay cầu nguyện. Bàn tay cột dây giầy và kéo cao đôi ủng. Bàn tay lau khô nước mắt các con, đã vuốt ve những thương yêu trong cuộc đời của cha. Chúng cũng lau những giọt lệ tiễn biệt của cha khi anh con lên đường nhập ngũ.

    Những bàn tay đã từng dơ bẩn, nhẵn nhụi và gầy gò, sưng húp và cong co. Chúng vụng về lóng cóng khi cha ẵm con lúc mới lọt lòng mẹ. Bàn tay mang chiếc nhẫn cưới cho mọi người hay là cha đã thành hôn và thương yêu một người rất đặc biệt.

    Bàn tay đã viết gửi về nhà những lá thư, run lẩy bẩy khi cha chôn cất ông bà và mẹ con. Đôi bàn tay đã ôm ấp các con, vỗ về lối xóm và run run tức giận khi cha không hiểu chuyện đời. Chúng đã bao che mặt cha, chải gỡ tóc cha, lau rửa thân hình cha. Chúng đã từng nhớp nháp và ướt át, cong và gẫy, khô và gầy. Và cho tới bây giờ, khi mà nhiều nơi trên cơ thể của cha không còn hoạt động bình thường thì đôi bàn tay đó vẫn nâng cha đứng lên, đặt cha nằm xuống và lại vẫn chắp lại cầu nguyện. Những bàn tay này là chứng nhân quá khứ của cha và sự thăng trầm của cuộc đời cha.”

    Nhưng quan trọng hơn là cũng chính những bàn tay đó mà Thượng Đế vươn ra, cầm lấy đưa cha về nhà. Và cầm tay cha, Thượng Đế sẽ nhấc cha lên cạnh Người và cha sẽ dùng bàn tay để ngưỡng mộ sờ lên mặt Chúa… ”.


    Sau ngày hôm đó, tôi sẽ không bao giờ nhìn bàn tay tôi như vậy.

    Nhưng tôi nhớ Thượng Đế đã vươn ra và nắm tay cha tôi, đưa cha tôi về nhà.

    Khi bàn tay tôi đau vì thương tích hoặc khi vuốt má các con tôi, chồng tôi, tôi nghĩ tới Cha tôi. Tôi biết là Cha tôi đã được vuốt ve, trìu mến và dẫn dắt bởi bàn tay của Thượng Đế.



    * * *
    Nguyên tác:

    A Father's Hands

    My Dad, some ninety plus years now, sat feebly on the patio bench. He didn't move, just sat with his head down staring at his hands. I sat down beside him. He didn't acknowledge my presence and the longer I sat I wondered if he was okay.

    Finally, not really wanting to disturb him but wanting to check on him at the same time, I asked him if he was okay. He raised his head and looked at me and smiled.

    Yes, I'm fine, thank you for asking, he said in a clear strong voice. I didn't mean to disturb you, Dad, but you were just sitting there staring at your hands and I wanted to make sure you were alright.

    "Have you ever looked at your hands?" he asked. "I mean really looked at your hands?"

    I slowly opened my hands and stared down at them. I turned them over, palms up and then palms down. No, I guess I had never really looked at my hands as I tried to figure out the point he was making.

    Dad smiled and related this story: "Stop and think for a moment about the hands you have, how they have served you well throughout your years. These hands, though wrinkled, shriveled and weak have been the tools I have used all my life to reach out and grab and embrace life."

    "They braced and caught my fall when as a toddler I crashed upon the floor. They put food in my mouth and clothes on my back. As a child my mother taught me to fold them in prayer. They tied my shoes and pulled on my boots. They dried the tears of my children and caressed the love of my life. They wiped my tears when my son went off to war."

    "They have been dirty, scraped and raw, swollen and bent. They were uneasy and clumsy when I tried to hold you as a newborn daughter. Decorated with my wedding band they showed the world that I was married and loved someone special."

    "They wrote the letters home and trembled and shook when I buried my parents and spouse. They have held children, consoled neighbors, and shook in fists of anger when I didn't understand. They have covered my face, combed my hair, washed and cleansed the rest of my body."

    They have been sticky and wet, bent and broken, dried and raw. And to this day when not much of anything else on me works real well these hands hold me up, lay me down, and again continue to fold in prayer. These hands are the mark of where I've been and the ruggedness of my life."

    "But more importantly it will be these hands that God will reach out and take when He leads me home. And with my hands He will lift me to His side and there I will use these hands to touch the face of Christ." ----

    After that day, I will never look at my hands the same again.

    But I remember God reached out and took my Dad's hands and led him home. When my hands are hurt of sore or when I stroke the face of my children and husband I think of Dad. I know he has been stroked and caressed and held by the hands of God.


    (nguồn vietbao.com)


    ***********************************



    Xin cám ơn cuộc đời*****
    (Một người con gái đã kể)

    Bố tôi từng là một tài xế lái xe đường dài, từng là một người xởi lởi và tự tin. Nhưng năm tháng trôi qua, lần đầu tiên không nhìn thấy rõ đường đi, ông vẫn nói đùa rằng đường nhiều bụi quá. Và cũng ngày hôm đó, tôi bắt gặp bố đang lặng lẽ đeo thử cặp kính lão.

    Bố tôi sẽ nổi cáu khi ai đó bảo rằng ông đã đến tuổi phải nghỉ ngơi! Không lâu sau, bố bị đau tim, phải trải qua việc mổ xẻ. Khi qua khỏi, ông yếu hẳn đi và không thể đi làm được nữa!

    Bố tôi vẫn sống-nhưng có một thứ, bên trong sâu con người ông thì không-Niềm vui sống!.

    Bố cũng không chịu làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Và không muốn gặp mọi người. Bạn bè đến thăm rồi cũng thưa dần...,bố còn lại một mình!

    Càng ngày ông càng bẳn tính, bố chỉ trích mọi việc tôi định làm hay đã làm. Hằng ngày, tôi đều mong ước, có một ai đó để bầu bạn được với bố. Nhưng ước mong của tôi chưa biết đến khi nào, được trở nên hiện thực!..

    Một người bạn chỉ cho tôi, nên thử tìm một vật nuôi để bố khuây khỏa, và đã dẫn tôi tới một tổ chức chăm sóc vật nuôi vô chủ. Sau khi điền vào một tờ đơn, tôi được người hướng dẫn đưa đi xem những dãy chuồng lớn với rất nhiều chó. Chúng đều mừng rỡ khi thấy có người tới. Nhưng tôi chưa vừa ý con nào, có con nhỏ quá, con to quá, hay con thì lông dài quá...

    Khi tôi đến gần chuồng nhốt cuối cùng, tôi thấy một con chó từ góc xa của chuồng, đang nặng nhọc bước về phía tôi và lặng lẽ ngồi xuống. Nó rất gầy, nhưng đôi mắt của nó rất lạ: Bình thản và trong veo!!

    Khi tôi hỏi thăm về nó, người hướng dẫn diễn tả:
    - Nó buồn cười lắm! không hiểu nó từ đâu tới, cứ ngồi thơ thẩn trước cổng. Chúng tôi đành mang nó vào và chờ đợi có ai đến tìm, nhưng hoài mãi mà không thấy ai, ngày mai là nó hết hạn...

    - Hết hạn?..là anh định giết nó hay sao??? - tôi hốt hoảng!

    - Cô ơi, đó là quy định. Chúng tôi không thể nuôi dưỡng hết số chó vô chủ đến khi chúng già được!.
    ....

    Tôi gọi ầm lên khi vừa vào đến cửa:

    - Bố! bố ơi, xem con đem gì về này!

    - Nếu tao cần một con chó, tao sẽ tự kiếm, và tao đã kiếm được một con chó tốt hơn là con chó gầy trơ xương này!

    Ông phẩy tay: Mày giữ lấy nó, tao không cần!

    Tôi tức nghẹn, vả lại bố cứ nhìn tôi bằng ánh mắt thách thức. Đúng khoảnh khắc ấy, con chó lặng lẽ đi lại phía bố, và ngồi xuống ngay cạnh ông. Một cách chậm chạp, nó giơ một chân trước lên.

    Bố tôi, lúc này ông lúng túng thật sự..Rồi ông cúi xuống, nắm lấy chân trước của chú chó như bắt tay, và rồi ông ôm con chó gầy vào lòng...

    Đó là mở đầu của một tình bạn thân thiết. Bố đặt tên cho nó là Cheye. Họ cùng đi dạo mỗi buổi chiều. Họ ngồi trên bờ sông hàng giờ liền cùng nhau. Không nơi nào mà bố không cho Cheye đi cùng. Bố và Cheye không rời nhau trong suốt ba năm sau đó. Bố không còn khó tính như trước, ông và Cheye gặp gỡ nhiều người, cả hai cùng có thêm nhiều bạn mới. Nụ cười đã trở lại trên môi và trong ánh mắt của bố. Cùng với đó là niềm vui sống...

    Rồi một đêm khi đang ngủ, tôi cảm thấy cái mũi ươn ướt của Cheye cọ vào chân. Chưa bao giờ nó làm phiền giấc ngủ của mình, tôi bật dậy, vội vã chạy sang phòng bố. Bố vẫn nằm trên giường, thanh thản. Ông ra đi lặng lẽ, nhẹ nhàng như vậy!

    Năm ngày sau, tôi lại khóc một lần nữa, khi trông thấy Cheye nằm chết bên cái giường bỏ không của bố.

    Tôi chôn nó ở gần bờ sông, nơi mà bố tôi và nó hay ngồi câu cá. Đám tang của bố được tổ chức ở nhà thờ, rất nhiều người bạn của ông và Cheye đến dự, họ nhớ bố tôi và cả Cheye nữa, chú chó bất ngờ xuất hiện trong đời của bố, sự bình thản của nó khi đối diện với cuộc sống, dù khó khăn hay bất hạnh thể nào..., và giữ lại cho những năm tháng cuối đời của bố tôi là niềm vui và sự thanh thản.


    Và tôi nhận ra được, cuối cùng thì mong ước của tôi cũng đã trở thành hiện thực. Xin cảm ơn cuộc đời!

    _,_._




























    Last edited by SP500 SPY; 06-21-2020 at 12:43 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Mỗi Ngày Vũ Như Cẩn
    By Lê Nguyễn Hiệp in forum Tâm Tình
    Replies: 3312
    Last Post: 02-14-2022, 11:38 PM
  2. Happy Father's Day
    By ngocdam66 in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 0
    Last Post: 06-16-2019, 02:39 AM
  3. Happy Father's Day
    By ngocdam66 in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 1
    Last Post: 06-16-2018, 07:02 PM
  4. Ngày Xưa Ngày Nay
    By Dạ Thảo in forum Tùy Bút
    Replies: 42
    Last Post: 11-17-2016, 10:10 AM
  5. Ngày mai
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 05-22-2012, 05:36 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:10 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh